Điều trị COVID tại nhà cho đông bào bên VN
#1
Thấy anh bạn là một bác sĩ viết một bài hay, chia xẻ cách điều trị COVID19 tại nhà nên đem về đây, hy vọng các bạn chia xẻ lại trên trang facebook của các bạn để nó được lưu truyền rộng rải hơn. <<Ếch>>

Các ACE thân mến,

Hiện nay dịch COVID 19 hoành hành khắp nơi, thật là một đại nan.  Đồng bào VN bất hạnh vì thiếu thốn mọi điều, người chết khắp nơi vì bệnh viện quá tải và có lẽ ít kinh nghiệm chữa trị vì mới phải đương đầu với COVID khủng khiếp thế này.  Trước tình hình đó, mình mong có thể đóng góp một tay bằng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy trong hơn 1 năm qua, hy vọng giúp ích phần nào.  Dưới đây là phác đồ điều trị COVID 19 tại gia nếu các bạn thấy dùng được hãy truyền đến các bạn bè bà con bên VN.  Phác đồ này tập trung vào bệnh loại nhẹ và nặng, và 2 thuốc chính là oxygen + Dexamethasone.  Hiện Dexamethasone vẫn còn bên VN nhưng có thể sẽ mau hết .  Oxygen thì mình chỉ còn trông chờ vào sở y tế hoặc những mạnh thường quân đóng góp mặc dù mình nghĩ các bạn sinh viên bách khoa có khả năng chế máy tạo oxygen (oxygen concentrator).  Cám ơn các ACE thật nhiều.
Ps: cho những ACE không biết Minh, hiện mình là hospitalist cho Kaiser, làm việc tại Swedish Medical Center ở Seattle, WA.


Phác đồ điều trị COVID 19 tại gia

I.  Nhận dạng:
    - Đòi hỏi kết hợp giữa người dân và y tế địa phương.  

    1.  Ngừơi dân: 
        a. Tuân thủ luật giãn cách và khẩu trạng
        b. Thông báo cho nhân viên y tế nếu có triệu chứng của COVID 19 bao gồm: ho, xổ mũi, sốt, đau                  nhức mình, khó thở, tiêu chảy, mệt, mất/giảm khứu giác, mất/giảm vị giác.
        d. Tích trữ sẵn: Dexamethasone, oxy nếu có thể

    2.  Y tế địa phương:
        a. Kiểm tra dấu hiếu sinh tồn: nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, nồng độ oxy
        b. Xet nghiệm nhanh hoặc NAAT/RT-PCR COVID19
        c. Lâp trạm xá 1-2 giường/hộ dân
        d. Tích trữ sẵn: Dexamethasone, oxy 

II.  Phân loại:
    - Sau khi xác nhận dương tính COVID 19 sẽ phân ra 3 hạng

    1. Nhẹ:  ho, xổ mũi, sốt, đau nhức mình, khó thở, tiêu chảy, mệt, mất/giảm khứu giác, mất/giảm vị giác

    2. Nặng:  ho, xổ mũi, sốt, đau nhức mình, khó thở, tiêu chảy, mệt, mất/giảm khứu giác, mất/giảm vị giác và 1 trong những dấu hiệu dưới đây:
        a. Nồng độ oxy < 94%
        b. Nhịp thở trên 30/phút

    3. Nguy cấp: ho, xổ mũi, sốt, đau nhức mình, khó thở, tiêu chảy, mệt, mất/giảm khứu giác, mất/giảm vị giác và 1 trong những dấu hiệu dưới đây:
       a. Nồng độ oxy vẫn < 94% sau khi được tiếp oxy
       b. Khó thở trở nặng
       c. Hôn mê
       d. Đau ngực kéo dài 

III.  Điều trị:
1. Nhẹ:
    a. Bệnh nhân cách ly tại nhà 10 ngày
    b. Có thể dùng Paracetamol giảm đau hay sốt nếu cần thiết
    c. Ráng vân động nhẹ, đi tới lui thường xuyên 
    d. Tập hít thở sâu và nhẹ 3 lần/ngày, 10 phút/lần
    e. Khi nằm trên giường, tự mình hoặc nhờ người nhà (nhớ mang khẩu trang) xoa bóp bắp chân mỗi 2            tiếng, 5 phút mỗi lần
   f.  Phải chấp nhận và đồng tình với sự thật là ai cũng lo và sợ.  Sau đó hãy nhờ sự quan tâm, động viên         và chăm sóc từ gia đình, người thân.  Bệnh nhân hãy nên lắng nghe và trấn an bản thân mình như           một người bạn đang cần ta giúp đỡ vậy.  

2. Nặng: điều trị tại trạm y tế hoặc ở nhà nếu có điều kiện
    a. Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn ít nhất 2 lần/ngày, nhiều hơn nếu bệnh nhân trở nặng
    b. oxy 2-6 L/phút để giữ nồng độ oxy > 94%
    c. Dexamethasone 6MG mỗi ngày cho tới khi nồng độ oxy > 94%, tối đa 10 ngày
    d. **Heparin 5000U 2 lần/ngày. Nếu không có Heparin, áp dụng phương pháp thoa bắp chân và khuyến khích bệnh nhân vận động nhe
    e. Tập hít thở sâu và nhẹ 3 lần/ngày, 10 phút/lần
    f.  Không tiêu thụ hơn 1.5 L chất lỏng/ngày, nhất là những người có bệnh tim, vì COVID 19 hay gây tràn dịch màn phổi
    g. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên nếu nồng độ oxy < 94%, khó thở trở nặng, hôn mê, đau ngực kéo dài .

3. Nguy cấp:
    a. Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Ghi chú: **Heparin chỉ được tiêm ở trạm y tế/bệnh viện   

Reply
#2
Thumbs-up4 Thumbs-up4

Reply