Phòng ngừa bệnh col.
#16
Loại hạt khi nấu ăn ai cũng bỏ đi lại có tác dụng thần kỳ cho sức khỏe

Thứ Tư, ngày 13/03/2019 10:00 AM
Sự kiện:
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe
 

Một trong những quan niệm sai lầm liên quan đến loại hạt này là nó có thể gây viêm ruột thừa. Thực chất, chúng rất giàu vitamin A và vitamin C, là nguồn chất xơ tuyệt vời và không gây viêm ruột thừa.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Rất nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ hạt cà chua khi nấu ăn vì lớp vỏ cứng bên ngoài của hạt cà chua rất khó để tiêu hóa. Tuy nhiên thực chất, các axit dạ dày có thể tiêu hóa lớp ngoài của hạt, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Hạt cà chua còn được tiêu thụ sau khi sấy khô, ở dạng bột và có lợi ích làm đẹp khi được chế biến thành tinh dầu hạt cà chua. Ngoài ra, chúng còn có rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác.
[Image: 1552445380-64-1-1552444604-width600height450.jpg]
1. Giúp lưu thông máu
Theo một số thử nghiệm lâm sàng và các chuyên gia y tế tại Liên minh châu Âu, gel tự nhiên được tìm thấy ở phần bên ngoài của hạt cà chua có thể giúp cải thiện lưu thông máu của bạn.


2. Ngăn ngừa cục máu đông
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, loại hạt này có một số tính chất giống như aspirin. Thông qua đó, hạt cà chua có thể giúp giảm nguy cơ đông máu. Tiêu thụ hạt cà chua để hạn chế nguy cơ cục máu đông tốt hơn so với aspirin, vì điều này sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào như chảy máu trong hoặc loét dạ dày.
3. Thay thế cho aspirin
Những người bị huyết áp cao hoặc gặp phải các các vấn đề tim mạch khác được các bác sĩ khuyên dùng aspirin hằng ngày. Người ta đã khẳng định rằng, hạt cà chua có thể cải thiện lưu lượng máu trong vòng 3 giờ sau khi sử dụng.
4. Tốt cho tiêu hóa
Hạt cà chua rất giàu chất xơ, vì vậy nó rất cần thiết cho việc hỗ trợ tiêu hóa. Nó cũng chứa một lượng đáng kể axit amin giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của cơ thể.
[Image: 1552445381-706-2-1552444604-width600height400.jpg]
Lưu ý khi sử dụng hạt cà chua
Bất cứ điều gì có lợi cho cơ thể của chúng ta cũng có thể sở hữu một số nhược điểm. Và hạt cà chua không phải ngoại lệ, vì vậy nó có thể có tác dụng phụ đối với một số người nhất định tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, dị ứng và các yếu tố khác.
1. Có thể làm nặng them bệnh sỏi thận
Mặc dù không được khoa học tuyên bố rằng tiêu thụ hạt cà chua sẽ phát triển sỏi thận, nhưng chúng có thể khiến tình trạng bệnh này tồi tệ hơn ở một số người mắc bệnh này. Hạt cà chua có hại cho thận do chứa hàm lượng oxalate cao, sẽ gây ra sự tích tụ canxi trong thận của bạn.
2. Có thể gây viêm túi thừa
Mặc dù chưa có chứng khoa học cụ thể, nhưng những người bị viêm túi thừa được khuyến cáo không nên ăn hạt cà chua
Be Vegan, make peace.
Reply
#17
Loại quả "khó ngửi" với nhiều người nhưng có tác dụng chữa bệnh tuyệt diệu không thể ngờ

Thứ Hai, ngày 25/02/2019 10:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 



Sầu riêng có thể chữa vô sinh, tốt cho sức khỏe tim mạch, phòng chống bệnh đái tháo đường,... và rất nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác.

[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]


1. Điều trị vô sinh đối với bệnh buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng nội tiết gây cản trở hệ thống sinh sản, gây vô sinh. Sự mất cân bằng trong hormone giới tính nữ ngăn cản sự phát triển và giải phóng trứng trưởng thành. Điều này ảnh hưởng đến sự rụng trứng và mang thai. Một nghiên cứu đã chỉ ra tiềm năng sử dụng trái sầu riêng trong điều trị vô sinh trong PCOS, mặc dù cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn để chứng minh khả năng của nó.

2. Ổn định lượng đường trong máu

Các hợp chất hoạt tính sinh học trong quả sầu riêng có tác dụng phòng chống nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường. Trong một nghiên cứu mới đây, sầu riêng đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện cân bằng nội môi glucose bằng cách thay đổi bài tiết insulin.





[Image: 1551063488-97-1-1551063109-width600height450.jpg]

3. Cải thiện năng lượng

Vì trái sầu riêng có nhiều carbohydrate, tiêu thụ nó sẽ giúp bổ sung mức năng lượng bị mất. Carbohydrate phức tạp cần có thời gian để tiêu hóa, thúc đẩy các cơn co thắt cơ bắp cung cấp cho cơ thể bạn nguồn năng lượng lâu dài. Vì vậy, ăn 1 quả sầu riêng sẽ cung cấp cho bạn năng lượng và giảm căng thẳng, mệt mỏi rõ rệt.

4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trái cây là một nguồn chất xơ tốt đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Các tế bào ruột kết sử dụng chất xơ làm nhiên liệu giúp chúng khỏe mạnh. Chất xơ cũng duy trì đường tiêu hóa của bạn bằng cách giữ cho nhu động ruột hoạt động thường xuyên, làm mềm phân.

5. Giảm đau

Chiết xuất của vỏ sầu riêng được biết là có chứa các đặc tính giảm đau và kháng sinh. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Y Nam khoa, chiết xuất vỏ sầu riêng có thể giúp giảm ho do đặc tính giảm đau và kháng sinh.







6. Thúc đẩy tăng trưởng hồng cầu

Trái sầu riêng là một nguồn axit folic và sắt dồi dào. Những khoáng chất này hỗ trợ sản xuất huyết sắc tố. Folate hoặc axit folic là cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các tế bào hồng cầu, trong khi đó sắt rất cần thiết để sản xuất hemoglobin, một loại protein chịu trách nhiệm mang oxy đến các tế bào và cơ quan trong cơ thể.

7. Giảm trầm cảm, hỗ trợ giấc ngủ

Theo Tạp chí Nghiên cứu Dược phẩm Thế giới, sầu riêng có chứa tryptophan, một loại axit amin là mt hợp chất gây ngủ tự nhiên giúp chuyển hóa các hormone melatonin và serotonin. Melatonin tham gia vào chu kỳ đánh thức giấc ngủ và serotonin có liên quan đến việc thúc đẩy giấc ngủ, tâm trạng và nhận thức. Điều này làm giảm nguy cơ trầm cảm và căng thẳng hiệu quả.

[Image: 1551063488-619-2-1551063143-width500height381.jpg]

8. Tốt cho sức khỏe của xương

Sầu riêng là một nguồn cung cấp rất nhiều canxi và phốt pho. Đối với sức khỏe của xương, rất cần có đủ lượng khoáng chất này. Theo trang American Bone Health, 85% phốt pho của cơ thể có trong xương dưới dạng canxi photphat.

9. Ổn định huyết áp

Trong quả sầu riêng có các hợp chất chứa lưu huỳnh như ethanethiol và các dẫn xuất disulphide góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp. Một nghiên cứu cho thấy, những người khỏe mạnh thường xuyên ăn sầu riêng có mức huyết áp ổn định
Be Vegan, make peace.
Reply
#18
Loại lá tưởng chẳng thề nào ăn, uống được lại là "thần dược" chữa bệnh

Thứ Ba, ngày 19/02/2019 19:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
 



Lá tre của cây tre thuộc họ cỏ, lớp thực vật một lá mầm. Để làm thuốc người ta thu hái lá tre khi phiến lá chưa mở hết, màu xanh mởn. Dùng tươi hoặc khô với tên thuốc là trúc diệp. Lá tre dưới dạng búp hoặc đọt được gọi là trúc diệp quyển tâm.

[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]


Trúc diệp có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu giảm sốt. Ngoài ra có thể dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu, cho mùi thơm, như lá sả, lá hương nhu, bạc hà, khuynh diệp… làm thuốc xông hơi trị cảm mạo. Sau đây là một số bài thuốc điều trị:

Chữa đái buốt, đái dắt: Trúc diệp quyển tâm phối hợp với rau má mỗi thứ 20g, để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống.

Chữa tăng huyết áp: Trúc diệp quyển tâm 10g, lá diễn 10g, lá dâu 20g, hoa cúc vàng 20g. Tất cả sắc uống trong ngày.





Chữa kiết lỵ kinh niên: Trúc diệp quyển tâm 4g, hạt cau già 2g, chè tươi 10g sao vàng sắc với 200ml nước còn 50ml nước, uống trong ngày.

[Image: Loai-la-tuong-chang-the-nao-an-uong-duoc...ght331.jpg]

Chữa cảm sốt, miệng khô khát: Trúc diệp 30g, thạch cao 12g, mạch môn 8g, gạo tẻ 7g, bán hạ 4g, đảng sâm 2g, cam thảo 2g. Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày.







Hoặc dùng bài: Trúc diệp 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới 8g, bạc hà 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm phế quản cấp tính: Trúc diệp 12g, thạch cao 16g, tang bạch bì 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, hoài sơn 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa viêm thanh quản, mất  tiếng: Trúc diệp 12g, trúc như 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 10g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tính chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm bàng quang cấp tính: Trúc diệp 16g, sinh địa 12g, mộc thông 12g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, đăng tâm 6g sắc uống trong ngày.

Chữa đái ra dưỡng chấp: Trúc diệp 20g, kim tiền thảo 20g, mía dò 20g, giá đỗ xanh 16g, tì giải 16g, ý dĩ 12g, hoạt thạch 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa sởi ở thời kỳ đang mọc: Trúc diệp 20g, sài đất 16g, sắn dây 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống trong ngày.

Chữa thủy đậu: Trúc diệp 8g, liên kiều 8g, cát cánh 4g, đạm đậu sị 4g, bạc hà 2g, sơn chi 2g, cam thảo 2g, hành tằm 2 củ. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm loét miệng: Trúc diệp 16g, thạch cao 20g, sinh địa 16g, chút chít 16g, cam thảo nam 16g, huyền sâm 12g, ngọc trúc 12g, mộc thông 12g. Sắc uống trong ngày
Be Vegan, make peace.
Reply
#19

Loại rau người Việt chỉ để cho lợn ăn lại là "thần dược" ngừa ung thư và nhiều bệnh khác

Thứ Ba, ngày 12/02/2019 12:00 PM
Sự kiện:
Ung thư , Sống khỏe
 


Khoai môn là một loại cây nhiệt đới được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á và Nam Ấn Độ. Không chỉ củ khoai được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc mà lá của nó cũng có thể được ăn khi nấu chín với giá trị dinh dưỡng cao.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g lá khoai môn:
[Image: 1549939725-962-1-1549939316-width600height1657.jpg]
Những tác dụng sức khỏe tuyệt vời của lá khoai môn:
1. Ngăn ngừa ung thư
Lá khoai môn là một nguồn vitamin C tuyệt vời - chất chống oxy hóa tan trong nước. Vitamin này có tác dụng chống lại ung thư: ức chế sự phát triển của khối u và làm giảm tiến trình tăng sinh tế bào ung thư.
Theo một nghiên cứu, tiêu thụ lá khoai môn có thể làm giảm tỷ lệ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu quả của khoai môn trong việc giảm các tế bào ung thư vú.
2. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Lá khoai môn giàu vitamin A, rất cần thiết trong việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, duy trì thị lực tốt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (một nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực).


Vitamin A hoạt động bằng cách cung cấp vitamin cho mắt để ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cung cấp tầm nhìn rõ ràng bằng cách duy trì giác mạc khỏe mạnh.
3. Hạ huyết áp
Lá khoai môn có thể làm giảm huyết áp cao do có chứa saponin, tannin, carbohydrate và flavonoid. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của dịch chiết lá khoai môn có tác dụng lợi tiểu, chống tăng huyết áp ở chuột.
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, làm hỏng các mạch máu của não và ngăn chặn lưu lượng máu đến não. Nó cũng gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ. Vì vậy, ăn lá khoai môn cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch.
[Image: 1549939725-60-2-1549939316-width665height442.jpg]



Lá khoai môn có hình trái tim và màu xanh đậm. Chúng có vị như rau chân vịt khi nấu chín.
4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vì lá khoai môn có lượng vitamin C đáng kể, chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
hiệu quả. Một số tế bào, đặc biệt là tế bào thực bào của hệ thống miễn dịch cần vitamin C để hoạt động tốt. Nếu vitamin C thấp trong cơ thể, hệ thống miễn dịch không thể chống lại các mầm bệnh.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến một số lượng lớn dân số thế giới. Hoạt động chống đái tháo đường của chiết xuất ethanol có trong lá khoai môn được đánh giá ở chuột bị tiểu đường có tác dụng giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa giảm trọng lượng cơ thể.
Bệnh tiểu đường, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim.
6. Tốt cho hệ tiêu hóa
Lá khoai môn có hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nó cũng hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như Escherichia coli và Lactobacillus acidophilus sống yên bình trong ruột, giúp tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn gây hại.
7. Giảm viêm
Lá của khoai môn có chứa phenol, tannin, flavonoid, glycoside, sterol và triterpenoids có chứa các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm viêm mãn tính. Chiết xuất lá khoai môn có tác dụng ức chế đáng kể đối với histamine và serotonin là các chất trung gian có liên quan đến giai đoạn ban đầu của quá trình viêm cấp tính.
8. Bảo vệ hệ thần kinh
Lá khoai môn chứa vitamin B6, thiamine, niacin và riboflavin được biết đến với tác dụng bảo vệ hệ thần kinh. Tất cả các chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển của não bộ thai nhi và tăng cường hệ thống thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của chiết xuất hydro-colocasia esculenta trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
9. Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng xảy ra khi cơ thể có số lượng huyết sắc tố thấp. Lá khoai môn có một lượng sắt đáng kể giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong lá khoai môn giúp hấp thu sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Nấu chín lá khoai môn đúng cách:

Bước 1: Làm sạch lá và trần chúng vào nước sôi.

Bước 2: Luộc trong khoảng 10-15 phút.

Bước 3: Xả sạch trong nước lạnh và thêm lá luộc vào các món ăn khác.

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

Lá khoai môn có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến ngứa, đỏ và kích ứng trên da. Hàm lượng oxalate trong lá dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalate canxi. Vì vậy, điều cần thiết là luộc kỹ chúng trước khi ăn thay vì ăn sống như một số loại rau khác
Be Vegan, make peace.
Reply
#20

Loại rau người Việt chỉ để cho lợn ăn lại là "thần dược" ngừa ung thư và nhiều bệnh khác

Thứ Ba, ngày 12/02/2019 12:00 PM
Sự kiện:
Ung thư , Sống khỏe
 


Khoai môn là một loại cây nhiệt đới được trồng rộng rãi ở Đông Nam Á và Nam Ấn Độ. Không chỉ củ khoai được sử dụng như một loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc mà lá của nó cũng có thể được ăn khi nấu chín với giá trị dinh dưỡng cao.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g lá khoai môn:
[Image: 1549939725-962-1-1549939316-width600height1657.jpg]
Những tác dụng sức khỏe tuyệt vời của lá khoai môn:
1. Ngăn ngừa ung thư
Lá khoai môn là một nguồn vitamin C tuyệt vời - chất chống oxy hóa tan trong nước. Vitamin này có tác dụng chống lại ung thư: ức chế sự phát triển của khối u và làm giảm tiến trình tăng sinh tế bào ung thư.
Theo một nghiên cứu, tiêu thụ lá khoai môn có thể làm giảm tỷ lệ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu quả của khoai môn trong việc giảm các tế bào ung thư vú.
2. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Lá khoai môn giàu vitamin A, rất cần thiết trong việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, duy trì thị lực tốt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (một nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực).


Vitamin A hoạt động bằng cách cung cấp vitamin cho mắt để ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Nó cung cấp tầm nhìn rõ ràng bằng cách duy trì giác mạc khỏe mạnh.
3. Hạ huyết áp
Lá khoai môn có thể làm giảm huyết áp cao do có chứa saponin, tannin, carbohydrate và flavonoid. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của dịch chiết lá khoai môn có tác dụng lợi tiểu, chống tăng huyết áp ở chuột.
Huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ, làm hỏng các mạch máu của não và ngăn chặn lưu lượng máu đến não. Nó cũng gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ. Vì vậy, ăn lá khoai môn cũng có lợi cho sức khỏe tim mạch.
[Image: 1549939725-60-2-1549939316-width665height442.jpg]



Lá khoai môn có hình trái tim và màu xanh đậm. Chúng có vị như rau chân vịt khi nấu chín.
4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vì lá khoai môn có lượng vitamin C đáng kể, chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
hiệu quả. Một số tế bào, đặc biệt là tế bào thực bào của hệ thống miễn dịch cần vitamin C để hoạt động tốt. Nếu vitamin C thấp trong cơ thể, hệ thống miễn dịch không thể chống lại các mầm bệnh.
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến một số lượng lớn dân số thế giới. Hoạt động chống đái tháo đường của chiết xuất ethanol có trong lá khoai môn được đánh giá ở chuột bị tiểu đường có tác dụng giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa giảm trọng lượng cơ thể.
Bệnh tiểu đường, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim.
6. Tốt cho hệ tiêu hóa
Lá khoai môn có hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Nó cũng hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi như Escherichia coli và Lactobacillus acidophilus sống yên bình trong ruột, giúp tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn gây hại.
7. Giảm viêm
Lá của khoai môn có chứa phenol, tannin, flavonoid, glycoside, sterol và triterpenoids có chứa các đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm viêm mãn tính. Chiết xuất lá khoai môn có tác dụng ức chế đáng kể đối với histamine và serotonin là các chất trung gian có liên quan đến giai đoạn ban đầu của quá trình viêm cấp tính.
8. Bảo vệ hệ thần kinh
Lá khoai môn chứa vitamin B6, thiamine, niacin và riboflavin được biết đến với tác dụng bảo vệ hệ thần kinh. Tất cả các chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển của não bộ thai nhi và tăng cường hệ thống thần kinh. Một nghiên cứu cho thấy tác dụng của chiết xuất hydro-colocasia esculenta trong rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
9. Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng xảy ra khi cơ thể có số lượng huyết sắc tố thấp. Lá khoai môn có một lượng sắt đáng kể giúp hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C trong lá khoai môn giúp hấp thu sắt tốt hơn, làm giảm nguy cơ thiếu máu.
Nấu chín lá khoai môn đúng cách:

Bước 1: Làm sạch lá và trần chúng vào nước sôi.

Bước 2: Luộc trong khoảng 10-15 phút.

Bước 3: Xả sạch trong nước lạnh và thêm lá luộc vào các món ăn khác.

Tác dụng phụ có thể gặp phải:

Lá khoai môn có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến ngứa, đỏ và kích ứng trên da. Hàm lượng oxalate trong lá dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalate canxi. Vì vậy, điều cần thiết là luộc kỹ chúng trước khi ăn thay vì ăn sống như một số loại rau khác
Be Vegan, make peace.
Reply
#21

Loại quả "rẻ như cho" lại có tác dụng như thần dược

Thứ Năm, ngày 08/11/2018 12:01 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
 

Ít ai ngờ loại quả này được bán với giá rất rẻ (chỉ hơn 10 nghìn đồng/kg) nhưng lại có công dụng đặc biệt.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Khế là một loại cây phổ biến được trồng tại nhiều gia đình. Ít tai ngờ quả khế được bán với giá rất rẻ (chỉ hơn 10 nghìn đồng/kg) nhưng lại có công dụng đặc biệt.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, khế còn có tên gọi khác là ngũ liêm tử, ngũ lăng tử. Trong y học cổ truyền, khế có tính bình, được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.
[Image: 1541653207-896-loai-qua-re-tien-nhung-co...ght480.jpg]
Trong y học cổ truyền, khế có tính bình, được sử dụng để chữa bệnh rất tốt.
Chữa cảm lạnh, xổ mũi
Có thể dùng bài thuốc từ quả khế như sau: Khế nướng 3 quả, vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với 50ml rượu trắng để uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.


Chữa nhức đầu
Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa đau họng
Dùng quả khế tươi giã nát lấy ước uống sẽ có công dụng chữa đau họng cực kỳ hiệu quả.
Chống say nắng
Lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 40g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát lấy nước uống, bã thì đem đắp vào thái dương, gan bàn chân sẽ giúp thuyên giảm bệnh nhanh chóng. Hoặc dùng quả khế tươi ép khế lấy nước uống, có thể cho thêm chút đường để chống say nắng.
Chữa dị ứng, mẩn ngứa
Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc.
Chữa sốt rét
Dùng hoa khế kết hợp với lá na sắc lên lấy nước uống để chữa sốt rét.
Chữa đau răng, lở miệng, đau xương khớp
Lấy quả khế tươi giã nát hoặc ăn trực tiếp nhưng thường là lấy nước uống.
Chữa bí tiểu, đái dắt, đái buốt
 Khế chua 7 quả, lấy 1/3 phía gần cuống, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml và uống lúc còn ấm. Hoặc bạn có thể chữa bí tiểu bằng cách dùng ngoài: Lấy một quả khế, một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.
Be Vegan, make peace.
Reply
#22
Không ai ngờ loại rau mọc hoang lại có giá trị trường thọ?

Thứ Bảy, ngày 11/11/2017 10:10 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 



Ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, đây là một loại rau có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]


Trong khi người Trung Quốc rất "chuộng" rau dớn và coi đây là một loại rau trường thọ thì ở Việt Nam, đây là một loại rau mọc hoang và ít có giá trị sử dụng.

Vậy thực hư công dụng của rau dớn như thế nào, các chuyên gia sẽ lý giải rõ điều này.

Trao đổi với PV, PGS.TS.Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở góc độ dinh dưỡng, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh rau dớn có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác.

“Đây chỉ là một loại rau đơn thuần có chứa vitamin và chất xơ, cung cấp ít năng lượng cho cơ thể”, PGS.TS.Lê Bạch Mai cho hay.

[Image: 1510369599-666-khong-ai-ngo-loai-rau-moc...ght480.jpg]

Rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Trong khi đó, ở góc độ Đông Y, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, rau dớn là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Theo lương y Vũ Quốc Trung rau dớn hay còn có tên gọi là rau cẩu tích. Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khoảng 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá mọc thành cụm nhìn rất sum suê. Dương xỉ có lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông. Lá dương xỉ hay được dùng để cắm hoa.

Rau dương xỉ được sử dụng trong đông y để chữa giảm đau cơ xương khớp, đau xương vì trong loại rau này có một số chất có thể ức chế vi khuẩn, giải độc và khử trùng, giảm đau.







Khi thu hái, người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Còn thân thì được phơi khô sắc lấy nước uống để giảm đau.

Ngoài ra, loại cây này được xem là cây thuốc quý được dùng để chữa thận hư, tiêu chảy, bong gân, tụ máu sai khớp, phong thấp, cầm máu...

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cây rau dớn (cẩu tích) có thể kết hợp một số vị thuốc để chữa bệnh.

Thành viên Hội Đông Y Hà Nội giới thiệu một số bài thuốc như sau:





Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, di tinh, bạch đới, tiểu són do thận hư:

Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, thục địa 12 – 16g, đỗ trọng 10 – 12g, dây tơ hồng 8 – 10g, sắc với 750ml nước lấy 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Bài thuốc chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, cử động khó khăn:

Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, rễ cỏ xước 10 – 12g, ý dĩ 12 – 16g, mộc qua 6 – 8g, sắc với 750ml nước còn lại 200ml, chia thuốc từ dương xỉ này làm 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa khí huyết suy yếu, tây chân yếu mỏi, các khớp đau nhức, khó cử động hoặc bại liệt co quắp:

Thành phần gồm: Cẩu tích 15 – 20g, đương quy 10 – 12g, xuyên khung 4 – 6g, tục đoạn 10 – 12g, cốt toái bổ 10 – 12g, tầm gửi cây dâu 12 – 16g, bạch chỉ 4 – 6g.

Lương y Vũ Quốc Trung cũng lưu ý, các bài thuốc này chỉ có giá trị tham khảo, vì vậy mọi người tuyệt đối không được tự ý bốc thuốc mà cần tư vấn từ thầy thuốc, bác sĩ đông y
Be Vegan, make peace.
Reply
#23
Loại cây chỉ để cho lợn ăn nhưng có tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Thứ Năm, ngày 09/11/2017 10:00 AM
Sự kiện:
Sống khỏe
 


Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Gần đây, các loại rau dại, quả dại ở Việt Nam trở nên có giá, được bán siêu đắt và được coi là những loại siêu thực phẩm, có công dụng tốt cho sức khỏe. Trong số đó, không thể không kể tới bèo cái (phù bình).
Bèo cái là thủy sinh nổi, thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi. Có nhiều lông như nhung và không thấm nước.
Vậy, bèo cái có công dụng như thế nào, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội sẽ giải đáp điều này.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ xưa nay, cây bèo cái dù được trồng phổ biến ở nước ta nhưng chủ yếu dùng làm thức ăn cho vật nuôi, không phải để làm thuốc. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
[Image: 1510191593-224-loai-beo-tuong-chi-cho-lo...ght480.jpg]
Qua kinh nghiệm thực tế, người ta cũng phát hiện ra rằng loại cây này có tác dụng làm thuốc rất hiệu quả.
“Cũng cần phải phân biệt bèo cái với các loại bèo khác, bởi chỉ mình bèo cái mới được xác định có công dụng trị bệnh”, lương y Vũ Quốc Trung.
Công dụng của bèo cái có thể được kể đến như sau.
Tác dụng chữa sưng tấy hiệu quả
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mọi người có thể hái một nắm bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khi khô lại thay miếng đắp khác, ngày thay 2 hay 3 lần.
Với cách chữa này, vết tấy sẽ rút rất nhanh, nếu chưa mưng mủ thì sẽ tan, nếu đã mưng mủ rồi thì thời gian mưng mủ được rút ngắn, chóng vỡ.



Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống mỗi ngày 10 – 20g. Có thể nấu nước rửa mụn nhọt, nơi mẩn ngứa. Có người dùng tươi giã nát vắt lấy nước, pha với xirô uống chữa hen. Có khi còn nấu với cơm nếp làm thuốc trị hen.
Làm đẹp da, tiêu độc, chống dị ứng
Trong Đông y, bèo cái còn được gọi bằng tên phù bình, vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc, trị ngứa, chống dị ứng... Người Nhật xem đây như vị thuốc quý giúp làm đẹp da.


Ngoài công dụng chính thường dùng trị dị ứng, phụ nữ Nhật có một bài thuốc làm đẹp rất hay từ cây bèo cái là thu hái về, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ. Sau đó pha với một chút giấm và đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Hay đơn giản hơn là lấy bèo cái tươi giã nát đắp lên mặt để trị mụn trứng cá...Người bị lang ben cũng có thể nấu sôi bèo cái lấy nước để tắm hay xát lá bèo lên vết lang ben, làm như thế nhiều lần sẽ hết bệnh.
Chữa hen suyễn
Bèo cái tươi 100g cắt bỏ rễ, bỏ lá vàng, rửa nhiều lần bằng nước lã cho thật sạch, cuối cùng có thể rửa thêm một lần bằng nước muối loãng. Vẩy cho ráo nước, giã nhỏ trong cối, vắt lấy nước, thêm nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ ngọt và đủ 100ml.
Ngày có thể uống 2 lần, mỗi  lần một liều như trên. Thường sau khi uống 10 ngày cơn hen suyễn đã bớt, uống liên tục trong vòng 2 tháng có khi tới 3 tháng.
Khi mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa
Be Vegan, make peace.
Reply
#24
Bèo cái (Phù bình) điều trị hen suyễn, eczema, viêm da cơ địa, viêm xoang, trĩ ngoại, lang beng
 Caythuoc.Org  4 Nămtrước  4 Bình Luận
[Image: Cay-beo-cai.jpg]
Cây bèo cái (đại phù bình) một loài cây mọc hoang rất nhiều quanh ta. Thật không ngờ loài cây này lại có nhiều tác dụng điều trị bệnh đến vậy. Đặc biệt cây thuốc này có tác dụng điều trị được một số căn bệnh rất nguy hiểm, khó điều trị như viêm thận cấp, eczema.
Cây bèo cái còn có tên gọi khác là đại phù bình, bèo tai tượng, bèo ván, bèo tía, đại phiêu, thủy phù liên. Không chỉ là 1 loại rau dùng trong trăn nuôi cây bèo cái còn là một vị thuốc rất quý trong Đông y.
Mục lục  hiện 
Tên khoa học
Pistia stratiotes L. Thuộc họ ráy.
Khu vực phân bố
Cây bèo cái mọc ở hầu hết các tỉnh thành, nhiều nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, nơi vùng đất chũng có nhiều ao hồ.
Trước kia khi các hộ gia đình thường có ao để thả cá, bèo làm thức ăn cho lợn thì cây bèo cái là 1 loài rau không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hiện nay cây bèo cái còn có nhiều ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng…..
Bộ phận dùng
Lá cây là bộ phận được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Nhặt bỏ rễ cây, đem rửa sạch dùng tươi, hoặc cắt ngắn, phơi khô sau đó sao vàng hạ thổ làm thuốc.
Thành phần hóa học
Đã có rất nhiều nghiên cứu về cây bèo cái. Trong lá cây có chứa tới 75% kali clorua, 25% kali sunfat. Lá cây có một chất gây ngứa, khi tiếp xúc với phần da mỏng sẽ gây hiện tượng ngứa rát rất khó chịu.
Tính vị
Theo Y học cổ truyền, bèo cái vị cay, tính lạnh, vào 2 kinh: phế, bàng quang. Cây có rất nhiều các tác dụng quý, dau đây là tổng hợp những tác dụng chính của vị thuốc đại phù bình.
* Công dụng của cây bèo cái
  • Điều trị bệnh hen suyễn
  • Điều trị viêm xoang mãn tính
  • Điều trị chảy máu cam
  • Điều trị bệnh trĩ ngoại, lòi dom
  • Điều trị mẩn ngứa
  • Điều trị bệnh eczema
  • Điều trị lang beng
  • Điều trị viêm thận cấp, viêm cầu thận cấp
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng, liều dùng[/size]
[/size]
  • Bệnh hen suyễn: Lá bèo cái tươi 100g đem rửa thật sạch cho giảm ngứa, ngâm trong nước muối 15 phút sau đó vẩy sạch nước. Đem giã nát, vắt lấy nước, hòa thêm chút nước lọc, chút đường và chút tranh cho đủ 100ml cho dễ uống. Ngày làm 2 lần như trên, 1 lần vào buổi sáng, 1 lần vào buổi tối. Dùng liên tục cách trên khoảng 10 ngày các cơn hen sẽ bớt, dùng liên tục khoảng 2-3 tháng sẽ khỏi hen. (Lưu ý: Dùng cách này ban đầu uống sẽ bị ngứa, nhưng sau khi uống 2-3 ngày sẽ quen).
  • Bệnh viêm xoang mãn tính: Bèo cái sao vàng hạ thổ 10g, Cam thảo 4g, Hoàng cầm 5g, Bạch chỉ 5g, Kim ngân hoa 8g. Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước uống trong ngày.
  • Chảy máu cam: Lá khô tán bột thổi vào mũi.
  • Bệnh trĩ ngoại, lòi dom, lang beng: Lá bèo tươi giã nát đắp vào hậu môn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trong thời gian 40 phút, sau đó tháo ra rửa sạch bằng nước đun cây bèo cái. Có thể ngâm thêm khoảng 10 phút trong chậu nước trên.
  • Mẩn ngứa: Dùng 50g lá bèo khô sao vàng sắc nước uống trong ngày.
  • Bệnh eczema (Viêm da cơ địa): Dùng lá bèo tươi rửa thật sạch, giã nát cùng với 1 thìa canh muối rồi đắp vào vùng da bị eczema. Mỗi ngày làm 1 lần cách trên, làm liên tục 1 tuần là khỏi. Ngoài ra kết hợp dùng thêm 2 vị thuốc kim ngân hoa và lá bồ công anh sắc uống. Tỷ lệ: Kim ngân hoa 10g, lá bồ công anh khô 15g sắc nước uống hàng ngày.
  • Bệnh viêm thận cấp (Không phù): Bèo cái khô 50g, đỗ đen 30g sắc nước uống hàng ngày.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: Bai-thuoc-chua-viem-than-tu-cay-beo-cai-1024x347.jpg]
Lưu ý khi sử dụng
Do cây có chất gây ngứa, khi cầm nắm cây tươi nên dùng băng tay[/size]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#25
Tác Dụng Thần Kỳ Của Lá Sung Với 8 Loại Bệnh Thường Gặp
bởi tử la lan
Wed, 06 Apr 2016 14:58:00 GMT
 
Lá sung dị tật nhìn thì xấu xí và không có vẻ gì là đáng tin cậy nhưng lại có tác dụng chữa khỏi nhiều bệnh đến kinh ngạc. Hãy tham khảo thông tin sau để biết thêm chi tiết.

Lá sung dị tật(lá sung vú hoặc lá sung có tật, sung cóc, lá vã…) là những lá sung có đốm sần sùi do một số loài sâu sống ký sinh gây ra. Lợi ích lá sung này tốt hơn những lá bình thường. Nhiều bệnh có thể chữa khỏi hoặc giảm đi rất nhiều nhờ vào sử dụng lá sung dị tật này.
Hãy tham khảo những cách dùng lá sung để chữa bệnh ngay sau đây nhé!
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%201.jpg]
Thuốc lợi sữa
Lá sung tật 100g, chân giò lợn 1 cái, quả mít non 50g, quả đu đủ non 50g, lõi thông thảo 10g, hạt muồng để sống 5g, gạo nếp 100g. Tất cả thái nhỏ, hầm nhừ thành cháo, chia ăn  1-2 lần trong ngày. Dùng 3-5  ngày.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%202.jpg]
Chữa gan nóng, vàng da
Lá sung tật 30g, nhân trần 30g, kê huyết đằng 20g, rau má 50g, sâm đại hành 20g. Sắc uống thay trà hàng ngày.[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%203.jpg]
Chữa sốt, cúm đau nhức
Lá sung tật 16g, lá chanh 16g, nghệ 16g, tỏi 6g. Sắc lấy nước đặc uống. Nếu mồ hôi ra nhiều thì uống nguội, ngược lại thì uống nóng, rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, lau sạch.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%204.jpg]
Thuốc bổ dùng cho người mới ốm dậy, kém ăn, mất ngủ
Lá sung tật 200g, củ mài, hạt sen, đẳng sâm, thục địa, hà thủ ô, táo nhân, ngải cứu, mỗi vị 100g. Lá sung phơi trong râm cho khô, tán bột, củ mài đồ chín, sao vàng, tán bột. Thục địa tẩm nước gừng, sao thơm, giã nhuyễn. Ngải cứu tươi nấu kỹ lấy nước đặc. Hà thủ ô tẩm nước đậu đen, sao kỹ, tán bột. Tảo nhân sao đen, tán bột. Hạt sen, đẳng sâm, đều sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, thêm mật hoàn viên, sấy khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6-12g.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%205.jpg]
Chữa nổi cục đỏ ở lưng ngực, có đau và sốt
Lá sung tật 40g, huyền sâm, huyết giác, ngưu tất, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia  2 lần, uống trong ngày.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%206.JPG]
Chữa bị thương, bong gân, sai khớp
Lá sung tật, lá bàng, lá mua, lá cỏ xước, lá cứt lợn, giã nhỏ, thêm ít rượu và đắp vào chỗ đau.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%207.jpg]
Chữa tưa lưỡi
Lá sung tật phối hợp với lá mít, lượng bằng nhau, phơi khô, đốt cháy, tán mịn, hòa với mật ong, bôi ngày 3 lần.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%208.jpg]
Chữa bỏng
Lá sung tật sao vàng, tán bột, trộn đều với mỡ chó (liều lượng bằng nhau) bôi nhiều lần trong ngày.
[Image: la-sung-di-tat-giup-chua-khoi-8-loai-ben...en%209.jpg]
Mong rằng qua những thông tin trên đây, bạn có thể có cách nhìn khác về những lá sung dị tật này. Và hãy áp dụng ngay nếu gặp phải những trường hợp bệnh tương tự nhé!
Be Vegan, make peace.
Reply
#26
Loại quả dại ở Việt Nam lại là dược liệu quý như vàng ở Nhật Bản

Thứ Năm, ngày 14/09/2017 13:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe , Bài thuốc dân gian
 


Loại cây này tuy không phải là dược liệu hiếm nhưng nó có công dụng còn quý hơn vàng.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Tầm bóp vốn là một loại cây dại mọc lang ở khắp các ruộng lúa ở nông thôn Việt Nam. Xưa nay, mọi người đều nghĩ đây chỉ là một loại cây cỏ nên hay nhổ bỏ đi. Tuy nhiên, một số người hiểu được công dụng bất ngờ của loại cây này nên đã tìm mua.
Trao đổi với phóng viên về công dụng của cây tầm bóp, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội nói: “Loại cây này tuy không phải là dược liệu quý hiếm nhưng nó có công dụng rất bất ngờ”.
[Image: 1505359973-150535677387803-2.jpg]
Theo lương ý Vũ Quốc Trung, cây, lá, quả tầm bóp đều có tác dụng chữa bệnh.
Cây, lá, quả tầm bóp đều có tác dụng chữa bệnh.
Cây, lá tầm bóp
Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong đông y, cây tầm bóp là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh, lá cây tầm bóp dùng làm rau xanh ăn và quả có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm.
Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát.
Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Vì tính mát của rau nên có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.
[Image: 1505359973-150535677362047-1.jpg]



Cây tầm bóp
Quả tầm bóp
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, giá trị nhất của cây tầm bóp nằm ở quả. Theo Đông y, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm.
Khi chín quả sẽ có màu đỏ rất đẹp, vị hơi chua, có thể chế biến làm mứt, thậm chí làm thuốc chữa bệnh. Những quả tầm bóp này có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…
Lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ bài thuốc chữa bệnh của cây tầm bóp.
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang.
Trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.
Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.
Hiện tại ở Nhật Bản, đây là một thứ quả khá đắt. Tính theo giá thành ghi trên bao bì, có thể thấy 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới 700.000 đồng, thậm chí còn đắt hơn quả cherri nhập về Việt Nam. Trước thông tin này, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, số tiền bỏ ra để mua quả tầm bóp như vậy là quá cao, không xứng tầm bởi đây là một loại dược liệu quý nhưng không hiếm
Be Vegan, make peace.
Reply
#27
Loại quả được coi là "dược vương" ở nước ngoài nhưng rẻ bèo ở Việt Nam

Thứ Tư, ngày 27/09/2017 13:00 PM
Sự kiện:
Sống khỏe
 


PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cho biết, chanh leo là một trong những loại trái cây bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Ở Việt Nam, chanh leo (chanh dây) chỉ là thứ quả bình dân, giá từ 20.000 -30.000 đồng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, nó được mệnh danh là "dược vương" trong các loại trái cây, được săn lùng và tìm kiếm. Theo đó, một quả chanh leo có giá trị tương đương với 10 quả táo.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, chanh leo không phải là vị thuốc trong Đông Y nhưng đây lại là một trong những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, thường được mọi người sử dụng làm nước giải khát hấp dẫn và thơm ngon.
[Image: 1506484222-150639619047689-chanh-leo-1.jpg]
Chanh leo là một trong những loại trái cây bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết, chanh leo là một trong những loại trái cây bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe.
Tăng cường miễn dịch
Chanh leo giàu vitamin C - một chất có tác dụng như chất chống oxy hóa và có vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch rất tốt.
Làm đẹp da
Với tính chất giàu vitamin C - thành phần rất thiết yếu cho làn da, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng và sáng bóng. Vitamin C còn tăng cường sức khỏe của da, giúp đẩy lùi nguy cơ lão hóa, nếp nhăn trên da.
Giảm cân
Chanh leo còn có tác dụng giúp giảm cân, chống lại cảm giác đói và thèm ăn.



Tốt cho người suy nhược cơ thể
Chanh leo cũng rất phù hợp với những trường hợp bị suy nhược cơ thể, người bị chứng mất ngủ.
Giảm nhức đầu
Chanh leo cũng rất giàu chất xơ, protein và các khoáng chất, vitamin cần thiết khác không gây béo phì, giảm nhức đầu, phù hợp với người bị bệnh huyết áp cao.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chanh leo tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong chanh leo giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tề bào ung thư.
Tuy nhiên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng chỉ ra một số người không được uống quá nhiều nước chanh leo.


Chẳng hạn: Người có bệnh dạ dày: Uống nước chanh leo quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như hội chứng trào ngược. Bởi chanh leo là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất.  Nếu người thường bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh leo sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.
Bên cạnh đó, mọi người cũng không nên uống chanh leo lúc đói bụng: Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút….
“Nước chanh leo dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 cốc/ngày”, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo
Be Vegan, make peace.
Reply
#28
Lợi ích tuyệt vời của chất diệp lục với cơ thể
VĂN THU (Theo doanhnghiepvn.vn) |  12/07/2021 09:50
[Image: aa.png]

(QNO) - Chất diệp lục giúp cân bằng pH trong cơ thể, chống ung thư, chống nhiễm trùng.
[Image: Loi-Ich-Tuyet-Voi-Cu.jpg]
Chất diệp lục trong rau rất tốt cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
[size=undefined]
Giúp cân bằng độ pH của cơ thể
Thực phẩm giàu chất diệp lục có thể giúp giảm lượng acid trong cơ thể bạn và ngăn ngừa một số bệnh.
Cung cấp các chất chống oxy hoá
Chất diệp lục có tính chống oxy hóa mạnh nên nó giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Nó cũng làm chậm quá trình lão hóa của bạn.
Chống ung thư
Tạp chí Carcinogenesis along with Food and Chemical Toxicology công bố một nghiên cứu cho thấy chất diệp lục có thể ức chế các chất gây ung thư. Bên cạnh đó, một nghiên cứu thực hiện tại Đại học bang Oregon (Mỹ) cho biết chất diệp lục là hợp chất có tác dụng giúp cơ thể chống lại một số bệnh ung thư. Không những thế, chất lỏng màu xanh lá cây có trong thiên nhiên này có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi nấm, độc tố trong môi trường (ô nhiễm không khí và thuốc trừ sâu trong thực phẩm) và thậm chí còn có thể phá hủy procarcinogens, hóa chất gây tổn hại đến DNA.
Loại bỏ các kim loại nặng
Chất diệp lục có lẽ là một trong những chất có tác dụng làm sạch cơ thể tuyệt vời nhất. Nó được liên kết với vai trò loại bỏ các kim loại nặng như chì và thủy ngân ra khỏi cơ thể, theo Health.
Chống nhiễm trùng nấm men
Nghiên cứu cho thấy chất diệp lục phát huy hiệu quả trong việc đối phó với các bệnh nhiễm trùng candida.
Chống viêm
Do chứa chất oxy cao nên chất diệp lục chống viêm rất tốt. Dung dịch của diệp lục có mức độ vitamin E, A, và C phong phú, được chứng minh có tác dụng giảm viêm trong cơ thể. Ngoài ra, với khả năng chống oxy hóa cực mạnh, chất diệp lục rất quan trọng cho việc chống lại các hư tổn DNA trong cơ thể.[/size]

 VĂN THU (THEO DOANHNGHIEPVN.VN
Be Vegan, make peace.
Reply
#29
Chùm ngây và những giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn

Thứ Bảy, ngày 02/09/2017 15:00 PM
Sự kiện:
Món ăn bài thuốc , Sống khỏe
 



Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng có trong cây chùm ngây với một số thực phẩm khác thì hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây cao hơn nhiều.

[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]


Cây chùm ngây (Moringa Oleifera) có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện được trồng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới. Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, cây chùm ngây được trồng nhiều với mục đích để làm thực phẩm, làm thuốc.

Trong một nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Falsalabad, Pakistan cho biết chùm ngây là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao. Cây vừa là nguồn dược liệu vừa là nguồn thực phẩm rất tốt. Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng và là một nguồn cung cấp chất đạm, vitamins, beta-carotene, acid amin và nhiều hợp chất phenolics… Theo nguồn tin từ Trung tâm sức khỏe toàn cầu Johns Hopkins, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, chùm ngây có chứa đến 18 trên tổng số 22 axit amin cần thiết cho cơ thể.

[Image: 1504331695-1.jpg]

Theo nghiên cứu khoa học chùm ngây có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ảnh  Internet.

Bỏ quaChia sẻ với chúng tôi, bác sĩ Phan Thanh Hải, Trưởng khoa Nội 3 BV Y học cổ truyền TP.HCM cho biết: Cây chùm ngây có giá trị dinh dưỡng cao, người ta thường dùng lá và thân (cành non) để nấu canh, xào, luộc hoặc trộn gỏi... Theo nghiên cứu khoa học chùm ngây có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Các bộ phận của cây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, a-xít amin... Chẳng hạn như trong lá và hoa còn tươi có chứa hàm lượng K trong 100g của chuối già là 88mg còn với chùm ngây là 259mg (chùm ngây gấp hơn 3 lần). Lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; lượng can-xi gấp 4 lần và lượng protein gấp 2 lần so với sữa; à cao hơn vitamin A trong cà rốt 4 lần... do đó tốt cho những người suy nhược cơ thể. Các bộ phận như thân, rễ, hạt được dùng trong trường hợp kinh mạch bị ứ, không thông, hay có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, thanh nhiệt giải độc, chống hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm ... Chùm ngây còn kết hợp với các bài thuốc khác như cây trinh nữ hoàng cung và một số vị thuốc thanh nhiệt  để trị u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến và trị một số bệnh tiết niệu (kết hợp với Kim tiền thảo và một số dược liệu khác).











Ngoài ra, theo nghiên cứu của trường đại học Jiwaji, Gwalior (Ấn độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ rễ chùm ngây.

[Image: 1504331695-2.jpg]

Tô canh chùm ngây mang lại nhiều dinh dưỡng cho bữa ăn. Ảnh Internet.

Bác sĩ cũng lưu ý thêm, hiện nay có rất nhiều lời một đồn thổi phồng tác dụng của cây chùm ngây trị ung thư và bách bệnh, đây là thông tin chưa được chính xác. Nhưng vì trong chùm ngây có rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng nên có khả năng tống được các gốc tự do nên bảo vệ được cơ thể, tăng sức đề kháng cho con người. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được. Phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây dễ gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai, do đó cần lưu ý khi có thai giai đoạn đầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây để giữ an toàn cho thai nhi và mẹ. Ngoài ra vì hàm lượng chất dinh dưỡng , vitamin C và canxi cao, do đó nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa, gây hậu quả xấu cho sức khỏe.

Do đó bất cứ loại thực phẩm nào khi đưa vào thực đơn bữa cơm cũng cần cân nhắc về số lượng và chất lượng. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng
Be Vegan, make peace.
Reply
#30
Dù có thèm, những người này cũng đừng ăn rau muống

Thứ Tư, ngày 16/08/2017 10:11 AM
Sự kiện:
An toàn thực phẩm
 


Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

[Image: 1502852786-150285201450293-rau-mu---ng.jpg]
Những người suy thuận hay đau xương khớp không nên ăn nhiều rau muống
Rau muống có nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên.
Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
Tuy nhiên, theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không phải ai ăn nhiều rau muống cũng tốt.
Những người suy thận
Những người mắc chứng viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, suy thận không nên ăn rau muống. Bởi rau muống chứa hàm lượng muối khoáng cao, canxi, Kali cao, không tốt cho người suy thận.



Người đau xương khớp
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.  Theo Đông Y, rau muống có tính phong, không tốt cho người đau, nhức mỏi xương khớp.
Người bị tiêu chảy
Vì rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Bởi thế, những người mắc các bệnh đường ruột, tiêu chảy ăn vào rất dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy kéo dài.
Người hay bị ngộ độc
Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính..
Người có vết thương trên da
Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da
Be Vegan, make peace.
Reply