Đông y dược thảo
[Image: hoa-muoi-gio-55.jpg]
[Image: hoa-muoi-gio-56.jpg]
[Image: hoa-muoi-gio-57.jpg]
[Image: hoa-muoi-gio-58.jpg]
[Image: hoa-muoi-gio-59.jpg][Image: hoa-muoi-gio-67.jpg][Image: hoa-muoi-gio-69.jpg][Image: hoa-muoi-gio-78.jpg][Image: hoa-muoi-gio-81.jpg][Image: hoa-muoi-gio-84.jpg]
Be Vegan, make peace.
Reply
[Image: hoa-muoi-gio-90.jpg][Image: hoa-muoi-gio-97.jpg][Image: hoa-muoi-gio-29.jpg][Image: hoa-muoi-gio-32.jpg][Image: hoa-muoi-gio-44.jpg][Image: hoa-muoi-gio-45.jpg][Image: hoa-muoi-gio-62.jpg][Image: hoa-muoi-gio-64.jpg][Image: hoa-muoi-gio-88.jpg][Image: hoa-muoi-gio-89.jpg]
Hoa mười giờ rất dễ trồng, cho hoa đẹp lại không tốn nhiều công chăm sóc. Một chậu mười giờ trang trí trong nhà hoặc văn phòng làm việc là ý tưởng không tồi chút nào! Vẻ đẹp rực rỡ, tươi non tràn đầy sức sống của chậu hoa chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn đó. Vipflower chúc bạn và gia đình sẽ có những phút giây thư giãn vui vẻ bên nhau.










5/5 - (1 bình ch
Be Vegan, make peace.
Reply
Cây rau nhái (sao nhái)

[color=rgba(144, 144, 144, 0.75)]08:30 AM - 06/09/2019  7226[/color]
Công dụng

a- Lá rau nhái được dùng để làm rau

Lá rau nhái dù non hay già đều mềm và ăn sống được, hương vị lá có mùi hương thơm nhẹ của quả xoài nên rất dể ăn. Lá rau nhái có thể dùng để ăn sống, bóp gỏi, xào, nấu với nhiều món khác nhau.

[Image: sao%20nh%C3%A1i%20%C4%91%C4%83ng.jpg]

+Ở Việt Nam: Lá rau nhái được người dân vùng ĐBSCL dùng làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Rau nhái thường được ăn với cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê.

Lá rau nhái còn được dùng để ăn với bánh xèo, làm nộm, bóp gỏi, làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nấu canh, nhúng lẫu…

[Image: %C4%90%C4%A9a%20rau%20nh%C3%A1i.jpg?heig...&width=400]

Đĩa Rau nhái

 

[Image: Rau%20nh%C3%A1i%20trong%20%C4%91%C4%A9a%...&width=400]

Rau nhái trong đĩa rau tạp tàng Nam Bộ

 

[Image: B%C3%A1nh%20cu%E1%BB%91n%20l%C3%A1%20rau...&width=400]

Bánh tráng cuốn lá Rau nhái ở Trảng Bàng (Tây Ninh)

Ở các quốc đảo Đông Nam ÁNgười Tây Ban Nha giới thiệu các loài Cúc tây vào Philippines từ cuối thế kỷ thứ 18, từ đó lan truyền đến các quốc đảo Đông Nam Á.

Ở Malaysia có khoảng 120 loài rau truyền thống gọi chung là “ulam” (giống như RAU RỪNG VIỆT NAM). Trong đó loài rau nhái (Cosmos caudatus) được gọi là “ulam raja” (có nghĩa là ‘Vua của các loài rau’). Món rau nhái được phục vụ du khác ở các khách sạn lớn trong các món ăn trưa tự chọn hoặc dùng trong bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương.

Hiện nay “ulam raja” (rau nhái) vẫn là loài rau thiên nhiên rất quan trọng ở các quốc đảo Đông Nam Á. Rau nhái được dùng để ăn sống hoặc làm rau trộn như Salad là món ăn truyền thống. Ngoài ra ở Indonesia rau nhái còn được dùng để nấu món xào gọi làpecel, là món rau nhái xào với nước cốt dừa và rắc đậu phọng rang đâm nhỏ.

[Image: M%C3%B3n%20rau%20nh%C3%A1i%20%E1%BB%9F%2...&width=400]

Món Salad Rau nhái ở Indonesia

b- Lá rau nhái dùng làm dược liệu

+Theo Đông y

Người Malaysia, Indonesia và Philippines rất thích ăn rau nhái vì họ cho rằng nó có lợi cho sức khỏe. Các bài thuốc dân gian ở các nước này cho rằng cây Rau nhái có tác dụng lọc sạch và làm tăng lượng máu. Được dùng để giải độc và bồi dưỡng xương.

Trong y học dân gian Indonesia cây Rau nhái được dùng để làm thuốc bổ máu, trị các cơn co thắt tử cung và ngăn ngừa hay chữa trị những bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, sốt và ho.

+Theo tây y

Cây rau nhái được mệnh danh là “Vua các loài rau” ở Indinesia từ hàng trăm năm qua nên được ngành Đông và Tây Y của nước này nghiên cứu rất tỷ mỷ:

-Trong lá cây Rau nhái có trên 20 hóa chất chống oxy hóa. Các chất chiết xuất từ cây Rau nhái trở thành một nguồn tuyệt vời của chất chống oxy hóa và chống lão hóa. (Norazlina Mohamed et al. 2012).

-Trong 100 gam lá Rau nhái có chứa 2400 mg L-ascorbic acid (Vitamin C) có tác dụng tương đương chất chống oxy hóa (AEAC).(Shui et al., 2005).

-Các chất chống oxy hóa tổng hợp nhân tạo như butylated hydroxytoluene (BHT) và butylated hydroxyanisole (BHA) mặc dù đã được xử dụng trong y tế nhưng có tác dụng tiêu cực, do đó dùng thực vật như cây Rau nhái là một tiềm năng như là một nguồn mới về dược phẩm thay thế có nguồn gốc từ thiên nhiên.(Barlow, 1990).

-Các thí nghiệm trên chuột cái bị nhiểm bệnh loảng xương (gây bệnh nhân tạo theo phương pháp gây loãng xương chuột ovariectomised (OVX) do giáo sư Norazlina Mohamed dẫn đầu (trong năm 2012) đã cho biết:

*Nhóm chuột cái loãng xương được điều trị bằng cách cho ăn bổ sung Canci và Vitamin E (theo cách điều trị loãng xương phổ biến ở người) với hàm lượng 0,8-1,2% Canci trộn trong thức ăn và 1% Canci trộn trong nước uống, xương của chuột bệnh có cải thiện nhưng kém xa so với phương pháp cho ăn dịch chiết của lá rau nhái.

*Nhóm chuột cái loãng xương được điều trị bằng cách cho ăn bổ sung Canci và Vitamin E với hàm lượng 0,8-1,2% Canci trộn trong thức ăn và 1% Canci trộn trong nước uống cộng với dịch chiết 500 mg/kg thể trọng tình hình cải thiện xương của chuột tuyệt vời hơn tất cả các nhóm khác.

-Một nghiên cứu khác trước đây của Giáo sư Norazlina Mohamed trên chuột đực và chuột cái với liều cho ăn 100, 200, 300, 500, 1000 và 2000 mg/kg địch chiết của lá cây rau nhái (C. caudatus) đã cho thấy ở liều 500 mg/kg dịch chiết an toàn và không gây phản ứng phụ ở chuột. Ở liều 2000 mg/kg đã thấy chuột bị tăng men gan nhưng không gây ra bất kỳ thay đổi trên các thông số huyết học như thời gian đông máu, thời gian chảy máu, mức độ tiểu cầu, và số lượng bạch cầu (số liệu chưa được công bố) . Các dẫn chứng trên ngụ ý rằng dùng dịch chiết của cây rau nhái (C. caudatus) với liều 500 mg / kg không tác dụng phụ.

Từ kết quả trên, giáo sư Norazlina Mohamed kết luận:

-Cần di trì thói quen ăn lá rau nhái trong nhân dân để ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi, nhất là ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh.

-Dùng dịch chiết lá rau nhái với liều lượng 500 mg/kg (ở mức an toàn) để điều trị bệnh loãng xương hoặc bổ xung dịch chiết lá rau nhái 500 mg/kg với Canci và Vitamin E trong điều trị bệnh loãng xương.

Nguồn: Norazlina Mohamed et al. (2012), Trường Đại học Kebangsaan (Malaysia)
Be Vegan, make peace.
Reply
Cây chuồn chuồn

Nội dung bài viết

Cây chuồn chuồn còn được biết đến với tên gọi khác là cây hoa sao nhái. Là loài có hoa đẹp nên người ta thường trồng cây chuồn chuồn làm cảnh. Ít người biết loài cây này còn có tác dụng làm thuốc chữa chứng tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm giúp mọc răng dễ dàng.
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2020/06/cay-chuon-chuon3.jpg[/img]Cây chuồn chuồn còn được gọi là cây hoa sao nhái, đây là loài cây trồng làm đẹp phổ biến tại Việt Nam
  • Tên thường gọi: Cây sao nhái
  • Tên gọi khác: cây hoa sao nhái, cây hoa chuồn chuồn, hoa cúc chuồn chuồn
  • Tên khoa học: Cosmos
  • Họ:  Cosmos bipinnatus (họ Cúc)
[size=undefined]
Thông tin về cây chuồn chuồn
Cây chuồn chuồn được biết đến phổ biến hơn với tên gọi hoa sao nhái. Cây thuộc chi Cúc tây, bao gồm những loài cây nhiệt đới hằng niên có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Cây chuồn chuồn xuất hiện rất phổ biến tại khắp các vùng lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu người ta tận dụng vẻ đẹp của cây chuồn chuồn để làm cảnh. Cây cũng được tìm thấy phổ biến ở Châu Mỹ và mọc hoang rộng rãi tại bang Florida và miền Nam nước Mỹ, ở phía Bắc cho tới Paraguay ở phía Nam. Nhiều loài trong chi này được giới thiệu đi khắp thế giới kể từ khi thực dân Châu Âu phát hiện ra Châu Mỹ.
Cây chuồn chuồn thuộc loại cỏ dại, chúng dễ sinh sôi và phát triển thành đám rộng lớn. Hiện nay nhiều loài thuộc chi cúc tây cũng được xếp vào thực vật xâm lấn và là cỏ dại ở các vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc.
Tại Việt Nam, cây chuồn chuồn mọc phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại thành thị cây chuồn chuồn được trồng trong công viên hoăc trồng là cây đô thị, tại vùng ngoại ô hoặc miền quê, cây mọc dại trên ruộng, vườn, nương, rẩy… Ở một số nơi, có khi cây chuồn chuồn cũng được gọi là cây rau nhái cũng có nguồn gốc tương tự.
Mô tả cây chuồn chuồn
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2020/06/cay-chuon-chuon7.jpg[/img]Cây chuồn chuồn có hoa vàng, cam, hồng hoặc tím và thuộc học Cúc
Cây chuồn chuồn thuộc loài cây thân thảo hằng niên, chúng dễ sinh sôi trong tự nhiên và đặc biệt thích nghi tốt với khi hậu nhiệt đới. Thông thường cây chuồn chuồn mọc hoang cặp theo bờ ruộng, trên vườn đất ẩm, trên nương, rẫy… đây cũng là loài cây  cạnh tranh mạnh trong quần thể cỏ dại hai lá mầm.
[Image: DTHT-HauCovid-220223-07.gif][/size]
  • Thân: Cây chuồn chuồn là loài thân thảo mọc đứng, chiều cao biến động từ 0,3 – 2 m (có thể đến 3 m). Vỏ dọc thân cây có màu xanh nhạt , ở nhiều vị trí phớt tím, trơn láng hoặc có lông thưa.
  • Rễ: Cây chuồn chuồn là loài rễ trụ, có nhiều rể con, chúng mọc mạnh trong môi trường đất ẩm.
  • : Cây chuồn chuồn có lá kép 3 lần, mọc so le, gốc và cuống ây chuồn chuồn phát triển thành bẹ, cuống dài 1-7 cm. Chiều dài của lá kép 10-20 cm, lá chét mọc đối diện (bipinnate) và mỗi cuống chỉ có 1 lá chét ở đỉnh. Lá chét hình thon đỉnh nhọn đơn giản, gân lá hình lông chim, lá khi còn non hay lá già đều mềm.
  • Hoa: Hoa của cây chuồn chuồn mọc đơn độc hoặc từng cụm với vài hoa. Hoa kép mọc ở phần đỉnh của cây. Phía cụm hoa có hình đầu, trên cuống chung dài, mỗi cánh hoa là một mảnh đơn độc hay hợp thành thuỳ thưa. Lá bắc tổng bao dạng thuôn hình giáo nhọn đầu. Phía ngoài vòng hoa có cánh môi lớn, mỏng có gân và đỉnh chia răng không đều màu hồng phớt tím (đặc điểm giúp phân biệt các loài tương cận có hoa màu tím, màu vàng hay màu cam). Bông hoa ở giữa hình ống nhỏ, màu vàng. Hoa cây chuồn chuồn hay hoa sao nhái thường phát triển mạnh trong 1 tháng, mùa ra hoa trong các tháng 6-11.
  • Quả: Quả của cây chuồn chuồn dạng hạt bế thuôn có mỏ, mỗi hoa có 5-10 quả.
[size=undefined]
Cây chuồn chuồn sống và phát triển tốt ở môi trường đất cạn, ẩm và có sức cạnh tranh mạnh cùng các loài cỏ thân thảo hai lá mầm khác. Loài này có tính cạnh tranh yếu với các loài cỏ họ hòa thảo khác như cây cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ tranh, sậy… Cây chuồn chuồn là loài dễ trồng và cho sản lượng cao nếu bón phân và chăm sóc tốt.
Bộ phận dùng
Thân có lá – Herba Cosmoris.
Nơi sống và thu hái
 Cây gốc ở Mêhico, được nhập trồng làm cảnh vì hoa đẹp.
Thành phần hóa học
Cây chuồn chuồn có thành phần hóa học rất đa dạng. Theo các tài liệu của Indonesia, Norazlina Mohamed et al nghiên cứu trong năm 2012. Phần lá cây rau nhái chứa 0,3% protein, 0.4% chất béo và carbohydrate. Trong lá cũng rất giàu lacsium và vitamin A. Thành phần của lá cây chuồn chuồn chứa đến 20 chất có tác dụng chống oxy hóa (AEAC) đã được xác định. Những chất chống oxy hóa chính là các protosianidin trong dimer như: hecsamer, axit neochlorogenic, cuersetin glycoside, axit chlorogenic, axit kripto-chlorogenic…
Trung bình trong 100 gram lá của cây chuồn chuồn chứa đến 2400 mg L-acid ascorbic (Vitamin C). Ngoài ta lượng carbohydrate, protein, muối khoáng và vitamin trong lá cây chuồn chuồn cao hơn hẳn so với bắp cải và nhiều loại rau thông dụng khác.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta chủ yếu sử dụng cây chuồn chuồn nhằm mục đích làm đẹp cảnh quan. Tuy nhiên loài cây này cũng được đánh giá cao nhờ sự bổ dưỡng, nên một số nơi dùng cây chuồn chuồn như một loại rau ăn sống.  Tại Việt Nam, cụ thể là người dân trong khu vực ĐBSCL dùng thân non và lá của cây chuồn chuồn làm món rau sống ăn riêng hoặc ăn chung với nhiều loại rau tập tàng khác. Món ăn này phổ biến được dùng kèm với món cá linh, cá đồng kho, thịt kho, mắm kho…trong những bữa cơm dân dã, đạm bạc ở miền quê.
[img=0x0]https://www.thuocdantoc.org/wp-content/uploads/2020/06/cay-chuon-chuon6.jpg[/img]Lá của cây chuồn chuồn thường được kết hợp cùng các loại rau khác dùng trong bữa ăn
Lá cây chuồn chuồn còn được dùng để ăn với bánh xèo, dùng làm nộm, bóp gỏi, hoặc làm nhân bánh tráng cuốn, xào, nấu canh, nhúng lẩu…Cây cũng được sử dụng làm thuốc nhưng không phổ biến. Tại một số khu vực của Cộng hoà Trung Phi, nước hãm thân cây chuồn chuồn thường được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh. Người ta cũng dùng cây nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng.
Theo Đông y
Lá của cây chuồn chuồn được dùng làm dược liệu trong Đông Y. Người Malaysia, Indonesia và Philippines rất thích ăn lá cây chuồn chuồn vì họ cho rằng nó có lợi cho sức khỏe. Trong một số bài thuốc dân gian được lưu truyền tại nước này cho rằng cây Rau nhái có tác dụng lọc sạch và làm tăng lượng máu. Đồng thời cây cũng được dùng để giải độc và bồi dưỡng xương.
Trong các tài liệu y học dân gian Indonesia, người ta ghi nhận cây chuồn chuồn được dùng để làm thuốc bổ máu. Dùng dược liệu khô hoặc tươi giúp trị các cơn co thắt tử cung và ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sốt và ho. Ngoài ra người dân tại quốc gia này cho rằng việc duy trì thói quen ăn lá rau nhái trong nhân dân để ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi, đặc biệt là đối tượng nữ giới đã qua thời kỳ mãn kinh.
 Theo tây y
Các nghiên cứu tại Indonesia đã chứng minh cây chuồn chuồn có trên 20 hóa chất chống oxy hóa khác nhau. Các chất chiết xuất từ cây chuồn chuồn cũng trở thành một nguồn hất tuyệt vời của chất chống oxy hóa và chống lão hóa. Trung bình trong100 gam lá cây chuồn chuồn có chứa 2400 mg L-ascorbic acid (Vitamin C), với tác dụng tương đương chất chống oxy hóa (AEAC).
Ngoài ra những chất chống oxy hóa tổng hợp nhân tạo như butylated hydroxytoluene (BHT) và butylated hydroxyanisole (BHA) có trong cây chuồn chuồn cũng có giá trị y học nhất định. Mặc dù đã được xử dụng trong y tế nhưng nếu không dùng đúng cách vẫn có thể mang lại những tác dụng tiêu cực. Các nghiên cứu về loài cây này vẫn được thực hiện nhằm mục đích điều chế thuốc chữa bệnh tim từ nguồn dược liệu lành tính tự nhiên.
Dùng dịch chiết lá cây chuồn chuồn với liều lượng 500 mg/kg (ở mức an toàn) để điều trị bệnh loãng xương. Hoặc bổ sung dịch chiết lá cây chuồn chuồn 500 mg/kg với Canci và Vitamin E trong điều trị bệnh loãng xương. Những phương pháp này chỉ mới được nghiên cứu và chưa áp dụng trong y học.
Cây chuồn chuồn hiện nay chỉ được trồng làm đẹp cảnh quan là chủ yếu. Hiện vẫn chưa có thông tin về trường hợp ngộ độc khi ăn lá cây chuồn chuồn. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng cây chuồn chuồn để chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn an toàn.[/size]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
[Image: avatar-bs-tuyet-lan.png]
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương
Be Vegan, make peace.
Reply

Thứ hai, 9/5/2022, 18:00 (GMT+7)

Các cách lọc thận tự nhiên
Làm sạch hay giải độc thận đúng cách giúp thận luôn khỏe và ngăn ngừa sỏi thận.
Thận cần được "vệ sinh" để hoạt động tốt nhất thông qua quá trình làm sạch bằng những cách tự nhiên như ăn uống, bổ sung một số vitamin. Người có chế độ ăn uống không ổn định, công việc có tiếp xúc với hóa chất hoặc bị căng thẳng mạn tính được khuyến nghị nên làm sạch thận.
Dùng các thực phẩm tự nhiên, uống nước và thực phẩm chức năng là các cách làm sạch thận phổ biến. Thực hiện làm sạch thận còn giúp kiểm soát huyết áp, cải thiện chức năng của đường tiết niệu và bàng quang, tăng cường khả năng miễn dịch và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Uống đủ nước
Nạp đủ nước giúp thận tối ưu hóa chức năng hoạt động, từ đó giúp lọc lượng nước thừa và chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả. Lượng nước nên được nạp đủ mỗi ngày ở người trưởng thành là 3 lít đối với nam giới và 2,25 lít đối với nữ giới. Trẻ em ở từng độ tuổi cũng được khuyến nghị nên nạp đủ nước theo mức độ vận động và chỉ số BMI.
Thức uống thảo mộc và nước ép trái cây
Một số thành phần thảo mộc có trong thức uống hoặc viên uống bổ sung như hoa bồ công anh, lá mùi tây, gừng, rễ cây marshmallow, hoa hoàng anh (goldenrod), giúp quá trình "vệ sinh" thận diễn ra hiệu quả.
Nước củ cải đường, nước dưa hấu, nước chanh, nước ép quả việt quất, nước hạt bí ngô, nước có chứa nghệ, nước gừng cũng giúp đào thải độc tố và cải thiện chức năng thận hiệu quả.
Ngoài ra, các thức uống chứa vitamin B2, vitamin B6, magie cũng có tác dụng hỗ trợ làm sạch thận.

[Image: La-mui-tay-giup-ve-sinh-than-2694-1652066063.jpg]

Lá mùi tây là một trong các loại thảo mộc tự nhiên giúp làm sạch thận. Ảnh: Freepik

Thực phẩm nên tránh
Người có tiền sử sỏi thận nên tránh nạp thực phẩm giàu axit oxalic, như chocolate, đậu bắp, khoai lang, hạt vừng, rau xanh, các loại hạt và rau bina.
Theo Tổ chức Thận quốc gia (Mỹ), một số nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ canxi nhờ ăn uống thực phẩm chứa canxi có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận, nhưng sử dụng viên uống canxi bổ sung lại làm tăng nguy cơ bệnh thận.
Một số phương pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe của thận khác cũng được khuyến khích là tránh hút thuốc và tiêu thụ quá nhiều thức uống có cồn và caffeine, duy trì huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định. Bạn cũng nên theo dõi thường xuyên lượng cholesterol trong máu, duy trì cân nặng hợp lý.
Thực hiện làm sạch thận là cần thiết, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em và người đang mắc bệnh thận được khuyên không nên tự ý thực hiện vệ sinh thận, do có thể gây thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày đã được bác sĩ chỉ định trước đó.
Mai Trinh
(Theo Verywell Health)
Be Vegan, make peace.
Reply
Hoa Hoàng Anh (Goldenrod): Công dụng, Liều dùng và Phòng ngừa
[img=354x0]https://bacsitructuyen.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/goldenrod-1296x728-feature-628x275.jpeg[/img]
Dinh DưỡngNguyễn Gia Khánh

Hoa Hoàng Anh (Goldenrod): Công dụng, Liều dùng và Phòng ngừa










5/5 - (2 bình chọn)
Bạn có thể biết Hoa hoàng anh tốt nhất như một loại hoa dại màu vàng, nhưng nó cũng là một thành phần phổ biến trong các chất bổ sung thảo dược và trà.
Tên Latin của thảo mộc là Solidago , có nghĩa là chữa bệnh toàn thân hoặc chữa lành vết thương và phản ánh công dụng của nó trong y học cổ truyền.

Hoa hoàng anh thường được sử dụng như một chất bổ sung để cải thiện sức khỏe tiết niệu và giảm viêm.

Bài viết này xem xét các lợi ích tiềm năng, thông tin về Hoa hoàng anh.
[Image: goldenrod-1296x728-feature-1.jpeg]
Nội dung [Ẩn]
[*][size=undefined][size=undefined]
Bài viết đăng bởi BacSiTrucTuyen.com.vn (https://bacsitructuyen.com.vn)
Hoa hoàng anh là gì?
Hoa hoàng anh có tên tiếng anh là Goldenrod
Hoa hoàng anh phát triển ở châu Âu, châu Á và Bắc và Nam Mỹ. Nó phát triển mạnh ở các mương nước và cánh đồng và thường được coi là một loại cỏ dại.
Hoa màu vàng của cây nở vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Nó thụ phấn chéo dễ dàng với các cây khác, vì vậy có hơn 100 loài hoa hoàng anh khác nhau. Nhiều trong số này được cho là có đặc tính sức khỏe tương tự.

Solidago virgaurea – đôi khi được gọi là Hoa hoàng anh châu Âu – có lẽ là loài được nghiên cứu tốt nhất về lợi ích sức khỏe của nó. Nó đã được sử dụng trong cả y học cổ truyền Trung Quốc và thảo dược ở một số nước châu Âu.
Để gặt hái những lợi ích của nó, người ta tiêu thụ những phần của cây mọc trên mặt đất – đặc biệt là hoa và lá.
Bạn có thể mua Goldenrod như một loại trà hoặc bổ sung chế độ ăn uống là tốt. Trà có thể có một dư vị hơi đắng, và một số thích nó ngọt nhẹ.[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
[i]Solidago virgaurea là loài hoàng anh được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích sức khỏe. Hoa và lá của nó được sử dụng để pha trà và bổ sung chế độ ăn uống.
[/i]

[*]
[size=undefined][size=undefined]
Hoa hoàng anh có nguồn hợp chất thực vật phong phú
Hoa hoàng anh cung cấp nhiều hợp chất thực vật có lợi, bao gồm saponin và chất chống oxy hóa flavonoid như quercetin và kaempferol.
Saponin là hợp chất thực vật liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng có thể đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại như Candida albicans .

Candida albicans là một loại nấm có thể gây nhiễm trùng nấm âm đạo, cũng như nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể.

Saponin cũng đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư và chống viêm trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật.
Các chất chống oxy hóa flavonoid quercetin và kaempferol trong Goldenrod giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi bị hư hại do các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do.
Tổn thương gốc tự do là một yếu tố trong nhiều tình trạng mãn tính, bao gồm bệnh tim và ung thư.
Đáng chú ý, hoạt động chống oxy hóa của Goldenrod còn hơn cả trà xanh và vitamin C.

Các chất chống oxy hóa flavonoid và các hợp chất thực vật khác trong Goldenrod cũng có lợi ích chống viêm.[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
Hoa hoàng anh chứa nhiều hợp chất thực vật có giá trị, bao gồm saponin, có tác dụng chống nấm và flavonoid, có chức năng chống oxy hóa và chống viêm.

[*]
[size=undefined][size=undefined]
[img=0x0]http://vietbestforum.com/data:image/gif,GIF89a%01%00%01%00%80%00%00%00%00%00%FF%FF%FF%21%F9%04%01%00%00%00%00%2C%00%00%00%00%01%00%01%00%00%02%01D%00%3B[/img]Hoa hoàng anh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Hoa hoàng anh có tác dụng làm giảm viêm
Trong y học cổ truyền, Hoa hoàng anh đã được sử dụng để chống viêm, góp phần gây đau và sưng.
[/url]Đọc thêm:  7 Ưu và nhược điểm của Creatine bạn cần biết!


Trong các nghiên cứu động vật gặm nhấm, chiết xuất Goldenrod kết hợp với chiết xuất từ cây aspen và tro trong chất bổ sung Phytodolor làm giảm sưng 60% các mô bị thương.

Nó cũng làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp 12-45 ở loài gặm nhấm, với tác dụng lớn hơn ở liều cao hơn.
Hoa hoàng anh ở Phytodolor cũng đã được thử nghiệm trên người. Khi xem xét 11 nghiên cứu ở người, điều trị bằng Phytodolor có hiệu quả tương đương với aspirin để giảm đau lưng và viêm khớp gối.
Điều này có thể một phần là do quercetin, một chất chống oxy hóa flavonoid trong hoa hoàng anh với tác dụng chống viêm mạnh.
Tuy nhiên, vỏ cây aspen có chứa salicin – thành phần hoạt chất trong aspirin – cũng góp phần vào lợi ích chống viêm của hỗn hợp thảo dược được thử nghiệm.
Nghiên cứu về ống nghiệm của Phytodolor cho thấy rằng đó là sự kết hợp của các thành phần – chứ không phải là một thành phần đơn lẻ – tạo ra sự giảm đau đáng kể nhất. Do đó, không rõ hiệu ứng Goldenrod có bao nhiêu.
Các nghiên cứu ở người chỉ tập trung vào hoa hoàng anh là cần thiết để làm rõ vai trò của nó trong điều trị viêm và đau.[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
Trong y học cổ truyền, Hoa hoàng anh đã được sử dụng để chống viêm và đau. Các nghiên cứu trên động vật và người cũng cho thấy nó có thể làm giảm bớt những vấn đề này, nhưng nó chỉ được thử nghiệm như một phần của hỗn hợp thảo dược.

[*]
[size=undefined][size=undefined]
Hoa hoàng anh hỗ trợ sức khỏe hệ tiết niệu
Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA), một nhóm chính phủ giám sát các loại thuốc, công nhận Hoa hoàng anh có khả năng hữu ích để cải thiện hiệu quả của các phương pháp điều trị y tế tiêu chuẩn cho các vấn đề tiết niệu nhỏ.
Điều này có nghĩa là Hoa hoàng anh có thể hỗ trợ hoặc tăng hiệu quả của các loại thuốc như kháng sinh đối với nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) – nhưng không nên sử dụng thảo dược này một mình để điều trị các bệnh như vậy.
Nghiên cứu về ống nghiệm cho thấy rằng Goldenrod có thể giúp tránh khỏi UTI. Tuy nhiên, nó có thể hiệu quả nhất khi kết hợp với các loại thảo mộc khác – bao gồm cả cây bách xù và thảo mộc đuôi ngựa.
[img=0x0]http://vietbestforum.com/data:image/gif,GIF89a%01%00%01%00%80%00%00%00%00%00%FF%FF%FF%21%F9%04%01%00%00%00%00%2C%00%00%00%00%01%00%01%00%00%02%01D%00%3B[/img]Hoa hoàng anh tốt cho hệ tiết niệu
Vì lý do này, bạn có thể thấy các chất bổ sung thảo dược cho sức khỏe tiết niệu có chứa hoa hoàng anh và các loại thảo mộc khác.
Ngoài ra, các nghiên cứu về ống nghiệm chỉ ra rằng chiết xuất hoa hoàng anh có thể giúp bàng quang hoạt động quá mức hoặc cảm giác thường xuyên phải đi tiểu. Nó cũng có thể làm giảm co thắt đau đớn của đường tiết niệu.
Khi 512 người bị bàng quang hoạt động quá mức mãn tính đã uống 425 mg chiết xuất hoa hoàng anh khô 3 lần mỗi ngày, 96% thấy sự cải thiện trong việc đi tiểu và đi tiểu đau đớn.
Không rõ họ đã lấy chiết xuất bao lâu trước khi họ nhận thấy lợi ích.
Đọc thêm:  Dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân không?

Cuối cùng, EMA lưu ý rằng hoa hoàng anh làm tăng lưu lượng nước tiểu. Tác dụng lợi tiểu của nó có thể giúp loại bỏ vi khuẩn có hại và hỗ trợ sức khỏe thận.
Do đó, thông thường nên uống nhiều nước khi uống thảo mộc.
Mặc dù đầy hứa hẹn, cần có nhiều nghiên cứu trên người để xác nhận lợi ích của hoa hoàng anh đối với sức khỏe đường tiết niệu.[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
Bằng chứng sơ bộ cho thấy hoa hoàng anh có thể tăng cường các phương pháp điều trị y tế thông thường cho các vấn đề tiết niệu, bao gồm nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu hoạt động quá mức. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn.

[*]
[size=undefined][size=undefined]
Công dụng khác của hoa hoàng anh
Một vài nghiên cứu đã thử nghiệm hoa hoàng anh cho các mục đích khác, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận hiệu quả của nó trong các lĩnh vực này.
Các nghiên cứu sơ bộ đã xem xét hoa hoàng anh cho:[/size][/size]
  • Kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu về ống nghiệm và chuột cho thấy hoa hoàng anh có thể chống lại bệnh béo phì bằng cách điều chỉnh các gen kiểm soát tổng hợp chất béo và kích thước của các tế bào mỡ. Vì lý do này, thảo mộc được sử dụng trong một số loại trà giảm cân.
  • Ngăn ngừa ung thư. Theo nghiên cứu về ống nghiệm, chiết xuất hoa hoàng anh có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, một nghiên cứu chuột báo cáo rằng tiêm chiết xuất hoa hoàng anh đã ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư tuyến tiền liệt.
  • Sức khỏe tim mạch. Những con chuột được chiết xuất hoa hoàng anh mỗi ngày trong 5 tuần trước khi gây tổn thương tim có mức độ đánh dấu máu thấp hơn 34% cho tổn thương sau chấn thương tim so với nhóm đối chứng.
  • Chống lão hóa. Một nghiên cứu ống nghiệm cho thấy chiết xuất hoa hoàng anh làm trì hoãn sự tích tụ của các tế bào da cũ, hoạt động kém. Điều này có thể có tiềm năng ngăn chặn lão hóa da sớm.
[*][size=undefined][size=undefined]
Do thiếu nghiên cứu của con người trong các lĩnh vực này, không biết liệu hoa hoàng anh có gây ra những tác động tương tự ở người hay không.[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
Nghiên cứu sơ bộ về ống nghiệm và động vật cho thấy hoa hoàng anh có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng, sở hữu các đặc tính chống ung thư, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và làm chậm lão hóa da. Tuy nhiên, những lợi ích tiềm năng này chưa được thử nghiệm ở người.

[*]
[size=undefined][size=undefined]
Hình thức và liều lượng sử dụng hoa hoàng anh
[img=0x0]http://vietbestforum.com/data:image/gif,GIF89a%01%00%01%00%80%00%00%00%00%00%FF%FF%FF%21%F9%04%01%00%00%00%00%2C%00%00%00%00%01%00%01%00%00%02%01D%00%3B[/img]Trà hoa hoàng anh được sử dụng nhiều
Bạn có thể mua hoàng anh dưới dạng trà thảo dược, chiết xuất chất lỏng và thuốc.
Chiết xuất chất lỏng được bán trong chai với ống nhỏ giọt để dễ dàng hơn. Viên nang và viên nén chứa chiết xuất khô của hoa hoàng anh thường được tìm thấy trong hỗn hợp với các loại thảo mộc khác, chẳng hạn như quả bách xù.
Liều dùng chưa được thử nghiệm tốt trong các nghiên cứu ở người, nhưng liều y học cổ truyền cho thấy những điều sau đây:[/size][/size]
  • Trà. 1‒2 muỗng cà phê (3‒5 gram) hoa hoàng anh khô trên 1 cốc (237 ml) nước đun sôi. Đậy nắp và để yên trong 10‒15 phút, sau đó căng thẳng. Uống tối đa 4 lần mỗi ngày.
  • Chiết xuất lỏng. 0,5‒2 ml tối đa 3 lần mỗi ngày.
  • Chiết xuất khô. 350‒450 mg tối đa 3 lần mỗi ngày.
[*][size=undefined][size=undefined]
Những số tiền được đề nghị là dành cho người lớn và thanh thiếu niên. Hoàng anh thường không được đề xuất cho trẻ em dưới 12 tuổi do thiếu dữ liệu về sự an toàn của nó.
Đọc thêm:  9 Lợi ích và công dụng tuyệt vời của Trà Xô Thơm

Nếu hoàng anh được sử dụng cho một căn bệnh cụ thể, nó thường được tiếp tục trong 2 – 4 tuần.
Hướng dẫn liều lượng hơn nữa có thể được tìm thấy trên các gói bổ sung.[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
Hoa hoàng anh có sẵn dưới dạng trà thảo dược, chiết xuất chất lỏng trong chai nhỏ giọt, và viên nang hoặc viên nén – thường kết hợp với các loại thảo mộc khác. Thông tin về liều lượng dựa trên y học cổ truyền do thiếu các nghiên cứu của con người.

[*]
[size=undefined][size=undefined]
Phòng ngừa khi sử dụng hoa hoàng anh
Hoa hoàng anh thường được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ lớn. Tuy nhiên, có một vài biện pháp phòng ngừa bạn cần lưu ý, bao gồm dị ứng và tương tác ở những người mắc một số bệnh trạng.
[img=0x0]https://bacsitructuyen.com.vn/wp-content/uploads/2020/12/di-ung.jpg[/img]Sử dụng hoa hoàng anh hoặc chiết xuất có thể gây các tác dụng phụ
Dị ứng với hoa hoàng anh
Mặc dù hoa hoàng anh đôi khi bị đổ lỗi cho dị ứng theo mùa trong không khí, nhưng đó không phải là thủ phạm chính, vì phấn hoa nặng của nó không di chuyển dễ dàng bởi gió.
Tuy nhiên, nó có thể kích hoạt một số phản ứng dị ứng, bao gồm phát ban da và hen suyễn – đặc biệt ở những người làm việc xung quanh nhà máy như người bán hoa và nông dân.
Hoa hoàng anh cũng có thể kích hoạt các phản ứng nếu bạn bị dị ứng với các loại thực vật có liên quan, chẳng hạn như ragweed và cúc vạn thọ.
Hơn nữa, uống thảo dược có thể gây phát ban da ngứa – mặc dù điều này rất hiếm.
Ngoài ra, lá của hoàng anh có nhiều mủ, một nguồn cao su tự nhiên. Những người dị ứng với latex – được sử dụng trong một số găng tay kiểm tra y tế – có thể thấy rằng họ cũng bị dị ứng với hoàng anh.
Điều kiện y tế
Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào hoặc có tình trạng sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bổ sung hoàng anh.
Vì hoàng anh có thể có tác dụng lợi tiểu, bạn không nên dùng nó cùng với thuốc lợi tiểu theo toa, vì điều này có thể khiến bạn mất quá nhiều nước.
Vì những lý do tương tự, hoàng anhkhông được khuyên dùng trong các điều kiện cần hạn chế chất lỏng, bao gồm một số trường hợp suy tim sung huyết và bệnh thận.
Quỹ Thận Quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ khuyên rằng những người mắc bất kỳ giai đoạn nào của bệnh thận, bao gồm cả những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận, nên tránh bệnh vàng da.
Ngoài ra, hoàng anh có thể khiến cơ thể bạn giữ natri, có thể làm tăng huyết áp.
Cuối cùng, tránh Goldenrod nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, vì dữ liệu cho thấy liệu nó có an toàn trong những điều kiện này hay không (19).[/size][/size]

Quote:Tóm tắt
Hoa hoàng anh thường được dung nạp tốt, trừ trường hợp dị ứng. Ngoài ra, những người mắc bệnh, chẳng hạn như bệnh thận hoặc một số bệnh tim, cũng như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, không nên dùng thảo dược.

[*]
[size=undefined][size=undefined]
Kết luận
Hoa hoàng anh từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một loại trà thảo dược hoặc bổ sung chế độ ăn uống để điều trị viêm và các điều kiện tiết niệu.
Các nghiên cứu sơ bộ về ống nghiệm và động vật cho thấy hoa hoàng anh có thể giúp những điều này và các điều kiện khác, nhưng rất ít nghiên cứu ở người đã kiểm tra lợi ích của nó khi sử dụng riêng.
Vì nghiên cứu về hoa hoàng anh bị hạn chế, nên tránh sử dụng nó thay cho thuốc được kê đơn và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang cân nhắc kết hợp nó với các liệu pháp thông thường.
Nếu bạn muốn dùng thử hoa hoàng anh, bạn có thể tìm thấy nó dưới dạng trà, chiết xuất chất lỏng và thuốc trong các cửa hàng y tế và trực tuyến.
Mọi bài lấy nguồn trích dẫn, tham khảo vui lòng dẫn link về bài viết này trên Bác Sĩ Trực Tuyến
[0]=https://bacsitructuyen.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/goldenrod-1296x728-feature.jpeg&p[title]=Hoa%20Ho%C3%A0ng%20Anh%20(Goldenrod):%20C%C3%B4ng%20d%E1%BB%A5ng,%20Li%E1%BB%81u%20d%C3%B9ng%20v%C3%A0%20Ph%C3%B2ng%20ng%E1%BB%ABa]]=https%3A%2F%2Fbacsitructuyen.com.vn%2Fdinh-duong%2Fhoa-hoang-anh.html&p[images][0]=https://bacsitructuyen.com.vn/wp-content/uploads/2019/11/goldenrod-1296x728-feature.jpeg&p[title]=Hoa%20Ho%C3%A0ng%20Anh%20(Goldenrod):%20C%C3%B4ng%20d%E1%BB%A5ng,%20Li%E1%BB%81u%20d%C3%B9ng%20v%C3%A0%20Ph%C3%B2ng%20ng%E1%BB%ABa]



[url=https://bacsitructuyen.com.vn/wp-admin/admin-ajax.php?action=process_simple_like&post_id=2265&nonce=56261c9fc1&is_comment=0&disabled=true]32
[/size][/size]
HoaHoa hoàng anhTrà
[Image: f95f9db3a5f6ad90cc275f6fcfdd3303?s=85&d=mm&r=g]Nguyễn Gia Khánh
Tôi là Nguyễn Gia Khánh, một người am hiểu về dinh dưỡng và luôn quan tâm tới sức khỏe. Do vậy, tôi hy vọng mang đến cho các bạn những bài đọc về thực phẩm, dinh dưỡng được tổng hợp tốt nhất
Be Vegan, make peace.
Reply
Những tác dụng của cây rau sắng


Rau sắng hay còn gọi là cây rau ngót rừng, cây mỳ chính, rau ngót quế, đây là loại rau được dùng để nấu canh và còn là bài thuốc chữa trị được nhiều bệnh, mang đến sức khỏe tốt cho con người. Sau đây là những tác dụng của cây rau sắng mà bài viết muốn chia sẻ đến cho bạn đọc, mọi người hãy cùng tham khảo nhé!

Cây rau sắng là cây gì?
Rau sắng (danh pháp hai phần: Melientha suavis) là loại rau với lá non, đọt mầm hoặc chùm hoa lấy từ cây sắng, loại cây thuộc bộ Đàn hương. Khác với đa phần các loại rau trong văn hóa ẩm thực người Việt thường là những loại cây nhỏ, thân bụi, loại thảo, cây sắng là một dạng cây thân gỗ (loại mộc) mọc tự nhiên trên núi. Chủ yếu là những vách đá của núi đá vôi có cao độ khoảng 100–200 m trở lên so với mặt nước biển ở miền Bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà Tây, Lạng Sơn, Quảng Ninh…
Xem thêm:
Lũ trên sông Cầu gây thiệt hại hoa màu
Bắc Kạn: Cập nhật tình hình mưa lũ tính đến sáng ngày 16/5
Xã Đôn Phong khắc phục thiệt hại mưa lũ

Thậm chí vẫn thường gặp tại các khu rừng già Trường Sơn, nhưng có mật độ cao nhất là ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm của vườn quốc gia này thuộc tỉnh Phú Thọ. Thân cây sắng to, cao, có khi lên tới hàng chục mét chiều cao và đường kính thân tới 20–30 cm, vì vậy muốn hái lá non thường người ta phải trèo lên cây để hái.
Giá trị dinh dưỡng của cây rau sắng
Lá, chồi non của cây sắng trông xanh thẫm, óng ả, mỡ màng, có hàm lượng protit và acid amin cao hơn hẳn các loại rau khác. Trong 100g rau sắng có khoảng 6,5 – 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g isoleucin, 11,5 mg vitamin C, 0,6 mg caroten v.v 

 [Image: 03-25-2010-8-39-35-am.jpg]


Những tác dụng của cây rau sắng
[size=undefined]
Khác với rau ngót nhà, rau ngót rừng có vị ngọt hơn và có mùi vị đặc trưng của rau rừng. Rau sắng thường xuất hiện vào mùa hè, và rất đắc có khi lên tới 100 000/ kg. Tuy nhiên thưởng thức một món canh rau sắng hương vị rừng núi thật không uổng, bởi hương vị thơm ngon khó tả, làm ta lưu luyến mãi khó quên.
Những tác dụng của cây rau sắng
Rau sắng không chỉ là món ăn ngon mà còn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhất là đối với phụ nữ mang thai. Từ xưa, các cụ đã coi rau sắng không chỉ là một món ăn thông thường, mà còn có tác dụng chữa dị ứng, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em…
[/size]
[Image: 20150401163120-ngot-rung.jpg]

Rau sắng
[size=undefined]
Theo lương y Luân Quốc Tuấn, người đã học Đông y lâu năm ở Trung Quốc thì rau sắng hay rau sắng nhà đều có những công dụng kỳ diệu. Đây là vị thuốc dễ trồng và dễ sống nhất. Lá rau sắng có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ rau sắng đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi bị nhiệt do bia, rượu, chỉ cần giã khoảng 40g rau sắng chắt lấy nước uống trong khoảng hai ngày sẽ giảm hẳn. Lá rau sắng còn chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc… Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp.
Nhân dân ta thường dùng rau sắng chữa sót nhau thai cho các sản phụ sau đẻ hoặc sảy thai… Theo nghiên cứu, trong 100g rau sắng có chứa tới 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg ka-li, 15,7mg sắt, 13,5mg man-gan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2… Rau sắng rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can-xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần trên, rau sắng được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp.[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
[Image: 610-off.PNG][Image: 87-7-off.PNG][Image: 95-6-off.PNG]
Thứ Sáu, 17/12/2021, 10:12 (GMT+7)
Sự kiện: Sức khỏeDinh dưỡng




'Khám phá' tác dụng của cây rau sắng cùng những cách chế biến món ăn ngon
(VOH) – Mặc dù không phải là loại rau phổ biến với tất cả mọi người, cây rau sắng vẫn được ưa chuộng và sử dụng làm nguyên liệu cho bữa ăn gia đình, bên cạnh những bài thuốc dân gian tốt cho sức khỏe.


[Image: toc_icon.svg] Mục lục

Là một loại rau rừng đặc sản của vùng núi cao, rau sắng hiện đang trở thành loại rau phổ biến trong ẩm thực. Hơn thế, những dưỡng chất có trong rau sắng cũng vô cùng có lợi cho sức khỏe con người.
[size=undefined][size=undefined]
1. Rau sắng là rau gì?[/size][/size]

Rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, rau ngót quế, tắc sắng, pắc van, lai cam...) có tên khoa học là Melientha suavis, thuộc bộ Đàn Hương.

Cây rau sắng là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên trên núi, chủ yếu là vách đá của núi đá vôi. Đây là một loại cây khá đặc biệt khi cả cây cái và cây đực đều ra những chùm hoa trắng, nhưng chỉ có hoa của những cây cái mới kết quả.

[img=572x578]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 8 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAgDASIAAhEBAxEB/8QAFQABAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAX/xAAdEAACAgEFAAAAAAAAAAAAAAABAgAEIQMFEhVB/8QAFQEBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQP/xAAWEQEBAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAQL/2gAMAwEAAhEDEQA/AKNDY27htd7DEIeRzkg+RESeDH//2Q=='%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img][Image: tac-dung-cua-rau-sang.jpg]
Rau sắng là loại rau rừng đặc sản của vùng đất Lạng Sơn (Nguồn: Internet)

Lá sắng mọc so le, hình ngọn giáo, thu hẹp tù lại cả hai đầu, rất nhẵn. Quả gần như nạc, thuôn hay hình trứng. Khi chín quả sắng chuyển sang màu vàng có hạch cứng chứa một hạt. Vì vậy, khi muốn hái lá sắng non người ta thường trèo lên cây để hái.


Tại Việt Nam, cây rau sắng mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La,  Lai Châu... Ở miền Nam, có thể tìm thấy cây rau sắng ở núi Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu).
[size=undefined][size=undefined]
2. Ăn rau sắng có tác dụng gì?[/size][/size]

Khi nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của cây rau sắng, người ta phát hiện trong rau sắng có 82.4% nước, 5.5-6.5% protid, 5.3-5.5% glucid, 2.2% cellulose cũng như các loại amino axit cần thiết cho cơ thể như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin và isoleucin. Chính vì thế, ăn rau sắng có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như:
[size=undefined][size=undefined]
2.1 Giúp lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt cơ thể[/size][/size]

Đông y cho biết, cây rau sắng có vị bùi, tính mát, rễ cây rau sắng hơi ngăm đắng, cho nên ăn rau sắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể và lợi tiểu.
[size=undefined][size=undefined]
2.2 Chữa nhiệt miệng[/size][/size]

Nhờ có tính mát nên cây rau sắng cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Khi thấy bị nhiệt, bạn có thể giã nát rau sắng, vắt lấy nước cốt, uống trong khoảng 2 ngày là được.
[size=undefined][size=undefined]
2.3 Chữa táo bón[/size][/size]

Nhờ có đặc tính mát nên ăn rau sắng có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Uống nước cây rau sắng hoặc ăn những món ngon từ rau sắng sẽ có tác dụng cải thiện đường ruột, ngăn ngừa táo bón cũng như tốt cho hệ tiêu hóa nói chung.
[size=undefined][size=undefined]
2.4 Giảm cân[/size][/size]

Một trong những tác dụng của rau sắng là giúp giảm cân. Cây rau sắng chứa nhiều chất xơvitamin, axit amin và một số hợp chất như lysine, protein, methionine, caroten,... nên ăn rau sắng có thể hỗ trợ việc giảm cân, nhất là ở phụ nữ.
[size=undefined][size=undefined]
2.5 Chữa tưa lưỡi[/size][/size]

Dân gian truyền tai nhau kinh nghiệm dùng cây rau sắng để chữa tưa lưỡi. Khi bị tưa lưỡi và khó chịu, bạn chỉ cần giã nát rau sắng vắt lấy nước cốt rồi hòa với mật ong, sau đó dùng bông hoặc miếng gạc chấm vào hỗn hợp này, chà lên lưỡi. Thực hiện vài lần sẽ thấy hiệu quả.
[size=undefined][size=undefined]
2.6 Tốt cho phụ nữ sau sinh[/size][/size]

Nhiều người cho rằng, rau sắng và rễ rau sắng có tác dụng làm co bóp tử cung nên sẽ tốt cho những phụ nữ sau sinh, nhằm chữa sót rau thai. Tuy nhiên, đây là những kinh nghiệm dân gian tính an toàn không cao cũng như chưa được kiểm chứng về độ hiệu quả.

Quote:
[size=undefined][size=undefined]
3. Những món ngon từ rau sắng[/size][/size]

Rau sắng không khó chế biến, bộ phận dùng làm món ăn thường là phần lá non, gần ngọn, thậm chí bạn có thể ăn cả phần hoa và quả non của cây rau sắng.

Bình thường, người dân hay lấy lá non, lá bánh tẻ, hoa, quả non của cây rau sắng đem xào hay nấu canh ăn. Có thể nấu canh với thịt nhưng cũng có thể nấu canh suông, bát canh vẫn ngon ngọt, đậm đà. Lá rau sắng nấu canh rất ngon, khi thêm những chồi nụ vàng thì canh có đầy đủ hương vị bùi, thơm, ngon ngọt và dịu mát. Hạt rau sắng cũng ăn được, có vị béo, ngọt.

[img=572x578]data:image/svg+xml;charset=utf-8,%3Csvg xmlns='http%3A//www.w3.org/2000/svg' xmlns%3Axlink='http%3A//www.w3.org/1999/xlink' viewBox='0 0 8 6'%3E%3Cfilter id='b' color-interpolation-filters='sRGB'%3E%3CfeGaussianBlur stdDeviation='.5'%3E%3C/feGaussianBlur%3E%3CfeComponentTransfer%3E%3CfeFuncA type='discrete' tableValues='1 1'%3E%3C/feFuncA%3E%3C/feComponentTransfer%3E%3C/filter%3E%3Cimage filter='url(%23b)' x='0' y='0' height='100%25' width='100%25' xlink%3Ahref='data%3Aimage/jpeg;base64,/9j/4AAQSkZJRgABAQAAAQABAAD/2wBDABALDA4MChAODQ4SERATGCgaGBYWGDEjJR0oOjM9PDkzODdASFxOQERXRTc4UG1RV19iZ2hnPk1xeXBkeFxlZ2P/2wBDARESEhgVGC8aGi9jQjhCY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2NjY2P/wAARCAAGAAgDASIAAhEBAxEB/8QAFQABAQAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAX/xAAbEAEAAgIDAAAAAAAAAAAAAAABAAIFMRESIv/EABUBAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAIE/8QAFhEBAQEAAAAAAAAAAAAAAAAAAAER/9oADAMBAAIRAxEAPwCbTHKV6WFTn1rUREh2g//Z'%3E%3C/image%3E%3C/svg%3E[/img][Image: tac-dung-cua-rau-sang-1.jpg]
Đọt và lá non của cây rau sắng chính là nguyên liệu để chế biến món ăn (Nguồn: Internet)
Be Vegan, make peace.
Reply
Những "đại kỵ" khi ăn măng cụt, bạn nhất định phải biết để đừng "rước độc" vào người

Thứ Sáu, ngày 13/05/2022 16:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Ẩm thực, nhà hàng
 


Tuy là loại quả tốt nhưng măng cụt cũng có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.

[Image: 1652402595-2ef82662d4949ffbeae4666477976...ght427.jpg]



Lợi ích của măng cụt
Măng cụt là loại thức ăn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người:
Măng cụt chứa rất nhiều xanthone có tác dụng chống viêm và vi khuẩn, ngăn ngừa ung thư.
Ăn măng cụt giúp cho làn da khỏe mạnh, chống vi khuẩn, nấm ngứa hay dị ứng, chống oxy hoá tốt hơn. Ăn măng cụt đúng và đủ sẽ giúp loại bỏ các bệnh ngoài da như chàm, mụn trứng cá, viêm da, vẩy nến…
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Giảm nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, giúp cho hệ tuần hoàn của bạn khoẻ mạnh hơn.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]





















powered by AdSparc




















Măng cụt cũng hỗ trợ bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường – là một phương thuốc tự nhiên rất hữu hiệu.
Lượng xanthone có trong măng cụt sẽ làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và hiệu quả trong việc chống béo phì.
[Image: 1652402595-0037f42602337fa285a88be8e6067...ght400.jpg]
Tác dụng phụ không mong muốn
Phản ứng dị ứng
Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.
Nhiễm axít lactic
Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.
Can thiệp quá trình đông máu
Hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.
[Image: 1652402595-a1822e0b87d6fa629aa4c58f86413...ght400.jpg]



Những người không nên ăn măng cụt
Bệnh nhân ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị.
Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.
Người bị bệnh về tiêu hóa
Một nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự như vậy, sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.
Người bị bệnh đa hồng cầu
Đa hồng cầu là một rối loạn khi tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu, dẫn đến tăng số lượng hồng cầu trong máu. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh này nên tránh sử dụng măng cụt vì nó có thể làm tăng khối lượng của hồng cầu.
Thai phụ và phụ nữ cho con bú
Trái cây này không phải là một lựa chọn tốt cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cũng như trẻ sơ sinh. Nó cũng là không thích hợp cho người bị dị ứng với các loại hoa quả khác. Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt. Việc sử dụng măng cụt nên dừng lại ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên. Hầu hết các tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng.
[Image: 1652402595-e23c86deec3fbb2efd09b77cf437c...ght363.jpg]
Những lưu ý khi ăn măng cụt
Tuyệt đối không ăn măng cụt trước bữa ăn
Măng cụt có vị chua, có chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bạn bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất cho bạn là sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.
Không nên ăn quá nhiều măng cụt
Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Bạn là chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.
Không ăn khi uống nước có ga
Măng cụt với nước có ga là một sự kết hợp đại kỵ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bạn. Nguyên nhân chính là do măng cụt chứa rất nhiều axit còn nước có ga chứa toàn đường nhân tạo. Chính vì vậy, đừng ăn chúng gần nhau.
Không ăn với đường cát
Ngoài ra, măng cụt còn kỵ ăn cùng đường cát, nếu ăn 2 thứ này cùng lúc có thể gây tử vong. Các loại thức ăn kỵ nhau gây ngộ độc và rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn
Be Vegan, make peace.
Reply
[Image: logo24h.png]
Menu








Những người "đại kỵ" với rau cải, cố tình ăn như "đưa thuốc độc vào người"

Chủ Nhật, ngày 01/05/2022 12:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Ẩm thực, nhà hàng
 



Rau cải là loại rau phổ biến trong mâm cơm của gia đình người Việt. Dù vậy, không phải ai cũng nên ăn loại rau này.

Rau cải có nhiều loại, chẳng hạn như: cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải xoong, cải thảo, cải chít, củ cải, cải cúc… Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng rau cải có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi.



[Image: 1651331940-3ef688305b88f644c01b53fdbe3ad...ght363.jpg]




Một số lợi ích sức khỏe từ rau cải

Phòng chống ung thư

Trong một số nghiên cứu dịch tễ học, hấp thụ hàm lượng cao các loại rau cải có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.

Đặc biệt là trong trường hợp ung thư kết tràng và ung thư phổi, các loại rau cải được chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.



[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]
















00:47 / 08:21


Satisfied With Gorgeous Nail Art Designs - Top Beauty

FEATURED BY
[Image: vi_logo.svg]







Giúp sáng mắt

Khi nhắc đến carotenoid (pro-vitamin A), chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại thực phẩm như cà rốt và rau quả, trái cây màu cam khác.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại rau màu xanh lá, trong đó bao gồm cả những loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải xanh, cải xoong, rau xanh collard với các chất dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh.

Khoảng 28 g cải xoăn nấu chín và để ráo nước cung cấp một con số khổng lồ 76% vitamin A ở dạng carotenoid.

Giúp xương chắc khỏe

Nhiều loại rau họ cải có chứa một lượng đáng kể canxi, chất dinh dưỡng rất quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe.

Ngoài việc cung cấp nhiều canxi, các loại rau họ cải còn chứa vitamin K, chất dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe.

Nghiên cứu cho thấy vitamin K có thể giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương cũng như giảm tỷ lệ gãy xương ở những người mắc bệnh loãng xương.

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C dồi dào trong rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe.

Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin (một trong những chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng) tự nhiên và do đó có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến dị ứng.

Bảo vệ tim mạch

Một nghiên cứu được công bố trong ấn bản tháng 7 năm 2011 của tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ cho thấy, tiêu thụ trái cây và rau sẽ tỷ lệ nghịch với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và đặc biệt thấy rõ đối với các loại rau họ cải.

Những lợi ích đối với tim mạch của các loại rau họ cải là do rất nhiều các chất dinh dưỡng và chất phytochemical có trong loại rau này, bao gồm vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid.

Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này.

[Image: 1651331940-a8b27e25d7c2f3f9707617bab25d6...ht480.jpeg]







Những người tuyệt đối không nên ăn rau cải

Người bị đau dạ dày

Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đau bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.

Người táo bón

Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Người bị thận

Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Bạn cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Bệnh nhân bị suy giáp

Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Người bị viêm đường tiêu hóa

Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

[Image: 1651331940-d010dc6c7ebcb63fb12bb5b08af0c...ght375.jpg]

Lưu ý khi chế biến rau cải

Từ rau cải, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu và luộc, bạn không nên đun quá lâu. Trong quá trình nấu nên đậy vung để các vitamin trong rau không bị bay hơi mất.

Đối với loại rau cải muối chua, bạn phải chờ cho dưa chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn dưa muối xổi. Không nên ăn dưa muối khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên vì sẽ tích nhiều natri trong cơ thể, gây ra tình trạng cao huyết áp, sỏi thận
Be Vegan, make peace.
Reply
Những "đại kỵ" khi ăn dứa, cần biết để tránh ngộ độc, thậm chí tử vong

Thứ Sáu, ngày 22/04/2022 16:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 



Dứa là trái cây quen thuộc có chứa rất nhiều loại vitamin, chất xơ và khoáng chất có ích cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn dứa cần lưu ý những điều sau để tránh ngộ độc, thậm chí tử vong.

Dứa cung cấp một lượng lớn vitamin C bởi vị chua đặc trưng, loại trái này cung cấp khá nhiều khoáng chất như canxi, kali, folate và vitamin B1. Được biết dứa cung cấp khá ít protein và chất béo, ít calo và hạn chế sản sinh cholesterol trong máu. Ngoài ra, bởi trong dứa có chứa một loại enzyme bromelanin có khả năng phân hủy protein nhanh hơn thông thường, do vậy dứa thường được chế biến trong các món nhiều đạm như bò, cá, vịt, ngan… để thịt nhanh mềm, có mùi và hương vị đặc trưng hơn.



[Image: 1650591592-65eab5f87689c095780f5816d3d41...ght419.jpg]





Lợi ích khi ăn dứa

Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể

Dứa cung cấp đến 50% vitamin C cơ thể cần nạp hằng ngày. Bên cạnh đó, lượng C lớn từ dứa cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ các tế bào gốc bị oxy hóa, hạn chế gây ra các chứng bệnh về tim mạch và xương khớp.



[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]



















powered by AdSparc






















Cải thiện tình trạng của xương

Trong dứa có chứa hàm lượng mangan có thể hỗ trợ thúc đẩy xương phát triển mạnh mẽ hơn. Chất này cũng giúp ngăn loãng xương ở nữ giới tuổi trung niên hiệu quả.

Tăng thị lực cho mắt

Ăn dứa cũng giúp hỗ trợ giảm thiểu tình trạng thoái hóa điểm vàng ở mắt, hạn chế viễn thị và lão hóa võng mạc ở người cao tuổi.

Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Dứa cung cấp nhiều chất xơ giúp các tế bào trong đường ruột phát triển, thúc đẩy khả năng tiêu hóa tốt hơn. Lượng bromelain và enzyme trong dứa cũng giúp phân hủy protein nhanh hơn, hạn chế gây ra tình trạng táo bón, tiêu chảy…

Kháng viêm, giảm đông máu

Chất bromelanin trong dứa còn giúp hỗ trợ kháng viêm khi có vết thương, giảm tốc độ tăng trưởng của khối u. Ở những người có biểu hiện đông máu nhanh, có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu nhanh hơn thông thường.

[Image: 1650591592-918e5ce6b0fd62f4c1bb534f301c2...ght488.jpg]

Những đại kỵ khi ăn dứa

Ăn dứa khi đói bụng

Một trong những sai lầm phổ biến thường gặp khi ăn dứa khiến sức khỏe của bạn bị tổn hại là ăn dứa hoặc uống nước ép dứa khi đói bụng. Đây là loại trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Ăn dứa khi mang bầu

Mặc dù dứa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng các bà bầu, đặc biệt là những người mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn. Theo nghiên cứu, dứa có chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Đặc biệt là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. Bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa sẽ rất dễ gây sẩy thai. Do vậy, bạn nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và ăn một lượng vừa phải ở các giai đoạn tiếp theo.







Ăn dứa xanh

Ăn nhiều dứa xanh hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm đến sức khỏe. Nguyên nhân là do, lúc này dứa vô cùng độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Ăn dứa khi bị chảy máu

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Thế nên người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

Ăn dứa bị dập, nát

Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… do vậy, để tránh nguy cơ bị ngộ độc bạn cần tránh ăn dứa bị dập, nát.

Ăn dứa khi bị hen phế quản, viêm mũi họng

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ăn dứa khi bị cao huyết áp

Chất serotonin trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Do đó, những người bị tăng huyết áp cần nên tránh xa loại quả này.

Ăn dứa khi bị bệnh dạ dày

Người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi loại quả này có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

[Image: 1650591593-2d9934e72cedb56d2c87397ec1937...ght477.jpg]

Những tai biến có thể gặp khi ăn dứa

Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong, đó là ngộ độc dứa. Tức sau khi ăn dứa 30 – 60 phút, thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay.

Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.

Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong
Be Vegan, make peace.
Reply
Những "đại kỵ" khi uống nước dừa, biết mà tránh kẻo rước bệnh vào thân

Thứ Hai, ngày 11/04/2022 16:00 PM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 



Khi nhắc đến nước dừa tươi, hầu hết mọi người đều cho rằng đây là thức uống cực tốt cho sức khỏe. Nhưng ít ai biết đến những đại kỵ khi uống nước dừa có thể khiến bản thân mắc 'bệnh trọng'

Lợi ích tuyệt vời của nước dừa đối với sức khỏe

Giảm nguy cơ mất nước

Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng chất điện phân.

Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Giảm vấn đề về tiết niệu

Nếu bạn uống nước dừa thường xuyên có thể làm giảm các vấn đề về tiết niệu. Những người bị bệnh tiểu rắt, và các bệnh tiết niệu khác nên uống nhiều nước dừa để làm giảm triệu chứng của bệnh.



[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]





















powered by AdSparc



















Có lợi cho hệ tiêu hóa

Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).

Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.

Tốt cho tim mạch

Theo các nhà nghiên cứu, những người có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.

Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nước dừa là một chất lỏng vô trùng ít calo và chất béo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

Một vài chất dinh dưỡng chính trong dừa nước bao gồm acidlauric, chloride, và sắt, kali, magiê, canxi, natri, và Phospho. Trong thực tế,lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối.

Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch, cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.



[Image: 1649659749-159008374d444bbeb08b825f0cdb7...ght430.jpg]




Khi uống nước dừa, bạn cần tránh sử dụng những loại thực phẩm sau

Đá lạnh

Vào mùa nóng, chúng ta thường để nước dừa trong tủ lạnh hoặc thêm đá để tăng cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, đây là một việc làm sai lầm.

Nước dừa vốn tính hàn nên khi kết hợp với đá lạnh càng khiến cơ thể bị lạnh hơn, dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu... Đặc biệt là uống nước dừa lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng về hoặc vừa hoạt động thể dục thể thao mạnh thì càng nguy hiểm bởi nó gây ra sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến dạ dày có phản ứng ngay lập tức.







Hải sản

Tương tự như đá lạnh, hải sản có tính hàn nên khi kết hợp với nước dừa sẽ khiến cơ thể bị lạnh, gây ra khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Đặc biệt, người bị huyết áp thấp, người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể càng không nên dùng hai thực phẩm này cùng lúc.

Chocolate

Axit oxalic trong chocolate kết hợp với protein và canxi trong nước dừa sẽ tạo ra canxi oxalat không hòa tan gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của cơ thể. Dùng chung hai thực phẩm này thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy; người lớn còn có thể gặp hiện tượng rụng tóc. Trẻ nhỏ càng nguy hiểm hơn vì nó làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất.

Thuốc

Nước dừa có vị ngọt tự nhiên, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và bổ sung nước cho cơ thể. Đây là loại đồ uống giải khát tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng ta không thể sử dụng nước dừa để uống thuốc.

Nước dừa có thể tạo thành một lớp màng bọc xung quanh thuốc khiến cơ thể khó hấp thu các hoạt chất có trong thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Ngoài ra, canxi, magie cùng các khoáng chất khác trong nước dừa cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Khi uống thuốc bạn chỉ nên sử dụng nước lọc, nước khoáng.

[Image: 1649659749-db7a2b89794e656f5f7bd54f69732...ght401.jpg]

Lưu ý khi uống nước dừa:

Không uống khi đi nắng về: Uống nước dừa khi vừa đi nắng về sẽ gây nên tình trạng trúng gió, đặc biệt là khi vừa thi đấu thể thao hay làm những công việc nặng nhọc xong. Vì lúc đó sẽ làm cơ thể trở nên mệt mỏi, chân tay bủn rủn và phản xạ kém nhanh nhẹn. Nên hãy nghỉ ngơi một chút xong thì hãy uống nước dừa nhé.

Không uống vào buổi tối muộn: Nếu uống nước dừa vào lúc này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh, xương khớp cũng rã rời và cảm thấy đuối sức, vì cơ thể sau một ngày dài làm việc cần nghỉ ngơi và nên uống chút sữa.

Thời điểm thích hợp để uống nước dừa nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể. Và cũng không nên uống lúc bụng quá đói hoặc quá no. Khi uống nên cho thêm một ít muối để giúp dạ dày dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Uống càng sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.

Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên,không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày)
Be Vegan, make peace.
Reply








6 nhóm thực phẩm "đại kỵ" với người bị sốt, muốn nhanh khỏi cần tránh xa

Thứ Bảy, ngày 19/02/2022 08:00 AM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 



Khi bị sốt, bạn có thể chườm khăn lạnh để giảm nhiệt, nhưng uống nước lạnh thì được khuyến cáo không nên vì sẽ càng làm bạn bị sốt cao hơn.

Nhiều người nghĩ nhiệt độ bình thường là 37 độ C. Nhưng thực tế, không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì ở mức nhiệt đó, cơ thể thường điều hòa nhiệt độ trong khoảng 36,5 đến 37 độ C.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm những biểu hiện như rét run, gai lạnh, cảm giác mệt mỏi, khát nước, da đỏ, nặng hơn có thể rối loạn ý thức hay co giật… rất có thể là dấu hiệu của sốt.

Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm: Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C; Sốt mức độ trung bình: thân nhiệt tầm 39°C; Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.



[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]





















powered by AdSparc





















[Image: 1645142632-ecb753795949deb7ef5860bd7bec2...ght469.jpg]




Ảnh minh họa

Khi cơ thể sốt vượt mức nhiệt độ trung bình chúng ta cần bình tĩnh để xử lý một cách đúng, tránh tâm lý hoảng loạn, mất bình tĩnh. Tốt nhất, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều trị phù hợp.

Ngoài ra, khi bị sốt, sức đề kháng giảm, năng lượng hao tổn khá nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, cần lưu ý tránh những thực phẩm dưới đây:

Không ăn trứng

[Image: 1645142632-17a2c278c26220bb8c5386d35b810...ght666.jpg]

Ảnh minh họa

Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Không uống trà đặc

[Image: 1645142632-5e176b7bb37b63d576f259e287fec...ght758.jpg]

Ảnh minh họa

Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.







Không ăn uống đồ lạnh

[Image: 1645142632-c37f2420c08d26119ff14969cb34e...ght400.jpg]

Ảnh minh họa

Khi bị sốt, bạn có thể chườm khăn lạnh để giảm nhiệt, nhưng uống nước lạnh thì không nên bởi nó sẽ không làm giảm nhiệt độ cơ thể mà càng làm sốt cao hơn. Nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm như bệnh kiết lỵ, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống các thức uống quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Không uống mật ong

[Image: 1645142633-5389f4d008cdc8c4601b77aee3108...ght335.jpg]

Ảnh minh họa

Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.

Hạn chế đồ ăn cay, khó tiêu

[Image: 1645142633-ce62de82615c5b603795899f1a211...ght500.jpg]

Ảnh minh họa

Khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, nên ăn cay là điều nên tránh. Ngoài ra các loại thực phẩm có chứa cholesterol cao như thịt màu đỏ, tôm, cua, sò, hến... cũng nên hạn chế ăn nhiều

Kiêng bia rượu

[Image: 1645142633-939c33feaf1b384557328e016c970...ght345.jpg]

Ảnh minh họa

Nếu bạn đang bị ốm sốt mà vẫn nạp vào cơ thể rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn vì chúng là thủ phạm khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị ốm, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi vì cơ thể mệt mỏi
Be Vegan, make peace.
Reply
6 nhóm thực phẩm "đại kỵ" với người bị sốt, muốn nhanh khỏi cần tránh xa

Thứ Bảy, ngày 19/02/2022 08:00 AM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 



Khi bị sốt, bạn có thể chườm khăn lạnh để giảm nhiệt, nhưng uống nước lạnh thì được khuyến cáo không nên vì sẽ càng làm bạn bị sốt cao hơn.

Nhiều người nghĩ nhiệt độ bình thường là 37 độ C. Nhưng thực tế, không phải lúc nào cơ thể cũng duy trì ở mức nhiệt đó, cơ thể thường điều hòa nhiệt độ trong khoảng 36,5 đến 37 độ C.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm những biểu hiện như rét run, gai lạnh, cảm giác mệt mỏi, khát nước, da đỏ, nặng hơn có thể rối loạn ý thức hay co giật… rất có thể là dấu hiệu của sốt.

Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm: Sốt nhẹ: nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C; Sốt mức độ trung bình: thân nhiệt tầm 39°C; Sốt cao: nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.




Bạn Có Đang “Tích Cực Nửa Mùa” ? -“Thần Kinh Học” #2


[Image: 1645142632-ecb753795949deb7ef5860bd7bec2...ght469.jpg]




Ảnh minh họa

Khi cơ thể sốt vượt mức nhiệt độ trung bình chúng ta cần bình tĩnh để xử lý một cách đúng, tránh tâm lý hoảng loạn, mất bình tĩnh. Tốt nhất, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể điều trị phù hợp.

Ngoài ra, khi bị sốt, sức đề kháng giảm, năng lượng hao tổn khá nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đầy đủ cho cơ thể là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, cần lưu ý tránh những thực phẩm dưới đây:

Không ăn trứng

[Image: 1645142632-17a2c278c26220bb8c5386d35b810...ght666.jpg]

Ảnh minh họa

Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Không uống trà đặc

[Image: 1645142632-5e176b7bb37b63d576f259e287fec...ght758.jpg]

Ảnh minh họa

Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Không ăn uống đồ lạnh

[Image: 1645142632-c37f2420c08d26119ff14969cb34e...ght400.jpg]







Ảnh minh họa

Khi bị sốt, bạn có thể chườm khăn lạnh để giảm nhiệt, nhưng uống nước lạnh thì không nên bởi nó sẽ không làm giảm nhiệt độ cơ thể mà càng làm sốt cao hơn. Nếu sốt do các bệnh truyền nhiễm như bệnh kiết lỵ, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống các thức uống quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Không uống mật ong

[Image: 1645142633-5389f4d008cdc8c4601b77aee3108...ght335.jpg]

Ảnh minh họa

Mật ong là một loại thuốc bổ có thể nuôi dưỡng lá lách và thận. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt, không chỉ làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể mà còn có thể dễ dàng mắc thêm các bệnh khác.

Hạn chế đồ ăn cay, khó tiêu

[Image: 1645142633-ce62de82615c5b603795899f1a211...ght500.jpg]

Ảnh minh họa

Khi sốt, bộ máy tiêu hóa không khỏe như bình thường, nên ăn cay là điều nên tránh. Ngoài ra các loại thực phẩm có chứa cholesterol cao như thịt màu đỏ, tôm, cua, sò, hến... cũng nên hạn chế ăn nhiều

Kiêng bia rượu

[Image: 1645142633-939c33feaf1b384557328e016c970...ght345.jpg]

Ảnh minh họa

Nếu bạn đang bị ốm sốt mà vẫn nạp vào cơ thể rượu bia thì sẽ khiến cơ thể thêm mệt mỏi và lâu khỏi bệnh hơn vì chúng là thủ phạm khiến bạn khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị ốm, cơ thể rất cần nghỉ ngơi, nếu uống rượu bia trong thời gian này sẽ khiến cho hệ miễn dịch hoạt động kém đi vì cơ thể mệt mỏi.
Be Vegan, make peace.
Reply
Những đại kỵ khi ăn xoài nhất định phải nhớ kẻo "tích độc dược" vào người

Chủ Nhật, ngày 15/05/2022 08:00 AM
CHIA SẺ

Sự kiện:
Sống khỏe
 



Xoài là loại quả yêu thích của rất nhiều người. Hè đã về, nhu cầu giải nhiệt bằng các món ngon từ xoài càng lớn. Tuy nhiên, nếu không lưu tâm những điều sau, thì có thể bạn đang ngầm rước bệnh vào người lúc nào không biết.

Trong cả xoài xanh và xoài chín đều chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nổi bật nhất là vitamin C và các chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên khi ăn xoài cần tránh những điều 'đại kỵ' sau:

Ăn xoài khi bụng đói

Cả xoài chín và xoài xanh đều cần tuyệt đối tránh sử dụng khi đói bụng. Vị chua của loại quả này sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Ngoài ra, ăn xoài lúc đói dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời khi sử dụng lúc đói.

Ăn xoài lúc đang ăn thực phẩm nóng



[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]
















01:24 / 08:21


Satisfied With Gorgeous Nail Art Designs - Top Beauty

FEATURED BY
[Image: vi_logo.svg]







Trong thành phần dinh dưỡng của xoài chứa các axit, axit amin, protein v.v. Những chất này đều có tính kích thích, sau khi bài tiết đến vỏ thận sẽ gây dị ứng, nếu nặng sẽ gây mẩn đỏ, đau đớn v.v. Xoài cũng không được ăn với đồ cay nóng, ăn nhiều sẽ hại thận. Thức ăn cay nóng ngoài tỏi còn có hành, hẹ, gừng, rượu, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, thì là v.v…

Ăn xoài khi vừa ăn hải sản

Xoài và hải sản đều là thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn cả hai cùng lúc sẽ khó tiêu, và dễ gây dị ứng. Nếu bạn ăn chung hai thực phẩm này sẽ có thể gây khó tiêu cho người dùng. Hải sản giàu dinh dưỡng nếu ăn cùng với xoài có nhiều vitamin sẽ khiến cho bạn dễ bị tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu…

Ăn xoài khi đang ăn dứa

Trong thành phần dinh dưỡng của dứa có tác dụng phụ đối với da và mạch máu. Hai loại trái cây này ăn cùng sẽ dễ gây dị ứng vì xoài và dứa đều chứa thành phần hóa học gây dị ứng da.

Một quả xoài thường chứa tới 3gr chất xơ nên việc ăn xoài nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn. Khi bị tiêu chảy mà ăn xoài sẽ càng làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Do đó, trong thời kỳ đang bị tiêu chảy, bạn nên tránh ăn loại quả nóng này.

Ăn xoài xanh khi uống rượu

Có thể thấy xoài xanh là một trong những đồ ăn khai vị, nhiều người hay dùng làm ‘mồi nhậu’. Nhưng thật không may hầu hết không ai biết rằng trong quả xoài xanh khi kết hợp với cồn sẽ tạo ra chất độc khiến bạn dễ bị ngộ độc và hủy hoại niêm mạc dạ dày của bạn.



[Image: 1652526046-5046a78109bc87ca2ddc3e5157ce8...ght430.jpg]










Những người không nên ăn xoài

Người mắc bệnh hen suyễn

Xoài có tính bình và chứa thành phần gây dị ứng. Người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn xoài vì nó có thể gây dị ứng, khiến cho bệnh tình tái phát, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh.

Người mắc bệnh ngoài da: Lượng đường cao trong loại quả chín sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng. Ngoài ra, người mắc bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng nên hạn chế ăn xoài.

Người bị bệnh thận

Ăn nhiều xoài có hại cho thận, do đó, người bị viêm thận cấp và mãn tính không được ăn. Ăn xoài nhiều sẽ gây dị ứng. Lá xoài và nước xoài gây viêm da cho người cơ địa mẫn cảm. Cách tốt nhất là cắt xoài thành miếng nhỏ rồi ăn trực tiếp, ăn xong súc miệng rửa miệng, tránh nước xoài đọng lại.

Người mắc bệnh ngoài da

Trung y cho rằng sự suy giảm chức năng của tỳ khiến cho da nổi mụn. Quả xoài tính bình, thấp hàn, mà tỳ “sợ” nhất là thấp hàn. Do vậy người có mụn nhọt không nên ăn xoài. Ngoài ra bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng không thể ăn xoài, bởi vì ăn vào sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.

Người bị tiêu chảy

Một quả xoài thường chứa tới 3gr chất xơ nên việc ăn xoài nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn. Khi bị tiêu chảy mà ăn xoài sẽ càng làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Do đó, trong thời kỳ đang bị tiêu chảy, bạn nên tránh ăn loại quả nóng này.

Người có cơ địa dị ứng

Những người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng với chất urushiol khi ăn xoài rất dễ gây dị ứng. Biểu hiện nhẹ có thể gây ngứa xung quanh miệng và trên môi, rát lưỡi, mắt khô, nổi mề đay.

Người bị tiểu đường, thừa cân

Xoài thường được ăn trực tiếp, không qua nấu nướng nên giữ được hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Vì vậy, ăn quá nhiều xoài sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là những người phải áp dụng chế độ ăn kiêng như người thừa cân, béo phì, đái tháo đường v.v…

Theo các chuyên gia, vào chính vụ xoài, mỗi người nên ăn từ 200 – 250g/ngày là cách tốt nhất để cung cấp đủ nhu cầu vitamin, chất xơ và khoáng chất cho cơ thể.

Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-dai-ky-khi-a
Be Vegan, make peace.
Reply