Tạp nham lâu
#61
[Image: 20220424-093714.jpg]

Hôm qua có người cho 6 giò hồ điệp đã tàn hoa, gặp cái bang không bao giờ chê hàng free nên hoan hỉ nhận.
Cũng chả biết hoa màu gì, hy vọng năm sau sẽ ra lại và ra những nhành hoa màu nhẹ nhàng vì tôi không thích màu đậm.

Trời bắt đầu rạng rỡ nắng về nên lòng cũng vui theo với nắng.
Reply
#62
(2022-04-24, 08:46 AM)phai Wrote: [Image: 20220424-093714.jpg]

Hôm qua có người cho 6 giò hồ điệp đã tàn hoa, gặp cái bang không bao giờ chê hàng free nên hoan hỉ nhận.
Cũng chả biết hoa màu gì, hy vọng năm sau sẽ ra lại và ra những nhành hoa màu nhẹ nhàng vì tôi không thích màu đậm.

Trời bắt đầu rạng rỡ nắng về nên lòng cũng vui theo với nắng.


Anh phai,

Người bạn của LTP cho biết lan rất chịu nước .  Cô ấy để cây lan trong chậu nước ngập một nửa chậu .  Khi nào chậu nước vơi, cho thêm nước vào .  Lâu lâu, cô ấy ngâm lớp vỏ khô của củ hành tây vào .

Cô nói tuy bị ngâm trong nước như vậy, nhưng rễ không bị thối rễ, ra hoa mạnh lắm .

Nghe ham quá .
Reply
#63
(2022-04-24, 08:54 AM)LeThanhPhong Wrote: Anh phai,

Người bạn của LTP cho biết lan rất chịu nước .  Cô ấy để cây lan trong chậu nước ngập một nửa chậu .  Khi nào chậu nước vơi, cho thêm nước vào .  Lâu lâu, cô ấy ngâm lớp vỏ khô của củ hành tây vào .

Cô nói tuy bị ngâm trong nước như vậy, nhưng rễ không bị thối rễ, ra hoa mạnh lắm .

Nghe ham quá .

Vâng anh LTP,
Tôi cũng có nghe nhiều người trồng hồ điệp kiểu đó nhưng tôi lại không thích mấy vì muốn di chuyển chúng lung tung, treo chỗ này để chổ kia mà trồng kiểu vậy thì chậu hoa sẽ nặng nên bất tiện.



[Image: 20220424-095932.jpg]

Chậu này cũng người ta cho khi hoa đã tàn mấy tuần trước nhưng tự nhiên ra thêm hai nhánh hoa mới. Nụ hoa không đậm nên màu hoa chắc sẽ dịu nhẹ.
Reply
#64
Về một bài hát ít được nhắc đến của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9





21/04/2022 ~ TUẤN KHANH

Sau năm 1975, mất khoảng gần 30 năm, giới nhạc sĩ thành danh của nền văn nghệ VNCH mới được dần dần trở lại và tỏa sáng trên sân khấu, trong đó, phải kể đến nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9…
Các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tuy không rầm rộ về số lượng nhưng rất biểu trưng cho phong cách sáng tác của ông, không thể lẫn với ai. Phía truyền thông nhà nước đã nhiều lần viết về ông với sự trân trọng, liệt kê nhiều tác phẩm của ông với lời ca ngợi. Duy có một ca khúc thì luôn bị né tránh, không muốn nhắc đến, xem như là một điều tối kỵ. Đó là bài hát Mẹ Việt nam ơi, chúng con vẫn còn đây, phổ thơ của Hoàng Phong Linh. Đây là một trong những bài hát thường được sử dụng cho thể loại hợp ca, các phong trào sinh hoạt… cũng như được các ca sĩ lừng danh như Thái Thanh, Khánh Ly trình bày với giá trị biểu đạt như một dạng tâm ca.
Bài hát được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cho ra mắt công chúng vào 20 Tháng Một năm 1975, trong bối cảnh lúc đó người dân miền Nam đang loay hoay với tình hình cuộc chiến đang có những chiều hướng xấu đi cho chính quyền miền Nam. Vào thời điểm đó hầu như các hoạt động âm nhạc đều đình trệ, nhưng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vẫn chọn cách tự mình in và phát hành bài nhạc này đến với công chúng.
Lời thơ trong bài hát này, được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 phối hợp, dựng nên một giai điệu trầm hùng và bi phẫn.
Một đàn con rồi quên ơn Mẹ nuôi dưỡng
Súng đạn cày tan nát luống quê hương
Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than
Xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam

Tháng Một 1975 là lúc có nhiều gia đình đã im lặng ra đi, rời khỏi nước vì cảm nhận thấy một miền Nam sắp không thể giữ vững được nữa. Súng đạn đã tràn vào tận miền Trung và ngấp nghé ở các tuyến đường trọng yếu vào Sài Gòn. Như tiên đoán trước điều sẽ đến, bài hát có đoạn cuối vô cùng quyết liệt:
Mẹ Việt Nam ơi chúng con vẫn còn đây
Không phản bội giòng sữa thơm nuôi dưỡng
Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương
Mẹ Việt Nam ơi.


[Image: MeVN-i.png]


Bài hát Mẹ Việt nam ơi, chúng con vẫn còn đây được phổ từ thơ của Hoàng Phong Linh. Tác giả này là ai?
Tên thật của nhà thơ Hoàng Phong Linh là Võ Đại Tôn, vốn là sĩ quan cấp tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, từng được biệt phái ngoại ngạch sang nhiều công vụ dân chính tại miền Nam trước 1975 (Phụ Tá Tổng Trưởng Bộ Thông Tin, Giám Đốc Công Tác Bộ Chiêu Hồi).
Sau năm 1975, ông vượt biển đến định cư tại Úc Châu. Năm 1981, ông bí mật trở lại Việt Nam để tham gia Kháng Chiến Phục Quốc (qua đường rừng Thái-Lào) nhưng rồi bị nhà cầm quyền mới bắt giữ vào Tháng Mười 1981, tại biên giới Lào-Việt.
Trong cuộc họp báo với giới phóng viên quốc tế về trường hợp của mình, do Hà Nội tổ chức, mà trước đó tưởng chừng như đã thuyết phục được ông công khai nhận tội và xin khoan hồng, nhưng Võ Đại Tôn bất ngờ cầm micro tuyên bố giữ vững lập trường “không đầu hàng Cộng Sản” trong cuộc họp báo quốc tế ngày 13 Tháng Bảy 1982 tại Hà Nội. Cuộc họp báo bị hủy bỏ ngay lập tức và sau đó ông Võ Đại Tôn bị nhà cầm quyền mới biệt giam hơn 10 năm tại trại tù Thanh Liệt (B-14), ngoại thành Hà Nội. Võ Đại Tôn trở thành trường hợp duy nhất và cuối cùng, đứng trước ống kính truyền hình trực tiếp và hô lời đả đảo. Đài NHK của Nhật đã ghi lại trọn vẹn và phát nhiều lần, như một sự kiện lịch sử có một không hai.
Nhờ sự vận động của quốc tế, ông được trả tự do trở lại Úc châu ngày 11 Tháng Mười Hai 1991.
Vài năm trước khi mất, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tạo nên một làn sóng dư luận, khi lên tiếng thẳng thắn nhận xét về việc khác biệt âm nhạc cũng như cách trình bày của hai miền Nam-Bắc, dù được gọi là một quốc gia thống nhất địa lý.
Ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lúc đó mở ra một cánh cửa mà lâu nay nhiều người nghĩ đến, nhưng không ai dám nói: Văn hóa âm nhạc miền Nam qua thời kỳ hai nền Cộng hòa, đòi hỏi sự thể hiện bằng thấu cảm và tâm hồn-rất khác, chứ không phải bằng kỹ thuật và bắt chước lại, và đó là thứ khó đạt được nhất. Đặc biệt khó thể hiện được với lối đào tạo ca sĩ hát hùng ca tuyên truyền của các trường thanh nhạc phía Bắc. Từ đó, ông gọi thẳng tên nhiều ca sĩ đương thời gọi là thành danh sau năm 1975, thời đại Việt Nam XHCN, là không có khả năng trình diễn thuyết phục trước công chúng. Thậm chí gọi là ca sĩ hạng B, so với thời sinh hoạt âm nhạc trước 1975 của ông.
Nói trên báo nhà nước, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gần như phủ nhận khả năng trình bày của hầu hết lứa ca sĩ xã hội chủ nghĩa sau 1975. Ông nói trên tờ Thanh Niên rằng cảm thấy mệt mỏi và buồn chán, và kết luận “Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sĩ tử tế và người nghe nhạc tử tế”.
Có thể quan điểm này của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tạo nên sự khó chịu không ít với thị trường âm nhạc giai đoạn mới, nhưng ông cũng nhận được vô số lời tán thưởng và xác nhận đồng điệu với suy nghĩ trực diện này.
Cũng cần nói thêm là nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 có họ hàng với nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm, tác giả lừng danh với những ca khúc Tháng Sáu Trời Mưa, Lời Tình Buồn… hiện đang sinh sống tại Úc. Nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm gọi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là cậu.
Reply
#65
Bản nhạc này hay ghê, mỗi lần nghe đều rất xúc động.

Reply
#66
(2022-04-24, 08:54 AM)LeThanhPhong Wrote: Anh phai,

Người bạn của LTP cho biết lan rất chịu nước .  Cô ấy để cây lan trong chậu nước ngập một nửa chậu .  Khi nào chậu nước vơi, cho thêm nước vào .  Lâu lâu, cô ấy ngâm lớp vỏ khô của củ hành tây vào .

Cô nói tuy bị ngâm trong nước như vậy, nhưng rễ không bị thối rễ, ra hoa mạnh lắm .

Nghe ham quá .

Bạn LTP & phai,

duke cũng thử trồng lan trong nước, kết quả ...  Shy

[Image: 274267094_153915620330778_90560204171857...e=626ED06E]
Reply
#67
(2022-04-27, 12:51 PM)duke Wrote: Bạn LTP & phai,

duke cũng thử trồng lan trong nước, kết quả ...  Shy

Hoa lan anh duke thủy canh nở hoa đẹp quá Thumbs-up4 nhưng tôi vẫn khoái trồng với moss hơn, dễ uốn nhánh và treo chỗ này bỏ chỗ kia.
Reply
#68
[Image: 2022-04-28-101751.png]

Anh chàng nào kiếm được hai người đẹp tới thuê chung như kiểu trên chắc ... mất ngủ cả đêm  Lol

Giá nhà cao ngất ngưởng lớp trẻ sau này nếu không có việc làm khá thì khỏi nghĩ tới chuyện mua nhà.
Reply
#69
(2022-04-27, 12:51 PM)duke Wrote: Bạn LTP & phai,

duke cũng thử trồng lan trong nước, kết quả ...  Shy

[Image: 274267094_153915620330778_90560204171857...e=626ED06E]

Không ngờ trồng lan dễ như vậy. Cám ơn anh phai, anh duke nhiều.
Reply
#70
giọt mưa xưa

phố xưa ơi ở đâu rồi
đâu ngày mưa vội có tôi chờ người
chờ môi thơm ấm nụ cười
cho đời u uẩn chợt vơi cung sầu

phố xưa mưa rớt về đâu
tháng Tư ngày bỗng cúi đầu hoài mong
nổi trôi mấy cuộc phiêu bồng
vẫn về quanh đó môi hồng năm nao

mưa xưa có nhớ chân nào
từ trong cổ tích đi vào tim tôi
tiếng cười khúc khích trên môi
nghe như bài hát ru đời trầm luân

mưa xưa rơi những ngại ngần
vai thơm tóc ướt phù vân về đầy  
chợt cơn gió thoảng quanh đây
dìu hương tóc cũ lên ngày quạnh hiu

mưa xưa rơi ướt buổi chiều
ngồi nghe âm vọng nghiêng xiêu xuống đời
giọt mưa trên phố xưa ơi
cho tôi gửi tiếng đầy vơi nhớ người.





Nãy nói chuyện về nụ hôn đầu, chợt nhớ biết bao những nụ hôn dưới mái tôn những ngày mưa, viết vài dòng cho nỗi nhớ.
Reply
#71
Tình yêu của anh thợ hồ và cô vợ liệt hai chân

Bảy năm trước, anh thợ hồ Ngô Văn Lộc ở An Giang lần đầu lên Sài Gòn gặp bạn gái với lời đề nghị "để anh cõng em đi chơi".
 
Đến giờ, trong ngôi nhà nhỏ của họ tại ấp Quy Lân 6, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đã có thêm tiếng cười trẻ nhỏ. Nguyễn Thị Nhi, cô bạn gái năm xưa, gọi cuộc hôn nhân của mình là "quà tặng của ông trời".
Anh Lộc và chị Nhi quen nhau qua mạng xã hội năm 2015, khi cả hai vừa bước sang tuổi 30. Cô gái bị bại liệt từ năm 4 tuổi, hai chân teo tóp, lưng gù lệch sang một bên, phải di chuyển bằng tay. Dù vậy, Nhi vẫn làm tốt mọi việc từ giặt giũ, cơm nước, may quần áo, thậm chí lặn xuống sông mò cua bắt ốc. Năm 25 tuổi, cô rời Cần Thơ lên Sài Gòn phụ em gái bán tạp hóa, sửa chữa quần áo tại nhà.
Biết Nhi tật nguyền nên ngày nào Lộc cũng tranh thủ hỏi thăm sức khỏe. Quen nhau được vài tháng, một hôm Lộc nói sẽ lên Sài Gòn thăm bạn gái. Chẳng đợi cô kịp đồng ý, ngay hôm sau, anh vượt 80 km bằng xe máy, xuất hiện ngay trước cửa nhà cô. Dù cố tỏ ra mạnh mẽ, Nhi không dám nhìn thẳng vào chàng trai khôi ngô trước mặt, cử chỉ tỏ rõ sự tự ti.

[Image: unnamed-1.jpg]
Anh Ngô Văn Lộc và chị Nguyễn Thị Nhi trước cửa nhà, tháng 3. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ngày đầu ở nhà Nhi, Lộc lặng lẽ quan sát cách cô di chuyển và làm việc. Thấy Nhi dù phải đi bằng hai tay nhưng việc gì cũng thành thạo, anh hiểu đây là một cô gái tốt qua cách luôn cố gắng làm mọi việc, không dựa dẫm vào ai. "Cô ấy còn may được áo sơ mi, quần Tây rất đẹp", anh Lộc kể.
Từ sự cảm phục, tình cảm trong Lộc lớn dần. Anh quyết định không về quê mà ở lại Sài Gòn tìm việc làm để được gần Nhi hơn. Một lần, anh tỏ tình nhưng bị cô từ chối thẳng thừng. Nhi không thể quên lời dặn của người dì: "Nó đẹp trai, khỏe mạnh, có tình cảm với cháu chỉ là thương hại thôi". Cô cũng không tin, tình yêu này có thật.
Một lần gia đình tổ chức đi biển Vũng Tàu, Nhi rủ Lộc đi cùng. Khi mọi người đã xuống biển, thấy chàng trai chỉ luẩn quẩn quanh mình, cô giục anh đi chơi nhưng Lộc lắc đầu: "Anh đi với em nên chỉ ở bên em thôi. Nếu em đi anh mới đi", Lộc nói.
Nhận được cái gật đầu, Lộc cõng Nhi xuống bãi tắm, không hề ngại ngần ánh mắt tò mò của những người xung quanh. Tối đó, anh đăng ảnh cả hai lên trang cá nhân, kèm lời tựa "Tình yêu của tôi". Nhi bắt đầu tin vào tình cảm của chàng trai này.
Sự chân thành của Lộc dần xóa bỏ tự ti trong Nhi, cô chấp nhận lời yêu. Biết bạn gái mặc cảm, ít khi ra ngoài, anh thường cõng cô đến nhà bạn bè, người thân chơi. Trước Nhi rất thích phố đi bộ Nguyễn Huệ, tháng nào Lộc cũng đưa người yêu đến, cõng suốt quãng đường vài cây số.
 
Khi tình yêu chín muồi, họ tính chuyện kết hôn nhưng mẹ Lộc phản đối kịch liệt. Ngày con trai đưa bạn gái về nhà, bà không nói gì, lẳng lặng bỏ đi. Không được gia đình đồng ý, cả hai vẫn lặng lẽ bên nhau. Một lần, Lộc bị tai nạn lao động, gãy chân. Những ngày nằm nhà trọ, Nhi tận tình chăm sóc người yêu, từ bữa ăn, giấc ngủ cho đến việc tắm rửa, vệ sinh ngay tại giường. Sau một tháng, Lộc bình phục, cũng là lúc mẹ anh được thuyết phục. Bà bật đèn xanh cho đám cưới của hai con bằng câu nhắc khéo: "Lo mà đối xử với cái Nhi cho tốt".


[Image: unnamed-2.jpg]
Vợ chồng Nhi, Lộc cùng con trai trong lần tham gia một chương trình truyền hình về gia đình, năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
 
Đám cưới của họ được tổ chức ngày 30/4/2016 tại nhà gái, còn nhà trai chỉ báo hỉ do đường xá xa xôi. Hôm đó, mới 7h sáng mà sân nhà cô dâu đã chật cứng khách vì ai cũng tò mò muốn xem chú rể của Nhi là ai.
Sau đám cưới, Lộc phụ giúp mẹ vợ bán quán ăn còn Nhi vẫn sửa quần áo. Nửa năm sau, thêm một niềm vui đến với họ khi biết tin Nhi có bầu. Suốt thời kỳ thai nghén, cô sợ bản thân chỉ nặng 25 kg khó giữ được con, rồi đứa bé sẽ khiếm khuyết giống mẹ. Mỗi lần như vậy Lộc lại động viên: "Dù thế nào cũng là con mình, anh sẽ nuôi". Những tháng cuối, cơ thể nặng nhọc chỉ nằm một chỗ, nhiều đêm Nhi khó thở, Lộc lại ẵm vợ vào lòng để cô ngủ ngồi.
Bé Ngô Hữu Minh chào đời, nặng 2,3 kg, lành lặn, khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của hai bên gia đình. Thu nhập từ quán ăn cũng đủ để họ vui sống và nuôi con.
Nhưng rồi Covid-19 ập tới, quán phải đóng cửa. Không có việc, hai vợ chồng dắt díu nhau về Cần Thơ tá túc nhờ ông bà ngoại. Tại nơi ở mới, Lộc đi phụ hồ nhưng ít việc, còn Nhi ở nhà mò cua bắt ốc, kiếm thêm vài đồng nuôi con. Không đủ tiền trang trải cuộc sống, vài tháng nay cô mượn chiếc loa thùng của ba mẹ, rủ chồng đi hát rong bán vé số khắp huyện Vĩnh Thạnh.
Hàng ngày, cặp đôi rời nhà lúc 16h và kết thúc công việc khi trời đã tối muộn. Ngày nhiều họ kiếm được 150.000 đồng, nhưng cũng nhiều hôm chỉ vài chục. Cuối tuần không gửi được con, họ lại đặt cậu bé 4 tuổi lên chiếc xe điện ba bánh, cùng nhau rong ruổi khắp nơi.


[Image: unnamed-3.jpg]
Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát, hai vợ chồng rời Sài Gòn về Cần Thơ bán vé số. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thời gian đầu bán vé số, nhiều ngày hai vợ chồng hát khản giọng nhưng chỉ thu được vài chục nghìn. Có lần vào quán nhậu mời khách, Lộc bị đuổi, thậm chí phải nghe những lời miệt thị nặng nề. Trên đường về nhà, người vợ lén nhìn sang chồng thì thấy anh cũng đang quay đi, đưa tay gạt ngang mắt. Rồi những hôm mưa to, đường trơn trượt khiến cả hai mất thăng bằng, trượt bánh ngã nhào xuống đường, lấm lem hết quần áo.
"Dù vậy vợ chồng tôi giờ đi đâu cũng có nhau, vì anh là đôi chân của tôi, tôi là điểm tựa của anh", Nhi nói.
Cuộc sống vất vả, nhưng có thời gian rảnh, Lộc lại rủ vợ con đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần anh đòi cõng cô như thủa mới yêu dù Nhi phản đối: "Như con nít. Già rồi, người ta cười cho". Tỏ vẻ giận dỗi, Lộc nghiêm mặt: "Tui cõng vợ tui chứ cõng ai khác mà lắm chuyện".
Với người đàn ông này, yêu một người là dành cả trái tim cho người đó, dù họ không lành lặn như mình.


Nhận từ email.


Có những điều như từ cổ tích.
Reply
#72
Tình cờ đọc thấy đoạn này trong cuốn Hồi Ký của Nguyễn Hiến Lê nói về nguốn gốc cúa món "giò cháo quẩy".

[68] Theo Wikipedia thì: “món 油 炸 鬼 (Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ, tiếng Việt đọc theo giọng Quảng Đông thành giò cháo quẩy hoặc dầu cháo quẩy) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục”. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A9y)

---------------------------------

Nói thêm chút về nhân vật Tần Cối.
Nhạc Phi là danh tướng của Nam Tống lúc đó, nhà Kim đang uy hiếp Nam Tống thì trong triều Nam Tống có 2 phe: "hiếu chiến" và "hiếu hòa", aka diều hâu và bồ câu. Nhạc Phi trong phái hiếu chiến, còn tể tướng Tần Cối hiếu hòa. Ông ta tìm cách nhổ cái gai là Nhạc Phi băng cách gán vu vơ cho một cái tội để có cớ xử trảm. Tướng Hàn Thế Trung bất bình, vặn hỏi Tần Cối dựa vào đâu để xử tử Nhạc Phi thì Tần Cối trả lời tỉnh queo: "Mạc tu hữu" 莫須有, không cần có. Câu nói này sau đó đã trở thành một thành ngữ để chỉ những lời vu cáo không có bằng chứng.

Công nhận tuy khg thích nhân vật lịch sử Tần Cối nhưng ăn tô cháo huyết, cháo lòng mà có cặp vợ chống Tần Cối thì ngon hơn.
Reply
#73
(2022-05-04, 05:03 PM)TNNA Wrote: Tình cờ đọc thấy đoạn này trong cuốn Hồi Ký của Nguyễn Hiến Lê nói về nguốn gốc cúa món "giò cháo quẩy".

[68] Theo Wikipedia thì: “món 油 炸 鬼 (Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ, tiếng Việt đọc theo giọng Quảng Đông thành giò cháo quẩy hoặc dầu cháo quẩy) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục”. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A9y)

---------------------------------

Nói thêm chút về nhân vật Tần Cối.
Nhạc Phi là danh tướng của Nam Tống lúc đó, nhà Kim đang uy hiếp Nam Tống thì trong triều Nam Tống có 2 phe: "hiếu chiến" và "hiếu hòa", aka diều hâu và bồ câu. Nhạc Phi trong phái hiếu chiến, còn tể tướng Tần Cối hiếu hòa. Ông ta tìm cách nhổ cái gai là Nhạc Phi băng cách gán vu vơ cho một cái tội để có cớ xử trảm. Tướng Hàn Thế Trung bất bình, vặn hỏi Tần Cối dựa vào đâu để xử tử Nhạc Phi thì Tần Cối trả lời tỉnh queo: "Mạc tu hữu" 莫須有, không cần có. Câu nói này sau đó đã trở thành một thành ngữ để chỉ những lời vu cáo không có bằng chứng.

Công nhận tuy khg thích nhân vật lịch sử Tần Cối nhưng ăn tô cháo huyết, cháo lòng mà có cặp vợ chống Tần Cối thì ngon hơn.

Tôi không thích cháo nhưng lâu lâu ăn một lần cũng phải có "dầu cháo quảy" để cảm thấy no bụng hơn, chứ ăn cháo suông lỏng bụng lắm ... đi tè vài lần là đói lại  Rolling-on-the-floor-laughing4 .
Reply
#74
[Image: 20220506-163910.jpg]

Phòng gym của building mở cửa lại sau 2 năm đóng vì dịch. Chắc giờ cũng phải làm siêng xuống tập cho khỏe.
Hồi mới dọn vô building này Tây trắng ở nhiều nên xuống tập đôi khi quên mệt  Wink . Sau này Ấn độ và Ả rập vô nhiều quá nên Tây trắng họ ... tị nạn hết.
Reply
#75
(2022-05-07, 08:43 PM)phai Wrote: [Image: 20220506-163910.jpg]

Phòng gym của building mở cửa lại sau 2 năm đóng vì dịch. Chắc giờ cũng phải làm siêng xuống tập cho khỏe.
Hồi mới dọn vô building này Tây trắng ở nhiều nên xuống tập đôi khi quên mệt  Wink . Sau này Ấn độ và Ả rập vô nhiều quá nên Tây trắng họ ... tị nạn hết.

 Anh phải kết hợp 2 thứ. Tập trong phòng này là tập bắp thịt. Đi bộ, chạy bộ hoặc bơi là tập thể lực. Cả hai đều quan trọng hết. Mình càng lớn tuổi bắp thịt "tiêu ra ma" ;-) chỉ còn mỡ treo lủng lẳng, cho nên phải tập hoài nếu không thì đau nhức. Không tập thể lực thì tim mạch yếu dần, cột sống và chân yếu dần. Tui thì không có nhiều thời gian đến studio tập bắp thịt, tập máy ở nhà thì không vui. Tuy nhiên cũng ráng hít đất và gập bụng tè lắm.  Winking-thumbs-up-smiley-emoticon
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply