Đông y dược thảo
Công dụng của dầu mù u
Share:
[/url]



Công dụng của dầu mù u lần đầu tiên được phát hiện cách đây hàng trăm năm. Dầu được lấy từ hạt của cây cho hạt tamanu, là nguồn dược liệu ở một số nơi trên thế giới bao gồm Châu Á, Đảo Thái Bình Dương và Châu Phi. Qua nhiều năm, con người đã phát hiện ra rằng nếu biết cách sử dụng dầu mù u sẽ có một số lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp cho làn da, mái tóc, mụn trứng cá và chữa lành vết thương.
1. Dầu mù u là gì?

Dầu mù u hay dầu tamanu có nguồn gốc từ hạt của cây hạt tamanu, một loại cây nhiệt đới được gọi là calophyllum inophyllum có nguồn gốc từ Đông Nam Á.
Dầu mù đã được sử dụng trong y học qua nhiều thế kỷ bởi các nền văn hóa Châu Á, Châu Phi và Đảo Thái Bình Dương với cách dùng phổ biến nhất là áp dụng tại chỗ để làm dịu các tình trạng của da, bao gồm: Vết cắt, vết bỏng, vết chàm, vết đốt, vết cắn, mụn trứng cá, da khô và thậm chí là mùi hôi chân hay chữa bệnh phong.
Người cổ đại đã sớm phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu tamanu có thể giúp thúc đẩy sự phát triển tế bào da khỏe mạnh và các lợi ích phục hồi khi thoa nó lên da, nên thậm chí còn sử dụng thường xuyên trên da trẻ sơ sinh do dầu đủ dịu nhẹ và cực kỳ bổ dưỡng cho làn da của trẻ.
Để sản xuất ra dầu mù u, con người phải lấy được hạt tamanu sau khi chúng rơi tự nhiên từ trên cây xuống. Những hạt có màu nhạt được phơi trong nắng khoảng 6 - 8 tuần và cần che chắn cho chúng khỏi ẩm ướt và mưa. Khi hạt tamanu bắt đầu khô, vỏ ngoài của chúng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Quá trình lâu dài này là cần thiết để đảm bảo dầu có chất lượng cao nhất được sản xuất.

Sau đó, hạt tamanu khô được ép lạnh trong máy ép trục vít để thu dầu. Đáng chú ý là chỉ có một vài giọt dầu chảy ra từ một hạt. Dầu mù u có hình thức và mùi đáng chú ý. Ở dạng tinh khiết nhất, dầu có độ đặc sệt, màu xanh lá cây đậm và mùi hăng riêng biệt, đôi khi có thể gây khó chịu cho một số người.
2. Các công dụng của dầu mù u

2.1 Trị mụn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu mù u hay dầu tamanu có chứa hàm lượng cao các đặc tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương. Những đặc tính này hoạt động chống lại các chủng vi khuẩn gây ra mụn trứng cá. Dầu cũng chứa các đặc tính chống viêm nên cũng có hiệu quả trong việc điều trị mụn viêm.
2.2 Chống lão hóa
Công dụng của dầu mù ù có khả năng kích thích sản xuất collagen giúp tái tạo và chống lão hóa da. Ngoài ra, khi dầu mù được bôi trên da, sẽ ngăn chặn tới 85% thiệt hại DNA do bức xạ UV gây ra.
2.3 Lành sẹo
Dầu mù u có công dụng trong việc điều trị sẹo nhờ chứa các đặc tính tái tạo da và chữa lành vết thương, giúp kích thích tăng sinh tế bào. Hai thành phần glycosaminoglycan (GAG) và collagen; cả hai đều là những yếu tố quan trọng trong việc chữa lành sẹo. Các đặc tính chống oxy hóa của dầu cũng có lợi trong việc chữa lành các vết sẹo.
2.4 Cải thiện nấm chân
Dầu mù u có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nấm da chân (một bệnh nhiễm nấm truyền nhiễm ảnh hưởng đến da xung quanh bàn chân) nhờ đặc tính chống nấm. Ngoài ra, dầu mù u còn rất hiệu quả để cải thiện chứng hôi chân.
2.5 Cải thiện tình trạng mẩn đỏ trên da
Dầu mù u nguyên chất đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc điều trị chứng phát ban hay nổi mẩn đỏ trên da. Dầu chứa các axit béo giúp dưỡng ẩm và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
[Image: 20210629_072211_257022_Tri-mun-nhot-bang...0x1800.jpg]
Một trong những công dụng của dầu mù u là trị các loại mụn, nhọt rất hiệu quả

3. Cách sử dụng dầu mù u như thế nào?

Dầu mù u có tác dụng siêu linh hoạt nên có thể tìm thấy trong đa dạng các loại dầu dưỡng da mặt và cơ thể, kem dưỡng ẩm và huyết thanh (thậm chí là cả các sản phẩm chăm sóc tóc). Nhưng theo các bác sĩ da liễu, vai trò nổi bật nhất của dầu mù u là trong việc chăm sóc da, từ các mặt nạ, kem dưỡng ẩm hoặc điều trị vấn đề da tại chỗ.
3.1 Đối với mặt nạ
Nếu bạn muốn sử dụng dầu mù u làm mặt nạ, chỉ cần trộn dầu mù u với một thành phần cơ bản dưỡng ẩm khác, như mật ong hoặc lô hội và đắp trong vài phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm.
Nếu bạn lo lắng về phản ứng có thể xảy ra, hãy thử một lượng nhỏ lên tay trước và sử dụng ít hơn so với chỉ dẫn, dần dần sẽ tăng lượng dùng nếu không ghi nhận phản ứng bất thường gì. Mặc dù rất tốt cho việc chữa lành vết thương, nhưng không lên bôi dầu mù u lên vết thương hở hay đang nhiễm trùng.
3.2 Sử dụng dầu mù u để cải thiện tình trạng mẩn đỏ trên da
Bôi trực tiếp một lượng vừa đủ dầu mù u lên vùng da mẩn đỏ, dầu mù u sẽ kháng khuẩn và làm dịu vết thương nhanh chóng.
[Image: 20210427_081628_847591_11.max-1800x1800.jpg]
Dầu mù u có tác dụng cải thiện tình trạng mẩn đỏ trên da


3.3 Cách sử dụng dầu mù u trị bỏng
Bước 1: Trước tiên sử dụng dầu mù ù để điều trị bỏng, chúng ta cần sơ cứu vết bỏng bằng cách ngâm vùng da bị bỏng vào nước (không quá lạnh) trong vòng 5 phút.
Bước 2: Để giảm thiểu vi khuẩn tấn công, chúng ta nên sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lý.
Bước 3: Thoa một lượng dầu mù ù vừa đủ lên vùng da bị bỏng, chú ý thoa nhẹ nhàng, tránh làm bong vết thương. Một ngày có thể thoa nhiều lần, sau 1 đến 2 ngày sẽ thấy vết bỏng đỡ hơn rất nhiều.
Bước 4: Khi vết bỏng đã lên da non, hãy duy trì việc sử dụng dầu để trị sẹo, đồng thời nên ăn một số thực phẩm giúp sẹo liền nhanh hơn.
4. Một số lưu ý khi sử dụng dầu mù u

Các chuyên gia luôn khuyến cáo tốt nhất nên sử dụng dầu mù u ở nồng độ thấp, đề phòng khả năng bị kích ứng hoặc mẩn đỏ.
Người dùng cần thận trọng nếu chọn sử dụng dầu mù u nguyên chất, nên bắt đầu với một vài giọt và tăng dần sau đó. Nếu từng có tiền căn bị dị ứng hạt cây, hãy tránh xa dầu mù u hoàn toàn vì dầu cũng được chiết xuất từ hạt.
Để có thêm kiến thức về lĩnh vực sống khoẻ, bạn hãy thường xuyên truy cập website https://vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu khi cần tư vấn nhé.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số [url=tel:1900232389]1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn
Be Vegan, make peace.
Reply
Loạt hạt giàu dinh dưỡng, ngừa ung thư cực tốt nếu ăn vừa phải: Nhiều người toàn bỏ đi
Vũ Hùng - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, 18/02/2022 07:39
[Image: photo1645085251262-1645085251339990803182.jpg]
Ảnh minh hoạ
Đu đủ là loại quả có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng ít ai biết hạt đu đủ cũng bổ dưỡng không kém gì phần thịt. Dưới đây là 4 lợi ích tiềm năng của hạt đu đủ.
Nhiều người có thói quen loại bỏ phần hạt đu đủ khi ăn nhưng theo các nghiên cứu, hạt đu đủ có thể ăn được và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ khi ăn hạt đu đủ mà bạn cần cân nhắc trước khi ăn.

HẠT ĐU ĐỦ GIÀU DINH DƯỠNG

Hạt đu đủ chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, loại hạt này cũng chứa nhiều polyphenol và flavonoid, 2 hợp chất thực vật hoạt động như những chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Theo đó, chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể) và các bệnh mạn tính.

Hơn nữa, hạt đu đủ chứa một lượng lớn axit béo không bão hoà đơn, trong đó có axit oleic. Một nghiên cứu trên những người bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy một chế độ ăn giàu axit béo không bão hoà đơn có thể làm giảm 19% mức triglyceride và giảm 22% nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao trong máu.

Ngoài ra, hạt đu đủ cũng cung cấp một lượng chất xơ dồi dào. Tăng cường tiêu thụ chất xơ có thể giúp làm giảm huyết áp và mức cholesterol xấu trong máu. Thêm vào đó, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như hạt đu đủ cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và béo phì.

Ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, hạt đu đủ cũng có một số lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe.

[Image: photo-1-1645085210790854346697.jpg]
Hạt đu đủ giàu chất chống oxy hoá. Ảnh minh hoạ

4 LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA HẠT ĐU ĐỦ

1. Chống nhiễm trùng

Các nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ có thể tiêu diệt một số loại nấm và ký sinh trùng.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy uống chiết xuất từ hạt đu đủ với mật ong có thể tiêu diệt 3 loại chủng nấm. Một nghiên cứu nhỏ khác đã chỉ ra rằng uống hợp chất làm từ hạt đu đủ khô và mật ong có hiệu quả tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột cao hơn so với uống giả dược.

Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu quy mô lớn hơn để khẳng định rằng ăn hạt đu đủ có thể chống lại nấm và ký sinh trùng trên người.
2. Cải thiện chức năng thận

Thận đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Cơ quan này hoạt động như một chiếc máy lọc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Theo đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn hạt đu đủ có thể cải thiện sức khỏe và chức năng của thận.

Ngoài ra, chất chống oxy hoá trong hạt đu đủ có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa các tế bào và bảo vệ sức khỏe của thận.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về hạt đu đủ đối với chức năng thận chỉ dừng lại trên động vật, do đó vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu trên người hơn để xác nhận chính xác điều này.

3. Tăng cường hệ tiêu hoá

Cũng như các loại hạt khác, hạt đu đủ là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Trên thực tế, một đánh giá dựa trên 5 nghiên cứu cho thấy tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hạt đu đủ có thể giúp cải thiện các vấn đề thường gặp về hệ tiêu hoá chẳng hạn như táo bón.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu chất xơ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm liên quan đến đường ruột như giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và viêm loét ở ruột.
[size=undefined]
[Image: photo-2-16450852113101078685635.jpg]
Hạt đu đủ bổ dưỡng không kém gì phần thịt. Ảnh minh hoạ
[/size]

4. Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạt đu đủ có đặc tính chống ung thư nhờ chính các chất dinh dưỡng và đặc tính chống oxy hoá của nó.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất hạt đu đủ có thể giúp giảm viêm nhiễm và bảo vệ chống lại sự phát triển của ung thư. Tương tự, một nghiên cứu trong ống nghiệm khác đã chỉ ra rằng hạt đu đủ có thể giảm sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
[size=undefined]
Tuy nhiên, những kết quả đầy hứa hẹn này chỉ là một phần của nghiên cứu và vẫn chưa đủ để kết luận hạt đu đủ có thể giảm sự phát triển ung thư trên người. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ điều này.
TÁC DỤNG PHỤ TIỀM ẨN KHI ĂN HẠT ĐU ĐỦ QUÁ NHIỀU
Mặc dù hạt đu đủ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng vẫn có một số lo ngại về tác dụng phụ của chúng nếu ăn quá nhiều.[/size]
Trong hạt đu đủ có chứa benzyl isothiocyanate, một hợp chất cũng được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải. Chất này có một số lợi ích nhất định nhưng khi dùng với số lượng lớn có thể sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ví dụ, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy việc sử dụng benzyl isothiocyanate trực tiếp lên các tế bào riêng lẻ gây ra tổn thương cho ADN. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng sử dụng benzyl isothiocyanate cho chuột sống không có tác dụng tương tự.

Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng liều lượng benzyl isothiocyanate rất đậm đặc. Do đó, cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác để hiểu hơn về tác động này của một khẩu phần ăn hạt đu đủ thông thường.

Một số nghiên cứu trên động vật khác chỉ ra rằng hạt đu đủ có thể làm giảm khả năng sinh sản. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy khi cho khỉ sử dụng liều lượng lớn chiết xuất hạt đu đủ sẽ gây ra tình trạng azoospermia (tình trạng thiếu tinh trùng trong tinh dịch).

Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất hạt đu đủ làm giảm cả số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra những thay đổi này đã được đảo ngược trong vòng 45 ngày sau khi ngừng ăn hạt đu đủ.

Lưu ý rằng những nghiên cứu này sử dụng liều lượng hạt đu đủ cao hơn nhiều so với lượng tiêu thụ của hầu hết mọi người. Các nghiên cứu về tác dụng phụ của hạt đu đủ cần thực hiện nhiều hơn trên người để có thể đưa ra khẳng định chắc chắn



Mấy năm nay đu đủ nhập nhiều tiệm bán, không còn là hàng hiếm nửa , giá rẻ nên mua thường xuyên, mua một thùng đếm về ăn thấy ngon thì bửa sau trở ra mua thêm một thùng cho thân nhân. Vì đu đủ có lúc có vị đắng, chay sượng, ăn không được phải cho vô thùng phân compost hết 

Hạt đu đủ thì mình để chôn trong chậu , khi mùa hè đến thì mọc lên thành thảm xanh nho nhỏ dể thương cho vui mắt vậy thôi...sau này CN cắt trộn làm gỏi như rau mầm, ai cùng trợn mắt hỏng dám ăn .....hạt đu đủ xoay nhuyển để làm nước sauce theo nước  Nam Mỹ cho biết , củng nói phòng ngừa bệnh ung thư , nghe lạ lạ , làm thử  một lần thôi tới giờ hơn 15 năm chưa thử lại chế biển sao cho ngon hơn 

Giờ bài viết này nói rỏ thêm , vậy mọi người nên yên tam  thừ hén, hạt đu đủ có vị đắng , mùi háng hăng uống hỏng ngon cho lắm.

Có năm thời tiết ấm trên 30 độ thì đu đủ mọc  cao lên 1,5 m whoa được một lần thôi , nhưng mà rồi mùa đông đến,cây từ héo mòn trong phòng khách ấm áp... Không phải dể trồng như mình tưởng
Be Vegan, make peace.
Reply
Ăn đêm thế nào đỡ hại sức khỏe? 7 thực phẩm lý tưởng nhất cho người hay thức khuya
Trần Mỹ - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, 16/02/2022 22:32
[Image: photo1644977239842-16449772399411039007579.jpg]
Ảnh minh họa: The Scottish Sun
Trong nhịp sống hối hả, chúng ta đôi khi cũng sẽ có những ngày thức muộn làm việc và đói bụng lúc đêm khuya. Những món ăn sau đây sẽ giúp bạn tránh khỏi nỗi lo ăn đêm hại sức khỏe.
1. CHUỐI
Một nghiên cứu về sức khỏe nam giới đã cho kết quả rằng trong vòng 2 giờ kể từ sau khi ăn 2 quả chuối, lượng melatonin trong máu sẽ tăng lên gấp 4 lần. Melatonin có tác dụng gây buồn ngủ, có thể điều hòa giấc ngủ. Chuối là một trong số ít những loại quả giàu chất dẫn truyền thần kinh serotonin - một phần của chất này sẽ được cơ thể chuyển hóa thành melatonin.

[Image: photo-1-16449772136061449859918.jpg]
Ảnh minh họa.
2. HẠT DẺ CƯỜI
Hạt dẻ cười có ưu điểm vượt trội hơn những loại quả khác ở chỗ nó có chứa lượng melatonin hỗ trợ giấc ngủ sâu. Dù hầu hết các loại thực vật đều có chứa chất này, nhưng rất ít loại có lượng melatonin nhiều như hạt dẻ cười.
Một nắm tay hạt dẻ cười đã bóc vỏ (khoảng 28g) cung cấp 160 calo và khoảng 6.5mg melatonin, trong khi đó lượng melatonin được khuyến khích hấp thụ để hỗ trợ giấc ngủ là 0.5-5mg.
3. SỮA CHUA
Sữa chua là món ăn cung cấp canxi rất tốt, từ lâu đã nổi tiếng giúp cho xương chắc khỏe. Chất khoáng này còn từng được chứng minh là có thể giúp cơ thể có một giấc ngủ ngon. Bởi cơ thể bạn cần có canxi để tạo melatonin từ axit amin tryptophan.
Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp rất giàu protein, cụ thể là casein. Các thí nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng hấp thụ protein casein vào ban đêm có thể giúp bạn giảm cơn đói vào sáng hôm sau.
[Image: photo-3-1644977214684914488541.jpg]
Sữa chua ăn kèm với các loại quả có thể giúp cung cấp thêm calo nhiều hơn cách ăn thông thường. Ảnh minh họa.
Nếu bạn chọn món ăn đêm là sữa chua thì nên chọn sữa chua Hy Lạp và ăn kèm với một số loại hoa quả như quả mọng hoặc đào. 170g sữa chua trắng không chất béo cung cấp 94 calo, kết hợp với nửa cốc việt quất (74g) thì sẽ thêm được 42 calo nữa.
4. HẠT BÍ
Khoảng 28g hạt bí sẽ cung cấp 146 calo và khoảng 37% lượng magie được khuyến cáo dùng trong một ngày, giúp hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, hạt bí còn giàu tryptophan - loại axit amin cơ thể không thể sản sinh ra được mà chỉ có thể thu nạp từ bên ngoài. Ăn kèm nửa quả táo hoặc một chút nho khô với hạt bí giúp cơ thể đẩy tryptophan lên não để tạo melatonin.
[Image: photo-4-16449772136231554927127.jpg]
Theo một nghiên cứu nhỏ, ăn hạt bí giúp cải thiện giấc ngủ đáng kể. Ảnh: Trần Mỹ
[size=undefined]
Trong một thí nghiệm lâm sàng kéo dài một tuần, mỗi ngày, những người tham gia được hấp thụ khoảng 250mg tryptophan từ hạt bí kèm với ăn các thanh dinh dưỡng để bổ sung carbohydrate. Kết quả là nhóm người này cải thiện được 5% chất lượng giấc ngủ và có thời gian thức ít hơn. Còn nhóm những người chỉ ăn đồ cung cấp carbohydrate thì không cải thiện được giấc ngủ.
Mặc dù vẫn cần thêm những nghiên cứu có quy mô lớn hơn để có thể khẳng định kết quả này nhưng kết quả nghiên cứu trên vẫn rất đáng khích lệ.

5. ĐẬU NÀNH NHẬT EDAMAME
Đậu nành Nhật Edamame là hạt đậu chưa chín, cung cấp protein chứa axit amin tryptophan. Một nửa cốc đậu nành Edamame (113g) cung cấp 150 calo. Để giúp cơ thể đưa tryptophan lên não và tạo melatonin thì chúng ta nên ăn kèm với các món cung cấp carbohydrate.
[Image: photo-5-1644977214199702429509.jpg]
Đậu nành Nhật Edamame cung cấp protein chứa axit amin tryptophan - loại axit amin mà cơ thể không tự sản sinh được. Ảnh minh họa.
6. TRỨNG
Trứng là loại nguyên liệu tuyệt vời được dùng phổ biến trong nhiều món ăn từ món khai vị đến món chính và món phụ. Ví dụ, bạn có thể trữ một ít trứng luộc trong tủ lạnh để ăn vặt hoặc để ăn kèm với salad.
[Image: photo-6-16449772141301248546179.jpg]
Trứng là nguyên liệu quen thuộc cho nhiều món ăn. Ảnh: Britannica
Một quả trứng to chỉ có 72 calo nhưng cung cấp đến 6g protein giúp giải tỏa cơn đói và cung cấp 83mg tryptophan.
7. DÂU TÂY
Nếu bạn đang tìm một món ăn đêm mà không có quá nhiều calo thì hãy thử ăn dâu tây. Dâu tây cung cấp nhiều vitamin và một lượng melatonin đáng kể. Một cốc dâu tây (166g) chỉ có 53 calo. Ở mức này, bạn có thể ăn hai cốc một lần mà vẫn duy trì được lượng calo dưới 200 - mức khuyến cáo khi ăn đêm.
[Image: photo-7-1644977213643938936134.jpg]
Ảnh: Janna Danilova
KẾT
Nếu bạn thực sự cần phải ăn khuya thì có thể ăn những món dưới 200 calo để không phải lo lắng về vấn đề cân nặng. Ăn những món ăn trên giúp bổ sung các chất dinh dưỡng để điều hòa giấc ngủ như tryptophan, serotonin, melatonin, magie và canxi.
Bạn nên tích trữ một số món trong nhà để tiện ăn đêm, cũng như tránh việc phải chạy đến cửa hàng tiện lợi hay mua đồ ăn nhanh để hạn chế mua những món không tốt cho sức khỏe.[/size]

(Nguồn: Healthline




Nói đến ăn khuya thì mình hỏi nhóm đồng nghiệp thân thiết, đa số nói sau khi về đến nhà là 12 giờ  khuya,  ai củng đói meo lăng vô bếp nấu ăn ...sau đó coi TV rời 1-2 giờ sáng mới đi ngủ ....là chuyện bình thường.... Mình củng vậy , làm ca tối ít nhân viên , đi mệt nghỉ, rồi đạp xe đạp về nhà nửa lả hao sức , là bụng đói meo nên ăn nhiều ...lên 10 kilo như chơi...thôi phải kiếm cách thoát nạn lên cân ...có khi bụng đói, uống nước trà xong  là  đi ngủ , vậy mà sáng dậy cơ thể sản khoái, thích lắm, nhưng đâu phải ngày nào củng được như vậy đâu, đói quá thì ăn xong rồi tính sau, có khi 3 giờ sáng mới ngủ được....tình cờ có lần hạt bí rợ không vỏ giảm phân nửa  giá , mua một hơi 5 kilo, đếm rang ăn thơm lắm rảnh ra vô là bốc, khi hết thỉ sao đây ? Ban đêm mà rang thì mùi ứ động trong nhà làm sao ngủ được ??... Thì ăn sống ..nhưng mà rồi mình phát hiện là mổi khi đi làm về mà đói khát mà hỏng có cơm nguội, hỏng có bánh kẹo , chỉ còn keo hạt đậu óc, hạt bí rợ không vỏ , mình bốc một nấm là leo lên gường vừa coi phim vừa nhai ...vậy mà 10 phút  hạ được  cơn đói ...ngủ ngon lành tới sáng ...từ đó CN lúc nào củng mua sẵn các loại hạt ăn sống được và 5-10 hộp dates ( dates của nước Iran thịt nhiều, mềm , ngọt rắc , ngon hơn dates của nước Marocco ) 

Sau này sực nhớ hạt bí rợ có thể phòng ngừa và chuyên trị bệnh tiểu đường... Có thể nhờ vậy mà mình tránh được bệnh đó luôn không ????

[Image: 20220406-120153.jpg]
Dates của nước Iran.
Be Vegan, make peace.
Reply
Đây mới nói bạt bí rợ không vỏ giảm được cơn đối thì có bài nói về lợi ích của hạt bí rợ đây.

[Image: brand-content-1-1637245341110531439681.png]
SỐNG KHỎE
7 công dụng bất ngờ của loại hạt người Việt hay ăn ngày Tết: Nam giới đặc biệt hưởng lợi
Huyền My - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, 17/01/2022 19:34
[Image: photo1642393301743-16423933018151431790727.jpg]
Hạt bí là một trong những món ăn vặt được người Việt Nam sử dụng phổ biến trong ngày Tết. Tuy nhiên, không nhiều người biết đến công dụng của hạt bí.
Hạt bí đã trở thành một phần quen thuộc trong ngày Tết của hàng triệu gia đình Việt Nam, là món đồ ăn vặt truyền thống của ngày Tết. Ngoài ra, hạt bí cũng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể và cho sức khoẻ nếu mọi người ăn với số lượng hợp lý.

THÀNH PHẦN TRONG HẠT BÍ

Các thành phần được tìm thấy trong hạt bí bao gồm: Omega-3, Magie, Kali, Mangan, Kẽm, Sắt, Đồng, Vitamin E, Phytosterol, Folate, Chất xơ, L – Tryptophan… Ngoài ra, hạt bí cũng rất giàu dầu béo, protein, carotene, vitamin B1, B2, axit amin và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.

NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA HẠT BÍ ÍT NGƯỜI BIẾT

1. Cải thiện chất lượng tinh trùng

Trong hạt bí có chứa nhiều kẽm, do đó, ăn hạt bí có thể cải thiện chất lượng tinh trùng một cách hiệu quả. Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm không chỉ tốt cho tuyến tiền liệt mà còn làm tăng số lượng tinh trùng. Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, thực phẩm giàu kẽm có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp cải thiện chức năng nam giới. Ngoài hạt bí, các loại hạt như hạt phỉ, đậu phộng cũng rất giàu kẽm, có thể cải thiện chất lượng tinh trùng rất nhiều.


2. Bảo vệ tuyến tiền liệt

Nghiên cứu của Mỹ cho thấy mỗi ngày ăn khoảng 50 gam hạt bí ngô (tương đương 20 đến 25 hạt, trọng lượng trung bình 68mg) có thể phòng và chữa các bệnh về tuyến tiền liệt hiệu quả hơn. Điều này là do chức năng tiết ra hormone của tuyến tiền liệt phụ thuộc vào axit béo, mà hạt bí rất giàu axit béo. Vì vậy, ăn hạt bí có thể giúp bảo vệ chức năng của tuyến tiền liệt. Các thành phần hoạt tính có trong hạt bí ngô có thể loại bỏ sưng tấy trong giai đoạn đầu của bệnh viêm tuyến tiền liệt cũng như ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân mắc bệnh nặng và có khối u tiền liệt tuyến to thì nên đến bệnh viện để thăm khám và cắt bỏ khối u

[Image: hat-bi-16423931588981227156960.jpg]
Ảnh minh hoạ: Hạt bí giúp bổ thận tráng dương

3. TỐT CHO TIM MẠCH

Trong hạt bí ngô có chứa hàm lượng cao axit pantothenic và magie, là loại vi chất quan trọng cần thiết cho cơ thể. Magie được chứng minh là có lợi cho huyết áp, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành và giảm nguy cơ tử vong đột ngột do bệnh tim.

4. NGĂN NGỪA SỎI THẬN

Khoa học cũng đã chứng minh hạt bí có công dụng ngăn ngừa sỏi thận. Các khoáng chất trong hạt bí như đồng, kẽm, photpho,… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các viên sỏi trong thận và hỗ trợ thúc đẩy đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.

5. AN THẦN

Trong hạt bí có chứa tryptophan, đây là một axit amin được cơ thể chuyển đổi thành serotonin, rồi được chuyển đổi tiếp thành melatonin. Serotonin và melatonin là các loại hormone kích thích sự buồn ngủ. Vì vậy, ăn hạt bí ngô cùng với thực phẩm như một miếng trái cây nhỏ một vài giờ trước khi đi ngủ có thể giúp dễ ngủ hơn.


6. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Các nghiên cứu chỉ ra việc ăn hạt bí thường xuyên giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa các biến chứng bệnh đái tháo đường. Ăn hạt bí giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn; chất xơ trong hạt bí cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
7. CHỐNG VIÊM

Người ta nhận thấy dầu trong hạt bí ngô có tác dụng chống viêm. Một nghiên cứu trên động vật còn chỉ ra rằng dầu trong hạt bí có tác dụng tương tự như thuốc chống viêm indomethacin dùng trong điều trị viêm khớp. Vì vậy, ăn hạt bí ngô cũng có thể làm giảm tình trạng đau nhức khớp.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN HẠT BÍ

- Người đang bị nóng dạ dày nên hạn chế sử dụng

- Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g hạt bí (tương đương 1 thìa). Tránh ăn quá nhiều sẽ dễ bị tăng cân bởi trong nhân bí cũng có chứa một lượng dầu nhất định.

- Người đang bị thừa cân, béo phì không nên ăn hạt bí.

- Không ăn hạt bí ngay sau bữa ăn, có thể gây dư thừa chất dinh dưỡng, khó tiêu.

Nguồn: Health/Fuhe, People
Be Vegan, make peace.
Reply
hiếu dương khí làm suy giảm tuổi thọ, khiến phụ nữ già nhanh: Khuyến khích ăn 6 loại thực phẩm để tăng dương khí, khỏe mạnh hơn
Đậu Đậu - Theo Nhịp Sống Việt , 09/04/2022 14:09


[Image: 6f1737ed8030483d99f640fa5461860b-1649246...18346.jpeg]Người có tuổi thọ cao thì dương khí đầy đủ, ngược lại dương khí thiếu thì không thể chống lại sự xâm nhập của bệnh tật, cơ thể cũng nhanh lão hóa.
Y học Trung Quốc thường nói rằng dương khí chính là sinh mệnh.
Sách Hoàng Đế nội kinh (tài liệu y học cổ của Trung Quốc) đã có nhiều ghi chép về dương khí. Chẳng hạn như "thủy là âm, hỏa là dương", "tích dương là trời, và tích âm là thổ"... Từ đó chúng ta có thể thấy rằng trong hệ thống y học cổ truyền Trung Quốc, vạn vật trên thế giới đều được cấu tạo bởi âm và dương.
[Image: photo-1649330417335-16493304178301131719937.png]



Sách Hoàng Đế nội kinh cũng nói, nếu dương khí mất đi thì sinh mệnh của chúng ta cũng bị cắt đứt. Nói một cách đơn giản, dương khí là nguồn năng lượng của sự sống con người, đó là lý do tại sao y học cổ truyền Trung Quốc rất coi trọng dương khí trong cơ thể con người.
Người có tuổi thọ cao thì dương khí đầy đủ, ngược lại dương khí thiếu thì không thể chống lại sự xâm nhập của bệnh tật, cơ thể cũng nhanh lão hóa. Các dấu hiệu thường thấy của một người bị thiếu dương khí đó là: Mệt mỏi, cảm thấy lạnh, bụng trướng, mắt mờ đục, tiêu hóa có vấn đề...
6 món ăn giúp dương khí dồi dào
1. Táo đỏ
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, quả táo đỏ là thực phẩm tốt cho việc dưỡng khí, bổ huyết, bảo vệ gan, làm dịu thần kinh, tăng cường miễn dịch. Người không đủ dương khí có thể ăn thêm táo đỏ như một món ăn vặt hoặc sử dụng chúng trong món súp.
[Image: photo-1649329866320-1649329866585269692986.jpeg]



2. Các loại hạt
Các loại hạt đều rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng, có nhiều lợi ích cho cơ thể. Các loại hạt tốt nhất cho cơ thể, bao gồm hạt bí ngô, hạt óc chó, hạt vừng, hạt thông, đậu phộng,… Tinh chất của các loại hạt này mang lại rất nhiều lợi ích cho người thiếu dương khí.
3. Lá hẹ
Y học cổ truyền Trung Quốc cho biết, lá hẹ có tác dụng làm ẩm ruột, nhuận tràng, bổ thận tráng dương, bổ tỳ vị, dưỡng dạ dày nên rất hợp với người thiếu dương, người ăn không đủ no.
[Image: photo-1649330515634-1649330516175398720590.jpeg]



4. Củ cà rốt
Cà rốt rất giàu carotene, nếu bạn có làn da sần sùi và thường xuyên cảm thấy khô mắt, thì việc ăn nhiều cà rốt có thể bảo vệ sức khỏe của làn da và đôi mắt một cách hiệu quả. Cà rốt không chỉ có thể ăn sống mà còn có thể dùng để nấu cháo, có tác dụng bồi bổ dương khí rất tốt.
5. Đậu nành
Thực phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone, là hormone tự nhiên có thể điều chỉnh lượng hormone hiệu quả và cũng có thể bổ sung đầy đủ protein từ thực vật. Đồng thời, đậu nành cũng có tác dụng bổ dương khí, có thể trì hoãn quá trình lão hóa.
6. Trai, hến
[Image: photo-1649330597644-16493305982251615032323.jpeg]




Trai, hến chứa nhiều chất đạm và các axit amin thiết yếu, thường xuyên ăn trai, hến có tác dụng bổ gan thận, bổ ngũ tạng, đồng thời cũng có hiệu quả trong việc bổ sung năng lượng dương trong cơ thể.
3 thói quen giúp cơ thể luôn dồi dào dương khí
1. Chăm chỉ tập thể dục
Duy trì thói quen vận động tập thể dục có thể hỗ trợ giúp dương khí vận hành đầy đủ tới tứ chi. Sau khi vận động, toàn thân sẽ phát nhiệt, có thể thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giảm bớt thấp khí cho cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu dương khí, cũng như tình trạng sức khỏe của nhóm người có thể chất hàn lạnh.
2. Ngâm chân nước nóng
Ngâm chân là liệu pháp dưỡng sinh hiệu quả của Đông y, nếu thường xuyên ngâm chân, bạn có thể loại bỏ cái lạnh, đồng thời kích thích kinh lạc ở bàn chân, làm dịu cảm xúc tiêu cực, hỗ trợ giấc ngủ, cải thiện dương khí.
[Image: photo-1649330645158-16493306456072114379248.jpeg]



3. Hạn chế sử dụng thức ăn cay
Thức ăn nóng dù kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng hơn nhưng nếu chị em ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa, dễ gây chướng bụng đầy hơi dẫn đến táo bón hoặc tiêu chảy, từ đó cũng có thể gây tiêu hao dương khí
Be Vegan, make peace.
Reply
Trái dâu giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm táo bón, tiểu đường

Dâu là một trong số các loại trái cây phổ biến, giàu chất dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm táo bón, tiểu đường.
Dâu là quả mọng có vị chua ngọt, khả năng chống oxy hóa mạnh và không gây tăng đường huyết. Đây là trái cây có có lý cho nhóm người bị tiểu đường, chúng an toàn và phù hợp với chế độ dinh dưỡng.
Tất cả rau củ và trái cây, bao gồm dâu có lợi nhiều cho sức khỏe. Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy ăn 400 gram trái cây và rau hằng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
[Image: trai-dau-giup-ngan-ngua-benh-tim-mach-gi...011515.JPG]
Sau đây là các lợi ích của việc ăn dâu do trang web y tế Medical News Today liệt kê:
1. Ngăn ngừa bệnh tim
Dâu có thể chống bệnh tim vì nó có chất polyphenol. Chất polyphenol rất có ích cho cơ thể.
Một nghiên cứu vào năm 2019 cho thấy chất anthocyanin của dâu làm giảm tình trạng nhồi máu cơ tim (một dạng bệnh tim).
Chất flavonoid quercetin của dâu là một chất chống viêm tự nhiên có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Chất xơ và kali của dâu cũng là chất có ích cho hệ tim mạch.
Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy 4.069 milligram kali có thể giảm tình trạng tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ nhiều hơn so với một người chỉ tiêu thụ 1.000 mg kali.
2. Phòng ngừa đột quỵ
Một phân tích tổng hợp có các nghiên cứu tiếp cận chất quercetin, kaempferol và anthocyanin.
Nghiên cứu tổng hợp này xem xét mối quan hệ giữa các chất chống oxy hóa của dâu và nguy cơ đột quỵ.
Tuy nhiên, các tác giả yêu cầu người ăn không nên xem kết quả nghiên cứu theo nghĩa đen khi họ chú trọng vào ảnh hưởng của flavonoid hơn phản ứng trực tiếp từ người tham gia thí nghiệm.
3. Ung thư
Theo một nghiên cứu năm 2016, chất chống oxy hóa của dâu có thể chống gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy chất này có thể khống chế sự tiến triển của tế bào u và giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Dâu và các loại trái cây tương tự có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển của bệnh ung thư.
4. Giảm tình trạng cao huyết áp
Nhờ hàm lượng kali cao, dâu cũng là trái cây có ích cho người có nguy cơ bị cao huyết áp. Dâu giúp cơ thể bù đắp các mất mát do natri gây ảnh hưởng xấu lên cho cơ thể.
5. Táo bón
Ăn nhiều dâu, nho, dưa hấu và dưa lưới sẽ giúp cơ thể giữ được lượng nước và người ăn có thể đi vệ sinh thường xuyên.
Chất xơ là thành phần quan trọng giảm táo bón và giúp phân lỏng hơn.
6. Tiểu đường
Dâu là trái cây có ích cho người bị tiểu đường. Thành phần chất xơ đáng kể của dâu cũng giúp kiểm soát lượng đường huyết và giúp cho đường huyết ổn định.
Chất xơ có thể giúp người ăn có cảm giác no hơn sau khi ăn. Như vậy, người ăn có thể kiểm soát đường lượng glucose và tránh nguy cơ đường huyết tăng bất chợt (tránh ăn vặt).

Trọng Dy (dịch)


Lần cập nhật cuối: 23:59 14/05/2021 GMT+7
Be Vegan, make peace.
Reply
13/03/2022 GMT+7
Sống lâu sống thọ xuất phát từ việc giảm đồ ngọt và tăng cường ăn chay

Tất cả chúng ta đều muốn sống lâu sống thọ, việc này sẽ tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mỗi cá nhân ngay từ thời nam thanh nữ tú.
Nghiên cứu gần đây cho thấy sống lâu sống thọ sẽ xuất phát từ việc ăn uống đúng cách. Một người có thể tăng tuổi thọ thêm 13 năm nếu họ ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến, thay vào đó họ tăng cường rau củ quả, yến mạch nguyên chất và hạt.
Đài CNN trích lời nghiên cứu trên một người sống thọ nhờ ăn nhiều rau sống như đậu que, đậu hạt và đậu lăng. Họ cũng ăn đủ yến mạch nguyên chất và các loại hạt chẳng hạn như hạt óc chó, hạnh nhân, hồ đào và pitachios.
Ăn đạm thực vật đang có xu hướng ngày càng phổ biến. Tiến sĩ David Katz, chuyên gia thuốc phòng ngừa, lối sống lành mạnh và nhà dinh dưỡng học nhận thấy chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, nhiệt độ và nhịp tim.
1. Theo dõi chế độ dinh dưỡng hiện tại
Nhiều người ăn uống một cách không ý thức (ăn cho xong bữa khi thấy thức ăn). Nhà dinh dưỡng học Kathleen Zelamn cho biết chú trọng đến thói quen ăn uống là bước cơ bản đầu tiên.
Bà Zelman nói: “Hãy liệt kê các món chúng ta ăn và ghi chi tiết về khoảng thời gian, địa điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng. Ngồi xướng và theo dõi các phần trên. Sau đó, lên kế hoạch cải thiện chế độ dinh dưỡng. Hãy thực hiện từng bước để giữ vững được sự tiến bộ. Tuần tới chúng ta lại làm tiếp”.
2. Lập kế hoạch để thành công trong ăn uống
Tiến sĩ Tom Rifai, người giảng dạy lớp dinh dưỡng và hội chứng chuyển hóa thuộc khoa y Trường Đại học Harvard cho biết: “Chúng ta cần ăn các món ăn tốt”.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng từ nhà, công việc và trong xe hơi bằng cách lập ra kế hoạch ăn uống. Ăn một bữa trưa lành mạnh và vận động rất quan trọng cho mỗi người. Ông Rifai nhấn mạnh: “Chúng ta cần dừng ở cửa hàng tạp hóa trước khi đi khách sạn để chọn thực phẩm. Chuẩn bị chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho ngày hôm sau sẽ tạo nên thói quen ăn uống có khoa học”.
3. Hạn chế ăn ngọt vào buổi sáng
Dina Aronson, nhà dinh dưỡng học dẫn đầu cơ Diet ID (cơ quan này chuyên chú trọng vào đánh giá chế độ dinh dưỡng và thay đổi lối sống) khuyên mọi người khởi đầu ngày mới bằng cách ăn một bữa sáng không đường.
Bà Aronson cho biết: “Giảm lượng đường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bữa ăn sáng. Lượng đường huyết cần được cố định, năng lượng cơ thể và khả năng sáng tạo vẫn hoạt động tốt để khởi đầu ngày mới. Chúng ta cần xem bữa sáng là thói quen tốt vì đó là món ăn mọi người ăn hằng ngày. Bữa ăn không đường trở thành luật, mọi người sẽ thích ăn và nó sẽ thành thói quen”.
4. Hãy ăn chay thường xuyên hơn
Các chuyên gia y tế nhận định cách tập ăn chay đơn giản nhất là bổ sung đạm thực vật thay vì ăn đạm động vật. Trong bữa trưa, chúng ta cần ăn đậu lăng và các loại đậu khác cùng với món rau để đường huyết tăng chậm. Cách ăn uống sẽ giúp não hoạt động tốt vào buổi chiều. Hơn nữa, ăn một bữa chay sẽ giảm sự háu đói của chúng ta về đêm.
5. Ăn các món chúng ta thích
Bà Aronson cho biết trái cây và rau củ đều có ích cho sức khỏe nhưng chúng không phải là món chúng ta thích. Để tập quen mới nêu trên, người ăn cần học cách thưởng thức các món ăn lành mạnh nhưng ngon miệng.
Thực phẩm chỉ là một phần. Tuy nhiên, tập thể dục hằng ngày vẫn là mấu chốt giúp chúng ta khỏe mạnh. Nghiên cứu cho thấy đi bộ ngoài trời mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa căng thẳng và sức khỏe chúng ta sẽ được cải thiện.
Các yếu tố khác giúp một người sống thọ thêm 13 năm chính là tránh bị căng thẳng, ngủ đủ tám giờ và có một mối quan hệ lành mạnh.

Trọng Dy (dịch)
Be Vegan, make peace.
Reply
KHỎE
Dâu tằm đang vào cuối mùa, đừng bỏ lỡ loại quả tốt cho sức khoẻ này!
20/04/2022 - 08:25 (GMT+7)
Aa Aa+

[Image: avatar1650424717970-1650424718624487682773.jpg]
Dâu tằm phổ biến ở miền Bắc, vào cuối tháng 3 - đầu tháng 4 và được biết là loại quả rất tốt cho sức khoẻ. 3

[Image: Twitter.png]
0
[email="?&subject=[phunuvietnam.vn]%20D%C3%A2u%20t%E1%BA%B1m%20%C4%91ang%20v%C3%A0o%20cu%E1%BB%91i%20m%C3%B9a,%20%C4%91%E1%BB%ABng%20b%E1%BB%8F%20l%E1%BB%A1%20lo%E1%BA%A1i%20qu%E1%BA%A3%20t%E1%BB%91t%20cho%20s%E1%BB%A9c%20kho%E1%BA%BB%20n%C3%A0y!&body=https://phunuvietnam.vn/dau-tam-dang-vao-cuoi-mua-dung-bo-lo-loai-qua-tot-cho-suc-khoe-nay-41202220483827659.htm%0D%0AD%C3%A2u%20t%E1%BA%B1m%20ph%E1%BB%95%20bi%E1%BA%BFn%20%E1%BB%9F%20mi%E1%BB%81n%20B%E1%BA%AFc,%20v%C3%A0o%20cu%E1%BB%91i%20th%C3%A1ng%203%20-%20%C4%91%E1%BA%A7u%20th%C3%A1ng%204%20v%C3%A0%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20bi%E1%BA%BFt%20l%C3%A0%20lo%E1%BA%A1i%20qu%E1%BA%A3%20r%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%91t%20cho%20s%E1%BB%A9c%20kho%E1%BA%BB."][/email]
[email="?&subject=[phunuvietnam.vn]%20D%C3%A2u%20t%E1%BA%B1m%20%C4%91ang%20v%C3%A0o%20cu%E1%BB%91i%20m%C3%B9a,%20%C4%91%E1%BB%ABng%20b%E1%BB%8F%20l%E1%BB%A1%20lo%E1%BA%A1i%20qu%E1%BA%A3%20t%E1%BB%91t%20cho%20s%E1%BB%A9c%20kho%E1%BA%BB%20n%C3%A0y!&body=https://phunuvietnam.vn/dau-tam-dang-vao-cuoi-mua-dung-bo-lo-loai-qua-tot-cho-suc-khoe-nay-41202220483827659.htm%0D%0AD%C3%A2u%20t%E1%BA%B1m%20ph%E1%BB%95%20bi%E1%BA%BFn%20%E1%BB%9F%20mi%E1%BB%81n%20B%E1%BA%AFc,%20v%C3%A0o%20cu%E1%BB%91i%20th%C3%A1ng%203%20-%20%C4%91%E1%BA%A7u%20th%C3%A1ng%204%20v%C3%A0%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20bi%E1%BA%BFt%20l%C3%A0%20lo%E1%BA%A1i%20qu%E1%BA%A3%20r%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%91t%20cho%20s%E1%BB%A9c%20kho%E1%BA%BB."][/email]

NỘI DUNG:::::::: [size=undefined]
Dâu tằm - những quả mọng nhiều màu sắc - phổ biến là màu đen, trắng hoặc đỏ - thường được chế biến thành rượu, nước hoa quả, trà, mứt, hoặc thực phẩm đóng hộp, nhưng cũng có thể được sấy khô và ăn như một món ăn nhẹ.
Do hương vị ngọt ngào, giá trị dinh dưỡng ấn tượng và nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, dâu tằm đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
1. Giá trị dinh dưỡng
Dâu tằm tươi chứa 88% nước và chỉ có 60 calo mỗi cốc (140 gram). Theo trọng lượng tươi, chúng cung cấp 9,8% carbs, 1,7% chất xơ, 1,4% protein và 0,4% chất béo.
Ở dạng sấy khô, chúng chứa 70% carbs, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo - khiến chúng có hàm lượng protein khá cao so với hầu hết các loại quả mọng.
Dưới đây là các chất dinh dưỡng chính trong khẩu phần 100 gram dâu tằm tươi:
- Lượng calo: 43
- Nước: 88%
- Chất đạm: 1,4 gam
- Carb: 9,8 gam
Những loại carbs này chủ yếu là đường đơn, chẳng hạn như glucose và fructose, nhưng cũng chứa một số tinh bột và chất xơ.
[Image: 169cec7515333446bd7f839e4b7bb76a-1650389...459943.jpg]

Dâu tằm đang vào cuối mùa, đừng bỏ lỡ loại quả tốt cho sức khoẻ này! (Ảnh: Internet)

- Đường: 8.1. gam
- Chất xơ: 1,7 gam
Các chất xơ đều hòa tan (25%) ở dạng pectin và không hòa tan (75%) ở dạng lignin/ Chất xơ trong quả dâu tằm giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.



- Chất béo: 0,4 gam  
- Vitamin (C, K1, E), sắt, kali
- Các hợp chất thực vật khác như Anthocyanins, Cyanidin, Axit chlorogenic, Rutin, Myricetin
Số lượng các hợp chất thực vật trong dâu tằm tùy thuộc vào giống. Điều này dẫn đến các màu sắc khác nhau và đặc tính chống oxy hóa cũng khác nhau. Dâu tằm màu đậm và chín mọng giàu hợp chất thực vật hơn và có khả năng chống oxy hóa cao hơn quả dâu màu nhạt và dâu non.
Đọc thêmChất xơ đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
2. Lợi ích sức khoẻ của quả dâu tằm
Dâu tằm hoặc chiết xuất từ dâu tằm có thể có lợi trong việc chống lại một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và ung thư (2).
2.1. Giảm cholesterol
Đầu tiên khi nhắc tới quả dâu tằm có tác dụng gì đó chính là giảm cholesterol. Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy dâu tằm và chiết xuất từ dâu tằm có thể giảm mỡ thừa và giảm mức cholesterol. Chúng cũng có thể cải thiện tỷ lệ giữa cholesterol LDL (xấu) và HDL (tốt) (34).
[Image: mulberries-leaf-600x617-1650389397849173...912893.jpg]

Quả dâu tằm và chiết xuất từ dâu tằm có thể giảm mỡ thừa và giảm mức cholesterol (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: Bệnh Cholesterol cao là gì? Những điều về bệnh cholesterol cao bạn nên biết
Ngoài ra, một số thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy chúng làm giảm sự hình thành chất béo trong gan - có khả năng giúp ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ (5678).
2.2. Cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu
Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ tăng nhanh lượng đường trong máu và cần phải cẩn thận khi họ ăn carbs.
Dâu tằm có chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ), có tác dụng ức chế một loại enzym trong ruột của bạn có chức năng phân hủy carbs.
Do đó, dâu tằm có thể có lợi trong việc chống lại bệnh tiểu đường bằng cách làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn (91011).
2.3. Giảm nguy cơ ung thư
Việc lo lắng và căng thẳng đẫ được chứng minh là gây ra các tổn thương oxy hoá trong tế bào và mô; có liên quan tới rủi ro tăng nguy cơ ung thư (1213).
Trong hàng trăm năm, dâu tằm đã là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc như một phương thuốc chống lại bệnh ung thư. Một số nhà nghiên cứu hiện tin rằng những tác dụng ngăn ngừa ung thư nổi tiếng này có thể có cơ sở khoa học (14).
Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong nước ép dâu tằm có thể làm giảm stress từ đó giảm nguy cơ ung thư (1516).
[Image: img2035-1024x683-1650385960207158048454-...483520.jpg]

Một số nhà nghiên cứu hiện tin rằng những tác dụng ngăn ngừa ung thư nổi tiếng này có thể có cơ sở khoa học (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, điều tương tự cũng áp dụng cho trái cây và rau quả nói chung. Không có bằng chứng nào cho thấy dâu tằm làm giảm nguy cơ ung thư hơn các loại trái cây hoặc quả mọng khác.




2.4. Tốt cho tiêu hoá
Như đã nói ở trên, trong 100 gam quả dâu tằm tươi có chứa đến 1,7 gam chất xơ. Chất xơ hoà tân trong dâu tằm rất tốt cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ quá trình hoạt động được ổn định.
2.5. Tăng cường hệ miễn dịch
Dâu tằm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và sắt:
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu quan trọng đối với sức khỏe làn da và các chức năng khác nhau của cơ thể trong đó có tác dụng tăng cường sức đề kháng giúp chống lại nhiều bệnh tật.
Sắt là một khoáng chất quan trọng có nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của bạn. 
2.6. Tốt cho mắt
Một tác dụng của quả dâu tằm khác chính là hỗ trợ và ngăn ngừa một số bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng do tuổi tác.
Nguyên nhân là nhờ hợp chất zeaxanthin trong quả dâu, giúp giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt.
2.7. Chống lão hoá sớm
Nhờ chứa nhiều vitamin như C, K, E,... kết hợp với carotenoid tự nhiên như lutein, beta carotene, zeaxanthin và alpha carotene mà quả dâu tằm có tác dụng ngăn ngừa tình trạng lão hoá sớm. Hay nói cách khác, nhờ giàu vitamin và carotenoid chống lại quá trình oxy hoá mà khi ăn/uống các chế phẩm từ quả dâu tằm có thể giúp bạn có làn da đẹp hơn, mái tóc cũng bóng mượt hơn,...
[Image: mulberries-16503896628651542430304-16504...879352.jpg]

Quả dâu tằm có tác dụng ngăn ngừa tình trạng lão hoá sớm (Ảnh: Internet)

2.8. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và huyết áp
Vitamin K trong quả dâu tằm có tác dụng tốt trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp. Ngoài vitamin K, trong quả dâu tằm cũng chứa các hợp chất chống oxy hoá khác như polyphenol hay flavonoid giúp ổn định quá trình lưu thông máu từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, đau tim,...
Các chuyên gia khuyên răng, uống nước dâu tằm thường xuyên sẽ giúp lượng cholesterol xấu được giảm đáng kể.
2.9. Hỗ trợ hình thành mô xương, tốt cho xương khớp
Không chỉ tốt cho tim mạch, vitamin K, canxi và sắt trong quả dâu tằm còn có công dụng xây dựng mô xương do quá trình thoái hoá xương hay các rối loạn xương, loãng xương, viêm khớp,... gây ra.
3. Dị ứng dâu tằm
Dị ứng với dâu tằm rất hiếm gặp, tuy nhiên phấn hoa của cây dâu tằm có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm.
4. Các cách chế biến quả dâu tằm
Dâu tằm có thể được chế biến thành nhiều dạng chẳng hạn như rượu, nước hoa quả, trà, mứt, hoặc thực phẩm đóng hộp, sấy khô, ăn trực tiếp,... nhưng đa phần dâu tằm thường được dùng để ngâm siro dâu tằm với đường hoặc mật ong.
[Image: untitled-design-8-1650389662864786229681...491248.jpg]

Có nhiều cách chế biến dâu tằm khác nhau (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi ngâm cần chọn quả dâu còn tươi, không bị dập nát hay thối, hỏng.
4.1. Ngâm siro dâu tằm với đường
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng. Vớt dâu ra rổ, để ráo nước
- Đun sôi một nồi nước sôi rồi để nguội xuống 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng
- Sau đó rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường
- Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây
- Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)
- Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.
4.2. Ngâm dâu tằm với mật ong
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị dâu đã rửa sạch và được ngâm muối ấm pha loãng. Sau khi rửa sạch thì vớt ra rổ để ráo nước
- Cho dâu vào hũ thuỷ tinh sau khi hong khô hoàn toàn rồi cho mật ong vào. Bảo quản hũ ngâm ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
- Sau khi ngâm được 2 đến 3 ngày, nếu quan sát thấy dâu tằm có dấu hiệu trương hoặc lên men, bạn cần dùng đũa gỗ hoặc đũa tre đảo đều cho dâu và mật ong quyện vào nhau rồi chuyển hũ ngâm sang chỗ thoáng mát hơn
[Image: easy-mulberry-jam-1327843-hero-01-ef860d...692221.jpg]

Bã dâu sau khi ngâm có thể dùng làm mứt (Ảnh: Internet)

- Sau khi ngâm dâu với mật ong được khoảng 7 - 10 ngày, bạn dùng rây lọc lấy nước cốt. Rót nước cốt dâu vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Nhìn chung, dâu tằm có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ, tuy nhiên bạn cũng không nên ăn quá nhiều, nhất là đối với các loại siro ngâm ngọt.
Nguồn dịch: Mulberries 101: Nutrition Facts and Health Benefits

Ăn gì để diệt tế bào ung thư? Những loại "thần dược" có sẵn trong nhà bếp không nên bỏ qua
[/size]

NGL
Be Vegan, make peace.
Reply
Cây dương xỉ lợi ít, hại nhiều
Dương xỉ tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, bổ sung nước và chất xơ, song lá cây có nhiều chất độc, nếu ăn lượng lớn có thể bị ngộ độc.
Dương xỉ (tên khoa học là Polypodium Leucotomos), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, chứa nhiều hoạt chất quý, được ứng dụng linh hoạt cho y học để bảo vệ sức khỏe và chống lại bệnh tật. Ở Việt Nam, cây còn gọi là rau dớn, thái quyết, cẩu tích, mọc nhiều ở ven rừng, bờ suối, vực sâu... thường là những nơi ẩm thấp. Người dân nước ta coi dương xỉ là cỏ dại, song nhiều quốc gia lại cho đây là loại rau có giá trị, được chế biến thành nhiều món ăn.
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quang Hải, nguyên Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, Giám đốc Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền An Triết, cho biết dương xỉ có một số lợi ích như vừa để làm cảnh, vừa lọc được các chất độc hại như xylen, toluene, aldehyde formic trong không khí. Đây cũng là một trong số ít loại thực vật có khả năng hấp thụ độc tố asen trong đất, làm sạch nguồn nước, bảo vệ nước khỏi các chất gây ô nhiễm.
Trong Đông y, dương xỉ vị ngọt đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, hóa đàm, có thể làm được thảo dược trị cảm, ho, viêm họng, chống đau lưng, suy yếu khí huyết, giúp cầm máu, chữa phong hàn thấp... Cây chứa protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung nước và chất xơ rất tốt cho cơ thể. Lá non và tươi tác dụng bồi bổ ngũ tạng, lợi kinh lạc gân cốt.
[Image: green-4183977-960-720vv-3983-1651722083_r_460x0.jpg]

Dương xỉ có chứa nhiều chất độc, nếu ăn tùy tiện dễ gây ngộ độc. Ảnh: Conversation

Tuy nhiên, theo bác sĩ Hải, dương xỉ phải được kết hợp cùng các loại thuốc đông y trong từng bài cụ thể, gia giảm phù hợp, chế biến linh hoạt... mới có tác dụng. Nếu ăn nguyên cây hay lá sẽ gây hại
Be Vegan, make peace.
Reply
Thứ hai, 2/5/2022, 12:24 (GMT+7)
An thần, chữa mất ngủ với bài thuốc hạt sen, trái nhãn
Sen và nhãn đều có tác dụng bổ tâm tỳ, trị mất ngủ; khi kết hợp với nhau cùng các vị thuốc khác còn tạo ra bài thuốc an thần hữu hiệu.
Sen
Trong cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc của lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn Lâm Khoa học và Công nghệ, cây sen hay còn gọi là liên nhục, liên tâm... gieo bằng hạt hoặc trồng bằng thân rễ (ngó sen) ở ao, hồ. Đây là loại cây có rất nhiều công dụng, từ lá, hoa, hạt, tâm, nhụy sen... Đặc biệt, hạt sen ngoài giá trị cao trên thị trường quốc tế để thực dưỡng thì còn cho nhiều vị thuốc quý.
Liên ngẫu - thân rễ sen hay còn gọi là ngó sen, vị ngọt, nhựa dính, tính mát, làm thức ăn, chủ trị tử cung xuất huyết, di tinh, dùng khô 20-30 g mỗi ngày, có thể nấu canh hoặc sắc uống. Hà diệp (lá sen) và cuống sen vị đắng, tính mát, tác dụng chỉ huyết, chủ trị các loại xuất huyết. Hoa sen vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng an thần, chủ trị mất ngủ, dùng 2-4 g một ngày, hãm hoặc sắc uống.
Liên tâm (tâm sen) vị đắng, ngọt, tính lạnh, tác dụng dưỡng tâm, an thân, chủ trị tim đập nhanh, khó ngủ, ngủ mê, hãm hoặc sắc uống 2-4 g mỗi ngày. Liên tu (nhụy sen, tua sen) vị ngọt, tính ấm, tác dụng thanh tâm, thông thận, làm đen tóc. Cuối cùng là hạt sen vị ngọt tính bình, hơi chát, tác dụng bổ tâm tỳ, ích khí lực, mạnh trí, minh mẫn; chủ trị yếu mệt, mất ngủ, kém ăn, hay quên.

Hai bài thuốc từ hạt sen trị mất ngủ, kém ăn như sau:
Hạt sen 16 g, hoài sơn (củ mài) 12 g, sâm bố chính 12 g, tán bột mịn, pha với mật ong uống 20-30 g mỗi ngày. Hoặc hạt sen, củ mài cùng long nhãn nấu chè ăn hàng ngày.
Hạt sen khô còn chữa chứng ỉa chảy kéo dài, ít ăn, gầy yếu ở trẻ em bằng cách đem tán bột mịn, uống 8-16 g mỗi ngày lúc đói.
[Image: main-qimg-7e3029107525e04a4acd-9713-6559..._460x0.jpg]

Chè hạt sen, long nhãn, củ mài bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Quora

Nhãn
Nhãn là cây quý, phát hiện từ cổ xưa, được trồng phổ biến khắp cả nước, nhất là ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong Đông y, cùi nhãn hay còn gọi là long nhãn nhục vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tâm tỳ, ích trí, chữ thần kinh suy nhược, mất ngủ. Đặc biệt, nhãn khi kết hợp với sen giúp an thần hiệu quả.
Một số bài thuốc trị mất ngủ như sau:
Long nhãn nhục 100 g, đương quy 50 g, ngưu tất 50 g, ngâm rượu trắng, thành rượu bổ huyết, uống một chén 20-30 ml mỗi lần.
Long nhãn nhục, liên nhục, quả dâu chín, sinh địa, đương quy, mỗi loại 12 g sắc uống chữa suy yếu, thiếu máu, thần kinh suy nhược, mất ngủ.
Long nhãn nhục 24 g, đương quy 8 g, phụ thần 16 g, táo nhân sao 8 g, viến chí chế 8 g, mộc hương 4 g, nhân sâm 24 g, trích hoàng kỳ 24 g, bạch truật 24 g, cam thảo 4 quả, đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát, tất cả sắc uống ấm, chủ trị mất ngủ, hay quên.
Long nhãn nhục và cao ban lỏng lượng 40 g sắc thành cao lỏng, hòa cao, uống 15 ml một lần, ngày hai lần, tác dụng bổ tinh huyết, chủ trị mất ngủ, miệng lở, da khô.
Bài thuốc có nhãn và sen giúp an thân, trị mất ngủ:
Long nhãn nhục 20 g, hạt sen 40 g, lá vông 20 g, táo nhân sao đen 20 g, lá dâu 20 g, bá tử nhân sao 20 g, hoài sơn 40 g, tán, hoàn viên, uống 8-12 g mỗi lần, ngày 2-3 lần, tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, chủ trị mất ngủ do tâm tỳ hư yếu.
Long nhãn nhục 16 g, tâm sen 8 g, lạc tiên 16 g, hao bưởi 4 g, sắc uống, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ.
[url=https://vnexpress.net/hoa-cuc-vang-chua-mat-ngu-huyet-ap-cao-3551395.html][/url]
Be Vegan, make peace.
Reply
Lá rau vị thuốc chữa viêm họng
Uống nước lá diếp cá, lá hẹ trộn mật ong, lá húng chanh, xương sông... có thể làm dịu cơn ho và đau họng khi trời lạnh.
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh viêm họng cấp, biểu hiện đặc trưng là đau họng, ho khan, viêm phế quản... Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, chia sẻ các bài thuốc từ lá rau trong vườn để chữa khỏi các triệu chứng khó chịu này.
Lá diếp cá
Diếp cá vị cay, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, giải cảm, giải độc và làm lành các vết lở loét. Thành phần tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng sát trùng, kháng viêm và loại trừ các ổ vi khuẩn, virus trong cổ họng.
Người bị viêm họng, dùng lá diếp cá rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc giã nhỏ và lọc lấy nước cốt. Sau đó, pha nước cốt với một ít nước ấm rồi uống từng ngụm. Áp dụng hai lần mỗi ngày, liên tục trong 4 đến 5 ngày.
Advertising


Ngoài uống trực tiếp, lá rau diếp cá còn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để hiệu quả tốt hơn trong điều trị viêm họng. Dùng khoảng 50 g lá diếp cá và 20 g lá cam thảo đất, đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc với nước để uống hàng ngày. Thực hiện đều đặn hai đến ba ngày.
Lá diếp cá có thể sắc cùng nước vo gạo để tăng miễn dịch, bổ sung dưỡng chất và điều trị viêm họng. Bạn chỉ cần 200 g lá diếp cá rửa sạch, chờ ráo nước rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Tiếp đó, đun sôi khoảng 300 ml nước vo gạo rồi bỏ rau diếp cá vào đun đến sôi thì tắt bếp. Trong quá trình đun, khuấy đều để các chất hòa quyện vào nhau. Sau cùng, bỏ phần bã, chắt lấy nước cốt để uống vào buổi sáng và tối mỗi ngày.
[Image: HOUTTUYNIA-CORDATA-6739-1608000618_r_460x0.jpg]

Lá diếp cá, món ăn vị thuốc chữa đau họng, viêm họng, thanh mát cơ thể. Ảnh: Global Food

Lá hẹ
Lá hẹ gồm đạm, vitamin A, C, canxi, phốtpho và chất xơ, có vị cay, tính ấm tác dụng trợ thận, bổ dương, giải độc, tiêu đờm... Trong lá hẹ chứa các thành phần odorin có tác dụng như một chất kháng sinh chống tụ cầu và các chủng vi khuẩn.
Bạn có thể lấy một nhúm nhỏ lá hẹ tươi đem rửa sạch với nước, giã nát đắp lên vùng cổ bị viêm họng. Sau đó cuốn băng giữ chặt phần lá đắp khoảng 30 phút rồi tháo ra rửa sạch cổ bằng nước sạch.
Hoặc, hấp cách thủy hỗn hợp lá hẹ giã nhuyễn với hai thìa mật ong trong 15 phút. Chắt lấy nước cốt và uống khi còn ấm, bã lá hẹ dùng để ngậm sẽ làm dịu cơn đau, giảm đau rát cổ họng hiệu quả.
Lá húng chanh

Advertising
ADVERTISING

X

Húng chanh là loại rau gia vị dễ trồng, có mùi thơm dễ chịu, vị chua the, tính ấm. Trong đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt...
Để chữa viêm họng, bạn dùng một nắm lá cây húng chanh cùng một nắm lá sài đất, đem sắc nước đặc rồi lọc lấy nước uống. Thực hiện ngày hai lần làm giảm các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, khó nói, khàn tiếng do viêm họng gây ra. Húng chanh tươi nấu nước xông hoặc thêm gừng, hành để xông cho ra mồ hôi, giảm mệt mỏi hiệu quả.
Lá xương sông
Lá xương sông vị cay, tính ấm và không độc, chữa cảm sốt, ho, hen, đầy bụng, bổ phế, tiêu đờm, giải độc... Bài thuốc từ lá xương sông kết hợp mật ong có thể kháng viêm, sát khuẩn và làm lành các vết thương tại vùng họng.
Bạn có thể dùng ba lá xương sông bánh tẻ đem thái nhỏ với 5 thìa mật ong nguyên chất. Sau đó cho cả hai nguyên liệu vào bát và hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lọc lấy phần nước để uống nhiều lần trong ngày. Thực hiện cách làm này liên tục trong khoảng 3-5 ngày, hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Lá xương sông khô còn có thể sắc uống. Lấy khoảng 20 g lá xương sông đã phơi khô, nấu với nước trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Be Vegan, make peace.
Reply
CÔNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA CÂY TỬ ĐẰNG
CÔNG DỤNG BẤT NGỜ CỦA CÂY TỬ ĐẰNG
Theo một vài nghiên cứu và thống kê của các nhà dược học phương Đông thì trong thành phần của cây Tử đằng có chứa rất nhiều chất có đặc tính trị liệu, có thể dùng làm thực phẩm, chế tạo giấy. Tuy nhiên, Tử đằng cũng được xem là một trong những loại cây có độc dược cao nhất trên Thế giới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng nhé!
[img=380x0]https://caygiongngoainhap.vn/image/596a0db7e4a8d625322213bb/original[/img]
 
 
 
 
Thường thì chúng ta đều biết đến Tử đằng như một loài hoa rất đẹp và quyến rũ bởi hình dáng và màu sắc của hoa. Bên cạnh đó, chúng cũng có những đặc tính trị liệu mà không phải ai cũng biết. Hạt của cây Tử đằng thường được bào chế làm thuốc lợi tiểu, ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh tim mạch. Theo một số báo cáo của y học truyền thống Trung quốc, họ sử dụng rất nhiều bộ phận của cây như thân, hoa và hạt để bào chế thuốc chữa bệnh.
[img=380x0]https://caygiongngoainhap.vn/image/596a0db7e4a8d625322213b3/original[/img]
Nhiều nhà y học phương đông đã ghi nhận rằng, chiết xuất mật đắng từ loài Wisteria floribunda (họ Tử đằng) có thể dùng để chữa trị các loại bệnh như ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư bao tử hoặc bệnh thấp khớp… bởi trong cây Tử đằng có nhiều hợp chất như isoflavon, luteolin, quercetin...giúp loại bỏ các gốc tự do, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài công dụng trong y học, thân cây Tử đằng còn được sử dụng để chế tạo giấy. Giấy từ cây sẽ có màu da bò. vào mùa hè, người ta thu hoạch thân cây, loại bỏ lá, sau đó nấu chín và tước ra thành sợi. Sau đó, sợi sẽ được nấu với thuốc giặt trong 2h và đem nghiền trong 3 giờ.
[img=380x0]https://caygiongngoainhap.vn/image/596a0db8e4a8d625322213c2/original[/img]
Trong ngành thực phẩm, người ta thường dùng hoa Tử Đằng trộn với bột mì và chiên giòn sau khi rửa thật sạch. Lá của cây cũng được sử dụng như một loại trà, lá non cũng có thể ăn được. Tuy nhiên, được mệnh danh là một trong những loại cây có độc tính khá cao, nên cây tử đằng được khuyến cáo rất nhiều khi dùng để làm thực phẩm. Hạt và vỏ cây có chứa glycoside và resin, là hai chất rất độc hại. Trường hợp ăn phải có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, đau dạ dày, tiêu chảy, viêm ruột...Chính vì vậy, hãy cẩn trọng khi sử dụng các thành phần của cây Tử đằng để làm thực phẩm. Tốt nhất, bạn chỉ nên trồng chúng như một cây cảnh tuyệt đẹp trong vườn nhà. Bởi vốn dĩ, Tử đằng đẹp đến hút hồn dù chúng có nhiều công dụng hay không.
[Image: original][img=380x0]https://caygiongngoainhap.vn/image/596a0db7e4a8d625322213aa/original[/img]
Muốn trồng một cây Tử đằng xinh lung linh, bạn hãy liên hệ ngay với Vườn Nhỏ để có được những cây giống tốt nhất nhé! Trồng một cây Tử đằng ở khí hậu nhiệt đới như nước ta không còn là điều xa vời đâu. Hotline 0902 30 60 30 nhé bạn
Be Vegan, make peace.
Reply
Cây hoa tử đinh hương - công dụng và lợi ích
Cây hoa tử đinh hương không chỉ được yêu thích về vẻ đẹp và hương thơm mà còn vì nhiều lợi ích, công dụng bất ngờ của nó.
Cây hoa Đinh Hương còn được gọi là cống đinh hương, đinh tử hay tử đinh hương, có tên khoa học là Syringa oblata Lindl.
 Tử đinh hương thường có hoa màu tím , trắng hoặc được lai tạo nhiều màu nở thành chùm rất ấn tượng vào mùa xuân và đầu hè.
Xem thêm: CÂY TỬ ĐINH HƯƠNG LEO
[Image: hoa-tu-dinh-huong-1.jpg]

Hoa đinh hương màu tím tượng trưng cho tình yêu đầu tiên, còn hoa đinh hương trắng tượng trưng cho sự ngây thơ trong trắng.

Từ lâu, người ta đã biết dùng đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.

Công dụng phổ biến của đinh hương là dùng chế bột cary, một loại gia vị rất quý giúp kích thích tiêu hóa. Ngoài ra đinh hương được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cục, kích thích tiêu hóa, xoa bóp và gắn bó gãy xương, chữa phong thấp, đau xương nhức mỏi, lạnh tay chân


[Image: hoa-tu-dinh-huong-2.jpg]

Hoa tử đinh hương có đường kính khoảng 1 cm, với 4 cánh hoa. Nụ hoa có vị cay ngọt, mùi thơm, tính nóng, kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát trùng. Nước sắc nụ hoa tử đinh hương có tác dụng đối với một số loại vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Tinh dầu hoa có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

Nụ đinh hương khô còn dùng làm gia vị (chủ yếu là eugenol) có thể gây phấn khích, kiện vị, sát trùng, sát vi khuẩn, chống nấm, trị mửa. Trong nụ có chứa eugenin chống nhiều siêu khuẩn như: trái rạ, R.D.

[Image: hoa-tu-dinh-huong-3.jpg]

Hoa đinh hương chống thụ tinh ở phụ nữ, kích thích và làm co rút tử cung, làm tiết mật, làm lành lở bao tử, chống ung thư. Ngoài ra còn chống sự ngưng đập của phiến bào vì eugenol ngăn sự tạo lập tromboxan A.

[Image: hoa-tu-dinh-huong-4.jpg]

Ở Ấn Độ, tử đinh hương dùng chữa đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Nụ hoa dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng, làm thuốc sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Người ta còn dùng đinh hương trong chế biến nước hoa, vanilin tổng hợp.

[Image: hoa-tu-dinh-huong-5.jpg]

Gỗ của Tử Đinh Hương mặt mịn, cứng và là một trong những loại giỗ nặng nhất tại châu Âu. Lớp dác gỗ thường có màu kem còn lớp gỗ lõi có các màu từ nâu tới tía. Gỗ của chúng nói chung được dùng trong các loại đồ gỗ chạm trổ, chuôi dao hay các nhạc cụ v.v.

[Image: hoa-tu-dinh-huong-7.jpg]

                Hiện nay Cây cảnh Thăng Long đang cung cấp giống Cây hoa Tử Đinh Hương đã thuần hóa với nhiều kích thước trồng ổn định trong bầu dùng để làm quà tặng, trồng cảnh quan cho biệt thự – nhà vườn, khu đô thị, khuôn viên công  cộng… hoặc trồng ở ban công cho nhà chung cư, nhà ống…

[Image: hoa-tu-dinh-huong-89.jpg]


Tin tức khác
Be Vegan, make peace.
Reply
HOA TỬ ĐINH HƯƠNG: Ý NGHĨA, CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG 2022

[Image: hoa-tu-dinh-huong-bg.jpg]

Trang chủ / Dược Liệu / Hoa Tử Đinh Hương: Ý Nghĩa, Công Dụng, Cách Dùng 2022

 18/04/2022  
11 lượt xem

Cây tử đinh hương được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài cây bụi”, tử đinh hương là một trong những loại cây bụi có hoa cứng nhất và thơm nhất trong thế giới loài hoa. Hương thơm của hoa tử đinh hương khiến chúng trở thành một loài hoa được yêu thích trên thế giới. Không những mang lại hương thơm độc đáo mà tử đinh hương còn mang lại những công dụng với sức khỏe và có thể tạo ra tinh dầu tử đinh hương được dùng trong nhiều trong liệu pháp hương thơm. Hãy cùng Gani tìm hiểu mọi thứ về hoa tử đinh hương trong bài viết hôm nay bạn nhé!
Mục lục nội dung


Tử Đinh Hương Là Gì?
[Image: hoa-tu-dinh-huong-la-gi.jpg][color=rgba(51, 51, 51, 0.7)]Tử Đinh Hương Là Gì?[/color]
Tử đinh hương là một loài cây bụi có hoa trong họ ô liu Oleaceae có tên khoa học là Syringa vulgaris, nó có nguồn gốc từ bán đảo Balkan , nơi nó mọc trên những ngọn đồi đá.
Được trồng để mang lại hương thơm vào mùa xuân, cây bụi lớn hoặc cây nhỏ này được trồng rộng rãi và đã được nhập tịch ở các vùng của Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.
Cây tử đinh hương là một loại cây cảnh rất phổ biến trong các khu vườn và công viên, vì hoa có mùi thơm hấp dẫn, xuất hiện vào đầu mùa hè ngay trước khi những bông hoa hồng và các loài hoa mùa hè khác nở rộ.
Nhiều giống cây trồng đã được giới thiệu theo thời gian ở cả dạng hoa đơn và hoa kép. Các loại cây trồng mở rộng phạm vi màu sắc hoa có sẵn để bao gồm các màu trắng, kem, hồng, đỏ tươi, hồng tím, oải hương và tím.
Đặc điểm cây tử đinh hương
Trên thực tế, cây tử đinh hương rất cứng cáp nên chúng có thể phát triển hơn 100 năm, đây là loài hoa sống lâu và được trồng xung quanh nhà.
Cây tử đinh hương là loài cây bụi có thể cao tới 6-7m. Nó tạo ra các chồi phụ từ gốc hoặc rễ với đường kính khoảng 20cm. Vỏ cây có màu xám đến nâu xám và nhẵn.
Cây ưa đất từ trung tính đến hơi kiềm, giàu chất hữu cơ. Nó cũng phát triển tốt nhất trong đất thoát nước tốt dưới ánh nắng mặt trời đầy đủ. Hệ thống rễ dần dần phát triển các nhánh vô tính có thể tạo thành một bụi cây sau một khoảng thời gian đủ dài.
Lá tử đinh hương
Lá tử đinh hương dài 4-12cm, rộng 3-8cm có màu xanh lục nhạt đến màu trắng đục, hình bầu dục có gân, với gân lá hình lông chim, đỉnh có màng nhầy và toàn bộ mép. Lá tử đinh hương mọc thành từng cặp đối diện hoặc đôi khi thành từng chùm ba.
Mặt trên của lá có màu xanh vàng đến xanh đậm và không có lông, còn mặt dưới màu xanh lục nhạt và không có lông. Các cuống lá mảnh mai dài 1-2cm màu xanh lục nhạt và sáng.
Hoa tử đinh hương
Hoa tử đinh hương có đế hình ống với tràng hoa. Dài 6–10 mm với đỉnh bốn thùy mở ngang 5–8 mm, thường có màu tím từ nhạt đến đậm và đôi khi có màu trắng. Hoa tử đinh hương mọc thành chùm dài 8–18 cm.
Thời kỳ nở hoa xảy ra vào cuối mùa xuân trong khoảng 2-3 tuần. Những bông hoa rất thơm.
Quả tử đinh hương
Quả là một quả nang khô, nhẵn, màu nâu, dài 1–2 cm. Quả nang lúc đầu có màu xanh lục, nhưng sau khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu nâu, chia thành 2 đoạn. Mỗi quả nang chứa tối đa 4 hạt. Hạt hơi dẹt và có cánh; chúng được gieo ở một mức độ nào đó bởi gió.

Quote:[i]Xem thêm: Bạch Đậu Khấu Là Gì? 10 Công Dụng Của Cardamom Với Sức Khỏe[/i]
[size=undefined]
Hoa Tử Đinh Hương Có Ý Nghĩa Gì?
[Image: hoa-tu-dinh-huong-co-y-nghia-gi.jpg][color=rgba(51, 51, 51, 0.7)]Hoa Tử Đinh Hương Có Ý Nghĩa Gì?[/color]
Nguồn gốc của tử đinh hương
Tử đinh hương đã được đưa vào các khu vườn Bắc Âu vào cuối thế kỷ 16, từ các khu vườn Ottoman.
Sứ giả của Hoàng đế La Mã, Ogier Ghiselin de Busbecq , thường được ghi nhận là người đã mang tử đinh hương cho bác sĩ người Pháp Carolus Clusius, khoảng năm 1562.
Ở Việt Nam, hoa Tử Đinh Hương chỉ có duy nhất màu tím thay vì nhiều màu như ở những quốc gia khác. Cũng chính vì điều này làm cho hoa tử đinh hương trở nên vô cùng nổi bật trong thế giới loài hoa đầy màu sắc.
Ý nghĩa của hoa tử đinh hương
Thật ra hoa tử đinh có rất nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào màu sắc mà nó thể hiện, dưới đây là những ý nghĩa phổ biến của hoa tử đinh hương:[/size]
  • Hoa tử đinh hương tím: Màu tím thường mang ý nghĩa của sự thủy chung, chân thành. Các chàng trai có thể tìm hoa tử đinh hương tím để có thể bày tỏ tình cảm đặc biệt với crush của mình nhé!
  • Hoa tử đinh hương trắng: Màu trắng là màu mang những ý nghĩa tươi sáng, tốt đẹp nhất cho tình bạn, tình cảm thuần khiến không vụ lợi. Vì vậy, những bông hoa tử đinh hương trắng được tặng nhân dịp đặc biệt sẽ thể hiện lòng biết ơn, sự gắn kết tình bạn ngày càng khăn khít.
  • Hoa tử đinh hương đỏ hồng: Màu hồng hay màu đỏ luôn là màu nổi bật trong tình yêu của lứa đôi. Mang đến ý nghĩa tuyệt vời, sự lãng mạn và chân thành cho vợ, chồng hay người yêu vào dịp kỷ niệm đặc biệt của 2 người.
  • Hoa tử đinh hương xanh lam: Màu xanh lam là màu khá đặc biệt mang đến ý nghĩa cho sự yên bình, hạnh phúc, may mắn. Đây có lẽ màu hoa tử đinh hương hiếm gặp nhất nhưng cũng là màu mang lại những ý nghĩa đặc biệt cho người sở hữu.
[size=undefined]
Xem thêm: Hoa Cúc La Mã Là Gì? 10 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Chamomile
Công Dụng Của Tử Đinh Hương Với Sức Khỏe
[Image: cong-dung-cua-tu-dinh-huong.jpg][color=rgba(51, 51, 51, 0.7)]Công Dụng Của Tử Đinh Hương Với Sức Khỏe[/color]
Liệu pháp hương thơm đã có lịch sử hàng thế kỷ như một hình thức chữa bệnh, cả về thể chất và tâm lý. Trong liệu pháp hương thơm, tinh dầu thơm của nhiều loại thực vật khác nhau được chưng cất và sau đó phát tán vào không khí, thông qua máy phun, nến hoặc phương pháp khác.
Các nhà trị liệu bằng hương thơm tin rằng việc hít các loại dầu này có thể mang lại nhiều lợi ích điều trị. Ví dụ như sử dụng tinh dầu khuynh diệp để giảm nghẹt mũi hoặc tinh dầu sả để đuổi muỗi và côn trùng. Tuy nhiên, các nhà trị liệu bằng hương thơm tin rằng có rất nhiều lợi ích mà nhiều loại dầu thực vật mang lại bao gồm cả hoa tử đinh hương.
Lợi ích của liệu pháp hương thơm
Khi được sử dụng trong liệu pháp hương thơm, tinh dầu từ tử đinh hương tím  hoặc tử đinh hương của Pháp – được cho là có tác dụng làm dịu và giảm bớt lo lắng.
Các tác dụng khác được báo cáo bao gồm cảm giác thanh lọc, nhẹ nhàng tập trung vào tâm trí để khuyến khích thư giãn. Tinh dầu từ cây tử đinh hương trắng cũng được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để tạo ra tác dụng làm dịu.  Hương thơm của hoa tử đinh hương trắng cũng mang lại cảm giác hưng phấn và tập trung hơn.
Trong y học
Ngoài việc sử dụng tử đinh hương trong liệu pháp hương thơm, hoa còn có lịch sử sử dụng làm thuốc.
Trong y học cổ truyền, tử đinh hương có vị cay, tê, mùi thơm mạnh, tính ấm, có tác dụng kích thích, làm thơm, ấm bụng, chống nôn, giảm đau, sát khuẩn, làm săn, tiêu sưng.
Một số nhà thảo dược học hiện đại sử dụng tinh dầu của cây tử đinh hương để điều trị các bệnh về da như phát ban, cháy nắng và các vết cắt, vết xước nhỏ.
Một số công dụng của hoa tử đinh hương với sức khỏe:[/size]
  • Giảm đau và viêm: Các hợp chất có trong tử đinh hương giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả nhờ ức chế các hợp chất gây bất lợi cho cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp: tử đinh hương hỗ trợ tốt cho sức khỏe khớp bằng cách tăng mật độ xương, bổ sung khoáng chất giúp xương chắc khỏe.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trong liệu pháp hương thơm, các phân tử thơm của hoa tử đinh hương có công dụng hỗ trợ tăng cường chức năng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại một số bệnh nhẹ như cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả.
[size=undefined]
Xem thêm:
3 Cách Dùng Hoa Tử Đinh Hương
[Image: cach-dung-tu-dinh-huong.jpg][color=rgba(51, 51, 51, 0.7)]3 Cách Dùng Hoa Tử Đinh Hương[/color]
Dưới đây là 3 cách đơn giản nhất để bạn có thể thu được những lợi ích từ hoa tử đinh hương bao gồm:[/size]
  • Cách đơn giản nhất để dùng hoa tử đinh hương là pha trà với hoa hoặc lá. Bạn có thể sử dụng cả hoa và lá tươi. Nhưng bạn cũng có thể phơi khô để thưởng thức tách trà tử đinh hương ngon hơn.
  • Một cách dễ dàng khác dùng hương thơm say đắm của tử đinh hương là làm tinh dầu hoa tử đinh hương. Bạn có thể dùng dầu nền để chiết xuất lấy hoa tử đinh hương một cách dễ dàng. Tham khảo thêm tại đây!
  • Tắm với hoa tử đinh hương: Rắc những bông hoa tươi, sạch sẽ vào bồn tắm để tăng trải nghiệm hương hoa cùng với cảm giác thư giãn, đầy sức sống và làm tan biến những căng thẳng, mệt mỏi trong tâm thức một cách hiệu quả.
[size=undefined]
Xem thêm: Cỏ Xạ Hương Là Gì? 10 Công Dụng Của Xô Thơm 2022
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tử Đinh Hương
[Image: cach-trong-cham-soc-tu-dinh-huong.jpg][color=rgba(51, 51, 51, 0.7)]Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tử Đinh Hương[/color]
Cây tử đinh hương phát triển mạnh ở đất màu mỡ, giàu mùn, thoát nước tốt, trung tính đến kiềm (ở độ pH gần 7,0). Nếu đất của bạn không tốt, hãy trộn thêm phân trộn để làm giàu chất dinh dưỡng. Đảm bảo nơi trồng thoát nước tốt, vì tử đinh hương không chịu úng tốt và sẽ không thể ra hoa nếu đất quá ẩm ướt.
Để có hoa nở đẹp nhất, hoa tử đinh hương nên được trồng dưới ánh nắng đầy đủ, tức là có ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.
Thời điểm trồng cây tử đinh hương?
Giống như hầu hết các loại cây bụi, tử đinh hương có thể được trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu, mặc dù mùa thu được ưu tiên hơn.
Cách trồng cây tử đinh hương[/size]
  • Đầu tiên là chuẩn bị cành giâm để trồng cây. Nếu không có thì bạn phải tìm mua ở những trung tâm cây giống. Tiếp theo, bạn chỉ cần đào một cái lỗ, lấp đất lại và cắm nhánh vào. Sau đó, tưới nước và chờ đợi. Trong 4 hoặc 5 năm nữa, những bông hoa to và thơm của tử đinh hương sẽ không làm bạn thất vọng.
  • Việc cấy ghép những cây tử đinh hương mua ở vườn ươm cũng rất dễ dàng. Nếu nó được trồng trong thùng chứa, hãy trải rộng rễ khi bạn cắm cây xuống đất; nếu nó bị vón cục, hãy nhẹ nhàng gỡ bỏ lớp phủ và sợi dây nào trước khi trồng. Đặt cây sâu hơn 4-5cm so với cây trồng trong vườn ươm và vun đất mặt xung quanh rễ. Tưới nước vào. Sau đó lấp thêm đất mặt vào hố.
  • Khoảng cách để trồng nhiều bụi hoa tử đinh hương cách nhau từ 1,5 – 4,5m, tùy thuộc vào giống cây.
[size=undefined]
Cách chăm sóc hoa tử đinh hương[/size]
  • Vào mỗi mùa xuân, hãy phủ một lớp phân trộn dưới gốc cây, sau đó là lớp phủ để giữ ẩm và kiểm soát cỏ dại.
  • Tưới nước trong mùa hè nếu lượng mưa dưới 2-3cm mỗi tuần.
  • Sau khi bụi hoa tử đinh hương nở xong, hãy rải một ít vôi và phân chuồng hoai mục xung quanh gốc. Cắt tỉa bụi cây để tạo hình và đồng thời loại bỏ cành lá khô.
[size=undefined]
Xem thêm: Hoa Ngọc Lan Tây Là Gì? 8 Tác Dụng Của Hoàng Lan
Mua Bán Cây Tử Đinh Hương Ở Đâu?
Tử đinh hương tại Việt Nam có khá nhiều nơi bán do hương thơm và vẻ đẹp mà nó mang lại. Bạn có thể tìm những nhà vườn uy tín, chuyên trồng cây cảnh với giá cả hợp lý để mua.
Cách lựa chọn thì nên chọn những cây tử đinh hương chuẩn đẹp không bị sâu bệnh hoặc khuyết điểm trên thân. Gani chúc các bạn tìm được một loại cây tốt nhất để trang trí thêm phần sinh động cho không gian vườn nhà mình nhé[/size]



.



Tử đinh hương là một loại dược liệu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm gia vị hoặc chữa bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những công dụng của cây tử đinh hương mà có thể bạn chưa biết.
1. Cây tử đinh hương là gì?

Tử đinh hương còn có tên gọi khác là cống đinh hương hoặc đinh hương. Lá cây có hình bầu dục nhọn mọc đối nhau, phiến lá dài.
Hoa dày với 4 cánh, khi chín màu đỏ tươi. Quả dài thường chỉ chứa một hạt, xung quanh có các lá đài.
Người ta thường trồng và thu hoạch nụ hoa do chứa nhiều tinh dầu có màu hơi vàng nâu. Đinh hương khô được sử dụng làm gia vị chế biến thức ăn cho nhiều nền ẩm thực khác nhau nhờ mùi thơm nồng. Ngoài ra, đinh hương dược liệu còn được dùng làm thuốc trị bệnh nhờ có vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận giúp ấm bụng, ấm thận và kích thích hệ tiêu hóa.
2. Đinh hương có tác dụng gì?

2.1. Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Khi cơ thể khó chịu vì cơn đau răng, bạn có thể pha loãng và thoa tinh dầu đinh hương vào nơi cần điều trị thì cơn đau sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra, một số kem đánh răng làm từ dược liệu cũng chứa tinh dầu đinh hương để hạn chế sâu răng và loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
Mặc khác, tinh dầu đinh hương có mùi thơm đặc trưng còn có hiệu quả giúp loại bỏ hơi thở có mùi. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt đinh hương vào nước và súc miệng hàng ngày để sử dụng.
2.2. Làm giảm phản ứng đau và viêm
Đinh hương có đặc điểm giảm đau và kháng viêm nhờ có tác dụng ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian như Prostaglandin tổng hợp, Cyclooxygenase và Lipoxygenase.
2.3. Hỗ trợ sức khỏe tình dục
Đinh hương còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tình dục bằng cách tăng ham muốn và cũng có hiệu quả trong điều trị vô sinh, đặc biệt ở nam giới. Bạn có thể dùng đinh hương như một gia vị cho vào thức ăn hoặc pha uống như nước trà.
2.4. Tăng cường sức khỏe cơ xương khớp
Đinh hương hỗ trợ sản sinh các tế bào giúp:
Tăng mật độ xương;
Tăng các khoáng chất giúp xương chắc khỏe;
Hạn chế loãng xương ở phụ nữ và người cao tuổi.
2.5. Nâng cao sức đề kháng
Đinh hương dược liệu giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch để chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng nhờ phản ứng làm tăng số lượng bạch cầu.
[Image: 20211128_092118_910154_tu-dinh-huong-1.m...0x1800.jpg]
Tử đinh hương giúp nâng cao sức đề kháng khi người bệnh dùng đúng cách


2.6. Thư giãn đầu óc
Những người thường xuyên căng thẳng do học tập hoặc công việc có thể sử dụng đinh hương như một liệu pháp tự nhiên để loại bỏ stress rất hiệu quả. Mùi thơm của tinh dầu đinh hương có tác dụng kích thích tinh thần để loại bỏ sự căng thẳng, giúp cơ thể thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
2.7. Tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa
Đinh hương có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất các enzyme để tăng cường chức năng tiêu hóa, đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm dạ dày gây ra. Khi bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn có thể sử dụng hỗn hợp bột đinh hương pha với mật ong giúp cơ thể thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt loại dược liệu này có tác dụng lành tính kể cả phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2.8. Cây đinh hương có tác dụng giảm ho
Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn mạnh, do đó sẽ giúp tiêu đờm và loại trừ vi khuẩn trong họng. Để giảm ho, bạn hãy trộn bột đinh hương với vài hạt muối tinh rồi ngậm.
2.9. Ngăn ngừa nhiễm trùng ở vết thương
Nhờ có đặc tính sát trùng nên tinh dầu đinh hương có thể sử dụng để điều trị các vết thương hở, nấm, ghẻ, vết côn trùng cắn và mụn trứng cá.
2.10. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng đinh hương dược liệu như một sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong cơ thể, do bản chất của chúng tương tự như insulin. Mặc khác, đinh hương có thể chuyển hóa lượng đường dư thừa trong máu đến các tế bào giúp ổn định đường huyết.
3. Cách sử dụng đinh hương khô điều trị bệnh

Các bài thuốc sử dụng đinh hương khô để điều trị bệnh được thực hiện như sau:
  • Chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi: Ngâm 250ml rượu với hỗn hợp 20g đinh hương, 12g long não trong 7 ngày liền. Sau đó lấy thuốc xoa bóp vào nơi khớp đau nhức mỗi ngày 2 lần.
  • Làm dịu cơn đau răng do viêm: Tán thành bột hỗn hợp gồm đinh hương và xuyên tiêu với 20g mỗi loại, rồi đem bôi vào vị trí đau.
  • Điều trị loét miệng: Tán thành bột mịn 5g đinh hương và cho nước nguội vào để trong 3 giờ. dùng tăm bông quét lên vị trí loét. Ngoài ra cần súc miệng với nước muối sinh lý trong 5 ngày.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Đun sôi hỗn hợp gồm một ít đinh hương, lá húng quế, bạc hà. Lấy nước pha với chè đen kèm theo một chút mật ong cho dễ uống. Uống khi còn ấm giúp giải tỏa căng thẳng và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa: Chuẩn bị hỗn hợp gồm đinh hương 2g, sa nhân 6g, bạch truật 12g đem giã nhuyễn thành bột. Hòa vào nước ấm mỗi lần từ 2-4g trong 5 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần.
[size=undefined]
[Image: 20211128_092337_678612_tu-dinh-huong-2.m...0x1800.jpg]
Tử đinh hương có tác dụng hiệu quả trong việc giúp điều trị rối loạn tiêu hóa

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng đinh hương dược liệu?

Đinh hương có tác dụng lành tính với nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần chú ý một số điểm sau:[/size]
  • Khi có nhu cầu sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Liều lượng cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng ngộ độc.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như da nổi mẩn đỏ, phế quản có thắt đột ngột, co giật, phù phổi,... cần ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ.
  • Không kết hợp sử dụng với uất kim vì có thể tạo ra độc tố có hại cho cơ thể
  • Không nên sử dụng cùng lúc với các thuốc chống đông máu vì sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc này.
  • Cần bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ phòng thích hợp, tránh nơi nhiệt độ cao hay ẩm thấp.
  • Khi mua đinh hương dược liệu, cần lựa chọn những cơ sở uy tín với xuất xứ sản phẩm rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
[size=undefined]
Đinh hương có công dụng làm gia vị chế biến thức ăn và thuốc trị bệnh nhờ có vị cay, tính ôn giúp ấm bụng, thận và kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
Cây cốt cắn điều trị ho, viêm tinh hoàn, viêm tuyến vú rất hay
 Caythuoc.Org  5 Nămtrước  2
[Image: cay-cot-can-370x297.jpg]
Cây cốt cắn (củ cốt cắn) là một vị thuốc nam mọc nhiều ở rừng. Cây có tác dụng điều trị ho, viêm tinh hoàn, viêm tuyến vú rất hay. ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn chi tiết cách dùng củ cốt cắn làm thuốc.
Cây cốt cắn còn có tên gọi khác là Củ móng trâu, củ cốt khí, củ khát nước (Trong củ có chứa nhiều nước, khi đi rừng nơi không có nước người dân thường lấy củ cây này ăn để chống khát).
Tên khoa học
Mục lục  hiện 
Nephrolepis cordifolia (L.) K,  thuộc họ Cốt cắn
Khu vực phân bố
Cây cốt cắn là loài ưa ẩm ướt, mọc hoang rất nhiều ở các cánh rừng nhiệt đới nhất là những vùng núi cao, vùng núi đá. Cây mọc thấp sát dưới mặt đất.
Do có hình dáng nhỏ, đẹp nên hiện nay nhiều nơi trồng loài cây này để làm cảnh.
Lưu ý: Ở Đồng bằng cũng có 1 loài cây có hình dáng khá giống đó là cây dương xỉ, cây này thường hay mọc ở dưới chân tường, sau nhà, những nơi aapr thấp. Các bạn cần lưu ý tránh nhầm lẫn cây cốt cắn với cây dương xỉ.
Bộ phận dùng
Củ, lá là những bộ phận được sử dụng để làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Cây được thu hái quanh năm, rửa sạch đất cát, nhặt sạch rễ rồi đem cắt ngắn phơi khô làm thuốc. Có thể dùng tươi hoặc dùng khô.
Tính vị
Theo y học cổ truyền củ cốt cắn có vị ngọt nhạt, hơi chát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, rất mát và bổ, có tác dụng điều trị ho, tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2017/07/Cu-cot-can.jpg[/img]
Hình ảnh Củ cốt cắn
* Công dụng của cây cốt cắn
  • Tác dụng điều trị ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản
  • Tác dụng điều trị tiêu chảy, đi ngoài
  • Tác dụng điều trị viêm tinh hoàn
  • Điều trị viêm tuyến vú
[size=undefined][size=undefined]
Cách dùng, liều dùng[/size]
[/size]
  • Dùng để điều trị ho, viêm phế quản:  Dùng củ cốt cắn khô 15 g (hoặc 30g củ tươi) sắc vưới 700ml nước, sắc cạn còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.
  • Điều trị viêm vú: Dùng củ tươi và lá tươi giã nát đắp ngày 01 lần và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Điều trị viêm tinh hoàn: Củ cốt cắn khô 15g, long nhãn 10 quả, cỏ mần trầu khô 20g sắc nước uống hàng ngày
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý khi sử dụng
Cần biết cách phân biệt cây cốt cắn với cây dương xỉ (Hai cây này có hình dáng rất giống nhau nên dễ nhầm lẫn)
Các bạn xem 2 hình ảnh dưới đây để biết cách phân biệt.
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2017/07/cay-cot-can.jpg[/img]
Hình ảnh: Cây cốt cắn
[img=0x0]https://caythuoc.org/wp-content/uploads/2017/07/Cay-duong-xi.jpg[/img]
Hình ảnh cây dương xỉ
Giá bán: 150.000đ/kg cây khô
Củ khô: 350.000đ/kg
Mua củ cốt cắn ở đâu, địa chỉ bán cây cốt cắn ?[/size]
[/size]
  • Xuất xứ: Hòa Bình
  • Tình trạng: Thu từ rừng tự nhiên
  • Quy cách đóng gói: Túi nilon 1kg
  • Hình thức bảo quản: Phơi khô tự nhiên
[size=undefined][size=undefined]
Có gửi hàng trên toàn quốc
Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook ở phía dưới bạn nhé.[/size]

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply