2023-05-05, 01:02 PM
https://ngoisao.vnexpress.net/ngoi-xom-c...01590.html
[url=https://ngoisao.vnexpress.net/ngoi-xom-co-loi-gi-cho-suc-khoe-4601590.html#box_comment][/url]
Thứ bảy, 6/5/2023, 00:04 (GMT+7)
Ngồi xổm có lợi gì cho sức khỏe?
Ngồi xổm tốt cho tim mạch, giúp giảm cân, bôi trơn khớp, thúc đẩy khí và lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ thân dưới...
Ngồi xổm chỉ tư thế ngồi gập chân lại, đùi áp vào bụng và ngực, mông không chấm chỗ. Tất cả em bé đều duy trì tư thế này trong bụng mẹ, giúp cơ thể thư giãn và mang lại cảm giác an toàn. Ngồi xổm có thể giảm tích tụ mỡ, rèn luyện đùi, bắp chân, eo, bụng và các nhóm cơ khác, đồng thời có thể nâng cao tính linh hoạt và cân đối của cơ thể. Tư thế ngồi xổm đúng có thể tăng cường sức khỏe theo nhiều cách, bao gồm:
1. Giảm tác hại của việc ngồi lâu
Ngồi xổm sau khi ngồi lâu giúp vận động các khớp, thư giãn cơ bắp, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, từ đó giảm thiểu tổn thương cho cơ thể do ngồi lâu gây ra.
2. Chữa bệnh dạ dày
Trong cuốn sách "100 ngày cuối cùng của Nan Huaijin", ngồi xổm được giới thiệu là có thể giúp chữa các bệnh về dạ dày, nếu kiên trì thực hiện trong thời gian dài thậm chí còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ thần kỳ. Đây cũng là cách tuyệt vời để giúp tiêu hóa nhanh nếu bạn ăn quá nhiều.
3. Tốt cho tim mạch
Ngồi xổm giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, lưu lượng máu của tim phổi dồi dào, có thể giảm xơ cứng động mạch, hạ lipid máu, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Ngồi xổm cũng có thể làm tăng phạm vi chuyển động của khoang ngực và phổi, do đó cải thiện chức năng tim phổi.
4. Giảm cân
Ngồi xổm cũng có thể tiêu hao mỡ nên cũng là cách giảm cân rất tốt, đặc biệt là các vùng eo, mông, bụng và chân.
5. Bôi trơn các khớp
Tư thế ngồi xổm là một bài tập kéo giãn tốt cho các mô xung quanh khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp hông thông qua việc gập chi dưới thường xuyên.
6. Thúc đẩy khí và lưu thông máu
Theo quan điểm của y học Trung Quốc, các chi dưới và bàn chân là gốc rễ của cơ thể con người, là nơi chứa khí và máu. Thông qua bài tập ngồi xổm, phần thân dưới càng khỏe thì trái tim sẽ càng khỏe. Chỉ khi sự lưu thông máu ở các chi dưới tốt thì máu ở các chi xa mới được đẩy về tim, để toàn bộ cơ thể được lưu thông thông suốt, không bị ứ đọng ở các chi dưới.
7. Phòng ngừa và cải thiện chứng liệt dương
Đàn ông thường xuyên ngồi xổm có thể tăng cường sức mạnh của cơ thắt lưng, giảm nhức mỏi. Khi cơ xương chậu của nam giới được tập luyện cũng có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho toàn bộ xương chậu và cơ quan sinh sản nam, đồng thời cải thiện chức năng tình dục.
8. Tập luyện cho cơ thân dưới
Các bài tập ngồi xổm có thể tăng cường sự ổn định của đầu gối và sức mạnh cơ bắp phần dưới cơ thể, từ đó thúc đẩy tốc độ, sức mạnh, sức bền và làm săn chắc đùi, mông.
Các tư thế ngồi xổm
Ngồi xổm ăn mày: Chống sình, chướng bụng
- Ngồi xổm với hai tay ôm lấy đầu gối, đẩy mông ra sau càng xa càng tốt mà không chạm đất, giữ eo, lưng và đầu càng thẳng càng tốt. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
- Mỗi lần ngồi xổm khoảng 15 phút hoặc lâu hơn, hướng mắt nhìn ra trước, cố gắng không suy nghĩ lung tung, không nói chuyện với mọi người hoặc nghịch điện thoại khi đang ngồi xổm.
- Trong quá trình ngồi xổm, bị tê chân là chuyện bình thường. Tuy nhiên, tập luyện lâu ngày sẽ tự nhiên biến mất, đồng thời tăng cường sức mạnh cho bàn chân, đả thông kinh mạch. Ngồi xổm sau bữa ăn 15 phút rất có lợi trong việc giữ gìn sức khỏe. Phương pháp này rất đơn giản, nhưng hiệu quả rõ rệt.
Ngồi xổm nhón chân : Bảo vệ thận
Ngồi xổm, nhón gót chân lên khỏi mặt đất. Gập đầu gối, ép đùi vào bắp chân, có thể khống chế thời gian trong vòng 30 giây đến 1 phút để tránh căng cơ.
Ngồi xổm và đi bộ: Giảm cân, điều hòa bệnh nam nữ
Khi thực hiện động tác ngồi xồm và đi bộ, bạn buộc phải huy động sức mạnh của thắt lưng vì thiếu độ gập duỗi của khớp gối. Nói cách khác, phương pháp này buộc vùng eo phải "đi bộ". Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng thận khí là cơ sở của sự sống. Do phần cứng nhất là ở thắt lưng, nên tác dụng trực tiếp nhất của động tác này là rèn luyện phần eo, nơi được xem là "nhà của thận". Đồng thời, bài tập này sẽ giúp dẫn khí và máu tươi đến bụng dưới, giúp bụng nóng dần lên.
Trong trường hợp có máu ứ đọng đâu đó trong dạ dày, bạn có thể sờ thấy bằng cách ấn tay vào. Ngoài ra, sau khi khí và máu được dẫn đến bụng sẽ có tác dụng giúp chữa lành vết thương. Do đó, ngồi xổm và đi bộ có tác dụng cải thiện rõ rệt đối với chứng lạnh bụng, táo bón, bệnh tuyến tiền liệt, bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa...
Lưu ý
Khi thực hiện bất kỳ động tác ngồi xổm nào cũng phải giữ cho ngực, bụng, phần thân trên thẳng và khớp gối phải thẳng hàng với các ngón chân. Ngoài ra, giữ nguyên bất kỳ tư thế nào quá lâu đều có hại cho sức khỏe, ngồi xổm cũng không phải ngoại lệ. Sau khi đứng dậy, bạn nên đi từ từ để tránh chóng mặt, mất ổn định.[/size]
Ý
[url=https://ngoisao.vnexpress.net/ngoi-xom-co-loi-gi-cho-suc-khoe-4601590.html#box_comment][/url]
Thứ bảy, 6/5/2023, 00:04 (GMT+7)
Ngồi xổm có lợi gì cho sức khỏe?
Ngồi xổm tốt cho tim mạch, giúp giảm cân, bôi trơn khớp, thúc đẩy khí và lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ thân dưới...
Ngồi xổm chỉ tư thế ngồi gập chân lại, đùi áp vào bụng và ngực, mông không chấm chỗ. Tất cả em bé đều duy trì tư thế này trong bụng mẹ, giúp cơ thể thư giãn và mang lại cảm giác an toàn. Ngồi xổm có thể giảm tích tụ mỡ, rèn luyện đùi, bắp chân, eo, bụng và các nhóm cơ khác, đồng thời có thể nâng cao tính linh hoạt và cân đối của cơ thể. Tư thế ngồi xổm đúng có thể tăng cường sức khỏe theo nhiều cách, bao gồm:
1. Giảm tác hại của việc ngồi lâu
Ngồi xổm sau khi ngồi lâu giúp vận động các khớp, thư giãn cơ bắp, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, từ đó giảm thiểu tổn thương cho cơ thể do ngồi lâu gây ra.
2. Chữa bệnh dạ dày
Trong cuốn sách "100 ngày cuối cùng của Nan Huaijin", ngồi xổm được giới thiệu là có thể giúp chữa các bệnh về dạ dày, nếu kiên trì thực hiện trong thời gian dài thậm chí còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ thần kỳ. Đây cũng là cách tuyệt vời để giúp tiêu hóa nhanh nếu bạn ăn quá nhiều.
Ngồi xổm tốt cho sức khỏe, nhất là phần thân dưới.
[size=undefined]3. Tốt cho tim mạch
Ngồi xổm giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, lưu lượng máu của tim phổi dồi dào, có thể giảm xơ cứng động mạch, hạ lipid máu, giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Ngồi xổm cũng có thể làm tăng phạm vi chuyển động của khoang ngực và phổi, do đó cải thiện chức năng tim phổi.
4. Giảm cân
Ngồi xổm cũng có thể tiêu hao mỡ nên cũng là cách giảm cân rất tốt, đặc biệt là các vùng eo, mông, bụng và chân.
5. Bôi trơn các khớp
Tư thế ngồi xổm là một bài tập kéo giãn tốt cho các mô xung quanh khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp hông thông qua việc gập chi dưới thường xuyên.
6. Thúc đẩy khí và lưu thông máu
Theo quan điểm của y học Trung Quốc, các chi dưới và bàn chân là gốc rễ của cơ thể con người, là nơi chứa khí và máu. Thông qua bài tập ngồi xổm, phần thân dưới càng khỏe thì trái tim sẽ càng khỏe. Chỉ khi sự lưu thông máu ở các chi dưới tốt thì máu ở các chi xa mới được đẩy về tim, để toàn bộ cơ thể được lưu thông thông suốt, không bị ứ đọng ở các chi dưới.
7. Phòng ngừa và cải thiện chứng liệt dương
Đàn ông thường xuyên ngồi xổm có thể tăng cường sức mạnh của cơ thắt lưng, giảm nhức mỏi. Khi cơ xương chậu của nam giới được tập luyện cũng có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho toàn bộ xương chậu và cơ quan sinh sản nam, đồng thời cải thiện chức năng tình dục.
8. Tập luyện cho cơ thân dưới
Các bài tập ngồi xổm có thể tăng cường sự ổn định của đầu gối và sức mạnh cơ bắp phần dưới cơ thể, từ đó thúc đẩy tốc độ, sức mạnh, sức bền và làm săn chắc đùi, mông.
Các tư thế ngồi xổm
Ngồi xổm ăn mày: Chống sình, chướng bụng
- Ngồi xổm với hai tay ôm lấy đầu gối, đẩy mông ra sau càng xa càng tốt mà không chạm đất, giữ eo, lưng và đầu càng thẳng càng tốt. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
- Mỗi lần ngồi xổm khoảng 15 phút hoặc lâu hơn, hướng mắt nhìn ra trước, cố gắng không suy nghĩ lung tung, không nói chuyện với mọi người hoặc nghịch điện thoại khi đang ngồi xổm.
- Trong quá trình ngồi xổm, bị tê chân là chuyện bình thường. Tuy nhiên, tập luyện lâu ngày sẽ tự nhiên biến mất, đồng thời tăng cường sức mạnh cho bàn chân, đả thông kinh mạch. Ngồi xổm sau bữa ăn 15 phút rất có lợi trong việc giữ gìn sức khỏe. Phương pháp này rất đơn giản, nhưng hiệu quả rõ rệt.
Ngồi xổm nhón chân : Bảo vệ thận
Ngồi xổm, nhón gót chân lên khỏi mặt đất. Gập đầu gối, ép đùi vào bắp chân, có thể khống chế thời gian trong vòng 30 giây đến 1 phút để tránh căng cơ.
Ngồi xổm và đi bộ: Giảm cân, điều hòa bệnh nam nữ
Khi thực hiện động tác ngồi xồm và đi bộ, bạn buộc phải huy động sức mạnh của thắt lưng vì thiếu độ gập duỗi của khớp gối. Nói cách khác, phương pháp này buộc vùng eo phải "đi bộ". Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng thận khí là cơ sở của sự sống. Do phần cứng nhất là ở thắt lưng, nên tác dụng trực tiếp nhất của động tác này là rèn luyện phần eo, nơi được xem là "nhà của thận". Đồng thời, bài tập này sẽ giúp dẫn khí và máu tươi đến bụng dưới, giúp bụng nóng dần lên.
Trong trường hợp có máu ứ đọng đâu đó trong dạ dày, bạn có thể sờ thấy bằng cách ấn tay vào. Ngoài ra, sau khi khí và máu được dẫn đến bụng sẽ có tác dụng giúp chữa lành vết thương. Do đó, ngồi xổm và đi bộ có tác dụng cải thiện rõ rệt đối với chứng lạnh bụng, táo bón, bệnh tuyến tiền liệt, bệnh phụ khoa, bệnh nam khoa...
Lưu ý
Khi thực hiện bất kỳ động tác ngồi xổm nào cũng phải giữ cho ngực, bụng, phần thân trên thẳng và khớp gối phải thẳng hàng với các ngón chân. Ngoài ra, giữ nguyên bất kỳ tư thế nào quá lâu đều có hại cho sức khỏe, ngồi xổm cũng không phải ngoại lệ. Sau khi đứng dậy, bạn nên đi từ từ để tránh chóng mặt, mất ổn định.[/size]
Hướng Dương (Theo Aboluowang)
Ý
Be Vegan, make peace.