Dấu xưa
#16
(2022-03-26, 01:37 PM)TTTT Wrote: Cho tui họa lại vài câu chơi nha Hđ... 2leluoi

Bỡi cuộc đời vốn vô thường muôn thuở
Tình thiên trường địa cửu chỉ trong mơ
Hứa hẹn nhiều chi để rồi mong đợi
Thôi cứ hoài sống thực tại mà vui!

Dù than oán với trăm ngàn đau khổ
Cũng qua rồi bao chuyện củ ngày xưa
Hãy quên đi, đón mừng xuân trở lại
Vui với đời quên hết kể từ đây!😜😁
4Tê.

Quên nữa, tui nói là tui sẽ làm bài thơ về Ngoại mà tui không thể nặn ra những câu thơ có ụ rơm với khói lam chiều như Hđ đã mớm ý....Hồi tui còn sống với Ngoại cho tới khi tui rời xa Ngoại là lúc tui còn quá nhỏ nên chưa tìm thấy một ký ức nào về Ngoại mà có những hình ảnh đó hết. Tui có llàm được mấy câu rồi thấy khó quá nên tui lặn luôn!😜😁
Bà họa lại hay ghe! 
Từ từ rồi bà sẽ tìm được y thơ ,bà nhìn cái hình minh họa ở trên là tìm được ý…tui nhìn thấy được bố cục nhưng tui hg thể mần thơ.ha ha ha
Reply
#17
Đã lâu rồi không về thăm quê củ
Không biết có còn hình ảnh ngày xưa 
Bụi tre già có còn xào xạc lá 
Giếng nước xưa tôi thường gánh trưa hè
Bóng ngoại già ngồi cạnh bếp lửa rơm 
Kho nồi cá chờ con mòn cả mắt ….


Đại khái như vậy ..bà sữa rồi tiếp đi
Reply
#18
ĐÃ LÂU RỒI  

Đã lâu rồi không nhớ về bên nớ,
Sợ buồn thêm duyên nợ cách phương trời...
Sợ đời nhau lác đác lạnh mưa rơi,
Sợ trăng sáng rơi rụng rời đáy nước....

Có khoảng nào chung trên thành cầu Ô Thước,
Cho ta một lần chạm được tóc người thương...
Có về sau xa ngàn vạn nẻo đường,
Ta cũng nhớ mùi hương em quyến rủ...

Đã lâu rồi không mơ em khi ngủ,
Đời già đi mà chưa đủ vị đời...
Viết bao nhiêu cũng còn thiếu một lời,
Đi nhiều lắm,còn một nơi chưa tới!

Người ta bảo thời gian dài khi đợi,
Tình rất nồng khi mới đượm hương yêu...
Ngày của nhau đã quá lúc xế chiều,
Sao nắng sớm nhắc chi điều không thể....?

Lụm
Reply
#19
THÁNG TƯ LẠI VỀ

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi.
Chúng tôi dọn về xóm nhỏ cuối hẻm Chí hoà này cũng đã lâu, kế bên nhà là một vườn ổi cổ thụ, trái chi chít nhưng chỉ bé bằng quả chanh, rụng đầy gốc bể ra đỏ au, thế nhưng nó lại kích thích vị giác của mấy bà chị họ tôi nhà kế bên, những buổi trưa hè hay qua dụ dỗ tôi hái trộm ổi. Điều này kích thích máu giang hồ của tôi, phải căn lúc ông chủ nhà dắt chiếc  Mobilette màu xanh ra đạp xe đi làm, là tôi chui qua hàng rào leo lên cây và tìm loại chưa chín, cái loại còn cứng chua chua ngọt ngọt, ăn với muối ớt kìa. 
  Tôi đã thực hiện trót lọt nhiều vụ, chỉ là để thoả mãn máu “ăn trộm”, chứ tôi có thích thứ này đâu, mấy bà chị thì khỏi nói, đang tuổi chanh cốm mà. Một hôm tôi đang loay hoay hái thả xuống, chợt có tiếng nói: “Xuống đi, té chết bây giờ, sao không lấy thang kìa.” Nói rồi anh (con chủ nhà) hăng hái vác thang ra, tôi tụt xuống và mất hứng, chẳng còn thú vị gì khi đi ăn trộm như thế này, anh chàng này hình như định lấy điểm với mấy bà chị tôi đang lấp ló trong cửa với chén muối ớt.
  Thế rồi vườn ổi “của tôi” bị chặt phá hết và họ mở móng làm nhà, nghe nói đã bán khu vườn cho người khác xây nhà ba tầng lầu có sân thượng.
  Một hôm, có hai người đến xem vườn và chúi đầu vào hoạ đồ cầm trên tay rồi chỉ trỏ khắp vườn, một con bé khoảng 6 tuổi mặc bộ đầm trắng lẽo đẽo theo sau và nắm chặt dây móc chìa khoá treo nơi thắt lưng bố, lúc sau đã đến chỗ tôi đứng bên này vườn, sẵn khúc cây hàng rào tôi khẽ thò qua hàng rào và...giơ tà áo đầm lên, con bé hoảng hốt quay lại, tay vẫn ..đút trong miệng, mắt mở lớn và nhìn tôi lom lom, bỗng...nó nhẻn miệng cười, tôi bối rối không biết làm sao đành...cười theo.

Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ mười ba.

  Bẵng đi hơn một năm, tôi bận đi “du học” mãi tận Biên Hoà, về xóm cũ đã thấy toà nhà sừng sững án ngự trước nhà tôi, căn phòng tôi ngủ lúc trước ngập nắng bây giờ tối om, tự nhiên có ác cảm với chủ nhân ngôi nhà mới, nhà có vẻ đông người vì thấy nhộn nhịp qua lại...
  Rồi đến những ngày phải vào học nội trú nên không được về nhà.
  Kỳ hè năm tôi học đệ ngũ, về trong xóm đã thấy nhộn nhịp lắm rồi, có mấy gia đình mới gia nhập xóm, có thêm đám nhóc trong xóm, nên chúng tôi hay tổ chức các trò như: năm mười, chơi u, đánh khăng..., mỗi lần như vậy đều thấy cô bé nhà bên đứng ở lan can lầu hai nhìn xuống với ánh mắt thèm thuồng.
  Một hôm như thường lệ, chúng tôi tổ chức chơi năm mười dưới tán cây vú sữa trong xóm, tôi núp ngay cột cổng nhà cô bé, chợt thấy khều sau lưng, ngoảnh lại thấy cô bé đứng sau lưng và chỉ chỗ núp khác, đang loay hoay cô bé hô to:”xí nè” và biến mất trong nhà, tức điên được.
  Thế rồi cô bé cũng lân la nhập bọn được vì chị họ tôi nhà bên cạnh là bạn học cùng lớp, thế nhưng mỗi lần bắt đầu vào cuộc chơi là y như có tiếng gọi: “Manh, me kêu kìa”, cô bé lại lủi thủi vào nhà với ánh mắt tiếc rẻ.

.....một hôm trận gió tình yêu lại
  Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư. 
    Tôi chuyển qua học Cao Thắng, không nội trú nữa, đi về ngày hai buổi qua nhà, thỉnh thoảng đụng mặt cô bé, hôm nay đã phổng phao, tóc demi garcon, ánh mắt lúc nào cũng có vẻ cười cười, tôi đâm ngượng không dám nhìn thẳng mặt, bà chị họ cho biết:”nó có cái phòng sát nhà mình”, hoá ra chỉ cách phòng tôi khoảng sải tay, qua hẻm thông bên hông nhà, bà chị chỉ cần uồm qua lan can phòng tôi và hỏi bài bên phòng đó, thỉnh thoảng bà đưa tôi mảnh giấy:”mi làm cấy ni cấy”, đó là những bài toán phương trình lớp tám.
  Một hôm tôi thấy mảnh giấy nhỏ nhét khe cửa phòng bên, tôi tò mò rút ra:
-“Anh Tâm phải không? Anh làm giùm em cái này nhé, nhà chẳng ai làm được”
  Đó là bài toán hệ thống phương trình hai ẩn số. Làm xong lại ..nhét vào khe cửa, sau đó thỉnh thoảng lại xuất hiện mảnh giấy nhỏ ở đấy, với đủ thứ trên đời:
-“Anh ơi! Verbes....ở thì passé nó chia làm sao?”
  Khổ thân tôi, em học Pháp, tôi bên kỹ thuật không học sinh ngữ 2 nên mù tịt, thế là phải học Pháp cấp tốc để...trả lời.
-“Anh ơi! Bài trần thuyết khúc này trong Đoạn tuyệt viết như thế nào”
  Lại phải đọc lại Nhất linh...
-“Anh ơi! Lớp em làm bích báo, anh vẽ giùm em hình này đi”
  Lại phải học vẽ...
-“Anh ơi! Sao trong bài Toute les garcon...họ ghi 12/8 là sao hở anh”
  Lại phải xem lại nhạc lý…
-“Anh ơi......hở anh”
-“Anh ơi....hở anh”
-“Anh ơi.....
  Tôi quay cuồng trong các câu hỏi, giống như bách khoa đại tự điển của em và thường xuyên phải tìm kiếm ở thư viện để kịp trả lời.
   Thế rồi, thi tú tài, đại học, và làm hồ sơ du học, tôi quên lửng cô em hàng xóm. Ngày tôi nhận nghị định du học, lũ bạn rủ nhau tới chúc mừng tại....quán cà phê Dakbla, trong đám bạn có tên đem bạn gái đi theo, từ biệt ở trước quán tôi bắt tay cám ơn từng người, kể cả cô bạn gái kia, lúc ấy em đi tập hát về ngang qua trông thấy, sáng hôm sau có mảnh giấy giắt cửa sổ:
-“........khi bên anh có những người bạn mới lạ, họ thân nhau như anh em một nhà, chắc chẳng nhớ gì con em quê mùa này, nghĩ vậy nên em rút về ở ẩn là hơn.”
  Từ đó về sau, tôi không có bất cứ cơ hội nào để thanh minh, phòng luôn tắt điện, không hề có sự “tình cờ” nào ở ngoài đường, mặc dầu tôi cố ý sắp xếp.
   Rồi vận nước nổi trôi, chiến sự lan nhanh khắp mọi miền đất nước, tôi lại phải tất bật các giấy tờ du học. Ngày hoàn tất cũng là ngày nhận được mảnh giấy:
 -“ Ngày mai em đi, ra Vũng Tàu. Nghe người lớn bàn với nhau, theo ghe đánh cá lớn đi xa, không biết đi đâu, chắc khó gặp lại anh. Tạm biệt”
  Đêm đó tôi ôm đờn soạn hết bài “biển nhớ” đến 2g sáng thì xong (không biết Đỗ đình Phương đã soạn từ hồi nào), sáng mai thức dậy đã thấy nhà em đóng cửa im ỉm, đó là một ngày giữa tháng tư.
“....gọi tên em mãi trong cơn mê này, mình nhớ thương nhau”
   Tiếp đó là một cuộc bể dâu, xoay vần theo vận nước, khởi đầu từ ngày 30/4 năm đó.
  Tôi hết làm “thầy giáo”, rồi “kế toán” rồi ..., nhưng những nghề đó hình như không dành cho tôi, một người khoác trên mình một lý lịch “bẩn”, cuối cùng chỉ làm được một “nông gia” là an toàn.

  Đã 47 tháng tư qua, tháng luôn phải nhớ nhất trong năm, ngày đó tôi mất tương lai, mất gia đình, mất luôn người em nhỏ bên xóm, mỗi năm đến tháng này vẫn cầu chúc em có cuộc sống hạnh phúc..
....ở đâu đó
...trên tinh cầu này.
Vì em đáng được hưởng những điều đó.
  ....loáng thoáng đâu đó giọng Tuấn Ngọc đang rền rĩ:
....một mai em nhé,
   Có nghe thu về....
   Trên hàng lá khô....
   Ngàn sao lấp lánh...
  Hát câu mong chờ..
   Em về chốn xưa...
...hạ còn nắng ấm...
  Sao lòng nghe buốt giá...
  Gọi tên em mãi...
  Trong cơn mê này...
  Mình nhớ thương nhau...
. ...nhớ thương nhau...
....thương nhau....
...nhau...
...u....
.........
...
..
.
“Anh vẫn ngồi đây so phím cũ
Chờ đợi em về hát khúc xưa”
……..  ./.


Lụm
Reply
#20
CHỒNG CŨ...🌹👄🌹

Một năm vài ba bận  
Chồng cũ ghé thăm con.⚘ 
Và lần nào cũng hỏi 
Bằng giọng nói thật buồn 😥

Sao em còn ở vậy ?
Sao chẳng lấy chồng đi 
Em mỉm cười hỏi nhẹ  
Lấy chồng để làm gì.💕

Nếu em đi bước nữa 
Con mình sẽ ra sao 
Gọi người dưng là bố! 
Chắc gì nó tự hào .😥
..........................
Anh yên tâm đi nhé 
Em vẫn như năm nào 
Thiếu anh em vẫn sống 
Mạnh mẽ chẳng buồn đau 😓

Dẫu đôi lần em tủi 
Nước mắt cứ tuôn trào 😭
Lo tương lai thằng bé 
Mai này sẽ thế nao ⚘

Nhiều khi con hay hỏi 
Mẹ à! Ba con đâu .
Lòng em như dao cắt 😢
Miệng chẳng nói thành câu 

Con mình giờ cũng lớn 
Biết phụ mẹ..nhặt rau 
Và đun cơm thổi lửa 
Rồi nhốt vịt "lùa trâu 🌹
.........................🌹...⚘...🌹
Hôm nay anh lại ghé 
Thăm con như hôm nào 
Rồi anh ôm lấy nó 
Bỗng dưng lòng em đau 😥

Chợt đầu em suy nghĩ 
Anh đừng bước qua cầu 
Không thay đổi bến mới 
Hạnh phúc biết chừng nào 💝

Nhưng đó là suy nghĩ 
Của phụ nữ buồn sầu 
Mẹ đơn thân cô lẻ 
Nên suy nghĩ ý sâu 😢
.................
Thôi giờ trời cũng tối 
Anh sắp xếp về đi 
Kẻo vợ con lại đợi 
Lòng chẳng yên tâm gì 😩

Em biết mà anh ạ 
Cái cảm giác chờ chồng 
Trằn trọc chẳng ngủ được 
Chờ đợi suốt đêm đông 💕
................
Sau này anh đừng ghé 
Thăm con nữa được không 
Để mẹ con em sống 
Vô tư chẳng chạnh lòng 😢

Anh hãy sống thật tốt 
Yêu người ấy thật lòng 
Đừng làm họ đau khổ 
Như em.. Có được không...😔 
............🌹.....⚘..🌹...
Gặp lại anh,em viết 
Gửi vào thơ Đôi dòng 
Ở bên người vợ mới 
Anh có hạnh phúc không!!!❣ 
St 
🌹❤🌹❤🌹
Reply
#21
(2022-04-04, 10:01 PM)Hải đăng Wrote: CHỒNG CŨ...🌹👄🌹

Một năm vài ba bận  
Chồng cũ ghé thăm con.⚘ 
Và lần nào cũng hỏi 
Bằng giọng nói thật buồn 😥


Sau này anh đừng ghé 
Thăm con nữa được không 
Để mẹ con em sống 
Vô tư chẳng chạnh lòng 😢

Anh chồng còn về thăm con là còn tốt. Sợ rằng sau này, người chồng đi biệt tăm biệt tích luôn vì quên đứa con với người vợ cũ, tội nghiệp đứa con lắm.

Sao người mẹ lại đuổi cha nó đi như vậy? Có ích kỷ lắm không?
Reply
#22
(2022-04-05, 05:24 AM)LeThanhPhong Wrote: Anh chồng còn về thăm con là còn tốt. Sợ rằng sau này, người chồng đi biệt tăm biệt tích luôn vì quên đứa con với người vợ cũ, tội nghiệp đứa con lắm.

Sao người mẹ lại đuổi cha nó đi như vậy? Có ích kỷ lắm không?

Chào anh LTP. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng nên Lan không dám nói gì nhiều về bài thơ đó, nhưng thật quá trùng hợp với thân phận của mình nên Lan dễ có cảm xúc hơn.....Còn sự đuổi người chồng đó đi thì chắc cũng phải có 1 nguyên do nào đó mà Lan nghĩ tg đã cũng có vài viết câu "ẩn ý" nói ra rồi đó!....Lan thích nhất là những câu này ==>Nếu em đi bước nữa Con mình sẽ ra sao Gọi người dưng là bố Chắc gì nó tự hào .😥

Chào Hải đăng, lúc này thấy bà sưu tầm những đoạn văn và mấy bài thơ rất hay. Cảm ơn Hđ đã chia sẽ với tui (nói riêng; tại vì tui rất enjoyed mấy cái posts trong đây nhất là mấy bài thơ của Hđ "lụm" về đó!)😁 và với mọi người thật nhiều. Thankyou
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#23
Nghe nói khi người đàn ông có vợ khác, họ sẽ bận rộn với giá đình mới, quên thăm con và muốn cắt luôn tiền nuôi con hàng tháng đó Lan.

Tiền nuôi con đến khi con được 18 tuổi là chấm dứt.  Có cô bạn than thở: "Bộ sau 18 tuổi là chúng nó hết ăn hay sao?" Nghe vừa buồn cười vừa chua xót.

Dù sao, luật pháp bên Mỹ bắt người cha trả tiền trợ cấp nuôi con đến năm 18 tuổi còn đỡ. Thời xưa, ở Việt Nam, khi người cha bỏ nhà, coi như họ phủi tay, tất cả trao cho người mẹ một cách vô tội vạ.

Bài thơ là tâm sự của người vợ cũ, không nói đến tình cảm của người con đối với người cha. Người mẹ không nên lấy quyền lực của người lớn, quên đứa con, bắt ép con cái phải xa cha chúng nó cho dù có hận thù cha chúng nó bao nhiêu đi nữa. 

Tội nghiệp con cái, ngắn cổ bé họng.  Thông thường, khi cha mẹ không hòa thuận, họ dùng con cái làm khí giới đánh phe đối nghịch.
Reply
#24
Chào anh Phong Hello
Mền ai đắp thì người đó mới biết mền họ sạch hay không, đèn nhà ai thì nhà nấy sáng tỏ thôi anh!....Chuyện của người Lan không thích nói tới, riêng Lan thì khi đã chấp nhận li dị thì có nghĩa là sẽ không đòi hỏi gì từ người chồng củ nữa. Bổn phận của ổng là phải chu cấp cho sắp nhỏ tới khi chúng 18 tuổi thì ổng phải làm thôi...Cũng như anh nói đó, hồi xưa khi mà hai vợ chồng chia tay nhau thì mạnh ai nấy sống, ai muốn nuôi con thì tự họ phải nai lưng ra làm việc để kiếm tiền nuôi chúng, còn bây giờ thì có pháp luật dùm giải quyết là bắt người chồng phải chịu ít nhiều khoản tiền cho các con tới năm chúng 18 tuổi, vậy là quá đủ rồi...Còn muốn gì thêm nữa đây chứ! Bỡi vậy nên sau đó ổng muốn làm gì thì kệ ổng! Grinning-face-with-smiling-eyes4
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#25
Mền ai nấy đắp là cho từng cá nhân thôi. Tệ trạng xã hội là cái nhìn chung, cần phải nhìn vào sự thật.  

Nếu không, còn đâu là luân lý, đạo đức?
Reply
#26
(2022-04-05, 10:29 AM)LeThanhPhong Wrote: Mền ai nấy đắp là cho từng cá nhân thôi. Tệ trạng xã hội là cái nhìn chung, cần phải nhìn vào sự thật.  

Nếu không, còn đâu là luân lý, đạo đức?

Lan không hiểu lắm với câu nói này của anh Phong....Li dị là tệ trạng của xả hội? Hay vụ trợ cấp cho con tới năm chúng được 18 tuổi là tệ trạng xả hội? Suytu
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#27
(2022-04-05, 10:35 AM)TTTT Wrote: Lan không hiểu lắm với câu nói này của anh Phong....Li dị là tệ trạng của xả hội? Hay vụ trợ cấp cho con tới năm chúng được 18 tuổi là tệ trạng xả hội? Suytu

Tệ trạng xã hội là cha mẹ quên đứa con cần cả hai cha mẹ,.  Khi chia rẽ tình phụ tử hay mẫu tử, tâm lý của đứa con bị ảnh hưởng nặng nề. 

Không phải cho chúng ăn đầy đủ là xong.

Have a good day, Lan.
Reply
#28
(2022-04-05, 10:44 AM)LeThanhPhong Wrote: Tệ trạng xã hội là cha mẹ quên đứa con cần cả hai cha mẹ,.  Khi chia rẽ tình phụ tử hay mẫu tử, tâm lý của đứa con bị ảnh hưởng nặng nề. 

Không phải cho chúng ăn đầy đủ là xong.

Have a good day, Lan.

Hihi...Lan muốn nói thêm về vụ mấy đứa con đã bị bố nó nhẫn tâm bỏ rơi từ bấy lâu và còn "lấy vợ khác" mà còn về thăm chúng hoài (để làm gì? Chắc chỉ có ổng mới biết rỏ thôi!) mà giờ anh biểu Lan have a good day cái Lan nói hết ra lời luôn! Becuoi
Lan cũng chúc anh có một ngày thật vui và thật bình an. Hello

Ps: Thật ra có thể Lan hiểu chút chút cái tâm trạng của tác giả khi không muốn người chồng củ về thăm con của chỉ....Nhưng chắc chỉ mình Lan hiểu thôi, nên cứ để cái hiểu đó trong bụng thì ổn hơn! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply
#29
Bà hiểu sao thi tui hg biet 
Nhung tui nhìn ra được qua lời thơ của tác giả là 
Tu khi chia tay chồng củ cổ vẫn ở vậy nuôi con. trong khi ong chồng củ co lẻ co bến mới rồi nên moi đua toi việc chia tay. 
Tui nghĩ ong chồng củ sau khi cập bến moi chắc co le kg hạnh phuc nên khi trở về thăm con hay hỏi vợ củ 
Tại sao em chua lấy chồng….? 
Va co ấy da cho biết tại sao co ta vẫn ở vậy 

Lý do tui nghĩ co kg muon chồng củ minh về thăm con thường quá( thăm con chi la cái cớ), cổ sợ một phút yếu lòng sẽ quay lại với ỗng thi lại thêm người đau khổ ( y nói co vo hiện tại ma ỗng chọn) vi co nói 
Toi cái cảm giác ngóng trong chồng..

Cổ cho xin được bình yên để nuôi con khôn lớn
Reply
#30
Hi, HĐ...khỏe không? Xin lổi Hđ nha tại mắc bận công chuyện nhiều quá nên tới giờ ăn trưa mới được vô đây gỏ cho bà vài lời nè.Yeah, tui cũng hiểu như Hđ vậy đó. Có những câu trong bài thơ tg có nói tới người chồng củ đó: 
"Chợt đầu em suy nghĩ 
Anh đừng bước qua cầu 
Không thay đổi bến mới 
Hạnh phúc biết chừng nào" 

Đọc mấy câu đó thì tui nghỉ là anh chồng là người phụ bạc trước mà giờ lại lấy vợ khác nữa, biết đâu anh ta cũng đã có con với người vợ mới rồi thì sau khi anh ta trả nợ cho con xong thì anh ta đâu cần đến làm gì nữa, gởi bằng cái check hay chuyển thẳng số tiền đó vô bank của mình là được rồi! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Lol ...Nhưng mình nghĩ anh Phong nói cũng đúng đó Hđ....Dù mình đã không còn có cảm giác gì với anh ta nữa thì cũng không thể ngăn cấm anh ta đến để thăm con của ảnh được, nếu con nó còn quá nhỏ, trừ phi anh ta là một người cha vũ phu hay bạo lực đối với chúng....Còn không thì đợi tới chừng nào nó lớn đủ trí óc suy nghĩ chuyện phải trái như người lớn hãy ngăn cấm ảnh thì được....Tui đọc lại mấy câu này thì cũng hơi bất mãn dùm người chồng nè:

Sau này anh đừng ghé 
Thăm con nữa được không 
Để mẹ con em sống 
Vô tư chẳng chạnh lòng

Nếu người phụ nữ thật tâm thương con thì không câu nệ sự thăm viếng của anh ấy khi đến thăm con của ảnh....Còn chuyện tình cảm của hai người có nối kết lại với nhau được hay không cũng là tự ý chị ấy quyết định thôi. Nếu chị ấy còn có cảm giác với ảnh thì sao không để cho ảnh đến thăm con thường xuyên hơn, biết đâu gương vỡ lại lành...còn nếu chỉ đã hết cảm giác gì với ảnh thì sợ gì mà không dám để cho anh ấy đến thăm con của ảnh nữa chứ?!?! 
Bởi chúnɡ tɑ khônɡ thể thɑy đổi được thế ɡiới xunɡ quɑnh,
nên chúnɡ tɑ đành phải sửɑ đổi chính mình,
đối diện với tất cả bằnɡ lònɡ từ bi và tâm trí huệ.
                                                                                                            
Reply