Lời Phật dạy tránh xa hai cực đoan
#1
Đức Phật Dạy Về Pháp Lãnh Đạo

(PGVN)


Trong kinh Bổn sinh (Jàkata), đức Phật còn nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập vương pháp:

1-Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân; 
2-Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức; 
3-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước; 
4-Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực;
5-Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người; 
6-Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm; 
7-Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai; 
8-Có lòng kiên trì, nhẫn nại; 
9-Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu; 
10-Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới.

Đức Phật không phải là một nhà chính trị, Ngài không chủ trương kinh bang tế thế, thiết lập quy chế nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật. đức Phật là Đấng Đạo sư, một nhà đạo đức, tâm linh đồng thời là một nhà giáo dục, Ngài mở rộng phạm vi đóng góp cho tất cả chúng sinh chứ không giới hạn ở một quốc gia, dân tộc nào. 

Đường hướng và chủ trương của Ngài đặt trên nền tảng đạo đức và tâm linh chứ không phải là chính trị, quyền lực và sự khôn ngoan của bản ngã. Mục đích duy nhất của Ngài là mang lại an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Đối với các nhà lãnh đạo quốc gia quản trị đất nước, những lời dạy của Ngài giúp họ đem lại hạnh phúc, thái hòa cho dân chúng. 

Trong kinh Tăng chi bộ I (chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức), đức Phật đã nêu lên vai trò của người lãnh đạo một tổ chức hay một quốc gia như sau: 


“Khi đàn bò lội sông
Đầu đàn đi sai lạc
Cả đàn đều đi sai
Vì hướng dẫn sai lạc
Cũng vậy, trong loài người
Vị được xem tối thắng
Nếu sở hành phi pháp
Còn nói gì người khác
Cả nước bị đau khổ
Nếu vua sống phi pháp
Khi đàn bò lội sông
Đầu đàn đi đúng hướng
Cả đàn đều đúng hướng
Vì hướng dẫn đúng đường
Cũng vậy trong loài người
Vị được xem tối thắng
Nếu sở hành đúng pháp
Còn nói gì người khác
Cả nước được an vui
Nếu vua sống đúng pháp”. 


Bài kệ cho thấy vai trò người lãnh đạo là làm gương và dẫn dắt. Nếu lãnh đạo là người có tài năng và đạo đức, đưa ra những đường lối, chủ trương tích cực, đúng hướng, có lợi ích cho nước cho dân thì mọi người nhờ đó mà có cuộc sống an vui hạnh phúc, đất nước đó ngày càng thịnh vượng, thái bình. Nhưng ngược lại, nếu lãnh đạo có “sở hành phi pháp” (không có khả năng và tư cách đạo đức lãnh đạo), chỉ đạo sai lạc thì chắc chắn kéo theo vô số điều tiêu cực, hệ lụy. (Xem thêm Tiểu bộ kinh, tập 6, phần Khuyến dụ quốc vương).


Trong kinh Tiểu bộ I (kinh Tập, Cánh cửa bại vong), đức Phật cho biết nếu người lãnh đạo, có quyền thế nhưng có phẩm chất đạo đức kém sẽ đưa chính họ và những người khác vào cánh cửa bại vong

“Đàn bà hay đàn ông
Rượu chè, tiêu hoang phí
Được địa vị, quyền thế
Là cửa vào bại vong”, 

“Người tự hào gia thế
Về tài sản, dòng họ
Khinh miệt những người khác
Là cửa vào bại vong”. 

Kinh Tiểu bộ (Chuyện Đại vương Janasandha)



Đức Phật dạy: “Một vị vua phải trị vì sáng suốt; trong mọi phận sự của một vị vua, đối với thần dân như cha mẹ đối với con, từ bỏ mọi việc làm ác. Khi một vị vua chân chính, bầy tôi cũng chân chính noi gương”.

Trong kinh Bổn sinh (Jàkata), đức Phật còn nêu ra mười phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập vương pháp: 1-Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân; 2-Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức; 3-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước; 4-Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực; 5-Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người; 6-Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm; 7-Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai; 8-Có lòng kiên trì, nhẫn nại; 9-Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu; 10-Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới. Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.

Mười phẩm chất của một vị vua anh minh, hiền đức hay nhà lãnh đạo tốt (Thập vương pháp) được nhắc đến trong nhiều bản kinh, nhất là trong Tiểu bộ kinh, tuy văn từ có khác nhưng chung quy nội dung không ngoài mười phẩm chất lãnh đạo: 

1-Bố thí, có tấm lòng từ thiện, xả kỷ vị tha (trong quản trị đất nước thì điều này thể hiện ở các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội); 
2-Trì giới, giữ gìn đạo đức (giữ năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu); 
3-Bao dung, rộng lượng, giàu lòng hy sinh; 
4-Liêm khiết, nghiêm minh, chính trực, công bằng; 
5-Nhu hòa; 
6.Sống khắc kỷ, giản dị (không đắm mình trong hưởng thụ, trụy lạc, không xa xỉ, biết chế ngự những ham muốn, dục vọng); 
7-Không sân hận (không gieo thù kết oán với ai, không ganh ghét, đố kỵ, thù hằn); 
8-Yêu hòa bình (không gây chiến, từ bi, bất bạo động); 
9-Kham nhẫn, chịu đựng; 
10-Thuận lòng dân.

Trong kinh Tiểu bộ (Chuyện hiếu tử Sàma), đức Phật dạy về 10 bổn phận mà một vị vua anh minh hiền đức cần phải làm (cũng được xem như Thập vương pháp). Nếu làm tốt, vị vua không những lãnh đạo tốt đất nước của mình mà còn được sinh về cõi Trời sau khi chết. Đó là: 

1-Bổn phận đối với cha mẹ; 
2-Bổn phận đối với vợ con; 
3-Bổn phận đối với thân bằng quyến thuộc; 
4-Bổn phận đối với quần thần; 
5-Bổn phận đối với binh sĩ; 
6-Bổn phận đối với công chức; quan tâm đến các cơ quan chính quyền và đời sống nhân dân; 
7-Bổn phận đối với những người tùy tùng thân cận; 
8-Bổn phận đối với những bậc tu hành thanh tịnh, đạo cao đức trọng, các nhân sĩ, hiền tài; 
9-Bổn phận đối với các bậc ẩn sĩ, tài đức mà mai danh ẩn tích (biết tôn kính, hỗ trợ và mời họ giúp dân giúp nước, thưa hỏi việc nước); 
10-Biết yêu thương, bảo vệ loài vật, môi trường sinh thái.

Trong kinh Trường bộ II (Chuyển luân thánh vương sư tử hống, số 26), Đức Phật cũng dạy thêm: 

“Người lãnh đạo tốt phải biết cư xử công bình (không thiên lệch, vị kỷ vị thân, không tạo bất công do bị tiền tài mua chuộc hoặc vì khiếp sợ uy quyền, thế lực); không gieo lòng thù hận trong dân chúng; không ngần ngại áp dụng luật pháp khi cần thiết; phải thông hiểu pháp luật rõ ràng mỗi khi áp dụng. Luật pháp không phải áp dụng chỉ vì người ấy có uy quyền, mà phải được áp dụng hợp tình và hợp lý”.

Không phải ai cũng có chí hướng cao thượng về đời sống tâm linh đưa đến giác ngộ, giải thoát, cho nên tùy căn cơ trình độ mà đức Phật nói pháp, trong đó có các pháp mang lại an lạc cho đời sống thế tục trong hiện tại và tương lai. Vì thế khi có vị lãnh đạo quốc gia nào xin ý kiến về các vấn đề xã hội, quốc gia, đức Phật cũng nêu lên quan điểm của mình về chính sách trị quốc an dân và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngài xem đó là dịp để các nhà đạo đức, tâm linh, các nhà giáo dục góp phần mang lại an lạc, hạnh phúc cho người dân ở một phương diện khác.

Tuy không phải là một nhà chính trị, không phải là một nhà xã hội học nhưng cái nhìn của đức Phật hết sức sáng suốt và thấu đáo, ý kiến của Ngài có giá trị hữu ích, có tầm nhìn chiến lược rất được các nhà lãnh đạo quan tâm. Chẳng hạn như trong kinh Cứu-la-đàn-đầu (Trường bộ kinh I, số 5), đức Phật nêu lên quan điểm lãnh đạo của mình như sau:

 “Những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về nông nghiệp và mục súc, Tôn vương hãy cấp cho những vị ấy hạt giống và thực vật; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về thương nghiệp, Tôn vương hãy cấp cho những vị ấy vốn đầu tư; những vị nào trong quốc độ nhà vua nỗ lực về quan chức, Tôn vương hãy cấp cho những vị ấy vật thực và lương bổng. Những người này chuyên tâm vào nghề riêng của mình sẽ không nhiễu hại quốc độ nhà vua, và ngân quỹ nhà vua sẽ được dồi dào, quốc độ sẽ được an cư lạc nghiệp, không có tai ương, ách nạn và dân chúng hoan hỷ vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống với nhà cửa luôn mở rộng”.

Trong một bài kinh khác, đức Phật cho biết, nghèo đói là nguyên nhân chính của trộm cướp, hung ác, thù hằn, bạo động và các hành vi trái đạo lý. Vì thế chỉ có biện pháp cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo và quan tâm giáo dục tri thức, đạo đức mới ngăn chặn và làm giảm thiểu tệ nạn xã hội. Các hình phạt như xử tử, chặt tay chân, cầm tù, lưu đày, khổ sai… không hữu hiệu, không thể kiềm hãm tệ nạn xã hội và bất ổn chính trị (Trường bộ kinh II, kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống, số 26).

Đức Phật còn nêu ra 7 điều kiện thịnh suy của một quốc gia như sau

1-Thường gặp gỡ và hội họp. 
2-Hội họp, giải tán trong tinh thần đoàn kết. 
3-Không ban hành những đạo luật chưa từng được ban hành; không hủy bỏ những đạo luật sẵn có, tôn trọng và giữ gìn những truyền thống quý báu. 
4-Kính trọng các bậc trưởng thượng. 
5-Không có những bất công, tôn trọng phụ nữ. 
6-Thờ phụng, ghi nhớ công đức tổ tiên, những bậc có công. 
7-Cung kính, hộ trì, noi gương các bậc Thánh. Đó là những yếu tố làm nên sự hưng thịnh của một quốc gia 

(Tăng chi bộ kinh III, chương Bảy pháp).

Về phương pháp lãnh đạo, quản lý và điều hành một tổ chức, làm lợi ích cho số đông, đức Phật dạy bốn pháp nhiếp hóa (Tứ nhiếp pháp): Bố thí nhiếp; Ái ngữ nhiếp; Lợi hành nhiếp; Đồng sự nhiếp. Bốn phương pháp nhiếp hóa này có thể dùng riêng lẻ tùy trường hợp hoặc sử dụng phối hợp một cách khéo léo.

Quả thật, nếu áp dụng thực thi được những lời đức Phật dạy thì vị quốc chủ là vị vua nhân từ, đức độ, anh minh sáng suốt có sức mạnh của muôn dân, lo gì đất nước không thái bình thịnh trị. Khi mọi người dân đều yêu quê hương đất nước, đều tôn kính, quý mến các nhà lãnh đạo, các binh sĩ vì nước vì dân; khi quân và dân đoàn kết gắn bó một lòng, các chủ trương, chính sách nhà nước hợp lòng dân, xã hội an cư lạc nghiệp thì nền chính trị yên ổn, vững mạnh, đất nước hùng cường.

Phan Minh Đức


PMĐ
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#2
Lời Phật dạy tránh xa hai cực đoan

(PGVN)


Này các Tỳ kheo, ai tu theo đạo giác ngộ, giải thoát, cần phải có chánh trí, tránh xa hai cực đoan này, biết quay trở lại pháp tu trung đạo, làm cho thân tâm hài hòa để thành tựu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Nếu ta luôn tỉnh giác hàng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.

Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau:

 

Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa:

+ Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.


+ Hai là tự mình ép xác, khổ hạnh quá mức, làm thân đau đớn, mệt mỏi, tâm không được thanh tịnh, sáng suốt, không xứng đáng là bậc hiền Thánh, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.

Này các Tỳ kheo, ai tu theo đạo giác ngộ, giải thoát, cần phải có chánh trí, tránh xa hai cực đoan này, biết quay trở lại pháp tu trung đạo, làm cho thân tâm hài hòa để thành tựu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Này các Tỳ kheo, chúng ta hãy theo con đường Trung đạo do Như Lai tu tập, chứng ngộ, có khả năng chịu đựng sự khắc nghiệt trong mọi hoàn cảnh, có được tuệ giác thấu rõ mọi sự vật dẫn đến bình an, hạnh phúc, Niết Bàn và giải thoát.

Này các Tỳ kheo, con đường Trung đạo, chính là 8 phương pháp nhiệm mầu, chánh đáng: Quan niệm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính. Đây là con đường trung đạo, do Như Lai thấy biết đúng như thật nhờ biết buông xả, nên phát sinh trí tuệ, đưa đến an lạc, hạnh phúc, thể nhập Niết Bàn, giải thoát.

Pháp thoại này Như Lai Thế Tôn nói khi đến vườn Nai để độ năm anh em Kiều Trần Như. Đức Phật khẳng định con đường trung đạo là con đường vượt lên trên hai cực đoan, hưởng thụ dục lạc và khổ hạnh ép xác.

Như vậy, sự hưởng thụ, đắm say theo các cảm xúc khoái lạc giác quan mà đa số nhiều người cho đó là hạnh phúc cao nhất trần đời, những tham vọng trần tục, hay lối tu chịu cực khổ quá mức, đều không phải là chánh đạo, không liên hệ đến mục đích giải thoát.


Hưởng thụ khoái lạc giác quan là lối sống của đức Phật khi còn là hoàng thái tử, Ngài đâu có thiếu thốn thứ gì. Tại sao Phật vẫn từ bỏ hết tất cả, để rồi cuối cùng Ngài được tất cả. Suốt 49 năm giáo hóa độ sinh, Phật chỉ có ba y một bình bát, sống đời rày đây mai đó, tùy bệnh cho thuốc, giúp đỡ mọi người.

Với lối tu khổ hạnh ép xác, Phật đã từng khổ hạnh như thế suốt sáu năm dài đăng đẳng; cuối cùng, thân thể kiệt quệ, dẫn đến ngất xỉu, may nhờ có cô thôn nữ chăn bò giúp cho bát sữa, nên Ngài hồi tỉnh và chiêm nghiệm lại sự tu tập trong những năm qua; cuối cùng, Phật đã tìm ra con đường trung đạo. Đây cũng là kim chỉ nam tu tập cho tất cả những người con Phật, nhất là hàng xuất gia.

Cả hai cực đoan đều thấp kém, hạ liệt, đắm say trong các dục và tự mình hành xác khổ đau, đều không dẫn đến an lạc, hạnh phúc và giải thoát.


Con đường hưởng thụ dục lạc thế gian như chúng ta đã biết, trong cái vui đó luôn đi đôi với mầm móng khổ đau, nhưng lại vô thường, tạm bợ, mong manh. Vì sao? Vì thương yêu mà xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được khổ và cuối cùng là chết khổ. Con đường khổ hạnh ép xác làm cho thân thể bại hoại, suy yếu, làm hành giả không đủ sáng suốt, minh mẫn, để hướng tâm vào mục đích giác ngộ, giải thoát.

Chính đức Phật đã trải qua hai lối sống đó, Ngài đã thật sự trải nghiệm trong tu tập chứ không phải lý thuyết suông do suy luận. Nhờ vậy, sau khi chứng ngộ, Phật đến vườn Nai để chỉ cho năm người bạn đồng tu khi xưa.

Từ xa, năm người này thấy Phật đang đi đến, họ nói với nhau rằng, “sa môn Cồ Đàm đã tu theo lối hưởng thụ rồi, chúng ta không nên tiếp”. Tuy đã thỏa thuận như thế, nhưng khi Phật đến, người thì lấy nước rửa chân, người thì mời ngồi và tất cả đều cung kính vái chào; và Phật đã nói: “con đường trung đạo là xa lìa hai cực đoan, hưởng thụ và ép xác”. Nhờ vậy, năm anh em đồng tu khi xưa chứng quả giác ngộ, giải thoát.

Như vậy, trong chừng mực nào đó, con đường trung đạo chính là con đường thiết lập lại quân bình, làm cho thân tâm được an ổn, hài hòa, và biết cách hướng tâm về mục đích. Muốn được như vậy, ta phải có cái nhìn sáng suốt, nghĩa là muốn ít, biết đủ, ăn vừa đủ để nuôi cơ thể, nhờ vậy thân mạnh khỏe, tâm sáng suốt, nên dễ dàng tu tập để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc.

Trong bối cảnh ngày nay, con người văn minh, tiến bộ vượt bực, nền kinh tế xã hội phát triển vật chất dồi dào, nhờ đó mà chùa to Phật lớn được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Đời sống của người xuất gia được nâng cao với nhiều tiện nghi vật chất, phòng cao cửa kính, sang trọng, bề thế và nhiều nhu cầu xa hoa khác. Chúng ta có thể xem đó là lối sống trung đạo hay không? Cho nên, ta cần phải tìm hiểu lời Phật dạy cho rõ ràng, chín chắn, để biết cách áp dụng sao cho phù hợp với con đường trung đạo.

Quan trọng hơn hết, đức Phật đã dạy, tinh thần trung đạo của Ngài là thấy biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính. Như vậy, ta tránh xa hai cực đoan chính là dẹp bớt những trở ngại có tính cách thái quá, sang trọng, vì nhiều tiện nghi vật chất quá thì khó tu. Nói chung, ta phải biết tùy thời, tuỳ duyên không nên quá cố chấp, để rơi vào trạng thái tham đắm, dính mắc, bằng cách muốn ít, biết đủ.

Cốt tủy của con đường này là thành tựu chánh kiến, thấu triệt được nguyên lý duyên khởi, vô thường, vô ngã, tất cả thân, tâm và cảnh đều do duyên hợp không thật có. Do đó, ta không chấp ngã, nên không chiếm hữu mà vượt thoát mọi sự ràng buộc của tham-sân-si, nhờ vậy không bị dính mắc vào cái ta và của ta, nên chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát.

Ở cực đoan thứ nhất, lúc còn ở trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã hưởng thụ đầy đủ mọi lạc thú trên trần đời này, với danh vọng, quyền uy tột đỉnh nhất trong thiên hạ. Với con mắt bình thường của chúng ta, ai cũng ước mơ và mong muốn để được tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm, mặc sang, ở và làm việc được đầy đủ tiện nghi, vật chất.

Nhưng đối với Phật khi xưa, Ngài thấy những thứ đó là cạm bẫy cuộc đời, chôn vùi con người vào sự ràng buộc, bởi tham đắm, luyến ái vợ con, còn hơn gông cùm, ngục tối, vì khi hết hạn thì có ngày ra khỏi, còn hưởng thụ khoái lạc giác quan, luyến ái vợ con, coi như bị giam cầm mãi mãi từ đời này sang kiếp nọ không có ngày thôi dứt.

- Ở cực đoan thứ nhất, đời sống lợi dưỡng và sự cám dỗ của ngũ dục như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều, thường làm chúng ta bám víu, chấp vào tự ngã là ta và của ta, nên khởi lên tham muốn chiếm hữu về mình. Cho nên, con người càng trở nên nhu nhược, yếu đuối, thấp hèn hơn, và cuối cùng sẽ không có thời gian, cơ hội để tu tập mà thể nhập con người tâm linh sáng suốt.

- Ở cực đoan thứ hai, Ngài cùng tu khổ hạnh ép xác với năm anh em kiều Trần Như ròng rã suốt sáu năm trường, đến độ thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, tinh thần u ám, tâm tư không được minh mẫn, sáng suốt, nên không tìm ra lối thoát.

Thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Nếu ta luôn tỉnh giác hằng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.

Nói tóm lại, đức Phật khi xưa đã trải qua hai cực đoan, hưởng thụ và hành xác, để rồi cuối cùng, dưới sự quyết tâm dũng mãnh của bản thân, Ngài đã vượt khỏi hai lối sống cực đoan mà thành tựu con đường trung đạo.  

Bát chánh đạo là tám con đường tâm linh mầu nhiệm chân chính. Tám nguyên tắc mầu nhiệm ấy có liên hệ nhân quả rất mật thiết với nhau như sau:


1. Chánh kiến: là hiểu biết đúng đắn, hay thấy biết đúng như thật.

2. Chánh tư duy: Suy nghĩ, xem xét, chiêm nghiệm đúng.

3. Chánh ngữ: Nói lời chân thật, đúng lý lẽ.

4. Chánh nghiệp: Hành động chân chính.

5. Chánh mạng: Làm việc mưu sinh chân chính.

6. Chánh tinh tấn: Cần mẫn và nỗ lực chân chính.

7. Chánh niệm: Ý thức chân chính nhờ sự quán chiếu, soi rọi.

8. Chánh định: Kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển, làm thoái chí, phân tâm.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Nguồn: http://phatgiao.org.vn/loi-phat-day/201704/Loi-Phat-day-tranh-xa-hai-cuc-doan-26549/

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#3
Lời Phật dạy tránh xa hai cực đoan

(PGVN)


Này các Tỳ kheo, ai tu theo đạo giác ngộ, giải thoát, cần phải có chánh trí, tránh xa hai cực đoan này, biết quay trở lại pháp tu trung đạo, làm cho thân tâm hài hòa để thành tựu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Nếu ta luôn tỉnh giác hàng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.

Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau:

 

Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa:

+ Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.


+ Hai là tự mình ép xác, khổ hạnh quá mức, làm thân đau đớn, mệt mỏi, tâm không được thanh tịnh, sáng suốt, không xứng đáng là bậc hiền Thánh, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.

Này các Tỳ kheo, ai tu theo đạo giác ngộ, giải thoát, cần phải có chánh trí, tránh xa hai cực đoan này, biết quay trở lại pháp tu trung đạo, làm cho thân tâm hài hòa để thành tựu đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Giác.

Này các Tỳ kheo, chúng ta hãy theo con đường Trung đạo do Như Lai tu tập, chứng ngộ, có khả năng chịu đựng sự khắc nghiệt trong mọi hoàn cảnh, có được tuệ giác thấu rõ mọi sự vật dẫn đến bình an, hạnh phúc, Niết Bàn và giải thoát.

Này các Tỳ kheo, con đường Trung đạo, chính là 8 phương pháp nhiệm mầu, chánh đáng: Quan niệm chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính. Đây là con đường trung đạo, do Như Lai thấy biết đúng như thật nhờ biết buông xả, nên phát sinh trí tuệ, đưa đến an lạc, hạnh phúc, thể nhập Niết Bàn, giải thoát.

Pháp thoại này Như Lai Thế Tôn nói khi đến vườn Nai để độ năm anh em Kiều Trần Như. Đức Phật khẳng định con đường trung đạo là con đường vượt lên trên hai cực đoan, hưởng thụ dục lạc và khổ hạnh ép xác.

Như vậy, sự hưởng thụ, đắm say theo các cảm xúc khoái lạc giác quan mà đa số nhiều người cho đó là hạnh phúc cao nhất trần đời, những tham vọng trần tục, hay lối tu chịu cực khổ quá mức, đều không phải là chánh đạo, không liên hệ đến mục đích giải thoát.


Hưởng thụ khoái lạc giác quan là lối sống của đức Phật khi còn là hoàng thái tử, Ngài đâu có thiếu thốn thứ gì. Tại sao Phật vẫn từ bỏ hết tất cả, để rồi cuối cùng Ngài được tất cả. Suốt 49 năm giáo hóa độ sinh, Phật chỉ có ba y một bình bát, sống đời rày đây mai đó, tùy bệnh cho thuốc, giúp đỡ mọi người.

Với lối tu khổ hạnh ép xác, Phật đã từng khổ hạnh như thế suốt sáu năm dài đăng đẳng; cuối cùng, thân thể kiệt quệ, dẫn đến ngất xỉu, may nhờ có cô thôn nữ chăn bò giúp cho bát sữa, nên Ngài hồi tỉnh và chiêm nghiệm lại sự tu tập trong những năm qua; cuối cùng, Phật đã tìm ra con đường trung đạo. Đây cũng là kim chỉ nam tu tập cho tất cả những người con Phật, nhất là hàng xuất gia.

Cả hai cực đoan đều thấp kém, hạ liệt, đắm say trong các dục và tự mình hành xác khổ đau, đều không dẫn đến an lạc, hạnh phúc và giải thoát.


Con đường hưởng thụ dục lạc thế gian như chúng ta đã biết, trong cái vui đó luôn đi đôi với mầm móng khổ đau, nhưng lại vô thường, tạm bợ, mong manh. Vì sao? Vì thương yêu mà xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được khổ và cuối cùng là chết khổ. Con đường khổ hạnh ép xác làm cho thân thể bại hoại, suy yếu, làm hành giả không đủ sáng suốt, minh mẫn, để hướng tâm vào mục đích giác ngộ, giải thoát.

Chính đức Phật đã trải qua hai lối sống đó, Ngài đã thật sự trải nghiệm trong tu tập chứ không phải lý thuyết suông do suy luận. Nhờ vậy, sau khi chứng ngộ, Phật đến vườn Nai để chỉ cho năm người bạn đồng tu khi xưa.

Từ xa, năm người này thấy Phật đang đi đến, họ nói với nhau rằng, “sa môn Cồ Đàm đã tu theo lối hưởng thụ rồi, chúng ta không nên tiếp”. Tuy đã thỏa thuận như thế, nhưng khi Phật đến, người thì lấy nước rửa chân, người thì mời ngồi và tất cả đều cung kính vái chào; và Phật đã nói: “con đường trung đạo là xa lìa hai cực đoan, hưởng thụ và ép xác”. Nhờ vậy, năm anh em đồng tu khi xưa chứng quả giác ngộ, giải thoát.

Như vậy, trong chừng mực nào đó, con đường trung đạo chính là con đường thiết lập lại quân bình, làm cho thân tâm được an ổn, hài hòa, và biết cách hướng tâm về mục đích. Muốn được như vậy, ta phải có cái nhìn sáng suốt, nghĩa là muốn ít, biết đủ, ăn vừa đủ để nuôi cơ thể, nhờ vậy thân mạnh khỏe, tâm sáng suốt, nên dễ dàng tu tập để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc.

Trong bối cảnh ngày nay, con người văn minh, tiến bộ vượt bực, nền kinh tế xã hội phát triển vật chất dồi dào, nhờ đó mà chùa to Phật lớn được xây dựng theo kiến trúc hiện đại. Đời sống của người xuất gia được nâng cao với nhiều tiện nghi vật chất, phòng cao cửa kính, sang trọng, bề thế và nhiều nhu cầu xa hoa khác. Chúng ta có thể xem đó là lối sống trung đạo hay không? Cho nên, ta cần phải tìm hiểu lời Phật dạy cho rõ ràng, chín chắn, để biết cách áp dụng sao cho phù hợp với con đường trung đạo.

Quan trọng hơn hết, đức Phật đã dạy, tinh thần trung đạo của Ngài là thấy biết chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành vi chân chính, nghề nghiệp chân chính, nỗ lực chân chính, ý niệm chân chính và thiền định chân chính. Như vậy, ta tránh xa hai cực đoan chính là dẹp bớt những trở ngại có tính cách thái quá, sang trọng, vì nhiều tiện nghi vật chất quá thì khó tu. Nói chung, ta phải biết tùy thời, tuỳ duyên không nên quá cố chấp, để rơi vào trạng thái tham đắm, dính mắc, bằng cách muốn ít, biết đủ.

Cốt tủy của con đường này là thành tựu chánh kiến, thấu triệt được nguyên lý duyên khởi, vô thường, vô ngã, tất cả thân, tâm và cảnh đều do duyên hợp không thật có. Do đó, ta không chấp ngã, nên không chiếm hữu mà vượt thoát mọi sự ràng buộc của tham-sân-si, nhờ vậy không bị dính mắc vào cái ta và của ta, nên chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát.

Ở cực đoan thứ nhất, lúc còn ở trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, Thái tử Sĩ Đạt Ta đã hưởng thụ đầy đủ mọi lạc thú trên trần đời này, với danh vọng, quyền uy tột đỉnh nhất trong thiên hạ. Với con mắt bình thường của chúng ta, ai cũng ước mơ và mong muốn để được tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm, mặc sang, ở và làm việc được đầy đủ tiện nghi, vật chất.

Nhưng đối với Phật khi xưa, Ngài thấy những thứ đó là cạm bẫy cuộc đời, chôn vùi con người vào sự ràng buộc, bởi tham đắm, luyến ái vợ con, còn hơn gông cùm, ngục tối, vì khi hết hạn thì có ngày ra khỏi, còn hưởng thụ khoái lạc giác quan, luyến ái vợ con, coi như bị giam cầm mãi mãi từ đời này sang kiếp nọ không có ngày thôi dứt.

- Ở cực đoan thứ nhất, đời sống lợi dưỡng và sự cám dỗ của ngũ dục như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều, thường làm chúng ta bám víu, chấp vào tự ngã là ta và của ta, nên khởi lên tham muốn chiếm hữu về mình. Cho nên, con người càng trở nên nhu nhược, yếu đuối, thấp hèn hơn, và cuối cùng sẽ không có thời gian, cơ hội để tu tập mà thể nhập con người tâm linh sáng suốt.

- Ở cực đoan thứ hai, Ngài cùng tu khổ hạnh ép xác với năm anh em kiều Trần Như ròng rã suốt sáu năm trường, đến độ thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, tinh thần u ám, tâm tư không được minh mẫn, sáng suốt, nên không tìm ra lối thoát.

Thân và tâm là hai yếu tố quan trọng luôn liên hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong một cơ thể con người. Nếu ta luôn tỉnh giác hằng ngày, ý thức ba việc thường chớ đủ là ăn mặc, ngủ; hay nói cho đúng hơn, ta phải muốn ít, biết đủ, chỉ ăn uống điều độ vừa đủ để nuôi thân, làm việc, vận động hợp lý, ngủ nghỉ cho có chừng mực, nên thân khỏe mạnh, tinh thần sáng suốt, nhờ vậy mình dễ dàng buông xả mọi dính mắc trong cuộc đời mà thành tựu đạo pháp.

Nói tóm lại, đức Phật khi xưa đã trải qua hai cực đoan, hưởng thụ và hành xác, để rồi cuối cùng, dưới sự quyết tâm dũng mãnh của bản thân, Ngài đã vượt khỏi hai lối sống cực đoan mà thành tựu con đường trung đạo.  

Bát chánh đạo là tám con đường tâm linh mầu nhiệm chân chính. Tám nguyên tắc mầu nhiệm ấy có liên hệ nhân quả rất mật thiết với nhau như sau:


1. Chánh kiến: là hiểu biết đúng đắn, hay thấy biết đúng như thật.

2. Chánh tư duy: Suy nghĩ, xem xét, chiêm nghiệm đúng.

3. Chánh ngữ: Nói lời chân thật, đúng lý lẽ.

4. Chánh nghiệp: Hành động chân chính.

5. Chánh mạng: Làm việc mưu sinh chân chính.

6. Chánh tinh tấn: Cần mẫn và nỗ lực chân chính.

7. Chánh niệm: Ý thức chân chính nhờ sự quán chiếu, soi rọi.

8. Chánh định: Kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính, không để bất cứ điều gì lay chuyển, làm thoái chí, phân tâm.


Thích Đạt Ma Phổ Giác

Nguồn: http://phatgiao.org.vn/loi-phat-day/201704/Loi-Phat-day-tranh-xa-hai-cuc-doan-26549/

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply