Nội Công Thiết Tuyến
#31
(2021-09-14, 04:43 PM)TeaOla Wrote: Mấy bài khí công này còn gọi là tai chi phải ko anh Anatta?

Có rất nhiều người mỹ hiện nay họ cũng tập khí công.

Tea,

Bài khí công này tập với dụng cụ bằng vòng, nó không phải là TaiChi.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#32
28. KHẤU THỦ TẢ BIÊN (Đấm móc về bên trái)

[Image: NCSD-31.jpg]


Động tác:… Thở ra, hít vào từ từ song chưởng biến thành song quyền, quyền trái thu về hông trái, quyền phải co lên đấm móc qua hướng trái, nắm tay úp vào trước ngực, đồng thời chuyển sức nặng thân mình tới chân trái bằng cách mở đầu gối chân nầy sang hướng trái.  Hình 93.  Vai phải nghiêng tới.
 

29. TẢ KHAI CUNG THỦ
 
Động tác:… Thở ra, hít vào, mở mũi bàn chân trái sang trái thành tấn bộ Chảo Mã chân trái trước, quyền trái đồng thời dương thẳng tới hướng trái, quyền phải kéo về hướng phải sau.  Hai tay thẳng hàng.  Cả hai nắm tay đều úp xuống đất.  Nín hơi khí trầm.  Tưởng tượng đang dùng sức hai tay kéo sợi dây cung có lắp tên.  Hình 94. 
 

30. HỮU KHAI CUNG THỦ
 
Động tác:… Thở ra, hít vào trong lúc xoay mặt về hướng phải tấn Chảo Mã chân phải trước, tay phải giương thẳng về hướng phải, trong lúc quyền trái co lại dương ra hướng sau nín hơi.  Mắt nhìn theo quyền phải.  Hình 95.
 
YẾU LÝ:  Hai thức Khai Cung thực hiện liền lạc nhau, quay qua trái kế qua phải.  Tưởng tượng thấy con chim bay ở hướng trái dương cung bắn thì nó bay tới hướng phải rồi nên phải lắp tên bắn qua hướng phải.  Khi dương cung hơi thở thở hít phải đúng tư cách, mới lặp tên thì thở ra, hít vào thì dương cung, bắn thì nín hơi.  Làm đúng như thế, từ tư thế đến ý tưởng thì động tác mới có giá trị.  Khi dương cung phải vận sức ở hai cánh tay như thể có cây cung thật chớ không phải chí dương hời hợt lấy có.
 

31. TRẦM SONG CHƯỞNG

[Image: NCSD-32.jpg]


Động tác:… Thở ra, xoay mặt về chánh diện, song quyền biến thành song chưởng, chưởng phải co vào đối diện chưởng trái rồi xuống tấn Kỵ Mã (hai mũi bàn chân khép vào, sức dồn tới các đầu ngón chân), đẩy song chưởng trầm xuống, hai tay song song, thẳng ức bàn tay (chưởng căn) nặng trĩu bàn tay bật lên, nín hơi dồn khí xuống đan điền.  Hình 96.
 

32. SONG TIÊU THỦ
 
Động tác:… Thở ra, nhón lên cao hai tấc tây, song chưởng lật nghiêng thành song tiêu.  Hít hơi vài khí lực vận vào tay (gồng mũi bàn tay) theo đà nhỏm đít lên, song tiêu từ dưới cất mũi lên đấm tới thẳng cánh tay, hai bàn tay cách nhau khoảng cách bằng một vai.  Mắt nhìn thẳng.  Nín hơi.  Hình 97.
 
YẾU LÝ:  Thức Song tiêu làm liền theo Trầm chưởng, nhóm đít lên là song tiêu theo liền đâm tới.  Mũi tiêu linh động, cất lên như đầu hai con rắn mổ tới.  Nghĩa là đi theo đường gợn sóng chớ không vuông góc.
 

33. TẢ HỮU ĐƠN TIÊU
 
Động tác 1:… Thở ra, hít vào, tiêu thủ trái biến thành quyền thu về bên hông trái, tiêu thủ phải đang nghiêng lật úp vào, đồng thời chân phải bước tới.  Mắt nhìn theo tiêu.  Hình 98.
 
Động tác 2:… Tiếp theo, tiêu thủ phải thu lại thành quyền bên hông phải, quyền trái mở ra thành tiêu đâm tới úp, vừa đâm vừa xoay cổ tay.  Mắt nhìn theo tiêu, chân không đổi tấn.  Hình 99.
 
YẾU LÝ:  Hai thức Đơn tiêu nầy làm nhanh như con thoi, mà tay lưu ra đề như quăng một sợi dây, làm cùng một hơi thở.
 

34. TIẾN CHƯỞNG HẬU CÂU THỦ


[Image: NCSD-33.jpg]


Động tác:… Thở ra, hít hơi vào, lùi chân trái về hướng trái tấn Đinh chân phải trước, tiêu trái đồng thời biến thành Câu câu về sau song song với chân sau, quyền phải biến thành chưởng đưa lên trước ngực rồi xoay cổ tay đẩy cạnh chưởng lên khỏi trán, cánh tay nghiêng 45 độ.  Mắt nhìn thẳng tới.  Nín hơi.  Hình 100.
 
35. TIỀN CHƯỞNG HẬU CÂU THỦ
 
Động tác:… Thở ra, xoay trở qua trái nghịch chiều kim đồng hồ thành Đinh tấn chân trái trước, câu thủ trái co lên trước ngực rồi biến thành chưởng gạt lên trước trán.  Chưởng phải từ trên cao biến thành Câu thủ câu sát bên hông xuống song song với đùi chân sau.  Mũi câu hướng lên.  Ngưng thở, mắt nhìn thẳng tới trước.  Hình 101.
 
YẾU LÝ:  Hai thức nầy giống nhau, xoay qua trái, qua phải chân không nhấp nhô, lực phát đều trước sau hai hướng.  Đỡ trên câu ra sau.  Hơi đầy ở ngực.
 
36. TANG QUYỀN

[Image: NCSD-34.jpg]


Động tác:… Thở ra, chân sau bước lên sát chân trước hai bàn chân khít nhau lập tấn đứng thẳng, chưởng câu đều biến thành quyền thu về hai bên hông.  Mắt nhìn hướng về hướng Trái.  Hơi thở điều hòa.  Kế xoay về hướng chánh diện (hướng tiến lên ban đầu)  Hình 102-104.
 
37. TANG CHƯỞNG (Thâu Thức)
 
Động tác:… Song quyền mở ra thành song chưởng, mũi song chưởng hướng sang hai hướng trái phải, hít hơi đầy nén xuống bụng dưới đồng thời đẩy song chưởng từ từ xuống hai bên đùi thẳng cánh tay.  Giữ yên vài giây đồng hồ, kế thu chưởng lên thở ra nhè nhẹ.  Chấm dứt bài luyện thứ hai.  Hình 104.

*****
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#33
III. —THÉP CHẾ VÒNG THIẾT TUYẾN
 
Dùng chữ Phép Chế nghe qua tưởng như ghê gớm lắm, cầu kỳ và công phu như luyện Phép luyện kiếm đời xưa hoặc giả khó khổ như luyện Linh đơn (chế thuốc) của các Đạo gia, v..v…
 
Thật ra không có gì khó khăn đến như thế, ở đây, dụng cụ của môn học rất là đơn giản:  chỉ có một chiếc vòng làm bằng kim loại (sắt đồng, gang, kẽm, chì, v..v..) đường kính 10 phân Tây và cân nặng tùy sự chế luyện có thể từ 1 ký lô rưỡi đến 2 ký rưỡi mỗi vòng.  Điều quan trọng hơn hết là vòng phải tròn, láng, cạnh ít gợn sóng càng tốt vì tránh được sự xây xát cổ tay khi luyện.  Và nếu có thể được thì dùng loại kim loại có tánh nặng nhất mà chế vòng thì đõ phải cồng kềnh.  Thường người ta chế vòng bằng Đồng hay Thao, cũng có thể hợp kim Đồng và kim loại khác.  Gang và Sắt đều nhẹ hơn Đồng, Thao.  Chì là kim loại nặng hơn Đồng nhưng mềm quá lại có chất độc làm mất máu.  Nếu có dùng chì đúc vòng tập thì nên phải thêm kim loại khác như kẽm, nhôm.  Và khi tập thì vòng chì phải bọc vải hoặc da láng để tránh chất phóng xạ của chì cũng ngừa trầy da tay, đời nay văn minh có băng cao su dùng quấn chung quanh vòng chì rất tốt (loại băng vẫn thường quấn tay cầm xe gắn máy).  Người xưa, các nhà phú hộ thường đúc vòng bằng Bạc hoặc Vàng để luyện tập cho tăng sự quý phái.  Vàng thì có pha Bạc cho cứng thêm.  Tưởng ngày nay ít ai có đủ tiền mua 14K Vàng để đúc mươi vòng luyện tập dù người võ gia là một tỷ phú trong nước.  Thế mới biết đường ăn chơi, đường thao luyện xưa nay tuy giống mà có khác vậy.  Sự giàu sang ngày nay chỉ có cái vó bên ngoài chớ thật sự chẳng thể so sánh ngày xưa, càng văn minh con người càng hời hợt, càng hời hợt thì càng chẳng còn giá trị gì.  Các Tư tưởng gia như Phật, Chúa, Lão Tử, Khổng Tử cũng cách nay tới mấy ngàn năm rồi, đến nay chẳng có ai theo kịp nói chi chuyện vượt qua.
 
Ngay như môn học vòng đồng nầy có đã lâu rồi mà nay cũng chẳng có gì tân tiến hơn để luyện tập con người.  May thay soạn giả trong nhiều năm tham khảo và rèn luyện Nội Công vừa tìm được Phương Pháp tổng hợp có thể huấn luyện Nội Công cấp tốc cho học giả đạt đến kết quả trong vòng 3 năm, thay vì 10 năm khổ luyện như ngày xưa.  Âu đây cũng là điều hạnh ngộ trời cho.  Với phương pháp phối hợp mới dựa vào căn bản khoa học, soạn giả huấn luyện môn sinh đủ sức chịu đựng cho xe hơi cán, búa đánh, dao chém, nằm trên hầm chông, v…v… mà không phương hại gì đến sức khỏe mà mỗi ngày sức lực càng gia tăng.  Điều nầy có thể chứng minh qua sự thành công của soạn giả, năm 1972, 73 cho đủ loại xe hơi cán qua đủ chỗ trong mình, năm 1974 đã đủ nội lực chịu đựng cho xe Tăng hạng nặng cán qua (soạn giả sẽ phối hợp tổ chức biểu diễn chung với một Bộ, Phủ thuộc văn hóa thành quả nầy để lấy tiền cứu giúp đồng bào nghèo trong những ngày tới đây, công việc đang tiến hành.  Quý học giả ở Sài Gòn Gia Định nhớ đón coi chơi cho biết.  Có Đài Truyền hình ngoại quốc quay phim).
 
Ở đời, người không học thấy cái gì cũng ghê gớm nhưng khi đã học qua thì mọi sự chỉ là trò chơi giải trí, kiếm tiền hoặc lợi thân đạt đạo, khôn và dốt chỉ cách nhau tờ giấy mỏng.
 
Trở lại cách tạo cái vòng Đồng thì, ngày nay có đủ máy móc tối tân ở các tiệm Tiện, Đúc, Rèn, học giả có tiền thì đến đó bảo họ làm cho cái gì cũng được.  Vẽ kiểu đưa ra bữa sau có liền, mang về tập vài tháng thấy đời vui đẹp hơn xưa, ăn ngon ngủ được, làm việc gì cũng mau cũng vui ấy là sức khỏe tăng tiến rồi đó.  Nếu không có tiệm tiện, đúc, rèn thì nhờ các tiệm làm đồ sắt, hàn cửa sổ, cửa sắt uốn các vòng sắt cũng đều tốt.  Các học giả ở nhà quê có thể dùng sợi dây sắt bằng chiếc đũa ăn uốn thành vòng rồi lấy kẽm nhỏ quấn chung quanh cho đều, lớn dần đến khi đủ trọng lượng mong muốn.  Hoặc dùng chì nấu chảy làm khuôn tròn dưới đất mà đổ, rồi dùng dũa mà dũa cho tròn, sau đó dùng kẽm quấn chung quanh thật đều khít thì cũng có vòng Thiết Tuyến để luyện tập.
 
Trên đây là cách tạo chiếc vòng Đồng, Sắt, v…v… để luyện Nội Công, từ cách làm bằng máy móc đến cách chế biến thô sơ, cách nào cũng tốt.  Quan trọng không phải hoàn toàn ở chiếc vòng đẹp, quí mà ở chỗ biết cách tập luyện.  Biết tập luyện thì có hạnh phúc rồi vậy.
 
Soạn giả viết cuốn sách nầy dành cho người trẻ, tuổi đang lên nhưng không hẳn vì thế mà người có tuổi không tìm thấy điều thích hợp trong sách nầy.  Mà ngược lại người có tuổi sẽ tìm thấy ý nghĩa về đời sống nhiều hơn, thấy phấn khởi hơn trong nhịp sống hàng ngày khi bắt tay rèn luyện môn Quyền thuật nầy.  Bởi ý ấy mà chữ Hạnh Phúc mới được nói đến, còn trẻ tuổi chỉ đúng nghĩa với từ ngữ vui tươi mà thôi.
 
“Sức khỏe là vàng”.  Quý vị đều có kho vàng vô tận, tại sao cứ mãi chịu nghèo nàn.  Cuốn sách quý vị đang cầm trên tay đây là Bí Quyết giúp quý vị hưởng kho vàng của quý vị một cách trọn vẹn.  Chúc quý vị hạnh phúc và vui tươi.

 ***


[Image: BDC-00-copy.jpg]
 

••• HẾT •••

*
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply