Những kỳ tích Đông y ghi chép trong lịch sử, khoa học hiện đại chưa thể giải thích
#1
Những kỳ tích Đông y được ghi chép trong lịch sử, khoa học hiện đại chưa thể giải thích 

Thanh Ngọc







[Image: ntdvn-ton-tu-mac-700x366.jpg]



Đông y là một bộ phận của văn hóa Thần truyền phương Đông, có nội hàm hết sức tinh vi huyền diệu. Các danh y và phương thức chữa trị kỳ diệu của họ đã được ghi nhận trong chính sử, tuy nhiên hiện tại nhiều điều đã bị thất truyền, nhiều điều khiến khoa học hiện đại theo thuyết vô Thần luận không cách nào lý giải được.

Sau đây là một vài ghi chép từ lịch sử Trung Quốc về Đông y được truyền tải qua Minh Huệ Net.

Công năng đặc dị của Biển Thước
Biển Thước là một danh y trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sử Ký, một ghi chép lịch sử đồ sộ về Trung Quốc và thế giới cổ đại, Biển Thước tên là Tần Việt Nhân. Ông là người của nước Trịnh. Thời trẻ, Biển Thước từng làm việc tại một khách quán, tại đây ông gặp một vị khách tên là Trường Tang Quân. Biển Thước cảm thấy Trường Tang Quân cũng không phải là người tầm thường, và rất cung kính lễ độ với ông ấy. Trường cũng đánh giá cao Biển Thước.

Giao lưu hàng thập kỷ, đến một ngày Trường Tang Quân bảo Biển Thước ngồi xuống và nói: “Ta có một phương thuốc bí mật, nay ta đã già rồi, muốn truyền cho ngươi, ngươi nhất định không được tiết lộ cho người khác.” Biến Thước đáp: “Ta nhất định không làm vậy.”

Trường Tang Quân lấy ra một ít thảo dược và nói: “Hãy pha thuốc này với nước ở hồ Thượng Trì và uống trong 30 ngày. Điều này sẽ giúp ngươi có công năng thấu thị vật thể.” Sau khi đưa thảo dược cho Biển Thước và truyền đạt tất cả những phương thuốc bí mật khác, Trường Tang Quân đột nhiên biến mất.

Biển Thước đã dùng thuốc theo lời hướng dẫn của Trường Tang Quân, nhờ đó có thể cách tường khán vật. Ông trở thành một đại phu chẩn bệnh giỏi. Dù có vẻ như ông chẩn đoán bằng cách bắt mạch, nhưng thật ra ông có thể nhìn thấy vấn đề từ nội tạng của họ. Ông lúc thì hành y tại nước Tề, có khi lại đến nước Triệu.

Biển Thước không phải là vị đại phu duy nhất có khả năng này. Theo lịch sử, một danh y khác là Tôn Tư Mạc, một người tu luyện theo trường phái Đạo, cũng có công năng đặc dị thấu thị nhân thể.


[Image: than-y-bien-thuoc.jpg]
Tranh vẽ Biển Thước (Ảnh: Wikipedia).


Sử Ký viết, Triệu Giản Tử mắc bệnh, bất tỉnh năm ngày. Nhiều đại phu đã đến chẩn bệnh nhưng không có kết quả, vì thế họ đã mời Biển Thước đến.

Biển Thước đến trước tiên xem bệnh, sau đó ông nói: “Huyết mạch hết sức bình thường. Đừng lo lắng. Tần Mục Công từng gặp tình trạng này, và đã tỉnh dậy sau bảy ngày. Tình trạng của Triệu tiên sinh giống hết như Tần Mục Công. Ông ấy sẽ tỉnh dậy trong vòng ba ngày và sẽ kể một câu chuyện.”

Triệu Giản Tử đã tỉnh dậy sau hai ngày rưỡi, đúng như lời đoán của Biển Thước, đã kể lại cho các đại phu: “Tôi đã đi gặp các vị Thần trên trời. Tôi đi ngao du thiên quốc và thấy hàng trăm vị Thần.”
Ghi chép lịch sử này đã cho thấy tính chính xác trong chẩn đoán của Biển Thước.

Phân biệt giữa nam và nữ chỉ bằng cách bắt mạch
Hậu Hán Thư ghi chép một trường hợp về đại phu Quách Ngọc đoán giới tính của bệnh nhân chỉ bằng việc bắt mạch. Quách Ngọc là người ở khu vực Quảng Hán thuộc nước Lạc. Thầy của ông, Trình Cao, là học trò của Phù Ông, có khả năng chữa lành bệnh tức thời chỉ với một cây kim bằng đá. Sách của Phù Ông là Châm Kinh và Chẩn Mạch Pháp đã được lưu truyền cho đời sau.
Quách Ngọc là Thái y của Hán Hòa Đế (79-105 sau Công nguyên). Phương thuốc của ông rất hiệu quả, nên nhà vua rất tò mò về khả năng của ông. Ông ra lệnh cho một người hầu nam có bàn tay giống nữ giới, và một nữ tỳ, ẩn sau một tấm màn, và sau đó bảo Quách Ngọc bắt mạch cho tay trái của người nam và tay phải của người nữ.


Khi được hỏi người này có bệnh gì, Quách Ngọc đáp: “Tay trái là mạch dương còn tay phải là mạch âm. Thật kỳ lạ khi một người có cả mạch âm lẫn mạch dương. Thần đang tìm nguyên nhân.” Nhà vua đã không ngớt lời tán thán.

Ngũ Cầm Hý của Hoa Đà
Theo Tam Quốc Chí, Ngô Phổ ở Quảng Lăng và Phiền A ở Bành Thành đều là học trò của danh y Hoa Đà. Hoa Đà nói với Ngô Phổ rằng:

“Con người cần vận động nhưng không thể quá sức. Vận động cho phép lương thực tiêu hóa, năng lượng lưu thông tốt và tránh xa bệnh tật. Nó giống như một bản lề cửa không bao giờ bị mối mọt. Vì thế các bậc những Thánh nhân cổ đại rất giỏi việc điều khiển năng lượng của họ. Việc duỗi các cơ bắp và khớp nối có thể làm chậm quá trình lão hóa của con. Ta có một bộ bài tập tên gọi là Ngũ Cầm Hý, bắt chước theo hổ, hưu, gấu, khỉ và chim.

“Bộ bài tập này có thể tiêu trừ bệnh tật, khiến cho con linh hoạt, và lưu thông năng lượng tốt. Khi cảm thấy không khỏe, con hãy đứng dậy và tập một bài. Sau khi mồ hôi đổ ra, hãy dùng bột thuốc và con sẽ cảm thấy nhẹ nhàng với sự thèm ăn lành mạnh.” Ngô Phổ đã làm theo lời dạy của thầy. Ông đã sống đến tận cửu tuần với hàm răng chắc khỏe, thính giác tốt và thị giác nhạy bén.


[Image: 320-700x366-1-700x366.jpg]

Ảnh: ĐKN tổng hợp.




Hứa Duận Tông chẩn mạch tài tình, chữa khỏi bệnh lao

Câu chuyện sau đây là từ Cựu Đường thư, một trong những ghi chép lịch sử chính thức quan trọng nhất từ thời Trung Hoa cổ. Hứa Duận Tông là một quan viên vào thời nhà Đường, cũng là một ngự y trong một dược phòng của triều đình. Vào năm 618 ở tỉnh Thiểm Tây đã bùng nổ bệnh lao làm nhiều người chết. Trong khi nhiều vị đại phu khác bó tay hết cách thì Hứa Duận Tông lại có thế chữa khỏi hoàn toàn.

Một trong những người bệnh đã hỏi: “Y thuật của tiên sinh như Thần, hà cớ gì mà không viết thành sách lưu lại cho hậu thế?”

Hứa Duận Tông trả lời: “Y thuật chính là ‘ý’. Chẩn đoán bằng cách ‘bắt mạch’ rất phức tạp, vì mỗi tình trạng đều khác nhau, chỉ có thể tâm ý lĩnh hội. Không có phương pháp chẩn đoán hay điều trị nào là phổ quát cả. Vì vậy, rất khó dùng ngôn từ để truyền lại những kỹ năng điều trị và chẩn đoán. Tự cổ đến nay, bậc danh y nào nổi bật hơn những người khác thì chỉ ở cách chẩn mạch. Trước tiên phải tìm được mạch tượng, sau đó mới có thể chẩn đoán bệnh tình, dùng thuốc mà trị bệnh. Nếu như chẩn bệnh chính xác, thì chỉ một loại thuốc là có thể trực tiếp trị khỏi bệnh, nhưng nếu không xác định mạch tượng, không liễu giải bệnh nhân, dựa trên phán đoán cá nhân mà chẩn bệnh thì sẽ phải dùng rất nhiều loại thuốc mà có khi vẫn không hết bệnh.”

“Cũng giống như việc đi săn mà không biết những con thỏ ở đâu. Nếu cử đi nhiều thợ săn, bắn bừa cũng có thể bắt được một hay hai con thỏ. Nhưng đó chỉ là may mắn. Chẳng phải sẽ rất cẩu thả nếu đối xử với bệnh nhân theo cách này sao? Tất cả điều tôi muốn nói là ‘bắt mạch’ rất huyền ảo và phức tạp. Nó không thể được dạy hay truyền lại bằng lời. Vì thế, tôi không thể viết sách về những cách điều trị của tôi.”

Tôn Tư Mạc tạ thế, 1 tháng sau diện mạo không thay đổi
Tôn Tư Mạc là một trong những danh y nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử y học Trung Quốc cổ truyền. Ông được gọi là “vua thảo dược” hay “Thần y.” Tùy Văn Đế đã cố mời ông làm quan, nhưng ông đã từ chối.

Ông nói với bạn mình: “Tôi sẽ không làm việc cho triều đình. 50 năm sau sẽ có một đấng minh quân, chỉ khi đó tôi sẽ bước ra giúp đỡ Ngài.”

50 năm sau đã xuất hiện Đường Thái Tông, vị hoàng đế được tôn sùng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ngài đã mời Tôn Tư Mạc đến kinh đô. Vua Đường rất ngạch nhiên bởi diện mạo trẻ trung của Tôn Tư Mạc.

Đường Thái Tông nói: “Ta luôn kính trọng những người tu luyện. Hôm nay, ta rất ấn tượng bởi Tôn Tư Mạc và điều này đã xác thực cho lòng tôn kính của ta.”



Tôn Tư Mạc sinh năm 581 và qua đời năm 682. Một tháng sau khi qua đời, diện mạo của ông không thay đổi và cơ thể không bị mục rữa mà trở nên rất nhẹ. Khi đưa thi thể ông nhập quan tài, những người khiêng ông chỉ cảm thấy sức nặng của quần áo. Mọi người đã hết sức ngạc nhiên.



Ghi chú của người biên tập: Thần y Tôn Tư Mạc không chỉ là một thầy thuốc, mà còn là một người tu Đạo. Nhiều pháp môn tu luyện của Đạo gia là “tính mệnh song tu”, nghĩa là vừa tu tâm tính vừa cải biến thân thể con người trở thành thân thể bất hoại. Trong kiệt tác y học Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương (Phương thuốc giá trị ngàn lượng vàng), Tôn Tư Mạc viết:


Quote:Vì vậy, với người dưỡng tính, không chỉ là uống thuốc dưỡng sinh trường thọ, sáng sớm dung nạp sương mai (pháp thuật tu hành của Đạo gia), mà còn phải không ngừng hoàn thiện phẩm chất, đức hạnh của bản thân. Khi đã hội tụ đủ các phẩm chất tốt đẹp, ta sẽ không cần uống thuốc bổ vẫn có thể kéo dài tuổi thọ. Còn khi đức hạnh không đủ, cho dù có uống thuốc tiên, nước ngọc cũng không thể sống lâu được.

DNK.TV

Phong huyền thông đảnh
Chẳng phải nhân gian
Ngoài tâm không pháp
Đầy mắt núi xanh.
Reply