lang tang
#1
Trong cuốn “Súng, vi trùng và thép”, tác giả Jared Diamond đã giải thích một cách khá thuyết phục về nhiều mặt: việc lục địa Á-Âu đã sản sinh ra nhiều nền văn minh cổ đại với trình độ phát triển cao, dần có những công nghệ và kỹ thuật hiện đại rồi cuối cùng chinh phục hết các lục địa còn lại, chứ lịch sử không diễn ra theo hướng con người ở lục địa châu Mỹ, châu Phi, châu Úc phát triển nhanh hơn và đi tàu sang đô hộ Á-Âu. Một chương trong sách dành riêng cho việc nói về trục địa lý của các lục địa. Trong đó lục địa Á-Âu là lục địa duy nhất có hướng Đông Tây, tức là trải dài theo chiều “ngang”, các lục địa còn lại đều có trục Bắc Nam, tức là trải dài theo chiều “dọc”. Việc đất đai trải dài theo các vĩ tuyến (nằm ngang) cho phép các kỹ thuật và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi được phát minh, trao đổi và phát triển rộng khắp vì các vùng đất này có cùng một dạng khí hậu cơ bản. Điều đó dẫn đến một kĩ thuật trồng cây ở Trung Quốc có thế được áp dụng ở châu Âu, một con vật nuôi ở Iran có thế đem nuôi ở Nhật Bản. Trong khi đó một con tuần lộc Bắc Mỹ không thể đem nuôi ở Trung hay Nam Mỹ được. Chính yếu tố địa lý này là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển ở các lục địa kia.

Từ lý thuyết trên ta có thể thấy những đất nước trải dài trên nhiều vĩ độ, đặc biệt là giữa các đới khí hậu, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thống nhất lãnh thổ và quản trị nhà nước, bởi sự đa dạng về khí hậu, sinh học, nhân chủng và văn hóa. Nước ta trải dài trên 15 vĩ độ, với cùng một chủng tộc chiếm đa số, mà chúng ta đã thấy sự đa dạng về sinh thái cho đến văn hóa là vô cùng lớn. Vì vậy câu chuyện Bắc-Nam là câu chuyện không chỉ tồn tại ở một nước mà ở tất cả các nước trải dài trên nhiều vĩ tuyến.

st
Reply