Phản biện xã hội
Chủ tịch Châu Âu tuyên bố sang năm chi tổng cộng 18 tỉ cho Ukraine, năm nay đã chi 17 tỉ.
Ukraine có chiến tranh. Trong khi world bank đưa ra con số 17 tỉ Việt Nam nhận từ người
Việt nước ngoài gửi về trong năm 2020 (more here: https://data.worldbank.org/indicator/BX....cations=VN).

Có nhiều người chống cộng sản. Nhưng ít người đọc những con số này. Chống nó nhưng nuôi nó,
nó sẽ sống mạnh phẻ không có ghẻ.



[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
(2022-10-22, 11:58 PM)005 Wrote: Chủ tịch Châu Âu tuyên bố sang năm chi tổng cộng 18 tỉ cho Ukraine, năm nay đã chi 17 tỉ.
Ukraine có chiến tranh. Trong khi world bank đưa ra con số 17 tỉ Việt Nam nhận từ người
Việt nước ngoài gửi về trong năm 2020 (more here: https://data.worldbank.org/indicator/BX....cations=VN).

Có nhiều người chống cộng sản. Nhưng ít người đọc những con số này. Chống nó nhưng nuôi nó,
nó sẽ sống mạnh phẻ không có ghẻ.

Trong số người Việt tản mác ở ngoại quốc thì những người giữ cái tinh thần chống cộng gần như bị ... tuyệt chủng rồi anh 5. Trong số 17 tỉ được gửi về VN đó tôi đoán phần lớn là do con cháu những gia đình ở VN đã cầm cố sổ đỏ, gom góp tài sản, vay mượn tiền bạc để lo cho họ một chỗ đi lao động hay một chỗ đi "chui". Nếu thành công thì họ phải cật lực làm việc để gửi tiền về trả nợ, không thành công thì bỏ mạng trong xe đông lạnh hay ở đâu đó miền đông Âu.

Lớp người đi tị nạn chính trị hoặc căm ghét cộng sản từ thuở ban đầu giờ không còn nhiều nữa. Và trong số đó những người còn nhớ lại càng ít thay vào đó là một lũ cỏ đuôi chồn (lùi) nhìn thấy cái trước mắt và hí hửng "cs VN giờ khác rồiii, không ác độc như xưa nữa, cứ về mà coi". Và lớp sau này lớn lên họ đâu cần biết những cái quá khứ của cha anh nên ... thôi thì thôi vậy chỉ là phù vân.
Chỉ tởm mấy cu già giờ ngồi xun xoe ca tụng cái chúng gọi là "giờ vc nó không còn ác như xưa nữa".
Reply
(2022-10-23, 06:30 AM)phai Wrote: "giờ vc nó không còn ác như xưa nữa".

 Những người này thấy Putin rồi, mà vẫn tiếp tục .... ngu lâu với CS.
 cs Việt Nam nó còn gấp 100 lần Putin. Disappointed-face4
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply






Tô Lâm của Việt Nam từng thân chinh "chỉ đạo" đàn em bắt cho được Trịnh Xuân Thanh ở Đức 5 năm trước. Sau đó ngoại giao đôi bên có phần "đóng băng" bởi sự táo tợn này của nhà cầm quyền Việt Nam.

Một ngày nào đó có lẽ sách lược này của bọn tàu cũng sẽ được cs VN copy. Các quốc gia tự do không nên để đám côn đồ cs này lộng hành. Bởi vì đó là điều kiện trước tiên của sự toàn vẹn lãnh thổ.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
42 xuân xanh. Tài không đợi tuổi.  
Chờ xem.



Ông Sunak sẽ trở thành thủ tướng gốc Á đầu tiên của Anh



[Image: 013b0000-0aff-0242-dc36-08dab5b4d1bc_w1023_r1_s.jpg]
Rishi Sunak
24 tháng 10 2022, 21:23 +07
Cập nhật một giờ trước

Rishi Sunak sẽ trở thành thủ tướng Anh gốc Á đầu tiên của Vương quốc Anh sau khi đối thủ duy nhất còn lại của ông rút khỏi cuộc tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ.

Gần 200 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã công khai ủng hộ cựu bộ trưởng tài chính trước hạn chót đề cử vào thứ Hai.

Lãnh đạo Hạ viện, bà Penny Mordaunt, đã bỏ cuộc sau khi không giành đủ sự ủng hộ từ các nghị sĩ.

Điều đó có nghĩa là ông Sunak sẽ kế nhiệm bà Liz Truss và trở thành thủ tướng trẻ nhất kể từ hơn 200 năm qua.

Tân thủ tướng dự kiến sẽ nhậm chức trong vài ngày tới, khi mà kết quả cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ đã có.

Ông Sunak sẽ tiếp quản từ bà Truss sau khi bà thủ tướng từ chức hồi tuần trước, chỉ 45 ngày sau khi bà nắm quyền.

Việc ông Sunak trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ đánh dấu sự trở lại chính trị nhanh chóng của cựu bộ trưởng tài chính sau khi ông thua bà Truss trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo lần trước, diễn ra trong mùa hè.

Bà Mordaunt đã rút khỏi đua mới nhất này, chỉ vài phút trước khi kết quả được công bố, và thừa nhận rằng "rõ ràng là các đồng nghiệp cảm thấy ngày hôm nay, chúng tôi cần đạt được sự chắc chắn".

"Quyết định này là một quyết định lịch sử và một lần nữa cho thấy sự đa dạng và tài năng của đảng chúng ta," bà Mordaunt viết trên Twitter.

"Tôi hết lòng ủng hộ Rishi."

Chủ tịch đảng Bảo thủ Jake Berry cho biết đã đến lúc đảng này phải "đoàn kết chắc chắn phía sau Rishi" sau giai đoạn bất ổn chính trị căng thẳng, khi bà Truss làm thủ tướng.

Các đảng đối lập đang kêu gọi tổng tuyển cử, cho rằng ông Sunak không được ủy nhiệm một cách dân chủ để trở thành thủ tướng.

Ông Sunak sẽ là thủ tướng thứ tư liên tiếp sau bà Theresa May, Boris Johnson và bà Truss - lên nắm quyền mà không qua tổng tuyển cử.

Cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ không diễn ra cho đến ít nhất là năm 2024, sau khi đảng Bảo thủ giành được đa số lớn trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2019.

Theo quy định của hệ thống chính trị Anh, ông Sunak không có nghĩa vụ phải tổ chức bầu cử sớm.

Phó lãnh đạo của đảng Lao động, Angela Rayner nói rằng ông Sunak đã lên thủ tướng "mà ông không nói một lời nào về cách ông sẽ điều hành đất nước và không ai có cơ hội bỏ phiếu".

Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Ed Davey nói rằng các nghị sĩ Bảo thủ đã "dựng lên một thủ tướng không gần dân, người không có kế hoạch sửa chữa thiệt hại và không cho người dân Anh lên tiếng".

/* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj5zeqjpv7eo
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Anh 005 có nguồn tin nào nói chi tiết rõ ràng lý do bà thủ tướng Truss từ chức không. Tôi gắng tìm hiểu thì chỉ biết đại khái là bà ra chính sách cắt giảm thuế và đi muợn tiền để bù đắp lại khoản thâm hụt do giảm thuế. Và do đó mà thị trường tài chánh Anh bị hỗn loạn, đồng bảng Anh tuột giá thảm hại.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2022-10-25, 03:51 PM)anattā Wrote: Anh 005 có nguồn tin nào nói chi tiết rõ ràng lý do bà thủ tướng Truss từ chức không. Tôi gắng tìm hiểu thì chỉ biết đại khái là bà ra chính sách cắt giảm thuế và đi muợn tiền để bù đắp lại khoản thâm hụt do giảm thuế. Và do đó mà thị trường tài chánh Anh bị hỗn loạn, đồng bảng Anh tuột giá thảm hại.

 Theo mình hiểu vấn đề của việc cắt giảm thuế, là cắt giảm thuế của người giàu, chứ không phải chính sách chung, nhưng lại không có sách lược bù lắp, khiến thị trường tài chánh mất lòng tin và kéo theo các tác hại.

Anh đọc đoạn tóm tắt này của tờ Time:

"How did it come to this? The simplest explanation is that Truss, who campaigned on a platform to deliver “growth, growth, growth,” achieved just the opposite. Her signature package of £45 billion ($50.6 billion) in unfunded tax cuts, which disproportionately favored the country’s wealthiest, succeeded only in crashing the pound, spooking the markets, and undermining Britain’s credibility around the world. Rather than assuage the concerns many Britons had over rising inflation and skyrocketing energy bills, Truss’s government simply gave them more to worry about, including rising mortgage rates and an economy in peril.


In the days leading up to her resignation, Truss conceded that she had made mistakes in going “too far and too fast” with her economic reforms. But perhaps the biggest mistake Truss made was in assuming that growth was Britons’ main priority. Indeed, the prevailing concerns are the cost of living crisis and the economy, followed by climate change, the NHS, and immigration. After six years of instability, precipitated in part by Brexit and made worse by the COVID-19 pandemic and Russia’s invasion of Ukraine, perhaps what the British people really need is a sense of certainty. In Truss’s rise, and in her political downfall, that remains elusive."

/* nguồn: https://time.com/6223365/why-liz-truss-resigned/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Thank you, anh 005.

Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
'Tôi đã muốn chết nhưng không hối hận'. Andy Huynh kể về những tháng ngày bị quân Nga giam giữ, tra tấn



[Image: 80470000-c0a8-0242-5b27-08dab877040d_cx0...3_r1_s.jpg]
Andy Huynh trở về nhà với những vết thương cả về thân thể lẫn tinh thần nhưng không hối hận về những gì đã làm khi tình nguyện chiến đấu ở Ukraine

Andy Tai Ngoc Huynh, một cựu binh Mỹ gốc Việt xung phong đi chiến đấu ở Ukraine, là một trong hai công dân Mỹ đầu tiên bị lực lượng của Nga bắt giữ. Anh và Alexander Drueke, người cùng bị quân Nga bắt giữ hồi tháng 6 khi đang chiến đấu ở miền Đông Ukraine, đã trở về nhà ở Alabama cuối tháng trước sau khi được thả tự do trong một cuộc trao đổi tù binh chiến tranh.

Dù đã được trở lại cuộc sống yên bình trong vòng tay của gia đình và những người thân, Andy cho biết anh không thể quên được những tháng ngày bị giam cầm, bị đánh đập và vẫn còn phải chịu đựng nỗi đau về thể xác và tinh thần.

“Từ sự đánh đập thể chất cho đến tra tấn về tinh thần, tất cả trong suốt 3 tháng,” cựu binh 27 tuổi nói về chuỗi ngày anh bị quân Nga bắt giữ, hỏi cung và đưa đến các nơi giam giữ khác nhau. “Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chết.”

‘Đánh đập và tuyên truyền’

Andy, sinh ra và lớn lên trong một gia đình di dân gốc Việt ở California, gia nhập quân đoàn quốc tế của Ukraine chống lại lực lượng Nga, theo sáng kiến của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, hồi tháng 4. Từng tham gia Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ từ 2014-2018, Andy thấy mình không thể ngồi yên khi nghe tin tức về cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine. Nhiệm vụ của anh khi tình nguyện trong quân đoàn quốc tế là trinh sát và thu thập tin tức tình báo để gửi về sở chỉ huy.

“Chúng tôi không phải xông vào trận chiến thực sự. Nhưng không may thay chúng tôi đã bị bắt hôm đó,” Andy nói về buổi trinh sát cùng nhóm quân của Ukraine bị quân Nga phục kích bên ngoài Kharkiv hôm 9/6.

Andy cùng Alex sau đó bị đưa vào lãnh thổ của Nga, nơi mà những cuộc tra tấn và hỏi cung diễn ra.

“Chúng tôi bị hỏi cung. Họ đánh chúng tôi rất nhiều,” Andy nói và cho biết người Nga muốn biết tại sao anh lại tới chiến đấu ở Ukraine và muốn xếp anh vào nhóm những người ‘lính đánh thuê được trả tiền’.”

Người phát ngôn của Điện Kremlin, Dimitriv Peskov, hồi tháng 6 nói rằng Moscow gọi các cựu binh Mỹ, trong đó có Andy, là “lính đánh thuê được trả tiền” trong khi gia đình của Andy và Alex lúc đó phản đối và khẳng định rằng họ là tù binh chiến tranh.

Trước khi lên đường đi Ukraine, Andy cho biết anh bỏ tiền túi của mình, hơn 6.000 USD, để tham gia chống lại quân nga với mục đích “giành lại tự do cho Ukraine.”

Trong 104 ngày bị quân Nga giam giữ, Andy bị chuyển qua 3 nơi khác nhau, trong đó có 1 tháng bị giam giữ ở Nga và thời gian còn lại ở các nhà tù ở Donetsk, nước cộng hòa ly khai được Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập hồi tháng 2 và tuyên bố “thuộc về Nga” hồi cuối tháng trước.

“Trong suốt thời gian bị giam giữ, những tuần đầu tiên có lẽ là thời gian tồi tệ nhất,” Andy nói và cho biết rằng đây là thời gian anh bị quân Nga đánh đập và hỏi cung.

Sau đó Andy cùng những người khác bị chuyển đến nơi mà anh gọi là “khu vực đen”, một dạng nhà tù bí mật nơi có các hoạt động giam giữ không được ai biết đến. Tại đây, Andy cho biết anh và các bạn tù bị đối xử bất nhân tính khi bị cho ăn bánh mì “thối” và nước “bẩn”.

Nói với tờ Washington Post, Alex cũng cho biết anh và Andy bị giam giữ ở một trại giam có các hàng rào dây thép gai bao quanh trước khi được chuyển đến “khu vực đen” nơi họ bị đánh đập và tra tấn nhiều hơn. Sau đó, họ được chuyển đến một nhà tù truyền thống hơn ở khu vực Donetsk ở miền Đông Ukraine do lực lượng Nga hậu thuẫn.

Đại sứ quán Nga ở Washington DC không phản hồi yêu cầu bình luận của VOA. Người phát ngôn điện Kremlin, ông Peskov, hồi tháng 6 nói rằng hai cựu binh Mỹ không được Công ước Geneva bảo vệ – tức được đối xử nhân đạo phù hợp với luật chiến tranh – vì là “lính đánh thuê.”

Trong thời gian bị cầm tù ở Nga, Andy và Alex đã bị buộc phải nói những điều mà họ không muốn nói trong đoạn video mà truyền thông Nga gọi là cuộc phỏng vấn ngắn với các công dân Mỹ bị bắt. Trong đoạn video này, Andy và Alex đã nói “Tôi chống chiến tranh” bằng tiếng Nga.

“Thành thật mà nói, tôi cảm thấy bẩn thỉu,” Andy nói về việc anh bị ép phải nói những lời đó. “Những người hỏi cung và đánh đập tôi có mặt ở đó. Họ đe dọa nếu chúng tôi nói khác đi sẽ đánh chúng tôi, tra tấn chúng tôi, hay giết chúng tôi.”

‘Tôi từng muốn chết’

Sự đánh đập, theo Andy, để lại những vết thương thân thể, nhưng sự bất định về việc không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hay những đe dọa thường xuyên về việc sẽ bị giết chết là những đòn tra tấn về tinh thần.

“Những lời đe dọa liên tục về việc bị hành quyết, những lời đe dọa liên tục về việc phải ngồi tù suốt đời là điều khó chịu nhất,” Andy nói và cho biết giữa những lần chuyển trại giam, anh và những người khác bị bịt mặt để không biết mình đang ở đâu.

Trong lần di chuyển cuối cùng từ Donetsk về lại Nga trước khi lên máy bay tới Ả rập Saudi cho vụ trao đổi tù binh, Andy và hàng chục người khác bị nhồi lên một chiếc xe tải trong khi bị bịt mắt đi hơn 20 tiếng đồng hồ. Họ đã nghĩ có thể họ bị đưa đi hành quyết, theo Andy cho biết.

“Chúng tôi thực sự đã muốn chết hơn là phải chịu đựng những gì đang xảy ra lúc đó,” Andy nói. “Chúng tôi chỉ muốn chấm dứt nó.”
Nhưng trong những tháng ngày đó, Andy cho biết một chút thông tin từ gia đình hay sự động viên lẫn nhau từ những bạn tù, đặc biệt là Alex, người hơn anh 12 tuổi và cũng là một cựu binh trong quân đội Mỹ, đã giúp anh có được chút hy vọng để tiếp tục sống.

“Có rất nhiều thứ đã giúp tôi vượt qua những tháng ngày đó trong sự giam cầm,” Andy nói. “Một trong những thứ đó là gia đình, những người tôi yêu khi nhìn lại những gì tôi muốn thấy. Alex giúp tôi rất nhiều bởi anh ấy thực sự ở đó. Chúng tôi giúp nhau lấy lại tinh thần lạc quan.”

‘Hạnh phúc nhưng áy náy’

Andy, Alex và 8 tù nhân nước ngoài khác được chọn phóng thích sau cuộc hòa giải của Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman. Anh và Alex trở về nhà trong một chuyến hay từ Ả rập Saudi qua New York tới Alabama hôm 24/9. Alex cùng sống ở tiểu bang này, nơi Andy di chuyển đến từ California để được gần vị hôn thê của anh cách đây hơn 2 năm.

“Chúng tôi không thể tin được và vô cùng biết ơn,” bà Darla Joy Black, mẹ của vị hôn thê của Andy nói về sự vui mừng của gia đình khi được đón anh trở về.

Andy cho biết anh vui mừng khi được trở về với những người thân và thấy may mắn khi là một tù nhân được trao đổi mặc dù anh còn đang bị tổn thương về tinh thần cũng như thể chất, sụt gần 10kg và mất trí nhớ ngắn hạn.

Nhưng điều mà Andy cảm thấy áy náy là khi biết rằng còn nhiều người đang bị quân Nga cầm tù, trong đó có một công dân Mỹ là thường dân bị quân Nga bắt cóc ở Kherson mà anh gặp trong thời gian bị giam giữ, trong khi anh được trở về nhà. Tuy nhiên, anh tìm được niềm an ủi khi biết rằng anh đã ở đó và trải qua sự giam cầm để cho một người Ukraine không phải chịu sự đau khổ.

“Tôi đã trải qua sự tồi tệ để họ không phải trải qua nó,” Andy nói và cho biết anh không hối hận về những gì đã làm. “Tôi sẽ làm lại tất cả những điều đó nếu lại có cơ hội.”

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ nhiều lần cảnh báo công dân không tới Ukraine và cho rằng có nhiều cách để giúp đỡ người dân Ukraine thay vì "đặt bản thân mình vào nơi nguy hiểm giữa chiến trường.”

Andy cho biết giờ đây anh đã trở thành “kẻ thù” của quân Nga và không thể quay lại chiến đấu nhưng anh sẽ tiếp tục giúp người Ukraine bằng mọi cách có thể, như tham gia vào những hoạt động nhân đạo, cho dù là ở Mỹ hay ở Ukraine.

Nhưng trước mắt, Andy đang tìm việc trở lại và chuẩn bị cho một đám cưới dự kiến vào mùa hè năm sau với vị hôn thê của mình.
Andy Huynh tới sân bay ở Alabama, Mỹ, đoàn tụ với gia đình sau hơn 100 ngày bị quân Nga giam giữ.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/toi-tung-...09040.html
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply


[Image: K6bu1Jw.png]
Reply


[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Vài thông tin về Tịnh Xá Bồng Lai gửi ngũ ca và độc giả góc PBXH.   Smiling-face-with-halo4
...

VÀI LỜI VỀ THÔNG TIN KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH ADN
-------//------- 
Ngày 28/10/2022, chỉ độ vài ngày trước phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Thiền Am, báo chí đồng loạt đưa tin về việc có kết quả giám định AND trong vụ việc điều tra theo tin báo tội phạm.
Điều này không nằm ngoài dự đoán của nhóm luật sư bảo vệ Thiền Am vốn đã quen dần với một số hoạt động tư pháp của Cơ quan ANĐT tỉnh Long An. Dĩ nhiên, trước phiên tòa vốn gây quá nhiều tranh cãi, thì việc xuất hiện thông tin bất lợi cho các bị cáo là điều cần thiết để định hướng dư luận thuận lợi cho phiên tòa xét xử. Ít nhất, công chúng đang nghiêng ngả, hoang mang phải thấy cho được tính chính đáng, cần thiết về một vụ án mà theo đó, câu ta thán “ngu như bò” cũng đã trở thành một trong vài chứng cứ tương tự đưa những người tu hành, giỏi hát bolero vào đứng sau song sắt lao tù.

Đưa tin, đương nhiên phải giật tít thật kêu : “Lê Tùng Vân đóng cửa Tịnh Thất Bồng Lai từ chối nhận kết quả giám định AND”. Trong đó, danh tính của ông cụ 90 tuổi bị gọi trống không !? Lễ nghĩa xã hội đã tệ đến đáy hoặc có lẽ đấy chỉ là thói quen xưng hô quen thuộc trong gia đình cậu nhà báo đưa tin chăng ? Chưa kể, ông cụ đứng không vững, đến việc ký tên vào đơn để tố cáo sự uất ức còn không nổi, thì đóng hay mở cổng từ chối gì ? Có chăng, chỉ là hơn chục phụ nữ và trẻ con đang rúm ró sợ hãi khi thấy bóng dáng người mặc cảnh phục gọi mở cổng mà thôi. Nhưng dưới ngòi bút nhà báo thì đã thành "sự kiện" truyền thông.

Có bạn hỏi tôi muốn bình luận gì không ? Có, chỉ là vài điều về việc thực thi luật pháp mà thôi :

Giám định ADN là một trong các biện pháp giúp xác định sự thật khách quan của một vụ án. Thế nên, chưa bao giờ nhóm luật sư Thiền Am có ý định phản đối. Thậm chí, đã nhiều lần tư vấn, khuyến khích các thành viên Thiền Am chủ động giám định ADN. Vấn đề còn lại là việc giám định phải được thực hiện theo đúng quy định tố tụng hình sự theo cách có thể kiểm chứng được về đúng vai trò tố tụng, hợp cách về y tế. Đồng thời, bảo đảm tôn trọng đầy đủ các quyền về nhân thân của những người phải giám định. 

Các thành viên Thiền Am có thể có tội hoặc vô tội, nhưng tiến trình điều tra, xét xử vẫn phải bảo đảm công bằng, khách quan và đúng pháp luật với họ.

Thế nhưng, trong thực tế :

- Việc không tống đạt các văn bản về việc điều tra tin báo tội phạm để người bị tố giác, tố cáo có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình là vi phạm tố tụng hình sự.
- Trong giai đoạn điều tra về tin tố giác tội phạm, thì người bị tố giác chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là “…phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác”. Họ không có nghĩa vụ phải chấp hành việc bị lấy mẫu và xét nghiệm AND. 
- Nhiều người trong Thiền Am (kể cả các cháu bé) không phải là người bị tố giác, tố cáo tội phạm. Nhưng buộc phải phục tùng các quyết định tố tụng là sai đối tượng.
- Việc ngăn cản các luật sư tiếp cận với thân chủ tại tư gia của chính họ là không bảo đảm quyền được có luật sư bảo vệ và có thể kiểm chứng được.
- Việc thu thập mẫu ADN không được sự đồng ý của người bị thu thập.
- Việc thu thập mẫu ADN của các cháu nhỏ không có sự đồng ý của người giám hộ hợp pháp.
- Việc thu thập mẫu ADN của các cháu nhỏ không có sự xác định danh tính của người giám hộ hợp pháp.

- Ngày 24/09/2022, một thành viên Thiền Am đã vắng mặt khi thu thập mẫu ADN. Thế nhưng, theo báo chí đưa tin, vẫn có đủ kết quả giám định của 28 thành viên. Vậy ADN của thành viên vắng mặt ở đâu ra mà giám định ?

Từ thực tế thu thập ADN theo cách đáng ngại đó, công chúng có thể tự suy ra giá trị của bản kết quả giám định ADN.

Tuy vậy, không thể không nhắc đến điểm son đáng kể nhất đến từ ông Giám đốc Công an tỉnh khi đưa tin hạn chế về kết quả giám định ADN nhân danh quyền của trẻ em. 

Có thể luật pháp chúng ta chưa hoàn hảo, nhưng luật pháp vẫn có thể xem là hoàn hảo khi được thực thi một cách đầy đủ và khách quan theo cách mà ông Giám đốc Công an tỉnh thông tin báo chí.
Saigon, vài ngày trước phiên tòa phúc thẩm

LS.Đặng Đình Mạnh
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
(2022-11-01, 01:57 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Từ thực tế thu thập ADN theo cách đáng ngại đó, công chúng có thể tự suy ra giá trị của bản kết quả giám định ADN.

Ngoại trừ giám định ADN từ giới chuyên gia y tế thứ ba thuộc các cơ quan phi chính phủ thế giới, ví dụ Hồng Thập Tự.  Ví như giới quan sát thế giới giám định bầu cử từ bên thứ ba. Ngoài ra kết quả của Việt cộng không bao giờ có thể tin được. Hoàn toàn xử trí và phán xét một chiều theo quyết định của ban tuyên giáo trung ương được "chỉ đạo" từ Bắc bộ phủ.
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Không còn nước nào chế đạn cho xe tăng Đức sao ta???

Swiss again reject German request to re-export Swiss ammunition to Ukraine
[Image: CIHVKLTHDFJ5ZAIL3N3V6J7WBY.jpg]
A Swiss national flag flutters behind a sign marking the Bundesplatz square in Bern, Switzerland May 2, 2022. REUTERS/Arnd Wiegmann/File Photo

ZURICH, Nov 3 (Reuters) - Switzerland has again rejected an appeal from Germany to allow it to re-export Swiss-made ammunition to Ukraine, the government said on Thursday, saying such a move would violate Swiss neutrality.
German Defence Minister Christine Lambrecht had written to the government in Bern last month asking for permission to supply 12,400 rounds of Swiss-made ammunition for Gepard anti-aircraft tanks that Berlin has already supplied to Ukraine to help in its war with Russia.

But Swiss Economy Minister Guy Parmelin gave the same response the Swiss government had given in June when it rejected an earlier request.

"Under the principle of equal treatment in neutrality law, Switzerland cannot agree to a request for the transfer of war materiel of Swiss origin to Ukraine as long as the latter is involved in an international armed conflict," the government said.

"As the legal situation remains unchanged, approval of a transfer of Swiss war materiel by Germany to Ukraine is still not possible," it added.
The 35mm shells were originally supplied by Swiss companies to the German army decades ago on the condition that it could not re-export the munitions without Swiss approval.

/* src.: https://www.reuters.com/world/europe/swi...022-11-03/
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply
Bang hội bưng ... bô. Winking-face4








Bà con mua xe điện chạy, đừng dùng xe xăng, xe dầu nữa thì hết bị chôm....ống bô. 

Becuoi
[Image: K6bu1Jw.png]
Reply