Khởi động chương trình học bổng toàn phần cho học sinh nghèo, hiếu học ở Việt Nam.
#61
Hình như Đạn có thủ quỹ có account bên Mỹ, phải không Đạn? nếu Đạn có thì TG hay SLL có thể gửi thẳng cho thủ quỹ của Đạn như vậy dễ hơn. Nếu Đạn không có, họ có thể gửi cho tui, rồi tui gửi về cho Đạn.

Reply
#62
(2021-10-02, 09:20 AM)Dan. Wrote: Em thứ tư hôm nay là em Trịnh Gia Huy, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Tân Bình.  Như đã nói ở trên, ku này là một đứa bé hiếu động, lanh lợi. Không cần kiểm tra tập vở nhưng tui tin sức học của "ông thần" này trong lớp chắc là kém rồi, học theo kiểu đối phó, luôn biết lúc nào thầy cô sẽ truy bài đến tên mình, luôn chọn ngồi gần mấy tên cần cù siêng năng không phải để noi theo mà để cộp-bi cho dễ hơn, không cho không được rồi.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Nhưng nói thật, những đứa bé lanh lợi như thế này tui tin ngày sau sẽ thành công trong mọi công việc, bởi suy cho cùng thì những công thức toán học, những định lý cứng ngắc, những suy diễn của môn hình học không gian rối rắm sẽ không thực dụng bằng cách ứng phó với công việc thực tiễn trong cuộc sống, trong giao dịch, trong làm ăn. Đúng sai chưa nói tới nhưng qua thực tế riêng của cuộc đời mình khiến tui tin mình nghĩ đúng.

Khi tôi đến nhà thì Mẹ của Huy, chị Sương vừa đi công việc, cậu ta ở nhà với Cha. Ngoài nhà trước là nhà của người cô ruột, nơi gia đình em Huy được tá túc, cô của em đang ngồi chiên thịt gà trên cái bếp gas mini đặt dưới nền nhà. Gởi một tấm hình lên để các bạn dễ hiểu những gì tui muốn diễn tả:

[Image: IMG-8918.jpg]

Khoảnh sân phía sau là nơi hai Mẹ con em Huy che tạm cái giường đóng bằng gỗ để ngủ, gọi nó là cái buồng hay cái phòng đều được, không sai. Nhìn cái đầu trọc lóc như trái dừa khô của cậu ta, tui hỏi, Bị cái gì mà cạo đầu trọc lóc vậy, cậu nhanh nhẩu trả lời, Dạ, con cạo cho mát. 

Cũng biết làm dáng, giơ hai ngón tay thành hình chữ V để chụp hình:  

[Image: IMG-8916.jpg]

Thay mặt anh bạn Ẩn Danh, tôi trao cho em Trịnh Gia Huy phần học bổng cho năm học 2021-2022. Chân thành cảm tạ.  Tulip4

[Image: IMG-8917.jpg]

Như thường lệ, đây là lời cảm ơn của của em Gia Huy. Lâu lâu cũng lên giọng cha chú "nạt nộ" cháu nó chút xíu.  Shy





Nghe xong mới giựt mình về lời hứa dẫn đi chơi vào dịp Tết này. Cũng may, còn có chữ Nếu... hì hì.

Cám ơn bạn Đạn  Clinking-beer-mugs4 .

Cu nhóc lanh quá chứ nghe nó đối đáp người ẩn danh cũng thấy thấp thoáng có nét mình ngày xưa.
Chuyện nó viết chữ xấu làm gã ẩn danh cũng bật cười vì ngày xưa đó nó cũng viết chữ xấu kinh hồn, cô giáo lớp tư của nó đã phì cười khi đọc bài văn của nó và nói: "con mới học lớp tư mà đã có nét chữ của bác sĩ rồi" lúc đó nó nhỏ xíu đâu có biết "chữ bác sĩ" là cái gì, lại tưởng cô khen nên cười toe toét  Lol .

Cám ơn bạn, cái công và tấm lòng của bạn là vô giá  Thumbs-up4 Cheer .
Reply
#63
Cha ếch,

Cho tôi địa chỉ nhà của anh rồi tôi gởi money order (Không có return address đâu nhé)

Thankyou
Reply
#64
(2021-10-02, 09:48 AM)Saolấplánh Wrote: Hi anh Đạn,

Bữa nay được thấy hình tướng của anh (thiếu mấy sấp vé số     Lol )

Em muốn giúp một ít tiền cho mấy cháu. Chỉ cho cách gởi $ nha anh bán vé số.

Becuoi Admire Thankyou

Hi Sao.

Cảm ơn vì đã khen tui đẹp, giống mấy anh bán vé số .  Nhưng đoán sai nghề nghiệp rồi, tui đạp cyclo cơ.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Riêng việc đón nhận tài chánh để giúp cho mấy cháu thì Sao cố gắng đợi tường thuật hết 11 em trong danh sách này, sau đó nếu thấy có duyên với em nào, thích em nào và muốn giúp thêm riêng cho em đó thì cứ chọn ra, tui sẽ cố gắng vì các em mà đón nhận và hứa sẽ chuyển tận tay đến em ấy sau. Vậy đi hén.  Tulip4

Còn nếu thấy thích "em đạp cyclo" thì chúng ta có thể thương lượng lại, nghe đâu "em ý" chỉ thích nữ chứ không thích nam lắm thì phải.  Biggrin
Love is now or never...
Reply
#65
(2021-10-02, 10:02 AM)Saolấplánh Wrote: Cha ếch,

Cho tôi địa chỉ nhà của anh rồi tôi gởi money order (Không có return address đâu nhé)

Thankyou

Hihihi, cái vụ đó là tui ớn nhất, gửi zelle hay venmo đi nha Lol

Reply
#66
(2021-10-02, 09:53 AM)Ech Wrote: Hình như Đạn có thủ quỹ có account bên Mỹ, phải không Đạn? nếu Đạn có thì TG hay SLL có thể gửi thẳng cho thủ quỹ của Đạn như vậy dễ hơn. Nếu Đạn không có, họ có thể gửi cho tui, rồi tui gửi về cho Đạn.

Ếch & các bạn:

Mọi việc nên từ từ thu xếp sau nghen. Như đã nói thì trong danh sách 11 em nói trên mình chỉ tường thuật được có 4 em, còn những 7 em nữa lận. Bảy em này thì em nào cũng đã có phần học bổng cố định riêng hết rồi, nằm sẵn trong chương trình rồi nên đây là lúc tường thuật lại thôi. Mong các bạn đợi cho xong hết, sau đó mình có cảm thông cho hoàn cảnh của em nào thì lúc đó mình bổ túc bằng cách cho riêng, cho thêm thì xin nêu rõ em nào mình chọn. Còn việc chuyển tiền thì dễ tính thôi mà, bấm cái rẹt, bay cái rột, vài phút là xong hết luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Vậy hén. Case thứ 5 do bạn Cỏ bảo trợ mà tui sắp sắp đưa lên là một case khó, quả là khó đối với tui. Nó không hẳn chỉ là nổi khổ về tài chánh của một người mẹ đơn thân, học ít, còm cõi nuôi con trai lớn khôn để mong con mình được như bao nhiêu người con trai khác mà nó còn là nổi khổ tâm, sự bất lực của một người Mẹ khi nhìn sự thay đổi của con mình.
Love is now or never...
Reply
#67
(2021-10-02, 10:21 AM)Dan. Wrote: Ếch & các bạn:

Mọi việc nên từ từ thu xếp sau nghen. Như đã nói thì trong danh sách 11 em nói trên mình chỉ tường thuật được có 4 em, còn những 7 em nữa lận. Bảy em này thì em nào cũng đã có phần học bổng cố định riêng hết rồi, nằm sẵn trong chương trình rồi nên đây là lúc tường thuật lại thôi. Mong các bạn đợi cho xong hết, sau đó mình có cảm thông cho hoàn cảnh của em nào thì lúc đó mình bổ túc bằng cách cho riêng, cho thêm thì xin nêu rõ em nào mình chọn. Còn việc chuyển tiền thì dễ tính thôi mà, bấm cái rẹt, bay cái rột, vài phút là xong hết luôn.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Vậy hén. Case thứ 5 do bạn Cỏ bảo trợ mà tui sắp sắp đưa lên là một case khó, quả là khó đối với tui. Nó không hẳn chỉ là nổi khổ về tài chánh của một người mẹ đơn thân, học ít, còm cõi nuôi con trai lớn khôn để mong con mình được như bao nhiêu người con trai khác mà nó còn là nổi khổ tâm, sự bất lực của một người Mẹ khi nhìn sự thay đổi của con mình.

Dan.,

Cậu bé Nhân Mẫn mà Dan chọn cho anattā đó, thì sẵn dịp để mình góp thêm 100 USD, còn phần tiền của Dan định phụ vào cho gia đình em Mẫn thì Dan hãy giữ lại dùng việc khác. Nếu Dan okay thì ứng trước đi rồi nay mai anattā sẽ chuyển tiền bằng zelle đến thủ quỹ của Dan hoặc cho anh 3Ech cũng được. Cho anattā biết xem chuyển tiền đến cho ai.

Thank you. Clinking-beer-mugs4
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#68
(2021-10-02, 05:12 PM)anattā Wrote: Dan.,

Cậu bé Nhân Mẫn mà Dan chọn cho anattā đó, thì sẵn dịp để mình góp thêm 100 USD, còn phần tiền của Dan định phụ vào cho gia đình em Mẫn thì Dan hãy giữ lại dùng việc khác. Nếu Dan okay thì ứng trước đi rồi nay mai anattā sẽ chuyển tiền bằng zelle đến thủ quỹ của Dan hoặc cho anh 3Ech cũng được. Cho anattā biết xem chuyển tiền đến cho ai.

Thank you. Clinking-beer-mugs4

Cảm ơn anh Anattã.  Tulip4

Thiền Sư trụ trì đã có lịnh thì đệ tử sẽ tuân theo lập tức. Còn chuyện kia thì là bí mật giữa hai thầy trò nhà minh nha, tiền trảm hậu tấu đi hén.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Love is now or never...
Reply
#69
(2021-10-02, 06:07 PM)Dan. Wrote: Cảm ơn anh Anattã.  Tulip4

Thiền Sư trụ trì đã có lịnh thì đệ tử sẽ tuân theo lập tức. Còn chuyện kia thì là bí mật giữa hai thầy trò nhà minh nha, tiền trảm hậu tấu đi hén.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Cám ơn Dan. Winking-thumbs-up-smiley-emoticon
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#70
Buổi sáng thức giấc, sau một đêm ngủ ngon, ngồi nhâm nhi bên ly cà phê đá, tiếp tục công việc của mình.  Smiling-face-with-halo4

Thật ra thì cái việc tường thuật luôn trường hợp của em Trần Phát Đạt, học sinh lớp 12 trường Hàn Thuyên Phú Nhuận có thể thực hiện ngay trong tối hôm qua, tức là buổi sáng bên các bạn nhưng mỗi khi nghĩ đến em này tôi lại có nhiều suy nghĩ. Chợt nhớ lại trường hợp của một chị bạn đồng nghiệp. Anh chị có hai câu con trai, cậu lớn đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm, có một công việc khá ổn đinh, rất giỏi trong ngành IT, rất giỏi lập trình, đang làm việc cho một công ty của Thailand. Nhưng mãi vẫn chưa chịu lấy vợ. Bạn bè gặp nhau thường thì hay tám chuyện, trong câu chuyện nhiều chị khác cứ hay hỏi chi bạn, bao giờ cưới vợ cho con và thường nhận được sự lãng tránh bằng một nụ cười gượng gạo cho qua. Những chi tiết vụn vặt ấy không lọt qua đôi mắt "cú vọ" của tôi, thế nên trong những lần nói chuyện riêng tư, bằng nhiều "thủ thuật" khéo léo, tôi được chị cho biết, cháu nó thuộc về giới tính khác. Trong suốt một thời gian Trung học, khi phát hiện ra câu chuyện, anh chị cũng tìm cách ngăn cản, khuyên răn, dỗ dành nhưng đều bất lực, cháu nó ngày càng bộc lộ rõ hơn khi lên Đai học, rồi khi ra trường đi làm việc, cháu nó đã có lông có cánh thì nằng nặc đòi ra ngoài mua nhà sống tự lập để được tự do hơn. Rồi đến cậu em thứ hai cũng dần dần có tính cách giống anh mình, nay cháu nó cũng lên Đai học rồi.

Kể ra câu chuyện mà mình chứng kiến thật ra cũng không phải là lên án hay thành kiến gì, bởi quan niệm của tôi cũng không quá bó hẹp theo cách cứng ngắc, nếu không muốn nói là khá thoáng bởi luôn tôn trọng quyền tự do của người khác, bởi luôn công nhận các bạn ấy hầu hết ai cũng rất giỏi trong công việc, trong đời sống, có những thành công nhất định. Nhưng đôi khi tự đặt mình vào vị trí của những người làm Cha, làm Mẹ, ngồi nghĩ vê những suy nghĩ, những băn khoăn của họ, tự nhiên mình cũng chạnh lòng. Mỗi một cuộc sống, mỗi một hoàn cảnh đều có một cách suy nghĩ, một cách nhìn nhận khác nhau, tôi biết. Như các bạn ở xa, nơi mà quyền tự do cá nhân của con người luôn được đặt lên hàng đầu thì việc nhìn thấy những trường hợp ấy là việc quá tự nhiên, chẳng có gì để nói. Nhưng ở một nơi mà việc nhìn nhận nó còn hạn chế, bởi trong đầu của những bậc làm Cha làm Mẹ họ chỉ nghĩ đơn thuần rằng việc mình làm lụng cực khổ nuôi nấng con cái để nó lớn lên, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, con cháu đầy đàn là việc tự nhiên trong trời đất thì họ sẽ thấy gì qua sự khác biệt đó?. Có tự đặt mình vào vị trí của họ thì mình mới hiểu được họ, vậy thôi.

Buổi sáng bên ly cà phê, nói chuyện linh tinh cho nó vui vui, không có ý gì khác. 

Cheer
Love is now or never...
Reply
#71
(2021-10-02, 06:53 PM)Dan. Wrote: Buổi sáng thức giấc, sau một đêm ngủ ngon, ngồi nhâm nhi bên ly cà phê đá, tiếp tục công việc của mình.  Smiling-face-with-halo4

Kể ra câu chuyện mà mình chứng kiến thật ra cũng không phải là lên án hay thành kiến gì, bởi quan niệm của tôi cũng không quá bó hẹp theo cách cứng ngắc, nếu không muốn nói là khá thoáng bởi luôn tôn trọng quyền tự do của người khác, bởi luôn công nhận các bạn ấy hầu hết ai cũng rất giỏi trong công việc, trong đời sống, có những thành công nhất định. Nhưng đôi khi tự đặt mình vào vị trí của những người làm Cha, làm Mẹ, ngồi nghĩ vê những suy nghĩ, những băn khoăn của họ, tự nhiên mình cũng chạnh lòng. Mỗi một cuộc sống, mỗi một hoàn cảnh đều có một cách suy nghĩ, một cách nhìn nhận khác nhau, tôi biết. như các bạn ở xa, nơi mà quyền tự do cá nhân của con người luôn được đặt lên hàng đầu thì việc nhìn thấy nó là việc quá tự nhiên, chẳng có gì để nói. Nhưng ở một nơi mà việc nhìn nhận nó còn hạn chế, bởi trong đầu của những bậc làm Cha làm Mẹ họ chỉ nghĩ đơn thuần rằng việc mình làm lụng cực khổ nuôi nấng con cái để nó lớn lên, lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái, con cháu đầy đàn là việc tự nhiên trong trời đất thì họ sẽ thấy gì quan sự khác biệt đó?. Có tự đặt mình vào họ thì mình mới hiểu được họ, vậy thôi.

Buổi sáng bên ly cà phê, nói chuyện linh tinh cho nó vui vui, không có ý gì khác. 

Cheer

Dù tự do nhưng vẫn có giới hạn à anh Đạn ơi.  Đối với Kỳ, bất cứ việc gì cũng cần có boundary, giới hạn, limitation, kg thể tuồng luông xả láng được.  Kỳ kg lên án sự chọn lựa của người khác nhưng Kỳ kg ủng hộ.  Ví dụ như người bạn của Kỳ muốn làm lễ cưới đồng tính và mời Kỳ tham dự lễ cưới trong nhà thờ, chuyện này tuyệt đối Kỳ sẽ từ chối.  Tuy nhiên Kỳ vẫn chúc bạn ấy hạnh phúc với quyết định của bạn ấy dù Kỳ kg tham dự và kg tham gia, bạn ấy vẫn là bạn của Kỳ kg có gì thay đổi hết.  Mình tôn trọng cách sống của họ nhưng mình có principle của mình.  Người làm cha mẹ bên này cũng vậy, có nhiều cái cứng quá kg được mà mềm quá cũng kg được, nỗi đau của người làm cha mẹ con cái kg thấu hiểu được.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#72
(2021-10-02, 10:08 AM)Ech Wrote: Hihihi, cái vụ đó là tui ớn nhất, gửi zelle hay venmo đi nha  Lol

 
Nếu có cách chuyển $$$mà không để lộ danh tánh người gởi thì chắc sẽ có nhiều MTQ tham gia 

Giống như mua gift card, rồi chỉ gởi ## số của gift card cho người nhận  Biggrin . Không cần phải gởi card đi

Reply
#73
Trường hợp thứ 5 mà tui đến thăm trong ngày 1 tây tháng 10, ngày mở cửa này là nhà em Trần Phát Đạt, năm nay đã lên lớp 12 rồi. Gọi là nhà chứ thật ra đây không phải là nhà riêng của chị Phượng, mẹ cháu Đạt. Nhà của hai người anh, tức là cậu ruột của Đạt. Nói thiệt là tui không có cảm tình với hai ông này, bởi là người Sài Gòn thì ai ai cũng vui vẻ khi khách đến nhà, không trà thì rượu, hoặc chí ít cũng lịch sự đứng lên nhường chỗ. Hai ông này thì một ông nằm tòng teng trên cái võng, một ông thì ngồi thu lu trên chiếc bàn tròn đưa cặp mắt dò xét nhìn. Biết sao được, nhiều người vẫn còn cái quan niệm cổ hũ, con gái đã đi lấy chồng là phải theo chồng, về nhà chồng mà ở, nếu chẳng may có sa cơ thất thế quay trở về nhà Cha Mẹ tá túc, thường thì Cha Mẹ còn sống, anh chị còn thương thì dang tay ra chấp nhận con mình, em mình mà bảo bọc nhưng cũng không thiếu gì anh gì chị khi thấy em mình bồng con về là nhìn lom lom, sợ chia của, cứ như cái gai trong mắt họ. Chả thiếu gì trường hợp anh chị em tranh chấp tài sản Cha Mẹ mà sẵn sàng làm những điều ác đức ngay cả đến người thân ruột thịt của mình.

Phải nói là em Đạt dạo này rất khó gần gũi, ngại giao tiếp với người ngoài. Theo lời kể của cô Vân, có lần thấy trên mặt mình có nhiều mun, em ấy nằng nặc đòi đi thẩm mỹ cho đẹp da mặt, Mẹ bảo tốn tiền lắm, không có, thế là đòi tự tử nữa mới ghê. Câu đầu tiên em bảo em sẽ không cho chụp hình vì ngại mình xấu lắm. Tôi đồng ý với điều này, hai chú cháu ngồi trên cái tấm phản trong phòng, vừa thu âm vừa nghe tiếng kẽo kẹt của chiếc võng mà ông cậu kia đang nằm kế bên. Thiệt tình mà nói thì ku Đạn này chẳng ngán ai, chuyện gì tốt cho các em là nó sẵn sàng làm, xá gì tiếng võng đong đưa, xá gì cặp mắt cú vọ, xá gì đôi tai chuột của người khác.  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Trong câu chuyện em Đạt trả lời nhát gừng, khi nói em cảm ơn món quà là học bổng của cô Cỏ là 150 USD (còn biết nói là nhiều) trao tặng cho em hì em đòi cảm ơn riêng cô Cỏ thôi chứ không muốn nói ở đây. Cũng may trước khi đi thăm em, tui có hỏi ý kiến của bạn Cỏ và bạn đã đồng ý cho em ấy địa chỉ email của mình. Khi trao cho em cái địa chỉ email của bạn Cỏ, trong lòng tui vẫn nhen nhúm một chút hy vọng là em ấy sẽ liên lạc riêng với bạn Cỏ, bởi khi người ta không chịu mở lòng ra với những người thân chung quanh mình lại có thể dốc lòng ra với một người xa lạ, chưa một lần gặp gỡ, chưa một lần diện kiến dung nhan mùa xuân xinh đẹp thì sao?.  Online nó cũng có nhiều cái lợi đó chứ nhỉ?. Nếu được như thế thì tui tin vào bạn Cỏ, một chuyện gia tâm lý hạng nhì thế giới, sau tui nha, vì tui luôn là chuyên gia tâm lý hạng nhứt rồi, không tranh chấp hay chối cãi điều đó được,  Grinning-face-with-smiling-eyes4 , sẽ có nhiều điều muốn khuyên bảo em hơn, đặc biệt là nhắc em về sự hy sinh của người Mẹ  dành cho mình, bởi trong con người nhỏ bé, chất phát ấy, vẫn luôn dành một tình yêu thương nhất dành cho đứa con mình rứt ruột sinh ra. Khi người ta không còn một sự tin tưởng vào người thân của mình thì họ sẽ sẵn sàng tin vào tha nhân, tui luôn tin như thế.

Mời nghe đoạn ghi âm với em Phát Đạt, một chú Ngựa chứng trong sân trường:  Smiling-face-with-halo4





Và mời nghe luôn lời cảm ơn của mẹ em Đạt, cảm ơn về món quà là phần học bổng của bạn Cỏ tặng cho hai Mẹ con chị Phương, trong đó có nhiều điều chị muốn nói với bạn lắm luôn, nhưng chắc là chưa biết ngõ lời như thế nào, bởi tôi cảm nhận như vậy. Nó là sự tin tưởng, sự mong muốn, có kèm chút bất lực của mình khi con của mình nó không được như ý mình mong đợi, cứ gọi là như là một sự gởi gấm vậy. 





Thay mặt gia đình em Trần Phát Đạt và chị Phượng, chân thành cảm ơn bạn Cỏ vì tất cả.  Tulip4
Love is now or never...
Reply
#74
(2021-10-02, 07:35 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dù tự do nhưng vẫn có giới hạn à anh Đạn ơi.  Đối với Kỳ, bất cứ việc gì cũng cần có boundary, giới hạn, limitation, kg thể tuồng luông xả láng được.  Kỳ kg lên án sự chọn lựa của người khác nhưng Kỳ kg ủng hộ.  Ví dụ như người bạn của Kỳ muốn làm lễ cưới đồng tính và mời Kỳ tham dự lễ cưới trong nhà thờ, chuyện này tuyệt đối Kỳ sẽ từ chối.  Tuy nhiên Kỳ vẫn chúc bạn ấy hạnh phúc với quyết định của bạn ấy dù Kỳ kg tham dự và kg tham gia, bạn ấy vẫn là bạn của Kỳ kg có gì thay đổi hết.  Mình tôn trọng cách sống của họ nhưng mình có principle của mình.  Người làm cha mẹ bên này cũng vậy, có nhiều cái cứng quá kg được mà mềm quá cũng kg được, nỗi đau của người làm cha mẹ con cái kg thấu hiểu được.

Kỳ nói đúng, thú thiệt thì tui cũng nghĩ giống Kỳ về điều này, tôn trọng và chấp nhận một sự thật vẫn diễn ra hàng ngày xung quanh mình. Nhưng cũng hiểu thêm một sự thật khác khi tự đặt mình vào vị trí của những người làm Cha, làm Mẹ để cố gắng hiểu họ một cách chính xác hơn thì nói thật, đó là một điều rất khó khăn, bất kể ở đâu, ở xã hội nào, bởi người Việt mình vẫn chưa quen lắm với lối sống mới, chưa rõ ràng với những mậu thuẫn giữa người già và người trẻ. Đó là một câu chuyện dài thì phải. Một thí dụ điển hình, Mẹ của bạn anh Đạn qua Mỹ thăm con thăm cháu, khi về vẫn hay than phiền về mấy đứa cháu khi cứ You với I mà kêu. Và nhiều chuyện khác biệt nữa.  Smiling-face-with-halo4

Coi như cũng xong một ngày "làm việc". Dạo này cũng còn rảnh, công nhân của tui còn đang ở quê hú hí với con cái, Cha Mẹ già, chưa vào kịp, bởi tiền thì có thể kiếm ra bất cứ khi nào chứ người thân, gia đình thì có tiền muôn bạc vạn cũng khó tìm lại được nếu mai này lỡ có mất đi...

Ghé chân bên một xe bánh mì thịt ven đường, mua vội một ổ bánh mì nóng, chỉ thích cho thịt và chả lụa muối tiêu thêm vài lát dưa leo vào mà ăn, bởi lâu lắm chưa ăn bánh mì nóng. Ngồi bên vĩa hè vắng, vừa nhìn dòng người tất bật qua lại vừa nhai bánh mì, tức cảnh sinh tình, nghĩ ra một câu thơ con cóc:

Tình yêu như chiếc bánh mì,
Ăn nhanh mau hết, để dành thì thiu...   Rollin

Chợt nhớ đến em tỳ nữ tên Vân (lại là Vân...hmmm  Mad ), người vẫn hay lẽo đẽo theo mình mài mực, giờ đã theo chồng bỏ cuộc chơi, phải chi có hắn mài mực thì dòng thơ của mình còn tuôn ra lai láng ướt luôn cái wuần...  Becuoi
Love is now or never...
Reply
#75
(2021-10-02, 09:14 PM)Dan. Wrote: Kỳ nói đúng, thú thiệt thì tui cũng nghĩ giống Kỳ về điều này, tôn trọng và chấp nhận một sự thật vẫn diễn ra hàng ngày xung quanh mình. Nhưng cũng hiểu thêm một sự thật khác khi tự đặt mình vào vị trí của những người làm Cha, làm Mẹ để cố gắng hiểu họ một cách chính xác hơn thì nói thật, đó là một điều rất khó khăn, bất kể ở đâu, ở xã hội nào, bởi người Việt mình vẫn chưa quen lắm với lối sống mới, chưa rõ ràng với những mậu thuẫn giữa người già và người trẻ. Đó là một câu chuyện dài thì phải. Một thí dụ điển hình, Mẹ của bạn anh Đạn qua Mỹ thăm con thăm cháu, khi về vẫn hay than phiền về mấy đứa cháu khi cứ You với I mà kêu. Và nhiều chuyện khác biệt nữa.  Smiling-face-with-halo4

Coi như cũng xong một ngày "làm việc". Dạo này cũng còn rảnh, công nhân của tui còn đang ở quê hú hí với con cái, Cha Mẹ già, chưa vào kịp, bởi tiền thì có thể kiếm ra bất cứ khi nào chứ người thân, gia đình thì có tiền muôn bạc vạn cũng khó tìm lại được nếu mai này lỡ có mất đi...

Ghé chân bên một xe bánh mì thịt ven đường, mua vội một ổ bánh mì nóng, chỉ thích cho thịt và chả lụa muối tiêu thêm vài lát dưa leo vào mà ăn, bởi lâu lắm chưa ăn bánh mì nóng. Ngồi bên vĩa hè vắng, vừa nhìn dòng người tất bật qua lại vừa nhai bánh mì, tức cảnh sinh tình, nghĩ ra một câu thơ con cóc:

Tình yêu như chiếc bánh mì,
Ăn nhanh mau hết, để dành thì thiu...   Rollin

Chợt nhớ đến em tỳ nữ tên Vân (lại là Vân...hmmm  Mad ), người vẫn hay lẽo đẽo theo mình mài mực, giờ đã theo chồng bỏ cuộc chơi, phải chi có hắn mài mực thì dòng thơ của mình còn tuôn ra lai láng ướt luôn cái wuần...  Becuoi

Khổ ghê, sư phụ còn đệ tử đây nè.  Bỏ gươm đao theo mài mực cho sư phụ được chưa?   Lol

Tình yêu như ổ bánh mì
Ăn nhanh chống đói, để dành mất tiêu (bị ăn trộm rinh mất)...  Lol

Cha mẹ bên này nhiều người cũng khổ tâm lắm anh Đạn ơi.  Chuyện buồn nhất là con cái bỏ rơi lủi thủi trong nursing home cho hết đời, mỗi lần Kỳ thăm họ lại nhớ bố mẹ của Kỳ, vì vậy hai chị em Kỳ bằng mọi giá giữ bố mẹ ở nhà cho người chăm sóc.  Kỳ đi xa thì thôi chứ khi về là ngày nào cũng trò chuyện qua facetime với bố mẹ, dù chỉ dăm ba phút.  Mẹ Kỳ kg nhận ra Kỳ, nhưng nghe tiếng thì mẹ gọi tên của Kỳ, mỗi lần như vậy nước mắt tự dưng chảy.
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply