Có phải là Joe Biden và Kamala Harris theo chủ nghĩa xã hội không?
#1
Có phải là Joe Biden và Kamala Harris theo chủ nghĩa xã hội không?


Joe Biden có chống đối người Việt Tỵ Nạn năm xưa hay không? Chúng ta hảy quay về dĩ vảng mà đi tìm sự thật.

Sau ngày 30/4/1975 vì không thể chấp nhận và sống nỗi với cái chế độ phi nhân CS. Người dân Miền Nam bắt đầu tìm đường đi vượt biên đễ trốn thoát cái thiên đường Xếp Hàng Cả Ngày. Bằng ghe, bằng tàu, qua các nước Đông Nam Á hay đi đường bộ qua Thái Lan bằng ngõ Cam Bốt và Lào.



Họ kiếm đủ cách coi như chấp nhận cái chết mà theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn (UNHCR), có tới mấy trăm ngàn Thuyền Nhân đã bỏ xác ngoài Biển Đông trên đường đi tìm Tự Do.



Đây là thống kê của những người Tỵ Nạn từ Đông Dương mà đa số là từ Viêt Nam, đã tới được bến bờ tự do và được Cao Ủy LHQ cấp cho thẻ Tỵ Nạn Chính Trị.

Rải rác từ năm 1976 (5,247);1977 (15,690);1978 (62,000); mà đỉnh cao nhất là năm 1979 (211,518)..v..v….



Riêng ở Pulau Bidong – Mã Lai, Trại này chỉ đủ sức chứa 4,500, nhưng vào năm 1979 có lúc người Tỵ Nạn lên tới trên 40,000 người, gấp gần 10 lần.

Đồng thời ở ngoài Biển Đông, những thảm cảnh về Hải Tặc hay những chuyện con Tàu nhỏ bé bị sóng biển dập vùi của Thuyền Nhân, dần dần được phơi bày và đã làm rúng động lương tâm nhân loại.



Thế là các nước Tây Phương và Chính Phủ Hoa Kỳ bắt tay ngay vào công việc cứu trợ. Ngày 13 tháng 3 năm 1979. TNS Edward Kennedy (D-MA) (Sponsor- BảoTrợ )đã tiến trình một Đạo Luật gọi là Bill S.643 – Refugee Act of 1979 dành cho người Tỵ Nạn.

Và có thêm 14 vị TNS khác (Co-Sponsor- Đồng Bảo Trợ) ủng hộ cái Bill S.643 này, 3 thuộc Đảng Cộng Hòa và 11 thuộc Đảng Dân Chủ trong đó có TNS Joseph Biden (D-DE)

Danh sách những ân nhân của người Việt Tỵ Nạn như sau:

TNS. Kennedy,Edward (D-MA);TNS. Biden, Joseph (D-DE);TNS. Javits, Jacob (R-NY); TNS. McGovern, George (D-SD); TNS. Randolph, Jennings (D-WV); TNS. Pell, Claiborne (D-RI) TNS. Ribicoff, Abraham (D-CT); TNS. Moynihan, Daniel Patrick (D-NY); TNS. Williams, Harrison., Jr. (D-NJ); TNS. Riegle, Donald W., Jr. (D-MI); TNS. Levin, Carl (D-MI); TNS. Sarbanes, Paul (D-MD); TNS. Hatfield, Mark (R-OR);TNS. Tsongas, Paul (D-MA) TNS. Boschwitz, Rudy (R-MN).



https://www.congress.gov/…/96th…/senate-bill/643/cosponsors…



Đạo Luật S.643 vào tháng 3/1979 có những điểm chính như:

1/ Hệ thống hóa thủ tục tiếp nhận người Tỵ Nạn vào Hoa Kỳ vì lý do nhân đạo.
2/ Định nghĩa lại rõ ràng tư cách của những người Tỵ Nạn Chính Trị từ các nước phi nhân Cộng Sản.
3/ Khởi đầu bằng con số 50,000 hàng năm…nếu cần thiết TT có thể tăng thêm số người được nhận.
4/ Cho phép Tổng Trưởng Tư Pháp gom luôn những Thuyền Nhân bị từ chối sau khi bị thanh lọc ở các trại Tỵ Nạn, hay hủy bỏ cơ chế Tỵ Nạn cho những thành phần bất hảo đang trà trộn vào làn sóng Thuyền Nhân.
5/ Cấp Thẻ Xanh chỉ sau 1 năm cư trú
6/ Thành Lập các Chương Trình Tái Định Cư cho người Tỵ Nạn, dành mọi sự dễ dàng cho những người mới tới Hoa Kỳ định cư.
7/ Cung cấp các Dịch Vụ về Y Tế, Tiền Trợ Cấp Xã Hội, cũng như các Chương Trình dạy Sinh Ngữ, dạy Nghề..v…v..
8/ Đặt biệt ưu tiên và quan tâm tới những người Tàn Tật & Trẻ Em không có thân nhân đi cùng.
9/ Chính Phủ Liên Bang có trách nhiệm và sẽ hoàn trả 100% chi phí lúc đầu mà các Tiểu Bang phải gánh chịu.
10/ Cũng trong giai đoạn này,vào ngày 20 tháng 4,1980. Fidel Castro tuyên bố dân Cuba ai muốn rời khỏi nước đi đâu thì đi. Thế là 125,000 người Cuba đã dùng thuyền tràn qua Florida ngay ngày hôm sau. Chính Phủ Hoa Kỳ vì nhân đạo cũng lại nhận hết. Hồi đó họ gọi là Chiến Dịch Mariel Boatlift. Vì là Đồng Hội Đồng Thuyền với Thuyền Nhân Việt Nam nên họ cũng được hưỡng chung theo Đạo Luật S.643 kể trên.




DIỄN BIẾN:

March 13th,1979: Bill S.643 đưa ra ở Thượng Nghị Viện (Senate)
Sept 6th, 1979: Thông qua Thượng Nghị Viện với số phiếu bầu 88-0 (Bản Senate )
Dec 20th,1979: Thông qua ở Hạ Nghị Viện (Bản Congress) với số phiếu bầu 328-47
Feb 22nd,1980: Lưỡng Viện gom chung lại.
Feb 26th,1980: Thượng Nghị Viện thông qua
March 4th,1980: Hạ Nghị Viện bỏ phiếu tán thành (211-195)
March 18th,1980: TT Jimmy Carter ký, S.643 trở thành Luật.




Vì thế những nguồn tin cho rằng Joe Biden là người cắt bỏ Viện Trợ cho VN trước 1975, chống nhận người Tỵ Nạn, chống Ngân Sách Trợ Cấp…v…v…. là hoàn toàn sai sự thật.



Joe Biden thật sự là ân nhân của Người Việt Tỵ Nạn chúng ta là đàng khác, qua những lá phiếu mà Joe Biden đã bầu ở Thượng Nghị Viện dạo ấy.



Tóm lại:

Nếu hỏi Joe Biden có bỏ phiếu cúp Viện Trợ cho VNCH hay không? Xin thưa là KHÔNG,và đây là FACT khi ông bỏ phiếu về vấn đề này, mời tìm hiểu qua link này: https://www.facebook.com/michaeltrubui2/...2840913405



Nếu hỏi Joe Biden có bỏ phiếu chống đối tiền cứu trợ Quốc Hội dành cho những người tỵ nạn Việt, Miên, Lào hay không? Xin thưa là KHÔNG, và đây là FACT qua lá phiếu của Joe Biden ở TNV, mời tìm hiểu qua link này: https://www.facebook.com/michaeltrubui2/...2609998405

Và nếu hỏi Joe Biden có chống đối người tỵ nạn Việt, Miên, Lào vào Hoa Kỳ hay không? Xin thưa là KHÔNG,và đây là lá YES phiếu của Joe Biden WELCOME chào đón tiếp nhận người tỵ nạn từ Đông Dương (May 8th/1975) https://www.govtrack.us/congress/votes/94-1975/s168



Thích ai, không bầu cho ai là quyền của mổi người. Nhưng hảy dùng lương tâm mà đánh giá một con người bằng FACT.

MIỂN SAO SỰ THẬT KHÔNG THỂ BỊ CHÔN VÙI.



https://www.govinfo.gov/…/STATUTE-…/pdf/STATUTE-94-Pg102.pdf



Michael Bùi
June 29th,2020




* Mời nghe đễ tưởng niệm một giai đoạn tang thương của Thuyền Nhân và Hành Trình đi tìm Tự Do của Người Việt ngoài Biển Đông.
https://www.youtube.com/watch?v=ovc26XnkMVI

Vietfactcheck.org
[Image: with-love-smiley-emoticon.gif]
Reply
#2
Hello Đọc tin tức bây giờ không nên đọc 1 chiều, dễ bị lầm!

Đọc thêm cho thông tỏ đường dư luận, chọn tin phe nào là quyền của bạn. 
Nhưng đừng bóp miệng người dân, đừng mị dân tin lầm fake news!  Biggrin  Please


Ông Joe Biden từng ngăn cản người tị nạn Việt Nam đến Mỹ năm 1975
  • Jerry Dunleavy

  • Thứ Bảy, 18/07/2020 • 4.5k Lượt Xem

Ông Joe Biden, ứng viên Tổng thống của Đảng Dân chủ năm 2020 và hiện là người ủng hộ nhập cư quy mô lớn, đã từng cố gắng ngăn chặn việc sơ tán hàng vạn người tị nạn miền Nam Việt Nam đến Mỹ trong những năm 75 của thế kỷ trước.
Với tư cách là một Thượng Nghị sĩ khi đó, ông Joe Biden đã kiên quyết rằng Mỹ [/color]“không có nghĩa vụ, đạo đức hay điều gì khác để phải sơ tán các công dân nước ngoài,” theo tờ Washington Examiner.

Gần 30 năm sau, quan điểm này dường như đã thay đổi khi đề cập đến các phiên dịch người Iraq và Afghanistan từng làm việc với Mỹ. “Chúng ta nợ những người này,” cố vấn chính sách hàng đầu của Joe Biden khi đó – ông Tony Blinken nói vào năm 2012. “Chúng ta có một món nợ đối với những người này. Họ đã đặt đặt cược mạng sống khi làm việc cho Hoa Kỳ.”

Năm 2015, ông Biden nói rằng việc ngăn người tị nạn Syria đến Mỹ sẽ là một thắng lợi cho ISIS và đã tweet vào năm 2017 rằng “chúng ta phải bảo vệ, ủng hộ và chào đón những người tị nạn” để giữ lời hứa của Mỹ.

Trở lại với cuộc chiến tranh Việt Nam vào mùa xuân năm 1975, Tổng thống Gerald Ford và chính phủ Mỹ đã thực hiện sơ tán hàng ngàn gia đình miền Nam Việt Nam, những người đã hỗ trợ Hoa Kỳ trong suốt thời gian trước đó.

Tuy nhiên, tiếng nói hàng đầu tại Thượng viện phản đối nỗ lực giải cứu này khi đó chính là Thượng Nghị sĩ Joe Biden. Ông Biden đã kiên quyết rằng “Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải sơ tán 1 hoặc 100.001 người miền Nam Việt Nam nào.”

Vào tháng 4 năm 1975, ông Ford đã lập luận rằng bởi những người lính Mỹ cuối cùng đã được đưa ra khỏi Việt Nam, Mỹ cũng nên sơ tán những người miền Nam Việt Nam đã từng giúp đỡ Mỹ. 

“Hòa Kỳ có truyền thống lâu đời về việc mở cửa cho người nhập cư của tất cả các quốc gia … Và chúng ta luôn là một quốc gia nhân đạo,” ông Ford nói. “Một số người miền Nam Việt Nam xứng đáng có cơ hội được sống trong tự do.”

Nhưng ông Biden đã phản đối và kêu gọi một cuộc họp giữa Tổng thống và Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện nhằm bác bỏ ý định của ông Ford. Ngoại Trưởng khi đó là Henry Kissinger đã chủ trì cuộc họp, nói với các Thượng Nghị sĩ rằng “Tổng số những người đang gặp nguy hiểm tại Việt Nam là trên một triệu, trong đó có khoảng 174.000 người nằm trong danh sách “tuyệt đối không thể bỏ mặc.” 

Ông Biden nói rằng những đồng minh của Mỹ không nên được giải cứu: “Chúng ta chỉ nên tập trung đưa những người lính Mỹ ra. Việc đưa người Việt Nam ra và trợ giúp quân sự cho chính phủ miền Nam Việt Nam là hoàn toàn khác.”

Ông Kissinger nói rằng “có những người Việt Nam mà chúng ta phải có trách nhiệm đối với họ,” nhưng ông Biden đáp lại: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ số tiền nào để đưa người Mỹ ra. Tôi không muốn trộn lẫn điều đó với việc đưa người Việt Nam ra.”

Ông Ford đã tức giận với phản ứng của ông Biden, tin rằng việc không sơ tán những người miền Nam Việt Nam là sự phản bội đối với các giá trị Mỹ: “Chúng ta đã mở cửa cho người Hungary … Truyền thống của chúng ta là chào đón những người bị áp bức. Tôi không nghĩ những người này nên bị đối xử khác biệt với bất kỳ người nào khác – người Hungary, người Cuba, người Do Thái từ Liên Xô.”

Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện với kết quả bỏ phiếu 14 trên 3 đã đề nghị Thượng viện thông qua dự luật. Ông Biden là một trong ba Thượng Nghị sĩ đã bỏ phiếu chống. Cuối cùng, dự luật cũng được toàn bộ Thượng viện thông qua với kết quả bỏ phiếu 46-17, ông Biden một lần nữa bỏ phiếu chống.


Khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/4/1975, vẫn có hàng trăm ngàn người miền nam Việt Nam đã không thể chạy ra nước ngoài và bị đưa đến các trại cải tạo. 

Bà Julia Taft, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm liên ngành về tái định cư người tị nạn Đông Dương vào năm 1975, đã nói với NPR vào năm 2007 rằng những người tị nạn nên được giúp đỡ. “Ý tôi là họ đã làm việc với chúng ta,” bà nói. “Họ là những người phiên dịch. Họ là những nhân viên. Họ là một phần của quân đội miền Nam Việt Nam, vốn là đồng minh của chúng ta và là những nạn nhân nói chung của toàn bộ sự hỗn loạn này.”

Bất chấp sự phản đối của ông Biden và các lãnh đạo Đảng Dân chủ khác vào lúc đó, quân đội Mỹ đã sơ tán hơn 130.000 người tị nạn Việt Nam ngay trước khi miền Nam Việt Nam sụp đổ, và hàng trăm ngàn người khác đã được tái định cư tại Hòa Kỳ trong những năm sau đó.

Một trong những người tị nạn này là ông Phạm Quang, người đã viết một cuốn tự truyện năm 2010 với tên gọi “Ý thức Trách nhiệm : Hành trình của chúng tôi từ Việt Nam đến Mỹ”, kể về việc ông chạy khỏi Việt Nam đến Mỹ vào năm 1975 khi mới 10 tuổi cùng với mẹ và ba chị em gái của mình ở các độ tuổi 11, 6 và 2. Cha của ông, một thành viên của quân đội miền Nam Việt Nam, đã không đi cùng họ và đã phải trải qua hơn một thập kỷ trong trại cải tạo trước khi đến Mỹ vào năm 1992.

Khi nói với tờ Washington Examiner, ông Phạm đã ca ngợi ông Ford vì đã cứu những người tị nạn Việt Nam như gia đình ông và chỉ trích những đảng viên Đảng Dân chủ như ông Biden vì đã cố gắng ngăn cản điều này. Ông Phạm nói rằng “Khi chúng tôi cần giúp đỡ, tôi nhớ ai đã giúp chúng tôi và ai đã không.”

Ông Phạm sau đó đã gia nhập Thủy quân lục chiến và phục vụ trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, nói rằng “Những người tị nạn Việt Nam từ năm 1975 đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của những người Mỹ sống gần các trại tị nạn và các cựu chiến binh Mỹ, những người cảm thấy họ có món nợ để giúp đỡ chúng tôi. Và tôi rất biết ơn về điều đó.”

“Khi bạn nhìn vào những người ủng hộ lớn nhất cho những người tị nạn Việt Nam, chắc chắn không phải là Thượng nghị sĩ Biden,” ông Phạm nói. “Sự cởi mở không đến từ Đảng Dân chủ.”

Nhắc đến ông Biden, ông Phạm nói, “Bạn phải nhìn đến chính sách đối ngoại và chủ nghĩa nhân đạo. Cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam là một vấn đề lớn vào năm 1975. Ngay cả khi bạn chống lại cuộc chiến, tại sao bạn không ủng hộ những người tị nạn? Tại sao bạn không ủng hộ những gia đình, những người phụ nữ và những trẻ em đang cố gắng trốn thoát?”


“Nếu chúng ta tham gia vào các cuộc chiến tranh, sẽ có những người tị nạn … Do đó chúng ta cần nghĩ đến trách nhiệm đạo đức của mình đối với những người không phải người Mỹ, đặc biệt đối với các đồng minh của chúng ta,” ông Phạm nói.  

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng có công bằng không khi đánh giá ông Biden dựa trên những hành động của ông ấy từ năm 1975, ông Phạm trả lời, “là một người tham gia tranh cử Tổng thống, đó là một phần trong hồ sơ của ông ấy, cũng giống như mọi thứ khác.”

Theo Washington Examiner – Gia Huy biên dịch
https://trithucvn.org/the-gioi/ong-joe-b...-1975.html
Reply