Đông y dược thảo
RỄ CỎ TRANH LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA RỄ CỎ TRANH ?
Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như là “kẻ thù của nhà nông”. Và lợi ích của nó không dừng lại ở một cốc nước sâm giải nhiệt... Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thêm về tác dụng của vị thuốc này nhé!

NHẬN BIẾT RỄ CỎ TRANH ?
Cỏ tranh còn được gọi là  mao căn là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là  mao căn.
Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại acid citric, malic, tartatric,… Tác dụng của rễ cây cỏ tranh giúp thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.
 

[Image: c%E1%BB%8F%20tranh(1).jpg]
Tác dụng của rễ cây cỏ tranh giúp thanh nhiệt.

TÁC DỤNG CỦA RỄ CỎ TRANH ?
Tính chất theo tài liệu cổ: rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ và vị. Có một số tác dụng chính như sau:
[Image: check(2).png] Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện
[Image: check(2).png] Tác dụng thông tiểu và tẩy độc cơ thể
[Image: check(2).png] Tác dụng điều trị sốt nóng
[Image: check(2).png] Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận
[Image: check(2).png] Tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu
[Image: check(2).png] Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về phổi
 
[Image: ban-biet-gi-ve-cong-dung-cua-re-co-tranh(1).jpg]
Rễ cây cỏ tranh mát gan, lợi tiểu


RỄ CỎ TRANH LÀ GÌ ? TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA RỄ CỎ TRANH ?

Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như là “kẻ thù của nhà nông”. Và lợi ích của nó không dừng lại ở một cốc nước sâm giải nhiệt... Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thêm về tác dụng của vị thuốc này nhé!

NHẬN BIẾT RỄ CỎ TRANH ?

Cỏ tranh còn được gọi là  mao căn là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là  mao căn.

Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại acid citric, malic, tartatric,… Tác dụng của rễ cây cỏ tranh giúp thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.
 

Tác dụng của rễ cây cỏ tranh giúp thanh nhiệt.

TÁC DỤNG CỦA RỄ CỎ TRANH ?

Tính chất theo tài liệu cổ: rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn. Vào ba kinh tâm, tỳ và vị. Có một số tác dụng chính như sau:

 Tác dụng tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện

 Tác dụng thông tiểu và tẩy độc cơ thể

 Tác dụng điều trị sốt nóng

 Tác dụng điều trị bệnh sỏi thận

 Tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu

 Tác dụng tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về phổi

 

Rễ cây cỏ tranh mát gan, lợi tiểu

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

 Người tiểu tiện khó khăn, bí tiểu, phiền khát (háo nước)

 Người bệnh mắc chứng tiểu ra máu, thổ huyết, máu cam.

 Bệnh nhân mắc sỏi thận

 Bệnh nhân viêm đường tiết niệu

 Các trường hợp bị sốt nóng

 Bệnh nhân mắc ho hen, cò cử

BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ RỄ CỎ TRANH

Tổng hợp một số tác dụng của vị thuốc này :

 Bài thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

 Râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, rễ cỏ tranh 30g, hoa cúc 5g sắc nước uống trong ngày. Tác dụng: Giúp thông tiểu, giải độc, rất tốt cho bệnh nhân mắc sỏi thận, người bí tiểu, đái rắt, ăn đồ ăn nóng. Đây cũng là bài thuốc nam tốt cho bệnh nhân sỏi thận.

 Chảy máu cam

Dùng 36g bạch mao căn, 18g chi tử sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Nếu dùng sinh mao căn thì cần dùng 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn, kéo dài 7-10 ngày.

 Bài thuốc “Như thần thang” điều trị ho hen, cò cử

Sinh mao căn (rễ cỏ tranh tươi) 100g sắc uống trong ngày.

 Bài thuốc điều trị chứng đái ra máu

Bạch mao căn 30g, khương thán 15g, thêm mật ong 2 muỗng cà phê, sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong thời gian 1 tháng là khỏi dứt.

*** Quý khách muốn mua hàng hoặc cần tư vấn về triêu chứng bệnh vui lòng liên hệ với Thảo Dược Gia Phát để được chuyên viên tư vấn MIỄN PHÍ.

==> Hotline tư vấn 24/7:  0909 039 346 (Ms Anh) -  0866 557 346 (Ms Hạnh
Be Vegan, make peace.
Reply
[Image: GNZWGWQVLVbanner.jpg]








Mua rễ cỏ tranh ở đâu tại Hà Nội uy tín chất lượng nhất ???





Giá
110,000VNĐ



Mã SP
BRCTHN
Be Vegan, make peace.
Reply
Ống hút từ cỏ sậy
 Tháng Một 13, 2020 QR Code
[color=var(--plyr-audio-control-color,#4a5464)]Pause
[color=var(--plyr-tooltip-color,#4a5464)]00:00

Mute[/color]

Nữ miền BắcNam miền BắcNữ miền Bắc 2Nam miền Bắc 2
[/color]
KIÊN GIANG- Anh Huỳnh Văn No (27 tuổi) tận dụng những cây sậy trong rừng U Minh làm ống hút thân thiện với môi trường, giúp nông dân có thêm thu nhập.
[Image: Ong-hut-say-1-1578817051_680x0.jpg]
Sậy là loài cây quen thuộc với người dân vùng Tây Nam Bộ. Từ tháng 4//2019, chàng trai Huỳnh Văn No (ở huyện Gò Quao, Kiên Giang) nảy ra ý tưởng tận dụng những thân sậy để làm ống hút.
Nguồn nguyên liệu được anh thu mua từ người dân tại vùng đệm của rừng U Minh Thượng. Vùng đệm này có diện tích hơn 13.000 ha, trong đó phần lớn là những bãi cỏ sậy mọc tự nhiên.
[Image: Ong-hut-say-2-1578817056_680x0.jpg]
Anh Huỳnh Văn Tư (anh trai của No) thu gom những cây sậy bằng thuyền để chuyển tới xưởng làm ống hút, cách đó khoảng 20 km.
[Image: Ong-hut-say-3-1578817061_680x0.jpg]
Anh Huỳnh Văn No chọn lọc những cây sậy đạt tiêu chuẩn để làm ống hút, cụ thể là cây phải độ già, thẳng và không quá nhiều mắt (đốt).
“Từ nhỏ, cây sậy đã gắn bó với tuổi thơ, là được các anh chị cho uống nước dừa bằng những cây cỏ ngoài đồng. Lớn lên, được chu du qua một số nước khiến tôi nghĩ tại sao không thử tận dụng cây sậy để làm ống hút, vừa thân thiện với môi trường, vừa tạo công việc cho bà con”, chàng trai từng là hướng dẫn viên du lịch nói về ý tưởng.
[Image: ong-hut-co-say-1578817737_680x0.jpg]
Thân sậy sau khi được phơi ráo nước, sẽ được người thợ cắt thành từng khúc 15-21 cm hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Vì đây là công việc còn khá mới mẻ với người địa phương và các loại máy móc đều chưa có trên thị trường nên anh No phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút.
[Image: TINH0119-1578817871_680x0.jpg]
Việc vệ sinh và thông các đốt sậy là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. Công việc này thường đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn của người làm.
[Image: Ong-hut-say-5-1578817067_680x0.jpg]
Những ống hút sậy sau đó tiếp tục được phơi khô ngoài trời trong vòng hai ngày, cho đến khi độ khô đạt khoảng 70%.
Vào những ngày cận Tết, nông dân tất bật hoàn thiện những công đoạn cuối cùng cho ra lò sản phẩm để kịp giao cho khách. Những đơn đặt hàng trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài đã được hoàn thành.
[Image: Ong-hut-say-6-1578817073_680x0.jpg]
Anh No kiểm tra các ống hút được sấy khô lần cuối, trước khi đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.
[Image: Ong-hut-say-7a-1578817433_680x0.jpg]
Anh cùng các nhân công đóng gói sản phẩm. Hiện xưởng của anh đang tạo công ăn việc làm cho 12-15 nhân công địa phương với mức thu nhập 150.000-170.000 đồng một ngày một người.
[Image: Ong-hut-say-8-1578817078_680x0.jpg]
Giá của mỗi ống hút dao động 1.000-1.200 đồng. Theo anh No, đây là loại ống hút sử dụng cho một lần và có hạn sử dụng 6 tháng trong điều kiện bảo quản khô ráo.
“Hiện xưởng của tôi đã bán khoảng 500.000 ống hút cỏ sậy cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Đài Loan, Singapore và sắp tới là Đức. Tôi hy vọng sẽ nhân rộng mô hình này để ống hút nhựa sẽ dần được thay thế”, chàng trai quê Kiên Giang nói.

Thanh Thu – Tính Nguyễn

Nguồn VnExpress


 

 
Be Vegan, make peace.
Reply
[/url]
[Image: Schwielowsee-Schilfrohrguertel-01-800x600.jpg]
[size=undefined]
Sậy mọc trên đất ẩm. Thông thường nó có thể được đáp ứng ngoài khơi của các vùng nước. Đất ngập nước và đất cát ướt cũng hấp dẫn cho loại cây này.
Phần dưới của thân cây, theo quy luật, nằm trong nước trung bình 35 cm. Tuy nhiên, cây sậy cho cảm giác tuyệt vời và với điều kiện thân cây được ngâm trong nước trong 1 mét.


Thu gom và thu hoạch nguyên liệu

Lá và thân của cây sậy miền Nam được thu hoạch cho mục đích làm thuốc từ tháng 5 đến tháng 6, trong khi chúng còn non và chứa đầy số lượng lớn nhất các tính chất hữu ích.
[/size]
[Image: 3693109-800x534.jpg]
[size=undefined]
Sấy khô nguyên liệu được thực hiện trong phòng thông gió. Các bộ phận của cây được đặt trong một lớp mỏng và định kỳ lật lại.
Đối với mục đích y tế, rễ của cây cũng được sử dụng.
Thu hoạch thân rễ:[/size]

  1. Với một cái cào hoặc thiết bị phù hợp khác, rễ được lấy ra khỏi mặt nước.
  2. Cắt các phần của rễ bên ngoài đất, cũng như rễ nhỏ.
  3. Các nguyên liệu được rửa bằng nước.
  4. Làm khô trong vài giờ.
  5. Sấy khô trong lò nướng và các thiết bị nhiệt khác ở nhiệt độ 55 ° C.
[size=undefined]
Gáo mía khô đúng cách khi vỡ và có mùi thơm dễ chịu.[/size]

Quote:Thời hạn sử dụng của rễ khô là 3 năm. Thân và lá có thể được lưu trữ trong 1 năm.
[size=undefined]


Trong những lĩnh vực được áp dụng
Sậy đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người.
[/size]

[Image: Opera-Snimok_2019-01-25_223010_koffkindo...00x543.png]
[size=undefined]
Ứng dụng Sậy:[/size]
  • Trong y học dân gian. Cây mía non, chưa bước vào giai đoạn ra hoa, có chứa vitamin C, cellulose, chất xơ, carotene và các thành phần hữu ích khác. Trực tiếp trong lá có nhiều vitamin, dễ bay hơi và carotene.
  • Đối với mục đích thực phẩm. Rễ khô có thể được sử dụng trong sản xuất bánh mì. Mía cũng có thể là một thay thế cà phê. Những chồi non chưa quay lại được ăn cả sống. Ngoài ra, chúng còn được ngâm và luộc, thêm vào súp, khoai tây nghiền và dấm.
  • Trong hoạt động kinh tế. Mía được sử dụng để sản xuất các sản phẩm giấy, giỏ đan và chiếu từ nó. Được nén theo một cách đặc biệt, nó được sử dụng trong xây dựng.
  • Làm nhạc cụ. Từ thời xa xưa, nhà máy đã được sử dụng trong sản xuất sáo và sáo.
  • Thức ăn chăn nuôi. Sậy có năng suất ủ cao.
[size=undefined]
Sậy miền Nam được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.[/size]

Quote:Nhà máy có một số lượng lớn các tính chất và phẩm chất hữu ích, cho phép bạn sử dụng nó không chỉ cho các mục đích y tế, mà còn cho các nhu cầu khác nhau trong gia đình.
[size=undefined]
Giá trị của lau sậy trong tự nhiên


Sậy giường đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên.
[/size]

[Image: d9a0e4b2a6ccd7beb4ed8d6b4bf6b1f7-800x534.jpg]
[size=undefined]
Cây nhanh chóng hấp thụ độ ẩm từ đất. Không đưa nước trở lại mặt đất, góp phần làm khô nó. Cây sậy phát triển quá mức có thể thoát một đầm lầy hoặc ao nhỏ theo thời gian.
Sậy cũng tích cực tham gia vào việc hình thành các mỏ than bùn.
Nhà máy phục vụ như thức ăn cho một số lượng lớn động vật, bao gồm nai sừng tấm, nutria và xạ hương.


Làm thế nào để đối phó với một cây thuộc họ ngũ cốc
Mặc dù số lượng lớn các tài sản hữu ích và sử dụng rộng rãi cho mục đích gia đình, sậy là một loại cỏ độc hại và sâu bệnh cho các đồn điền nông nghiệp.
[url=https://womanexpertus.com/wp-content/uploads/2019/01/landscape-tree-grass-branch-plant-lawn-leaf-flower-reed-food-green-crop-botany-agriculture-seeds-reeds-rush-grass-family-woody-plant-land-plant-arecales-494479.jpg][/size]

[Image: landscape-tree-grass-branch-plant-lawn-l...00x534.jpg]
[size=undefined]
Nó được phổ biến rộng rãi trên các vùng đất trải qua tưới tiêu đáng kể. Đặc biệt có liên quan là cuộc chiến chống cỏ dại này khi trồng lúa và bông. Nhưng ngay cả trong điều kiện của các ngôi nhà mùa hè, sậy phía nam có thể gây ra nhiều rắc rối cho nông dân.
Cây nhanh chóng và dễ dàng nhân lên. Các bộ phận nhỏ của rễ mọc dễ dàng, mang lại sự sống cho cây mới.
Kiểm soát sậy thành công với các biện pháp sau:[/size]

  1. Lắp đặt hệ thống thoát nước trong đất, góp phần thoát nước của các khu vực ẩm quá mức và ngăn chặn sự sinh sản của cây trồng.
  2. Cùng với hệ thống thoát nước, nên áp dụng việc chấm dứt tưới tiêu và thoát nước của các chân trời phía trên của đất.
  3. Sử dụng thuốc diệt cỏ. Loại thuốc duy nhất có thể giúp đỡ là roundup.Ảnh hưởng của nó ảnh hưởng xấu đến bất kỳ cây trồng. Các chất xâm nhập vào tán lá và tiêu diệt rễ cây. Hiệu quả của thuốc trở nên đáng chú ý vào ngày 8-10 sau khi sử dụng.
  4. Nới lỏng sâu của đất. Hoạt động này có thể được thực hiện 3-4 năm một lần. Độ sâu của canh tác nên lên đến 30 cm.
[size=undefined]
Cũng như việc ngăn chặn và ngăn chặn sự phân bố của lau sậy trên đất nông nghiệp, luân canh được sử dụng để canh tác. Ví dụ, lúa được thay thế bằng các loại cây trồng không cần tưới nước thường xuyên.
Sậy được phân phối gần như toàn cầu. Không ít phổ biến là sử dụng nó trong nền kinh tế quốc gia. Các chế phẩm thuốc làm từ mía có đặc tính chống viêm, hạ sốt, lợi tiểu và hoành. Đồng thời, cây là một loại cỏ dại nguy hiểm, không dễ để thoát khỏi.[/size]




Be Vegan, make peace.
Reply
  • MỚI NHẤT





6 lợi ích làm đẹp bất ngờ từ củ khoai tây không phải ai cũng biết
KHUÊ LĂNG 1 ngày trước


ĐỌC BÀI - 4:49



Khoai tây không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong các căn bếp mà còn có rất nhiều lợi ích với sức khỏe, làm đẹp.

Khi nhắc đến các loại rau củ có tác dụng làm đẹp, chúng ta thường nghĩ ngay đến cà rốt, dưa chuột hay rau lá xanh mà quên mất khoai tây. Thực chất, loại củ này giúp ích rất nhiều trong công cuộc theo đuổi cái đẹp của chị em. Nổi bật là 6 lợi ích sau đây:
1. Dưỡng ẩm, trắng da, chống lão hóa
Khoai tây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, E. Những chất này có khả năng cấp ẩm, giữ nước cho da. Vitamin C trong khoai tây cũng rất hữu ích trong làm trắng, làm đều màu da.
Để cấp ẩm, bạn hãy lấy củ khoai hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn chung với 1 thìa cà phê dầu dừa và đắp lên da trong 20 phút. Đều đặn thực hiện 3 lần mỗi tuần sẽ giúp mang đến cho bạn một làn da mềm mại, mịn màng, bớt bong tróc, nứt nẻ.
[Image: 16620448669111010207636-1662080945001-16...151196.jpg]


Còn với làm trắng da, bạn có thể đắp mặt nạ khoai tây tươi hoặc khoai tây nghiền nguyên chất. Nên kết hợp cùng sữa tươi, sữa chua không đường hay mật ong để đẩy nhanh hiệu quả.
Khoai tây cũng chống lão hóa da rất tốt nhờ hàm lượng vitamin A, C và E dồi dào. Khiến da luôn khỏe, căng bóng, giảm nếp nhăn và trẻ trung lâu hơn. Cách làm là trộn 2 thìa nước ép khoai tây và 2 thìa sữa tươi không đường, rồi thoa đều lên mặt. Thư giãn trong 20 phút rồi làm sạch. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 - 3 lần.
2. Trị mụn trứng cá, giảm thâm mụn, nám, tàn nhang
Khi dùng như thực phẩm, khoai tây có tác dụng làm mát gan, thải độc, chống viêm và kích thích tái tạo da, đẩy lùi mụn trứng cá từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi và đắp ngoài để sát trùng, làm sạch da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn từ bên ngoài.
[Image: 16620448709161939172816-1662044983897552...315609.jpg]
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)



Dùng khoai tây thường xuyên còn có thể đánh bay thâm sạm, nám, vết thâm do mụn để lại và ngăn ngừa chúng tái phát hiệu quả. Nó cũng giúp xóa mờ nếp nhăn bằng cách kích thích sản sinh collagen cải thiện độ đàn hồi và kết cấu da.
Để thực hiện, hãy ép củ khoai tây lấy nước. Sau đó trộn nước ép khoai tây với 1/2 hũ sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp lên mặt, nhất là những vùng da có nếp nhăn như trán, đuôi mắt hay hai bên khóe miệng. Để yên mặt nạ trong 20 phút kết hợp mát xa theo chuyển động tròn để đưa các dưỡng chất thấm sâu vào bên trong và phát huy được hiệu quả tốt nhất.
3. Phục hồi da cháy nắng
Làn da bị cháy nắng thường có biểu hiện ửng đỏ, căng rát, thậm chí là bị phồng rộp. Khoai tây sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ cảm giác khó chịu này. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy 1 củ khoai tây tươi thái mỏng hoặc ướp lạnh cả củ rồi mới thái lát. Sau đó làm sạch vùng da cháy nắng và đắp lên 20 phút, ngày đắp 2 lần.
[Image: 16620448714371848721185-1662080951927-16...246847.jpg]

Các chất trong khoai tây sẽ nhanh chóng cấp ẩm làm dịu da. Đồng thời còn bổ sung các vitamin và khoáng chất để đẩy nhanh tốc độ tái tạo của da. Từ đó làm, đều màu da, phục hồi làn da sau cháy nắng rất nhanh.
4. Làm đẹp cho tóc
Nước ép khoai tây rất hữu dụng trong làm đẹp tóc. Đặc biệt là cải thiện tình trạng rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn, dày hơn và khiến tóc khỏe, bóng hơn.
[Image: 16620448719681255908283-1662080955705-16...274202.jpg]
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)
Với tóc gãy rụng hoặc muốn tóc mọc nhanh hơn, hãy trộn 3 muỗng nước ép khoai tây tươi với lòng trắng trứng và mật ong. Sau đó thoa hỗn hợp lên da đầu, trùm kín trong 2 giờ rồi rửa sạch với dầu gội đầu và nước ấm. Làm điều này 2 lần mỗi tuần hoặc cho đến khi tóc bắt đầu phát triển trở lại.

Còn với mái tóc khô, xỉn màu và dễ gãy, hãy khắc phục bằng cách trộn nước ép khoai tây tươi với nha đam rồi bôi lên tóc. Để yên hoặc trùm kín khoảng 20 phút - 1 giờ tùy tình trạng tóc rồi rửa sạch với dầu gội và nước ấm.
5. Giảm bọng mắt và quầng thâm mắt

Ngủ không đủ giấc hoặc ăn thừa muối dễ khiến cho bọng mắt của bạn sưng phù mất thẩm mỹ. Lúc này hãy cắt vài lát khoai tây và cho vào ngăn đông tủ lạnh 5 phút rồi lấy ra đắp lên mắt. Củ khoai tây sẽ giúp tiêu thũng, giảm sưng bọng mắt nhanh chóng.
[Image: 1662044871940813688301-1662080959439-166...337363.jpg]
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)
Còn nếu đôi mắt bị thâm quầng, có bọng mỡ hoặc xuất hiện nếp nhăn li ti, thì khoai tây chính là "vị cứu tinh" của bạn. Những dưỡng chất trong khoai tây sẽ ức chế hình thành sắc tố melanin, phục hồi tế bào tổn thương, kích thích tái tạo tế bào mới, giúp vùng da mỏng manh xung quanh mắt trở nên trắng sáng, hết bọng mỡ và căng mịn hơn.
Trị thâm quầng mắt bằng khoai tây rất đơn giản, buổi tối trước khi đi ngủ bạn lấy 2 lát khoai tây mỏng đã ướp lạnh đắp lên vùng mắt. Giữ yên khoảng 15 - 20 phút thì gỡ xuống.
6. Giảm cân hiệu quả
Khoai tây chỉ có 0,1% chất béo, đây là hàm lượng chất béo thấp nhất so với bất kỳ loại thực phẩm làm thỏa mãn cơn đói nào. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong khoai tây chứa ít calo nên có thể giúp bạn giảm cân nếu tuân thủ đúng quy tắc.
[Image: 16620448714661265108352-1662045058980187...917979.jpg]
Ảnh minh họa (Nguồn: Pinterest)
Đặc biệt, khoai tây có chứa hợp chất ức chế proteinase 2, giúp bạn giảm cảm giác đói bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa. Hay nói cách khác, nó khiến bạn nhanh no nhưng lại no lâu hơn nên lượng thức ăn giảm đi và tránh ăn vặt.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1662012784854-16620127849831205747025.jpg]
    4 loại thực phẩm tốt cho người có lượng đường trong máu cao
  • [Image: photo1661996427732-16619964383871206986658.jpeg]
    Bác sĩ cảnh báo loại thực phẩm hại thận bậc nhất xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, ăn khoai tây mỗi ngày có thể làm giảm lượng chất béo, để cơ thể chuyển hóa dần mỡ thừa, thanh lọc cơ thể. Tuy nhiên, hãy ưu tiên các món ít dầu mỡ như nướng, luộc, hấp thay vì xào, nấu canh… để đạt hiệu quả giảm cân tối đa nhé![/size]
[/size]

Nguồn và ảnh: Meishichina, Eat This, Sohu
Be Vegan, make peace.
Reply
Quả thị chỉ nên ngửi chứ không nên ăn vì lý do đáng sợ này
THANH HUYỀN 11 ngày trước


ĐỌC BÀI - 3:03



Quả thị gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người với câu "bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Dù đó chỉ là trong truyện cổ tích nhưng quan niệm thị chỉ để ngửi cũng có liên quan ít nhiều đến khoa học, Đông y và sức khỏe con người.

Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi.
Trong một nghiên cứu gần đây, khi so sánh 19 loại trái cây trong đó có nhiều loại trái có mặt ở Việt Nam thì tác giả nhận thấy hàm lượng flavonoid tương đối cao.
Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như: chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa.
[Image: photo-1-166161896432854550083.jpg]


VỀ TRANG CHỦ
  • MỚI NHẤT















Quả thị chỉ nên ngửi chứ không nên ăn vì lý do đáng sợ này
THANH HUYỀN 11 ngày trước


ĐỌC BÀI - 3:03



Quả thị gắn liền với ký ức tuổi thơ của nhiều người với câu "bà để bà ngửi chứ bà không ăn". Dù đó chỉ là trong truyện cổ tích nhưng quan niệm thị chỉ để ngửi cũng có liên quan ít nhiều đến khoa học, Đông y và sức khỏe con người.

Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi.
Trong một nghiên cứu gần đây, khi so sánh 19 loại trái cây trong đó có nhiều loại trái có mặt ở Việt Nam thì tác giả nhận thấy hàm lượng flavonoid tương đối cao.
Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như: chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa.
[Image: photo-1-166161896432854550083.jpg]


Nghiên cứu cũng cho thấy quả thị có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, bổ sung vitamin C và đường. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác cho thấy quả thị có tác dụng bổ máu, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng sốt rét.
Vì sao quả thị để ngửi
Ngay lập tức có thể trả lời vì nó thơm. Mùi thơm của quả thị rất nồng nhưng dễ chịu, đặc biệt đem lại cảm giác thư thái cho những người thành phố chuyên nhốt mình trong không gian kín.
[Image: photo-1-16616190468771021788642-16616190...920399.jpg]


[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Tác dụng của quả thị với sức khỏe
Trong đông y, ngoài quả thị thì một số bộ phận khác của cây thị đều có thể bào chế thành các vị thuốc chữa bệnh khác nhau như sốt, ngộ độc, nôn mửa…
Theo đó, phần vỏ quả thị mọi người thường hay vứt bỏ khi ăn chứa lượng tinh dầu thơm nhiều nhất, chính lượng tinh dầu này có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc và dùng ngoài da để chữa bệnh giời leo, rắn cắn.
Với những ai bị giời leo có thể lấy vỏ thị khô, đốt thành than rồi tán mịn, sau đó bôi lên vùng tổn thương. Chữa rắn cắn bằng cách phơi khô vỏ thị, đốt thành than, tán nhuyễn rồi cho thêm chút dầu mè hoặc mỡ lợn, sau đó đắp lên vết cắn.
Vỏ quả thị còn giúp trị vết nám má hiệu quả bằng cách, dùng quả thị sấy khô mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một quả, ăn thường xuyên có thể hỗ trợ loại bỏ các vết nám trên má.
[Image: photo-1-16616191110301231512516.jpg]

Đối với thịt quả thị, theo kinh nghiệm dân gian thịt quả thị có tác dụng xổ giun, nhất là giun kim và nên ăn vào lúc đói buổi sáng với lượng vừa phải. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quả thị còn có tác dụng giúp an thần, điều trị mất ngủ.
Ngoài quả thị, các bộ phận như lá, rễ cây thị cũng có tác dụng chữa bệnh như táo bón, sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa, mẩn ngứa lở loét, viêm tinh hoàn…


Mặc dù cũng có những lợi ích nhất định khi ăn, nhưng lý do sau đây khiến bạn không nên ăn thị.
Lý do không nên ăn quả thị
Quả thị cũng giống như quả hồng, có chứa chất tanin nếu ăn lúc đói gây cồn cào ruột, ăn nhiều sẽ dễ vón cục trong đường tiêu hóa và dẫn đến tắc ruột.
[Image: photo-1-16616191511421776144965-16616191...736754.jpg]

Thực tế đã có những trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột do ăn nhiều những loại quả có chất tanin như quả hồng, quả thị.
  • "Đệ nhất mỹ nhân TVB" Lê Tư U50 vẫn xinh đẹp như gái 18, bí quyết chính là loại thực phẩm bán đầy chợ này
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý khi ăn: Khi sử dụng quả thị để ăn chỉ nên ăn quả đã chín kỹ nhưng không dập nát, thối rữa. Khi ăn cũng chỉ nên ăn thưởng thức, không sử dụng nhiều, không ăn lúc đói. Vì tanin có trong quả thị sẽ làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột… Khi ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non.
Cách ăn thị đúng: Xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút.

[/size]
[/size]
Reply
Loại rau cực giàu collagen mà người Việt đang bỏ phí, vừa làm đẹp da lại trị bệnh tim mạch, thần kinh tốt
ĐẬU ĐẬU 12 ngày trước


ĐỌC BÀI - 5:50



Thứ rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu. Nhưng để tiêu thụ chúng an toàn, bạn nên chú ý những điều sau.

Loại rau cực giàu collagen mà người Việt đang bỏ phí!
Trong vườn nhà, có một loại rau thường mọc li ti thành từng đám, vùng càng ẩm càng sinh sôi nảy nở ầm ầm đó chính là rau má. Nhiều người tưởng đó là cỏ dại nên chưa biết tận dụng, thực tế loại rau này đang được bán với giá gấp 2-3 lần bó rau bình thường. Thành phần dinh dưỡng của chúng cũng vô cùng đặc biệt.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, các thành phần của rau má (tính theo %) như sau: Nước 88,2; Protein 3,2; Glucid 1,8; Cellulose 4,5; Khoáng toàn phần 2,3. Trong 100g rau má còn cung cấp 21 calo.
[Image: photo-1-1661561641265384450229.jpeg]


Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy trong dịch chiết của rau má có khả năng kích hoạt quá trình phân chia tế bào và kích thích sự tổng hợp collagen của mô liên kết. Có tác dụng làm lành vết thương, giúp da căng bóng. Đó cũng là lý do vì sao rau má là nguyên liệu của biết bao sản phẩm chăm sóc da, có tác dụng giảm lão hóa, khiến da trắng hồng.
Bên cạnh đó, rau má còn chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật (phytonutrients) quý hiếm. Bên cạnh việc dùng làm món ăn, thức uống mát lành thì rau má còn được tận dụng như một loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ tiêu nhiệt, giải cảm, trị bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Rau má chế biến theo cách này sẽ vừa ngon, vừa chữa được bệnh
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu. Từ rau má, chúng ta có thể sử dụng để điều chế thành nhiều món ăn, bài thuốc sau đây.
1. Nước giải khát bổ dưỡng, nước sinh tố
Cách làm: Dùng rau má sạch, xay lấy nước cốt hòa nước dừa xiêm, uống hỗn hợp này sẽ thấy tác dụng.
2. Giải nhiệt, trị nóng sốt, kinh phong, lở ngứa, mụn nhọt
Cách làm: Giã rau má lấy nước uống và xoa, đắp ngoài.
[Image: photo-1-16615616442531267505259.jpeg]

3. Chữa bụng xốn xáo, nóng ruột, nhiệt uất sinh nóng rét qua lại, đau bụng dưới, chán ăn
Cách làm: Dùng 1 nắm rau má, đem đi sắc uống.
4. Chữa cảm sốt, khát nước, nhức đầu, da nóng, kén ăn, nổi mẩn ngứa
Cách làm: Chuẩn bị 1 nắm rau má, 1 nắm rau sam, 30g sắn dây. Đem đi giã, cho thêm nước sôi, chắt lấy nước uống hoặc sắc uống.
5. Giải ngộ độc (nấm độc, thạch tín…)
Cách làm: Giã nát 250g rau má và 250g rau muống, hòa nước sôi, chắt lấy nước uống.
6. Chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, niệu huyết…
Cách làm: Lấy 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, 15g trắc bá diệp đi sao cháy, sắc làm thuốc uống.



7. Trị ho, tiểu buốt, tiểu rắt
Cách làm: Lấy nắm rau má tươi. Đem đi giã lấy dịch tươi uống hoặc sắc uống.
[Image: photo-2-16615616447181656215940.jpeg]

8. Trị khí hư bạch đới, đau bụng kinh
Cách làm: Lấy rau má khô, tán bột, uống 2 thìa cà phê vào mỗi buổi sáng.
9. Làm thuốc lợi sữa
Cách làm: Ăn Rau má tươi, hoặc luộc ăn và uống nước.
10. Làm kem, trị vết thương lâu lành
Cách làm: Dùng rau má chế dạng kem để bôi ngoài.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng rau má để làm thực phẩm hay chữa bệnh
Thưa lương y Bùi Đắc Sáng, rau má được sử dụng rộng rãi trong đời sống, nhưng chúng có an toàn để sử dụng với số lượng lớn không?
Lương y Bùi Đắc Sáng: Rau má không hoàn toàn lành tính. Nếu dùng quá lạm dụng, có thể gây ra những tác hại khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc dùng quá nhiều rau má sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, bởi nó khiến lượng cholesterol cũng tăng, dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng không nên ăn nhiều rau má.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc uống lạm dụng nước rau má để giải nhiệt, có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Vì vậy không nên sử dụng quá nhiều.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên tránh ăn rau má bởi các chất trong loại rau này có thể dẫn đến khả năng sảy thai cho chị em, vô cùng nguy hiểm.
Mặc dù rau má có công dụng làm đẹp nhất định với phụ nữ. Tuy nhiên, nếu chị em sử dụng lâu ngày loại rau này, sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Do vậy với chị em đang mong muốn có con thì nên hạn chế sử dụng nước rau má.

[Image: photo-3-16615616449111248324825.png]
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội)
Vậy mỗi ngày chúng ta có thể dùng liều lượng rau má như thế nào?
Lương y Bùi Đắc Sáng: Đến nay, chưa có một nghiên cứu nào nói chính xác về số lượng rau má sử dụng có thể gây bệnh, tuy nhiên rõ ràng cái gì quá nhiều cũng không tốt. Mỗi ngày, một người khỏe mạnh có thể dùng một cốc rau má, tương đương khoảng 40g. Lưu ý không nên sử dụng liên tục quá một tháng. Nếu muốn dùng tiếp thì nên nghỉ nửa tháng rồi có thể dùng đợt tới.
Có thông tin cho rằng, rau má có tính giải độc mạnh, nếu uống nước rau má mỗi ngày sẽ giúp thải độc tố, giúp tiêu diệt virus, bao gồm cả điều trị COVID-19 và phòng ngừa biến chứng đông máu do COVID-19 gây ra, điều này có đáng tin không thưa ông?
Lương y Bùi Đắc Sáng: Rau má là một vị thuốc nam. Vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu. Trong Đông y, rau má thường mang tính chất giải nhiệt, chứ còn dùng mỗi rau má để chữa được COVID-19 hay làm giảm nguy cơ đông máu thì rất khó. COVID-19 là căn bệnh thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, đôi khi mỗi bệnh nhân lại có một kiểu tiến triển bệnh khác. Hơn nữa, các bài thuốc trong Đông y đều cần sự kết hợp chính xác của nhiều vị thuốc. Do đó nếu dùng rau má để chữa COVID-19 thì không có căn cứ.
[Image: photo-4-1661561644749410654476.jpeg]

TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1661503185130-1661503185435111569451.png]
    Ngủ dậy uống 5 loại nước này bạn sẽ giảm cân nhanh chóng, "rút bớt" mỡ thừa mà không cần nhịn ăn
  • [Image: photo1661499096920-1661499097029694656711.jpg]
    4 nguyên tắc vàng giúp bạn ăn tối không lo tăng cân
[size=undefined]
Cần lưu ý thêm rằng rau má cũng là một thực phẩm chức năng, thực phẩm thuốc, nên khi sử dụng cần có định mức, liều lượng. Rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên uống quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Người bị bệnh nên tiêu thụ rau má dưới lời khuyên của chuyên gia.
Ngoài ra, uống nước rau má tươi có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc nếu như không được vệ sinh cẩn thận, hoặc rau má có chứa thuốc bảo vệ thực vật, mọi người cũng nên lưu ý điều này.
Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ!


[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Điểm mặt những thực phẩm ''rẻ mà bổ'' vừa chống ung thư, vừa lọc sạch gan phổi, chợ Việt luôn bán sẵn
THANH HUYỀN (TỔNG HỢP) 2 ngày trước


ĐỌC BÀI - 5:21



Chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Một số thực phẩm sau đây có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cơ thể, làm sạch gan, phổi và chống lại ung thư.

Tỏi
Tỏi rất tốt cho việc làm sạch gan thông qua việc kích hoạt các enzyme trong gan giúp loại bỏ độc tố. Tỏi cũng chứa hai hợp chất tự nhiên gọi là allicin và selenium, hỗ trợ quá trình làm sạch gan và bảo vệ gan khỏi các yếu tố độc hại. Thêm vào đó, tỏi làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, các nhân tố có thể khiến gan bị quá tải và cản trở hoạt động của nó.
Ngoài ra, tỏi có thể điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường và các bệnh về đường hô hấp. Gia vị này có thể dễ dàng thêm vào bất kỳ bữa ăn yêu thích của bạn để tăng hương vị món ăn và còn tốt cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, những người ăn tỏi sống tối thiểu 2 lần một tuần giảm 44 % nguy cơ mắc ung thư phổi.
Bưởi
Là một nguồn cung cấp vitamin C, pectin và chất chống oxy hóa dồi dào, bưởi cũng hỗ trợ quá trình làm sạch tự nhiên của lá gan.
Nó cũng chứa glutathione, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp trung hòa các gốc tự do và giải độc gan. Glutathione cũng giúp giải độc các kim loại nặng. Hơn nữa, flavonoid naringenin có trong bưởi giúp phân giải chất béo.
[Image: photo-1-16624448179402102667721.jpg]


Củ nghệ
Củ nghệ là một thực phẩm làm sạch gan phổ biến và hiệu quả. Nó cũng cải thiện tốt khả năng tiêu hóa chất béo của cơ thể. Các hợp chất curcumin trong củ nghệ giúp hình thành một loại enzyme giải độc gan chính gọi là glutathione S-transferase. Nó cũng giúp tái tạo các tế bào gan bị phá hủy.
Bông cải xanh
Hỗ trợ quá trình làm sạch gan tự nhiên bằng cách thêm bông cải xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bông cải xanh rất giàu glucosinolates giúp loại bỏ các chất gây ung thư và các độc tố có hại khác ra khỏi cơ thể.
Hàm lượng chất xơ cao trong bông cải xanh cũng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, nó có chứa vitamin E tan trong chất béo, một chất chống oxy hóa quan trọng cho gan để thực hiện các chức năng của mình.
Củ cải đường
Củ cải đường là một thực phẩm mạnh mẽ khác để làm sạch và hỗ trợ hoạt động của gan. Có nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene trong củ cải đường giúp kích thích và cải thiện chức năng gan.
Đơn giản chỉ cần thêm củ cải tươi hoặc nước trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn là đã giúp cho lá gan khỏe lên phần nào.
[Image: photo-1-1662444823412490721060.jpg]


[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Chanh
Chanh giúp giải độc gan chủ yếu nhờ chất chống oxy hóa D-Limonene có trong nó, giúp kích hoạt các enzyme trong gan hỗ trợ giải độc. Lượng vitamin C cao có trong chanh giúp gan sản xuất nhiều enzyme hơn để hỗ trợ tiêu hóa. Chanh cũng tăng cường hấp thụ khoáng chất của gan.
Quả bơ
Quả bơ chứa hóa chất mạnh có thể làm giảm tổn thương gan, theo một nghiên cứu năm 2000 của Hiệp hội Hóa học Mỹ. Loại quả này rất giàu glutathione, một hợp chất cần thiết cho gan để làm sạch các độc tố có hại.
Lượng chất béo không bão hòa đơn cao trong quả bơ giúp giảm lipoprotein mật độ thấp hoặc cholesterol xấu và tăng lipoprotein mật độ cao hoặc cholesterol tốt. Gan sẽ dễ dàng xử lý cholesterol tốt hơn.
Ngoài ra, bơ chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng thực vật hỗ trợ sức khỏe lá gan một cách tổng thể và giúp phân hủy chất béo.
Táo
Táo chứa flavonoid và nhiều loại vitamin, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì hệ miễn dịch và hệ hô hấp khỏe mạnh. Khi chúng ta có chức năng hô hấp khỏe mạnh, có thể phòng và ngăn ngừa các bệnh về phổi một cách tự nhiên.
[Image: photo-2-1662444822919830973367.jpg]


Cần tây
Giữ cân bằng các chất hóa học và điện giải như natri và magiê được cho là một trong những yếu tố quan trọng giải độc cơ thể. Cần tây là một nguồn giàu natri hữu cơ giúp loại bỏ carbon dioxide từ cơ thể tốt hơn. Do đó, cần tây có lợi cho người bị hen suyễn. Vì vậy, nên thêm nước ép cần tây tươi vào chế độ dinh dưỡng, vì nước ép cần tây chứa hàm lượng cao vitamin C giúp giảm viêm ở phổi.
Cà rốt

Trong cà rốt có vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene, có thể cải thiện sức khỏe phổi và làm giảm nguy cơ mắc bệnh phổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ một vài củ cà rốt trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi khoảng 50%.
Nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc thường xuyên uống sữa, ăn cà rốt có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư phổi thấp hơn đáng kể so với người không ăn uống 2 món này.
Gừng
Gừng có các chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học cải thiện sức khỏe và chống lại bệnh tật. Nhai một mẩu gừng nhỏ mỗi khi bạn bắt đầu dùng bữa ăn có lợi ích cho sức khỏe. Gừng sẽ giúp tiêu hóa và cũng giúp bạn làm sạch các độc tố ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm có thể là một vũ khí hiệu quả chống lại các bệnh phổi. Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết cũng có thể dẫn đến bệnh phổi. Ngoài việc sử dụng các thực phẩm để tăng cường miễn dịch chống lại các bệnh về phổi, hãy bảo vệ môi trường của bạn đang sống, đảm bảo môi trường không khói bụi, nhất là khói thuốc lá, không ô nhiễm không khí sẽ giúp phổi luôn trong lành và làm tròn vai trò hô hấp cung cấp oxy cho cơ thể.
Uống nhiều trà
Một số hợp chất có trong thuốc lá có thể gây dày nội mạc động mạch, làm giảm đáng kể sự tiết acid dạ dày, tăng đường huyết và các triệu chứng khác.
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1662396524761-1662396524844789437716.jpg]
    5 loại thực phẩm chống viêm tốt, nên ăn mỗi ngày để tăng cường đề kháng và sống thọ hơn
  • [Image: photo1662395749061-16623957491321683031224.jpg]
    Ba thói quen xấu vào sáng sớm ở nam giới còn hại gan hơn cả uống rượu
[size=undefined]
Trong khi đó, các chất catechin có trong trà có tác dụng đặc biệt để ngăn chặn sự lắng đọng cholesterol trong thành mạch máu, tăng nhu động dạ dày và hạ thấp lượng đường trong máu hiệu quả.
Vì vậy, người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, đặc biệt là trà xanh, để làm giảm tác dụng độc hại của thuốc lá.
Trà không chỉ là món đồ uống lợi tiểu, giải độc, mà còn có thể đào thải chất độc trong nước tiểu, làm giảm thời gian lưu lại của khói thuốc trong cơ thể.


[Image: mobile-footer-news-relate-icon.png]Sa[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
[Image: mangsec-baodantoc-vn-m.png]
  • ĐỌC NHIỀU
VƯỜN THUỐC QUANH TA
Sức khỏe Sống khỏe
Bài thuốc sử dụng cây núc nác
Như Ý - 10:42, 23/11/2020




Núc nác hay còn gọi là hoàng bá nam, mộc hồ điệp, so đo thuyền, lin may...là một vị thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Vị thuốc này có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng và làm giảm tính thấm của các màng mao mạch. Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây núc nác.
[size=undefined]
[Image: nuc-nac-3-min.jpg]
Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu:
[/size]
Vỏ núc nác, rễ cỏ tranh, mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống.

Ho lâu ngày:

5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.

Chữa lở do dị ứng sơn:

Vỏ núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.

Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết):

Bài 1: Vỏ  cây núc nác (hoàng bá nam) 16g, bạch thược 12g, hạt dành dành (chi tử) 12g, đan bì 12g, nhân trần 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, cỏ nhọ nồi)16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài 2: Vỏ cây núc nác 16g, chó đẻ răng cưa 16g, cối xay 16g, sài hồ 12g, đương quy 16g, tam thất 10g, thanh bì 12g, cơm rượu 16g, xa tiền 12g, rễ cỏ tranh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa đau dạ dày:

Vỏ cây núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi, ô tặc cốt sắc nước uống.

Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa:

Vỏ cây núc nác sao qua 16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, lá cơm rượu 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, lá đơn đỏ 14g, ké đầu ngựa 14g, kim ngân hoa 16g, tô mộc 10g, trần bì 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ:

Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.

Chữa bệnh sởi cho trẻ em:

Vỏ cây núc nác 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 4g, liên kiều 6g, lá diếp cá 5g, mã đề 4g, sài đất 5g, hoa hồng bạch 4g, huyền sâm 8g, sài hồ 4g, cam thảo 2g, đương quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.

Chữa lị:

Vỏ cây núc nác 20g, hoàng liên 12g, cỏ sữa 20g, khổ sâm 16g, lá nhót 20g, củ mài 16g, hạt sen 16g, bạch truật 12g, chích cam thảo 12g, cỏ nhọ nồi sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, búp ổi 12g, đinh lăng 20g, khổ sâm 16g, rau sam 20g, hoa hòe (sao đen) 16g, cỏ sữa 20g, bạch truật 12g, cỏ ngũ sắc 16g, ngũ gia bì 16g, hoàng đằng 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Chữa vú có cục rắn, đau:

Vỏ cây núc nác 16g, hương nhu 16g, cát căn 16g, trinh nữ hoàng cung 6g, uất kim 10g, táo nhân (sao đen) 16g, đinh lăng 16g, hòe hoa (sao vàng) 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 2g, xuyên khung 12g, tam thất 12g, huyền sâm 16g, xương bồ 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.

Kiêng kỵ:

Người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không dùng
Be Vegan, make peace.
Reply
Núc nác hay còn gọi là Mộc hồ điệp, là một vị thuốc mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng và làm giảm tính thấm của các màng mao mạch. 
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/10/nuc-nac.jpg[/img]Hình ảnh cây Núc nác

  • Tên 

  • Tên gọi khác: Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Thiều tầng chỉ, Thiên trương chi, Bạch ngọc nhi, Triển giản, So đo thuyền, Lim may, Mộc hồ điệp, Ung ca

  • Tên khoa học:Oroxylum indicum (L.) Kurz

  • Họ: Núc nác – Bignoniaceae
Mô tả dược liệu Núc nác
1. Đặc điểm sinh thái
Núc nác là cây thân nhỡ, cao khoảng 5 – 13 mét, thân nhẵn, nhỏ, ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, bên trong vỏ màu vàng.
Lá Núc nác mọc đối, xẻ 2 – 3 lần hình lông chim, mỗi lá dài khoảng 1.5 m, thường tập trung ở ngọn cây. Lá chét có kích thước không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên, không có răng cưa.
Cụm hoa Núc nác thường mọc ở các cành trên ngọn cây. Hoa to có màu nâu sẫm. Đài hoa hình ống, dày, cứng, thường có 5 khía nông. Tràng hoa chia thành 2 môi, gồm 5 nhị, có nhiều lông phủ cả hai mặt. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ vào dơi. Hoa và quả ra quanh năm theo từng đợt.M
Khám phá tất cả

Núc nác ra hòa vào mùa hạ. Quả nang dài, mỏng dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng khác nhau. Hạt có chiều dài khoảng 2 cm và rộng khoảng 3 cm, trông giống như cánh bướm màu trắng nhạt.
2. Bộ phận dùng
Vỏ và hạt (Mộc hồ điệp) được sử dụng để làm thuốc.
3. Phân bố
Núc nác được tìm thấy ở Xri Lanca, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Philippin, các đảo Xêlép và Timo.
Ở nước ra, Núc nác thường mọc hoang ở vùng đồi núi, rừng thường xanh, các quần hệ thứ sinh, và những nơi ẩm thấp ở độ cao khoảng 900 m. Những nơi thường tìm thấy Núc nác như Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Điện Biện, vùng Tây Bắc, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa.
Hiện tại Núc nác cũng được gây trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và sử dụng dược liệu. Cây được trồng bằng hạt hoặc cành vào mùa xuân.
4. Thu hái – Sơ chế
Thu hái quả Núc nác khi quả chín chuyển sang màu nâu vào mùa thu hoặc mùa đông. Phơi quả Núc nác ở ngoài nắng cho đến khi vỏ quả nứt ra, tách hạt phần hạt, tiếp tục phơi hạt cho đến khi khô hẳn. Khi dùng có thể trích muối ăn với liều lượng 10 kg Mộc hồ điệp, 400 g muối ăn, pha với nước sôi vừa phải. Dùng nước muối này ngâm tẩm Mộc hồ điệp trong 30 phút, rồi dùng sao trên lửa nhỏ cho đến khi hạt có màu đen.
Vỏ Núc nác có thể thu hái quanh năm. Khi cần thiết có thể đẽo lấy vỏ cây, thái phiến dài khoảng 2 – 5 cm, sấy khô hoặc phơi khô, bảo quản quản dùng dần. Khi cần dùng để nguyên dược liệu hoặc sao vàng với mửa nhỏ.
5. Bảo quản dược liệu
Bảo quản vị thuốc Núc nác ở nơi thoáng gió, khô ráo. Thỉnh thoảng có thể mang dược liệu phơi nắng để tránh ẩm mốc và côn trùng.
6. Thành phần hóa học

  • Vỏ thân Núc nác có chứa một lượng nhỏ Tanin, Ancaloit và dẫn xuất Flavonoit ở dạng tự do.

  • Mộc hồ điệp (hạt) có chứa một chất kiềm màu vàng và 80.40% dầu béo bao gồm Stearic, Axit Oleic, Axit Panmitic và Axit Lignoxeric. Ngoài ra, hạt cũng có thể có chứa Ellagic Axit.

  • Vỏ quả Núc nác có chứa Biochanin-A, Chrysin, Baicalein và Acid Ellagic, Oroxylin A, Chrysin, Triterpene, Axit Cacboxylic và Axit Ursolic.
Vị thuốc Núc nác
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/10/nuc-nac1.jpg[/img]Vị thuốc Hoàng bá nam (vỏ cây Núc nác)
1. Tính vị
Núc nác vị đắng, tính ngọt.
2. Quy kinh
Quy vào 2 kinh Tỳ và Bàng quang.
3. Tác dụng dược lý

  • Theo y học hiện đại:
  • Lignoxeric. Ngoài ra, hạt cũng có thể có chứa Ellagic Axit.
  • Vỏ quả Núc nác có chứa Biochanin-A, Chrysin, Baicalein và Acid Ellagic, Oroxylin A, Chrysin, Triterpene, Axit Cacboxylic và Axit Ursolic.

Vị thuốc Núc nác
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2019/10/nuc-nac1.jpg[/img]Vị thuốc Hoàng bá nam (vỏ cây Núc nác)
1. Tính vị
Núc nác vị đắng, tính ngọt.
2. Quy kinh
Quy vào 2 kinh Tỳ và Bàng quang.
3. Tác dụng dược lý
  • Theo y học hiện đại:
[size=undefined]
Vỏ Núc nác được cho là có tác dụng chống lại dị ứng, làm tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại một số tác nhân gây hại. Vỏ thân cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm giảm tính thấm của màng mao mạch (thí nghiệm trên chuột).
Ở nước ta, Núc nác được sản xuất thành dược liệu có tên Nunaxin dưới dạng viên 0.25 g. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị mề đay mẩn ngứa, vẩy nến, hen phế quản nhẹ ở trung bình ở trẻ em. Sản phẩm không được chỉ định cho các trường hợp dị ứng nặng và cấp diễn.[/size]
  • Theo y học cổ truyền:
[size=undefined]
Mộc hồ điệp có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi cho hầu họng, có thể giảm đau, chống ho. Do đó, thường dùng để điều trị ho mạn tính, viêm họng cấp tính, khan cổ, ho gà, đau sườn, đau vùng thượng vị, viêm phế quản, suy giảm chức năng gan và đau dạ dày. Ngoài ra, có thể tán hạt thành bột để rắc, thoa, điều trị bên ngoài các vết thương lở loét, mụn nhọt.
Vỏ thân có thể thanh nhiệt, lợi thấp thường được dùng để điều trị viêm gan, vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, sởi ban trái ở trẻ em. Ngoài ra, vỏ cũng được dùng để chữa dị ứng sơn, vẩy nến, hen phế quản ở trẻ em.
Ở Ấn Độ, vỏ Núc nác còn được dùng để điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Vỏ thân dùng làm thuốc bổ đắng và điều trị phong tê thấp cấp tính. Quả Núc nác non có thể dùng điều trị rối loạn tiêu hóa. Hạt dùng điều trị khi bị rắn cắn.
4. Cách dùng – Liều lượng
Cách dùng: Núc nác có thể nấu thành cao hoặc bào chế thành dạng bột. Bên cạnh đó, có thể sắc nước để dùng rửa bên ngoài da.
Liều lượng khuyến cáo: Dùng dưới dạng thuốc sắc, hạt 1.5 – 3 g mỗi ngày, vỏ dùng 15 – 30 g mỗi ngày.
Bài thuốc sử dụng vị thuốc Núc nác
1. Điều trị lở loét da, ngứa da, bệnh tổ đỉa, giang mai ngoài da
Sử dụng Nam hoàng bá và Khúc khắc, mỗi vị 30 g sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày.
2. Chữa viêm đường tiết niệu, tiểu buốt ra máu
Sử dụng Nam hoàng bá, Mã đề, rễ Cỏ tranh, mỗi vị một nắm tay, sắc thành thuốc uống mỗi ngày.
3. Điều trị đau tức sườn bên phải, nước tiểu đo do can khí uất kết, vàng da
Bài thuốc thứ nhất:
Sử dụng Nam hoàng bá 16g, Cối xay 16g, Sài hồ 12 g, Chó đẻ răng cưa 16g, Thành bì 12g, Tam thất 10g, Cơm rượu 16 g, Xa tiền 12 g, rễ Cỏ tranh 16g, Cam thảo 12 g, sắc thành thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc thứ hai:
Sử dụng Hoàng bá nam 16g, Chi tử (Hạt dành), Đan bì, Bạch thược, Nhân trần, Xa Tiền, Cam thảo mỗi vị 12g, Sài Hồ 16g, Cọ nhọ nồi 16g sắc thành thuốc uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang.
4. Điều trị ho mạn tính
Sử 5 – 10 g Mộc hồ điệp sắc thành nước hoặc tán thành bột, dùng uống.
5. Điều trị lở loét da do dị ứng sơn
Sử dụng Hoàng bá nam nấu thành cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở loét.
6. Điều trị đau dạ dày
Sử dụng Hoàng bá nam, Ngũ linh chi, Ô tắc cốt, Bồ hoàng phân lượng bằng nhau, sắc thành thuốc dùng uống.
7. Điều trị viêm da dị ứng, dị ứng da, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa
Bài thuốc thứ nhất:
Sử dụng vỏ Núc nác sao vàng 16g, Kim ngân hoa 16g, Phòng phong 10 g, hạt Dành dành 10g, Sài hồ, Sài đất, lá Cơm rượu mỗi vị 16g, Uất kim, Cam thảo mỗi vị 10g, sắc thành thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc thứ hai:
Sử dụng vỏ Núc nác 16g, Lá Đơn tướng quân, Ké đầu ngựa 14g, Kim ngân hoa 16g, Tô mộc, Trần bì mội vị 10g, Cú hoa 12g, sắc thành thuốc chia 2 lần uống trong ngày.
8. Điều trị ban trái, sởi ở trẻ em
Sử dụng Hoàng bá nam 6g, Kim ngân hoa, Mã đề, Hồng hoa Bạch, Sài hồ, Đương quy mỗi vị 4g, Liên kiều, Kinh giới mỗi vị 6g,  Sài đất 5g sắc thành thuốc chia 3 – 4 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
9. Bài thuốc ngâm rửa điều trị các bệnh lý ngoài da
Sử dụng 50g Hoàng bá Nam, lá Kinh giới 30g, lá Đinh lăng 30g sắc thành nước dùng rửa hoặc thoa ngoài da, mỗi ngày 2 lần.
10. Chữa bệnh lỵ
Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng Hoàng bá nam, Khổ sâm, Hoa hòe (sao đen), Ngũ gia bì, Cỏ ngũ sắc mỗi vị 16 g, Búp ổi, Bạch truật, Hoàng đằng, Chích cam thảo mỗi vị 12 g, Đinh lăng, Cỏ sữa mỗi vị 20g sắc thành thuốc, dùng uống 2 lần trong ngày.
11. Điều trị vú có cục sưng đau, rắn cắn
Sử dụng Hoàng bá nam, Hương nhu, Táo nhân (sao đen), Đinh lăng, Huyên sâm, Cát căn mỗi vị 16g, Trinh nữ hoàng cung 6g, Uất kim 10g, Hoa hòe (sao vàng) 20 g, Hoàng kỳ 2g, Xuyên khung, Tam thất, Xương Bồ, Chích cam thảo mỗi vị 12g, mang sắc thành thuốc dùng uống 1 ngày 2 lần. Sử dụng liên tục trong 10 – 30 ngày là một liệu trình.
12. Chữa phong hàn, tam tiêu tích nhiệt
Dùng Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá nam phân lượng mỗi vị bằng nhau, tán thành bột mịn, làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng 20 – 30 viên với nước ấm.
13. Chữa liệt dương do viêm nhiễm sỏi tiết niệu lâu ngày ở vùng sinh dục
Sử dụng Hoàng bá nam, Mạch môn, Ý dĩ, Kỷ tử, Thục địa, Huyết đằng, Hà thủ ô mỗi vị 12 g kết hợp với Trâu cổ, Phá cổ chỉ mỗi vị 8g sắc thành thuốc dùng uống trong ngày.
Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc Núc nác
Núc nác tính hàn, không được dùng cho người tỳ vị hư hàn. Bệnh nhân đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng tiêu chảy không được dùng.
Ngoài ram bệnh nhân cảm lạnh gây ho, nóng sốt, chảy nước mũi hạn chế dùng.
Núc nác là dược liệu được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Truy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc và bài thuốc trước khi sử dụng vị thuốc.[/size]

HỎI ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA
Be Vegan, make peace.
Reply
Trang chủ / Cây thuốc /
[Image: dgm_nttt_vung-den-600x345.jpg]




Cây vừng đen, giúp nhuận tràng, chữa táo bón, viêm đại tràng, mụn nhọt
[color=rgba(0, 0, 0, 0.54)]OIC New Khuyến mãi lớn Mua 01 tặng 01[/color]
45.000₫
Xuất xứ
Lào Cai
Quy cách
500gr
Vừng đen có vị ngọt, tính bình, có công dụng giúp nhuận táo, dưỡng huyết, bổ ngũ tạng và giúp bền gân cốt, sáng mắt, chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
MUA NGAYGiao hàng tại nhà, trả tiền sau

GỬI

[Image: dgm_nttt_ntt-banner-2022.jpg]
 0856905886 (Đang Online)
THÂN THIỆN CAM KẾT
  • 100% sản phẩm chính hãng

  • Đổi trả hàng trong 10 ngày

  • Xem hàng tại nhà, thanh toán

Cây Vừng đen là gì?
Cây Vừng đen trong dân gian còn gọi là mè đen, còn trong đông y thì có nhiều tên khác như Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma. Tên khoa học là Sesamum indicum, thuộc họ vừng (tên danh pháp khoa học là Pedaliaceae).
Cây thân thảo có long mềm, cao 60 – 100cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên cuống, hình bầu, thon hẹp ở hai đầu. Hoa trắng mọc đơn độc ở nách. Qủa nang kép dài, có lông mềm. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, có nột nhũ.
Phân bố:
Cây Vừng đen được trồng ở hầu hết các tỉnh trên đất nước Việt Nam ta, đặc biệt nhiều ở các tỉnh thuộc miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,… .
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng chính của cây Vừng đen là hạt vừng.
Thu hái cây vào khoảng từ tháng 6 – tháng 8. Cắt toàn cây, phơi khô, đập lấy hạt rồi lại phơi khô. Khi dùng, đồ thật kỹ, phơi khô sao vàng. Ngoài ra còn ép lấy dầu vừng.
Thành phần hóa học:
Hạt vừng chứa tới 40 – 50% là dầu màu vàng, 5 – 8% là nước, 20 – 22% là protein,… . Ngoài ra còn có lipid, glucid, chất khoáng như Ca, P, K,… .
Tác dụng – công dụng chung của cây Vừng đen:
[Image: dgm_nttt_bach-ho-250x250.jpg]
Cây bách bộ, dùng chữa ho lâu ngày, viêm họng, lao hạch và diệt giun kim
Xem thêm...
Làm thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, viêm đại tràng mãn tính, tốt cho sản phụ thiếu máu, thiếu sữa, chữa mụn nhọt lở loét,… .
Theo đông y:
Vừng đen có vị ngọt, tính bình, không độc đi vào can, thận. Có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tính tủy. Chủ trị táo bón, viêm đại tràng mãn tính, rết cắn, chứng nôn mửa, nhũ ung, kiết lỵ mới phát, bụng đầy trướng, mụn nhọt lở loét, tóc bạc sớm,… .
Mè đen đãi sạch, rang sơ, tán bột, mỗi ngày dùng 15 – 20 g, hòa với nước chín rồi uống hoặc ăn chung với cơm, xôi.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Vừng đen:
Theo nghiên cứu khoa học về cây Vừng đen thì tinh chất dầu triết ra được từ cây Vừng đen khi bôi lên niêm mạc có tác dụng làm giảm kích thích, chống viêm. Ngoài ra còn có tác dụng nhuận trường.
Nước sắc Vừng đen có tác dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch.
Là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
Một số bài thuốc có cây Vừng đen:
Thuốc an thần, gây ngủ:
Hạt vừng đen rang chín, hạt đỗ đen sao lá vông, lá dâu non mỗi vị 40g + hạt muồng sao, lạc tiên mỗi vị 20g + vỏ núc nác 12g sao chung với rượu. Đem tất cả dược liệu trên đi phơi hoặc sây khô, tán thành bột mịn, thêm đường đủ ngọt luyện với hồ làm thành viên hoàn bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.
Bồi bổ khí huyết, làm cho da thịt săn đẹp, mịn màng, tăng cường tuổi thọ:
Trà gồm hạt vừng đen 375g + gạo tẻ 750g + đậu đỏ, đậu tương, đậu xanh, mỗi thứ 700g + chè búp 500g + tiểu hồi 150g + hoa tiêu 75g + gừng khô, muối tinh mỗi thứ 30g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ. Ngày dùng 6 – 10g hãm với nước sôi để uống.
Chữa tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu:
Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất mỗi vị 100g. Tất cả phơi khô, tán thành bột mịn, trộn với lượng mật vừa đủ làm thành viên hoàn nhỏ bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
Chữa táo bón:
Bài 1:Hạt vừng đen 300g rang chín, tán thành bột mịn, để riêng; lá cối xay thái nhỏ 300g, sắc với 2 – 3 lần nước rồi cô thành cao đặc. Trộn bột vừng đen với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn.
Bài 2: Hạt vừng đen 20g + sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm mỗi vị 16g + thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, thêm lượng mật ong vừa đủ để làm thành viên hoàn, ngày uống 10 – 20g.
Chữa táo bón do trương lực cơ giảm:
Bài 1: Vừng đen, bạch truật, sài hồ, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 12g + đảng sâm 16g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, duy trì mỗi ngày 1 thang.
Bài 2: Vừng đen, đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân mỗi vị 8g + hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma mỗi vị 12g + trần bì, cam thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả các vị vào sắc lấy nước uống.
Thuốc bổ mạnh gân xương:
Hạt vừng đen 300g đồ chín, phơi khô, sao vàng + lá dâu non 500g rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Đem 2 vị đi tán thành bột mịn và trộn đều, thêm lượng mật ong vừa đủ đánh nhuyễn thành khối bột, làm thành viên khoảng nặng khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, uống sau bữa ăn. Liều người lớn: mỗi lần 10 – 20g; trẻ em: 5 – 10g.
Giúp hạ thấp cholesterol trong máu vì chứa nhiều acid béo không bão hòa:
Hạt vừng đen ép sống, lấy dầu uống mỗi lần 1 thìa canh với ít rượu để chữa tụ máu, đau nhức, sưng tấy do ngã.
Lưu ý:
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
[size=undefined]
Xem thêm: Cây bách hộ!
[/url]
 Báo cáo nội dung không chính xác - Miễn trừ trách nhiệm[/size]

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Có hữu íchKhông hữu ích
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.
Chuyên mục: Cây thuốcTừ khóa: Cây thuốc namcây vừng đen

[Image: 928935025a25015690408b862b440485?s=150&d=wavatar&r=g]
Dược sĩ: Cao Thị Hương
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, phụ trách chuyên môn nội dung thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm tại Nhà Thuốc Thân Thiện.
  [url=https://www.pinterest.com/nhathuocthanthien/]

        
Be Vegan, make peace.
Reply
Hoa đu đủ đực ngâm cùng thứ này sẽ thành "thuốc quý như vàng"
 0
 | 
10:13 05/10/2022


ĐỌC BÀI - 3:17



[Image: avatar1664935242071-16649352423291154545440.jpg]
[size=undefined]

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị y học cổ truyền), hoa đu đủ đực vị đắng, tính bình, có công dụng trị ho khan, ho có đờm, ho gà, ho nhiều về đêm.





Ngâm hoa đu đủ đực cùng mật ong sẽ thành bài thuốc trị bệnh
Nếu là một người quan tâm đến các bài thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên, hẳn bạn đã biết đến hoa đu đủ đực - loại hoa được thu hái từ những cây đu đủ giống đực.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị y học cổ truyền), hoa đu đủ đực có vị đắng, tính bình, có công dụng trị ho khan, ho có đờm, ho gà, ho nhiều về đêm. Đặc biệt, kiên trì sử dụng hoa đu đủ đực ngâm mật ong đều đặn giúp hạn chế nguy cơ mắc các căn bệnh về đường hô hấp rất tốt. 
Đã có nhiều nghiên cứu từ Mỹ, Úc chứng minh rằng hoa đủ đủ được có chứa các hoạt chất  lycopene, carotenoids giúp phòng ngừa ung thư, tăng sản xuất insulin trong cơ thể để phòng ngừa bệnh tiểu đường. 
Lương y Trung đánh giá hoa đu đủ đực rất tốt nếu kết hợp cùng mật ong. Bài thuốc này có tác dụng chống viêm vùng hầu họng, giảm phù nề, trị ho, trị viêm loét dạ dày, ổn định đường huyết, cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho đường tiêu hóa....
Cách ngâm đu đủ đực cùng mật ong: Lấy khoảng 300g hoa đu đủ đực tươi, ngâm cùng 1 lít mật ong. Sau 20 ngày có thể đem ra sử dụng. Ngâm càng lâu càng tốt.
[Image: photo-1664477163570-16644771636946886163...66261.jpeg]

Lương y Trung đánh giá hoa đu đủ đực rất tốt nếu kết hợp cùng mật ong.

Một số bài thuốc khác từ hoa đu đủ đực
1. Điều trị bệnh đau dạ dày
Cách dùng: Chuẩn bị 100g hoa đu đủ đực, 2 lít nước, 200ml rượu. Bạn đem rửa sạch hoa, sau đó phơi khô hoặc sao vàng, cho vào bình rượu dùng dần.
2. Hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa
Cách dùng: 50g hoa đu đủ đực phơi khô, 800ml nước. Rửa sạch hoa, cho vào nồi nước sôi nấu lấy nước. Đun trong khoảng 30 phút rồi lọc lấy nước. Uống nước này sau ăn, nên dùng hàng ngày.
[/size]

3. Trị ho có đờm, ho khan lâu ngày
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng: 15g hoa đu đủ đực, 10g lá hẹ tươi, 10g hạt chanh. Đem rửa nguyên liệu rồi giã nát, hòa với 20ml nước lọc, ngâm với mật ong trong 2 tuần. Mỗi lần dùng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15-20ml.
[Image: photo-1664477185394-16644771864891920314...20467.jpeg]

Đã có nhiều nghiên cứu từ Mỹ, Úc chứng minh rằng hoa đủ đủ được có chứa các hoạt chất phòng ngừa bệnh tiểu đường.

4. Tiểu dắt, đau niệu đạo

Cách dùng: 40g hoa đu đủ đực, 60g lá bạc thau, 40g đậu đen, 4g phác tiêu. Đem rửa sạch nguyên liệu rồi thái khúc, sắc với 1,5 lít nước đến khi còn khoảng 500ml. Lượng thuốc thu được chia làm 3 lần uống khi đói bụng, nên uống hết trong ngày.
Ngoài ra, chị em muốn giảm cân, cải thiện sức khỏe cũng có thể dùng hoa đu đủ đực khô  hãm trà uống hàng ngày. 
Lưu ý quan trọng khi sử dụng hoa đu đủ đực làm thuốc
- Hoa đu đủ đực tốt cho sức khỏe nhưng còn tùy theo cơ địa, thể trạng mỗi người, không phải ai cũng dùng được loại hoa này. Do đó, nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng. Với hoa đu đủ khô, trung bình mỗi ngày chỉ nên sử dụng 10-20g.
- Phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng hỗn hợp hoa đu đủ đực ngâm mật ong bởi trong loại hoa này có chất papain gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thậm chí nếu dùng với liều cao sẽ gây sẩy thai.
- Khi thấy hoa đu đủ đực ngâm mật ong có dấu hiệu hư hỏng, biến chất hoặc có mùi khó chịu thì cần ngưng sử dụng.
[Image: photo-1664477226184-16644772264151022558...932857.png]

Hoa đu đủ đực tốt cho sức khỏe nhưng còn tùy theo cơ địa, thể trạng mỗi người, không phải ai cũng dùng được loại hoa này.

- Không dùng hoa đu đủ đực cùng với đậu xanh, rau muống, cà pháo, măng chua, bia, rượu, thuốc lá…
- Cần phân biệt rõ hoa đu đủ đực và hoa đu đủ cái khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả như mong muốn.
- Trẻ em dưới một tuổi, bệnh nhân tiểu đường là đối tượng không nên sử dụng thức uống, thực phẩm có chứa mật ong.
Nhiều người ‘ngã’ vào cơn sốt hoa đu đủ đực, giá bạc triệu vẫn nháo nhào thu gom: Có thực sự tốt như lời đồn?




[/size]
[/size]

Theo Bảo Nam
[size=undefined]
Theo Tổ Quốc Copy link[/size]

[Image: bann-1661393353882.jpeg]
Be Vegan, make peace.
Reply

Lá đu đủ và công dụng “thần kỳ”đối với sức khoẻ chúng ta
[Image: la-du-du%20(1).jpg]


Nhiều người biết đu đủ là loại quả mang nhiều dinh dưỡng đối với chúng ta, nhưng ít ai biết rằng tác dụng của lá đu đủ là có thể chữa được các bệnh thông thường.



Đu đủ được biết là một trong những loại quả giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, lại có ít người biết rằng, lá đu đủ cũng là một bài thuốc quý giá chữa được nhiều loại bệnh mà chúng ta không ngờ tới.
Giá trị dinh dưỡng có trong lá đu đủ
Theo các nhà khoa học, trong lá đu đủ có chứa ancaloid carpain có tác dụng làm chậm nhịp tim và diệt amip; nhựa đu đủ có men papain giúp tiêu hóa các chất đạm; ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Xem xét về thành phần dinh dưỡng, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các hợp chất trong lá đu đủ có hiệu quả chống oxy hóa mạnh và tăng cường miễn dịch trong máu. Papain, alkaloids và các hợp chất phenolic chịu trách nhiệm cho các hiệu ứng sinh học tích cực này.
Các enzyme papain và chymopapain là hai thành phần hoạt tính sinh học của đu đủ. Chúng giúp tiêu hoá protein và được ứng dụng rộng rãi để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi và các rối loạn tiêu hóa khác. Hơn thế nữa, nhờ vào các hợp chất như alkaloid, carpaine, pseudocarpaine và dehydrocarpaine, lá đu đủ còn cho thấy hiệu quả thải độc cho gan và thận.
Bên cạnh đó, các alkaloids cô lập và các chất dẫn xuất tổng hợp có tác dụng trong việc chống co thắt, giảm đau, chống vi khuẩn. Các hợp chất phenolic, axit caffeic, axit chlorogenic, quercetin và kaempferol có tác dụng oxy hóa mạnh. Các lá đu đủ cũng chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, natri, magiê, sắt và mangan, rất nhiều vitamin A, C, E, K, các vitamin B và đặc biệt cao ở B17 (được sử dụng để điều trị ung thư).
Công dụng của lá đu đủ đối với sức khỏe
1. Chữa tiêu chảy
Bạn có thể thoát khỏi các vấn đề về tiêu hóa như nhiễm trùng, đau dạ dày và ợ nóng nhờ lá đu đủ.
[Image: chua-tieu-chay.jpg]Lá đu đủ chữa được tiêu chảy

Các enzyme của lá đu đủ giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống tiêu hóa từ miệng đến đại tràng, làm giảm axit hình thành trong ruột.
2. Giảm sưng do sốt xuất huyết
Các lá đu đủ có chứa các enzym giúp giảm sưng trong cơ thể; cũng như đau và cúm liên quan đến sốt do virus dengue.
Sốt dengue là do vết cắn của muỗi bị nhiễm virus gây ra. Nó bắt đầu với một cơn sốt cao và đột ngột vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi nhiễm trùng.
Từ 2 đến 5 ngày sau khi sốt bắt đầu, trên cơ thể sẽ xuất hiện ban đỏ và ngày càng nhiều hơn. Người bị bệnh sốt xuất huyết cảm thấy da rất nhạy cảm và vô cùng khó chịu.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, tốt nhất là nên đến bệnh viện và có thể sử dụng lá đu đủ như là một phần hỗ trợ của quá trình điều trị.
3. Giải quyết vấn đề không dung nạp gluten
[Image: tac-hai-cua-la-du-du.jpg]Lá đu đủ giải quyết dung nạp gluten
Lá đu đủ sẽ giúp cơ thể bạn phân hủy protein gluten và tiêu hóa tốt hơn.
Nếu bác sĩ cho biết bạn không dung nạp gluten, bạn có thể thử uống lá đu đủ để cải thiện vấn đề này xin tư vấn thêm của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống của mình.
4. Chống ung thư
Các chất chống oxy hóa trong lá đu đủ vô cùng hữu ích trong việc giúp cơ thể chống lại các căn bệnh như ung thư mà không gây ra các phản ứng phụ.
Ngoài ra, bạn cần phải có chế độ ăn uống cân bằng hơn, bỏ hút thuốc, tập thể dục nhiều hơn và tránh các loại đồ ăn nhanh.
[Image: uong-nuoc-la-du-du-co-hai-khong.jpg]Lá đu đủ có thể chống được ung thư


5. Loại bỏ cơn nghiện đường
Nghiện đường là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra những tác hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Khi bạn tiêu thụ lá đu đủ như một loại trà, nó làm cho bạn đẩy lùi cơn thèm ăn các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate và đường.
6. Loại bỏ mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một vấn đề lớn đối với cả thanh thiếu niên và người lớn bởi liên quan đến những rối loạn về hoóc môn.
[Image: nen-uong-la-du-du-tuoi-hay-phoi-kho.jpg]Trị mụn bằng lá đu đủ 
Nếu bạn bị mụn trứng cá và đã thử nhiều cách nhưng không thành công, hãy thử dùng lá đu đủ theo cách này.
Hãy chuẩn bị một ít lá đu đủ và trộn với một chút nước, rồi dùng máy xay sinh tố để tạo ra một hỗn hợp. Sau đó bạn đắp lên da và giữ nguyên trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch mặt như các loại mặt nạ khác.
7. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt
Nếu bạn bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, hãy uống trà từ lá đu đủ sẽ giúp bạn giảm bớt các vấn đề rắc rối như: Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần, sốt và mệt mỏi.
8. Khiến tóc khỏe đẹp
Chúng ta đã biết đến đu đủ như là một thành phần của nhiều sản phẩm làm đẹp nhưng ít ai ngờ rằng trà được làm bằng lá đu đủ sẽ giúp tóc của bạn khỏe đẹp và giàu sức sống hơn.
Bạn chỉ cần chuẩn bị lá đu đủ như một loại trà thông thường và thêm nó vào dầu gội và xả sạch nước trên tóc.
9. Giúp nhuận tràng
Chúng ta đã biết rằng đu đủ được dùng như một vị thuốc nhuận tràng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không thích hương vị của loại trái cây này thì hãy thử uống loại trà được làm bằng lá của nó. Nhờ có nhiều chất xơ nên lá đu đủ cũng giúp bạn giảm các vấn đề rắc rối của táo bón.
10. Giảm chứng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
[Image: giam-chuot-rut.jpg]Khắc phục chuột rút bằng lá đu đủ
Để giảm bớt chứng chuột rút và cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt; bạn có thể uống trà được làm từ lá đu đủ nhiều lần trong ngày.
Nếu bạn bị các vấn đề về đáng ngại liên quan đến nội tiết hoặc tử cung; mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn.
Trong trường hợp này, hãy thử uống trà từ lá đu đủ để làm cho giai đoạn này của bạn dễ chịu hơn mà không phải dùng quá nhiều thuốc.
11. Chống lão hóa
Do có rất nhiều axit amin nên lá đu đủ có tác dụng làm cho làn da của bạn trẻ trung và khỏe mạnh.
Nếu bạn uống một chén trà từ lá đu đủ mỗi ngày, làn da của bạn sẽ tươi trẻ hơn; giúp ngăn ngừa các nếp nhăn hiệu quả.
12. Tăng cảm giác ngon miệng
Nếu bạn đang bị bệnh hoặc đang phải dùng một loại thuốc điều trị nào đó; có thể bạn sẽ bị mất cảm giác thèm ăn. Uống trà được làm từ lá đu đủ sẽ giúp cơ thể bạn cải thiện quá trình tiêu hóa; làm bạn thèm ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
13. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các chất dinh dưỡng từ lá đu đủ giúp cơ thể có thể tự bảo vệ mình khỏi các căn bệnh về tim mạch, ung thư, lão hóa, dị ứng và nhiễm trùng dạ dày.
Các công thức pha chế cho từng loại bệnh
1. Chữa đau dạ dày
Lấy lá đu đủ xanh, rửa sạch bụi bẩn, cắt thành từng khúc, cho vào nồi cùng nước để nấu sôi. Uống nước lá đu đủ thay thế nước lọc hàng ngày; vừa hỗ trợ cải thiện các cơn đau dạ dày, vừa giải nhiệt tốt.
Hoặc bạn có thể xay nhuyễn lá đu đủ với nước lọc. Sau đó lấy phần nước cốt uống cũng cho hiệu quả tương tự.
2. Điều trị ung thư
Dùng 20g lá khô, hoặc 4-5 lá đu đủ đực tươi, thêm 1-2 củ sả. Đun lá đu đủ và sả trong 1lít nước, đợi khoảng 2 tiếng để nước cô lại còn chừng 0.5l. Chia uống ngày 2 lần vào lúc no, để đạt được công dụng tốt nhất hâm nóng lại khi uống.
Thời gian đầu, bạn có thể thấy nước tiểu có chất nhày màu đen, phân lỏng giống như bị tiêu chảy, mùi phân nặng. Liên tục kiên trì thực hiện 3 tháng trở đi. Bệnh nhân chưa chạy tia hay hóa trị sẽ thu được kết quả ngoài mong đợi.
3. Trị mụn
Bài thuốc 1: Chuẩn bị 2-3 lá đu đủ khô, một chút giấm hoặc rượu gạo. Tán nhuyễn lá, trộn các nguyên liệu lại với nhau; tạo thành hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên vị trí mụn sau khi làm sạch măt. Để trong khoảng 20-30 phút, rồi rửa sạch. Đối với mụn thành nhân, áp dụng 2 lần một ngày.
Bài thuốc 2: Xay nhuyễn ít lá đu đủ tươi cùng cút nước. Đắp lên vùng da mụn, để khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
4. Chữa viêm da cơ địa
Chuần bị 1 nắm lá đu đủ, 1 củ khoai tây và 1 nắm lá đinh lăng. Sau khi rửa sạch, khoai tây gọt vỏ, đem giã nhuyễn nguyên liệu. Đắp hỗn hợp lên vị trí da bị viêm. Đợi chừng 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm. Kiên trì ngày 2 lần để tình trạng thuyên giảm nhanh chóng.
5. Chữa viêm họng
Bài thuốc 1: Lá đu đủ hấp mật ong
Lấy lá đu đủ rửa sạch, ráo nước, thái nhỏ; sau đó cho vào bát cùng mật ông rồi đem hấp cách thủy 20 phút. Nghiền nát lá đu đủ ngay khi vừa lấy ra khỏi nồi cách thủy. Có thể thêm chút nước sôi để nguội để dễ uống. Ngày uống 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ khỏi hẳn.
Bài thuốc 2: Kết hợp với húng chanh, xạ can và củ mạch môn
Chuẩn bị 15g lá đu đủ, 10g củ mạch môn, 10g xạ can, 10g lá húng chanh, chút mưới. Sau đó, đem rửa sạch nguyên liệu, sau đó thải nhỏ cho vào bát cùng chút muối. Hấp cách thủy 20 phút, khi chín nghiền nát toàn bộ hỗn hợp rồi đem ngậm trong miệng. Ngày ngậm 2-3 lần, liệu trình kéo dài 3-5 ngày.
Bài thuốc 3: Kết hợp cùng gừng và sả
Chuẩn bị lá đu đủ tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Một củ gừng rửa sạch, giữ nguyên vỏ, 2 củ sả bóc vỏ, lấy phần lõi trắng bên trong. Sau đó, cho tất cả vào đun sôi chùng 5 phút. Uống hằng ngày, chia 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày bệnh tình sẽ có cải thiện.
Những lưu ý khi sử dụng
1. Không nên dùng quá liều lượng
Mặc dù hiện tại chưa có thông tin chính xác về tác hại của uống nước lá đu đủ, nhưng chúng ta cũng không nên dùng quá liều lượng. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 nhúm lá khoảng 2-3 lá đu đủ và sả để nấu nước uống.
Lá đu đủ cần rửa sạch và phơi trong mát, tránh bụi bặm và côn trùng bò lên. Nước đu đủ phải dùng trong ngày không để qua ngày.
2. Nên dùng lá khô hay tươi?
Câu trả lời là cả hai đều được. Tuy nhiên loại lá tươi thường cho vị nước đắng. khó uống và khó đo lường được lượng nhựa trong nước. Do đó, được khuyến khích là uống khô; điều này cũng có thể làm dịu tác hại của chúng. 
Trường hợp dùng lá đu đủ tươi, không nên rửa sau khi xắt lá sẽ làm mất chất. Khi đun sẽ phải đun thêm 5 phút để nhừ lá, ra chất nhiều nhất cũng như tiêu hết nhựa lá. Chú ý đeo găng tay khi chế biến lá; tránh dây vào mắt và da bởi nhựa của đu đủ khá độc.
3. Cách uống nước đu đủ đúng cách
Uống nhanh và không uống nước hoặc các chất lỏng khác ngay sau đấy để nước ép lá đu đủ hoạt động tốt nhất, phát huy tốt nhất những lợi ích cho sức khỏe.
4. Người bị bệnh dạ dày hoặc ung thu dạ dày không nên dùng
Vì chất papain trong lá đu đủ có thể làm bào mòn dạ dày của người bệnh bởi khả năng phân cắt thành phần chất đạm của nó nên có thể gây viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày. Do đó, các chuyên gia khuyên người bị bệnh dạ dày hoặc ung thư dạ dày tuyệt đối tránh dùng lá này để điều trị bệnh.
5. Đối với bệnh nhân bị ung thư
Theo các nghiên cứu tại Nhật Bản và tại Đại học Florida (Mỹ) cho thấy, lá đu đủ chứa các tác nhân giúp tiêu diệt khối u. Tuy nhiên, đây chỉ là các nghiên cứu thực nghiệm chứ chưa có kết quả nghiên cứu nào trên cơ thể người. Nên rất khó để xác định loại lá này có thể chữa khỏi hoàn toàn hay chỉ một phần hay không.

Quote:
Do đó, người bệnh vẫn nên gặp bác sĩ kiểm tra và nhận tư vấn điều trị trước khi chuyển sang các phương pháp Đông y. Tránh lạm dụng lá đu đủ, bởi có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Tóm lại, lá đu đủ có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, người dùng cũng nên nghiên cứu kĩ các chú ý khi uống; tránh dùng quá liều gây phản tác dụng và làm tình hình bệnh trở nên xấu đi.

TuThuoc24h.net
Be Vegan, make peace.
Reply
Loại hạt ngừa ung thư và trường thọ mà người Nhật rất thích, ở Việt Nam có rất nhiều

Thứ sáu, 02/09/2022 07:16

Người Nhật dùng loại hạt này để làm nhân bánh, dùng để nấu súp, nấu cùng cơm, nấu canh hay là nấu chè, ăn cùng kem đá bào... món nào cũng đem lại hương vị rất thơm ngon.

Bác sĩ cảnh báo loại thực phẩm hại thận bậc nhất xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày4 nhóm thuốc kê đơn rất nguy hiểm nếu dùng không đúngTừ vụ nam sinh tử vong sau giải chạy, bác sĩ nói gì?

Nếu là một người thích tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của Nhật Bản, hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng rất nhiều món ăn của nước này đều có chứa đậu đỏ. Người Nhật dùng đậu đỏ để làm nhân bánh, dùng để nấu súp, nấu cùng cơm, nấu canh hay là nấu chè, ăn cùng kem đá bào... món nào cũng đem lại hương vị rất thơm ngon.

var url ="https://cdn.unibotscdn.com/ubplayer/player_external_scripts/level_four/player.js"; ubPL = document.createElement("script"); ubPL.src = url; document.getElementsByTagName("head")[0].appendChild(ubPL); 

window.unibots = window.unibots || { cmd: [] }; unibots.cmd.push(() => { unibotsPlayer("tintuconline"); }); " src="javascript:false" style="line-height: 28px; color: rgb(35, 35, 35); font-size: 20px; display: block; margin: auto; border: 0px;">


Người Nhật dùng đậu đỏ để làm nhân bánh, dùng để nấu súp, nấu cùng cơm, nấu canh hay là nấu chè, ăn cùng kem...

Quả thực, người Nhật rất thích đậu đỏ. Thứ hạt bé nhỏ này gắn liền với tín ngưỡng Thần đạo, thờ các hiện tượng tự nhiên như Mặt trời. Đậu đỏ cũng xuất hiện ở đất nước này từ thời kỳ Jomon, đây là thời kỳ đồ đá mới từ khoảng năm 14.000TCN đến năm 400 TCN.

Theo cuốn sách Thực phẩm chữa bệnh của Nhà xuất bản DK, đậu đỏ chứa nhiều chất sắt giúp cung cấp máu, phốt pho - đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, đậu đỏ cũng chứa nhiều vitamin K giúp bảo vệ hệ thần kinh khỏi tác hại của các gốc tự do.

Phụ nữ chăm chỉ ăn bánh, uống trà đậu đỏ cơ thể sẽ có những thay đổi nào?

1. Tử cung khỏe hơn

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, nước đậu đỏ có tác dụng dưỡng huyết, bài tiết độc tố từ tử cung. Vì thế phụ nữ uống nước đậu đỏ sẽ có tử cung khỏe. Thức uống này cũng giúp làn da trở nên căng bóng, rạng rỡ hơn.

Đậu đỏ có mặt trong nhiều loại thực phẩm của người Nhật.

2. Tốt cho tiêu hóa

Đậu đỏ chứa một lượng lớn cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa tốt và sự trơn tru của ruột. Giúp bạn hấp thụ thức ăn và đại tiện dễ dàng hơn.

3. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, nói chung, đậu có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu - tốt hơn hầu hết các loại thực phẩm giàu tinh bột khác.

Đậu cũng chứa thứ mà các nhà nghiên cứu gọi là tinh bột hấp thụ chậm, thứ này có tác dụng tránh làm đường huyết tăng vọt.

Bên cạnh đó, các loại đậu như đậu đỏ cũng có chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, cả hai đều ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan cũng giúp giảm mức cholesterol - từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4. Giảm cân

Đậu đỏ có chứa nhiều protein và chất xơ, cả hai đều giúp tạo cảm giác no. Khi cơ thể cảm thấy no, bạn sẽ ăn ít hơn và có thể kiểm soát cân nặng của mình tốt hơn. Chúng cũng chứa một lượng đáng kể tinh bột kháng, có thể đóng một vai trò hiệu quả trong việc quản lý cân nặng.

5. Giúp ngăn ngừa ung thư

Quảng cáo

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

'" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" width="300" height="250" style="line-height: 28px; color: rgb(35, 35, 35); font-size: 20px; left: 0px; width: 300px; height: 250px !important;">

Đậu đỏ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa vượt trội giúp chống lại bệnh ung thư.

Nghiên cứu năm 2009 cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn nhiều flavonols với việc giảm nguy cơ ung thư. Trong khi đó đậu đỏ có hàm lượng flavonols cao nên chúng có thể có lợi cho bệnh nhân ung thư.

Thêm vào đó, theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, lignans và saponin trong đậu đỏ có khả năng chống lại bệnh ung thư nói chung.

6. Giúp xương chắc khỏe

Canxi và magiê trong đậu đỏ có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương. Đáng nói, folate trong đậu giúp duy trì sức khỏe khớp, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương, bao gồm làm mềm xương và loãng xương.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đậu đỏ có thể tốt cho những người bị bệnh gút - do hàm lượng protein của chúng.

Với tất cả các tác dụng quý báu trên, thật dễ hiểu vì sao người Nhật lại ưa chuộng đậu đỏ đến vậy. Ở Việt Nam, đậu đỏ vô cùng dễ mua, với giá thành cũng rất rẻ, vì thế thật tiếc nếu bạn không biết tận dụng thực phẩm ngon lành, quý báu này vào bữa ăn hàng ngày.

(Nguồn: NDTV, Stylecraze)

Sức khỏe

Ngày 1/9 ghi nhận 2.680 ca COVID-19, Việt Nam đứng thứ 24/227 về số ca tử vong trên thế giới

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc

UNG THƯ

Ăn nhiều chất xơ chế biến sẵn tăng nguy cơ ung thư gan

Việt Nam có hơn 300.000 người mắc ung thư, tránh ngay 3 thói quen trong...

Cô gái trẻ bị ung thư di căn thủng tử cung, xẹp phổi vì không nghe lời...

Chia sẻ

Gửi bình luận

CHỦ ĐỀ:ung thư

TIN LIÊN QUAN

Nhiều bệnh nhân nặng, tử vong do sốt xuất huyết3 thức uống lành mạnh giúp làm sạch gan một cách tự nhiênUng thư lưỡi đáng sợ thế nào? Chuyên gia chỉ rõ 5 nhóm người này sẽ có nguy cơ cao

Chồng thọ 110 tuổi, vợ thọ 96 tuổi: Bí quyết ở 4 kiểu ăn uống rất đặc biệt

Không chỉ sống thọ, 2 cụ còn sống khỏe. Do đó bí quyết sống của 2 cụ vẫn luôn là chủ đề nhiều...

SỨC KHỎE 6 giờ trước

Vụ lấy tên 579 y bác sĩ không cho con tiêm vaccine: Có phải 'ép' tiêm?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Sở Y tế TPHCM yêu cầu cung cấp tên, nơi công tác của 579 nhân viên...

SỨC KHỎE 6 giờ trước

3 đặc điểm ở bàn chân cảnh báo mạch máu bị tắc nghẽn, phát hiện sớm sẽ cứu được bạn

Mạch máu là đường ống lưu thông máu trong cơ thể chúng ta. Trên thực tế, vai trò của mạch máu...

SỨC KHỎE 9 giờ trước

Phát hiện mới: Nấm phát triển ngay bên trong các khối u ung thư

Các nhà khoa học phát hiện ra dấu vết của nấm ẩn náu trong khối u của những người mắc các loại...

SỨC KHỎE 10 giờ trước

Vết mụn nước ở ca mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam có nguy hiểm? Chuyên gia người Việt tại Đức lý giải

Ngày 4/10, ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam được công bố âm tính lần 1. Tuy nhiên, cơ...

SỨC KHỎE 11 giờ trước

TIÊU ĐIỂM

Tổ tiên dạy cấm sai: Đầu giường dựa vào 2 vách này gia đình không ốm...

Lí do gì khiến Hồ Ngọc Hà và Lệ Quyên 'cạch mặt'?

Vợ chồng sống hai nơi, phụ nữ nên giải quyết nhu cầu của mình như thế...

Món ăn đơn giản như trứng luộc mà cũng có thể chế biến sai cách gây ngộ độc cho người ăn

Luộc trứng tưởng chừng là việc dễ dàng nhất nhưng không phải ai cũng làm đúng. Nếu mắc một số...

SỨC KHỎE 11 giờ trước

Khó lên đỉnh vì… ăn kem và thịt đỏ

Không kiểm soát đường huyết tốt khiến các mạch máu nhỏ và dây thần kinh bị tổn hại, cản trở ham...

SỨC KHỎE 13 giờ trước

ĐỌC NHIỀU

Bố chồng bị liệt nằm một chỗ, ngày nào chồng cũng tắm rửa cho ông,...

Hai mẹ con tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư ở TP.HCM

Cặp đôi Cần Thơ được trao 250 cây vàng, 3 tỷ tiền mặt ở đám cưới

Ăn nhiều chất xơ chế biến sẵn tăng nguy cơ ung thư gan

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ chế biến làm tăng nguy cơ ung thư gan. Những người...

SỨC KHỎE 14 giờ trước

Ca mắc virus Adeno tăng mạnh, dấu hiệu nào bạn nên cho con đi khám?

Nhiều phụ huynh đang lo lắng trước dịch virus Adeno ở trẻ em. Dưới đây là những hướng dẫn chăm...

SỨC KHỎE 16 giờ trước

recommended by

KETO

1 kopje (voor het slapengaan) verbrandt buikvet als een gek!

MEER WETEN

VIDEO

Người đàn ông vô cớ dùng bình cứu hỏa tấn công cô gái trên phố

Cặp thằn lằn khổng lồ phá cửa nhà dân tìm kiếm đồ ăn

Váy cưới giá 100 USD được truyền lại suốt 72 năm

Đặc sản mắt cá ngừ của Nhật Bản

Những cô gái bất ngờ bị hố tử thần nuốt chửng khi đang nhảy múa

Cặp thằn lằn khổng lồ phá cửa nhà dân tìm kiếm đồ ăn

Váy cưới giá 100 USD được truyền lại suốt 72 năm

Đặc sản mắt cá ngừ của Nhật Bản

Những cô gái bất ngờ bị hố tử thần nuốt chửng khi đang nhảy múa

Cặp thằn lằn khổng lồ phá cửa nhà dân tìm kiếm đồ ăn

Váy cưới giá 100 USD được truyền lại suốt 72 năm

Đặc sản mắt cá ngừ của Nhật Bản

Đậu mùa khỉ có phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ tại sao virus đậu mùa khỉ lây lan dễ dàng và khác thường...

SỨC KHỎE 16 giờ trước

Thu hồi toàn quốc lô nước muối Vĩnh Phúc không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có quyết định thu hồi đối với lô sản phẩm nước muối Vĩnh Phúc...

SỨC KHỎE 16 giờ trước

Dấu hiệu cảnh báo gan bị tổn thương

Đau bụng, vàng da, ngứa da, đầy bụng… là những biểu hiện rõ rệt ở người mắc bệnh gan.

SỨC KHỎE 18 giờ trước

Tin tốt cho người rụng tóc hậu Covid-19

Hậu Covid-19, tình trạng tóc rụng nhiều sau mỗi lần gội đầu hay chải đầu không phải điều bất...
Be Vegan, make peace.
Reply
là thức uống trường thọ, khỏe ruột mà người Nhật uống mỗi sáng
ĐẬU ĐẬU 9 ngày trước


ĐỌC BÀI - 3:26



Vào buổi sáng người Nhật rất chăm uống giấm táo pha loãng. Cùng tìm hiểu về thức uống này để biết hết những lợi ích mà nó đem lại.

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, một đất nước văn minh, sạch sẽ với những thói quen sống cực kỳ lành mạnh. Đặc biệt, người Nhật rất chịu khó thanh lọc cơ thể, thông qua việc sử dụng các thức uống vô cùng tốt. Vào buổi sáng người Nhật rất chăm uống giấm táo pha loãng. Họ đều đặn uống chúng mỗi buổi sáng như một cách bảo dưỡng nội tạng mà giá lại "rẻ bèo".
[Image: photo-4-16642973384801822249990.jpg]
Từ hàng nghìn năm trước, giấm táo đã được sử dụng như một loại thuốc bổ cho sức khỏe

Giấm táo được làm theo quy trình lên men hai bước. Đầu tiên, táo được cắt hoặc nghiền nát và kết hợp với men để chuyển hóa đường thành rượu. Sau đó, vi khuẩn được thêm vào để lên men rượu thành axit axetic.
Axit axetic là thành phần chính của giấm táo. Còn được gọi là axit ethanoic, nó là một hợp chất hữu cơ có vị chua và mùi mạnh. Thuật ngữ axetic bắt nguồn từ axetum, từ tiếng Latinh có nghĩa là giấm.
Lợi ích của nước giấm táo - thứ nước mà người Nhật rất ưa chuộng
1. Ổn định đường huyết
Giấm táo lại là thức uống giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Theo Healthline, một nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường đã báo cáo rằng tiêu thụ 2 muỗng canh giấm táo trước khi đi ngủ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói xuống 4% vào sáng hôm sau. Nhiều nghiên cứu khác ở người cho thấy giấm táo có thể cải thiện chức năng insulin và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn.
[Image: photo-3-1664297336391407144237.jpeg]




2. Có thể hỗ trợ giảm cân
Theo nghiên cứu thực hiện bởi Đại học Bang Arizona, giấm có thể làm tăng cảm giác no. Điều này có thể dẫn đến việc ăn ít calo hơn và thúc đẩy giảm cân.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu thực hiện trên 175 người bị béo phì cho thấy rằng tiêu thụ giấm táo hàng ngày giúp giảm mỡ bụng và giảm cân tốt hơn.
Nhìn chung, giấm táo có thể góp phần giảm cân bằng cách thúc đẩy cảm giác no, giảm lượng đường trong máu và giảm mức insulin. Hơn nữa, một muỗng canh (15 ml) giấm táo chứa khoảng 3 calo và hầu như không có carbs. Người Nhật Bản có tỷ lệ béo phì thấp, tuổi thọ cao bậc nhất thế giới. Nguyên nhân rất có thể xuất phát từ việc dùng nhiều giấm táo.
3. Làm đẹp da
Với đặc tính kháng khuẩn, giấm táo cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da. Một số người sử dụng giấm táo pha loãng để rửa mặt hoặc dùng toner. Tuy nhiên, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại sản phẩm này để dưỡng da, đồng thời tránh thoa giấm táo lên vùng da bị tổn thương, không dùng giấm táo chưa pha loãng kẻo gây bỏng da.
[Image: photo-2-16642973343622024974954.jpeg]




4. Khỏe ruột
Tương tự như các loại thực phẩm chứa probiotic khác, giấm táo có tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn xấu có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thì chúng cũng góp phần thúc đẩy sự hoạt động của vi khuẩn tốt, có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột.
5. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Theo NDTV, giấm táo đã được chứng minh là có thể cải thiện sức khỏe răng miệng tổng thể của chúng ta. Giấm táo thậm chí có thể được tiêu thụ và sử dụng như một loại nước súc miệng. Nhờ có chứa đặc tính kháng khuẩn mà giấm táo có thể giảm thiểu tình trạng hơi thở có mùi. Tuy nhiên, giấm táo cần được pha loãng, nếu dùng lượng quá đặc có thể gây hại nhiều hơn cho tình trạng của răng.
Cách bổ sung giấm táo vào thực đơn ăn uống hàng ngày
- Cách dễ nhất để sử dụng giấm táo là thêm chúng vào món salad. Hoặc bạn có thể pha loãng với nước để tạo thành thức uống ngon lành.
[Image: photo-1-1664297330332133630023.png]

TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1664087522492-1664087522792592192691.jpeg]
    Mắc ung thư ở tuổi 26 sau khi lạm dụng loại đồ uống nhiều người mê
  • [Image: photo1664067048629-16640670487311528028924.jpg]
    Thứ đồ uống nhiều người mê có thể tiềm ẩn nguy cơ gây đột tử
[size=undefined]
- Lượng giấm táo được sử dụng để giảm cân là 1 - 2 muỗng canh (15-30 ml) mỗi ngày, pha với nước. Tốt nhất bạn nên chia nhỏ thành 2 - 3 lần dùng trong ngày, và có thể uống trước bữa ăn là tốt nhất. Không nên dùng quá nhiều giấm táo, đặc biệt là cùng một lúc, vì có thể gây ra các tác hại, ví dụ như làm mòn men răng, gây buồn nôn, hại dạ dày.


[url=https://m.kenh14.vn/chanh-pha-mat-ong-kieu-nay-se-thanh-thuc-uong-thai-doc-lam-sach-da-ngua-ung-thu-hieu-qua-20220921171900047.chn][/url][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply