Lục Sơn Thanh Khê
#16
(2021-03-16, 05:52 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: THƯƠNG NHỚ NGƯỜI DƯNG..!!

Có một người vốn dĩ gọi người dưng
Chưa lần nắm tay mà thương thầm đến thế
Chuyện vui buồn hằng đêm cùng chia sẻ
Bao nỗi niềm cứ thế mãi dài thêm

Có một người xa tít chẳng kề bên
Người lặng lẽ những đêm cùng em thức
Không ngọt ngào nhưng thương yêu hết mực
Người ấy vui mỗi khi thấy em cười

Có một người chưa chạm vị son môi
Mà ấm áp thơm nồng hương của nắng
Nhẹ nhàng nhắc em khi đông về gió lạnh
Chớ mặc phong phanh kẻo lại ốm theo mùa

Có một người cùng dệt chung ước mơ
Bảo em quên những dại khờ không đáng
Cứ hồn nhiên như ánh dương hé rạng
Thả trôi đi những năm tháng u sầu

Có một người xót xa lúc em đau
Dệt yêu thương ở hai đầu nỗi nhớ
Người với em là nhịp tim hơi thở
Có một người cứ thương nhớ vậy thôi..!!

Heavy-black-heart4

Lượm của BG

[Image: IMG-1615936632303.png]


nghe tiểu sư muội ca , huynh thèm chè bà ba nấu bằng đuờng thốt nốtGrinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
#17
(2021-03-15, 10:18 PM)langdu Wrote: Tôi và anh nên nghe theo lời khuyên của Tuyết Kỳ chăng ? Clinking-beer-mugs4
________________________________________________________

mỹ nhân trên đời nhiều vô kể
hằn sâu tim ta chỉ một người
nghe lời dạy của tiểu sư muội tôi , có chết cũng oanh liệt Rollin
Reply
#18
Cánh Cửa Không Bao Giờ Khóa

18 tuổi, cô như hầu hết các thanh niên ngày nay – chán sống chung trong một gia đình nề nếp. Cô không chịu nổi lối sống khuôn phép của bố mẹ nên muốn rời khỏi họ.

- Con không muốn tin ông trời của ba mẹ. Con mặc kệ, con đi đây!

Thế là cô quyết tâm bỏ nhà đi, quyết định lấy thế giới bao la làm nhà mình. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, cô bị ruồng bỏ vì không tìm được việc làm. Cô đã phải làm gái đứng đường, đem thân xác, hình hài mình ra làm thứ để mua bán, đổi chác.

Năm tháng cứ thế trôi qua, cha cô qua đời, mẹ cô già đi và cô ngày càng sa đọa trong lối sống của mình.

Không còn chút liên lạc nào giữa hai mẹ con trong những năm tháng ấy. Bà mẹ nghe đồn về lối sống của con gái mình đã đi tìm con trong khắp thành phố. Bà đến từng nhóm cứu trợ với lời thỉnh cầu tha thiết:

- Làm ơn cho tôi dán tấm hình ở đây!

Đó là tấm hình một bà mẹ tóc muối tiêu, mỉm cười với hàng chữ: “Mẹ vẫn yêu con… Hãy về nhà đi con!”.

Vài tháng lại trôi qua, vẫn không có gì xảy ra. Rồi một ngày, cô đến nơi cứu trợ nọ để nhận một bữa ăn chống đói. Cô chẳng buồn chú ý đến những lời giáo huấn, mắt lơ đễnh nhìn những tấm hình và tự hỏi: “Có phải mẹ mình không nhỉ?”.

Cô không còn lòng dạ nào chờ cho hết buổi lễ. Cô đứng lên, ra xem kĩ bức ảnh. Đúng rồi, đúng là mẹ cô và cả những điều bà viết nữa: “Mẹ vẫn yêu con… Hãy về nhà đi con!”. Đứng trước tấm hình, cô bật khóc.

Lúc đó trời đã tối nhưng bức hình đã làm cô gái xúc động đến mức cô quyết định phải đi bộ về nhà. Về đến nhà trời đã sáng, cô sợ hãi khép nép không biết sẽ phải nói ra sao. Khẽ gõ cửa, cô thấy cửa không khoá. Cô nghĩ chắc có trộm vào nhà.

Lo lắng cho sự an toàn của mẹ mình, cô chạy vội lên buồng ngủ của bà và thấy bà vẫn đang ngủ yên. Cô đánh thức mẹ dậy:

- Mẹ ơi, con đây! Con đây! Con đã về nhà rồi!

Không tin vào đôi mắt mình, bà mẹ lau nước mắt rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Cô nói với mẹ:

- Mẹ à, con lo quá. Thấy cửa không khoá, con cứ nghĩ nhà có trộm!

Bà mẹ nhìn con âu yếm:

- Không phải đâu con à! Từ khi con đi, cửa nhà mình chưa bao giờ khoá. Mẹ sợ lúc nào đó con trở về mà mẹ không có ở đây để mở cửa cho con!
Và cô gái lại gục đầu vào lòng mẹ, bật khóc!

Lượm

[Image: canh-cua-khong-khoa.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#19
ĐÃ SỐNG THÌ HÃY SỐNG CHO TỬ TẾ!

1. Tử tế với bản thân:
Ra đường hãy mặc đẹp một chút, đừng tiêu xài hoang phí nhưng cũng đừng cần kiệm quá với chính bản thân mình. Hãy tự nấu ăn ở nhà, vừa ngon lại vừa rẻ để lâu lâu ra ngoài ăn tiệm mới đã. Đối với chuyện không như ý muốn thì chả việc gì phải trách cứ bản thân, hãy nhớ ghim một câu "rồi ta sẽ làm lại".

2. Tử tế với gia đình:
Hãy gọi về cho ba mẹ nếu không ở cùng nhau, hãy quan tâm anh chị em vì họ chính là máu mủ ruột già, sẽ chẳng ai thương bạn, lo lắng cho bạn hơn họ đâu. 

Đừng đến lúc gặp một tình huống nào đó mới thấy mình vô tâm kinh khủng. Nếu đối với người ngoài còn hơn cả người nhà, thế thì đau lắm, gia đình chính là nơi bạn được thể hiện sự yêu thương cơ mà.

3. Tử tế trong học hành:
Có câu rất hay thế này: Từ nhỏ đến lúc trước khi thi tốt nghiệp trung học thì thấy rằng không ai giỏi bằng thầy cô. Trước khi tốt nghiệp đại học thì thấy không ai giỏi bằng mấy giáo sư của mình. 

Khi tốt nghiệp đại học rồi thì nghĩ mình là toàn bộ, toàn thân hoàn hảo hết rồi, tất cả mọi thứ đều không sợ ai cả. Khi ra đời thì đụng chạm, mới thấy là mình không bằng ai hết, đụng đâu thua đó, bắt đầu mới trưởng thành hơn.

Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào cũng phải giữ thói quen "tự học", học gì cũng được, miễn là nó giúp bạn có một kỹ năng đủ để kiếm tiền và nuôi sống bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

4. Tử tế trong công việc:
Đã đi làm thì làm thật, không chơi trò mơ mộng, thích ngồi chơi. Nếu lười lao động thì cả đời không khá lên được đâu.

Đi làm thì nên đến đúng giờ, đừng để cuối tháng bị bêu tên "đi muộn" trên bảng vàng, nhục lắm. Cũng đừng chăm chăm đòi tăng lương, hãy làm việc cho thật tốt đến mức tự sếp phải "đòi tăng lương" cho mình. Còn sếp không tăng thì hãy tìm một chỗ làm tốt hơn. Tội gì phải khổ nếu như mình có tài thật.

Trong khi đi làm thì cũng đừng "bao đồng" mấy chuyện không đâu, nhưng cũng đừng quá tập trung vào chuyên môn, hãy biết giao tiếp để hiểu thêm về đồng nghiệp - đó cũng là cách tập cho mình một kỹ năng sống cần thiết nơi công sở.

5. Tử tế với bạn bè:
Nếu trên đời, mình có một tình bạn hết lòng, hết dạ vì nhau thì đáng quý lắm. Có gì ngon thì hãy nhớ gọi nhau một câu bởi những giây phút có 1-0-2 trên đời không có nó sẽ chẳng có mình ngày hôm nay.

Nói đi cũng phải nói lại, nhắc đến bạn bè thì cũng nhiều nỗi đau lắm nhưng mà thôi. Đã làm bạn của nhau thì bỏ qua hết. Nếu nó có nợ nần mình hay đối xử quá phũ với mình thì cứ nghĩ đơn giản thôi: Kiếp trước chắc tao nợ mày "tình nghĩa" nên kiếp này phải trả.

6. Tử tế trong tình yêu:
Có câu "Có không giữ, mất đừng tìm". Khi yêu phải thương, nếu như không tôn trọng và không vun đắp thì chẳng có tình yêu nào có thể bền vững được cả. 

Nhưng cũng đừng nhân danh "tình yêu" để khiến người yêu mình cảm thấy mất đi sự tự do. Hãy cho những khoảng trống riêng tư để thấy rằng tại sao ta lại cần nhau đến thế.

7. Tử tế với người khác:
Việc tử tế với người không phải là cái “bẫy” để đưa mình cao hơn thế giới với các quy ước đặc biệt mà là cách sống đề cao sự tôn trọng để khiến thế giới này trở nên đẹp hơn lên mà thôi.

Làm người nên giữ cho mình một cái tâm "chân thành". Bạn sẽ chẳng biết được bất kỳ người nào chúng ta đang gặp sẽ trở thành một người ý nghĩa với ta sau này.

Thầy Tâm Nguyên

[Image: 161279462-1179517375836624-8180851718044336530-n.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#20
(2021-03-16, 08:39 PM)vô_danh Wrote: nghe lời dạy của tiểu sư muội tôi , có chết cũng oanh liệt Rollin

Lol

Xi'''''''''''''''''''...  Lol

(2021-03-16, 07:21 PM)vô_danh Wrote: nghe tiểu sư muội ca , huynh thèm chè bà ba nấu bằng đuờng thốt nốtGrinning-face-with-smiling-eyes4

Kỳ kg hảo ăn ngọt, cũng kg thích chè cho lắm nên ít khi nấu, đi lượm trên net cho huynh vậy.  Lol 

[Image: che-ba-ba-sieu-ngon-1.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#21
Lời Hẹn Ước

Vào một buổi chiều đẹp trời chan hòa gió và nắng, chàng trai và cô gái đã vô tình gặp nhau khi đang cùng đi dạo trên hành lang ở một bệnh viện. Ngay từ giây phút đầu tiên ánh mắt họ chạm nhau, hai trái tim non trẻ bỗng chốc đập loạn nhịp, tiếng sét ái tình đến với họ trong một hoàn cảnh thật trớ trêu.

Cả hai cùng đang lâm bệnh nặng không có cách nào cứu chữa được. Họ đọc trong mắt nhau cả một sự tuyệt vọng vô bờ bến. Có lẽ vì cùng trong một hoàn cảnh nên dù chỉ mới nói chuyện nhưng dường như đã có cảm giác quen thuộc như hai người bạn đã quen từ lâu.

Và cũng từ đó, những ngày tháng ở trong bệnh viện họ như hai chiếc bóng không xa rời nhau, ngày ngày cùng nắm tay ngắm mặt trời mọc rồi chiều xuống ngắm cảnh hoàng hôn rực rỡ. Hai trái tim đang yêu như được tiếp thêm sức mạnh tràn ngập hạnh phúc và hy vọng, họ không còn cảm thấy bi quan và tuyệt vọng về cuộc sống nữa...

Cuối cùng cũng đến một ngày chàng trai và cô gái cùng được thông báo rằng bệnh tình của họ đã trở nên rất nguy kịch, không còn khả năng cứu chữa nữa, họ chỉ còn đếm sự sống bằng từng ngày từng giờ. Bệnh viện cũng bất lực trả họ lại về cho gia đình.

Đêm cuối cùng trong bệnh viện, họ cùng nắm chặt tay nhau không nỡ xa rời, cùng hẹn ước sẽ không bao giờ quên những ngày tháng khó quên ở đây và hẹn sẽ luôn viết thư cho nhau để duy trì liên lạc.

Đó là cách duy nhất để hai trái tim luôn được xích lại gần nhau và cả hai sẽ tiếp cho nhau thêm nghị lực để cùng chiến đấu với sự sống và cái chết đang gần kề. Họ nhìn vào mắt nhau tràn đầy niềm tin và hy vọng...

Cứ thế, ngày tháng chậm chạp trôi đi, những lá thư họ gửi cho nhau vẫn không hề vơi cạn. Từng dòng từng chữ đối với họ đáng quý biết chừng nào, họ động viên nhau, gửi đến nhau những lời yêu thương, hy vọng, những dự định của tương lai, những niềm mơ ước. Cả cô gái và chàng trai đều như quên đi nỗi đau đớn bệnh tật đem lại, họ sống trong hạnh phúc, lạc quan và niềm tin vô bờ...

Nhưng rồi ba tháng sau đó, bệnh tình của cô gái trong phút chốc trở nên nguy kịch, và cô đã lặng lẽ ra đi, trên tay cô nắm chặt lá thư của chàng trai, miệng cô vẫn đọng lại một nụ cười mãn nguyện:"... Nếu phải đối diện với vận mệnh, đối diện cái chết, em hãy đừng sợ nhé! Hãy đừng lo lắng, đừng sợ hãi! Bởi vì vẫn còn có anh luôn ở bên em, vẫn còn rất nhiều người thương yêu em ở bên em, sẽ che chở cho em, và cùng em vượt qua những chặng đường khó khăn này. Hãy vững vàng lên! Đừng khóc, dù là địa ngục hay thiên đường, chúng mình sẽ không bao giờ xa rời...".

Mẹ của cô gái run rẩy cầm lá thư của chàng trai trên tay cô òa khóc. Bà biết cô đã ra đi rất thanh thản. Ngày thứ hai sau hôm cô gái mất, mẹ cô phát hiện thấy trong ngăn kéo bàn học của cô có một tập thư đã dán tem nhưng chưa gửi. Bức thư trên cùng viết: "Gửi cho mẹ".

Bà run run mở thư, đúng là nét chữ quen thuộc của con gái: "Mẹ thân yêu của con. Có lẽ đến lúc mẹ nhận được lá thư này thì con đã đi rất xa rồi. Nhưng con vẫn còn một tâm nguyện chưa hoàn thành được. Con đã có một lời hẹn ước với một người con trai là con sẽ cùng anh ấy chiến đấu với bệnh tật và cùng nhau vượt qua những ngày tháng cuối cùng này. Nhưng con biết con không thể thực hiện được lời hứa đó. Cho nên sau khi con đi rồi, mẹ hãy thay con tiếp tục gửi những lá thư này cho anh ấy, để anh ấy có thêm nghị lực mà tiếp tục sống, những lá thư này đối với anh ấy rất quan trọng, nó sẽ mang lại niềm tin cho anh ấy. Chỉ cần anh ấy biết con còn khỏe, anh ấy sẽ không từ bỏ con mà ra đi, sẽ còn tiếp tục chiến đấu, tiếp tục sống...".

Nhìn những dòng di thư cuối cùng của con gái, bà mẹ cô gái đã theo địa chỉ trên lá thư tìm đến nhà chàng trai. Vừa vào đến nhà, đập vào mắt bà là tấm di ảnh của chàng trai đặt trên bàn thờ. Trong phút chốc, bà cứ nhìn tấm ảnh đó đứng bất động tê dại.

Một lúc sau, một người phụ nữ bước ra, khuôn mặt tiều tụy khắc khổ, vẻ đau đớn vẫn chưa xóa hẳn trong ánh mắt vô hồn của bà, đó là mẹ của chàng trai. Bà cầm ra một tập thư dày đưa cho mẹ của cô gái: "Đây là những bức thư con trai tôi để lại, nó đã mất cách đây một tháng. Nhưng nó vẫn nói với tôi nó còn có một người con gái cùng cảnh ngộ đang đợi thư nó từng ngày, vẫn đang cần nó tiếp thêm nghị lực để tiếp tục sống. Cho nên những ngày tháng qua, mỗi tuần tôi vẫn thay nó gửi một bức thư đi cho cô gái đó...".

Nói đến đây, mẹ của chàng trai lại nức nở òa khóc. Mẹ cô gái hai mắt cũng ướt sũng từ độ nào, bà nhẹ nhàng tiến lại choàng tay ôm mẹ chàng trai vào lòng, nghẹn ngào nói: "Bà yên tâm, rồi chúng nó sẽ được gặp nhau trên thiên đường như đúng lời hẹn ước..."

Lượm

[Image: IMG-1602374517877.png]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#22
Em yêu Tiếng Việt!!!😉

Người nước ngoài học tiếng Việt chắc bị điên đầu nhiều lắm? Chỉ có một từ “Chết” thôi học hoài không hết: 

(Chết)

(Tử Vong ) cũng chết
(Qua Đời ) cũng chết
(Mất) cũng chết
(Rồi đời) cũng chết
(Đi đứt) cũng chết
(Hi sinh) cũng chết
(Đã Khuất ) cũng chết
(Nhắm Mắt)- cũng chết
(Đứng tròng) cũng chết
(Từ Trần ) cũng chết
(Khuất Núi - Khuất bóng) cũng chết
(Tắt thở) cũng chết
(Đi rồi - Toi rồi) cũng chết
(Xuôi tay) cũng chết
(Ngủm củ tỏi ) cũng chết
(Tiêu tán thòn ) cũng chết
(Đi Bán Muối ) cũng chết
(Đắp Chiếu ) cũng chết
(Chầu trời - Thăng thiên) cũng chết
(Theo Ông Bà - Về tổ tiên) cũng chết
(Gặp Diêm Vương ) cũng chết
(Băng hà) cũng chết
(Vĩnh biệt - Lìa trần) cũng chết
(Chán sống) cũng chết
(Buông tay) cũng chết
(Lìa đời - Đã mất) cũng chết
(Ra đi) cũng chết
(Chê nghèo - ko muốn sống) cũng chết
(Về cõi tây phương) cũng chết
(Hóa kiếp lai sinh) cũng chết
(Ra đi ngàn thu) cũng chết
(Trở về cát bụi) cũng chết
(Từ giã cõi đời) cũng chết
(Đi lên niết bàn) cũng chết
(Chia tay cõi trần) cũng chết
(Nghẻo - Queo) cũng chết
(Ngắm gà khỏa thân) cũng chết
(Lên bàn thờ ngắm chuối) cũng chết
(Xong kiếp phàm trần) cũng chết
(Hai năm mươi) cũng chết.
(Đai ga ku) cũng chết
(Gặp Ô Sáu) cũng chết
(Rửa chân lên bàn thờ) cũng chết.....

Lượm 😂
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#23
SỐNG TỈNH THỨC ĐỂ HIỂU VÀ THƯƠNG

- Con nghĩ sao, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy làm nhiều lầm lỗi hay ít lầm lỗi?

- Bạch thầy, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy ít phạm vào lầm lỗi. Mẹ con thường dạy: làm con gái con phải có ý tứ khi đi, khi đứng, khi nói, khi cười và khi làm việc. Con thấy rằng sống có ý tứ cũng như sống tỉnh thức. Nếu con để tâm vào công việc, nếu con có ý tứ trong khi đi, đứng, nói, cười thì trong đời sống hàng ngày con tránh được những ý nghĩ, những lời nói và những động tác có thể gây nên sự đổ vỡ và làm kẻ khác phiền lòng.

- Đúng như vậy, Sujata. Khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì và vì vậy người ấy có thể tránh được những ý nghĩ, lời nói và động tác có thể gây nên khổ đau cho mình và cho kẻ khác.

Này các con, sống tỉnh thức tức là sống trong giờ phút hiện tại, và biết được những gì đang xảy ra trong bản thân mình và hoàn cảnh mình. Sống như thế ta tiếp xúc được với sự sống, và nếu tiếp tục sống tinh cần như thế ta có thể hiểu biết được bản thân ta và hoàn cảnh ta một cách sâu sắc, và sự hiểu biết đưa tới sự chấp nhận và sự thương yêu. Khi mọi loài hiểu biết nhau, không còn nhiều khổ đau. 

Này Svastika, con nghĩ sao? Người ta có thể thương được không, nếu người ta không hiểu?

- Bạch thầy, không hiểu thì khó có thể thương. Xin thầy nhìn em Bhima của con. Có một hôm bé Bhima khóc hoài, khóc cả đêm, làm cho chị nó là bé Bala nổi cáu lên, phát cho nó một cái thật mạnh vào mông. Bhima bị chị đánh lại khóc to hơn. Con đến ẳm Bhima và con biết rằng Bhima đang sốt. Có thể nó khóc vì đang bị nhức đầu. Con gọi Bala mà nói:

"Này Bala, hãy tới sờ đầu em mà xem". Bala tới sờ đầu em, hiểu ngay.  Mặt nó dịu lại. Nó ôm em vào lòng, rồi ru em với tất cả sự thương yêu. Em Bhima nín khóc, dù nó vẫn còn sốt. Bạch thầy, đó là nhờ Bala đã hiểu, cho nên con nghĩ rằng nếu không hiểu thì không thể thương.

- Con nói đúng lắm, Svastika? 

Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận.

 "Nầy các con, tập sống cho tỉnh thức các con sẽ từ từ hiểu: hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật và các con sẽ có lòng thương.

Trích tác phẩm “Đường xưa mây trắng” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

[Image: 19-DB716-C-AE06-440-D-B78-B-1-AB34-E409396.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#24
Tìm mãi đôi mắt buồn
Hoàng Chính 

Lời Giới Thiệu:

Hoàng Chính là một nhà văn có nhiều độc giả hiện nay, anh đã xuất bản hàng chục tác phẩm gồm thơ, truyện dài, truyện ngắn… Hiện sinh sống tại Canada.

Cánh cổng mở ra, bàn tay nào đó đẩy mạnh tôi ra ngoài. Cánh cổng rin rít cọ trên nền xi măng lở lói. Hai khung sắt dộng vào nhau. Âm thanh chát chúa vọng ra, lẫn ngay vào tiếng lao xao. Tôi chùn chân.

Tôi đứng lớ ngớ bên ngoài cánh cổng. Những con mắt mở lớn. Những con mắt dán chặt vào tôi. Những cái nhìn săm soi từ gót chân tới đỉnh đầu. Tôi co người lại như những lúc co ro vì lạnh phía sau cánh cổng vừa đóng kín kia. Cái nhìn như những ngón tay có móng dài xới ngược tóc tôi. Tôi rùng mình. Mới hôm trước, không còn chịu nổi những cơn ngứa ngáy của lũ chí rận, tôi liều mạng đưa mái tóc chấm vai cho tên bạn tù hành nghề cắt tóc. Nó khoe ở ngoài đời nó là thợ hớt tóc thiện nghệ. Tôi tin nó, đến khi cắt xong, lũ bạn tù nhìn tôi, ngớ ra vài giây rồi lăn ra cười. Từ phút giây ấy, tôi không tin thằng bạn tù kia là thợ hớt tóc lành nghề nữa.

Bây giờ những người này đang nhìn tôi. Vài cái mép nhếch lên. Những khóe cười dúm dó. Tôi co người cố tránh những cái nhìn săm soi. Những cái nhìn xới tóc tôi lên, rờ rẫm chỗ rách buộc túm lại trên vai áo, mày mò lỗ thủng ở đầu gối chiếc quần ống cao ống thấp. Những cái nhìn thả xuống chân tôi. Ðôi giầy đã bị tịch thu. Chỉ còn lại hai bàn chân trần có những móng dài cong lại, đen xỉn. Tôi bất thần co những ngón chân lại như cố bám lấy mặt đường trần trụi, lở lói những mảng xi măng tróc lở. Ðể giấu đi cái bần cùng tanh tưởi.

Tôi đứng chết trân như thế không biết bao lâu. Tôi nhìn những mặt người chung quanh. Ðông quá. Hai mắt tôi hoa lên. Những mặt người nhòe đi. Cơn đói quặn lên trong bao tử. Những sợi rễ nhùng nhằng mọc từ mười đầu ngón chân, bám cứng xuống mặt đường. Tôi ngước nhìn bầu trời. Nắng vướng trên ngọn cây. Những chiếc lá nhỏ li ti. Cây gì đây nhỉ. Tôi cố nhớ tên loài cây có những chiếc lá nhỏ như bàn tay đứa trẻ. Lâu rồi tôi tập quên. Quên cái cõi sống nhàu nhò trước mặt; quên cái hành hạ, tra tấn chung quanh. Và quên luôn cả những thứ hiền hòa, chung quanh cuộc sống. Như những chiếc lá xanh thẫm nhỏ bằng bàn tay đứa trẻ, đang vẫy gọi, chờn vờn như hỏi han, như chia sẻ một cơn vui bất ngờ.

Ðám đông lao xao. Những câu nói lẫn vào nhau, nhốn nháo. Tôi nhìn những mặt người. Gian nan, khắc khổ. Tôi nhìn những bọc hành lý, những gói thức ăn, những túm áo quần nhùng nhằng trên vai họ.

“Mới được thả phải không?” Câu nói nào đó bật lên trên cái nền âm thanh nhốn nháo.

Tôi nhìn những mặt người. Câu hỏi ấy phát ra từ cái miệng nào đó trong vô số những cái miệng đang mấp máy. Tôi gật đầu hai ba lần.

“Còn ai được thả nữa không?” Thêm một câu hỏi nữa.

Tôi lắc đầu hai ba lần. Tôi không thấy rõ cái miệng nào vừa phát ra câu hỏi ấy. Nên tôi gật đầu hai ba lần để người hỏi kịp bắt được câu trả lời.

Một giọng nói khác ném ra từ đám đông, “Trong đó có bị đánh đập tra tấn không con?”

Giọng khàn đục của một người đàn bà.

Tôi  ngẩn người ra suy nghĩ. Tôi đã bị dằn mặt, bị đe dọa, bị viết tờ tự khai, gom lại hẳn những tờ tự khai ấy chồng lên thành cuốn sách. Nhưng lâu quá rồi, tôi không còn nhớ mình có bị đánh đập tra tấn gì không. Thành ra tôi ngúc ngoắc cái đầu như thể nửa bên này muốn gật nửa bên kia muốn lắc.

Ðám người nhích sát đến bên tôi. Vẽ thành vòng tròn, vây tôi lại, che chở, bảo bọc.

“Ở tù lâu chưa vậy?” Một giọng thiếu nữ. Tôi đoán vậy. Bởi câu hỏi ném ra từ phía sau lưng tôi và âm thanh trong vắt. Tôi gật đầu hai ba cái.

“Bao lâu?”

Tôi nhăn mặt cố trải cuốn lịch thời gian lên mặt bàn trí tưởng. Tôi nheo mắt vén những con số bện vào nhau trong óc.

“Ở tù lâu chưa vậy?” Ai đó lặp lại câu hỏi vừa rồi của thiếu nữ. Cái nôn nóng ướp trong giọng nói.

Tôi vội vã lắc đầu, “Lâu quá rồi, không nhớ…”

Cơn đói lại dấy lên trong bụng. Nước bọt ứa ra những kẽ răng. Tôi muốn thoát nhanh khỏi chốn này. Cánh cổng sắt bề thế sau lưng đã đóng chặt nhưng cánh cổng ấy cũng có thể mở ra bất cứ lúc nào, và những cánh tay bạch tuộc có thể quấn lấy tôi, kéo tôi vào, đẩy giúi tôi vào một xó góc nào đó. Thằng bạn tự khai có nghề hớt tóc đã bị như thế. Người ta trả tự do cho nó. Trước khi qua khung sắt của chiếc cổng ma quái, nó đứng sựng lại đòi những thứ mà khi bắt giam, người ta tạm giữ của nó. Giấy chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp đại học, giấy phép đi đường, cái ví có hình cô bạn gái và vài trăm bạc để ăn uống dọc đường trên đường đi công tác. Người ta bảo để người ta tìm. Nó kiên nhẫn đứng chờ bên khung sắt. Cả tiếng đồng hồ sau nó vẫn kiên nhẫn chờ, cái miệng léo xéo kể tên từng món đồ bị tịch thu. Người ta giận quá, kéo nó lại, đẩy nó vào một xó đẫm mùi nước tiểu, bảo nó ở tạm đó đi khi nào tìm được thì người ta sẽ hoàn lại cho nó.

Và nó ở lại nơi này với bọn chúng tôi. Hai trăm bốn mươi tám đứa chen chúc trong cái chuồng chật hẹp. Cứ vài hôm nó lại hỏi đã tìm thấy chưa. Người ta bảo vẫn đang tìm. Và nó kiên nhẫn chờ. Ðến lúc không còn kiên nhẫn nữa, nó khai là có nghề cắt tóc để được ra sân, cầm cái kéo và cái lược, chăm sóc những cái đầu loi nhoi những con chấy của bầy thú hai chân.

Tôi cũng kiên nhẫn nuôi mái tóc chấm vai như tóc con gái cả năm trời, đến khi bọn chấy đầy ắp trong tóc, mỗi cái vuốt tay, lại kéo xuống vài ba con chấy thì tôi bỏ cuộc. Tôi đưa cái đầu cho nó hành nghề thợ cạo. Bởi tôi không biết người ta còn giữ tôi lại chốn ấy bao lâu nữa.

Vậy mà tôi vừa xuống tóc xong thì người ta gọi tôi lên bảo tôi được trả tự do.

“Có được thăm nuôi không?” Ai đó hỏi. Tôi gật đầu. Chuyện này thì tôi biết chắc là có. Ðôi khi. Gói muối mè. Gói thịt nạc kho mặn khô cháy. Những miếng kẹo đậu phụng. Tôi nhớ rõ từng miếng. Câu hỏi làm nước miếng ứa ra ở những chân răng, đầy ứ trong miệng. Tôi nuốt vội cơn thèm.

“Trong ấy có đông không?”

“Hai trăm bốn mươi tám người.” Tôi mau mắn trả lời. Tôi chắc chắn như thế. Hai trăm bốn mươi tám con thú đực hai chân. Bầy thú hừng hực cái khát khao của những kẻ đói ăn, xôn xao cái thèm muốn của bầy thú đực thèm hơi con vật cái.

Rồi tôi chợt nhớ ra, và tôi nhanh chóng sửa, “Ðúng ra là hai trăm bốn mươi bảy.”

Những con mắt mở lớn nhìn tôi.

“Sao nhớ hay vậy?”

“Mới điểm danh tối qua, trước khi đi ngủ.”

“Lúc thì tám lúc thì bảy là sao?”

Tôi chỉ vào ngực mình, “Một người được tha.”

Những ngón tay chỉ vào ngực, chạm vào mảnh giấy nhét trong túi áo. Tôi sực nhớ ban nãy, người ta có đưa cho tôi mảnh giấy và dặn đi đâu cũng phải mang trong người. Lúc ấy, mừng quá tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu để nhìn xem người ta viết gì trong mảnh giấy vàng ố ấy.

Bây giờ tôi mới nhớ ra rằng mình cũng nên biết những điều kiện mình phải làm theo cho đúng, nếu không lại mang họa vào thân. Cái vòng người xoay quanh tôi. Những khuôn mặt đổi chỗ cho nhau như những chiếc bóng trên vách chiếc đèn kéo quân.

Tôi rút mảnh giấy gấp làm tư trong túi ra, thận trọng mở ra. Làn gió hây hẩy lay nhẹ mép giấy. Tôi lẩm nhẩm đọc. Và mắt tôi mờ đi. Những con chữ lạ lùng. Những từ ngữ không quen. Bắt đầu từ danh xưng của cái đất nước tôi đang sống. Tội danh lạ lùng. Và tôi nhìn chăm chú cái tên của phạm nhân. Tên ai thế này. Khác cả họ lẫn tên. Người ta trả tự do cho tù nhân thật bất ngờ. Giờ giấc không bao giờ báo trước. Cửa phòng giam hé mở bất ngờ. Cái cổ dài ngoằng thò qua cái khung hẹp. Họ và tên ném ra cùng với tràng tiếng sủa cộc cằn, “Thu dọn hành lý, trình diện trong vòng năm phút.” Người ta gọi tôi như thế. Có thể là chuyển trại, hay cũng có thể được tha. Bất ngờ để không kịp nhắn gửi ai điều gì. Và người ta giúi mảnh giấy vào tay tôi, hầm hừ bảo đi đâu cũng phải mang trong người.

Rồi bàn tay sắt nguội đẩy mạnh cái lưng gầy ra khỏi cái khung ngục tù.

“Hôm nay có cho thăm nuôi không mà giờ này vẫn êm ru vậy?”

Ai đó cằn nhằn.

Tôi nhanh nhảu trả lời thay cho cái trại giam lù lù gỗ đá sau lưng. “Thứ Bảy, mười hai giờ trưa. Tuần nào cũng vậy.”

Câu trả lời ngắn ngủn cũng làm tôi hụt hơi.

Tôi thấy mình run bần bật. Tôi cố kềm chặt tờ lệnh tha trong những ngón tay đói ăn. Bây giờ phải làm sao đây. Tên tôi nằm trong danh sách tạm tha mà tờ lệnh tạm tha lại không ghi tên tôi. Phải làm sao đây. Trở lại yêu cầu người ta sửa lại cái tên. Ðể người ta bảo chờ vì cái máy chữ bị hư, vì nhân viên đánh máy đi công tác xa chưa về, vì giấy trong kho đã cạn. Tôi đã ở chốn này bao nhiêu lần Chủ Nhật, bao nhiêu lần thăm nuôi không dám nhìn phần lương khô lũ bạn tù được người nhà tiếp tế. Tờ giấy phù phép này đủ sức cứu mạng tôi. Việc gì phải thắc mắc.

“Bây giờ cậu về đâu?” Giọng một người đàn bà.

Tôi nói tên cái thành phố đã mất tên.

“Giờ này đâu còn kịp đón xe về thành phố.” Ai đó phụ họa.

Tôi đứng trơ ra đó. Giấy tạm tha trong tay. Cơn gió dịu dàng lay nhẹ mép giấy. Nắng nhảy múa trên trang giấy, bò lan cả sang bàn tay tôi.

Một cái mặt ghé sát mặt tôi, nhìn vào tờ giấy, “Tội gì thế?” Hắn ta lớn tiếng hỏi.

Tôi mở rộng tờ giấy bằng cả hai tay. Cái mặt người ấy lẩm nhẩm đọc, rồi cái miệng lởm chởm râu ấy oang oang, “Có ý đồ lật đổ chính quyền cách mạng à?”

Gào lên cái câu độc địa ấy xong, hắn ta tròn mắt nhìn tôi. Những tia máu đỏ uốn lượn trên tròng trắng con mắt như những con lươn bện vào nhau trong vũng lầy. Mọi người ồ lên đồng loạt.

Vòng người chợt dãn ra, mỏng hẳn đi. Những cái lưng vội vã quay về phía tôi. Những cái lưng đeo ba lô đồ tiếp tế thăm nuôi. Những bọc thức ăn gói kín nhưng vẫn không giam được cái mùi thơm tho quyến rũ. Giọng ai đó thì thào, “Coi chừng mấy ổng gài bẫy theo dõi, bắt luôn bọn mình đó…”

Trong thoáng giây tôi còn trơ lại một mình. Ðám người tản mát như lũ kiến động tổ. Tôi run run gấp gờ giấy lại làm tư, đúng theo những nếp gấp cũ. Tờ giấy này là bùa hộ mạng. Tôi sẽ đeo dính lấy nó dù cái tên trong tờ giấy không phải tên tôi. Từ giây phút này tôi thành kẻ khác. Tôi đã mất tên. Nhưng đến cả cái thành phố tội tình của tôi cũng đâu còn giữ được cái tên. Tôi mất tên.  Có sao đâu. Ðiều quan trọng là tôi vừa được trả tự do. Tôi phải tìm cách về cái thành phố vừa mất tên của tôi. Tôi sẽ phải về nhà. Bố mẹ và lũ em đang chờ. Vấn đề là về bằng cách nào. Những đồng tiền nằm trong cái ví da người ta tạm giữ đến khi trả tự do – có cho thêm tiền – tôi cũng không dám trở lại đòi.

Chợt kẻ nào đó chạm nhẹ vào người tôi, tôi giật mình xoay lại nhìn. Một người đàn bà. Tóc rối trên vừng trán xanh xao với hai con mắt buồn. Chị giúi nhanh vật gì đó vào tay tôi. Những ngón tay tôi khẽ nắm lại như phản xạ. Ðầu óc tôi rối bù. Người lạ. Tôi cố nhớ xem người đàn bà này là ai. Nhưng tôi không nhớ nổi. Người đàn bà nhét một mảnh giấy vào tay tôi. “Ðể mua vé xe về Sài Gòn.” Chị nói nhanh. Giọng mềm và ấm.

Tôi nhìn xuống mảnh giấy trong tay. Tờ giấy bạc năm chục. Tôi nhớ ra ngay rằng tôi mới ra trường, lương tháng chỉ có bốn mươi tám đồng. Và tôi nhận ra tờ giấy bạc người đàn bà nhét vào tay tôi là tờ năm chục. Khuôn mặt lạ hoắc. Nét buồn trong mắt. Cái dịu dàng trong giọng nói. Tôi thấy môi tôi mấp máy nhưng không lời nào thoát ra. Bởi tôi biết rõ người đàn bà này chẳng phải bà con họ hàng, chẳng phải bạn bè, chẳng phải người quen.

Như đoán được những điều tôi muốn nói, chị nhìn vào mắt tôi, “Ðừng lo, chừng nào trả cũng được.”

Rồi chị quay lưng thoăn thoắt biến vào đám đông.

Tôi đứng thừ người ra trước cổng trại giam không biết bao lâu, cho tới khi người ta mở hé cánh cổng, nhận đồ thăm nuôi.

Về đến Xa Cảng Miền Tây thì trời đã tối mịt. Xe lam, xe khách, xe đò, xe ôm gì cũng hết sạch. Khuya quá rồi. Tôi lủi thủi đi bộ mười hai cây số về nhà, lưng đeo cái túi đựng đầy khoai lang, qua những khúc đường quanh co, nhấp nhổm những ổ gà nhơ nhớp, men bờ những ruộng rau muống xâm xấp nước, xuyên qua những nghĩa trang lập lòe đom đóm và chập chờn nhang khuya.

Từ hôm ấy tôi luôn mang trong người tờ lệnh tha và luôn để sẵn trong túi áo tờ giấy bạc năm chục đồng tiền nhà nước mới đổi. Ði bộ hay đạp xe trên đường phố, thấy người đàn bà nào có vóc dáng nhỏ bé tôi cũng cố gắng bước nhanh và làm như tình cờ quay lại nhìn xem có bắt gặp một đôi mắt buồn. Chừng nào trả cũng được. Giọng nói ấm và mềm lẫn vào cả những giấc chiêm bao dịu dàng. Dù tôi không còn hình dung ra được hình ảnh người thiếu phụ năm xưa đã cho tôi tiền ăn vội đĩa cơm trắng chan nước mắm cay xé miệng môi ở bến xe, tiền mua đôi dép đen đúa làm bằng vỏ xe sần sùi, tiền mua vé chợ đen chen chúc hụt hơi trên chiếc xe than dằn xóc mềm người, và còn đủ để mua cho bố mẹ tôi một rổ đầy khoai lang ăn mấy ngày chưa hết.

Nhưng tôi vẫn cố tìm.

Ấy là chuyện mấy mươi năm về trước. Cái thời tôi rời giảng đường, khăn gói đi nhận nhiệm sở ở một nơi xa lơ lắc, và tình cờ ngồi chung chuyến xe và chuyện trò với một thanh niên khao khát vực dậy một quê nhà.

Tôi vẫn tin trong cõi sống này còn thấp thoáng những bà tiên cổ tích; những bà tiên lam lũ, những bà tiên đi lạc giữa nhân gian khốn cùng. Và bao nhiêu năm trời nay tôi vẫn dõi mắt tìm lại bà tiên nhân hậu. Bởi tôi nhớ thật rõ rằng ngày thứ Bảy thăm nuôi ấy, tôi chưa kịp nói với bà tiên lam lũ kia một lời cảm ơn vội vàng.

HC

[Image: IMG-1616199179475.png]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#25
Cảm ơn một bài viết hay và một bài hát hay.  Tulip4

Giờ đây khi mọi việc đã lắng xuống, chúng ta đang sống sung túc hơn, sang trọng hơn, tiện nghi hơn, và có thể tự do hơn thì những đùm bọc, những tử tế nho nhỏ ngày xưa dường như đã mất đi tất cả thì phải... Chợt nhớ lại câu hỏi của một thanh niên trẻ đã từng hỏi mình, Tại sao bây giờ người ta đối xử với nhau giống như một bầy sói vậy anh?. Ngọng luôn...
Love is now or never...
Reply
#26
(2021-03-19, 09:11 PM)Dan. Wrote: Cảm ơn một bài viết hay và một bài hát hay.  Tulip4

Giờ đây khi mọi việc đã lắng xuống, chúng ta đang sống sung túc hơn, sang trọng hơn, tiện nghi hơn, và có thể tự do hơn thì những đùm bọc, những tử tế nho nhỏ ngày xưa dường như đã mất đi tất cả thì phải... Chợt nhớ lại câu hỏi của một thanh niên trẻ đã từng hỏi mình, Tại sao bây giờ người ta đối xử với nhau giống như một bầy sói vậy anh?. Ngọng luôn...

Khi một xã hội kg có sự giáo dục đặt Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín làm nền tảng để rèn luyện từ bé, tính nhân bản trong “tiên học lễ, hậu học văn” kg có thì hậu quả là thế thôi. 

Một tấm hình của nền giáo dục xưa, nuối tiếc cho một nền giáo dục chỉ còn là dư âm trong ký ức của cha anh. 

[Image: 9-A57337-A-C841-4-D30-A011-C8-F5-A1-B6958-B.jpg]
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#27
TÌNH CHA

            Nghe tin con dâu sinh được đứa con trai đầu lòng anh Tư chạy một mạch từ Thủ Đức về Saigon sẵn ghé Bệnh viện Từ Dũ luôn .Vì vui mừng quá nên anh vẫn để nguyên bộ đồ có dòng chữ Grab phía sau lưng chạy thẳng tới bệnh viện . Gởi xe xong rồi anh đọc tin nhắn của thằng con tìm số phòng con dâu mới sinh. 

           Vừa bước vào phòng thì đã thấy anh chị sui gia nhà gái đến đó tự bao giờ. Thấy anh sui trai bước vào anh sui gái đứng dậy định bắt tay nhưng thấy bộ dạng anh sui trai không được sạch sẽ cho lắm cho nên hơi khựng lại. Anh Tư thấy vậy vội lau bàn tay vô chiếc áo gió rồi chìa ra bắt tay anh sui gái. Ông kia thấy bộ dạng anh Tư như thế nên ngó lơ, anh Tư rút tay lại lòng thấy buồn rười rượi. Vài câu hỏi bâng quơ để phá tan bầu không khí yên tĩnh  : 

- Thưa chị sui cháu sinh hồi mấy giờ vậy chị ? 

- Dạ hồi khuya đó anh sui , mà sao giờ này không thấy thằng Toàn đâu anh ? 

- Dạ chắc cháu trên đường tới , nó mới nhắn tin là tôi tới ngay đó chị 

- À sẵn có anh sui ở đây , vợ chồng tôi xin cho con gái và cháu tôi được về nhà nghỉ dưỡng để tôi chăm sóc cháu 

- Dạ được vậy thì tốt quá. Tôi cám ơn anh chị sui nhiều lắm 

- À mà đầy tháng nếu anh rảnh thì ghé nhà tôi dự tiệc 

- Dạ để tôi xấp sếp đến dự với anh chị 

- Lẽ ra thì đầy tháng phải tổ chức bên nhà anh nhưng mà bên đó chật chội quá nên thôi qua nhà bên tôi làm rộng rãi hơn. 

           Nãy giờ anh sui gái im lặng bây giờ mới lên tiếng : 

- Anh sui à , chuyện sau này học hành hay ăn ở của cháu anh cứ để bên tôi lo 

- Dạ anh nói sao thì tôi nghe vậy nhưng mà cũng phải để chúng tôi lo một chút phụ anh 

- Không cần đâu , tôi sẽ mua cho nó cây đàn Piano để nó học sau này đỡ cực tấm thân 

             Anh Tư nghe nói chạnh lòng nhìn lại bộ dạng mình thì tủi thân nên im lặng, không biết là anh sui gái nói có ý gì , đúng lúc thằng con anh bước vào. Nó gật đầu chào cha mẹ vợ rồi nắm tay anh Tư kéo ra ngoài cửa : 

- Trời ơi sao ba không thay đồ ? 

- Bị vì ba mừng quá đó con , ba biết rồi thôi con vô thăm vợ con đi 

             Thằng con anh bước vô mà mặt mày bí xị không được vui , anh Tư thấy vậy nên cáo từ : 

- Thôi xin phép anh chị sui tôi về đây , vô thăm thấy con dâu và cháu nội được mẹ tròn con vuông là tôi mừng lắm rồi. 

             Nói xong anh Tư bước ra mà không ai đưa tiễn , thằng con anh lo ôm đứa con nựng nịu không ngó ngàng gì tới anh , lòng anh buồn không thể tả .Đôi mắt đỏ hoe , nước mắt lưng tròng anh cảm thấy bị xúc phạm. Nghèo là một cái tội sao ??? 

           Nghe tiếng khóc của đứa bé sinh linh bé bỏng thằng con anh ôm nó vào lòng hôn hít hôn để , lúc đó cái cảm giác tình phụ tử thiêng liêng trỗi dậy , nó nghĩ ngay đến cha nó hồi nãy lầm lũi chào mọi người ra về mà không ai đưa tiễn nó cảm thấy có lỗi, nó đưa con cho vợ rồi tất tả chạy ra ngoài. 

           Tại bãi gởi xe khi anh Tư vừa dắt xe ra khỏi cổng thì thằng con anh từ trong bệnh viện chạy ra ôm chầm lấy anh giọng nghẹn ngào : 

- Con xin lỗi ba ...con sai rồi ...con hứa sẽ đưa vợ con về nhà mình ba ạ !!! 

         Hai cha con ôm nhau giữa trời nắng chan chan ngoài sân bệnh viện. 

Dinh Van Son



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#28
CHIẾC ROLEX ÂN NGHĨA là câu chuyện có thật được đăng trên tuần báo Thiếu Nhi năm 1971. Tính đến nay là tròn 50 năm. 

 Cùng với truyện "Luống hoa cải vàng"  của nhà văn Kim Hài  thì đây là truyện gây ấn tượng sâu sắc với mình từ khi mình đọc nó (lúc đó còn là con bé đang học tiểu học).

 Mãi 50 năm rồi kể từ ngày đọc "Chiếc Rolex ân nghĩa", mình vẫn không quên câu chuyện đã làm mình đầm đìa nước mắt khi đọc đến đoạn nói về nợ ân nghĩa giữa 2 người:  một người học thức và một băng nhóm bụi đời (thời đó hay gọi là du đãng). 

Cũng như "Luống hoa cải vàng", câu chuyện ám ảnh mình đến mức mình cất công đi hỏi, đi tìm để được đọc lại. Hơn 40 năm mà mình vẫn còn nhớ rõ họ tên của nhân vật chính trong truyện và cả tựa truyện. Nhờ bạn Thục Đoan hướng dẫn, mình đã nhờ anh Quang Võ tìm giúp với tí xíu hy vọng. Không ngờ chỉ sau vài giờ, anh Quang Võ đã đưa lên tường của mình bản sao chụp hình ảnh của nhân vật và bài báo. 

Cùng với Tuổi Hoa thì Thiếu Nhi là những tờ báo dành cho lứa tuổi tiểu học mà lứa cuối 5X và 6X đều mê mẩn thời đó. Mình còn nhớ mỗi lần đến ngày ra báo, chị em mình cứ trông chờ ba đi làm về, và khi thấy trên tay ba tờ báo có hình bìa dễ thương do họa sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt vẽ thì mấy chị em mừng còn hơn được ba mua đồ chơi. 

 Kỷ niệm tuổi hoa niên bao giờ cũng ngọt ngào. Mình muốn nói rằng không phải chỉ vì càng lớn tuổi, người ta càng hay hoài niệm về quá khứ mà vì còn một lẽ: tuổi thơ sẽ đẹp hơn khi quanh nó luôn là những bài học về tình người và lòng nhân ái .

Hôm nay bổ sung thêm toàn bộ câu chuyện đã được bạn @Nguyen Huu Minh đánh máy lại:

CHIẾC ROLEX ÂN NGHĨA
(Đoản truyện bi thảm có thật của Quốc Bảo)

Đakao ngày 30-10-1971
Kính gửi Thiếu Uý Bùi Dương Uy KBC  6757

Anh Uy ơi! Anh chết thật rồi hả anh Uy! Cho đến bây giờ em vẫn chưa tin là anh đã chết. Chết gì mà dễ quá vậy? Chết gì vô lý vậy hả anh?

Tối hôm qua em đem cái đồng hồ Rolex đến nhà thì cậu anh cho hay anh vừa tử nạn ở Qui Nhơn ngày 24-10-1971, máy bay do Thiếu Uý Nguyên bạn anh lái bị trục trặc sao đó đâm vào núi Chúa. Toán trực thăng cấp cứu đã tìm được xác anh, hiện giờ anh đang nằm ở nhà xác Quân Y Viện Qui Nhơn. Mợ anh hay tin, xúc động đến ngất xỉu, vừa được chở vào nhà thương.

Trời! Thật không ngờ cuộc sống con người lại kết thúc bất ngờ và thảm khốc đến như vậy!

Em đứng khựng như chôn chân ở trước cửa nhà. Trên mặt tủ chè giữa nhà, tấm hình bán thân của anh đặt trước tượng Thánh Giá, hai ánh nến lung linh. Cặp mắt anh… Trời ơi! Em sợ quá, cặp mắt trong tấm hình sao mà tinh anh đến thế! Anh nhìn em chằm chằm. Em chợt giật mình thảng thốt nhớ đến chiếc đồng hồ Rolex đang cầm nơi tay, lũ quái trong băng “Batman Dakao” cướp giựt của anh hôm thứ bảy, chúng nhờ em đem hoàn trả lại anh. Nhưng… anh không còn nữa, chỉ còn cậu anh đứng giữa căn phòng vắng lặng. Gương mặt ông hốc hác trông thật thiểu não, cặp mắt như thất thần, chắc ông không nhìn thấy di vật quí giá của anh trong tay em.

Không hiểu sao lúc ấy em lại không trao luôn chiếc đồng hồ Rolex cho cậu anh cho rồi! Em bỏ vào túi, lẳng lặng quay đi. Hình như em đã khóc.

Anh Uy, anh có nghĩ rằng việc xui xẻo mất đồng hồ đã là điềm báo trước cái chết bi thảm của anh không? Anh có nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ cần đến đồng hồ nữa? Thời gian đâu còn nghĩa gì với anh bây giờ anh nhỉ! Bây giờ, với anh, tất cả đều là hư vô. Trong cái hư vô bất tận, thế giới của thần linh, đã có linh hồn anh, tấm linh hồn tuyệt đẹp và thánh thiện. Đã đành anh hoàn toàn trút bỏ vật chất. Song em vẫn ân hận rằng, khi chết trên tay anh không còn chiếc Rolex này. 

Chiếc đồng hồ mà lũ quái Batman Dakao coi là một kỷ vật vô cùng quí giá. Lũ chúng không bao giờ quên được ngày anh đem nó đến tiệm Cầm Đồ Bình Dân cầm lấy 40,000đ đưa cả cho băng Batman Dakao để lo chôn cất gia đình thằng Mọi Cà Chua – Bố Mẹ và hai đứa em nó bị pháo kích chết hồi Mậu Thân. Ngay thằng Mọi Cà Chua cũng không ngờ anh thương nó đến thế. Hằng ngày mỗi buổi sáng nó đều đến đánh giày cho anh trước khi đi làm, và tối thì đến nhà bỏ báo. 

Nó kể chuyện, có một lần nó khều cái bật lửa Zippo của anh, bị anh chộp được, anh nổi nóng đã gài cho nó hai cái bạt tai. Vậy mà hôm thấy nó mang hai cái khăn trắng đại tang, cặp mắt ngấn lệ sưng húp, quì sụp xuống đánh giày cho anh, khi hỏi và biết gia đình nó vừa bị pháo kích chết sạch, anh đã khóc lên rưng rức với nó. Rồi bất ngờ anh đi cầm đồng hồ lấy tiền cho nó.

Anh biết không! Thằng Mọi Cà Chua và cả băng Batman Dakao đã ngẩn ngơ trước nghĩa cử từ thiện và cao đẹp của anh, tụi nó họp băng lại tìm cách đáp lễ anh, và chúng đã hành động theo thể thức đặc biệt du đãng. 

Thằng Út Ghẻ bám anh suốt hai buổi chiều ở Thanh Thế “choọc” cho được cái bóp, lục tìm thấy tấm giấy cầm đồ, rồi lại bí mật nhét bóp vào túi anh. Anh coi tụi nó nghề chưa! Trong suốt ba tháng, băng tụi nó cặm cụi đánh giày, bán báo, bán kem, v.v… cố dồn tiền chuộc lại cái Rolex. Nhưng rốt cuộc chỉ gom góp được có 20 ghim thành thử không thực hiện được ý định đó. Thật ra nếu muốn có bốn, năm mươi ghim một cách phi pháp, đối với chúng chẳng khó khăn gì. Chỉ túa ra “mồi” một bữa là dư đủ, song chúng đã không làm vậy, mà quyết tâm “làm ăn lương thiện” để đáp lại tấm lòng vàng từ thiện của anh.

Hôm thằng Mọi Cà Chua giỗ trăm ngày gia đình nó, anh được mời tới dự và đã phải kinh ngạc khi chúng đưa trả lại tấm giấy cầm đồ, và đã phải kinh ngạc khi chúng đưa trả lại tấm giấy cầm đồ kèm 20 xấp, anh liền từ chối số tiền đó, và vì thế, băng “Batman Dakao” càng kính mến anh hơn. Vài ngày sau anh đi chuộc lại cái đồng hồ, và đã đồng ý cho băng tụi nó khắc vào mặt sau câu kỷ niệm “Ghi ơn đại ân nhân Batman Dakao”. 

Thế mà trước khi chết, anh lại bị chính một quái Batman Dakao tước mất cái Rolex ân nghĩa này. Anh Uy biết thằng chó nào thủ phạm không?  Thằng Chín Chìa Vôi đấy anh! Nó là anh bà con của thằng Mọi Cà Chua, thế mời khốn nạn, dã man, tàn bạo, vô nhân đạo, ác ôn côn đồ chứ!

Nhưng, thưa anh… quả đó là một sự ngẫu nhiên, một ngẫu nhiên vô cùng bi thảm.
Để em kể anh nghe: Chiều hôm thứ sáu 22-10-1971 thằng Mọi Cà Chua ngồi đếm báo ở rìa đường Lê Lai, một chiếc xe du lịch ào qua đụng tung nó lên lề, máu họng trào ra ngất liền tại chỗ. Khốn khổ! Thân phận nó mồ côi mồ cút, như anh biết đó! Bà con thân thích chẳng còn ai ngoài thằng Chín Chìa Vôi. Thằng Chín khóc nức nở đưa em vào bệnh viện, trong tui không có lấy một đồng bạc. Rồi chẳng hiểu cách nào mà nó đớp được cái Rolex. 

Vừa nhìn thấy là em biết ngay của anh. Giận quá, em chửi toáng lên:
- Tiên sư nhà mày! Cái thằng Chìa Vôi! Bộ hết “địa mập” rồi sao mà nhè ngay Bố Ân Nhân của băng, mày “lương” cái “đổng” này.
- Ủa! Sao lạ vậy cà! – Chín Chìa Vôi trợn mắt. Mày nói gì? “Đổng” này của “khứa” nào?
Em lật mặt sau đồng hồ dí hàng chữ khắc kỷ niệm vào sát mặt Chín Chìa Vôi, hét lên
- “Khứa” nào à! Anh Uy đây nè! Bố Ân Nhân nhà mày đấy con ạ.
- Úi cha! – nó sững sờ, bứt tai bứt tóc. Tổ trác tao rồi! Hèn chi tao thấy cái lưng trông quen quen.

Cơ khổ! Tính thổi bậy một quẳn kiếm “địa” cứu sống thằng Mọi, dè đâu lại gặp anh Uy. Rồi nó năn nỉ với em:
- Thôi tao nhờ mày, bằng mọi cách đem trả lại ảnh dùm tao, bữa nào thằng Mọi nó khỏi, anh em tao sẽ đến lậy ảnh xin lỗi.

Em đã nhận lãnh chiếc đồng hồ. Nhưng em không giúp được nó theo ý muốn, vì anh đã chết rồi. Anh Uy yêu quí của chúng em ơi! Sao sự việc xảy ra lại bất ngờ và bi thảm đến thế nhỉ. Bi thảm thêm nữa là khi em cầm cái Rolex trở về thì thằng Mọi Cà Chua đang hấp hối, trong tay Chín Chìa Vôi, chung quanh đủ mặt băng Batman Dakao, em về hơi trễ, song em còn nghe được một câu của thằng Mọi, nó nói với băng:
- Anh Uy… muốn chúng mày làm ăn lương thiện, tao cũng chán cái nghề ăn trộm ăn cướp rồi… có lẽ tao chết… tao xin chúng mày nghe lời anh Uy, nghe lời tao… từ nay… bỏ… bỏ hẳn.

Giọng nó nói thều thào không còn nghe rõ, song khi em giơ cái đồng cái đồng hồ ra, mắt nó vụt sáng lên, nó lắp bắp mấy tiếng:
- Anh Uy! Anh Uy!... 
Rồi nó đi theo anh luôn!

Anh Uy ơi! Bây giờ thì em đang khóc thật đây. Không biết em khóc vì anh hay vì thằng Mọi, nhưng có điều chắc chắn, tâm hồn em bỗng thấy bình tĩnh lạ thường. Em có thể đoan chắc với anh là tụi Batman Dakao, từ nay có ai vứt “đổng” ra giữa đường cũng sẽ không có thằng nào “lương” nữa. Tụi nó đã thề độc trước thi hài thằng Mọi Cà Chua là “làm ăn lương thiện”, lời thề như dao chém cột, anh cứ tin đi!

Còn cái Rolex của anh… Anh ơi! Em đã mại được 30 xin, số tiền này vừa đủ để tụi Batman chôn cất thằng Mọi.

Anh Uy ơi! Hôm nay em lên An dưỡng Viện Biên Hoà thăm mộ anh, em sẽ đốt lá thư này để gửi nó về thế giới thần linh cho anh, em biết không bao giờ anh giận tụi em, anh luôn luôn thương chúng em, và nếu anh chứng kiến được lời thề độc của Batman Dakao, hẳn anh sẽ hài lòng và mỉm cười rất tươi nơi chín suối.

Vĩnh biệt anh. Em của anh.

Tái bút: Anh Uy ơi! Băng “Batman Dakao” xin em biên tên thánh Phêrô của anh để tụi nó nhớ và cầu nguyện mãi mãi cho Linh hồn Anh. Em đã phải dậy chúng nó “làm dấu” và đọc một kinh ngắn: “Chúng tôi cậy vì danh Chúa nhân từ cho Linh hồn Phêrô được lên chốn nghỉ ngơi, hằng xem thấy một Đức Chúa Trời, sáng láng vui vẻ vô cùng. 

Amen.”Vĩnh biệt anh một lần nữa. Em của anh".

Lâm Nguyễn

[Image: 15464-CE5-9-B4-D-470-C-A2-C8-BE20-CA98-A5-C1.jpg]



Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply
#29
(2021-03-20, 07:53 AM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: TÌNH CHA

          

- Con xin lỗi ba ...con sai rồi ...con hứa sẽ đưa vợ con về nhà mình ba ạ !!! 

         Hai cha con ôm nhau giữa trời nắng chan chan ngoài sân bệnh viện. 

Dinh Van Son

anh luôn hối tiếc là kg có cháu nội cho Ba anh bồng Disappointed-face4
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam ...

Reply
#30
(2021-03-20, 01:24 PM)guest1221 Wrote: anh luôn hối tiếc là kg có cháu nội cho Ba anh bồng Disappointed-face4

 One thing I’ve learned throughout the years is that, muốn làm việc gì đó thì hãy nắm bắt thời gian mà thực hiện nó chứ đừng chần chờ để rồi hối tiếc vì đã kg làm khi còn có thể.  😌
Kiếp luân hồi có sinh có diệt
Đời vô thường giả tạm hư không
Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”
An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi.
-CT-

願得一心人,
白頭不相離.
Reply