Đông y dược thảo
#46
Brick 
Bí quyết sống thọ của bác sĩ 99 tuổi: Ba lát gừng ngâm giấm mỗi ngày
27/06/2020 | 05:01
Ngoài luyện tập thể thao, bác sĩ người Trung Quốc còn có một mẹo đơn giản đẩy lùi bệnh tật là ăn gừng ngâm giấm vào buổi sáng. 

Năm nay, bác sĩ người Trung Quốc, Lu Zhizheng, đã 99 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh với trái tim như người 40 tuổi. Sức khỏe, trí nhớ của ông thậm chí vượt trội hơn cả những người 60-70 tuổi.
Vị thầy thuốc này đã theo nghề y hơn 70 năm, chữa trị và cứu được rất nhiều người. Hiện nay, ông vẫn dành thời gian để đi thăm khám cho những người dân trong vùng. 
Vừa qua, bác sĩ Lu Zhizheng đã chia sẻ kinh nghiệm sống lâu và khỏe mạnh của mình. Một trong số đó là ăn gừng ngâm giấm mỗi ngày.
1. Ba lát gừng ngâm giấm mỗi sáng
Trước đây, bác sĩ Lu từng có lịch làm việc bận rộn và chế độ ăn uống thất thường. Bởi vậy, dạ dày của ông thường có cảm giác bất ổn. Sau đó, ông áp dụng cách ăn ba lát gừng ngâm giấm mỗi ngày vào buổi sáng trong hơn 20 năm. 
Vị thuốc dân gian này giúp giảm triệu chứng ở những người bị trào ngược dạ dày, giúp tiêu hóa tốt. Gừng là liệu pháp tự nhiên giúp chống cảm giác đầy hơi, chống buồn nôn, chóng mặt.
[Image: bi-quyet-song-tho-cua-bac-si-99-tuoi-ba-...i-ngay.jpg]
Bác sĩ Lu Zhizheng khỏe mạnh dù gần 100 tuổi
2. Đi bộ hàng ngày và luyện khí công
Sau khi dậy sớm vào mỗi sáng, bác sĩ Lu sẽ đi quanh sân 2 vòng nếu trời lặng gió. Nếu bên ngoài có gió, ông sẽ đi khoảng 300 bước trong nhà. Ông cũng dành 2 tiếng để luyện khí công.
 

“Tập luyện thể thao giúp cho hoạt động tiêu hóa được suôn sẻ”, bác sĩ Lu chia sẻ. Người cao tuổi thường bị táo bón và việc vận động thường xuyên sẽ giúp tránh được phiền toái này.
3. Ăn ngũ cốc nguyên cám
Ông Lu ăn ngũ cốc nguyên cám ít nhất 2 lần mỗi tuần trong đó có mì làm từ bột ngô và các loại ngũ cốc hỗn hợp khác. Vào buổi tối, ông ăn một chút cháo được nấu từ các loại ngũ cốc xay nhuyễn.
Thêm vào đó, vị bác sĩ này cũng đề cao tâm trạng vui vẻ khi ăn. Ông Lu cũng khuyên mọi người nên ăn đồ ấm, tốc độ chậm và nhai kỹ.
4. Uống các loại trà khác nhau tùy thời điểm
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Health Time, bác sĩ Lu tiết lộ ông rất thích uống trà. Ông pha các loại trà khác nhau theo mùa, thời gian trong ngày. 
Vào mùa xuân, trà xanh là lựa chọn thích hợp để uống buổi sáng. Dùng trà ô long vào buổi chiều giúp tiêu hóa tốt còn trà Phổ Nhĩ ban đêm không làm mất ngủ.
Tuy nhiên, trà không nên pha quá đặc, không để quá lâu. Bạn không nên chế thêm nước quá nhiều lần vì sau 2-3 lần, trà sẽ mất hết hương vị. Trà đặc có một lượng lớn tannin có thể kết hợp protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa… gây khó tiêu.
Theo bác sĩ Lu Zhizheng, nếu bạn kiên trì làm theo chế độ ăn và tập luyện đơn giản của ông, việc sống thọ không hề khó khăn.
An Yên (Theo Aboluowang)
Be Vegan, make peace.
Reply
#47
Mách bạn công thức làm đẹp da bằng rau mồng tơi cực hiệu quả
01/07/2020 15:28
 

Không chỉ là nguồn nguyên liệu an toàn cho bữa ăn của mọi gia đình, rau mồng tơi còn có công dụng tuyệt vời đối với làn da của phái đẹp.
Rau mồng tơi giúp làm đẹp da, ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả
Rau mồng tơi được biết đến là một loại thực phẩm an toàn và lành tính thường xuất hiện trên mâm cơn của nhiều gia đình. Ăn rau mồng tơi sẽ giúp bạn lưu thông khí huyết, giải độc, nhuận tràng và làm mát cơ thể từ bên trong bởi nó có dược tính là mát và bổ.
Không chỉ thế, loại rau này còn có chứa rất nhiều thành phần có tác dụng dưỡng da từ trong ra ngoài rất hiệu quả.
[Image: photo-1-15912512692431430166408.jpg]
Rau mồng tơi
Không chỉ thế, loại rau này còn có chứa rất nhiều thành phần có tác dụng dưỡng da từ trong ra ngoài rất hiệu quả. Cụ thể, loại rau này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A,C, B, sắt, canxi,…Đây là yếu tố giúp làn da của bạn luôn được mịn màng và tươi trẻ.
Do đó, sử dụng rau mồng tơi làm mặt nạ dưỡng da sẽ giúp da không bị khô ráp, đồng thời ngăn ngừa các nếp nhăn và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả trong thời gian ngắn.
Công thức làm đẹp da bằng rau mồng tơi hiệu quả
Với công dụng làm đẹp và lành tính với làn da, rau mồng tơi được sử dụng kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để làm đẹp da. Trong đó, công thức làm đẹp da bằng rau mồng tơi đơn giản và hiệu quả nhất là kết hợp với dưa leo để làm mặt nạ, vừa có công dụng dưỡng da trắng mịn, vừa chống lão hóa rất hiệu quả.
Nguyên liệu:
Lá rau mồng tơi: 1 nắm rau mồng tơi tươi
Dưa leo tươi: Nửa quả
Mật ong: 2 thìa cafe

Cách thực hiện:
[Image: photo-1-1591251276360211001375.jpg]
Rửa sạch mặt và lấy hỗn hợp trên thoa đều lên mặt. Vừa thoa về massage nhẹ nhàng.
Bước 1: Chọn lá mồng tơi sạch, lấy nguyên phần lá và rửa kỹ. Dưa leo rửa sạch, để nguyên vỏ, chỉ bỏ ruột và xắt thành miếng nhỏ.
Bước 2: Cho rau mồng tơi và dưa leo vào xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lọc lấy nước, bỏ bã.
Bước 3: Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong vào hỗn hợp vừa xay được, khuấy đều.
Bước 4: Rửa sạch mặt và lấy hỗn hợp trên thoa đều lên mặt. Vừa thoa về massage nhẹ nhàng.
Bước 5: Để mặt trong khoảng 15-20 phút, sau đó rửa sạch mặt lại với nước sạch
Thực hiện theo cách này từ 2-3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy làn da của mình có trở nên sáng mịn và tươi trẻ hơn trông thấy đó.

Theo Nguyệt Hà (doisongvietnam.vn
Be Vegan, make peace.
Reply
#48
Cây lá đắng là một loại thảo dược khá quen thuộc trong y học cổ truyền. Nó thường được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả mà không phải ai cũng biết. caythuoc.vn và các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về những công dụng cũng như cách sử dụng của nó qua bài viết dưới đây nhé!
[Image: cay-la-dang.jpg]
Cây lá đắng
Cây lá đắng là gì?
Cây lá đắng hay còn gọi là cây mật gấu, mã hổ, hoàn liên ô rô, lá lằng. Đây là một cây thuốc nam với vị đắng đặc trưng, có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Ở châu Phi, lá của cây này còn được sử dụng trong nhiều món ăn mang đậm chất văn hóa như các món hầm, món súp. Ở nước ta, đặc biệt là khu vực tỉnh Nghệ An còn dùng nó như một loại gia vị không thể thiếu trong các món canh chua. Có tác dụng giúp giải nhiệt, mát gan và kích thích tiêu hóa tốt.
Mô tả cây lá đắng
Cây lá đắng thuộc loại cây sống rất lâu năm. Đây là dạng cây bụi chỉ cao từ 2-3m và mọc thẳng đứng. Lá cây có phiến rất rộng, lá có cuống dài có răng cưa thưa. Cây khi còn nhỏ được phủ một lớp lông trắng mịn. Tuy nhiên khi về già thì những lớp lông đó sẽ rụng hết. Hoa chủ yếu mọc thành chùm ở đầu cành.
Cây lá đắng mọc ở đâu?
Trước đây, cây có nguồn gốc từ Châu Phi. Tuy nhiên giờ đây nó được phổ biến rộng khắp. Ở Việt Nam, cây thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Thanh Hóa.
Thành phần hóa học của cây lá đắng
Các thành phần hóa học chính của dược liệu bao gồm các chất như alkaloids, tannin, saponin, glycoside. Chính những chất này đã tạo nên vị đắng đặc trưng cho cây. Bên cạnh đó, dược liệu còn có các hợp chất sinh học như coumarin, lignan, flavonoid, xanthone, terpene, anthraquinone, coumarin, steroid, acid phenolic, flavonoid và sesquiterpene.
Ngoài ra, chiết xuất từ dược liệu còn chứa các chất khoáng như vitamin A, B, C, E, chất xơ, các chất protein thô, chất béo và các acid amin quan trọng. Cùng các chất khoáng tiếp như manganese, chromium, selenium, magenesium.
[Image: hinh-anh-cay-la-dang.jpg]
Hình ảnh cây lá đắng
Cây lá đắng có tác dụng gì?
Ngày nay, do thói quen ăn uống sử dụng nhiều chất ngọt, ăn uống không lành mạnh làm cho căn bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ngày một tăng. Do vậy, việc tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu luôn là vấn đề đáng suy nghĩ. Với xu hướng tìm về các bài thuốc điều trị bệnh từ thiên nhiên, cây lá đắng xứng đáng là thần dược trong việc điều trị những căn bệnh này. Cụ thể:
Cây lá đắng có tác dụng giảm cholesterol xấu
Có thể bạn chưa biết nhưng một trong những tác dụng chính của lá mật gấu chính là làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Nếu nồng độ cholesterol trong cơ thể quá cao, đặc biệt là cholesterol xấu. Đây là một nguy cơ lớn, có thể dẫn đến đột quỵ, gây bệnh tim và bệnh Alzheimer. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã đưa ra kết luận, khi cho chúng dùng chiết xuất từ dược liệu này sẽ giúp giảm tới 50% nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.
Cây lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư vú
Các chất chiết xuất từ lá mật gấu có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về gan. Đồng thời cũng có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch. Hạn chế các hoạt động của các tế bào ung thư như ung thư dạ dày, ung thư vú. Trong một nghiên về các tế bào ung thư vú ở người, người ta đã phát hiện ra dược liệu có tác dụng ức chế sự tăng trưởng và sản sinh tế bào ung thư vú.
Để phát huy tối ưu công dụng này của lá mật gấu, hãy kết hợp dược liệu với nghệ. Hàm lượng chất curcumin đặc trưng có trong nghệ cùng các chất chống oxy hóa trong dược liệu. Những chất này khi kết hợp sẽ tạo thành một công thức đặc biệt có tác dụng đồng ức chế nhiều tế bào ung thư, giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
[Image: cay-mat-gau-kho.jpg]
Cây mật gấu khô
Cây lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan
Lá mật gấu là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan hiệu quả. Đó cũng là lý do mà nó thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh gan, đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm gan. Nhiều người bị bệnh này sau khi dùng dược liệu đã có dấu hiệu thuyên giảm bệnh rõ rệt. Thậm chí có trường hợp đã khỏi hẳn bệnh.
Cây lá đắng có tác dụng giảm sốt
Trong lá mật gấu có các chất dinh dưỡng như glucosides, lacton andrographolide, flavonoid và fiterpene. Các chất này có khả năng giảm sốt và làm giảm sự căng thẳng của cơ thể, cải thiện tình trạng bệnh.
Để trị bệnh, dùng 10g dược liệu sắc cùng với 25g nghệ trong 200ml nước. Sắc cho đến khi còn 100ml là được. Đợi ấm, cho thêm một ít mật ong vào cho dễ uống. Chia uống hết 3 lần trong ngày.
Cây lá đắng có tác dụng điều trị sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh này do ký sinh trùng plasmodium gây nên và bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong dân gian, người ta thường dùng lá cây mật gấu để chữa bệnh sốt rét. Lấy một nắm nhỏ dược liệu sắc cùng 4 chén nước. Sắc cho đến khi còn 2 chén thì chia uống 3 lần/ngày.
[Image: cay-la-dang-co-tac-dung-gi.jpg]
Cây lá đắng trị sốt rét
Cây lá đắng có tác dụng hạ huyết áp
Tình trạng huyết áp cao hoặc đột ngột tăng huyết áp là vấn đề nguy hiểm, khiến nhiều người lo sợ. Bệnh này không có triệu chứng nào báo hiệu trước nên được xem là kẻ giết người thầm lặng. Tuy nhiên, trong lá mật gấu có chứa hàm lượng kali lớn có công dụng loại bỏ nước và muối thừa trong cơ thể. Từ đó giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả.
Cây lá đắng có tác dụng điều trị viêm ruột thừa
Điều trị viêm ruột thừa cũng là một trong những tác dụng hàng đầu của lá mật gấu. Để hỗ trợ điều trị bệnh, dùng 30g dược liệu tươi sắc cùng 400ml nước. Đun sôi, để nguội rồi lọc bỏ bã. Sau đó pha thuốc cùng mật ong chia uống 3 lần/ngày. Kiên trì dùng cho đến khi bệnh giảm.
Cây lá đắng có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường hô hấp
Tình trạng bị nhiễm trùng đường hô hấp nguyên nhân có thể là do virus, vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác gây ra. Tình trạng này nếu để lâu ngày có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều nhà khoa học đã chứng minh có thể dùng lá mật gấu để điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.
Cây lá đắng có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường
Nồng độ đường trong máu quá cao là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường hay đái tháo đường. Bệnh này thường xảy ra ở những người cao tuổi, sức đề kháng yếu cho nên rất nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu, chất andrographolide có trong lá mật gấu có khả năng làm giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Từ đó giúp chữa bệnh tiểu đường và bệnh đái tháo đường.
Cây lá đắng giảm cân phải không
Cây lá đắng có một số thành phần giúp giảm mỡ máu, nhưng người không thường dùng cây nay để giúp giảm cân. Bạn có thể tìm hiểu vị thuốc giúp giảm cẩn như: Vỏ bưởichè vằng
 
[Image: tac-dung-cua-cay-la-dang.jpg]
Cây lá đắng trị bệnh đái tháo đường
Cách chế biến cây lá đằng thành thuốc

  • Sau khi thu hái dược liệu về, đem rửa sạch, để ráo

  • Đưa ra phơi hoặc sấy khô

  • Sau đó cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần.
Cách sử dụng cây lá đắng
Giống như tên gọi của nó, cây lá đắng có vị hơi đắng nhưng không quá khó để sử dụng. Sau đây là cách sử dụng dược liệu này mà bạn nên biết.

  • Lấy khoảng 20 – 25g dược liệu, rửa qua bằng nước sạch, để ráo

  • Đem sao vàng hạ thổ

  • Sau đó, đun sôi với 500ml nước, sắc cạn đến khi còn 200ml nước là được. Chia ra 3 lần uống hết trong ngày, sử dụng hằng ngày.
Làm thế nào để chiết xuất nước cây lá đắng
Khá dễ thực hiện để chiết xuất nước cây lá đắng. Có thể làm theo cách truyền thống đó là rửa sạch lá. Sau đó chà lá cùng một ít nước vào lòng bàn tay, rồi vắt lấy nước ép từ lá. Hoặc cũng có thể sử dụng máy ép trái cây. Hay trộn lá với nước lọc, rồi cho vào máy xay sinh tố, dùng rây lấy nước dùng. Nếu uống thấy đắng quá, có thể trộn với rau bó xôi hay các loại nước ép trái cây có vị ngọt để giảm bớt vị đắng.
Cây lá đắng uống nhiều có hại không?
Lá mật gấu mặc dù là một vị thuốc có nhiều tác dụng trị bệnh rất hay nhưng không phải cứ dùng nhiều là càng tốt. Nếu uống quá nhiều nước lá này trong một thời gian dài có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Sau 2 tuần dùng dược liệu thì nên ngưng 2 tuần rồi mới dùng đợt tiếp theo. Hoặc dùng theo hướng dẫn của bác sĩ tùy vào tình trạng bệnh.
Tác hại của cây lá đắng
Dược liệu chỉ có một vài tác hại trong trường hợp dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài. Một số tác dụng phụ thường thấy khi dùng như táo bón, tụt huyết áp. Vì vậy, khi có những triệu chứng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay.
[Image: tac-hai-cua-cay-la-dang.jpg]
Cây lá đắng phơi khô

Đối tượng sử dụng cây lá đắng

  • Bệnh nhân tiểu đường, đái tháo đường

  • Người cao huyết áp

  • Người bị rối loạn lipid máu, rối loạn tiêu hóa

  • Bệnh nhân viêm đại tràng

  • Bệnh nhân ung thư

  • Người bị kiết lỵ, táo bón

  • Bệnh nhân viêm gan

  • Người thường xuyên sử dụng bia rượu

  • Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm về khổ qua rừngdây thìa canhhoài sơn cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất hữu hiệu.
Những lưu ý (tác hại) khi sử dụng cây mật gấu

  • Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Vì vậy, không nên dùng quá liều và dùng kéo dài

  • Khi mới sử dụng, nên bắt đầu với liều thấp

  • Khi dùng nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường thì nên đến gặp bác sĩ ngay để nhận được sự tư vấn.

  • Phụ nữ đang mang thai không nên dùng 
Be Vegan, make peace.
Reply
#49
LÁ ĐẮNG – ĐẶC SẢN CHỮA BỆNH CỦA XỨ MƯỜNG
[Image: CayLadang.jpg?fit=600%2C400&ssl=1] Cây lá đắng là là loại cây có thân nhỏ, cao và hiện nay nó được phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Loài cây này không chỉ dùng để chế biến các món ăn mà nó còn được xem là đặc sản chữa bệnh của xứ Mường.
GIÚP BẠN HIỂU HƠN VỀ CÂY LÁ ĐẮNG
Cây lá đắng thuộc loài cây bụi nhỏ mọc thẳng đứng, sống nhiều năm. Cây có thể cao từ 2 đến 3m, đường kính thân từ 2 đến 4cm. Phần gốc phân nhánh, trên nhánh thông thường không chia thêm cành con, cành khi còn non có bì khổng rõ rệt, phủ một lớp lông mềm mịn ngắn màu trắng, lớp lông này sẽ dần dần rụng hết.
Lá đắng có cuống, cuống lá dài khoảng từ 1 đến 3,5cm, phiến lá hình trái xoan ngược hoặc hình trứng ngược rộng bản, mép lá dạng răng cưa thưa. Có khi gần như liền mạch, lá dài từ 4,5 đến 12cm, rộng từ 3 đến 8cm. Phần gốc lá thuôn dần lại như hình nêm, đầu lá nhọn tù, tù hoặc nhọn sắc, mặt trên của lá có lông ngắn mịn như phấn.
Bề mặt lá nhẵn bóng khi lá già, mặt lá không có lông hoặc có lông thưa dọc trên gân bụng lá. Cụm hoa hình rổ, đường kính từ 3 đến 5mm, tụ thành cụm nơi đầu cành, hoa màu trắng cho đến trắng phấn nhạt. Đôi khi có cả màu tím hoặc phớt tím, hồng phớt hoặc hồng phấn, cuống hoa mảnh, dài khoảng từ 3 đến 5mm, có lông mềm ngắn màu trắng.
Ở Việt Nam, cây lá đắng đã được trồng trong nhân dân, chủ yếu bằng cách giâm cành. Cây lá đắng vốn có nguồn gốc từ châu Phi di thực đến nước ta qua các nước châu Á, có lẽ vì thế mà nó còn có tên là Nam Phi diệp. Theo các tài liệu thì lá đắng và thân của cây này đều dùng được, nhưng trên thực tế người dân ta dùng lá là chủ yếu.
[Image: cay-la-dang-600x450.jpg]
Cây lá đắng đã được trồng trong nhân dân
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY LÁ ĐẮNG
Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside tạo nên. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: xanthone, terpene, anthraquinone, steroid, coumarin, flavonoid, lignan, acid phenolic, edotide và sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).
Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: manganese, magnesium, chromium, selenium, đồng, sắt, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất béo, carbohydrate, chất xơ,  tro. Các acid amin quan trọng: Leucine, Valine, Isoleucine, Lysine, Histidine, Phenyl alanine, Threonine, Methionine, Tyrosine.
TÁC DỤNG DƯỢC HỌC CỦA LÁ ĐẮNG
Những hợp chất trong lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, bệnh nhiễm giun sán, lão hoá, vi khuẩn và động vật nguyên sinh (protozoan).
Lá đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Người dân cũng có thể dùng để trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, bảo vệ thận, gan, thải độc, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Vì ổn định lượng liquid trong máu nên giảm đường huyết, bảo vệ tim mạch.
[Image: cay-mat-gau-1.jpeg]
Cây lá đắng có rất nhiều tác dụng hữu ích
CÂY LÁ ĐẮNG CHỮA BỆNH
Cây lá đắng có tiềm năng được ghi nhận lần đầu tiên khi các nhà khoa học quan sát loài tinh tinh bị đau bụng biết dùng cây này ăn để hỗ trợ trị với hỗ trợ trị đái tháo đường, sốt rét, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, bảo vệ gan và các hiệu ứng giải độc tế bào có lợi cho sức khỏe. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:
HỖ TRỢ CHỮA CƯỚC KHÍ CHÂN SƯNG ĐAU
Bạn có thể dùng vỏ cây lá đắng, hạt cau, lõi cây thông, chỉ xác, hạt tía tô, ké đầu ngựa, mỗi loại 10 đến 20g. Thái nhỏ tất cả và sắc với 500ml nước cho tới khi còn 100ml. Uống 2 lần trong ngày.
HỖ TRỢ CHỮA TÊ THẤP ĐAU MỎI
Vỏ cây lá đắng 3kg, vỏ cây gạo, dây đau xương, thân cây bọt ếch, mỗi thứ 2kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 300ml cao lỏng. Hòa 300ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 50ml, chia 2 lần.
HỖ TRỢ CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH, VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP, ĐAU DÂY THẦN KINH, ĐAU LƯNG, ĐAU VAI GÁY
Bột mịn vỏ cây lá đắng 0,039g, cao vỏ lá đắng 0,006g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,015g cho một viên. Liều tối đa an toàn 1 lần là 30 viên và một ngày 80 viên.
HỖ TRỢ CHỮA GÃY XƯƠNG
Vỏ hoặc cây lá đắng 50g, phối hợp với lá dâu tằm 50g, lá mía tía 30g, củ nghệ đen 30g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre.
LÁ CÂY ĐẮNG UỐNG VỚI BIA CHỮA THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG
Bước 1: Chọn lấy những lá đắng già nhưng còn tươi đem rửa sạch bụi bẩn và các tạp chất dính trên lá. (bạn nên trồng một hoặc hai cây mật gấu trong vườn nhà để tiện cho quá trình điều trị lâu dài).
Bước 2: Lá đắng đem xay nhuyễn, lọc lấy phần nước, đem bỏ bã lá.
Bước 3: Đem nước lá đã lọc sạch pha với một lon bia. Ngày uống 2 lần liên tục trong 30 ngày.
Mặc dù lá đắng uống với bia không hề dễ uống, thậm chí còn đắng ngắt, nhưng các cụ ta có câu “ thuốc đắng giã tật”, chỉ cần bạn kiên trì uống lá đắng pha với bia này đều đặn hằng ngày, những cơn đau cột sống sẽ biến mất, trả lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh.
Nếu không sử dụng được lá đắng uống với bia do không hợp với bia, bạn có thể chuyển qua thay bia bằng rượu. Lượng bia uống sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Uống sau bữa cơm là tốt nhất vì như vậy sẽ không bị say và khó ăn do vị đắng của bia và nước lá đắng còn đọng lại trong miệng.
[Image: 1_77393.jpg]
Nhiều bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây lá đắng
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ ĐẮNG
Quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá, đái tháo đường,…có sử dụng kèm nấu nước lá đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp). Ổn định chỉ số đo huyết áp. Đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện, tăng cảm giác ngon miệng…
Chưa có ghi nhận những phản ứng ngoại ý đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) có một số người sẽ bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù các tài liệu nghiên cứu nước ngoài cho thấy lá đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…
Lá đắng có tác dụng rất hữu ích trong việc điều chế thuốc cho các loại bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng, bạn nên lưu ý môt vài điểm để có thể dùng lá đắng một cách hiệu quả nhất.
[Image: 2-415afa04-0210-4a8d-9e64-59db03bd8ac8.jpg]

YOU MAY ALSO LIKE
Be Vegan, make peace.
Reply
#50
Atisô - vị thuốc nhuận gan, lợi mật
Thứ tư, 06/03/2019 10:31



Theo y học hiện đại, dịch mật giữ vai trò quan trọng trong hệ tràng vị. Thành phần hóa học của nó gồm các axít mật (chủ yếu ở dạng muối), sắc tố mật, các cholesterol, lecithin, mucin; các chất vô cơ như Na, Ca, Fe, Mg, KHCO3, K3PO4, K2SO4...
Muối mật nhũ tương hóa các chất béo, làm phản ứng xà phòng hóa thực hiện dễ dàng. Dưới tác dụng của men lipaza từ dịch tụy, các chất béo được phân giải, các axít béo - sản phẩm tiêu hóa của lipid - được phóng thích và được hấp thu vào cơ thể. Mật còn giúp cho cơ thể hấp thu các vitamin tan trong dầu và có tác dụng kìm khuẩn. Thông thường gan tiết 0,7 - 1 lít mật trong 24 giờ và nhu cầu muối mật vào khoảng 8g/ngày.

Theo quan niệm của Đông y, mật là đảm (đởm), một trong lục phủ. Đởm là phủ trung tính, liên quan mật thiết với can (gan) về chức năng sơ tiết, “khí dư của can tiết vào đởm, tụ lại mà thành tinh (dịch mật)”. Do chứa “tinh” này mà đởm trở thành phủ đặc biệt trong lục phủ.

Theo sách Tố vấn, tất cả 11 tạng phủ đều theo sự quyết đoán của đởm. Đởm có thể duy trì và bảo đảm sự vận hành bình thường của khí huyết, loại trừ những ảnh hưởng không tốt đến tinh thần.Chức năng này kém là nguyên nhân làm cho tinh thần bị thương tổn.Đởm khí suy nhược dần dần dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.

Atisô là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn.


[Image: atisovithuoc1.jpg?crop=true&width=620]


Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.

Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc.Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại kali, canxi, magiê, natri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về gan, thận.Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi.

Atisô là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m. Thân cao, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông.Lá to, dài, mọc so le; phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn.Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng

Bộ phận dùng: cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

Thu hái: gieo hạt tháng 10 - 11, bứng ra trồng tháng 1 - 2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống. Lá atisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa, hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.
[size=undefined]

[Image: hieuquangaytuviecsudungatisotrongdieutri...&width=620]

[/size]

Hoạt chất

Trước đây người ta cho rằng hoạt chất là cynarrin.Những nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì cynarrin.

Trong atisô chứa 1 chất đắng có phản ứng acid gọi là cynarin (acid 1 - 4 dicafein quinic). Còn có inulin, tanin, các muối kim loại K (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá atisô chứa:

1. Acid hữu cơ bao gồm:

- Acid phenol: cynarin (acid 1 - 3 dicafeyl quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (acid cafeic, acid clorogenic, acid neoclorogenic).

- Acid alcol.

- Acid succinic.

2. Hợp chất flavonoid (dẫn chất của luteolin), bao gồm:

Cynarozid (luteolin - 7 - D glucpyranozid), scolymozid

(Luteolin - 7 - rutinozid - 3 - glucozid).

3. Thành phần khác: cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm guaianolid.

Dược điển Rumani VIII quy định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% polyphenol, clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất caffeic như clonogenic acid, neoclorogenic acid, cyptoclorogenic acid, cynarin. Sesquiterpen lacton: cynarpicrin, dehydrocynaropicrin, grossheimin, cynatriol.
[size=undefined]

[Image: atisovithuoc2.jpg?crop=true&width=620]

Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan.

[/size]

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao, lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất.Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn.Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa inulin, protein (3,6%), dầu béo (0,1%), cacbohydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 đơn vị/100g, tính ra vitamin A).

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

Hoa atisô ăn rất tốt cho sức khỏe, cung cấp khoảng 9,3% carbohydrate, 1,5% chất xơ, rất ít chất béo và protein. Năng lượng cung cấp rất thấp, chỉ khoảng 40 đến 50 kcal nhưng lại rất giàu vitamin và chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh và magiê.

Hoa đặc biệt thích hợp cho người bị đái tháo đường do rất ít đường. Hoa cũng giúp thải bớt chất độc cho những người mất cân bằng do uống nhiều rượu. Mặc dù hoa atisô không có tác dụng tái tạo tế bào gan (do không chứa cynaropicrin) nhưng cũng có tác dụng chống ngộ độc gan, chống oxy hóa, lợi niệu và lợi mật.Một nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng chống oxy hóa của atisô không hề bị giảm đi khi đun nóng.

Rễ: hầu như không có dẫn chất của acid caffeic, bao gồm cả acid clorogenic và sesquiterpen lacton. Rễ chỉ để thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (theo Herbal Medicine, 1999).

Các thử nghiệm in vivo (trên động vật và người) cho thấy atisô có tác dụng kích thích gan mật, chống sỏi mật, lợi niệu, chống ngộ độc gan, hạ lipid máu do ức chế enzyme chuyển hóa HMG CoA reductase (góp phần chống béo phì), gia tăng chuyển hóa và lợi niệu. Đối với tác dụng chống độc gan, sự hiện diện đồng thời của cynarin, muối khoáng và sesquiterpen lactone là cần thiết.Các chất này giúp kích thích tái tạo tế bào gan.Tuy atisô gia tăng bài tiết mật giúp tiêu hóa nhưng không được sử dụng trong trường hợp tắc nghẽn ống dẫn mật. Như vậy những người bị viêm gan siêu vi, ngộ độc gan do dùng nhiều thuốc có hại cho gan, mỡ máu cao, tiêu hóa kém do thiếu acid mật nên dùng atisô.
[size=undefined]

[Image: trongtichtacbanoitrochebienngaymoncanhat...&width=620]

Canh atisô hầm giò heo.

[/size]

Theo Đông y, lá cây atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Bộ phận dùng là lá tươi hoặc khô, bông atisô: đem sắc hoặc nấu cao lỏng, với liều 2 - 10g lá khô một ngày, có khi chế thành cao mềm hay cao khô đề bào chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Có thể chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt.

Ứng dụng điều trị:

Điều trị bệnh phù và thấp khớp: Lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương. Thuốc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em.

Dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, đái tháo đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể: Hoa cây atisô sắc nước uống dùng tươi hoặc khô (10 - 20g nước sắc nếu dùng tươi, 5 - 10g nếu dùng khô)

Lưu ý: nếu ăn và uống quá mức sẽ có những biến chứng phụ do atisô gây ra như hại gan, co thắt cơ trơn của hệ tiêu hóa, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi.

Liều dùng: một ngày chỉ nên dùng10 - 20g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 - 10g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói cũng chỉ nên uống 2 - 3 túi mỗi ngày.

Theo BS. CKII. Huỳnh Tấn Vũ/ SK&ĐS
Be Vegan, make peace.
Reply
#51
Nhãn có phải là thuốc quý?
Thứ tư, 15/08/2018 09:36



Nhãn là trái cây có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe, được xem là vị thuốc Đông y không thể thiếu trong nhiều đơn thuốc. Nhưng ba nhóm người sau đây lại không nên ăn.
Việt Nam được xem là "vùng đất màu mỡ" để trồng nhãn và cho ra những loại nhãn vô cùng đặc biệt, ngon ngọt. Nhờ có nhiều vùng đất trồng nhãn hợp thổ cư mà thị trường nhãn luôn sôi động, giá cả phải chăng, ai cũng có thể mua nhãn về ăn khi chính vụ.

Tuy nhiên, nhiều người ăn nhãn hàng ngày nhưng chưa biết hết những tác dụng dinh dưỡng và dược liệu tuyệt vời của nhãn đối với sức khỏe.

Trong Đông y, long nhãn còn được gọi là quế viên, là một trong những vị thuốc bồi bổ sức khỏe trong các đơn thuốc nổi tiếng của danh y xưa.

Trong long nhãn chứa các thành phần dinh dưỡng phong phú bao gồm glucose và sắt, rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài việc làm món ăn tráng miệng, thịt nhãn có nhiều tác dụng điều trị, ví dụ như làm đẹp, chăm sóc nhan sắc, ích khí bổ thận, dưỡng tâm an thần, giúp ngủ ngon giấc.


[Image: photo15342142777281534214277728159735502...&width=620]


Những giá trị dinh dưỡng và dược liệu đặc biệt của nhãn

1. Ích khí bổ huyết, tăng cường trí nhớ

Như đã nói ở trên, nhãn rất giàu glucose, sucrose và protein, hàm lượng sắt cao, ăn một lượng nhãn phù hợp hàng ngày, bạn có thể đồng thời tăng cường năng lượng, bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình tái tạo hemoglobin để tạo ra máu mới.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thịt nhãn là chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho các tế bào não, ngoài các tác dụng có lợi tổng thể trên toàn bộ cơ thể, nhãn có thể tăng cường trí nhớ và loại bỏ mệt mỏi.

2. Dưỡng tâm, an thần, ổn định ý chí

Các nghiên cứu Đông y khẳng định, phần thịt nhãn chứa rất nhiều sắt, kali và các yếu tố vi lượng khác, có thể thúc đẩy quá trình tái tạo hemoglobin để điều trị thiếu máu, nguyên nhân khiến cho nhiều người có chứng tim hồi hộp, đập sai nhịp, đánh trống ngực, mất ngủ, hay quên.

Nhãn chứa lên đến 2,5 mg niacin (100 g), có thể giúp điều trị bệnh viêm da gây ra bởi sự thiếu hụt chất niacin, tiêu chảy, mất trí nhớ, các chứng rối loạn tâm thần và nhiều bệnh khác.

3. Ích huyết (bổ máu), an thai

Nhãn có lượng chất sắt và vitamin cao, có thể giúp phụ nữ mang thai giảm nhẹ các chứng tử cung co thắt và đồng thời giảm cảm giác sa tử cung, tụt bụng xuống thấp.

Ngoài ra, ăn một lượng nhãn vừa phải có thể thúc đẩy sự trao đổi chất đối với cơ thể phụ nữ mang thai và có lợi cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời có tác dụng quan trọng trong việc an thai, ngăn ngừa sẩy thai. Nhưng nếu ăn nhiều thì sẽ phản tác dụng.

4. Kháng khuẩn, ức chế tế bào ung thư

Các thí nghiệm cho thấy thịt nhãn có tỷ lệ ức chế hơn 90% đối với một loại khối u nhất định, có tác dụng ức chế nhất định đối với tế bào ung thư khác.

Theo ứng dụng lâm sàng, các chuyên gia điều trị ung thư đã cho bệnh nhân bị ung thư sử dụng một lượng cao được chế xuất từ nhãn, kết quả vô cùng khả quan khi có tới 90% triệu chứng được cải thiện, có thể có tác dụng kéo dài tuổi thọ khoảng 80%.

5. Giảm mỡ và bảo vệ tim, trì hoãn lão hóa

Thịt nhãn có thể mang lại tác dụng trong việc làm giảm mỡ máu và tăng lưu lượng máu ở phần mạch vành.

Chất Protein Flavin trong nhãn được chứng minh là có liên quan chặt chẽ với quá trình lão hóa, có tác dụng ức chế mạnh mẽ đối với loại não monoamine oxidase B (MAO-B). Từ đó có thể giúp con người trì hoãn quá trình lão hóa, mang lại hiệu quả trong việc duy trì sự trẻ trung lâu hơn.
[size=undefined]

[Image: photo11534214054545160455224215342156356...&width=620]

[/size]

Điều gì sẽ xảy ra khi nhãn ăn quá nhiều nhãn?

Nếu nhãn ăn nhãn quá nhiều, bạn sẽ bị bốc hỏa, nóng trong người. Sau khi ăn nhiều nhãn, bạn không chỉ cảm thấy nóng phừng phừng trong người, mà còn có cảm giác bị đau họng và tức ngực.

Nhãn là một loại thuốc bổ nhẹ, có tính ôn hòa và cân bằng, có tác dụng rất tốt cho máu và khí, vì vậy phụ nữ sau khi sinh con nên tăng cường ăn thêm 1 chút nhãn hàng ngày có thể mang lại tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Nhưng ăn thường xuyên chứ không phải ăn nhiều, nếu bạn ăn không kiểm soát số lượng, không những không mang lại tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp, mà còn có thể bốc hỏa toàn thân, mọc nhiều mụn trên mặt. Nghiêm trọng hơn còn có người làm tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến sự điều hòa kinh nguyệt.
[size=undefined]

[Image: photo115342143224041463542190.jpg?crop=true&width=620]

[/size]

Ba nhóm người không nên ăn nhiều nhãn

1. Người bị cảm lạnh, sốt, ho có đờm, cơ thể bị dư thừa nước gây nặng nề, phù thũng thì không nên ăn nhãn hoặc uống trà nhãn.

2. Phụ nữ mang thai (thể trạng yếu) thì đặc biệt nên chú ý. Mặc dù ăn nhãn tốt như đã kể trên, nhưng vì trong quá trình mang thai, phụ nữ thường bị thiếu âm, âm hư, tự bản thân cơ thể rất dễ bị sinh nhiệt, nóng hơn người bình thường.

Biểu hiện chính của phụ nữ mang thai (thể trạng yếu) bị thiếu âm chính là đi ngoài phân khô, đi tiểu nước vàng, miệng khô…

Những người có các triệu chứng này thì ăn nhãn không chỉ không mang lại tác dụng bổ khí ích huyết, mà còn phản tác dụng, gây nóng trong, cơ thể bốc hỏa, dẫn tới nóng mặt, đau bụng, đầy hơi, thậm chí dọa sảy thai hoặc sinh non.

3. Người nóng trong: Nếu ăn nhãn nhiều dễ dẫn đến tình trạng trì trệ khí xảy ra trong cơ thể, do đó nếu người nào đang có triệu chứng nóng trong gây ra viêm thì không nên ăn.

Ngoài ra, người âm hư hỏa vượng, người bị ẩm thừa, nặng người, phù nề đều không nên ăn hoặc ăn ít.

Theo Health/Tri thức trẻ
Be Vegan, make peace.
Reply
#52
Quế - Vị thuốc và hương liệu cuộc sống
Thứ ba, 28/08/2018 10:41



Y học phương Đông xem quế là một trong bốn vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.
Việt Nam là một trong những nước trồng rất nhiều quế, hàng năm xuất khẩu đến hàng trăm tấn quế vỏ và hàng chục tấn tinh dầu quế làm dược liệu, hương liệu dùng trong thẩm mỹ, phục hồi sức khỏe, cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh.

Mô tả cây

Quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Họ long não (Lauraceae). Cây to, cao 10 - 20m, vỏ ngoài nứt nẻ, thân phân nhiều nhánh. Cây mọc hoang trong rừng, hoặc trồng bằng hạt, hay chiết cành, sau 5 năm có thể thu hoạch, nhưng vỏ quế bóc sau 20 - 30 năm thì tốt nhất.

Vỏ quế bóc vào tháng 4 - 5 hay 9 - 10 sẽ dễ hơn vì đây là giai đoạn quế làm nhựa. Vỏ quế đem về ngâm nước một ngày, rửa sạch rồi xếp vào sọt tre kín, ủ lá chuối chung quanh khoảng 3 - 7 ngày rồi lấy ra để chỗ mát cho khô.

Quế cành thì thu hái vào mùa hè, phơi khô. Lá và vỏ dùng cất tinh dầu. Cành quế đầu nhỏ vót thì gọi là quế tiêm, cành nhỏ vừa là quế chi. Vỏ quế gọi là quế thông. Quế thông gọt bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp trong gọi là quế tâm. Quế bóc ở thân, cành to, dày là quế nhục.


[Image: tinhdauque.jpg?crop=true&width=620]



Thành phần hóa học: vỏ giàu tanin (5%) và chứa tinh dầu (1,2 - 1,5%) nhưng tinh dầu lại giàu aldehyd cinnamic (80,85%). Không có eugenol nhưng có một lượng nhỏ acid cinnamic, acetat cinnamyl và o-methoxycinnamaldehyd; còn có cinnzeylanol, cinnzeylanin.

Tác dụng dược lý: trên súc vật thực nghiệm, thuốc mà chủ yếu là cinnamaldehyde có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, an thần, giảm đau và giải nhiệt. Cinnamaldehyte còn có tác dụng làm giảm co giật và tử vong đối với súc vật do tiêm quá liều strychnine.

Dầu vỏ quế là thuốc thơm kiện vị trừ phong, có tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột. Thuốc có tác dụng tăng tiết nước bọt và dịch vị tăng cường chức năng tiêu hóa, làm giảm co thắt cơ trơn nội tạng, làm dịu cơn đau bụng do co thắt ruột. Cinnamaldehyt còn có tác dụng ức chế sự hình thành loét bao tử ở chuột do kích thích.

Tác dụng lên hệ tim mạch: nước sắc nhục quế làm tăng lưu lượng máu động mạch vành tim cô lập của chuột lang, cải thiện được thiếu máu cơ tim cấp của thỏ do pituitrin gây nên. Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm, Nhục quế có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gram (+), mạnh hơn đối với gram (-), ức chế cả đối với nấm gây bệnh.

Theo sách Bản thảo tuy có nói quế hơi độc, nhưng cũng tùy loại mà phân hóa: nếu dùng với hoàng cầm, hoàng liên làm sứ thì độc nhỏ ấy hóa thành độc to. Gặp nhân sâm, mạch môn, cam thảo thì có khả năng điều hòa tỳ vị, thêm khí mà có thể uống lâu; gặp được sài hồ, can địa hoàng thì có khả năng điều hòa phần vinh mà ngăn được chứng mửa ói.

Thận trọng: người dương thịnh âm hư thì kiêng dùng, sách nói: “Mùa xuân, mùa hè cấm dùng” là nói trong lúc bình thường, nhưng lúc cần thiết đều phải bỏ thời tiết để chiếu chứng trạng mà xử lý.

Cách bào chế: kỵ sấy lửa, vì mọi vị thơm gặp nóng thì không còn công hiệu, khi dùng gọt bỏ vỏ thái nhỏ không thì khí vị mất hết, nếu dùng vào thuốc bổ thì nhờ nó mà cổ vũ tính thuốc, nên cho vào nấu chung với thuốc; nếu dùng vào thuốc chén để có công hành huyết chạy khắp thì chờ thuốc sắc xong mới cho vào lại sắc sôi vài dạo mà uống.
[size=undefined]

[Image: quevithuoc2.jpg?crop=true&width=620]

Thu hoạch quế.

[/size]

Công dụng từng bộ phận trên cây quế

Nhục quế: ngày xưa khi lập phương dụng dược với hai vị quế, phụ có khi dùng cả, có khi dùng một vị, chẳng may nhầm lẫn, nhiều người không biết chỗ huyền diệu ấy, cứ tùy ý mình mà dùng; có biết đâu nhục quế vị tuy ngọt mà khi cay thơm xông bốc, thăng được, giáng được, đi ngang ra được, đi thẳng ra được, ra ngoài được, vào trong được, bổ được, tả được, thông sướng các kinh, cổ vũ khí huyết, cho nên công hiệu tuy nhanh nhưng tính của nó chuyên chú chạy và tiết ra, mà sức ôn trung cứu phần lý không thể kéo dài, không khỏi có chỗ tiến nhanh nhưng thoái cũng nhanh.

Còn như phụ tử khí vị rất cay, hơi có cả ngọt và đắng, khí hậu vị bạc, giáng xuống nhiều đưa lên ít, từ trên đi thẳng xuống, chạy mà không giữ lại, có công năng cứu vãn phần lý, hồi phục dương khí, có sức dẫn hỏa về nguyên chỗ, có khả năng làm ấm kinh lạc, đó là chỗ sở trường của nó, khác với tính năng của nhục quế, cay, ngọt, nhẹ, bốc lại có thể đi ngang ra, thấu suốt ra ngoài biểu lý, chạy khắp các kinh mạch.

Phụ tử thì về mùi vị có cả cay lẫn đắng, cho nên công năng của nó chuyên chú suốt xuống dưới, chạy vào trong để cứu vãn phần dương trong phần âm, là vị thuốc của chân âm chân dương tiên thiên.

Nhục quế thì mùi vị ngọt mà cay, cho nên đã bổ được mệnh môn lại hay chạy lên trên, suốt tới ngoài phần biểu, cứu vãn phần dương trong dương, lại là thuốc của phần vinh vệ khí huyết hậu thiên: cho nên muốn hoàn toàn ôn nhiều bổ mạnh cho trung khí của chân âm chân dương, hoặc có khi dùng hai vị đó, hoặc dùng sâm truật làm quân, phụ tử làm tá, như loạiBát vị hoàn quế và phụ đều cần; Sâm phụ thang, Truật phụ thang, Lý trung thang thì không dùng nhục quế là như vậy.

Nếu muốn làm ấm trung tiêu, điều hòa khí huyết, chạy khắp ra ngoài giữ vững phần biểu thì dùng thuốc bồi bổ khí huyết làm quân, mà chỉ dùng một vị nhục quế làm tá sứ như loạiSâm kỳ ẩm, Thập toàn đại bổ thang, Nhân sâm dưỡng vinh thang thì không co phụ tử là như vậy. 
[size=undefined]

[Image: Batondecannelle.jpg?crop=true&width=620]

Nhục quế.

[/size]

Ứng dụng lâm sàng:

- Trị đau bụng tiêu chảy kéo dài do thận dương hư, tỳ vị hư hàn hoặc tỳ thận dương hư:

Quote:
Tam khí đơn: nhục quế 3g, lưu hoàng 3g, hắc phụ tử 10g, can khương 3g, chu sa 2g, chế thành viên, mỗi lần uống 3g ngày 2 lần với nước sôi ấm. Trị chứng nôn ỉa nhiều, quyết nghịch hư thoát.
Quế linh hoàn: nhục quế 3g, mộc hương 3g, can khương 5g, nhục đậu khấu, chế phụ tử đều 9g, đinh hương 3g, phục linh 9g, chế thành hoàn mỗi lần uống 8g, ngày 2 - 3 lần với nước ấm. Trị đau bụng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.

- Trị viêm thận mạn, phù thũng do dương khí hư chân tay lạnh, tiểu ít chân phù:

Quote:
Tế sinh Thận khí hoàn (Tế sinh phương): can địa hoàng 15g, sơn dược 12g, sơn thù 6g, phục linh, đơn bì, trạch tả đều 12g, nhục quế 4g, phụ tử 10g, xuyên ngưu tất 12g, xa tiền tử 15g, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 15g, ngày uống 2 - 3 lần.

- Trị chứng bụng đau, phụ nữ có kinh đau bụng do hư hàn:

Quote:
Nhục quế tán bột mịn, mỗi lần uống 3 - 4g với nước ấm hoặc rượu càng tốt.
Lý âm tiễn: thục địa 16g, đương quy 12g, nhục quế 5g, can khương 5g, cam thảo 4g, sắc uống. Trị phụ nữ đau bụng kinh.

Trị nhiễm độc phụ tử: theo kinh nghiệm dân gian, đã dùng nhục quế trị nhiễm độc phụ tử cấp. Dùng nhục quế 5 - 10g ngâm nước uống, sau khi uống 5 - 15 phút, bệnh nhân nôn, sau 15 - 30 phút các triệu chứng giảm. Nếu không giảm tiếp tục uống 3 - 5g cách uống như trên. Sau khi uống thuốc 15 - 30 phút, có cảm giác tim đập mạnh hơn, chân tay ấm lại, cảm giác tê ở môi lưỡi và chân tay giảm dần.
[size=undefined]

[Image: quechi11170x550.jpg?crop=true&width=620]

Quế chi.

[/size]

Quan quế: vị cay, tính ấm, không độc, hoàn toàn là dương dược, vào hai kinh tâm tỳ. Chủ dụng: chữa bệnh trung hàn, giết ba loại trùng, thông khí huyết, lợi khớp xương, chữa đau bụng đau dạ, trừ chứng đau do gió lạnh, chủ trị chứng lao thương, bổ thêm cho trung khí, chữa đau họng, ho nghịch khó thở, làm ấm gân, thông mạch, lợi khiếu và đau bụng.

Quế chi: vị cay, tính nóng và nhẹ, có độc nhẹ, khí nổi lên mà đưa lên, là dương dược, vào hai kinh Tỳ và Bàng quang.

Chủ trị: vị nhạt, thể nhẹ, đi lên đầu mặt, chữa chứng đau trong bụng, giải được chứng lạnh ngoài bì phu, điều hòa vinh vệ, cơ biểu, trị tê tay tê chân, giải tán phong hàn, không có mồ hôi thì làm cho ra mồ hôi, đã có mồ hôi thì làm cho cầm mồ hôi, đi ngang, làm thuốc dẫn kinh cho tay chân, đi thẳng làm thuốc dẫn đạo cho chứng bôn đồn. Khí và vị đều nhẹ, cho nên có khả năng giải biểu tán tà, các chứng thương phong, thương hàn có mồ hôi thì dùng để giải nhẹ biểu tà, tà hết thì mồ hôi tự hết chứ chẳng cần phải giữ vững phần biểu để cầm mồ hôi.

Trong Bản thảo nói quế phát hãn, mà Trọng Cảnh chữa bệnh thương hàn lại dùng quế vào lúc đang có mồ hôi, lại bảo rằng không có mồ hôi thì không được uống quế chi, mồ hôi nhiều thì dùng Quế chi Cam thảo thang, đó là dùng quế để hãm mồ hôi, một vị thuốc mà hai cách dùng.

Sách Bản thảo nói quế cay ngọt có khả năng thông các mạch làm ra mồ hôi, đó là điều hòa được huyết thì mồ hôi tự ra, còn Trọng Cảnh nói bệnh thái dương nóng không có mồ hôi là phần vinh yếu, phần vệ khỏe, âm đã hư thì dương lấn vào cho nên phải dùng quế chi để cho ra mồ hôi, hòa được phần vinh thì phần vệ tự lợi, tà không còn chỗ dung thân rồi mồ hôi tự mà ra được, chứ không phải quế chi có khả năng làm mở lỗ chân lông thớ thịt để phát hãn; mồ hôi ra nhiều mà lại dùng quế chi là dùng nó điều hòa vinh vệ, thời tà theo mồ hôi mà xuất, thế là hết mồ hôi, chứ không phải quế chi làm cho mồ hôi không ra nữa.

Nếu không hiểu ý, gặp bệnh thương hàn không có mồ hôi mà cứ dùng bừa quế chi là sai. Kiêng kị: bệnh âm thịnh dương hư thì kiêng dùng, bệnh thương hàn không có mồ hôi thì không được dùng lầm. 
[size=undefined]

[Image: resizeimages811561Nimvuithuhochqucangidn...&width=620]

Sơ chế quế.

[/size]

Ứng dụng lâm sàng:

- Tán hàn giải cảm: chữa chứng cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau mình, sợ lạnh: Quế chi thang (Thương hàn luận) gồm: quế chi 12g, bạch thuợc 12g, chích thảo 6g, sinh khương 12g, đại táo 4 quả sắc nước uống. Dùng tốt đối với bệnh nhân cơ thể vốn yếu mắc ngoại cảm phong hàn.

- Khu hàn chỉ thống: trị chứng đau bụng do cảm hàn dùng bàiTiểu kiến trung thang: quế chi 8g, bạch thược 16g, chích thảo 4g, sinh khương 12g, đại táo 4 quả, đường phèn 30g, sắc thuốc bỏ xác cho đường vào uống lúc nóng.

- Trị chứng phong thấp: đau các khớp không sốt dùng bài Quế chi phụ tử thang: quế chi 12g, phụ tử 12g, cam thảo 8g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Sắc nước uống lúc nóng.

- Hành huyết thông kinh: trị chứng phụ nữ đau bụng kinh do ứ huyết, thai chết lưu, bụng dưới có cục, tắt kinh, dùng Quế chi phục linh hoàn gồm: quế chi, phục linh, đơn bì, bạch thược, đào nhân mỗi thứ 8g sắc nước uống hoặc tán bột mịn làm hoàn.

- Bài thuốc trị u xơ tử cung: quế chi, đào nhân, xích thược, hải tảo, mẫu lệ, miết giáp mỗi thứ 160g; phục linh, đơn bì, bạch thược, đào nhân mỗi thứ 240g, hồng hoa 100g, nhũ hương, một dược, tam lăng, nga truật mỗi thứ 80g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 10 - 12g, ngày 2 - 3 lần.

- Ôn thận hành thủy: quế chi có tác dụng thông dương lợi thủy phối hợp các vị thuốc ôn thận kiện tỳ lợi thủy khác trị các chứng phù (trong bệnh viêm thận, thận hư nhiễm mỡ) hoặc đàm ẩm (trong bệnh viêm phế quản mạn).

- Trị chứng phù thường dùng bài Ngũ linh tán: bạch linh, bạch truật, trư linh mỗi thứ 12g, trạch tả 16g, quế chi 4g tán bột mịn mỗi lần uống 8 - 12g hoặc làm thuốc sắc.

- Trị chứng viêm phế quản hoặc hen phế quản mạn tính nhiều đàm dùng Linh quế truật cam thang: bạch linh 12g, bạch truật 8g, quế chi 8g, cam thảo 4g sắc nước uống.
[size=undefined]

[Image: images1053292DSCN3775.JPG?crop=true&width=620]

Phơi vỏ quế.

[/size]

Quế tâm: gọt bỏ hết bì thô dày, lấy phần bên trong màu tía, rất ngọt. Khí vị: vị ngọt tính âm, là thuốc âm trong dương dược, công dụng bổ vào tâm huyết, gọi là quế tâm là mĩ từ khen ngợi.

Chủ dụng: giết được ba loại trùng, hạ được nhau sót, chữa chứng huyết xung lên, đau bụng hậu sản, ngăn được chứng thổ ra máu, mửa ra máu, thông kinh hành huyết, đạo trệ, có công năng bổ âm bổ dương dùng quế tâm vào thuốc bổ âm thì có khả năng lưu hành sự ngưng trệ của huyết dược để bổ thận, do vị cay thuộc phế kim, có thể sinh thủy để hành huyết, chữa chứng chân mềm nhũn cấu vào không biết đau và chứng trung phong bán thân bất toại, nghiến răng, đờ lưỡi, tắt tiếng, có khả năng ôn bổ thận khí, chữa được chứng đau vùng thượng vị.

Trị sinh xong khí huyết không tan, tích tụ lại thành hòn khối ở thượng vị, cảm hàn nhiệt, tay chân gầy ốm: bài thuốc Quế Tâm Hoàn: can tất 30g; đại hoàng 40g; đào nhân 40g; đương quy 20g; hậu phác 40g; huyền hồ sách 40g; mẫu đơn bì 30g; miết giáp 40g; một dược 20g; quế tâm 40g; tam lăng 40g; tân lang 20g; thanh bì 30g; xích thược 20g. Tán bột, làm hoàn. Ngày uống 8 - 12g.

Y học cổ truyền đã có cách sử dụng các vị thuốc từ quế rất nhiều, quế được dùng từng bộ phận của cây với những tác dụng khác nhau, dùng đơn lẻ từng vị, từng bộ phận hoặc hợp vị, với các cách dùng đa dạng từ thuốc sắc, thuốc ngâm rượu, cao dán tới các túi chườm thảo dược hầu mang lới ích tuyệt vời từ các bộ phận cũng như cây quế và ứng dụng điều trị các vị thuốc từ quế còn có tác dụng ngừa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim, kháng viêm mạnh, bảo vệ não khỏi chứng mất trí và suy giảm nhận thức, phòng ung thư, mụn trứng cá, loại bỏ hơi thở hôi, tốt cho da... đa dạng, phong phú trong suốt lịch sử y học cổ truyền.

Theo BS. CKII. Huỳnh Tấn Vũ/SK&ĐS
Be Vegan, make peace.
Reply
#53
Chuối hột rừng: món ăn - bài thuốc nhiều công dụng
Thứ sáu, 01/06/2018 11:20



Cây chuối hột được dùng để chữa bệnh sỏi thận, đái tháo đường... Gần đây, người ta lại ưa dùng chuối hột rừng hơn chuối hột nhà.
Vì mọc ở rừng nên chuối rừng an toàn hơn và chắc là phải mạnh hơn chuối trồng ở vườn nhà? Chuối rừng có lẽ còn lạ với bà con thành phố nhưng không lạ gì với dân sống ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung.


[Image: caythuoctritieuduonghuuhieuBOVOK15150635...&width=620]



Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla, thuộc họ chuối (Musaceae).

Cây có thân giả cao tới 3 - 4m; lá có phiến dài, mặt dưới có thể tía; cuống xanh có sọc đỏ. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), màu đỏ thẫm, xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm, số nải ít hơn 10, mo quấn lên. Hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng ở ngọn (khác với các loài chuối trồng có hoa mọc thõng xuống), có loại màu đỏ thẫm (còn gọi là chuối rừng hoa đỏ - Musa paracoccinea A.Z. Liu. & D.Z. Li), xen lẫn với những quả chuối màu vàng rộm. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 - 5mm.

Trái chuối hột rừng

Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.

Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.

Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Trị trẻ em táo bón: lấy 1 - 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 - 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.

Trị hắc lào: trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.
[size=undefined]

[Image: caychuoihot.jpg?crop=true&width=620]


[/size]

Hạt chuối hột

Chuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt được, hạt được sao khô thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày.

Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.

Vỏ quả chuối hột

Trị đau bụng kinh niên: vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 - 3 lần trong ngày với nước ấm.

Trị đau bụng, tiêu chảy: vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 - 8g, hãm nước sôi uống.

Trị kiết lỵ: vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống.

Hoa chuối hột

Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt...

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.

Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.

Hoa chuối là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt, vì vậy nên ăn hoa chuối để thêm chất xơ cho ruột, chống táo bón ở người cao tuổi.

Đặc biệt người ta thấy rằng hoa chuối hầu như không có sâu bao giờ, vì vậy có thể dùng thay thế các chất xơ của các loại rau khác mà do lợi ích kinh tế người ta dùng quá nhiều hóa chất để trồng.

Lá chuối hột

Trị băng huyết, nôn ra máu: lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống.

Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống.

Thân chuối hột

Trị đau nhức răng: thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối.

Cầm máu vết thương: dùng lõi thân cây chuối rừng đập dập, đắp vào vết thương.

Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 - 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng.

Chuối rừng làm rau sống là những cây chưa trổ buồng, dưới một năm tuổi. Người ta tước bỏ lớp vỏ bên ngoài màu tím, lấy phần xơ lưới màu trắng và vỏ lụa bên trong. Bẹ chuối sau khi tước vỏ bó lại và thái ra sợi nhỏ như thuốc rê.

Đồng bào địa phương khi đi rừng khát nước thường chặt cây chuối rừng, lấy thân tước bỏ lớp vỏ, dùng lõi ăn sống hoặc ép lấy nước uống cho mát. Người đi rừng thành thạo luôn tìm tới đóng trại ở những thung lũng có cây chuối rừng, đó là nơi có nguồn nước tinh khiết và nhiều nhất trong mùa hè.

Củ chuối hột

Trị cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng: củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống.

Trị ho ra máu: củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Trị kiết lỵ ra máu: củ chuối hột phối hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống.

Trị tim hồi hộp, hay mơ, đêm về trằn trọc khó ngủ: củ chuối hột 20g, nấu chung với 1 quả tim heo (200 - 300g), uống nước, ăn tim.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2).

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10 - 12g để làm thuốc an thai.

Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.

Thân và củ chuối đem um với cá lóc, lươn đồng là món ăn - bài thuốc có tác dụng bồi bổ khá tốt. Lươn hoặc cá lóc cung cấp protein và các chất bổ, củ chuối kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác muốn ăn, dễ hấp thu.

Rượu chuối hột rừng

Một trong những “sản phẩm” được ưa chuộng của chuối hột rừng lại chính là rượu chuối hột rừng đang được các nhà sản xuất quan tâm chế biến và quảng bá rộng rãi.

Rượu chuối hột: 1kg chuối hột rừng ngâm khoảng 2 - 2,5 lít rượu ngon 40 - 45 độ, rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…

Tuy nhiên, để cho rượu chuối ngon và hấp dẫn, cần chế biến mới đạt yêu cầu.

Cách ngâm rượu chuối hột ngon:

Chuối phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặng bu vào và bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.

Rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ).

Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp, 100 (3 tháng 10 ngày) ngày sau là uống được, để càng lâu càng tốt.

Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn.

Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận: liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà (10 - 20ml).

Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

Theo Lương y Hoàng Duy Tân/ SK&ĐS
Be Vegan, make peace.
Reply
#54
Râu ngô - tiên dược giá rẻ cho mọi gia đình
Thứ sáu, 04/05/2018 09:44



Râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.
Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.


[Image: nguyhiemkholuongkhiuongnuocraungongayheH...&width=620]

Râu ngô - tiên dược rẻ tiền cho mọi gia đình.



Có thể nói râu ngô chính là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống oxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào.

Nhiều người thuờng đi mua những loại thuốc phối hợp các loại vitamin chống oxy hoá khá đắt tiền để làm thuốc bổ nâng cao thể trạng, tăng cuờng sinh lực, chống lão hoá.

Nhưng có một loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại mà lại rẻ tiền. Ðó chính là râu ngô.

Chữa sỏi đường tiết niệu

Bạn hãy hãm hoặc sắc nước râu ngô uống hàng ngày, có thể dùng nước ngay sau khi luộc bắp ngô để uống cũng phát huy tác dụng. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo… để tăng cường hiệu quả tác dụng.

Chữa bệnh xuất huyết

Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen… để tăng thêm công dụng.

Cách sử dụng này dùng để trị các chứng: chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi…. rất hiệu quả.

Trị bệnh cao huyết áp

Lấy râu ngô sắc nước uống hàng ngày, tốt nhất nên phối hợp thêm với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng bệnh cao huyết áp dần thuyên giảm và tiến tới ổn định.

Các công dụng hữu hiệu khác

- Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.

- Uống nước râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.

- Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.

- Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận.

- Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim.

* Ðối với trường hợp đã bị bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu thì có thể làm thuốc điều trị từ râu ngô như sau:

+ Cho 10gr râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.

+ Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10gr râu ngô cho vào 300 ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.

Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20 - 60 ml trước các bữa ăn 3 - 4 giờ.

Trong thực tế, ở nông thôn, vào vụ thu hoạch ngô có rất nhiều râu ngô bị bỏ đi. Việc sử dụng nước luộc ngô cũng tận dụng được một ít râu ngô có trong các bắp ngô luộc. Nhiều người thường thu mua râu ngô, phơi khô để dùng dần. Cách đơn giản là làm nuớc sắc hay nước hãm râu ngô như đã giới thiệu ở trên.

Theo Bs. Hương Thủy/ Phunutoda


Râu ngô khô tốt cho người bệnh sỏi thận

 Caythuoc.Org  6 Nămtrước  8 Bình Luận

[Image: rau-ngo.jpg]
Râu ngô là một vị thuốc thường dùng trong y học cổ truyền để tăng bài tiết nước tiểu, rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh về thận như sỏi thận, viêm cầu thận, viêm bàng quang...
Râu ngô là thực phẩm dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Mục lục  hiện 
Tác dụng điều trị bệnh của râu ngô :
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, có công dụng lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt,… dùng làm trà uống hàng ngày rất tốt. Không những thế, râu ngô còn có rất tốt cho những bệnh sau:


  1. Bệnh sỏi thận
  2. Bệnh sỏi mật
  3. Bệnh huyết áp cao
  4. Bệnh tiểu đường
[size=undefined][size=undefined]
Đối tượng sử dụng :[/size]
[/size]


  1. Người mắc bệnh sỏi thận
  2. Người bệnh sỏi mật
  3. Người bí tiểu, tiểu dắt
  4. Người huyết áp cao
  5. Người bệnh tiểu đường dùng nước râu ngô sẽ có tác dụng hạ đường huyết rất tốt.
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng:[/size]
[/size]

  • Mỗi ngày dùng: 40g hãm nước uống hàng ngày (Giúp mát gan, giả độc, ổn định đường huyết)
  • Dùng điều trị sỏi thận, sỏi mật: Râu ngô 30g, rễ cổ tranh 20g, mã đề 20g, kim tiền thảo 15g sắc nước uống hàng ngày.
Be Vegan, make peace.
Reply
#55
[Image: btn-desktop2.png]
Thuốc hay từ cây mận Bắc
Thứ năm, 17/05/2018 09:40



Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc. Cây nhỡ, cành nhẵn có màu nâu, đỏ, bóng. Lá hình mũi mác, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông.

Hoa màu trắng thường nhóm ba cái một. Quả nhẵn khi chín có màu sắc thay đổi thường tím (hay gọi màu mận chín) hoặc màu vàng lục. Mận là loại hoa quả rất thông dụng. Các bộ phận cây mận đều được dùng làm thuốc.

Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycine, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C...
[size=undefined]

[Image: kythuatchamsocmanbac.jpg?crop=true&width=620]


[/size]

Theo Đông y, quả mận vị ngọt, chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận.

Tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải tà độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Trị các chứng hư lao, nóng trong xương (cốt chưng, chiều nhiệt), chữa tiểu đường (tiêu khát), bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sách cổ của Trung Quốc(Điền Nam bản thảo, Tuyển châu bản thảo) đều ghi. Quả mận dùng ăn trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Người tỳ vị hư yếu không nên dùng

Hạt mận tên thuốc lý tử nhân, hay lý hạch nhân, chứa các chất amygdalin, vị ngọt, đắng, tính bình, quy vào kinh can. Công năng hoạt huyết, tán ứ, nhuận tràng thông tiện. Dùng trong các trường hợp vấp, ngã bầm tím, sưng đau, các chứng ho đàm, thủy khí ủng trệ, đại tiện bí táo.

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống 8 - 12g, hoặc dùng ngoài đem nghiền thành bột rắc hoặc đắp lên vết thương.

Trường hợp mặt bị sạm đen dùng bột nhân hạt mận nghiền mịn trộn với lòng trắng trứng đắp ngày 1 - 2 lần trong 5 - 7 ngày.

Người tỳ vị yếu, đi ngoài lỏng, thận hư, di tinh, phụ nữ có thai không nên dùng.

Lá mận tên thuốc lý thụ diệp có vị ngọt, chua, tính bình, có công dụng trị các chứng sốt cao, kinh giật ở trẻ, làm giảm ho, điều trị các vết thương. Có thể sắc uống liều dùng 8 - 12g lá khô. Dùng ngoài nấu lấy nước, bỏ bã tắm cho trẻ hoặc giã lấy nước cốt lá mận tươi thấm vào chỗ sưng đau.

Nhựa mận tên thuốc gọi là lý thụ giao thường dùng nhựa khô ở thân cây mận, chủ trị mắt có màng, tác dụng giảm đau, tiêu sưng, thúc sởi mọc. Liều dùng 8 - 16g sắc uống.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: monantetdoanngo31496036414835.jpg?crop=true&width=620]


[/size]
[/size]

Rễ mận tên thuốc lý căn thường thu hái vào tháng 9 - 10 hàng năm. Rễ mận tính mát, hơi lạnh, vị đắng, sáp. Tác dụng thanh nhiệt giải độc dùng trong các chứng tiểu buốt, tiểu dắt do thấp nhiệt, các trường hợp đi lỵ ra máu, bệnh tiêu khát. Trẻ em sốt nóng, mụn nhọt, đan độc. Dùng trong sắc uống ngày 8 - 12g. Dùng ngoài sao tồn tính, nghiền thành bột, đắp hoặc rắc lên vết đau.

Vỏ rễ mận thường gọi lý căn bì. Dùng vỏ trắng rễ cây mận. Vị đắng, mặn, tính lạnh, quy kinh can. Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt do phong mộc, chữa tiểu đường, tâm phiền, làm hạ khí trong chứng bôn đồn khí ngược lên, các trường hợp khí hư, đau răng, lở loét...

Liều dùng 8 - 12g, sắc uống. Có thể sắc đặc ngậm rồi nuốt hoặc lấy nước thấm đắp bên ngoài nơi tổn thương (sang lở).

Theo DS. Nguyễn Thị Hồng/ SK&ĐS
Be Vegan, make peace.
Reply
#56

[Image: btn-desktop2.png]

Thuốc từ hoa vườn nhà
Thứ ba, 10/04/2018 16:33



Một khu vườn nho nhỏ nơi thôn quê có nhiều những loài cây dân dã, quen thuộc. Từ bao đời nay, những loài cây ấy không chỉ cho hoa thơm, quả ngọt mà còn cho nhân dân ta nhiều vị thuốc quý.

[Image: AnhminhhoaHuonghoacau1024x688.png?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: Tuần báo Văn nghệ TP.HCM


Hoa cau: cau (Areca catechu), còn gọi là tân lang hay binh lang, là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae).

Nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… Trong hoa cau còn có vitamin A, vitamin C và có nhiều chất xơ.

- Trị ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn.

- Trị ho, làm tốt dạ dày, bổ tỳ: lấy 4 lạng hoa cau, 2,5 lạng sườn, muối đủ dùng. Hoa cau cắt đoạn nhỏ, bỏ cuống, ngâm rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: thuoctuhoa1hoachuoi.jpg?crop=true&width=620]

[/size]
[/size]

Hoa chuối: chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa. Họ Chuối (Musaceae) là một họ thực vật một lá mầm bao gồm các loài chuối và chuối lá.

Chữa sa tử cung: lấy hoa chuối tiêu (nhặt những hoa đã rụng xuống đất) sao tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh thứ bột đó, dùng nước sôi để chiêu thuốc. Cũng có thể dùng 60g củ chuối tươi sắc uống làm nhiều lần mỗi ngày.

Chữa đau tim, hồi hộp, mất ngủ: hoa chuối 30g, tim lợn 1 quả. Hoa chuối rửa sạch, thái nhỏ; tim lợn rửa sạch bổ tư; hai thứ cho vào nồi đun trong 30 phút, sau đó bỏ bã hoa chuối, ăn tim lợn và uống nước. Công dụng: bình can giáng nghịch, ích khí an thần, trấn tĩnh.

Lợi sữa: hoa chuối hầm chân giò: móng giò:1 cái (500g); hoa chuối: 1 cái; hành khô, tỏi, me; hành, ngò rí, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào, bột canh, mắm, muối, mẻ.

Móng giò làm sạch, ướp hạt nêm, dầu hào, hạt tiêu. Hoa chuối bóc lớp vỏ già bên ngoài, thái mỏng theo khoanh tròn ngâm nước có vắt thêm ít chanh để hoa chuối không bị thâm hoặc ngâm hoa chuối vào nước muối pha lẫn với mẻ, cách này làm hoa chuối vừa trắng lại vừa mềm hơn khi ăn, vớt ra rửa lại với nước. Phi thơm hành và tỏi, cho móng giò vào xào qua cùng chút nước mắm, sau đó đổ lượng nước vừa ăn vào, đun sôi. Khi nước sôi thì cho me vào rồi hạ bớt lửa. Ninh móng giò cho đến khi móng giò gần nhừ thì vớt me ra dằm nát, lọc bỏ bã lấy nước me. Cho nước lọc me trở lại nồi rồi cho tiếp hoa chuối vào. Đun tiếp cho đến khi hoa chuối chín mềm thì rắc hành ngò thái nhỏ vào.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: hoa-buoi-3.jpg?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: CAND


[/size]
[/size]

Hoa bưởi: cây bưởi có tên khoa học Citrus grandis (L.) Osbeck, thuộc họ cam (Rutaceae).

Trị ho, tiêu đờm: hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch cho vào nồi đun khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước. Cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

Tiêu thực: hoa bưởi12g, chưng với trà uống tiêu thực (thức ăn ứ đọng), nấc, khí trệ, hay rên rỉ và ngáp vặt.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: 2138088.jpg?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: PNSK


[/size]
[/size]

Hoa đu đủ: đu đủ còn có tên phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học: Carica papaya L. Họ Đu đủ papayaceae.

Viêm phế quản cấp: dùng hoa đu đủ đực phơi khô 20g, hấp với đường phèn 50g, ăn lúc còn ấm.

Chữa ho do viêm họng: hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.

Chữa ho kèm theo mất tiếng: hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20ml nước, thêm ít mật ong hoặc đường kính trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Ho gà: hoa đu đủ đực 20g (sao vàng), vỏ quýt lâu năm 20g, vỏ rễ dâu 20g (tẩm mật sao lên), củ bách bộ 12g (phơi khô), phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần. Trẻ em 1 - 5 tuổi mỗi lần uống 1 - 4g; trẻ 6 - 10 tuổi mỗi lần uống 5 - 8g. Hoặc hoa đu đủ đực, nghệ vàng mỗi thứ 15; trần bì 20g (tẩm nước gừng sao lên), vỏ rễ dâu (tẩm mật rồi sao), vỏ cây khế (sao vàng), chua me đất hoa vàng, cam thảo đất, lá chanh non mỗi thứ 30g; rau má, lá lốt mỗi thứ 40g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng trong 5 - 7 ngày.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: cachlambongbixaotom2.jpg?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: PasGo


[/size]
[/size]

Hoa bí đỏ: bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học làCucurbita pepo, họ Bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất.

Các nhà khoa học đã ghi nhận bông bí đỏ có rất nhiều điểm có lợi, đó là: ít chất béo bão hòa, không chứa cholesterol, ít sodium (Na), nhiều calcium (Ca), sắt (Fe), magnesium (Mg), potassium (K), phosphor (P), nhiều vitamin như niacin, riboflavin, thiamin, vitamin A. Chỉ có một điểm không tốt là có đường (bông bí có vị ngọt), nhưng đây cũng là đường từ rau quả nên cũng dễ hấp thu và không có hại, màu vàng của bông bí được chứng minh là do beta-caroten, là chất chống oxy hóa tế bào (antioxidant).

Bông bí cũng chứa các hợp chất polyphenol (flavonoid) có tác dụng phòng bệnh tim mạch, huyết áp. Phòng bệnh loãng xương nhờ chứa nhiều khoáng tố như Ca, Mg. Bảo vệ và tăng cường thị lực, chống bệnh thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

Trong 100g bông bí đỏ có chứa một nửa số lượng vitamin C và khoảng 40% vitamin cần thiết mỗi ngày, 5% mức tiêu thụ Fe, K, Ca và Mg, nhiều vitamin nhóm B và folat, đây là những chất rất tốt cho phụ nữ đang mang thai và giúp cho thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt.

Đông y xem bông bí là loại dược liệu có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, nhuận tràng...

Hoa bí thanh nhiệt nhuận tràng nhưng hơi chát nên có tính thu sáp nhẹ. Thu sáp nên cầm mồ hôi, cố tinh.

Trợ dương: nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc, hến) có khả năng cường dương, ăn với hoa bí để cố tinh, chống hoạt tinh. Cuốn nhuyễn thể vào trong hoa bí rồi xào nấu sẽ có một món ăn ngon lại tăng khả năng tình dục.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: congsungcuahoakhe.jpg?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: nuathegioi.com


[/size]
[/size]

Hoa khế: thường sử dụng cây khế chua làm thuốc. Khế chua tên khoa học Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me đất (Oxalidaceae).

Trị ho trẻ em: hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g.

Tất cả cho vào bát sứ, cho một ít nước lọc, đun cách thủy, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh.

Hằng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống bằng cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho trẻ uống thuốc, bế trẻ sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn.

Viêm phế quản cấp tính: dùng hoa khế tươi 30g, gừng (sao) 10g, nấu với 200ml nước sôi 5 phút, để uống lúc còn ấm.

Chứng nóng lạnh bất thường: 25g hoa khế tươi, sắc với nước uống ngày 2 lần.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: kathalflower.jpg?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: Nongnghiep


[/size]
[/size]

Hoa mít: mít có tên khoa học là Artocarpus integrifolia Linn, thuộc họ dâu tằm (Moraceae).

Tăng tiết sữa: dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: 59353159421e8f287d6ab.jpg?crop=true&width=620]

Ảnh nguồn: Flickr


[/size]
[/size]

Hoa mắc cỡ: tên khoa học Mimosa pudica L. Họ trinh nữ Mimosaeae. Các tên thường gọi: hoa trinh nữ, u thảo, hàm ưu mộc, thẹn mộc thảo, hoa xấu hổ.

Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, đau nhức khớp gối, đau bụng đột xuất (không do sung huyết): dùng 150g rễ, cây và hoa, phơi 2 nắng, thái khúc 2 - 3cm, nấu trong 800ml nước còn 200ml. Chia làm 4 phần (50ml/phần), uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Phụ nữ bị chứng bạch đái bốc mùi tanh, khó dứt, chỉ cần dùng lá và hoa mắc cỡ sắc thuốc uống trong 7 thang sẽ khỏi.

Theo BS.CKII. Huỳnh Tấn Vũ/ ĐS&SK
Be Vegan, make peace.
Reply
#57
Nếp cẩm - siêu thực phẩm phòng bệnh ung thư
Thứ bảy, 07/04/2018 16:24



Theo kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ), chất chống oxi hóa màu đen trong nếp cẩm giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư.
Nếp cẩm có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn gọi là nếp than (ở nước ta, nếp than có tới hai loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen.

Nghiên cứu mới đây cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng huyết áp. Cơm rượu nếp cẩm được làm từ loại gạo nếp cẩm lên men. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.

Tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả hai nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.


[Image: nepcamphongchongungthu.JPG?crop=true&width=620]



Những nghiên cứu khác cũng cho rằng gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.

Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt... Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm, gần đây ở Hà Nội còn có món sữa chua nếp cẩm ăn cũng thú vị và tuyệt vời.

Dưới đây, xin giới thiệu cách chế biến món rượu nếp:

* Rượu nếp than (nếp cẩm):

Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau:

Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt. Để trong 15 - 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng... là uống được.

Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.

Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.

* Rượu nếp cẩm:

Người ta hay nói rượu cẩm hạ thổ bách nhật là rượu nếp làm bằng nếp than chôn dưới đất 100 ngày. Xôi nấu bằng nếp than, khi làm rượu xong cho màu rượu rất giống màu lá cẩm nấu ra. Còn chôn dưới đất là một hình thức ủ cất truyền thống, đơn giản những loại rượu ngắn ngày của vài quốc gia Á đông. Hình thức này tương tự ở châu Âu, người ta ủ rượu trong những hầm sâu (cave) dưới đất.

Theo BS. Hoàng Xuân Đại/ SK&ĐS
Be Vegan, make peace.
Reply
#58

[Image: btn-desktop2.png]

Dưa muối: Lợi, hại thế nào?
Thứ sáu, 30/03/2018 15:30



Dưa muối ngoài chức năng thực phẩm dùng ẩm thực ngon miệng, nhiều nghiên cứu cho thấy những lợi ích sức khỏe của dưa muối tốt cho tiêu hóa, có thể giúp giảm cân với nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh và có thể chống lại một số loại ung thư.

Tuy nhiên, những nghiên cứu khác lại đề cập ở khía cạnh bất lợi cho sức khỏe, do chứa hàm lượng muối (natri) cao ảnh hưởng không tốt cho tim mạch và có nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày.



[size=undefined]
Mặt lợi cho sức khỏe của các món dưa muối
[/size]



Ngâm muối là cách thức đã được sử dụng hàng ngàn năm để bảo quản thực phẩm ngoài mùa sinh trưởng. Hầu hết các công thức nấu ăn có dùng muối, giấm và gia vị. Trong các nước của châu Á, dầu cũng được sử dụng. Trong khi dưa chuột ngâm trong muối có thể là loại thực phẩm phổ biến nhất ngâm muối ở Bắc Mỹ, trên thế giới, tất cả các loại trái cây và rau quả và thậm chí cả các loại thịt cũng có thể ngâm muối.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: DuaCaiMuoi1.jpg?crop=true&width=620]


[/size]
[/size]

Cung cấp các chế phẩm sinh học probiotic

Ngâm muối là một hình thức của quá trình lên men. Khi các loại rau và trái cây lên men, vi khuẩn lành mạnh sẽ phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm cũng như một số đường tự nhiên. Đây là lý do tại sao một số người không dung nạp lactose có thể ăn sữa chua. Những vi khuẩn lành mạnh giúp giữ cho thực phẩm lên men an toàn và ít có khả năng bị hư hỏng, đồng thời cũng có thể giúp tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột khi ăn. Ăn dưa chua trong một bữa ăn có thể tăng cường các hàm lượng probiotic có lợi cho sức khỏe. Dưa muối cung cấp nhiều loại vi sinh vật có ích cho hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch cho cơ thể.

Cung cấp các chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả giúp chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là những chất có hại cho sức khỏe được hình thành tự nhiên trong cơ thể và có thể dẫn đến tổn thương tế bào cùng các vấn đề như bệnh tim và ung thư. Trong khi nấu ăn, bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể làm phá vỡ một số các chất dinh dưỡng do nhạy cảm với nhiệt, nhưng bảo quản rau quả với hình thức muối dưa giúp duy trì tính chất chống oxy hoá.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: maxresdefault2.jpg?crop=true&width=620]


[/size]
[/size]

Cung cấp khoáng chất và vitamin thiết yếu

Ăn dưa chua tươi không chỉ ngon mà còn cung cấp các loại vitamin thiết yếu như vitamin C, A, K, folate và các khoáng chất như sắt, canxi và kali. Vitamin và khoáng chất là những vi chất quan trọng mà bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, giúp xây dựng khả năng miễn dịch, tăng cường xương, bảo vệ thị lực, chữa thiếu máu và các chức năng khác của cơ thể.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ dưa chua có giấm giúp cải thiện nồng độ hemoglobin ở bệnh nhân đái tháo đường, từ đó giúp việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Các axit axetic có mặt trong giấm đã được ghi nhận là chịu trách nhiệm cho hiện tượng này. Tuy nhiên, phải cẩn thận để tránh việc tiêu thụ dưa chua muối nhiều vì muối dư thừa làm tăng huyết áp.

Giúp giảm cân

Chất xơ từ các loại muối dưa làm no lâu hơn, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và giúp điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên.

Chống lại ung thư lách

Nghiên cứu gần đây cho thấy dưa chua của Nhật Bản lợi ích cho sức khỏe và khả năng chống lại một số loại ung thư. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy chế phẩm sinh học trong dưa chua truyền thống của Nhật Bản đã được tìm thấy để chống lại tế bào ung thư lá lách ở chuột. Phát hiện này có thể dẫn đến điều trị ung thư lá lách của con người trong tương lai.



[size=undefined][size=undefined]
Mặt bất lợi cho sức khỏe của các món dưa muối
[/size]
[/size]


[size=undefined][size=undefined]

[Image: cacyeutonguycovatrieuchungbandaucuabenhu...&width=620]

Ăn nhiều dưa muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.


[/size]
[/size]

Nguy cơ ung thư dạ dày?

Nghiên cứu cho thấy các thực phẩm ngâm cực kỳ mặn có thể đặt bạn vào nguy cơ ung thư dạ dày. Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản, khi thực phẩm ngâm muối được dùng rất phổ biến trong ẩm thực hàng ngày, quan sát cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn đáng kể. Gần đây, một nhóm các bác sĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ xem xét chế độ ăn của bệnh nhân bị ung thư dạ dày và phát hiện ra rằng: bệnh nhân ung thư dạ dày ăn ít hơn đáng kể bánh mì, ngũ cốc, sữa và nước cam ép, nhưng họ ăn dưa chua nhiều hơn so với những người không bị ung thư. Cần nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ mối liên quan này.

Làm tăng huyết áp

Bảo quản bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đòi hỏi việc bổ sung thêm muối và muối chiếm khoảng 5% của hầu hết các công thức muối dưa. Lượng muối nhiều có thể làm tăng huyết áp. Muối và natri là nhân vật phản diện khi nói đến sống chung với bệnh tăng huyết áp và bệnh tim. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ cho thấy những người có tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp cần hạn chế lượng natri hàng ngày của họ và chỉ cần 1.500mg/ngày.

Gây kích ứng dạ dày

Ăn với lượng nhiều dưa muối trong một lần dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.

Ăn dưa muối thế nào để có lợi cho sức khỏe?

1. Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.

2. Nếu có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nên hạn chế ăn dưa muối vì chúng chứa hàm lượng muối cao có thể làm tăng thêm huyết áp.

3. Trước khi ăn nên rửa nhiều lần, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối.

4. Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn, nhất là các bữa ăn ngày Tết.

5. Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ, dùng muỗng đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.

6. Tự muối dưa các loại rau và quả của riêng nhà bạn, có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, bảo vệ các sản phẩm an toàn trong tủ lạnh cũng như giữ nguyên hương vị muối dưa cho các món ăn ngày Tết.

Tóm lại, cơ bản muối dưa vẫn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là khi ăn điều độ và thực hiện các công đoạn giảm mặn và chua trước khi ăn, ngày Tết không có các món dưa muối thì thiếu đi món ẩm thực thú vị.

BS. Hải Châu

Theo SK&ĐS/ healthline.com, organicfacts.net
Be Vegan, make peace.
Reply
#59
Những “siêu thực phẩm” của tương lai
Thứ hai, 19/03/2018 18:14



Khi một loại thực vật được xác định là “siêu thực phẩm”, tất nhiên người ta sẽ tìm mọi cách để đưa nó vào sản xuất hàng loạt để cung cấp cho thị trường.
Lời dẫn: “Siêu thực phẩm” (tiếng Anh: superfood) là những thực phẩm có nguồn gốc thực vật với hàm lượng chất dinh dưỡng rất lớn trong một khẩu phần rất nhỏ. Do đó, những loại siêu thực phẩm này cũng mang lại cực kỳ nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Một số loại siêu thực phẩm được sử dụng rộng rãi hiện nay gồm cỏ lúa mì (hay cỏ Mạch), trái bơ, hạt kỷ tử, quả việt quất, bông cải xanh, khoai lang, cải kale, dừa và nước dừa, hạt lanh, sữa tươi nguyên kem và cá hồi.




Kỳ 1: 
Xương rồng – từ hoang dại đến siêu thực phẩm của tương lai



Khi một loại thực vật được xác định là “siêu thực phẩm”, tất nhiên người ta sẽ tìm mọi cách để đưa nó vào sản xuất hàng loạt để cung cấp cho thị trường. Ngay cả hạt kỷ tử, xưa nay vốn mọc hoang khắp các vùng ôn đới thì nay cũng được đem vào vườn, trồng theo vụ và thu hoạch hàng loạt. Bây giờ, thay vì phải uống bổ sung các loại vitamin tổng hợp từ chất vô cơ, con người chỉ cần uống trà táo đỏ và hạt kỷ tử mỗi ngày để duy trì sức khoẻ. Không chỉ tốt, các loại thực phẩm siêu dinh dưỡng đương nhiên là ngon hơn những viên vitamin tổng hợp, và tất nhiên cũng dễ hấp thu hơn.

Thế nhưng, với những biến đổi khí hậu và hiện tượng nhà kính xảy ra trong khoảng vài thập niên gần đây, các nhà khoa học thực phẩm dự đoán rằng chẳng mấy chốc nữa, các loại “siêu thực phẩm” cao cấp kể trên sẽ bị một loại “siêu siêu thực phẩm” mới soán ngôi. Có thể tin được hay không - đó chính là xương rồng!

“Vàng xanh”, “cây của tương lai”, “cây chịu hạn của toàn thế giới” – đây chỉ là một vài thuật ngữ được sử dụng để mô tả loài xương rồng có tai (khác với xương rồng phát triển thân trụ). Mặc dù chỉ là một loài cây hết sức khiêm tốn, chỉ mọc hoang dại nhưng chúng có thể cứu đói cho cả thế giới – một khi những biến đổi khí hậu trở nên không kiểm soát được (theo nhận định của United Nations Food và Tổ chức Nông nghiệp thế giới).
[size=undefined]

[Image: xuong-rong-3.jpg?crop=true&width=620]

Xương rồng lê gai - loài xương rồng có hoa, kết trái, hình dáng trái từa tựa như quả lê.




[Image: xuong-rong-2.jpg?crop=true&width=620]

Xương rồng tai thỏ - ít gai, lá múp máp, được trồng nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.


[/size]

Loại xương rồng có tai này được tán dương lên tận mây xanh như thế hoàn toàn có lý do – và đều là những lý do hết sức vĩ mô.

Thứ nhất: đây là loại xương rồng cực kỳ dễ sống. Chỉ cần một mẩu thân, lá, tai, hay thậm chí phần thân gai của xương rồng chạm đất, nó sẽ từ từ mọc rễ và tái tạo nên một thế hệ xương rồng mới - đơn giản, lặng lẽ nhưng quyết liệt lan đầy trên mặt đất. Không chỉ vậy, xương rồng còn có thể sống trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, trên hoang mạc khô cằn, trên các vùng lãnh nguyên băng giá, nơi mà hiếm có hoặc không một loài cây cỏ nào có thể sinh tồn.

Thứ nhì, loài xương rồng có tai này rất ít nhu cầu tưới tắm. Chỉ cần khu vực sinh sống của chúng có lượng mưa định kỳ tối thiểu thì quả thật xương rồng chẳng cần đến sự tồn tại của con người. Nòi giống xương rồng vốn đã có đặc tính kỳ lạ, chúng trữ nước trong cơ thể, trong thân, trong bẹ lá “tai” của chúng. Đến nỗi, theo các số liệu thống kê cho thấy, 95% khối lượng của xương rồng có tai là nước. Xương rồng – cũng như các loại thực vật chịu hạn khác - còn có một cơ chế quang hợp đặc biệt gọi là CAM (crassulacean acid metabolism) giúp đóng kín các khí khổng vào ban ngày để không bị mất nước, chỉ mở ra vào ban đêm để hấp thu CO2. Chính vì thế, loài xương rồng có tai này có thể ung dung phát triển trong môi trường khô hạn.

Với những biến đổi khí hậu đang diễn ra trên diện rộng, đất nông nghiệp đang dần bị hoang hoá/ sa mạc hóa ngày càng nhiều, các giống cây lương thực bình thường lẫn những loại siêu thực phẩm khác đều khó có thể phát triển nổi. Các nhà khoa học thực phẩm nhanh nhạy đã tiên đoán rằng, những lá xương rồng múp máp đầy gai này sẽ là nguồn thực phẩm cứu đói cho cả người và gia súc trong một tương lai không xa.

Giá trị dinh dưỡng của siêu thực phẩm xương rồng

Một cup (1 cup = 240ml) nước ép xương rồng có chứa 61 calo, ít hơn 1 gram protein, ít hơn 1 gram chất béo và hơn 14 gram carbohydrate. Đồng thời, trong một cup thịt xương rồng cũng có đến 5,4 gam chất xơ và là loại thực phẩm lành mạnh cho sức khoẻ.
[size=undefined]

[Image: xuong-rong-1.jpg?crop=true&width=620]

Nước ép quả xương rồng.


[/size]

Không những thế, mỗi một cup xương rồng có chứa 20,9 miligram vitamin C - loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Vitamin C giúp sản xuất collagen, chất đạm giúp giữ cho da, dây chằng, sụn và mạch máu khỏe mạnh. Vitamin C cũng rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và giữ xương chắc khỏe.

Do chứa hàm lượng vitamin C, xương rồng cũng được xem là thực phẩm chống oxy hoá hữu hiệu. Cây xương rồng còn chứa nhiều chất flavonoid với 8 loại khác nhau. Nó cũng giúp cải thiện tình trạng chống oxy hóa tổng thể ở người lớn khỏe mạnh, bồi dưỡng cho nhan sắc lẫn hình thể.

Xương rồng đã là thực phẩm quen thuộc trong nhiều nền văn hoá

Xương rồng có thể là nguồn thực phẩm mới trong văn hoá thành thị nhưng thật sự, chúng đã được sử dụng trên khắp trái đất từ rất lâu.

Lâu đời và được biết đến nhiều nhất là xương rồng gai lê tại Mexico (thậm chí loài xương rồng này còn xuất hiện trên cả quốc kỳ của quốc gia này). Những tai xương rồng dày dặn múp míp thường được người Mexico sử dụng để chế biến thành đủ các món ăn phổ biến, từ trộn salad, làm nhân bán taco, xào như rau cải cho đến làm nước ép quả xương rồng và có cả mứt xương rồng nữa. Quả xương rồng gai lê thoạt nhìn giống trái thanh long ruột đỏ, có hương vị tươi mát và nhiều nước như dưa hấu – do đó chúng có thể được dùng để ăn tươi.

Từ Mexico bản địa, những con thuyền của người Tây Ban Nha đã mang xương rồng này về châu Âu – và loài xương rồng tai thỏ lẫn xương rồng gai lê bắt đầu tràn lan ra khắp lục địa già này, từ Hà Lan ngập trong nước biển đến các lãnh nguyên của Nga đều có bóng dáng của chúng. Người châu Âu vốn khá cổ hủ, thoạt tiên không cho rằng cây xương rồng gai góc kỳ quặc có thể tính là một loại thực phẩm. Tuy nhiên, quả của xương rồng gai lê lại có thể pha chế thành một thức uống vừa ngon vừa bổ dưỡng, có thể chinh phục được cả những người lớn tuổi khó tính nhất lẫn những cô cậu bé hay đòi hỏi nhất. Từ đó, rất nhiều quốc gia ở miền Nam châu Âu đã bắt đầu cho trồng và thu hoạch xương rồng để dùng trong công nghiệp thực phẩm.

Trong khi đó, các quốc gia nằm trong vùng khô hạn ở châu Phi như Ethiopia hoặc Madagasca lại dùng xương rồng như một nguồn lương thực chính yếu cho cả người và gia súc. Tất tần tật những loại xương rồng ăn được đều được chế biến thành thực phẩm, thậm chí còn áp dụng trong cả lĩnh vực y tế nữa. Họ chỉ làm mộ cách đơn giản là cắt đôi tai xương rồng và áp lên mặt vết thương, dịch xương rồng có khả năng kháng khuẩn và hình thành một lớp màng bảo vệ tự nhiên cho vùng da bị thương tổn.

Còn ở Việt Nam, người dân ở một số nơi ở miền Trung cũng đã sử dụng và chế biến xương rồng như một loại thực phẩm có thể thay thế rau. Đặc biệt ở tỉnh Quảng Nam, xương rồng tai thỏ được trồng và sử dụng rộng rãi hơn các tỉnh thành khác. Từ loại nguyên liệu hoang dại, đầy gai góc tưởng như “bỏ đi” này, người dân đã chế biến thành đủ các món lạ mắt, lạ miệng và bổ dưỡng, từ làm nộm, nấu canh, xào cho đến các món chè xương rồng ngọt mát, giải nhiệt cho những ngày hè oi ả.

Nhiều đầu bếp Chiếc Thìa Vàng cũng sử dụng loại nguyên liệu dân dã này trong các món ăn dự thi của mình:
[size=undefined]

[Image: 2623307115947036005657703758313680670438...&width=620]

Món Lươn cuộn lá lốt xốt trái xương rồng của đầu bếp Hoàng Anh Tuấn Vũ - đội Công ty TNHH Tâm Tâm - tại vòng sơ kết khu vực TP.HCM năm 2016.




[Image: Mon-An-Doi-722.jpg?crop=true&width=620]

Món Nem sen bồ câu túi vàng - Cuộn gỏi xương rồng tôm sú Tam Giang của đầu bếp Phan Thị Hạnh Nhân - đội Khách sạn Century Huế - tại vòng bán kết phía Bắc năm 2016.




[Image: Mon-An-Doi-725.jpg?crop=true&width=620]

Một món ăn khác trong thực đơn của đội Khách sạn Century Huế tại vòng bán kết phía Bắc năm 2016: Món Phi lê cá mú nấu xương rồng ăn kèm cơm sen.




[Image: Mon-An-Doi-762.jpg?crop=true&width=620]

Món Salad xương rồng - Cồi sò điệp Nhật kèm bong bóng cá và càng cua chiên xốt hạt bí đỏ của đầu bếp Đinh Duy Bình - đội Khách sạn Crowne Plaza Đà Nẵng - tại vòng bán kết phía Bắc năm 2016.


[/size]

Không chỉ là một siêu thực phẩm với nguồn dưỡng chất vô giá, xương rồng còn được xem như là nguồn thực phẩm mới của cả trái đất trong tương lai không xa vì khả năng sinh tồn tuyệt vời của nó.

Chiếc Thìa Vàng
Be Vegan, make peace.
Reply
#60

[Image: btn-desktop2.png]

Vị thuốc trong chiếc bánh chưng
Thứ tư, 28/02/2018 16:39



Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng, không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.

Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian, rất gần gũi với cuộc sống đời thường.

Lá dong

Vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu, làm se. Chữa say rượu: lá dong tươi 100g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được. Chữa ngộ độc: đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày làm 2 - 3 lần. Chữa vết thương: lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay. Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
[size=undefined]

[Image: vithuoctrongchiecbanhchung2.jpg?crop=true&width=620]

Các thành phần trong chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc dân gian.


[/size]

Gạo nếp

Gạo nếp (ngạch mễ): có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị.

Để chữa nôn mửa không dứt, Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng gạo nếp 20g sao vàng, gừng tươi 3 lát, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Cũng với công dụng trên, kinh nghiệm dân gian lại dùng gạo nếp 12g phối hợp với mạch môn 12g, đảng sâm 12g, bán hạ chế 6g, cam thảo 4g, nấu nước uống. Nước gạo rang được dùng chống tiêu chảy.

Cháo gạo nếp nấu suông gọi là cháo hoa có tác dụng “mát ruột”,dùng cho những trường hợp “nặng bụng”, nếu nấu nhừ với móng giò lợn là món ăn - vị thuốc cổ điển và phổ biến làm tăng tiết sữa.

Đỗ xanh (lục đậu)

Phần ăn được của hạt chứa protein 22-23,4%, lipid 1 - 2,4%, carbohydrat 53 - 60%, các acid amin, các vitamin A, B1, B2, PP, B6 và nguyên tố vi lượng. Dược liệu có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng.

Người xưa đã biết phòng chống các bệnh viêm nhiệt về mùa hè bằng cách nấu nước uống với 3 loại đỗ xanh, đỗ đen và đỗ đỏ (lượng bằng nhau). Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hằng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai. Đỗ xanh tán thật nhỏ, trộn với giấm đắp chữa sưng tấy, phát nóng, đau nhức.

Để giải độc, lấy đỗ xanh cả vỏ, 2 phần; cam thảo 1 phần, sắc lấy nước uống. Vỏ hạt đỗ xanh (lục đậu bì hay lục đậu xác), y học cổ truyền dùng vỏ hạt đỗ xanh phối hợp với sinh địa, huyền sâm, thạch cao, huyền minh phấn, cam thảo, mỗi vị 10g, phơi khô, nghiền nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa sốt cao, mê man, co giật.

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ hạt đỗ xanh phơi khô, nhồi vào túi vải để gối đầu tạo cảm giác mát dễ chịu, chống nhức đầu, nhất là về mùa nóng ẩm.
[size=undefined][size=undefined]

[Image: f83vithuoctrongchiecbanhchung.jpg?crop=true&width=620]

Bánh chưng


[/size]
[/size]

Giá đỗ xanh

Là một loại rau ăn đặc biệt dưới dạng màu rất giàu protid, glucid, các loại vitamin nhất là vitamin E rất cần thiết cho những người hiếm con và phụ nữ bị sảy thai. Dạng dùng phổ biến là ăn giá sống. Khi bị ho có đờm, khô cổ, khản tiếng, lấy giá sống trộn với ít nước, ép lấy nước ngậm làm nhiều lần trong ngày. Để chữa ngộ độc thức ăn và kim loại, bí tiểu, say rượu, uống nước ép giá sống pha thêm đường.

Ngoài ra, thịt lợn và các gia vị làm thơm như hạt tiêu, thảo quả cũng là những vị thuốc dân gian quen thuộc.

Theo DS. Đỗ Huy Bích/ SK&ĐS
Be Vegan, make peace.
Reply