GRT: Tĩnh Lặng - LTP
[Image: skull1.jpg]

[Image: skull.jpg]
Reply
Cần Học Vì Diệu Pháp 

Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), Đức Phật dạy rằng: “Đừng làm điều ác; hãy làm điều thiện.”

Nếu chúng ta muốn tránh làm điều ác, chúng ta cần phải biết cái gì là điều ác, cái gì là bất thiện.

Đôi lúc, chúng ta có thể cho rằng cái gì đó là thiện, trong khi thật sự điều đó lại là bất thiện. Hay đôi khi chúng ta có thể nghĩ cái gì đó là bất thiện, trong khi nó lại là thiện.

Chúng ta cần phải hiểu cái nào là ác và cái nào là thiện.

Thắng Pháp (Abhidhamma) giúp chúng ta hiểu điều này.

Thắng Pháp (Abhidhamma) dạy chúng ta rằng
  1. bất cứ cái gì kết hợp với tham, sân và si là ác, là bất thiện. Và
  2. bất cứ cái gì kết hợp với những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là  thiện.
Những cái đối lập với ba trạng thái bất thiện trên là 

  1. vô tham, 
  2. vô sân (có nghĩa là lòng từ) và 
  3. vô si (hay là trí tuệ, sự hiểu biết).

Nếu không biết Thắng Pháp (Abhidhamma), các bạn có thể lầm lạc khi phân biệt cái gì là ác và cái gì là thiện.

U Sīlānanda

----------

Thanks-sign-smiley-emoticon huynh abc
Reply
Decomposition - Body Changes - The Australian Museum

https://australian.museum/about/history/...y-changes/
Reply
HÃY ĐỂ CHO CÁC PHÁP TỰ VẬN HÀNH!
Tô Đăng Khoa

 

[Image: hoa-sen.jpg]


Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.

Điều này có nghĩa là:  Tất cả Pháp (không có một ngoại lệ) chỉ là phù du trong thoáng chốc! Chúng được sinh ra chỉ để  bị diệt đi. Sự xuất hiện của chúng ví như chiếc cầu vòng xuất hiện trong hư không, mà bản chất chỉ là một hiện tượng quang học, không có thực chất tính.


“Vô Thường” 
Điều này đích thực như vậy.
Quá khứ, hiện tại, vị lai đều như vậy.
Bất cứ nơi nào, hay ở cảnh giới nào cũng đều như vậy.
Phật ra đời hay không ra đời cũng như vậy.
Chúng ta có nhận ra hay không nhận ra cũng như vậy.
Các Pháp trước sau rốt ráo như vậy.
Hãy đến để mà thấy đúng như thật như vậy:
 “Vô Thường”


Nhưng mà:  Chúng ta thường không chịu thấy đúng như thật như vậy đặc tính vi diệu này của Pháp!


Thói quen bám víu của chúng ta khiến chúng ta thấy các Pháp là Thường.


Đây là một trong 62 tà kiến:
 “Trong khi các Pháp vốn vô thường mà chúng ta thấy là thường”
Vì thấy chúng là Thường, ta đón nhận chúng, hoan hỷ với chúng, hy vọng và mong ước chúng ở lại với chúng ta mãi mãi. Khi chúng thay đổi và niềm hy vọng bị tan nát, chúng ta đau khổ buồn rầu.

Cho nên:

Khổ! Khổ!.  Đây là đặc tính vi diệu khó thấy thứ nhì của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng. 
Để có thể tự giải thoát khỏi thực tế khổ này, chúng ta phải tu tập, rèn luyện cách nhìn mới sao cho phù hợp với nhịp điệu của vận hành của các Pháp trong tự nhiên.


Quy luật đó là:  "Phàm bất cứ cái gì được sanh ra, cái đó sẽ đoạn diệt".


Ví như, trong trọng trường của quả địa cầu thì: “Phàm cái gì được ném lên, cái đó sẽ rơi xuống”; cũng tương tự như thế trong Pháp Giới Duyên Khởi thì:  “Phàm Pháp gì được sanh ra, cái đó sẽ đoạn diệt.


Các pháp tự nó sanh ra, hãy để cho tự đoạn diệt. Đừng bám víu chúng.  Đừng dựng lập khái niệm gì để nhốt hay đóng khung chúng.  Xin hãy từ bi để cho các pháp tự vận hành!


Chính vì chúng ta hay bám víu muốn giữ nó lại thành “cái của Ta, cái thuộc về Ta”, cho nên chúng ta đau khổ.


Vì thế ta phải tự mình quyết tâm thực hành cho kỳ được điều này, tức là:


“Hãy để  cho các pháp tự vận hành!”


Hãy là người quan sát một cách độc lập quy luật vững chắc, tất yếu tự nhiên này của lý duyên khởi:


"Phàm bất cứ cái gì được sanh ra, cái đó sẽ đoạn diệt".


Ví như,  chiếc cầu vòng xuất hiện giữa hư không rồi sẽ đoạn diệt trong hư không, các pháp (khi đủ duyên) hiện ra rồi (khi hết duyên) đoạn diệt theo đúng Pháp Tánh của chính nó.

Sự nhận thức này cho ta bừng vỡ ra rằng các Pháp rốt ráo chỉ là “chiếc cầu vòng trên hư không”.
 Sự xuất hiện của cầu vòng chính là một minh họa, phơi bày “nguyên lý quang học” do chính năng lực vô lượng quang của mặt trời đang thi triển.  Cũng thế, sự xuất hiện của các Pháp chính là sự phơi bày, bộc lộ năng lực biết luôn sáng chói của Tâm theo nguyên lý Duyên Khởi.  Nói cách khác: 

 Sự xuất hiện của các Pháp là sản phẩm duyên khởi của “đám mây đen vô minh”, của những “bám víu ái dục”, và “nguyên lý quang học” phản chiếu, biến hiện vô cùng vô tận của Tâm.  Sự thấu hiểu này đưa đến nhận thức được sự thật rằng:

  1. Khái niệm "Ta" chẳng qua chỉ là một góc nhìn  được phóng đại bởi đám mây đen Vô Minh.
  2. Sự  “hiện diện của các Pháp”  chỉ là những ảo ảnh do cái “Ta” đó phóng rọi ra.

Hãy để cho các Pháp tự vận hành và chiêm nghiệm lại (trong tĩnh lặng) sự vận hành của chúng theo đúng như lời dạy thâm sâu sau đây của Đức Thế Tôn.  Hãy nghe và khéo tác ý cho thật sâu:


1.       Tất cả pháp lấy dục làm căn bản.
2.       Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi.
3.       Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi.
4.       Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ.
5.       Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ.
6.       Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng.
7.       Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng.
8.       Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây.
9.       Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập.
10.   Tất cả pháp lấy Niết-bàn làm cứu cánh.


(Kinh “Lấy Căn Bản Nơi Thế Tôn” Tăng Chi Bộ Kinh, Phẩm 10 Pháp. AN 10.58 )


Hãy quan sát một cách độc lập, không bám víu, không hệ lụy.
Hãy để cho các Pháp tự vận hành theo quy luật của chính nó.
Hãy giữ Tâm thật bình thản trước sự thay đổi vô thường của các Pháp.


Xin đừng bám víu vào bất cứ điều gì.


Hãy “Như Lý Tác Ý” sự vận hành của tất cả Pháp cho đến khi nào xảy ra  một sự bùng vỡ nữa:


“Vô Ngã! Vô Ngã!”  Đây là đặc tính vi diệu khó thấy thứ ba của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng. 


Ở đây, và bây giờ không còn việc gì đáng làm hơn thế nữa.


Vào lúc đó:
Tất cả pháp được giải thoát khỏi Vô Minh
Tất cả pháp thể nhập vào bất tử
Tất cả pháp cứu cánh Niết-bàn.


Con xin đê đầu đảnh lể Đức Từ Phụ đã chỉ con đường vượt khổ, chấm dứt vô minh, chứng ngộ bất tử, cứu cánh Niết Bàn.


Nguyện cho tất cả pháp (chúng sanh cũng là pháp) đều cứu cánh Niết Bàn.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


https://thuvienhoasen.org/a24928/hay-de-...-van-hanh-
Reply
Nghĩ Gì Khi Đối Diện Với Giây Phút Cận Tử

Nếu là phàm phu, khi đối diện với trọng bệnh, nan y, đối diện với giây phút cận tử lòng sẽ thanh thản nghĩ rằng: "Mọi thứ đang từ trong tình trạng này sang tình trạng khác thôi, chết không phải là chấm hết mà là sự bắt đầu sang một cái mới."

Bao giờ chưa đủ duyên chứng thánh thì cái hành trình sanh tử, cái lộ trình trầm luân tiếp tục kéo dài cho đến vô tận.



Để Hiểu Niết Bàn

Ngài Xá Lợi Phất dạy vắn tắt thế này: “Một người không còn tha thiết 
  1. trong hiện hữu, 
  2. trong sở hữu, trong hưởng thụ ở bất cứ đối tượng nào,
  3. không tự tìm đến điểm tựa nào để tham chấp, dính mắc 
thì người đó mới có cơ hội hiểu Niết Bàn là cái gì”.

(nghĩa là vị đó phải là một vị thánh .)


Hạnh Phúc Có Ba Điều Kiện

1/ Cái gọi là “Hạnh phúc” là do tiền nghiệp nó đẩy mình vào cảnh giới nào đó để ở đó mình thấy thịt sống máu tươi là món ngon, có được cái đó là hạnh phúc. Do tiền nghiệp nó đẩy mình vào cảnh giới ống cống, nhà cầu, mình thấy có được có được phân người, phân động vật là hạnh phúc. Rồi cũng do tiền nghiệp nó đẩy mình vào cảnh giới phải quần là áo lụa sơn trân hải vị mình mới thấy hạnh phúc. Đúng không? Do tiền nghiệp.

2/ Rồi khuynh hướng tâm lý. Do khuynh hướng tâm lý nhiều đời mà mình thích mặc đẹp, thích ăn ngon mà giờ được 2 cái đó mình thấy sung sướng, chứ có biết bao nhiêu người trong cuộc đời này họ từ chối cơ hội ăn ngon mặc đẹp để được sống cuộc đời đơn giản, nghèo khó. Có, tôi biết. có những người họ từ chối chứ không phải họ không thể có. Mà họ từ chối ăn ngon, mặc đẹp. Còn có những người đi tìm cái ăn ngon, mặc đẹp. Như vậy đó là Khuynh hướng tâm lý.

3/ Cái thứ ba là, môi trường sống: Mình thường sống bên cạnh ai, mình thường tiếp xúc sách báo nào, thì chính môi trường đó nó mới làm mình thích hay ghét cái gì. Ngày xưa, mình đâu có thích tranh lập thể, tranh trừu tượng, bây giờ mình lại thích. Ngày xưa mình đâu biết nghe Opera, ngày xưa mình đâu biết nghe giao hưởng, bây giờ mình biết nghe. Ngày xưa mình không thích những gam màu tối, màu nhẹ, màu nhu nhã, còn bây giờ do mình tiếp xúc với ai đó, trình độ học tập cao hơn mình thích cái gì đơn giản, những tông màu trầm, lắng, sâu, nhạt, còn ngày xưa mình cải lương, mình thích cái gì phải sặc sỡ, lòe loẹt, diêm dúa, màu mè. Thấy không? Đó là do Môi trường.

Chẳng hạn như bây giờ có mấy trường phái Zen Art, mình thấy từ bàn tủ giường ghế furniture, tới trang trí nội thất, landscape, phong cảnh ngoài vườn mình thấy phong cách thiền giờ đang lan tỏa. Chính môi trường đó, trên thế giới phẳng của Internet làm thay đổi thẩm mỹ, mỹ quan của rất nhiều người trên hành tinh này. Điều đó cho thấy, cái gọi là môi trường rất là quan trọng.

Tổng chi mình có ba thứ: 
  1. Tiền nghiệp, 
  2. khuynh hướng tâm lý, 
  3. môi trường sống. 
Ba cái này nó mới làm mình thích cái gì, ghét cái gì. 

Từ cái thích ghét đó nó mới dẫn đến chuyện hạnh phúc, đau khổ: Có được cái mình thích nó là hạnh phúc, gánh chịu cái mình ghét là đau khổ. Khi hiểu rốt ráo như vậy mình mới hiểu cái gọi là cá thể, cá nhân chỉ là đồ lắp ráp thôi.

https://www.toaikhanh.com/audiotext.php?...Khem%C4%81
Reply
Sư Hạnh Tuệ - Hiểu lầm về việc tụng kinh




Chúng ta không là gì để khi sửa soạn tụnh kinh, quỷ thần sẽ hội tụ. Mình là phàm phu, Giới chưa biết là sạch hay không, tụng kinh thì có phước đó, nhưng đừng mong quỷ thần tới nghe.

Chúng sanh ở Địa Ngục không có khả năng nghe kinh. Hơn nữa, họ chịu hình phạt liên tục, nên không thể nghe kinh. Hàng ngạ quỷ cũng vậy, cho dù họ có nghe cũng không ngộ được điều chi cả.

Trong đầu của mình vô cùng ô nhiễm. Do đó, mình phải nói lên bằng lời mời người đến nghe kinh.

Sư Hạnh Tuệ đồng ý với sự lợi ích của tụng kinh và lễ Phật, nhưng cái gọi là 
cái diệu dụng thì Sư e rằng nó quá đà.

--ooOoo--

Sư Hạnh Tuệ - Cúng dường tăng thời nay không bằng thánh tăng thời Phật?

Đây là một câu hỏi cho biết người hỏi không biết trân quý Tam Bảo .  Nếu biết được phước của Tăng Bảo, khi cúng dường một vị Tỳ Kheo giữ bốn bất cộng trụ (hành dâm, trộm cắp, giết người, khoe pháp bậc cao nhân) cũng được phước báu vô lượng .

Khi sống bất thiện nhiều quá và sống thiện ít quá, không thấy quả của Giới, quả của Nghiệp nên khi đụng đến Tăng hoặc đụng đến Tam Bảo, mình không thấy quan trọng . Trái lại, khi quý vị nhạy cảm về Giới là một, nhạy cảm về Nghiệp và Quả của Ngiệp là hai, tạo nhiều phước là ba, khi đụng vào là sẽ thấy liền . Điều này không phải do Sư chế .  Nó nằm trong Kinh Hạt Muối (Tăng Chi Kinh), Đức Thế Tôn dạy: Với người làm thiện nhiều, khi làm việc ác, họ sẽ thọ hưởng ngay lập tức . Như vậy, khi không ngửi thấy mùi tanh là vì mình sống quá lâu trong ác pháp .






Ghi chú:

https://archive.org/details/GioiVaLuat06

Giới Luật: Những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các Tỳ Khưu cũng như các công việc của hội chúng Sangha. 

Một vị Tỳ-kheo trong Phật giáo cần phải thông thạo các luật nghi, luật nghi về giới hạnh và luật nghi về tăng sự. Sự thông thạo về giới hạnh sẽ giúp cho vị Tỳ-kheo an trú trong pháp, trở thành khả kính trong giáo hội; thông thạo về tăng sự sẽ giúp cho tăng chúng giải quyết các sự vụ trong giáo hội tăng già theo đúng tinh thần pháp luật của Ðức Phật đã ban hành. 

Giới Luật do chính Đức Phật chế định này mang lại mười lợi ích

① Nhằm sự tốt đẹp cho hội chúng, 
② nhằm sự an lạc cho hội chúng, 
③ nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, 
④ nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, 
⑤ nhằm ngăn ngừa các lậu hoặc trong hiện tại, 
⑥ nhằm sự trừ diệt các lậu hoặc trong tương lai,
⑦ nhằm đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, 
⑧ nhằm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, 
⑨ nhằm sự tồn tại của Chánh Pháp, và 
⑩ nhằm sự hỗ trợ Luật. 

ÐIỀU HỌC (SIKKHÀPADA)

Luật cấm mà đức Chánh Biến Tri chế định từ điều gọi là Điều học (Sikkhàpada), điều học có trong Giới bổn (Pàtimokkha) cũng có, không có trong giới bổn cũng có.

[1] Điều học là điều mà bậc tu hành phải học tập
[2] cũng gọi là Biệt biệt giải thoát giới

Điều học có trong Giới bổn (pàtimokkha):

1- Bất cộng trụ (pàràjika) có 4 điều.
2- Tăng tàn (sanghàdisesa) có 13 điều.
3- Bất định (aniyata) có 2 điều.
4- Ưng xã đối trị (nissaggiya) có 30 điều.
5- Ưng đối trị (suddhika pàcittiya) có 92 điều.
6- Ưng phát lộ (pàtidesanìya) có 4 điều.
8- Ưng học pháp (sekhiyatavatta) có 75 điều.

Tổng cộng: 220 điều.

Cộng thêm 7 điều Diệt tránh (adhikarana samatha), thành 227 điều.
Reply
Sư Hạnh Tuệ - 37 phẩm trợ đạo


Tứ niệm xứ | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ





Tứ niệm xứ - Tứ chánh cần | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ





4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ





Bát Chánh Đạo | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ



Reply
Sư Hạnh Tuệ - 37 phẩm trợ đạo

Tứ niệm xứ |37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ




Tứ Niệm Xứ: Quán Thân Trên Thân

Phật giáo là một tôn giáo để giải quyết vấn đề .  Quan trọng là chúng ta có chịu áp dụng và chịu  thực hành để giải quyết vấn đề hay không mà thôi .  

37 phẩm trợ bồ đề gồm:

  1. Tứ Niệm Xứ
  2. Tứ Chánh Cần
  3. Tứ Như Ý Túc
  4. Ngũ Căn
  5. Ngũ Lực
  6. Thất Giác Chi
  7. Bát Chánh Đạo

Tứ Niệm Xứ (TNX) là 4 nơi để thiết lập Niệm .  Có người hiểu lầm Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất đưa đến sự thanh tịnh, cho chúng sanh chấm dứt khổ, đưa đến Niết Bàn . Sư Thiện Hảo có dịch: Này các Tỳ Kheo, đây là con đường có một mục đích (con đường nhất hướng) cho sự thanh tịnh của chúng sịnh .  (Êka magga) không phải là con đường duy nhất mà là con đường có một hướng đi, là con đường độc đạo, có nghĩa là khi thực hành Tứ Niệm Xứ, chúng ta chỉ đi đến chấm dứt đau khổ, đi đến Niết bàn thôi, chứ không rẽ qua hướng khác .

TNX là 4 nơi để thiết lập Niệm, 4 nơi để ghi nhận với sự nhiệt tâm tỉnh giác và ghi nhớ .  

Nhiệt tâm nghĩa là nỗ lực, tinh tấn, đẩy cái tâm mình lên chứ không phải là làm cái tâm yếu xìu . 
Tỉnh giác (Sampajañña) (Ngài Chánh Thân) có nghĩa là:
  • Sống trong trạng thái thức tỉnh, không phải mê ngủ, ghi nhận cả hai tâm Thiện / Bất Thiện / không Thiện hay Bất Thiện . Điểm đặc biết của tỉnh giác được diễn tả như người lính gác ở biên cương lúc nào cũng ở trong trạng thái cảnh giác cao độ, quan sát . 

Niệm: ghi nhớ

Diệt trừ những tham ưu ở đời: Để hành thiền TNX, trước hết phải giữ Giới . Người không giữ Giới không thể có tâm trong sạch để hành thiền . 

Tham dự các khoá Thiền:

1/ Để lại những gánh nặng thế tục ở ngoài cổng trường Thiền

2/ Trong các khoá Thiền, việc đầu tiên là thọ Giới với hai hành động sau để có giới trong nền tảng trong sạch trước khi hành Chỉ và Quán (ở đây chúng ta nói đến TNX):
  1. sám hối những lỗi lầm trong quá khứ
  2. thọ Giới
3/ Các vị tì kheo ni bị giới luật cấm không được ngồi kiết già (tìm "Sư Hạnh Tuệ Kiết Già" sẽ có đủ information).

4/ Ngồi theo tư thế nghiêm túc .

5/ Để ý đến trước mặt để theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra .

6/ Khi lái xe thuần thục, trước khi quẹo trái / phải, chúng ta tự động quẹo, không cần phải tự nhủ: trái, trái, trái hoặc phải, phải, phải .  Tương tự, khi hành thiền, chúng ta biết rõ sẽ thở vào / ra (không cần ngôn ngữ) .  Nếu cần, chỉ cần nhắc tâm một lần để tâm ghi nhớ . Cho nên, sự biết không cần ngôn ngữ .

7/ Biết hơi thở vào và biết hơi thở ra .  Không phải: TÔI đang thở vào và TÔI đang thở ra . 

8/ Không cần thiết phải biết hơi thở dài ngắn vì chưa đạt Tứ Thiền (Định) vì tiêu chuẩn lý tưởng trước khi thực hành TNX là đã chứng đắc Tứ Thiền . Cụ thể ở đây là Tứ Thiền Hơi Thở .  Đó là lý do tại sao Chỉ và Quán đều có hơi thở .

9/ Sau khi ra khỏi hơi thở của Tứ Thiền (Định), chúng ta mới có thể thoải mái quan sát những đặc tính của hơi thở: hơi thở dài / ngắn . Chưa có Định mà phân tích đặc tính của hơi thở sẽ làm gián đoạn Định .

10/ Hai điều cần làm:
  1. Quan sát sự sanh lên và diệt đi của hơi thở . 
  2. Từ đó, nhận ra rằng chỉ có tấm thân này đang thở chứ không có ai đang thở .
Chỉ có Trí Tuệ quan sát hơi thở, ghi nhận đối tượng chứ không có ai quan sát . Như vậy, vị ấy không y cứ, không bám víu vào bất cứ cái gì trên đời .  Đó là thực hành TNX .

11/ Biết hít vào / thở ra chưa phải là thực hành TNX .

12/ Không nên nghĩ rằng: Tôi ngồi là tôi thiền, khi không ngồi tôi không thiền nữa .  Hành thiền trong tất cả các oai nghi .

13/ Nếu thất niệm: Nhắc lại một lần, sau đó tiếp tục quan sát là đủ rồi . Trí panna là trí biết rõ đang đi; sự biết rõ đó không cần ngôn ngữ; biết nó rồi thì không cần phải diễn tả . Tương tự như vậy, biết tất cả các tiểu oai nghi đang xảy ra; toàn bộ đều có sự nhận biết . Và bản thân sự nhận biết đó không cần ngôn ngữ .

14/ Khi quan sát người khác cũng vậy: co tay duỗi tay, v.v. Từ đó nhận thức được bản chất của vũ trụ này là gì . "Toàn bộ chỉ là một khối tổng hợp ." 

15/ Quán thân trên thân: Tổng hợp này đang đi / đứng / nằm /ngồi . Không có ai cả . Ở đây chỉ có sự ghi nhận, ghi nhớ đối tượng: từ Thân tới Tâm, từ Mình đến Người .

  1. tỉnh táo, nhận thức vấn đề
  2. bản chất của nó là gì: biến đổi không ngừng, sanh diệt liên tục, là sự tổng hợp lắp ráp., không có TÔI.
  3. nhờ thấy rõ sự thật, sẽ đi đến nhàm chán .
  4. từ nhàm chán, đến ly tham
  5. từ ly tham, đến giải thoát .
Không có tầng tuệ nào .  Chỉ có những trạng thái tâm lý diễn ra khi thực hành .

16/ Quan trọng khi hành thiền là biết cái gì đang diễn ra vậy .  
  1. Nhìn sự sanh diệt của nó thấy mình cũng vậy .  
  2. Nhìn cái tổng hợp của nó và mình chợt nhận ra ở đây không có ai cả .
  3. Đơn thuần là sự chuyển động và quan sat mà thôi .
Đó là quán thân trên thân .

17/ Cần thực hành những gì Sư đang hướng dẫn qua bối cảnh, thời gian và địa điểm để có kết quả.
Reply
Sư Hạnh Tuệ - 37 phẩm trợ đạo


Tứ niệm xứ - Tứ chánh cần | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ



Tứ Niệm Xứ: Quán Thân

Post # 173 ở trên .

Tứ Niệm Xứ: Quán Thọ

Thọ:

1/ thọ lạc (dễ chịu) và thọ khổ (khó chịu): trong hiện tại, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đang thọ lạc hay thọ  khổ
2/ phân biệt sự dễ chịu này có liên quan đến Dục không .
Ví dụ: tâm hân hoan khi lễ Đức Thế Tôn không liên quan đến Dục, nhưng cảm thọ thích thú khi uống nước vì khát có liên quan đến Dục .
3/ sự khó chịu cũng vậy .  Các cảm thọ về thân có liên quan đến Dục không .
Ví dụ: ưu tư lo lắng khi nấu ăn cho chư tăng không liên quan đến Dục, nhưng thọ khổ vì nóng nực có liên quan đến Dục Lạc .
4/ Xét cảm thọ này biến đổi không ngừng .

Khi ngồi đau quá, chịu hết nổi thì đứng dậy đi thiền . Lúc này cảm thấy dễ chịu .  Đi một hồi từ dễ chịu chuyển qua khó chịu . Đau chân, đau lưng, chịu hết nổi, lại ngồi thiền .

Khi ngồi xuống, sẽ có cảm giác dễ chịu . Dần dần, ta lại cảm thấy khó chịu .

Như vậy, cảm thọ biến đổi không ngừng .

5/ Chúng ta phải tách thọ nhận được từ thân hay từ tâm .  
  1. Nếu khó chịu từ thân, mình không để cho tâm ưu phiền . 
  2. Sau đó, tìm nguyên nhân sự khó chịu đó (do ngồi nhiều quá, bị đau lưng, đau bụng, không dám  uông nước nên khát, không dám đi tiểu).

Nhờ phân tách như vậy, khi ăn ngon miệng sẽ không đưa đến Tham Ái từ Ý .  Nhờ vậy, có chánh niệm, nhận thức rõ 
  1. ăn ngon và sự thích thú không phải là một, sự dễ chịu của thân không dính dáng gì đến tâm . Sau cùng, khi bị khổ thân, tâm không khổ ---> bớt khổ rất nhiều .
  2. tương tự vui, buồn, không vui không buồn là những cảm thọ của tâm . Như cảm thọ của thân, cảm thọ của tâm là cảm thọ, chứ không có ai cả . Mình như thế nào thì người như thế đó .
  3. Từ đó, mình có thể xem sự sanh lên của các cảm thọ, nhìn xem sự diệt đi của các cảm thọ .  Nhờ vậy, ta có thể nhìn các cảm thọ theo tư thế của người ngoại cuộc . Và không bị chúng cuốn đi .

Tứ Niệm Xứ: Quán Tâm

Để ý xem nó là Tâm Tham hay là Tâm Sân:
  1. Tâm Tham có nghĩa là đang thọ Lạc, có nghĩa là dễ chịu .
  2. Tâm Sân thọ Ưu .
Như vậy, không bị nhầm lẫn: 
Ghi nhận tâm có tham hay tâm có sân . 
Khi ai đó mắng chửi mình, 
  1. mình cảm thấy sự khó chịu, hãy ghi nhận tâm có sân và quan sát tâm sân .
  2. mình cảm thấy không có sự khó chịu, hãy ghi nhận tâm không có sân và quan sát tâm không sân . 
Ghi nhớ: Muốn quán được TNX, trước hết giới hạnh cần được trong sạch . Sau đó, chúng ta cần phải:
  1. đề phòng
  2. luôn giữ chánh niệm
để có thể coi cái gì đang diễn ra . Nhờ đó, chúng ta không mắc phải trường hợp LỪA MÌNH DỐI NGƯỜI .  Ví dụ: Đập bàn đập ghế, nhưng miệng nói tôi không sân .  Nắm tay người khác giới, nhưng miệng nói tôi không tham .

Càng tu tập, tâm càng nhạy cảm . Mức độ nhạy cảm tuỳ thuộc vào sự thực hành của mỗi người .
1. Người ở bẩn, 7 ngày không tắm, sống gần cống rãnh, nếu nằm dưới đất vẫn không sao .  Người tắm rửa sạch sẽ, khi ngón tay chạm đất sẽ thấy dơ bẩn .
2. Người sống với tham sân si rất nhiều, sẽ không phát hiện được tâm đang tham / sân / si .  Đó là vì tâm bị ô nhiễm quá nhiều rồi, nay thêm một đống ô nhiễm nữa cũng vậy thôi .

Ví dụ: Nhờ quán tâm kỹ lưỡng, 
  1. Khi qua quán bán bánh canh, họ nhận ra ngay tâm Tham đang có mặt .  
  2. Không cần phải nhìn thấy phụ nữ, mà chỉ cần nhìn thấy đôi giày phụ nữ, thỏi son, hình nộm phụ nữ (mannequin), hoặc y phục phụ nữ, lập tức họ phát hiện tâm Tham nổi dậy . 
Nếu không quán tâm đều đặn, cho dù nắm tay phụ nữ, họ không thấy tâm Tham vì bình thường họ đã Tham sẵn rồi .

Các tâm còn lại cũng vậy .

Cần quan sát:
Tâm Tham này có Dục đi kèm hay không .  Nếu có, hãy ghi nhận: Tâm Tham này có Dục đi kèm .  Ví dụ: ăn ngon cảm thấy thích thú, hãy ghi nhận "Tâm Tham có Dục đi kèm ."  Thích thú trong việc hành thiền / học Pháp, là có Tham nhưng không dính dáng đến Dục .

Sách Tam Tạng Chỉ Nam dạy chúng ta nên có: 
  1. những cái Tham không dính dáng đến Dục (thích bố thí, thích hành thiền, thích giữ giới) và 
  2. những cái Sân không dính dáng đến Dục (lo lắng không biết làm sao để "giữ giới" / "hành thiền" /"tâm được tinh tấn" tốt hơn).

TNX dạy phải biết đang Tham loại gì đang xảy ra, không nhầm lẫn, CHÂN THẬT VỚI CHÍNH MÌNH. 

Tứ Niệm Xứ: Quán Pháp

Quán Pháp đòi hỏi chúng ta có kiến thức về giáo lý Phật Pháp . 

Ví dụ: Khi quán tâm Tham, phải biết cái Tham này từ đâu mà có . 

Uống ly nước thấy ngon quá do lưỡi tiếp xúc với nước, do thân này mới có lưỡi, do đầu thai mới có thân tâm này, do tạo các Nghiệp Thiện Ác trong quá khứ mới đi đầu thai, do đi đầu thai nên mới có cái Thân cái Tâm này . Do cái Thân Tâm này, mình mới có cái miệng và có ly nước .  Chính vì cái miệng và ly nước gặp nhau nên các cảm thọ nảy sinh .  Do các cảm thọ này sinh ra chuyện thích thú . Do sự thích thú đưa đến sự dính mắc . Do dính mắc nên đưa đến phản ứng và đến thiện ác . Do thiện ác đưa mình đi tái sanh . Hễ còn tái sanh là không thể tránh KHỔ .

Phải quan sát tới mức độ như vậy: 
  1. Quan sát dựa trên 12 Nhân Duyên, đi theo chiều nghịch rồi đi theo chiều thuận .  
  2. Thấy rõ sự tai hại của cái Tham này , và 
  3. làm sao chấm dứt được cái Tham này .

Phương pháp chấm dứt được cái Tham này đòi hỏi chúng ta phải 
  1. có kiến thức về Phật Pháp, học hỏi Kinh Điển và biết các phương pháp, và
  2. biết nên áp dụng phương pháp nào để chấm dứt tâm Tham .

Tương tự như vậy với tâm Sân .  Chỉ quan sát thôi .

Như vậy, chúng ta cần biết Bát Chánh Đạo: 
  1. Chánh Kiến là gì, mình có Chánh Kiến hay chưa, từ lời nói, hành động, hay suy tư của mình có Chánh Kiến hay chưa, 
  2. Chánh Mạng mình có  hay chưa, từ lời nói, hành động hay suy tư của mình có phù hợp vơi Chánh Mạng hay không, mình đang làm gì để nuôi sống bản thân có đúng hay không .

(cứ thế, quan sát tiếp tiếp theo)

Quan sát xem nội tâm đang bung xung loạn động hay đang lui sụt:

  1. Tâm đang bung xung loạn động: lý do gì, và phương pháp gì để ngăn ngừa / hạn chế nó .  Bài Kinh nào nói về chuyện đó, học và thực hành cách nào để ngăn tâm bung xung loạn động .
  2. Tâm đang bị đóng rêu (buồn ngủ, dã dượi): do đâu có tâm này, cách giải quyết .

Vì thế, quán Pháp đòi hỏi kiến thức sâu rộng về Giáo Lý để có thể quán Pháp linh động hơn .

Kết Luận: 

Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành để phát triển Trí Tuệ, không phải là một công thức để tụng niệm . Tâm phải quan sát chuyện gì đang xảy ra và làm sao để giải quyết nó . Nhờ vậy mình thành thật với chính mình, có gì thì phát hiện cái đó, đề phòng nó, tách nó ra . Ở đây, chỉ có vấn đề, không có ai có vấn đề . Ví dụ: Một bà mẹ đứng trước cổng trường chửi xối xả: Nhận biết đây có tâm Sân, không có con người, có vấn đề, không có con người đang gặp vấn đề . Như vậy, mình nhìn vấn đề bằng một cặp mắt tỉnh táo và thành thật với chính mình .  Từ đó, mình không bị người ta dắt mũi chạy theo cảm xúc .

--ooOoo--

Tứ Chánh Cần

 (35:50)

Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn ấy là:
  1. Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.
  2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.
  3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.
  4. Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.

Khi thực hành Tứ Niệm Xứ có nghĩa là đang thực hành Tứ Chánh Cần, và ngược lại, khi thực hành Tứ Chán Cần có nghĩa là đang thực hành Tứ Niệm Xứ.

Đó là vì chúng ta rà soát Thân Khẩu Ý có bất thiện hay không trong tất cả sinh hoạt hàng ngày (ăn cơm, uống nước, đi tới đi lui, có duỗi, ngủ nghỉ) luôn luôn cẩn trọng, không phải chỉ khi hành thiền mà thôi, giống như người lính canh ở cổng thành.
Reply
Hỏi: Là Phật tử, khi cha hoặc mẹ không thương mình, mình nên đối xử với cha mẹ như thế nào?

Trả lời: Vẫn một lòng biết ơn cha mẹ vì nhờ có hai vị, mình mới có cơ hội may mắn được sinh ra làm người, và gặp Phật pháp trở thành Phật tử.

-------------------

(Quora) How do I tell my estranged son that I have moved on, have a new family, and it is better that we do not meet again? He is 25 and I have not seen him for 15 years.

Answered by Sabrina Carmichael Green:


Trigger warning: this answer will be harsh, so don't read it if you can't handle it.

I have zero patience for people like you. How could you leave your 10 year old child behind, never seeing them or being a part of their life? This now adult son has apparently reached out to you to reconnect, so he must feel a loss over what you did. But your narcissistic self doesn't want to be bothered with “the past”.

Honestly, he is better off without you, but he wants to see you. The LEAST you can do is meet with him and let him see for himself what a low-life you really are.

You should explain to him at that meeting that you are not worthy of his time and emotional energy. He may just want to talk about health issues from your side of the family, or some such as that. I hope so, because you clearly aren't capable of being a good father to him.
Reply
[Image: cat-paw-human-hand.jpg]

[Image: heart.jpg]
Reply
Sư Hạnh Tuệ & Sư Tuệ Tường - Làm sao cảm hóa người thân theo chánh pháp?




Sư Hạnh Tuệ trả lời:
Hãy hết lòng tu tập cho bản thân .  Một khi bản thân có kết quả tốt đẹp có thể giúp thân nhân thành công dễ dàng hơn .
Nhờ bản thân tu tập bố thí, Bát Chánh Đạo, v.v. ta sẽ giúp cha mẹ có vô số lợi lạc khi cha mẹ trải qua cận tử nghiệp .

Sư Tuệ Tường trả lời:
Quyến thuộc có 2 ý nghĩa:
  1. Quyến thuộc thế gian: cha mẹ, anh chị em, họ hàng .
  2. Quyến thuộc luân hồi: Kinh Trung bộ 135 dạy: "Các hữu tình là chủ nhân của Nghiệp, là thừa tự của Nghiệp . Nghiệp là thai tạng . Nghiệp là quyến thuộc . Nghiệp là điểm tựa ."
Vì vậy, trước khi tiếp độ quyến thuộc thế gian, hãy tiếp độ quyến thuộc luân hồi (Nghiệp) của mình vì quyến thuộc luân hồi theo sát ta trôi lăn trong sinh tử luân hồi .

Sư Hạnh Tuệ nhắc nhở:
Đừng vì cầu xin trước hòn đá (hoặc bức tượng), và tình cờ có kết quả vừa ý, rồi đem hòn đá hay bức tượng về thờ lạy.
Reply
4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ




TỨ NHƯ Ý TÚC (hay TỨ THẦN TÚC):
(Caṭṭāra-iddhipāda - pàda: cái chân, "túc", nên hiểu là "nền tảng") 


Được như ý mình muốn, ở đây, có nghĩa là thần thông. Đó là những thần thông tự mình làm, mình có, chứ không phải là thần thông người ta làm cho mình. Ví dụ: Ngài Xá Lợi Phất giảng "tín căn" không phải do Đucy Thế Tôn mà có. Trái lại, tín căn là do ngài hiểu vấn đề mà có. Niềm tin tự mình có, không phải người khác có giùm mình.

Như vậy, Tứ Như Ý Túc là bổn nền tảng nhờ đó chúng ta phát triển thần thông. Có hai loại thần thông:

a/ Thần thông thế gian: đi mây về gió, đi xuyên qua tường, biến hiện ra cái này cái kia. Ai cũng có thể có được loại thần thông này. Chỉ cần nỗ lực thực hành một cách đúng đắn là được.
b/ Thần thông xuất thế gian: chỉ có trong Phật Giáo, đó là Lậu Tận Thông.

Để có thần thông, chúng ta cần 4 nỗ lực. Thế gian thích những gì loè loẹt, phi vật lý: đi trên hư không, biến hiện ra nước, ra lửa. Nhưng thần thông quan trọng nhất là khi chấm dứt hoàn toàn sự ham muốn, sự sân hận, sự si mê, chấm dứt hoàn toàn sự tái sinh trong vòng luân hồi.

Iddhi pāda được giải thích như sau.

Ijjhana iddhi: iddhi nghĩa là thành-tựu.
Iddhiyā pādo iddhipādo: Nền-tảng đạt đến sự thành-tựu gọi là như-ý.

Chữ pāda ngoài ý-nghĩa là cái chân, còn có nghĩa là nền-tảng, đứng vững.
Iddhi được định nghĩa là sự thành-tựu.
Ngoài ra, chữ iddhi còn có nghĩa là pháp thần-thông, ở đây ý-nghĩa thần-thông là sự thành-tựu đặc biệt.

Bốn nền tảng để có thần thông là: dục, cần, tâm và thẩm sát.

1. Dục như ý túc: Dục là mong muốn. Mong muốn một cách thiết tha, mong muốn cho kỳ được, mong muốn cho đến khi mãn nguyện mới thôi. 
Reply
Bát Chánh Đạo | 37 phẩm trợ đạo | Phật Pháp Căn Bản | sư Hạnh Tuệ



Reply
One-minute Meditations




For those who want to be more present in their life, here is one technique you can try.
  1. Set your alarm clock for every single hour, and meditate for one minute.
  2. Bring your mind from the outside world back to your body and in this present moment.
If you can do that, you will become more present.
Reply