Đạo Bụt
#46
(2021-12-20, 10:47 AM)LeThanhPhong Wrote: Vì Thầy Nhất Hạnh là một vị sư rất phóng khoáng  Shy, nên LTP ít đọc bài của Thầy .  LTP có đọc ở đâu đó lời Thầy dạy rằng thì là chúng ta từng là mây theo gió bay lang thang khắp nơi, một hình ảnh rất  nên thơ, lãng mạn.  

Cái kẹt là mây không phải là chúng sinh hữu tình nên không thể luân hồi thành chúng sinh hữu tình được .  

Hay là LTP hiểu sai lời Thầy?

 Ôi, thiền sư Thích Nhất Hạnh rất nhiều tài. Viết chữ làm thơ, xuất bản tùm lum anh ơi. 5 không có theo dõi nhiều. Vì như đã nói, 5 có rất nhiều phương diện bất đồng ý kiến với ông. Nội chuyện về VN xây dựng chùa chiền tu học cho bự rồi bị tuột mất vào tay CSVN thấy vừa buồn cười vừa quái đản. Ông có nhiều giới luật rất phóng khoáng. Tuy nhiên về bề dày tu học của ông. Như 5 có đề cập, ông từng là giảng sư đại học Vạn Hạnh ở Sài-Gòn. Là một bậc danh sư.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#47
(2021-12-20, 11:05 AM)phai Wrote: Tôi cũng xin chia sẽ chút í ant riêng.

"Gặp nhau ở Rome" chỉ có nghĩa là giúp người ta hướng tới điều thiện, bỏ bớt sân si, oán thù, yêu thương tha nhân vv ...  Chứ không phải thiên đàng hay niết bàn vì sự thật chưa có ai chứng mình được thiên đàng, niết bàn, hỏa ngục, luân hồi vv.  thật sự có 100% .

 anh Phai,
 tôn giáo là lãnh vực siêu hình. Không ai chứng minh như bên khoa học.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#48
(2021-12-20, 11:28 AM)Ech Wrote: Cái này hơi lạ. Trong đạo Công giáo không dạy Kỳ từ bi và khoan dung nên Kỳ cần học theo đạo Phật?  Lol

 anh Ếch bụng bự,
 bụng bự mà sao không chứa một bụng kinh luân ta?  Rolling-on-the-floor-laughing4  ( :đùa: )
 Bên Phật giáo dạy từ bi.
 Bên Thiên Chúa giáo dạy bác ái.
 Có mà.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#49
(2021-12-20, 12:32 PM)005 Wrote:  anh Ếch bụng bự,
 bụng bự mà sao không chứa một bụng kinh luân ta?  Rolling-on-the-floor-laughing4  ( :đùa: )
 Bên Phật giáo dạy từ bi.
 Bên Thiên Chúa giáo dạy bác ái.
 Có mà.

Thì vậy, nên tui mới ngạc nhiên tại sao phải đi học hỏi ở đạo khác mà không học ngay ở đạo mình? Lol

Reply
#50
(2021-12-20, 11:09 AM)tuyetvan Wrote: Vân cho Phong thêm  10_point 10_point


vì Vân không tin đạo Phật đồng nghĩa với yoga

theo Vân hiểu

- yoga chỉ là 1 hình thức exercise , giúp cho thể xác , tâm trí mình lành mạnh

- còn đạo Phật thì nói về nhân quả 


thì sao 2 cái này giống nhau được 

đôi khi Vân thấy cách nhìn của người ta về "niềm tin" ... rất là ... méo mó 


Face-with-rolling-eyes4

 Có giống là giống một khía cạnh nhỏ khi thiền định. Quán chiếu tư tưởng.
 Yoga có quán chiếu hơi thở. Không có ai nói đạo Phật giống Yoga hết.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#51
Dao nao cung la dao.

Đạo nào cũng là đạo dạy con người hướng thượng, nếu ai cũng sống/thực hành được khoảng 80% giáo lý/tinh thần của đạo mình thì chắc thiên đàng/niết bàn đã hiện diện ngay trong tâm và từ đó lan tỏa ra cuộc sống. Lúc đó hẳn sẽ không có nhiều tranh chấp, chiến tranh.  
Chỉ hiềm là rất ít người sống được đúng tinh thần của đạo mình. 

Dĩ nhiên tui là một trong những tên xàm nhất trong đạo của tui  Grinning-face-with-smiling-eyes4 .
Reply
#52
(2021-12-20, 12:31 PM)005 Wrote:  anh Phai,
 tôn giáo là lãnh vực siêu hình. Không ai chứng minh như bên khoa học.

Vâng, ai cũng biết điều này nhưng có nhiều người nói đạo này dựa vào niềm tin, đạo khác thì không nên tôi mới ngạc nhiên vì đã là siêu hình thì phải tin.
Reply
#53
(2021-12-20, 12:37 PM)phai Wrote: Dao nao cung la dao.

Đạo nào cũng là đạo dạy con người hướng thượng, nếu ai cũng sống/thực hành được khoảng 80% giáo lý/tinh thần của đạo mình thì chắc thiên đàng/niết bàn đã hiện diện ngay trong tâm và từ đó lan tỏa ra cuộc sống. Lúc đó hẳn sẽ không có nhiều tranh chấp, chiến tranh.  
Chỉ hiềm là rất ít người sống được đúng tinh thần của đạo mình. 

Dĩ nhiên tui là một trong những tên xàm nhất trong đạo của tui  Grinning-face-with-smiling-eyes4 .

Nhiều khi những người thích nói về đạo nhất lại là những người hiếu chiến nhất, phải không nè? Biggrin Cho nên những đứa tầm xàm như mình mà lắm khi lại lên thiên đàng, biết đâu đấy Shy

Reply
#54
(2021-12-20, 11:26 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Bạn Phong đọc lại câu cuối của Kỳ.   Biggrin

Hành trong Phật giáo: “từ bi, khoan dung”.  Theo bạn người thờ Chúa kg được học theo hạnh này vì kg biết Phật pháp vậy đây đâu phải là “từ bi và khoan dung” nữa.  Sự cố chấp, phân chia ranh giới, là ngược lại với từ bi và khoan dung rồi.   Shy
LTP chỉ muốn nói đến câu chót: Sự cố chấp, phân chia ranh giới, là ngược lại với từ bi và khoan dung rồi.   Shy

Trong cuộc sống, chúng ta cần "Trung Đạo" .  

Luôn luôn hoà đồng, hoặc luôn luôn phân chia là hai cực đoan .  Vì thế, chúng ta phải nhận biết khi nào cần hoà đồng và khi nào cần phân chia.
Reply
#55
(2021-12-20, 12:32 PM)005 Wrote:  anh Ếch bụng bự,
 bụng bự mà sao không chứa một bụng kinh luân ta?  Rolling-on-the-floor-laughing4  ( :đùa: )
 Bên Phật giáo dạy từ bi.
 Bên Thiên Chúa giáo dạy bác ái.
 Có mà.

Dạ theo Kỳ hiểu thì cũng có và cũng hơi khác chút xí.  “Bác ái” bên CG mang nhiều tính phục vụ hơn là tâm tịnh của “từ bi”.   Bác Ái aka Đức Mến, mến Chúa yêu người bằng cách phục vụ ví dụ bằng công sức and/or của cải, ban phát yêu thương nhân danh Thiên Chúa, etc…

Còn từ bi hương về nội tâm nhiều hơn, đối xử với nhau bằng từ bi, kg chấp nhất, kg giữ lòng thù hận, kg giữ lòng hẹp hòi, đố kỵ, kg ép buộc người khác phải theo ý mình, etc…
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#56
(2021-12-20, 12:24 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Hahaha… dạ em cho thi thơ hoa lá cành đó mà, mường tượng sáu thước đất làm bạn cùng lũ côn trùng, giun dế nỉ non.   Lol 

Đơn giản là “cát bụi về cát bụi” heng anh hai.    Innocent

 Gần đây internet đã vô tới rừng rậm Nam Mỹ. Có một cô gì đó 5 quên tên rồi, đang nổi tiếng trong Youtube vì cô ấy quay lại các clip giới thiệu đời sống hòa mình với thiên nhiên của nơi cô ở. Mặt cô vẻ rẳn ri theo truyền thống nhưng xinh gái và rất tự nhiên. Cô có giới thiệu cầm con sâu đang con ngoe nguẩy cái đuôi, bấm đầu đưa vào miệng cắn cái rụp, nhai cái rẹt, nuốt cái ực, vất cái đầu con sâu xuống đất, gật gù khen ngon. Người Tây Âu bàn rằng một thời gian nữa, vài ba chục năm ăn côn trùng là chuyện thường của huyện giống như thế kỷ trước ai gặp người Nhật Bổn cũng chạy làng vì cái món cá sống sushi của họ, nhưng bây giờ đã thành bình thường. Cho nên không phải cần chết mới trở về với côn trùng sâu trong lòng đất, côn trùng sắp lên dĩa rồi.

  Becuoi
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
#57
Một trong những "tội" của người thích nói về đạo là sự kiêu ngạo. Và Chúa đã nói gì về sự kiêu ngạo? Lol

Kinh Thánh nói gì về sự kiêu ngạo?
https://www.gotquestions.org/Viet/su-kieu-ngao.html

Có một sự khác biệt giữa loại kiêu ngạo mà Đức Chúa Trời ghét (Châm ngôn 8:13) và loại tự hào mà chúng ta cảm thấy về một công việc được hoàn thành tốt. Loại kiêu ngạo bắt nguồn từ sự tự mãn là tội lỗi, và Đức Chúa Trời ghét điều đó bởi vì nó là điều cản trở trong việc tìm kiếm Ngài. Thi Thiên 10:4 giải thích rằng những kẻ kiêu ngạo bị lấp đầy bởi chính bản thân họ đến nỗi tư tưởng của họ cách xa Thiên Chúa: “Kẻ ác lên mặt kiêu ngạo, không tìm kiếm Ngài. Không có Đức Chúa Trời trong mọi suy tư của hắn”. Loại kiêu căng ngạo mạn này đối lập với tinh thần khiêm nhường mà Thiên Chúa tìm kiếm: “Phước cho người nghèo khổ trong tâm linh: vì Nước Thiên Đàng thuộc về họ” (Ma-thi-ơ 5:3). Những người “nghèo khổ trong tâm linh” là những người nhận biết sự phá sản cùng cực của họ về mặt thuộc linh và sự bất năng của họ để đến với Chúa ngoại trừ hoàn toàn bởi ân điển của Ngài. Mặt khác, những kẻ kiêu ngạo thật là mù lòa bởi sự tự cao của chính mình cho nên họ nghĩ rằng mình không cần đến Thiên Chúa, hoặc tệ hơn, họ nghĩ Thiên Chúa nên chấp nhận họ bởi chính con người của họ bởi vì họ xứng đáng nhận được sự chấp nhận đó.

Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta được nghe nói về hậu quả của sự kiêu ngạo. Châm ngôn 16:18-19 cho chúng ta biết rằng: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, Và tánh tự cao đi trước sự sa ngã. Thà khiêm nhượng mà ở với người cùng khốn còn hơn là chia của cướp cùng kẻ kiêu ngạo”. Satan bị ném ra khỏi thiên đàng bởi vì sự kiêu ngạo của nó (Ê-sai 14:12-15). Nó đã có một sự cả gan ích kỷ để nỗ lực thay thế chính Thiên Chúa làm người cai trị chính đáng của cõi vũ trụ. Nhưng Satan sẽ bj quăng vào địa ngục trong sự phán xét cuối cùng của Thiên Chúa. Cho những kẻ dấy lên chống nghịch cùng Đức Chúa Trời, không có điều gì đằng trước ngoại trừ thảm họa dành cho họ (Ê-sai 14:22)

Sự kiêu ngạo đã và đang kiềm giữ nhiều người không cho họ chấp nhận Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Thế. Việc thừa nhận tội lỗi và nhận biết rằng trong khả năng của chính mình, chúng ta không thể làm gì để được thừa hưởng sự sống đời đời là một trở ngại bất biến cho những người kiêu ngạo. Chúng ta không phải là để khoe khoang về chính bản thân mình; nếu chúng ta muốn khoe mình, chúng ta là để công bố sự vinh quang của Thiên Chúa. Những điều chúng ta nói về bản thân mình không có ý nghĩa gì trong công việc của Thiên Chúa. Chúa nói những gì về chúng ta, đó mới là điều làm nên sự khác biệt (2 Cô-rinh-tô 10:13)

Vì sao sự kiêu ngạo thật là tội lỗi? Đó là bởi vì sự kiêu ngạo đem lại cho chúng ta công trạng trong những việc Chúa đã hoàn thành. Sự kiêu ngạo lấy đi vinh quang đáng ra chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa và giữ nó lại cho chúng ta. Về bản chất, sự kiêu ngạo là tự tôn thờ chính mình. Bất kể việc gì chúng ta đạt được trong thế giới này đều sẽ không thể thực hiện được nếu không bởi sự cho phép và duy trì của Chúa trên chúng ta. “Điều mà anh chị em có không phải do anh chị em đã nhận lãnh sao? Nếu anh chị em đã nhận lãnh tại sao anh chị em lại khoe khoang như chưa bao giờ phải nhận lãnh?” (1 Cô-rinh-tô 4:7). Đó là lý do vì sao chúng ta dâng sự vinh quang cho Chúa- chỉ một mình Ngài xứng đáng với điều đó.

Reply
#58
(2021-12-20, 12:28 PM)005 Wrote:  Ôi, thiền sư Thích Nhất Hạnh rất nhiều tài. Viết chữ làm thơ, xuất bản tùm lum anh ơi. 5 không có theo dõi nhiều. Vì như đã nói, 5 có rất nhiều phương diện bất đồng ý kiến với ông. Nội chuyện về VN xây dựng chùa chiền tu học cho bự rồi bị tuột mất vào tay CSVN thấy vừa buồn cười vừa quái đản. Ông có nhiều giới luật rất phóng khoáng. Tuy nhiên về bề dày tu học của ông. Như 5 có đề cập, ông từng là giảng sư đại học Vạn Hạnh ở Sài-Gòn. Là một bậc danh sư.

Sách của Thầy bán chạy lắm . Suýt nữa, cuốn "Đường Xưa Mây Trắng" của Thầy được đóng thành phim . Vì Thầy đòi hỏi tất cả nhân viên làm phim phải theo học lớp thiền của Thầy, nên bị mất cơ hội .
Reply
#59
Đức Phật từ bi; Thiên Chúa là tình yêu

Từ bi và tình yêu có khác đó. Không phải đồng nghĩa

Cheer
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#60
(2021-12-20, 12:46 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ theo Kỳ hiểu thì cũng có và cũng hơi khác chút xí.  “Bác ái” bên CG mang nhiều tính phục vụ hơn là tâm tịnh của “từ bi”.   Bác Ái aka Đức Mến, mến Chúa yêu người bằng cách phục vụ ví dụ bằng công sức and/or của cải, ban phát yêu thương nhân danh Thiên Chúa, etc…

Còn từ bi hương về nội tâm nhiều hơn, đối xử với nhau bằng từ bi, kg chấp nhất, kg giữ lòng thù hận, kg giữ lòng hẹp hòi, đố kỵ, kg ép buộc người khác phải theo ý mình, etc…

 Vậy là 5 chưa hiểu bác ái. Hồi giờ 5 nghĩ bác ái cũng có bao dung trong đó ( đang có gắng bào chữa  hihihihi).
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply