10 loại thuốc nên có sẵn trong nhà
#1
10 loại thuốc nên có sẵn trong nhà
BS Wynn Tran, Los Angeles, USA
===

Trong đại dịch Covid-19, việc hiểu và tự chăm sóc sức khỏe rất quan trọng. Những loại thuốc mua ngoài tiệm (không cần toa) dưới đây sẽ có thể giúp quý vị qua cơn nguy cấp.
  1. Thuốc đau nhức đầu Acetaminophen
  2. Thuốc đau nhức hạ sốt họ NSAID
  3. Thuốc dị ứng
  4. Thuốc đau bao tử
  5. Thuốc tiêu chảy
  6. Thuốc táo bón
  7. Thuốc ngủ
  8. Thuốc xức ngứa cho da
  9. Thuốc ho, tan đờm, và nghẹt mũi
  10. Thuốc nhỏ mắt và nhỏ lỗ tai
Lưu ý là những thuốc này tuy mua không cần toa BS nhưng vẫn có thể có tác dụng phụ nguy hiểm khi uống quá liều hay uống liên tục lâu dài. Ngoài ra những loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc quý vị đang uống, ảnh hưởng đến hiệu quả và tăng tác dụng phụ nguy hiểm.
- Cách tốt nhất là quý vị chỉ nên uống các loại thuốc này trong thời gian ngắn như 1-2 ngày và nếu tình trạng bệnh không giảm thì nên gặp BS ngay. Dĩ nhiên, nếu quý vị có những triệu chứng nguy hiểm hơn nên thì nên gọi 911 hay đi BS ngay lập tức.
- Tủ thuốc gia đình nên có số điện thoại BS, các loại dị ứng thuốc của người nhà, và các hướng dẫn sử dụng thuốc. Tủ thuốc gia đình phải cách xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.
- Tôi không ủng hộ hay quảng bá cho bất kỳ thương hiệu thuốc nào, dưới đây là những loại thuốc đã được FDA chấp thuận bán ngoài tiệm để dùng chữa các triệu chứng thường hay gặp.
- Các loại thuốc dưới dây cũng có thể dùng để chữa các triệu chứng nhẹ của Covid-19.
1. Thuốc nhức đầu hay hạ sốt: Acetaminophen (Tylenol hay Paracetamol in Viet Nam), có thể chữa các triệu chứng nhẹ của Covid-19
- Thuốc họ Acetaminophen (APAP) có thể dùng cho nhiều triệu chứng đau nhức, nóng sốt nhưng thường dùng nhất là cho nhức đầu. Liều dùng là 2 viên 500mg một lần cho nhức đầu ở người lớn, tối đa 3 lần một ngày (6 viên một ngày) hay tổng cộng là 3g. Bệnh nhức đầu kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như sốt, co giật, yếu cơ thể thì bệnh nhân nên gọi BS ngay. Quý vị có thể xem video về bệnh nhức đầu (video # 336) Lưu ý bệnh nhân có bệnh về gan không nên uống quá 3 viên 500mg một ngày.
- Thuốc Acetaminophen còn có liều cực mạnh là 650mg mỗi viên, có thể dùng cho đau xương khớp hoặc đau nhức. Quý vị có thể uống 2 viên (1,300mg) ngày 2 lần. Quý vị uống thuốc rồi mà vẫn còn nhức đầu hay đau nhức thì nên đến gặp BS.
- Nhiều loại thuốc cảm khác như DayQuil, NyQuil, hay thuốc giảm đau á phiện như Percocet hay Vicodin có thành phần Acetaminophen trong đó nên quý vị uống thêm Acetaminophen phải cẩn thận vì liều tổng cộng có thể cao dẫn đến ngộ độc.
2. Thuốc giảm đau nhức và hạ sốt NSAID (Aspirin, Ibuprofen, hay Naproxen) có thể chữa các triệu chứng nhẹ Covid-19
- Các thuốc giảm đau họ NSAID (Nonsteroidal Anti-inflammatory drugs) thường được dùng chữa đau nhức xương khớp vì ngoài tác dụng giảm đau, giảm sốt, thuốc này còn có tác dụng giảm viêm sưng. Qúy phụ nữ bị hành kinh cũng có thể dùng các loại thuốc này giảm đau và giảm co thắt.
- Tuy nhiên, các thuốc họ này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như loét bao tử dẫn đến xuất huyết bao tử và tổn thương thận. Các liều dùng tùy theo loại thuốc như Ibuprofen là 200mg hay 400mg trong khi Naproxen là 500mg hay Aspirin là 81mg. Quý vị nên uống tối đa 2-3 viên mỗi ngày và ngưng ngay nếu có những triệu chứng như đau bao tử hay buồn nôn. Quý vị có bệnh thận mạn tính hay loét bao tử nên hỏi ý kiến BS trước khi dùng thuốc NSAID.
3. Thuốc dị ứng như Diphenhydramine (Benadryl), Loratadine (Claritin), Cetirizine (Zyrtec), hay Fexofenadine (Allegra)
- Dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, hay nổi mẩn đỏ rất hay thường gặp khi quý vị tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển . Quý vị có thể uống các thuốc này để giảm triệu chứng ngứa và dị ứng, quý vị nên đi gặp BS ngay nếu như vẫn còn các triệu chứng và da vẫn còn nổi nhiều mẩn vài ngày sau khi dùng thuốc.
- Các loại thuốc dị ứng thường là họ antihistamine để ức chế chất histamin tiết ra từ tế bào miễn dịch gây ngứa và sưng đỏ da. Có 2 họ antihistamine là loại gây buồn ngủ (Benadryl) và loại không gây buồn ngủ (Loratadine/Claritin, Zyrtec, Allegra). Quý vị cẩn thận khi uống loại gây buồn ngủ và không nên lái xe khi uống. Liều dùng thường là 2-3 viên Benadryl mỗi ngày hoặc 1-2 viên Claritin.
- Tất cả các thuốc này đều có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, và khó chịu bao tử.
4. Thuốc giảm đau bao tử, kháng acid (PPI: Omeprazole/Lansoprazole, Anti-H2 Famotidine, hay kháng Acid: Tums/ Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide)
- Viêm loét bao tử, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi có thể do quá nhiều acid. Quý vị có thể mua các thuốc giảm acid hay kháng acid ở tiệm thuốc để dùng tạm. Nhìn chung, các thuốc họ PPI giảm acid là loại mạnh nhất, tồn tại lâu trong cơ thể, nên quý vị nhớ uống Omeprazole/Lansoprazole trong thời gian ngắn, tối đa 2 tuần. Quý vị nên gặp BS để làm xét nghiệm vi khuẩn H Pylori (xem lại video về đau bao tử và H Pylori của tôi) nếu vẫn còn bị đau sau khi uống PPI. Thuốc PPI uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng.
- Thuốc nhẹ hơn để chữa đau bao tử là thuốc giảm acid họ Antihistamine H2 Famotidine. Loại này, quý vị có thể uống lâu hơn 2 tuần do loại ít có tác dụng phụ hơn Omeprazole. Famotidine cũng có thể uống trong trường hợp mang thai. Famotidine không nên uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc họ antiHistamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng.
- Thuốc kháng acid (Tums hay Calcium Carbonate/Magnesium Hydroxide) là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút.
- Nếu quý vị đau bao tử thì nên dùng 1 viêm nhai Tums/Calcium Carbonate, sau đó uống kèm Famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau. Lưu ý là các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.
5. Thuốc tiêu chảy Loperamide/Bismuth subsalicylate
- là loại thuốc quý vị cần lúc nửa đêm, chẳng may bị trúng thực hay tiêu chảy. Loperamide làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn trong ruột, giúp cơ thể có thời gian hấp thụ lại nước, làm giảm tiêu chảy. Bismuth cân bằng các chất trong chất lỏng trong ruột, giúp cơ thể hấp thụ lại nước, giảm tiêu chảy. Chỉ nên dùng 1 loại Bistmuth hay Loperamide nếu bị tiêu chảy. Tác dụng phụ của 2 loại thuốc này là táo bón (nếu uống nhiều) và nhức đầu, chóng mặt.
- Qúy vị có thể uống Loperamide/Bismuth 2-3 lần trong ngày cho đến khi dừng tiêu chảy.
- Tiêu chảy kéo dài quý vị nên gặp BS vì có thể liên quan đến những bệnh khác như hội chứng kích thích ruột hay nhiễm trùng đường ruột
6. Thuốc táo bón Psyllium, Docusat, Mineral Oil, Polyethylene glycol
- Trái ngược với tiêu chảy, táo bón là một triệu chứng khó chịu khác, nhất là trong lúc đại dịch, muốn đi mà đi không được. Táo bón thường do ít nước trong ruột, làm tăng phần cứng và giảm khả năng di chuyển của phân. Táo bón lâu dài gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm như bệnh trĩ, tổn thương ruột, tính tình nóng nảy, và nhăn da mặt. Thuốc chữa táo bón nhanh nhất là uống nước kết hợp với ăn rau/trái cây.
Nếu triệu chứng táo bón vẫn còn, quý vị có thể uống thêm thuốc làm mềm phân hay thuốc kích thích đẩy phân ra ngoài.
- Thuốc chữa táo bón có rất nhiều loại, từ nhẹ đến nặng, từ thuốc viên cho đến thuốc uống, còn có cả viên đặt vào hậu môn. Trong phạm vi bài viết này, quý vị nên có loại thuốc chữa táo bón nhẹ và vừa tại nhà. Các loại thuốc táo bón nặng dùng không cẩn thận có thể dẫn đến mất nước, kiệt sức, hay mất cân bằng chất điện giải.
- Các loại thuốc uống có thể dùng tại nhà là thuốc Docusate làm mềm phân, thuốc Psyllium tăng chất xơ fiber, dầu Mineral Oil để dễ đi cầu hay thuốc pha nước Polyethylene glycol. Lưu ý là táo bón mạn tính (lâu dài) cần phải gặp BS để tìm ra lý do, nhất là trường hợp táo bón do hội chứng kính thích ruột (IBS).
7 Thuốc ngủ: Melatonin, Valerian, Benadryl, hay Acetaminophen PM
- Giấc ngủ là nền móng của một hệ miễn dịch tốt. Khi chúng ta ngủ không được, chúng ta thấy mệt mỏi, khó chịu, làm việc kém, và dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu đi. Vì vậy, trong đại dịch, quý vị cần phải quan tâm đến giấc ngủ của mình. Khi ngủ không được, quý vị có thể dùng các loại thuốc mua ở tiệm để ngủ dễ. Các loại thuốc này khộng gây nghiện và chỉ nên dùng ngắn hạn. Quý vị xem lại video 'làm sao ngủ ngon" của tôi để hiểu về giấc ngủ và cách chữa.
- Melatonin là loại hormone tự nhiên do cơ thể tiết ra nhiều khi chuẩn bị đến giờ ngủ và giảm dần khi chúng ta gần thức dậy. Vì vậy, tăng lượng hormone Melatonin bằng cách dùng thuốc là một cách hiệu quả để chữa mất ngủ ngắn hạn. Liều dùng Melatonin thường 5mg đến 10mg. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra là nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Quý vị không nên uống hơn 20mg mỗi tối.
- Thuốc ngủ dạng Antihistamine như Benadryl hay Doxylamine là những dạng kháng histamin gây buồn ngủ. Dùng lâu dài có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm như ác mộng, nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy. Thuốc Antihistamine có thể trộn chung với thuốc giảm đau, giảm sốt Acetaminophen vừa chữa đau nhức vừa gây buồn ngủ như Acetaminophen PM hay Aleve PM.
- Valerian là chiết xuất từ cây, dễ gây buồn ngủ, có thể dùng chữa mất ngủ ngắn hạn. Tác dụng phụ có thể xảy ra gồm nhức đầu hay chóng mặt khi thức dậy.- Lưu ý là nếu bị mất ngủ lâu dài, quy vị cần gặp BS ngay vì những nguy hiểm xảy ra biến chứng như đột quỵ, trụy tim, trầm cảm, hay các bệnh tiêu hóa khác.
8. Kem xức ngứa và giảm đau Hydrocortisone 1%, kem Benadryl, và kem Calamine, và kem trụ sinh Triple Antibiotic
- Da nổi mẩn và đỏ ngứa là triệu chứng hay gặp của các bệnh viêm da cơ địa, dị ứng, hay côn trùng cắn. Có sẵn thuốc xức ngứa ở nhà giúp quý vị làm mau lành da, giảm tổn thương da, và ngủ ngon hơn. Khi da bị ngứa, nhiều quý vị sẽ khó ngủ do phải thức dậy gãy liên tục. Ngứa là một trong những triệu chứng khó chịu nhất, nếu không chữa sẽ dẫn đến các bệnh về tâm lý.
- Kem Hydrocortisone mua ở tiệm thường có nồng độ 1% (kem kê toa thường là 2.5%). Hydrocortisone là loại kem steroid thuộc dạng nhẹ. Tuy nhiên, tránh dùng kem này ở vùng da mỏng (da mặt, da vùng cổ, hay vùng kín) do có thể làm mỏng da. Tránh dùng kem Hydrocortisone lâu dài do kem Steroid có thể làm da quý vị mỏng và tạo ra mạch máu li ti mất thẩm mỹ.
- Kem Benadryl là kem có chất kháng ngứa Antihistamine. Loại này có thể dùng với người bị dị ứng với kem Steroid hoặc dùng kết hợp. Kem Calamine là một lựa chọn khác để trị ngứa và trị đau rát nhẹ, đặc biệt do tiếp xúc với cây bụi rậm.
- Kem Lotion dưỡng da cũng là một loại kem trị ngứa hiệu quả. Khi da khô, da bị nhăn, bị thiếu nước, dễ bị ngứa. Lotion và chất dưỡng da làm làm căng láng mịn. Quý vị nghe lại bài video cách chăm sóc da của tôi nhé.
- Kem trụ sinh (triple antibiotic) cũng là loại kem quý vị nên có dành cho các trường hợp phỏng nhẹ, đứt tay, gãy ngứa vết thương lâu lành. Kem trụ sinh giúp da giữ ẩm và làm lành vết thương trong lúc ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
9. Thuốc ho, giảm đờm, nghẹt mũi (Guaifenesin, Dextromethorphan, Fluticasone/Oxymetazoline xịt, hay Pseudoephedrine)
- Ho là một triệu chứng khó chịu khác, kèm theo nghẹt mũi, tăng đờm. Trong mùa Covid-19, đây có thể là những triệu chứng đầu tiên cần phải được chữa ngay lập tức để giảm thiểu các tổn thương vùng hô hấp.
- Guaifenesin trị ho bằng cách giảm đờm trong thanh quản, giảm khó chịu và giảm ho trong khi đó Dextromethorphan ức chế phản xạ hon. Kết hợp Dextro/Guaifenesin chữa ho giảm đờm khá hiệu quả. Dùng thuốc dị ứng Loratadine có thể giảm ho nếu quý vị ho do dị ứng.
- Nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt Fluticasone hay Oxymetazoline. Lưu ý là không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại. Thay vào đó, tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi. Quý vị bị nghẹt mũi cũng có thể dùng thuốc Pseudoephedrine để cải thiện. Các tác dụng phụ có thể của các thuốc chống nghẹt mũi/ho là nhức đầu, khô cổ, và đắng cổ.
- Lưu ý là qúy vị chỉ nên dùng các thuốc này ngắn hạn.
10. Thuốc nhỏ mắt (Artificial tears, anti-allergy, antibiotic eye drops) và thuốc nhỏ lỗ tai
- Đôi mắt của chúng ta là cửa sổ nhìn ra thế giới. Các bệnh về mắt như ngứa mắt, đỏ mắt do dị ứng, viêm nhiễm vi khuẩn, virus, hay khô mắt sẽ làm mắt quý vị khó chịu, nhất là khi đọc bài viết dài như thế này của BS Wynn. Vì vậy, có sẵn trong nhà lọ nước mắt nhân tạo sẽ giúp đôi mắt quý vị mát hơn trong mùa Covid-19.
- Các loại thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa ketotifen fumarate là loại nhỏ mắt quý vị có thể mua ngoài tiệm. Loại này dùng chữa các bệnh đỏ mắt, ngứa mắt, hay viêm sưng mắt. Thuốc nhỏ mắt trụ sinh chloramphenicol 0.5% là loại trụ sinh nhỏ vào mắt trong trường hợp mắt bị nhiễm khuẩn. Thuốc nhỏ mắt có chứa Steroid như Hydrocortisone có thể mua ngoài tiệm, nhưng cần phải dùng cẩn thận trong trường hợp quý vị bị giời leo hay các bệnh nấm ở mắt. Quý vị nên hỏi BS mắt nếu có bất kỳ thắc mắc gì.
- Lỗ tai bị đóng cứt ráy lâu ngày có thể khiến quý vị nghe không rõ, đôi khi quý vị phải nói thật to làm phiền người xung quanh. Quý vị có thể có thể mua dung dịch pha loãng Hydrogen Peroxide-Urea (Debrob) hay dầu Mineral oil để làm mềm cứt ráy.
- Quý vị nên đi khám BS mắt ngay khi các triệu chứng về mắt không bớt hay tệ hơn. Quý vị cũng nhớ khám lỗ tai/thính lực ngay khi không nghe rõ âm thanh xung quanh mình.
Chúc mọi ngưỡi giữ sức khỏe tốt.
BS Wynn Tran, Los Angeles, Hoa Kỳ.

Reply
#2
Thiếu thuốc Đông Trùng Hạ Thảo.  Hì hì…hì hì.    banana-skipping-rope-smiley-emoticon

Reply
#3
(2021-09-03, 11:26 PM)Hai hòn Wrote: Thiếu thuốc Đông Trùng Hạ Thảo.  Hì hì…hì hì.    banana-skipping-rope-smiley-emoticon

quên hén, đâu cần 10 loại chi, chỉ cần 1 loại đông trùng hạ thảo là trị bá bệnh rồi hihi, tivi của đám bất lương nói vậy Grinning-face-with-smiling-eyes4

Reply
#4
... uống garlic tablet thường xuyên đỡ bị lây cảm cúm (covid là cúm độc!) ... đỡ bị táo bón ... lỡ bị lây bịnh rồi thì ăn dấp cá salad mau hết sưng cổ họng tắt tiếng ... uống premier protein mau lại sức ... chi bị tim bẩm sinh nên nghe chích pfizer ảnh hưởng tới tim thì chi dơ vai phải ra chích moderna ...  Grinning-face-with-smiling-eyes4 ...
Reply
#5
Bác sĩ Anh chia sẻ kỹ thuật thở sống còn cho bệnh nhân mắc COVID-19

https://baotintuc.vn/the-gioi/bac-si-anh...434065.htm

 Bác sĩ Sarfaraz Munshi hiện làm việc tại bệnh viện Queen ở thị trấn Romford (phía Đông thủ đô London, Anh) đã có những chia sẻ về kỹ thuật thở giúp bệnh nhân nhiễm virus SAR-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tránh tổn thương phổi chuyển biến xấu hơn.

Dẫn lời bác sĩ Munshi, báo Anh Dailymail đưa tin thở đúng là “cách duy nhất” để oxy vào sâu bên trong phổi.


Bác sĩ Anh chia sẻ kỹ thuật thở hữu ích cho các bệnh nhân COVID-19

Bác sĩ Sarfaraz Munshi hiện làm việc tại bệnh viện Queen ở thị trấn Romford (phía Đông thủ đô London, Anh) đã có những chia sẻ về kỹ thuật thở giúp bệnh nhân nhiễm virus SAR-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) tránh tổn thương phổi chuyển biến xấu hơn.

Dẫn lời bác sĩ Munshi, báo Anh Dailymail đưa tin thở đúng là “cách duy nhất” để oxy vào sâu bên trong phổi.


Video bác sĩ Munshi hướng dẫn kỹ thuật thở (nguồn: DM):






Quy trình thở mà bác sĩ Munshi đưa ra bao gồm:

  1. 5 lần hít sâu đầu tiên, mỗi lần giữ hơi thở trong 5 giây. 
  2. Đến lần hít sâu thứ 6, giữ hơi và ho mạnh ra trong khi che miệng. 
  3. Lặp lại quy trình đó hai lần. 
[size=undefined]
Với động tác ho mạnh, chất nhầy trong đường hô hấp sẽ được giải phóng ra khoang miệng.

Sau khi hoàn thành quy trình thở và ho, bác sĩ khuyên người bệnh nằm sấp trên mặt phẳng, đặt gối phía dưới hỗ trợ và tiếp tục thở sâu thêm 10 phút. Theo lời lý giải của bác sĩ Munshi, phần lớn cơ quan phổi nằm ở phía lưng, chứ không phải phía trước ngực.
 

“Nếu như nằm ngửa, những đường dẫn khí nhỏ hơn sẽ bị đóng lại và điều này không tốt trong khoảng thời gian nhiễm trùng. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng xẹp phổi và viêm phổi thứ phát, và làm cho sức khỏe của bệnh nhân xấu dần đi”, bác sĩ Munshi nhấn mạnh khoảng trống trong phổi sẽ bị thu hẹp nếu như bệnh nhân nằm ngửa.

Khi bệnh nhân được đặt nằm sấp bụng, tư thế này giúp phế nang mở ra nhiều hơn. Các phế nang đóng vai trò quan trọng trong việc lấy oxy để cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, tư thế nằm sấp cũng giúp thoát dịch, ngăn phổi bị nhiễm trùng và tăng lưu lượng máu.


Ca ngợi kỹ thuật thở của bác sĩ Munshi, nhà văn Rowling cho biết bà đã hoàn toàn bình phục sau khi áp dụng phương pháp trên. “Sau 2 tuần tôi xuất hiện đầy đủ triệu chứng của bệnh COVID-19 (mặc dù vẫn chưa được xét nghiệm), tôi đã thực hiện kỹ thuật này theo lời khuyên của chồng. Giờ tôi đã hồi phục hoàn toàn. Kỹ thuật này thực sự có hiệu quả”, nhà văn Rowling viết chú thích dưới đoạn video bác sĩ Munshi dạy thở đăng trên mạng xã hội Twitter.


Bác sĩ Munshi cho biết đồng nghiệp của ông, bà Sue Elliot – y  tá trưởng – đã áp dụng phương pháp thở này để giúp bệnh nhân đang điều trị trong phòng chăm sóc tích cực mỗi ngày.


Bác sĩ Munshi cũng khuyên những bệnh nhân tự cách ly tại nhà và ngay cả những người chưa mắc bệnh cũng có thể thử nghiệm phương pháp thở này.

[/size]

--ooOoo--
[size=undefined][size=undefined]



http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=22132&pid=378567#pid378567
[/size]
[/size]

Post 717




Quote:Bệnh nhân thiếu oxy, người rất mệt và khó chịu, nhưng luôn ngoan ngoãn nằm sấp suốt ngày, hổn hển hớp từng ngụm oxy, cố dành sự sống để về với con. Đến bữa cố gắng ăn để lấy sức.

Mỗi sáng, bác sĩ Dân vào là thấy bệnh nhân nằm sấp, hai vòi phun oxy kêu phè phè, đầu đẫm mồ hôi, nhưng vẫn cố gắng sống, từ từ khỏe lên. SpO2 tăng dần, tăng dần. Bác sĩ giảm dần liều oxy.

BS Dân cho biết buổi chiều 3/9, bác sĩ đưa bệnh nhân chụp cắt lớp CT phổi. Nhìn phổi của bệnh nhân đông đặc gần hết chỉ còn một chút phổi lành, nhưng bệnh nhân đã cai oxy dòng cao được. BS Dân cho biết đây là điều thật là kỳ diệu.




Ngoài ra, bệnh nhân còn có ý chí muốn sống rất mãnh liệt.
Reply
#6
... lỡ bị lupus thì không trông cậy vào hệ miễn nhiễm được ... đồng ý với Anh Phong ... ý chí muốn sống là #1 để survive ...
Reply