Nước Mỹ: Một Ngày Ô Nhục
#1
Thái độ hung hăng của Trung Quốc góp phần đẩy châu Á vào vòng tay của Mỹ

Lãnh đạo 4 nước thuộc nhóm Đối Thoại An Ninh Tứ Giác (Quad), họp thượng đỉnh tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 24/05/2022. AP - Zhang Xiaoyu

Vòng công du châu Á đầu tiên của tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kết thúc được đánh giá là thành công, đặc biệt trong việc siết chặt hàng ngũ của đồng minh và đối tác trong mục tiêu ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc. Chuyên gia cao cấp Maurice Schuman, thuộc Atlantic Council, ghi nhận: “Giống như ở châu Âu, nơi mà cuộc tấn công (Ukraina) của Vladimir Putin đang liên kết toàn khu vực chống Nga, thì ở châu Á, thái đô hung hăng của Bắc Kinh cũng đang giúp thế lực Mỹ bám trụ”.


Theo nhà phân tích Mỹ, hai dấu hiệu rõ nét nhất cho phép đánh giá thành công của tổng thống Biden là sự ủng hộ của 12 nước trong khu vực đối với một sáng kiến thương mại khu vực mới do Mỹ đề xuất - Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương, một sáng kiến vắng bóng Trung Quốc, cũng như việc lãnh đạo 4 cường quốc khu vực trong Thượng Đỉnh Bộ Tứ, đều đã thể hiện mức độ quan ngại như nhau về một Trung Quốc đang trỗi dậy. 

Đối với ông Schuman, các sự kiện trên đã chứng tỏ sức bền vững của thế lực toàn cầu của Mỹ, đồng thời bộc lộ một điều có tầm quan trọng không kém: Bắc Kinh đã thất bại trong việc biến sức mạnh kinh tế thành sự thống trị chính trị, ngay tại sân sau của chính họ. Chuyến công du châu Á của ông Biden cho thấy Washington vẫn có khả năng tập hợp các quốc gia khác theo chuẩn mực Mỹ, và trong các sáng kiến mà mục tiêu rõ ràng là nhằm chống lại Trung Quốc. 


Mỹ thời TT Trump đã nhường sân chơi châu Á cho Trung Quốc
Trong thời gian gần đây, đã có dư luận cho rằng với việc Trung Quốc phát triển mạnh về kinh tế, các nước láng giềng nhỏ hơn chắc chắn sẽ bị cuốn vào quỹ đạo của Bắc Kinh, trong khi uy lực của Hoa Kỳ sẽ mờ nhạt đi. Nhiều sự kiện trong thập kỷ qua dường như đã chứng minh điều đó. 

Một ví dụ được chuyên gia Schuman nêu bật là sự lơ là của chính quyền Donald Trump đối với châu Á, đã khai tử chiến lược “xoay trục” sang châu Á của người tiền nhiệm Barack Obama khi rút Mỹ ra khỏi hiệp ước kinh tế Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (vốn vẫn được các thành viên còn lại duy trì).

Bên cạnh đó, ngoài việc tiến hành cuộc chiến tranh thương mại gay gắt chống Trung Quốc, tổng thống Trump cũng phần lớn bỏ qua khu vực, ngoại trừ một vài bữa tiệc thịnh soạn với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. 

Trong khi đó, thì Bắc Kinh lại nỗ lực lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại. Trung Quốc trở thành trung tâm của một hiệp định thương mại toàn châu Á khác, hiệp định RCEP - Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực, có hiệu lực vào tháng Giêng năm nay, đồng thời đẩy mạnh Sáng Kiến Một Vành Đai, Một Con Đường, xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt, cảng biển và nhà máy điện từ Pakistan đến Lào. 
 
Tại Biển Đông, Bắc Kinh cũng đã gạt các đối thủ sang một bên, liên tục khẳng định chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực, trong lúc trên bộ, họ đã củng cố quyền nắm giữ của mình đối với lãnh thổ tranh chấp mà Ấn Độ cũng tuyên bố chủ quyền. Khi Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan vào năm ngoái, Bắc Kinh đã thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với Taliban, và có dấu hiệu sẵn sàng trở thành quốc gia bảo trợ mới của nước Hồi Giáo này. 

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Trung Quốc cũng đã sớm thúc đẩy chủ trương “ngoại giao vac-xin”, hăng hái cung cấp các sản phẩm y tế của mình cho các nước láng giềng. 

Mỹ ngày càng thêm bạn, Trung Quốc ngày càng thêm lẻ loi
Thế nhưng, theo chuyên gia Schuman, Bắc Kinh càng tìm cách mở rộng thế lực thì có vẻ như càng bị cô lập nhiều hơn, trong lúc nỗ lực siết chặt hàng ngũ đồng minh và đối tác của Washington lại đạt kết quả khả quan. 

Ví dụ mới nhất về thành công của chính quyền Biden là sự kiện Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương khởi động hôm 23/05 đã thu hút được các quốc gia theo mọi ý thức hệ (từ nước Việt Nam Cộng Sản đến nước Úc dân chủ), và cả những quốc gia như Singapore, đang cố thận trọng cân bằng giữa hai cường quốc.  

Bắc Kinh cũng thất bại trong việc làm suy yếu quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh chính của họ trong khu vực - Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Ngay cả Ấn Độ cũng trở thành thân thiết hơn với Hoa Kỳ. 

Thái độ hung hăng của Bắc Kinh khiến láng giềng lo ngại
Chuyên gia Schuman cho rằng các dấu hiệu kể trên cho thấy thất bại nặng nề của chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Bất chấp những cam kết liên tục về “phát triển hòa bình”, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã khiến nhiều nước láng giềng của họ sợ hãi.  

New Delhi, vốn dĩ rất nghi kỵ Washington, đã cảm thấy bị thái độ hung hăng của Trung Quốc đối với các biên giới tranh chấp đe dọa. Việc Bắc Kinh tăng cường đe dọa Đài Loan - với các chiến đấu cơ liên tục thị uy gần đảo một cách nguy hiểm - đã khiến toàn khu vực đề cao cảnh giác. Giới chính khách ở Canberra và Seoul chắc chắn vẫn chưa quên những hành động ép buộc kinh tế mà Bắc Kinh đã áp dụng đối với họ để buộc họ phải thay đổi chính sách.  

Các hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến những nước có tuyên bố chủ quyền còn lại bất an: Philippines, một người bạn lâu năm của Hoa Kỳ, dù đã cố gắng tăng cường quan hệ với Bắc Kinh trong những năm gần đây, cuối cùng đã thất vọng trước việc tàu Trung Quốc tràn vào vùng biển mà Manila tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình. 

Lá bài kinh tế không đủ để khuất phục nước khác
Đối với Trung Quốc, thông điệp rất rõ ràng: Hãy có một chính sách đối ngoại mới. Bắc Kinh dường như tin rằng sức nặng kinh tế của họ cuối cùng sẽ buộc phần còn lại của khu vực phải thần phục Trung Quốc. Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy điều đó đang xảy ra.  

Một ví dụ cụ thể: Hàn Quốc xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn nhiều so với Mỹ, nhưng điều đó không ngăn được tân tổng thống nước này Yoon Suk Yeol nghênh đón Joe Biden trong chuyến công du châu Á trước bất kỳ thượng đỉnh nào với Tập Cận Bình.  

Ngoài ra, trên mặt trận kinh tế, sức hút của Bắc Kinh cũng có thể yếu đi. Định hướng chính sách lâu dài của Bắc Kinh là “cải cách và mở cửa” - từng mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia khác - đã bị ông Tập Cận Bình thay thế bằng một chiến dịch “tự cung tự cấp” mang tính dân tộc chủ nghĩa nặng nề hơn, thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm Trung Quốc. 

Sợ Trung Quốc hiếu chiến hơn là nhân quyền Mỹ
Bắc Kinh sẽ phải thu hút thế giới bằng nhiều thứ hơn là tiền. Giới lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy các giá trị và chuẩn mực của một thể chế độc đoán trên toàn cầu. Điều đó đã giành được cho Bắc Kinh một số hậu thuẫn tại các diễn đàn như Liên Hiệp Quốc.  

Thế nhưng các nước láng giềng gần Trung Quốc dường như lo ngại việc Bắc Kinh mở rộng quyền lực và sử dụng nó một cách hung hãn nhiều hơn là các chỉ trích của Mỹ về nhân quyền. 

Việc các nước láng giềng của Trung Quốc chọn quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ có thể ngày càng tiến triển nếu Bắc Kinh không thay đổi hướng đi. Dĩ nhiên, các láng giềng của Trung Quốc thà có quan hệ tốt với Bắc Kinh hơn là xấu, và hầu hết các chính phủ trong khu vực sẽ cố gắng cân bằng quan hệ của họ với cả hai cường quốc.  

Tuy nhiên thông điệp của họ gửi tới Trung Quốc rất rõ ràng: Như ở châu Âu, nơi mà hành vi xâm lược Ukraina của Vladimir Putin đang thống nhất phần còn lại của khu vực chống lại ông, thì châu Á cũng là nơi mà Trung Quốc hiếu chiến đang củng cố chứ không làm suy yếu sức mạnh của Mỹ. 

nguồn:rfi
Reply
#2
Cũng mong là một ngày nào đó, 7 thằng Việt cộng đu cành đu đủ trồng ở Hoa Kỳ, chứ không còn chạy qua chạy lại ngồi ăn síu mại ở Thành Đô. Shy
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#3
Nước Mỹ: Một Ngày Ô Nhục 









Nguồn: PBS Hours
Reply
#4







Reply
#5









Nguồn: PBS
Reply
#6
Cái title tào lao quá. Làm gì mà ô nhục ?
Reply