Đông y dược thảo
#16
9 Cách chữa viêm họng bằng quả lê bạn nên áp dụng
[Image: 25ffdddc77bb3c2f552509eb32050d4a?s=55&d=mm&r=g]
Bùi Ái Nhân7:57 - 16/06/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 3 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Chữa viêm họng bằng quả lê là biện pháp được lưu truyền rộng rãi từ xa xưa. Đây là loại trái cây có vị ngọt, dễ ăn, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt giúp thanh nhiệt, giảm đau họng, ho hiệu quả. Dưới đây là 9 cách sử dụng quả lê để chữa viêm họng bạn không nên bỏ qua.
[Image: chua-viem-hong-bang-qua-le.jpg]Lê có tác dụng tốt trong việc chữa viêm họng

Lợi ích của quả lê trong việc chữa viêm họng
Lê là loại quả giòn, có vị chua ngọt, là món ăn ưa thích của nhiều người. Vào những ngày nắng nóng, thưởng thức một miếng lê giòn tan, dịu ngọt giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mang lại giá trị dinh dưỡng dồi dào.
Bên cạnh đó, lê còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, táo bón, phòng chống ung thư,…đặc biệt hiệu quả để đối với [url=https://ihs.org.vn/benh-viem-hong-8104.html]bệnh viêm họng, phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Theo nghiên cứu Đông y, lê có tính hàn, vị ngọt có hơi chua, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, giải khát, giảng hỏa,…khi đi vào kinh phế và vị. 
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của y học hiện đại, lê chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E cùng lượng acid folic, niacin dồi dào, các khoáng chất kali, đồng, photpho,…càng khẳng định thêm quả lê thật sự là thực phẩm cần thiết cho sức khỏe.
Ngoài giúp chữa chứng viêm họng, lê còn giúp người bệnh giảm đau dạ dày, ổn định huyết áp, giúp lợi tiểu, dễ đại tiện,…đặc biệt tốt cho hệ tim mạch.
Nhờ có nhiều ưu điểm kể trên, quả lê được nhiều người tin dùng, một phần loại quả này ngọt dịu, dễ ăn. Bạn có thể sử dụng lê để chữa viêm họng vô cùng hiệu quả.
9 Cách chữa viêm họng bằng quả lê
Chữa viêm họng bằng quả lê được nhiều người truyền tai nhau áp dụng từ xưa đến nay. Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi dù người lớn hay trẻ nhỏ (trừ trẻ dưới 1 tuổi). Dưới đây là gợi ý cho bạn 9 cách chữa viêm họng bằng quả lê bạn nên áp dụng:
1. Sử dụng lê tươi chữa viêm họng
Ăn tươi quả lê mọng nước là cách đơn giản nhất bạn có thể làm dù cho bạn là người bận rộn như thế nào. Chỉ cần bỏ một ít thời gian để mua lê, vừa thưởng thức trái cây vừa giảm đau họng, giảm ho thì còn gì tuyệt vời hơn.
[Image: chua-viem-hong-bang-qua-le-2.jpg]Sử dụng lê tươi chữa viêm họng
Cách thực hiện như sau:
[/size]
  • Bạn cần chọn những quả lê tươi, vỏ căng mọng, những quả này sẽ bảo đảm chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng hơn so với những quả đã héo có sự chuyển hóa dinh dưỡng sang dạng khác, có thể ảnh hưởng sức khỏe.
  • Rửa sạch lê, gọt bỏ phần hạt và vỏ.
  • Sau đó bạn thưởng thức loại quả thơm ngon này.
[size=undefined][size=undefined]
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng cách ép lấy nước lê để uống hàng ngày cũng là một sự lựa chọn chữa viêm họng hoàn hảo.
2. Quả lê và mật ong chữa viêm họng
Mật ong là một nguyên liệu tốt, không chỉ giúp bồi bổ cơ thể, nó còn có công dụng giảm viêm họng hiệu quả. Thay vì uống với nước chanh ấm, bạn hãy thử kết hợp mật ong và quả lê để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. 
Tình trạng ho, đau họng, khàn tiếng do viêm họng gây ra sẽ được cải thiện đáng kể khi có sự cộng hưởng của hai thành phần nguyên liệu bổ dưỡng này.
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Chọn mua lê tươi, mọng nước khoảng 1kg hơn.
  • Rửa sạch, sau đó gọt bỏ vỏ, bỏ hạt.
  • Sau đó, cho lê vào nồi để hầm nhừ.
  • Đến khi thấy lê ra nước kèo kẹo, vớt lê ra rồi cho mật ong vừa đủ vào. Trộn cho hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh có nắp đậy để bảo quản sử dụng dần.
  • Mỗi ngày ăn 2 – 3 muỗng lê chần mật ong sẽ giúp thông họng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra.
[size=undefined][size=undefined]
3. Quả lê và gừng, mật ong chữa viêm họng hiệu quả
Không cần bàn cãi về công dụng của gừng đối với cơ thể, đặc biệt trong việc chữa viêm họng. Khi kết hợp lê, mật ong, gừng, 3 nguyên liệu này sẽ giúp nhân đôi công dụng điều trị bệnh. Đồng thời chúng còn tốt cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ so với sử dụng phương pháp điều trị bằng tân dược.
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Bạn ninh lê và mật ong giống như cách bên trên.
  • Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có đờm nên cho thêm một ít dừng vào hỗn hợp để tiêu đờm hiệu quả hơn.
  • Sử dụng mỗi ngày, sau một thời gian tình trạng viêm họng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
[size=undefined][size=undefined]
4. Chữa viêm họng bằng quả lê và hạt sen
Hạt sen là nguyên liệu lành tính, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hạt sen còn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, có tác dụng giảm ho và giúp cơ thể cầm máu,…Kết hợp chung với quả lê sẽ tạo thành món ăn vừa ngon vừa có tác dụng điều trị viêm họng an toàn, hiệu quả.
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Quả lê tươi, mọng nước bạn rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt thành miếng vừa ăn.
  • Hạt sẽ rửa sạch, ngâm với nước ấm 15 phút để hạt nhanh mềm hơn.
  • Cho lê và hạt sen vào chung một nồi, tiến hành nấu.
  • Khi thấy các nguyên liệu đã chín, bạn cho đường phèn vào chưng chung cho món ăn ngon hơn, giảm nhanh triệu chứng ho và khó chịu do viêm họng gây ra.
[size=undefined][size=undefined]
5. Quả lê kết hợp với quả la hán chữa viêm họng
Nhiều người thường dùng quả la hán để nấu nước uống thay cho nước trà, công dụng của quả này giúp để giải độc, thanh mát cơ thể. Không những thế, la hán còn có lợi ích đối với việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Khi kết hợp quả lê với quả la hán, tác dụng chữa viêm họng sẽ được nhân đôi. Thực hiện công thức này cũng cực kỳ đơn giản, bạn không nên bỏ qua.
Nguyên liệu:[/size][/size]
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Rửa sạch nguyên liệu.
  • Cho 2 loại quả vào nồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
[size=undefined][size=undefined]
Cách này sẽ giúp giảm nhanh cơn ho, đau họng, giúp cơ thể thanh lọc, phù hợp với những người phải thường xuyên nói nhiều khiến âm hư, nóng trong.
6. Quả lê kết hợp với củ cải, gừng, sữa đặc và mật ong chữa viêm họng
Trường hợp bệnh nhân ho thường xuyên, đặc biệt khi trời chuyển lạnh, ho kéo dài kết hợp với đờm khiến cơ thể suy nhược có thể áp dụng công thức này. Các nguyên liệu như củ cải, gừng, mật ong, lê kết hợp với nhau sẽ là giải pháp khắc phục tốt những vấn đề viêm họng gây ra.
[Image: chua-viem-hong-bang-qua-le-1.jpg]Sử dụng lê kết hợp với mật ong, củ cải, sữa đặc chữa viêm họng
Nguyên liệu:[/size][/size]
  • Quả lê: 1kh
  • Củ cải: 1kg
  • Gừng tươi: 250g
  • Sữa đặc: 250g
  • Mật ong: 250g
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện: [/size][/size]
  • Sơ chế tất cả nguyên liệu: Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ lõm và hạt, xay nhuyễn để thu phần nước cốt.
  • Gừng và củ cải cũng làm tương tự, ép lấy nước.
  • Sau đó trộn nước củ cải vào trong nước lê, nấu cho sôi bùng lên rồi đun tiếp với lửa nhỏ.
  • Đến khi thấy hỗn hợp hơi sánh đặc lại thì cho gừng, mật ong, sữa đặc vào khuấy đều. Khi hỗn sôi lên thì tắt bếp.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần, sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
[size=undefined][size=undefined]
7. Chữa viêm họng bằng quả lê kết hợp với táo đỏ và mật ong
Đây là công thức không chỉ giúp cải thiện chứng viêm họng mà còn bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe từ sâu bên trong. Giúp người bệnh tăng sức đề kháng chống lại sự gây hại của virus, vi khuẩn.
[Image: chua-viem-hong-bang-qua-le-3.jpg]Lê chưng chữa viêm họng
Nguyên liệu:[/size][/size]
  • 1 quả lê
  • 3 quả táo đỏ
  • 1 ít kỳ tử
  • Mật ong, muối
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Quả lê rửa sạch, cắt miệng khoét ruột, xay nhuyễn chỉ lấy phần nước ép.
  • Cho 3 quả táo đỏ và kỳ tử vào nước ấm, ngâm 15 phút rồi vớt ra.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào vỏ quả lê (như bát), chưng cách thủy trong 15 phút với lửa nhỏ. 
  • Khi chín thì ăn ngay hiệu quả sẽ tốt hơn.
  • Có thể thay mật ong bằng đường phèn khi cho trẻ em sử dụng để đảm bảo an toàn hơn. 
[size=undefined][size=undefined]
8. Quả lê kết hợp với hạt óc chó, gừng, mật ong chữa viêm họng
Óc chó là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng giá thành hơi đắt đỏ. Thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, giảm đau họng rất hiệu quả, đặc biệt còn tốt cho tuyến thận và não bộ. Bạn có thể cân nhắc nếu muốn sử dụng công thức này.
Nguyên liệu:[/size][/size]
  • Quả lê: 2 quả
  • Quả óc chó
  • Gừng tươi hoặc quế cho thơm
  • Mật ong
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Lê rửa sạch, cắt đôi, nạo bỏ phần lõi để tạo thành một cái hố bên trong để lát bạn cho hạt óc chó vào.
  • Gừng gọt vỏ, thái sợi.
  • Óc chó sau khi tách bỏ vỏ, nghiền nát sau đó bỏ vào ruột quả lê đã khoét lúc nãy.
  • Cho mật ong và gừng lên trên, có thể thay bằng quế nếu thích.
  • Nướng nguyên liệu đã chuẩn bị trong thời gian từ 20 – 30 phút.
  • Khi chín ăn ngay còn nóng sẽ đạt hiệu quả. Kiên trì áp dụng mỗi ngày bệnh viêm họng sẽ cải thiện đáng kể.
[size=undefined][size=undefined]
9. Ngó sen kết hợp với lê chữa viêm họng
Không chỉ hạt sen có tác dụng tốt đối với sức khỏe, ngó sen cũng là nguyên liệu có thể kết hợp với quả lê để điều trị những triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra. Cách thực hiện cũng đơn giản, bạn nên tham khảo.
Nguyên liệu:[/size][/size]
  • Quả lê: 500g
  • Ngó sen: 500g
[size=undefined][size=undefined]
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Lê rửa sạch, gọt bỏ vỏ, hạt, cắt thành khúc vừa ăn.
  • Ngó sen cũng rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và cắt thành đoạn nhỏ.
  • Cho nguyên liệu vào máy xay và chắt lấy nước cốt, bỏ phần bã.
  • Uống nước lê và ngó sen thu được mỗi ngày viêm họng sẽ giảm dần và tiêu biến.
[size=undefined][size=undefined]
Một số lưu ý khi chữa viêm họng bằng quả lê
Quả lê có tác dụng tốt giúp người bệnh viêm họng cải thiện được tình trạng đau, ho, vừa giúp thanh lọc cơ thể, giải độc hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:
[Image: chua-viem-hong-bang-qua-le-4.jpg]Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trong quá trình sử dụng lê để hiệu quả chữa viêm họng tốt nhất[/size][/size]
  • Tránh sử dụng lê trước khi đi ngủ, vì tác dụng lợi tiểu của nó có thể khiến bạn đi tiểu đêm nhiều.
  • Người mắc các bệnh về dạ dày, đau bao tử, hay bị lạnh bụng không nên sử dụng lê để chữa viêm họng.
  • Trong lê có chứa hàm lượng đường khá cao, do đó người bị đờm trong cổ, ho kéo dài nên cân nhắc hoặc không nên sử dụng lê vì có thể khiến đờm quánh lại, khó tiêu biến.
  • Không nên ăn cua chung với quả lê, đây là hai thực phẩm kỵ nhau. Nếu sử dụng chung nguy cơ tiêu chảy hoặc táo bón khá cao. 
  • Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn đồ lạnh, đồ cay nóng trong quá trình điều trị bệnh để nhanh phục hồi hơn.
  • Đồng thời, khi đi ra ngoài nên có biện pháp che chắn để bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài không tác động khiến viêm họng chuyển nặng hơn.
  • Thường xuyên súc miệng với nước muối pha loãng hay nước súc miệng để loại bỏ những dị nguyên, sát khuẩn giúp cải thiện nhanh chóng bệnh viêm họng.
[size=undefined][size=undefined]
Chữa viêm họng bằng quả lê đã được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy cơ thể một thời gian áp dụng bệnh vẫn chưa thuyên giảm, nên đến thăm khám y tế để được xác định nguyên nhân và điều trị bằng các biện pháp phù hợp.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#17
 / BỆNH CHÀM - ECZEMA /
Mẹo chữa bệnh chàm khô hiệu quả, dân gian thường dùng
[Image: 4896bb463e989350a07b2ce357911a14?s=55&d=mm&r=g]
Quảng Thị Ngọc Hằng21:34 - 15/02/2020
  • [/url]

  • [url=https://pinterest.com/pin/create/button?url=https://ihs.org.vn/chua-benh-cham-kho-dan-gian-7572.html&description=M%E1%BA%B9o%20ch%E1%BB%AFa%20b%E1%BB%87nh%20ch%C3%A0m%20kh%C3%B4%20hi%E1%BB%87u%20qu%E1%BA%A3,%20d%C3%A2n%20gian%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20d%C3%B9ng]
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










4.4/5(5bình chọn)

Nội Dung Bài Viết

Chàm khô là tình trạng mất cân bằng cấu trúc da với các triệu chứng thường gặp như da khô bong tróc, đôi khi rướm máu, trầy xước, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng này, một trong số đó là chữa bệnh chàm khô dân gian với các mẹo hay dễ áp dụng như dùng dầu dừa, nha đam, khoai tây, lá trầu không…
Mẹo chữa bệnh chàm khô dân gian hay dùng
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm khô lại là căn bệnh mà nhiều người muốn nhanh chóng điều trị. Bởi lẽ các triệu chứng của chàm khô khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, luôn tự ti, ngại giao tiếp với người khác nhất là khi các vết chàm xuất hiện ở tay, chân và đặc biệt là mặt. Để giảm thiểu các triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây:
1. Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa
[Image: meo-chua-benh-cham-kho.jpg]Dầu dừa thường được dân gian sử dụng để chữa bệnh chàm khô
Sử dụng dầu dừa để chữa chàm khô là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn. Theo nhiều nghiên cứu, trong dầu dừa có chứa các enzim có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa làm giảm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chàm khô ra các bộ phận khác trên cơ thể. 
Không chỉ vậy, các enzim này còn có khả năng làm giảm đau, giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi tích cực. Các enzim này là anti-fungal, antibacterial, antimicrobial, antioxidant. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, hạn chế khô da, nứt nẻ. 
Cách thực hiện: 
[/size]
  • Dùng nước ấm để rửa sạch vùng da bị chàm khô, lau khô
  • Xoa dầu dừa lên da, massage nhẹ nhàng từ 15 – 30 phút
  • Rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô.
[size=undefined][size=undefined]
Bên cạnh việc bôi dầu dừa ngòi da, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu các món ăn. Việc này không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn giúp món ăn thêm mùi vị hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý phải làm sạch da trước khi bôi để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
2. Lá trà xanh chữa chàm khô
Lá trà xanh có chứa các hoạt chất như Epigallocatechin gallate (EGCG), flavanol, epicatechin, epicatechin gallate… Ngoài ra, trong trà xanh còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này không chỉ có lợi với sức khỏe tim mạch mà còn có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm. 
Cách thực hiện:
Cách 1:[/size][/size]
  • Chuẩn bị 200g lá chè xanh, rửa sạch, nấu với 1,5 lít nước lọc 
  • Để tăng khả năng kháng khuẩn, bạn nên cho thêm một chút muối
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm khô 1 lần/ngày.
[size=undefined][size=undefined]
Cách 2:[/size][/size]
  • Chuẩn bị 1 nắm trà xanh, 1 muỗng muối hạt
  • Trà xanh ngâm với muối trong 30 phút rồi rửa lại với nước, để ráo
  • Cho lá trà xanh vào cối giã nát, sau đó cho vào nồi đun sôi
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm, rửa lại bằng nước sạch và lau khô. 
[size=undefined][size=undefined]
3. Lá khế chữa bệnh chàm khô
Theo Đông y, lá khế vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ độc tố bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, dân gian thường dùng lá khê để chữa các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, vảy nên, lở loét, mụn nhọt, chàm khô… Mặc dù không thể loại bỏ dứt điểm bệnh chàm khô nhưng lại giúp cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ da phục hồi.
Theo y học hiện đại, sở dĩ lá khế có thể được sử dụng để chữa bệnh chàm khô là do có chứa các hoạt chất như salmonella typhus, mircobial bacillus cereus… Ngoài ra, lá khế còn chứa các acid oxalic, các vitamin và nguyên tố vi lượng có khả năng khử trừng, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. 
Cách thực hiện: 
Cách 1:[/size][/size]
  • Lấy 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, ngâm nước muối, rửa sạch lại bằng nước
  • Cho lá khế vào nồi, đun sôi với nước trong 10 phút
  • Đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì tắt bếp, lọc lấy nước để uống.
[size=undefined][size=undefined]
Cách 2:[/size][/size]
  • Dùng 1 nắm lá khế rửa sạch, đun sôi với nước
  • Lấy nước này ngâm rửa vùng da bị chàm khô trong 20 phút
  • Sau đó lấy bã lá khế trực tiếp đắp lên vùng da này
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày, trong 2 – 3 tuần sẽ thấy cải thiện.
[size=undefined][size=undefined]
4. Mẹo chữa chàm khô bằng muối
[Image: meo-chua-benh-cham-kho-1.jpg]Muối có tính kháng khuẩn, sát khuẩn cao, thích hợp cho việc hỗ trợ điều trị chàm khô
Theo kinh nghiệm dân gian, muối có tính sát khuẩn cao, có khả năng kháng viêm, làm sạch da hiệu quả. Chính vì thế, muối thường được sử dụng để khử độc, chữa các bệnh về da, trị dị ứng, mẩn ngứa, chàm khô… Không chỉ vậy, muối còn chứa các khoáng chất hữu ích giúp người bệnh tăng cường đề kháng.
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Sử dụng 1 nắm muối, sao trên chảo nóng đến khi giòn đều, hạt muối chuyển sang màu vàng
  • Rửa sạch vùng da bị chàm, đợi muối nguội bớt thì đắp muối lên vết thương dùng băng gạc cố định để trong 15 phút
  • Rửa lại bằng nước ấm, thực hiện đều đặn để cải thiện bệnh.
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý: Chỉ áp dụng cho trường hợp mới khởi phát, không nên lạm dụng để tránh khô da.
5. Chữa bệnh chàm khô tại nhà bằng tỏi
Từ lâu tỏi đã được biết đến là một vị thuốc chữa nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Theo cuốn từ điển cây thuốc Việt Nam, tỏi vị cay, tính ôn, có tác dụng sát trùng, sát khuẩn, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc… Theo các nghiên cứu y học, sở dĩ tỏi có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm nhiễm trị được bệnh chàm khô là do có chứa kháng sinh tự nhiên acllicin và các chất khác như allin, glucogen, fitomnxit…
Cách thực hiện: [/size][/size]
  • Chuẩn bị vài tép tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch, thấm miếng tỏi vào một ít nước rồi cho vào chiếc khăn mỏng
  • Giã nát tỏi, thêm ít nước để chắt lấy nước ép tỏi
  • Dùng khăn thấm nước tỏi xoa lên vùng da bị chàm, để trong 8 – 10 pút
  • Rửa sạch lại bằng nước, không để quá lâu trên da để tránh gây tổn thương cho da. 
[size=undefined][size=undefined]
6. Mẹo chữa bệnh chàm khô bằng lá ổi
Sử dụng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa bệnh chàm khô theo phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Dân gian cho rằng lá ổi có khả năng khử trùng, kháng khuẩn, làm sạch da nên có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh chàm khô và các bệnh ngoài da khác. 
Cách thực hiện:
Cách 1:[/size][/size]
  • Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi và vi khuẩn
  • Cho lá ổi vào nồi, đun với 2 lít nước đến khi sôi thì đổ ra  một cái chậu nhỏ
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da mắc bệnh, sau đó lấy bã lá ổi chà nhẹ lên da.
[size=undefined][size=undefined]
Cách 2:[/size][/size]
  • Lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi giã nát
  • Dùng phần lá ổi này thoa trực tiếp lên da, để trong 20 phút rồi rửa sạch bằng nước
  • Thực hiện 1 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi tối.
[size=undefined][size=undefined]
7. Sử dụng khoai tây chữa bệnh chàm khô
[Image: meo-chua-benh-cham-kho-3.jpg]Khoai tây có tác dụng dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết, hỗ trợ hồi phục các tổn thương trên da hiệu quả
Khoai tây không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn ngon, bổ dưỡng, giàu tinh bột mà còn là bài thuốc chữa viêm da, dị ứng, chàm khô mang lại hiệu quả tích cực. Theo kinh nghiệm dân gian, khoai tây có khả năng làm sạch da, giữ ẩm, dưỡng da, ngăn ngừa sự lây lan của virus, tẩy tế bào chết và thúc đẩy sự hồi phục của vùng da bị chàm. 
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Chuẩn bị 1 củ khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, đi luộc chín
  • Sau khi khoai tây chín thì vớt ra, nghiền nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị chàm
  • Có thể dùng một miếng băng băng quanh vùng da đã đắp khoai tây
  • Sử dụng 2 lần/ngày liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện.
[size=undefined][size=undefined]
8. Chữa bệnh chàm khô bằng nha đam
Nha đam được đánh giá cao trong việc điều trị các vấn đề ngoài da và luôn được chị em đặc biệt ưa chuộng để làm đẹp. Do trong thân nha đam chứa nhiều nước, vitamin và các khoáng chất nên có tác dụng rất tốt cho da. 
Không chỉ vậy, các hợp chất acid salicylic, bradykinase, magie… trong nha đam còn giúp giảm sưng viêm, loại bỏ các kích ứng đỏ trên da, ngăn ngừa sự sừng hóa, lão hóa da, kích thích sản sinh collagen và dưỡng ẩm cho da. Chính vì thế, dùng nha đam chữa bệnh chàm khô tại nhà cũng là một phương pháp mà người bệnh có thể thử áp dụng.
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Chuẩn bị 1 – 2 lá nha đam, bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần lõi bên trong
  • Giã phần lõi này thành gel, vệ sinh vùng da bị chàm rồi bôi gel nha đam lên da
  • Để trong 20 phút, rửa sạch lại với nước, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. 
[size=undefined][size=undefined]
9. Mẹo chữa chàm khô bằng cây núc nác
[Image: meo-chua-benh-cham-kho-2.jpg]Vỏ cây núc nác được bào chế thành kem trị chàm
Núc nác hay hoàng bá nam là loại cây thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh chàm khô, bộ phận thường được sử dụng là vỏ cây.  Loại cây này được công nhận là có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm tăng sức đề kháng, chống dị ứng, hỗ trợ kiểm soát sự xâm nhập của các dị nguyên gây bệnh chàm. Đây cũng là lý do mà tinh dầu trong vỏ cây núc nác được chiết xuất và sản xuất thành kem đặc trị chàm.
Cách thực hiện:[/size][/size]
  • Lấy 50g vỏ cây núc nác, 50g vỏ cây hòe, 30g hương nhu, 30g lá khổ sâm cho vào ấm sắc với nước
  • Đợi nước sôi trong 10 – 15 phút đến khi nước chuyển màu thì tắt bếp, đổ nước ra một cái chậu nhỏ
  • Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm và rửa lại với nước ấm.
  • Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.
[size=undefined][size=undefined]
Những lưu ý khi áp dụng mẹo chữa bệnh chàm khô theo dân gian
Khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh chàm khô tại nhà theo kinh nghiệm dân gian, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:[/size][/size]
  • Các biện pháp dân gian chỉ có vai trò hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng cũng như không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, chúng chỉ thích hợp với người bị chàm ở mức độ nhẹ khi bệnh mới khởi phát.
  • Nên kết hợp các biện pháp này với việc điều trị chuyên biệt theo liệu trình của bác sĩ để đạt được hiệu quả nhanh nhất.
  • Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các mẹo trên có thể có hiệu quả hoặc không. Hơn nữa, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới thấy được các chuyển biến tích cực. 
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn thực phẩm lỏng nhẹ, nhạt vị, hạn chế ăn muối. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thịt vịt xiêm, ba ba, cua, tôm, bò, gà…
  • Vệ sinh da sạch sẽ, tránh dùng chanh, xà phòng để không làm vùng da bị chàm bị bội nhiễm.
[size=undefined][size=undefined]
Chàm khô là một căn bệnh phổ biến, không phân biệt độ tuổi giới tính mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu và đặc biệt còn rất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Do đó, ngay khi có các dấu hiệu bệnh, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#18
Đau dạ dày có nên ăn chuối không? (Tiêu, tây,… xanh, chín…)
[Image: bed8a5adeea76b30c4682e71217e5c9d?s=325&d=mm&r=g]
Long Giang15:28 - 19/04/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 2 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Đau dạ dày có nên ăn chuối không là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Bởi chuối là loại hoa quả rất phổ biến và nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, lại có nhiều ý kiến cho rằng khi dau dạ dày thì không nên ăn chuối. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích của chuối đối với sức khỏe con người
Chuối là một trong những loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mà chuối được xếp vào các loại trái cây nên ăn nhiều nhất. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia thì trong chuối chứa các dưỡng chất có tác dụng như:
[/size]
  • Chuối có chứa hàm lượng lớn tinh bột, protein, vitamin A, E, C, vitamin 11 và rất nhiều khoáng chất khác.
  • Ăn chuối thường xuyên giúp hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể là giúp hấp thu tốt các dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng tránh nhiễm trùng đường ruột.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-da-day-co-nen-an-chuoi-2.jpg]Chuối là loại trái cây tốt cho sức khỏe con người
[/size][/size]
  • Trong chuối có chứa hàm lượng khoáng chất kali rất cao nên việc ăn chuối thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, giúp hạ đường huyết và giảm cholesterol trong máu hiệu quả.
  • Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vỏ chuối có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng nấm da do, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt.
  • Chuối có chứa hàm lượng tinh bột cao nên sẽ tạo ra cảm giác no nhưng lại không gây tích tụ và thừa năng lượng. Vì vậy, chuối thật sự rất thích hợp với những người đang ăn kiêng giảm cân.
  • Ăn chuối thường xuyên cũng giúp làm đẹp da nhờ vào lượng vitamin quan trọng có trong chuối. Ngoài ăn thì chị em cũng có thể dùng chuối để làm mặt nạ trị mụn, dưỡng ẩm cho da rất tốt.
[size=undefined][size=undefined]
Đau dạ dày có nên ăn chuối không?
Đau dạ dày là triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày như [url=https://ihs.org.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-11775.html]viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị hoặc nghiêm trọng hơn có thể là bệnh ung thư dạ dày. Triệu chứng đau dạ dày có thể xảy ra một cách dữ dội hoặc diễn ra âm ỉ kéo dài tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Không chỉ phải chịu đựng những cơn đau dạ dày hành hạ mà người bệnh còn phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khác như trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, sốt, chán ăn…
Có thể thấy rằng, dạ dày là một cơ quan rất dễ bị tổn thương, chỉ cần chế độ ăn uống và ngủ nghỉ không phù hợp là sẽ gây ra những triệu chứng bất ổn. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng khi bị đau dạ dày thì không nên ăn chuối cũng như kiêng rất nhiều loại thức ăn khác để kiểm soát triệu chứng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng thì thực tế quan điểm này là chưa đúng vì một số điều sau:[/size][/size]
  • Trung bình trong một quả chuối có chứa khoảng 27,7g chất bột đường, 1,1g đạm, 74g nước và rất nhiều khoáng chất như vitamin B11, C, sắt, magie, mangan, kali…Trong đó, kali là chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng đau dạ dày, kích thích sản sinh các hoạt chất giúp bảo vệ thành và niêm mạc dạ dày.
  • Trong chuối có chứa hoạt chất Pectin, đây là một loại glucid có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho dạ dày. Chẳng hạn như giảm đau, kích thích hoạt động tiêu hóa hấp thụ thức ăn, ngăn chặn đầy bụng khó tiêu…
  • Hoạt chất oxy hóa Delphinidin trong chuối có khả năng khống chế sự phát triển và lây lan các khối u. Đây là điều mà các chuyên gia đã chỉ ra khi phát hiện rằng ăn chuối thường xuyên và đúng cách sẽ ức chế sự phát triển các khối u trong một thời gian dài.
  • Ăn chuối còn giúp cơ thể tự tạo lớp tường thành vững chắc giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý đường tiêu hóa.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-da-day-co-nen-an-chuoi-1.jpg]Đau dạ dày nên ăn chuối chín để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn
Với những lợi ích của chuối đối với hệ tiêu hóa nói trên, chắc chắn rằng người bệnh đã có thể yên tâm ăn chuối một cách thường xuyên để nâng cao sức khỏe, ngăn các bệnh về dạ dày, không cần phải quá lo lắng về vấn đề “đau dạ dày có nên ăn chuối không?” nữa.
Lưu ý khi ăn chuối với bệnh nhân đau dạ dày
Để việc ăn chuối đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe thì người bệnh cần hết sức lưu ý việc ăn sao cho đúng cách và đảm bảo an toàn tuyệt đối.[/size][/size]
  • Người mắc bệnh đau dạ dày chỉ nên ăn chuối chín. Tránh ăn chuối xanh, đặc biệt là chuối tiêu xanh vì nó sẽ khiến cho bụng của bạn dễ bị cồn cào, gây ra khó tiêu, chướng bụng…Điều này không những không giúp khắc phục triệu chứng đau dạ dày mà còn khiến bệnh ngày càng nghiệm trọng hơn.
  • Hãy đảm bảo bạn đã ăn no khi ăn chuối, tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút. Tuyệt đối không nên ăn chuối khi bụng đang trống rỗng.
  • Những người bị đau dạ dày thì nên ưu tiên ăn các loại chuối như chuối cau, chuối ngự, chuối tây…Tránh ăn chuối tiêu vì loại chuối này rất khó tiêu và không tốt cho dạ dày.
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả chuối chín là đủ, tránh ăn quá nhiều vì rất dễ gây ra các tác dụng phụ. Chẳng hạn như trong chuối có tính hàn nên khi quá dư thừa sẽ gây ra rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột. Không những vậy, còn gây ra mất cân bằng tỉ lệ giữa các khoáng chất như kali, natri, magie, canxi trong cơ thể.
  • Khi chọn mua chuối cần đảm bảo chuối sạch, nếu là chuối chín cây càng tốt. Tránh các loại chuối không an toàn, có nhiều chất trừ sâu sẽ càng khiến bệnh dạ dày nặng hơn nữa.
[size=undefined][size=undefined]
Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh dạ dày từ chuối
Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì người bệnh có thể ăn hầu hết các loại chuối chín, trừ chuối tiêu, đặc biệt là chuối tiêu xanh. Vì nó có thể gây khó chịu, chướng bụng, khó tiêu và làm dạ dày càng tổn thương nặng nề hơn.
Tuy nhiên, khi không thể ăn trực tiếp thì người bệnh có thể sử dụng chuối tiêu xanh để làm thành những bài thuốc có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản người bệnh có thể tự làm tại nhà như:
Bài 1: Chuối tiêu xanh + mật ong[/size][/size]
  • Cách thực hiện: Sử dụng những quả chuối tiêu còn xanh và non, tước bỏ hết lớp vỏ ngoài rồi cho vào muối ngâm cho ra bớt chất nhựa trong chuối. Sau đó, đem thái mỏng rồi phơi cho thật khô.
  • Cách sử dụng: Khi cần dùng bạn có thể lấy ra vài miếng chuối khô đem nghiền thành bột mịn rồi trộn chung với mật ong. Đem vo tròn thành từng viên nhỏ cho dễ ăn. Sử dụng kiên trì trong một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-da-day-co-nen-an-chuoi-4.jpg]Chuối xanh có thể kết hợp cùng mật ong để trị đau dạ dày tốt hơn
Bài 2: Kết hợp chuối tiêu xanh với các loại thảo mộc[/size][/size]
  • Cách thực hiện: Sử dụng chuối tiêu xanh với một số loại nguyên liệu thảo mộc như kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, bông mã đề…Đem nấu lên như nấu nước mát, lọc bỏ bả và lấy nước uống dần.
  • Cách sử dụng: Có thể nấu nhiều cùng một lúc và cho vào tủ lạnh để uống dần, có thể uống thay thế nước lọc để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý:[/size][/size]
  • Các bài thuốc chữa dạ dày từ chuối xanh chỉ áp dụng cho những người mới bị bệnh, mức độ còn nhẹ. Thuốc sẽ không có tác dụng cho những người đã bị đau dạ dày nặng.
  • Để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, người bệnh nên kết hợp với một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không ăn đồ cay nóng, đồ uống có cồn, các chất kích thích và tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
[size=undefined][size=undefined]
Hy vọng rằng những thông tin ở trên sẽ giúp quý độc giả có câu trả lời cho vấn đề “đau dạ dày có nên ăn chuối không?” và có cách ăn chuối đúng cách, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#19
Đau dạ dày có bị đi ngoài, tiêu chảy không?
[Image: e04d8aa93e3967d92aa899443a6541c1?s=325&d=mm&r=g]
Nguyễn Thảo9:10 - 20/04/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 2 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Ngoài các triệu chứng thông thường, đau dạ dày còn có thể gây đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng khiến thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến tăng áp lực và gây rối loạn nhu động ruột. 
[Image: dau-da-day-co-di-ngoai-khong.jpg]Đau dạ dày có bị đi ngoài không?

Đau dạ dày có đi ngoài không?
Đau dạ dày là tình trạng cơn đau khởi phát ở vùng thượng vị do dạ dày co bóp bất thường và tăng tiết dịch vị quá mức. Tình trạng này là dấu hiệu thường gặp của [url=https://ihs.org.vn/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-10974.html]bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc khởi phát do thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ.
Thông thường, đau dạ dày khởi phát kèm theo một số triệu chứng như đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, nóng rát thượng vị, nôn trớ thức ăn,… Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể đi kèm với chứng tiêu chảy, đi ngoài hoặc táo bón.
Theo các bác sĩ, tình trạng đi ngoài, tiêu chảy là hệ quả do dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng. Dạ dày tiêu hóa kém khiến thức ăn chưa được làm mềm và phân hủy hoàn toàn. Tình trạng này làm tăng áp lực lên tá tràng, đại tràng khiến nhu động ruột bị rối loạn và gây tiêu chảy, đi ngoài.
Ngoài ra, đau dạ dày kèm tiêu chảy còn có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này xảy ra khi đại tràng co bóp bất thường dẫn đến tình trạng đi phân lỏng, phân nát hoặc táo bón. Bên cạnh đó, hội chứng này còn gây đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đau dạ dày.
Nhận biết tiêu chảy, đi ngoài do đau dạ dày
Thông thường, đi ngoài là dấu hiệu thường gặp của chứng rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thức ăn. Vì vậy nếu không thực sự chú ý, bạn có thể nhầm lẫn trong việc xác định bệnh lý và áp dụng các phương pháp điều trị không phù hợp.
[Image: dau-da-day-co-di-ngoai-khong-1.jpg]Đau dạ dày có thể gây đi ngoài lỏng kèm đầy hơi, chướng bụng, nóng rát thượng vị, buồn nôn
Cách nhận biết đi ngoài, tiêu chảy do đau dạ dày:
[/size]
  • Đau dạ dày thường khởi phát sau khi ăn hoặc khi bụng đói (thường là sáng sớm)
  • Đi phân lỏng kèm đau bụng với tần suất trung bình 1 – 2 lần/ ngày và tối đa 3 – 5 lần/ ngày. Trong khi đó, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thường có tần suất đi tiêu hơn 5 lần/ ngày
  • Phân lỏng có mùi hôi khó chịu nhưng hiếm khi xuất hiện chất nhầy (trừ trường hợp do viêm đại tràng co thắt)
  • Trong trường hợp xảy ra do rối loạn tiêu hóa, phân thường lỏng, nhiều nước và có chất nhầy kèm theo
  • Đi kèm với một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị, trớ thức ăn, buồn nôn, nôn mửa,…
[size=undefined][size=undefined]
Mức độ tiêu chảy và đau dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân trực tiếp, giai đoạn phát triển và thể trạng của từng cá thể. Ở những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng, các triệu chứng này có thể khởi phát với tần suất thường xuyên và có mức độ nặng nề hơn.
Đi ngoài, tiêu chảy do đau dạ dày có nguy hiểm không?
Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu thường gặp của chứng đau dạ dày. So với các triệu chứng thông thường, triệu chứng này chỉ khởi phát khi chức năng của dạ dày bị tổn thương và suy giảm.
Không chỉ gây khó chịu và mệt mỏi, tình trạng đi ngoài do đau dạ dày còn ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
[Image: dau-da-day-co-di-ngoai-khong-3.jpg]Đau dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài có thể khiến thể trạng suy nhược, sụt cân, giảm mức độ tập trung
Trong trường hợp không kịp thời can thiệp, tình trạng này có thể dẫn đến các rủi ro và biến chứng sau:[/size][/size]
  • Sụt cân, suy nhược cơ thể: Chức năng tiêu hóa kém khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, gây sụt cân và suy nhược cơ thể. Hơn nữa, thể trạng suy nhược còn tạo điều kiện cho các triệu chứng ở đường tiêu hóa bùng phát với tần suất thường xuyên hơn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp ở các bệnh lý dạ dày. Biến chứng này xảy ra khi ổ viêm loét tiến triển nặng khiến mạch máu bị vỡ và xuất huyết. Ngoài ra tiêu chảy kéo dài còn khiến đường ruột bị tổn thương, loét và chảy máu.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Bệnh trĩ xảy ra khi tĩnh mạch ở ống trực tràng – hậu môn bị phình giãn, ứ máu và tạo thành các cấu trúc dạng búi. Bệnh thường khởi phát do tăng áp lực vùng hậu môn – trực tràng trong thời gian dài. Ngoài nguyên nhân do táo bón mãn tính, đi ngoài kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này.
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài những biến chứng kể trên, đi ngoài do đau dạ dày kéo dài còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, giấc ngủ và hiệu suất lao động. Hơn nữa, tình trạng đi tiêu quá nhiều lần trong ngày còn gây ra nhiều phiền toái, khó chịu, tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Điều trị đau dạ dày gây đi ngoài tiêu chảy
Đau dạ dày gây tiêu chảy, đi ngoài tác động không nhỏ đến sức khỏe tổng thể, hoạt động tiêu hóa và chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi gặp phải tình trạng này, cần chủ động khắc phục với một số biện pháp sau:
1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân
Đau dạ dày kèm đi ngoài có thể là hệ quả do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, sinh hoạt vô tổ chức,… Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản. Vì vậy để kiểm soát hoàn toàn chứng tiêu chảy, đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm, cần tiến hành thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân.
[Image: dau-da-day-co-di-ngoai-khong-2.jpg]Nên tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây đau dạ dày kèm tiêu chảy và điều trị kịp thời
Dựa vào nguyên nhân cụ thể, mức độ bệnh lý và khả năng đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:[/size][/size]
  • Thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc, thuốc ức chế choline, thuốc ức chế bài tiết axit dạ dày, thuốc chống co thắt,… được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger-Ellison và trào ngược thực quản.
  • Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, bác sĩ có thể xây dựng kháng sinh đồ với một số loại kháng sinh như Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole, Tinidazole,…
  • Thuốc kháng dopamine được sử dụng nhằm kích thích nhu động ruột và rút ngắn thời gian thức ăn ở bên trong dạ dày. Loại thuốc này thường được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trong trường hợp đau dạ dày kèm đi ngoài do hội chứng Zollinger-Ellison, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ u gastrin ở tuyến tụy.
  • Nếu xảy ra do hội chứng ruột kích thích, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng dopamine,…
[size=undefined][size=undefined]
Bên cạnh các phương pháp y tế được bác sĩ chỉ định, nên phối hợp với lối sống lành mạnh để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, tăng tốc độ phục hồi và giảm mức độ của các triệu chứng.
2. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy
Trong trường hợp tiêu chảy xảy ra với tần suất thường xuyên và không thuyên giảm khi sử dụng các loại thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp cầm tiêu chảy và điều hòa hoạt động tiêu hóa.
[Image: dau-da-day-co-di-ngoai-khong-4.jpg]Có thể dùng thuốc Loperamid, men tiêu hóa, Dioctahedral,… để điều trị đau dạ dày gây đi ngoài lỏng
Các loại thuốc được sử dụng để chữa tiêu chảy do đau dạ dày, bao gồm:[/size][/size]
  • Loperamid: Loại thuốc này được sử dụng để chữa tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và tiêu chảy mãn tính do đau dạ dày kéo dài. Thuốc có khả năng giảm tiết dịch vị, tăng trương lực cơ thắt hậu môn và giảm nhu động ruột. Ngoài ra, Loparemid còn kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột, giảm khối lượng phân và tăng vận chuyển dịch, chất điện giải.
  • Dioctahedral smectite: Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc bột pha. Thuốc có tác dụng tăng độ nhầy của màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột. Thuốc Dioctahedral smectite được dùng để giảm cơn đau ở dạ dày, tá tràng, thực quản và cầm tiêu chảy cấp – mãn tính.
  • Men tiêu hóa: Để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm tình trạng đi ngoài, bác sĩ có thể chỉ định một số loại men tiêu hóa như Normagut, Enterogermina, Biolac, Probio, Biosubtyl,… Các loại thuốc này giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ hoạt động phân hủy thức ăn của dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ tiêu,…
  • Oresol: Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, có thể sử dụng bột pha hỗn dịch Oresol để bù nước và điện giải. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi cần thiết, tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc quá mức.
[size=undefined][size=undefined]
3. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
So với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, chứng đi ngoài do đau dạ dày thường có mức độ nhẹ hơn. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng này với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp kiểm soát chứng đi ngoài do đau dạ dày:[/size][/size]
  • Tăng cường các loại thực phẩm có khả năng cầm tiêu chảy như khoai lang, yến mạch, khoai tây, gạo, táo, chuối, thịt gà, thịt lợn nạc,…
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm và đồ uống làm nghiêm trọng các triệu chứng ở đường ruột và dạ dày như nước ngọt có gas, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến ăn, món ăn chứa nhiều axit, muối đường và gia vị cay nóng.
  • Nên uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm nước ép từ rau xanh và trái cây để bù nước, điện giải, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-da-day-co-di-ngoai-khong-5.jpg]Bổ sung sữa chua giúp cung cấp lợi khuẩn, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm táo bón, tiêu chảy[/size][/size]
  • Dùng 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày. Nguồn lợi khuẩn trong thực phẩm này giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và hạn chế tiêu chảy, táo bón.
  • Tránh dùng rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê, trà đặc và sữa trong thời gian bị tiêu chảy.
  • Khi dạ dày bị tổn thương và hoạt động kém, nên ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Sử dụng thức ăn tươi sống và chưa được làm chín hoàn toàn như đồ tái, tiết canh, sashimi, nem, gỏi,… có thể làm nghiêm trọng triệu chứng tiêu chảy và tăng mức độ của cơn đau dạ dày. Vì vậy trong thời gian điều trị, cần ăn chín uống sôi và thận trọng khi lựa chọn thực phẩm.
[size=undefined][size=undefined]
Lưu ý: Trên thực tế, đau dạ dày kèm đi ngoài, tiêu chảy có thể dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa. Trong trường hợp đi ngoài liên tục, phân có máu tươi/ phân đen, buồn nôn, nôn mửa ra máu/ bã nôn có màu cà phê, vùng thượng vị đau dữ dội,… cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin giải đáp “Đau dạ dày có đi ngoài không?”, cách nhận biết và khắc phục. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân cụ thể và can thiệp các biện pháp điều trị thích hợp[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#20
Hoa quỳnh
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên|Tác giả: Thùy Trang Phạm
Update Date 05/12/2019
[Image: reader-aa.png]

BÀI VIẾT NÀY NÓI VỀ: [size=undefined][size=undefined]
[Image: shutterstock_665034754.jpg]

Tên gốc: Hoa quỳnh

Tên gọi khác: Hoa quỳnh hương
Tên khoa học: Selenicereus grandiflorus, Cactus grandiflorus
Tên tiếng Anh: Night Blooming Cereus
Tìm hiểu chung về hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh là cây gì?
Cây hoa quỳnh là một loài thực vật thuộc họ xương rồng, thường được trồng để làm cảnh. Các đốt thân cây có dạng dẹp, trông gần như những chiếc lá lớn, màu xanh lục và hơi tía ở phần mép thân. Rìa mép thân có gai xen lẫn với những lông tơ trắng nhỏ. Hoa rất lớn, nở về đêm, tỏa hương thơm ngào ngạt. Các cánh hoa ở lớp bên ngoài thường có màu nâu hay cam nhạt, các cánh hoa bên trong có màu trắng hoặc đỏ hay tím… Nhị và nhụy hoa có cuống rất dài. Những bông hoa nở trong khoảng vài giờ và héo rũ vào sáng hôm sau.

Đây là loài cây có nguồn gốc từ các vùng sa mạc và bán sa mạc của Antilles (quần đảo thuộc vùng biển Caribbean), Mexico, Mỹ. Theo một số tài liệu, cây hoa quỳnh được Christopher Columbus đưa sang châu Âu vào thế kỷ XV. Sau loài cây này được đưa sang trồng ở nhiều khu vực khác chủ yếu với mục đích làm cảnh.
Ở Việt Nam có một số loại hoa quỳnh sau:[/size]
[/size]
  • Quỳnh trắng: Là một giống quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa nở rất lớn, cuống hoa dài, màu đỏ cam hoặc nâu đất. Cây cho hoa vào tháng 6 – 7, mỗi hoa chỉ nở một lần duy nhất, cụp lại trong khoảng 2 giờ sau khi nở và tàn vào sáng hôm sau. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong có sắc trắng, nhị hoa vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa khoảng 20cm, rồi cụp lại từ từ và tàn đi nhanh chóng.
  • Quỳnh đỏ: Cây hoa quỳnh đỏ nhỏ hơn cây quỳnh trắng, hoa không to như quỳnh trắng, có màu đỏ hoặc đỏ pha da cam.
  • Nhật quỳnh: Đây là loài hoa được nghệ nhân Mười Lới (Đà Lạt) lai ghép thành công giữa cây hoa quỳnh và cây thanh long. Nhật quỳnh có hoa rất đẹp, nhiều màu sắc, nở vào ban ngày.
[size=undefined][size=undefined]
Cây hoa quỳnh dùng để làm gì?
Hoa, thân và cành non của loài cây này thường được sử dụng để điều trị các trường hợp như đau ngực (đau thắt ngực), phù nề kết hợp với suy tim. Loài thảo dược này cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng bàng quang và các bệnh lý về đường niệu, giảm đau bụng kinh. Dược liệu bào chế từ cây hoa quỳnh còn có thể sử dụng như một loại dung dịch dùng bôi trực tiếp để điều trị đau khớp.
Ngoài ra, các bộ phận của cây quỳnh có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Dạng bào chế của hoa quỳnh  là gì?
Ngoài dùng tươi, loại thảo mộc này còn có các dạng bào chế sau:[/size]
[/size]
  • Khô
  • Trà
  • Dịch chiết cây tươi
  • Ngâm rượu.
[size=undefined][size=undefined]
Cơ chế hoạt động của cây hoa quỳnh là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng một số chất có trong thân cây, hoa của loài cây này có thể giúp kích thích và tăng cường hoạt động của tim. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Công dụng từ cây hoa quỳnh
[Image: hoa-quynh-no-ve-dem.jpg]

Theo Đông y, thân và hoa cây quỳnh đều có thể sử dụng để làm thuốc. Để làm thuốc, bạn nên thu hái khi hoa vừa nở, cây thu hái quanh năm và có thể dùng tươi, phơi khô hay ngâm rượu.
Hoa của loài cây này có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh phế (mát phổi), chỉ khái (chống ho), hóa đàm (làm loãng và tan đàm), tiêu viêm (sưng đỏ đau) cầm máu. Do đó, hoa quỳnh được xem là vị thuốc đặc trị các bệnh ở phổi và hệ hô hấp.
Thân cây quỳnh có vị chua, hơi mặn, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, tiêu viêm, chỉ thống (chống đau).
Một số tài liệu của nước ngoài có ghi chép rằng, hoa quỳnh với thịt lợn thành món ăn để trị các bệnh như: viêm phế quản, lao phổi, lao hạch… Ngoài ra, loại hoa này có thể chữa được các bệnh như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Y học dân gian của Việt Nam dùng rượu hoa quỳnh (hoa quỳnh ngâm với rượu gạo) để chữa đau bụng, bôi các vết bầm tím rất hiệu quả. Cách ngâm là bạn có thể dùng hoa tươi hoặc khô ngâm với rượu gạo và càng lâu càng tốt, có thể để được đến vài năm. Loại rượu này sau khi ngâm khoảng 10 – 15 ngày là có thể dùng.
Liều lượng: Uống khoảng 1 – 2ml, chia làm 2 lần. Ngoài ra, khi bị viêm họng, ho rát họng, bạn có thể dùng 1 – 2 thìa cà phê rượu này để ngậm. Nếu bị mụn nhọt, da bầm tím hay đau do chấn thương, dùng rượu hoa quỳnh để xoa bóp cũng đem lại hiệu quả tích cực.
Người dân vùng Vân Nam (Trung Quốc) dùng cả cây quỳnh để chữa đau do chấn thương, đau tâm vị (tâm vị khí thống, đau quanh rốn), thổ huyết, lao phổi.
Liều dùng và Cách dùng
[Image: hoa-quynh-do-1.jpg]
Liều dùng thảo dược này có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc hoặc bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Đông y dùng hoa quỳnh để chữa các chứng bệnh sau:
Bài thuốc trị ho, long đờm
Bạn dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ hấp cách thủy với mật ong hoặc nấu với trứng gà, ăn trong ngày.
Liều dùng:[/size]
[/size]
  • Trẻ em: 1 bông
  • Người lớn: 2 – 3 bông.
[size=undefined][size=undefined]
Chữa ho do viêm họng
Hoa quỳnh 30g, lá xương xông 10g. Hai thứ thái nhỏ cho vào bát với 10ml mật ong, hấp cách thủy khoảng 30 phút, trộn đều để uống dần trong ngày.
Chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi
Hoa quỳnh 3 – 5 bông, đường cát trắng 15g sắc nước uống trong ngày.
Chữa lên cơn hen
Hoa quỳnh, kim ngân hoa mỗi thứ 9 – 12g, sắc nước uống trong ngày.
Chữa các bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Để chữa các bệnh này, bạn có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:[/size]
[/size]
  • Trà hoa quỳnh: Bạn dùng hoa quỳnh (tươi hoặc khô đều được) thái nhỏ đem tẩm mật, sao vàng dùng hãm trà uống dần.
  • Hoa quỳnh kết hợp với một số vị thuốc như: diếp cá 20g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả thái nhỏ sắc lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần.
[size=undefined][size=undefined]
Chữa mụn nhọt, sưng đau do té ngã 
Hoa quỳnh hoặc thân cây lượng vừa phải giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc vết thương.
Chữa xuất huyết tử cung
Hoa quỳnh 2 – 3 bông, thịt heo nạc 50 – 100g. Cả hai thái nhỏ, nêm gia vị vừa ăn, chưng cách thủy, dùng làm thức ăn trong bữa ăn chính.
Ở châu Mỹ, người dân bản địa dùng loại thảo dược này để chữa các bệnh như:[/size]
[/size]
  • Dùng bôi ngoài da trị thấp khớp, tình trạng phát ban ngứa
  • Uống trị giun sán, viêm bàng quang, sốt
  • Điều trị các bệnh về tim như: tim đập nhanh, đau thắt ngực, xung yếu hoặc tim đập bất thường, giảm tình trạng khó thở. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng làm săn chắc cơ tim, giảm mỡ máu và cholesterol…
  • Chữa bệnh đái tháo đường, phù nề
  • Dùng làm thuốc lợi tiểu
  • Chữa chứng đầy hơi
  • Đau do kinh nguyệt…
[size=undefined][size=undefined]
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hoa quỳnh?
Khi dùng thảo dược này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Trong một số trường hợp, bệnh nhân dùng trực tiếp dịch chiết của loại thảo dược này lên da, phản ứng dị ứng như phồng rộp và nổi mụn nước có thể xảy ra.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng hoa quỳnh, bạn nên lưu ý những gì?
Bạn nên thảo luận với bác sĩ, dược sĩ nếu:[/size]
[/size]
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Điều này bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong loại thảo mộc này hoặc thuốc khác hay các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe bất thường nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
[size=undefined][size=undefined]
Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Mức độ an toàn của hoa quỳnh như thế nào?
Không có đủ thông tin về việc sử dụng hoa quỳnh trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác
Hoa quỳnh có thể tương tác với những yếu tố nào?
Những thuốc có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:[/size]
[/size]
  • Digoxin
  • Thuốc chống trầm cảm (MAIOs bao gồmphenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®).
[size=undefined][size=undefined]
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.[/size]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#21
CÂY HOA QUỲNH

Nội dung chính

Cây hoa quỳnh còn có tên gọi khác là chi quỳnh, đàm hoa, thuộc họ Xương rồng. Dân gian gọi loại hoa này là nữ hoàng bóng đem. Cây hoa quỳnh được xem là bài thuốc đặc bị các bệnh lý về hệ hô hấp và phổi.
[Image: cay-hoa-quynh.jpg]Cây hoa quỳnh đem được sử dụng trong các bài thuốc trị các bệnh thường gặp ở người

Thông tin về cây hoa quỳnh
1. Tên gọi – Chủng loại
  • Tên gọi khác: Chi quỳnh, đàm hoa, phượng hoa, kim câu liên, nữ hoàng trong đêm
  • Tên khoa học: Epiphyllum
  • Họ: Thuộc họ Xương rồng (Cactaceae)
[size=undefined]
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả:
Trong tự nhiên tại các khu rừng nhiệt đới, cây hoa quỳnh thường sống nhờ bám vào thân của các cây khác. Khi trưởng thành, cây hoa quỳnh có thể cao lên tới 2000 mét. Thân cây quỳnh cứng, rộng và dẹp, có màu xanh lục. Mép thân có các gai nhỏ xen lãn với các lông tơ trắng. Các loài hoa quỳnh là hoa dại, có màu trắng và đỏ, có mùi thơm, hoa quỳnh thuộc loại hoa lớn, có đường kính từ 8 – 16 cm, thường nở về đêm. Qủa có hình dạng tương tự như quả thanh long, nhưng chỉ to khoảng 3 – 4 cm.
[Image: hoa-quynh.jpg]Cây hoa hình còn được mệnh danh là nữ hoàng nở về đêm
+ Phân bố:
Cây hoa quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Nam Mỹ. Phần lớn, cây hoa quỳnh thường phân bố ở các nước Châu Á, các nước có khí hậu tương đối ấm áp (Mỹ và các nước Châu Âu). Cây hoa quỳnh được du nhập vào trồng ở nước ta từ lâu đời.
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng:
Sử dụng thân và hoa quả cây chi quỳnh để làm thuốc.
+ Thu hái:
Thu hái quanh năm, thu lúc khi hoa vừa nở.
+ Chế biến:
Sử dụng cây hoa quỳnh lúc còn tươi, đem phơi khô hoặc ngâm rượu để sử dụng dần.
+ Bảo quản:
Đối với cây hoa quỳnh còn tươi, nên sử dụng hết lượng thu hái được. Cây hoa quỳnh phơi khô cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, cần đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
4. Thành phần hóa học
Kiến thức nghiên cứu thành phần hóa học của cây hoa quỳnh vẫn còn hạn chế.
5. Tính vị
Hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình.
Thân cây hoa quỳnh có vị chua mặn, tính mát.
6. Quy kinh
Chưa được quy kinh nào.
7. Tác dụng dược lý
+ Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Cây hoa quỳnh chưa được nghiên cứu theo dược lý hiện đại.
+ Theo Y học cổ truyền:
Trong Y học cổ truyền, cây hoa quỳnh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị các bệnh lý cũng như có tác dụng sau:[/size]
  • Mát phổi, thanh phế quản
  • Viêm họng, khàn tiếng
  • Chống ho, tan đờm, loãng đờm
  • Chữa ho ra máu khi bị bệnh lao phổi
  • Điều trị xuất huyết tử cung
  • Chữa đinh nhọt, đòn ngã sưng đau, giảm đau do bị tổn thương
  • Chữa các bệnh sỏi như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
  • Giảm mỡ và cholesterol có trong máu, tăng lưu thông máu
  • Giảm đau các cơn đau bụng kinh nguyệt
[size=undefined]
8. Liều dùng, cách dùng
Ngâm hoa quỳnh tươi hoặc khô với rượu gạo, ngâm càng lâu, hoa quỳnh càng phát huy tốt công dụng của chúng. Có thể sử dụng sau 10 – 15 ngày ngâm.
Ngoài ra có thể sử dụng hoa quỳnh tươi và khô sắc lấy nước uống hoặc nấu với các loại thực phẩm khác, bổ sung vào thực đơn của gia đình.
Đối với từng bài thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau, bạn đọc cần lưu ý.
9. Bài thuốc
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây hoa quỳnh để điều trị một số bệnh lý gặp phải ở người, bạn đọc có thể tham khảo qua:
[Image: bai-thuoc-tu-cay-hoa-quynh.jpg][/size]
  • Bài thuốc chữa ho có đờm, hen: Sử dụng hoa quỳnh tươi được thái nhỏ, chưng cắt thủy với một ít mật ong. Hoặc có thể sử dụng để nấu với trứng gà.
  • Bài thuốc chữa ho thông thường, viêm họng:Dùng 30 gram hoa quỳnh, 10 gram lá xương rồng, đem rửa sạch, thái nhỏ, thêm 10 ml mật ong và đen cách thủy 15 – 30 phút. Sử dụng mỗi ngày 2 lần, có thể sử dụng lúc còn nguội.
  • Bài thuốc chữa đau bụng, vết thương bị sưng, đau: Ngâm một lượng rượu với hoa quỳnh tươi trong vòng 10 – 15 ngày. Mỗi ngày uống 1 – 2 ml/ lần.
  • Bài thuốc chữa viêm phế quản: Dùng 10 – 30 gram hoa quỳnh tươi đem nấu với một ít thịt nạc, và sử dụng như món ăn hàng ngày.
  • Bài thuốc chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Sử dụng 30 gram hoa quỳnh, 30 gram hoa kim tước, 30 gram hà thủ ô, 50 gram đỗ trọng. Đem sắc để lấy nước uống.
  • Bài thuốc chữa các bệnh sỏi (sỏi thận, sỏi bàng quang,…): Sử dụng hoa quỳnh còn tươi hoặc khô, thái nhỏ, tẩm mật và được sao vàng. Sử dụng 20 – 30 gram pha với nước sôi dùng như nước trà hoặc đem đi sắc cùng với 200 ml. Sử dụng liên tục trong vài tuần.
  • Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường: Sử dụng hoa quỳnh cùng với 20 gram diếp cá, 20 gram kim tiền thảo, 10 gram rễ cỏ tranh. Sắc lấy nước uống và chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
  • Bài thuốc điều trị đau vai, tức ngực, khó thở: Sử dụng 2 – 3 hoa quỳnh nấu với 400 gram phổi lợn và sử dụng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
  • Bài thuốc chữa xuất huyết tử cung, rối loạn kinh nguyệt: Dùng 2 – 3 hao quỳnh tươi nấu với 400 gram thịt lợn nạc.
  • Bài thuốc có tác dụng bổ phổi: Sử dụng hoa quỳnh và hoa bách hợp mỗi loại 30 gram đem nấu lấy nước uống.
[size=undefined]
10. Lưu ý:
Trong quá trình sử dụng cây hoa quỳnh làm dược liệu để điều trị bệnh, bạn đọc cần lưu ý những điểm chính sau đây:[/size]
  • Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành có trong cây hoa quỳnh.
  • Phụ nữ mang thai không được sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh.
  • Ngưng sử dụng khi gặp phải các triệu chứng như: Mê sảng nhẹ, rối loạn tâm thần, áo giác.
  • Không được lạm dụng cây hoa quỳnh để điều trị bệnh, có thể gây ra kích ứng dạ dày, nhịp tim thất thường, co thắt tim, tức ngực.
  • Trong quá trình điều trị bằng dược liệu này, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày.
[size=undefined]
Tương tác
Cây hoa quỳnh có thể tương tác với các loại thuốc sau, bạn đọc cần lưu ý khi sử dụng, tránh gặp phải các trường hợp tác dụng phụ gây ra:[/size]
  • Digitoxin
  • Glycoside
  • Thuốc chống trầm cảm
[size=undefined]
Bài viết đã cung cấp thông tin cho bạn đọc biết thêm các thông tin về cây hoa quỳnh. Bạn đọc không được tự ý sử dụng dược liệu này khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Bài thuốc về cây hoa quỳnh không thay thế các loại thuốc đặc hiệu khác[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#22
Công dụng chữa bệnh của loại gia vị đắt thứ 2 thế giới
BIẾT TUỐT26/10/2016 10:36
Health+ | Nhiều người biết đến dầu vani với công dụng tạo hương vị độc đáo cho các loại đồ ăn thức uống hay là hương liệu trong sản xuất nước hoa mà không ngờ rằng nó cũng chính là một giải pháp tự nhiên trong chữa trị nhiều loại bệnh.


[Image: cong-dung-chua-benh-cua-dau-vani---loai-...452737.jpg]Dầu vani chiết xuất chủ yếu từ loại lan Vanilla planifolia
Dầu vani là gì, dầu vani mua ở đâu?

Dầu vani (Vanilla oil) được chiết xuất từ những loài lan thuộc chi Vanilla, nhưng chủ yếu là từ loài V. planifolia bắt nguồn từ México. Cư dân miền Trung châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo đã biết trồng lan vani. Người Aztec gọi chúng là tlilxochitl. Một vị tướng người Tây Ban Nha tên là Hernán Cortés được xem là người mang vani và chocolate đến châu Âu vào đầu thế kỷ XVI. Hương thơm của vani không được chiết từ hoa mà từ các lớp tinh thể phủ trên hạt của nó.

Muốn có vani thì phải có quả lan, do vậy phải tiến hành thụ phấn cho cây. Năm 1837, nhà thực vật học người Bỉ Charles François Antoine Morren đi tiên phong với phương pháp thụ phấn nhân tạo cho loại lan vani này. Tuy nhiên, phương pháp của ông không khả thi về mặt thương mại. Năm 1841, Edmond Albius (một cậu bé nô lệ 12 tuổi sống trên đảo Réunion, Ấn Độ Dương) khám phá ra rằng có thể dùng cách thụ phấn thủ công cho cây. Phương pháp này cho phép trồng và khai thác vani trên phạm vi toàn cầu.
[size=undefined]
[Image: vani1.jpg]Quả vani tươi và khô
[/size]

Dầu vani đã được chứng minh là có chứa hơn 200 hợp chất, trong đó nồng độ các hợp chất có thể thay đổi tùy vào khu vực mà vani được thu hoạch. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm tìm thấy rằng các hợp chất quan trọng nhất chịu trách nhiệm về sự khác biệt của dầu vani là: Vanillin, anise alcohol, 4 methylguaiacol, p-hydroxybenzaldehyde/trimethylpyrazine, p-cresol/anisol, guaiacol, acid isovaleric và acid axetic.

Vani là loại gia vị đắt tiền thứ hai trên thế giới - chỉ xếp sau gia vị saffron từ cây nghệ tây - bởi phải mất nhiều công sức lao động. Dầu vani được bán phổ biến trong các cửa hàng thực phẩm, siêu thị và bán trực tuyến.

Dù không hề rẻ nhưng vani được đánh giá cao nhờ hương thơm “tinh khiết, hăng và tinh tế” và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm, nước hoa và trong trị liệu hương thơm. Các nhà khoa học còn phát hiện ra công dụng đặc biệt của vani trong chăm sóc sức khỏe con người:

Chống lão hóa

Đặc tính chống oxy hóa của dầu vani bảo vệ cơ thể khỏi lão hóa và nguy cơ ung thưbằng cách trung hòa các gốc tự do. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chíAgricultural and Food Chemistry cho hay, chiết xuất vani nguyên chất có thể chữa bệnh nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao và có chứa tới 60% dung dịch cồn ethyl.



[Image: vani3.jpg]

Dầu vani kích thích bài tiết của một số hormone như testosterone và estrogen, giúp ích rất nhiều cho nam giới bị rối loạn chức năng cương dương, bất lực và mất ham muốn tình dục.

Làm giảm triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)










Vì dầu vani kích hoạt estrogen, nó cũng giúp giảm các triệu chứng PMS, đặc biệt là chuột rút. Dầu vani còn có thể quản lý căng thẳng, an thần, giúp tâm trí thoải mái, giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng quá mẫn cảm khi gặp các triệu chứng PMS.

Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ở nồng độ cao, các gốc tự do có thể gây nguy hiểm cho cơ thể và làm hỏng tất cả các thành phần chính của các tế bào, bao gồm DNA, protein và màng tế bào. Các thiệt hại cho các tế bào, đặc biệt là DNA được gây ra bởi các gốc tự do có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác. Chất chống oxy hóa có thể ngăn cản quá trình này. Và như đã nói ở trên, dầu vani chứa các chất chống oxy hóa mạnh, từ đó nó có đặc tính chống ung thư - ức chế sự phát triển của bệnh ung thư.

Chống nhiễm khuẩn


Một số thành phần có trong dầu vani, như: Eugenol và vanillin hydroxybenzaldehyde có thể chống lại nhiễm trùng. Một nghiên cứu năm 2014 tại Thụy Sỹ đã chứng minh dầu vani như một tác nhân kháng khuẩn khi được sử dụng trên bề mặt của tế bào vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy rằng, dầu vani ức chế mạnh sự hoạt động của tế bào S. aureus và sự phát triển của màng sinh học trưởng thành sau 48 giờ. Tế bào S. aureus là vi khuẩn thường tìm thấy trong đường hô hấp và trên da người.


Từ thế kỷ XVII, vani đã được sử dụng như một giải pháp chống lo âu và trầm cảm tự nhiên. Dầu vani có tác dụng làm giảm căng thẳng, xoa dịu cơn tức giận và hỗ trợ điều trị mất ngủ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược Ấn Độ phát hiện ra rằng vanilin, một trong những thành phần chính của dầu vani, có thể chống trầm cảm trên chuột, hiệu quả tương đương khi sử dụng Fluoxetin - một loại thuốc điều trị trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Giảm viêm

Bởi vì vani chứa các chất chống oxy hóa mạnh nên nó có thể giảm thiệt hại do viêm. Vanillin trong dầu vani có khả năng làm giảm cholesterol xấu một cách tự nhiên và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hạ huyết áp

Tác dụng an thần của dầu vani giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, ngủ ngon hơn, từ đó giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Có thể nói, dầu vani chính là một giải pháp tự nhiên cho người bị tăng huyết áp vì nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm stress oxy hóa và làm giãn nở các động mạch.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe
Be Vegan, make peace.
Reply
#23
Trồng vani trên đất trọc
26/01/2010 21:27 GMT+7

TTCT - Sau ông Tây nước mắm Didier Corlou - đầu bếp Pháp nổi tiếng ở Hà Nội từng dành nhiều thời gian tìm hiểu và viết tài liệu về nước mắm, hay ông Tây rượu vang Daniel Carsol - chủ vườn nho ở Tà Nung, Đà Lạt... nay có thêm một ông Tây gắn với sản xuất nông nghiệp - Frédéric Lacroix.
[Image: V4G9mlG7.jpg]
Phóng to
Fred giải thích cách phân biệt hoa đã được thụ phấn hay chưa - Ảnh: Q.T.

Trên con đường mòn quanh co dài 2,5km từ đường nhựa vào đến trại vani (Vanilla Farm), chiếc xe một cầu chở chúng tôi nhồi liên tục trên đất cát mấp mô. Nhưng anh Sơn tài xế vẫn phang tới nhờ quen đường và có kinh nghiệm ba lần lún cát phải chờ Fred - tên gọi thân mật của Frédéric - lái máy cày ra kéo vào.
Mùa nắng ở vùng đất cát thuộc xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đang bắt đầu nhưng chưa đến mức khó chịu nhờ thời tiết lạnh cuối năm. Và cái lạnh cũng khởi phát mùa vani nở hoa.
Năm năm gầy dựng trên đất trọc
Ngoài ẩm thực (dùng trong chế biến bánh ngọt, sôcôla và hương liệu cho một số món ăn), vani được sử dụng nhiều trong chế biến nước hoa. Các nhà nhập khẩu vani nhiều nhất là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật.
Nhưng tính theo bình quân đầu người thì Đan Mạch dẫn đầu với 4,75g vani/năm, theo sau là Mỹ (3,85g). Cũng cần lưu ý rằng hương vani sử dụng trong công nghiệp phần lớn là loại tổng hợp.

“Vani có thể trồng được ở độ cao dưới 1.000m, nhưng phải có nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 10-120C. Trồng vani phải có nhiều nắng ban ngày và khí hậu mát lúc về đêm. Thời tiết ban đêm khoảng 16-170C là lý tưởng nhất” - Fred giải thích. Yếu tố quan trọng của thời tiết khiến Fred phải vất vả tìm địa điểm trồng thích hợp. Anh và vợ - chị Mai - không quên thời gian đầu của năm 2005, khi họ phải “cày” trên con đường mòn lún cát để lập trại vani.
Khu vực này vốn là đất rừng kéo dài từ mặt sau của chân núi Tà Cú, nhưng đã bị dân khai thác từ lâu để trồng hoa màu. “Lúc làm đất, chúng tôi phát hiện có những rễ cây rất to và ăn sâu, phải dùng xe xúc móc lên” - Fred kể và chỉ đống rễ cây to chất trong sân.
“Nhân chứng sống” còn lại của rừng cây xưa là một cây rúi có thân to gần hai vòng tay người ôm trong vườn vani. “Các nhân viên thấy cây to trong vườn choán chỗ nên đề nghị chặt bỏ. Nhưng họ không biết khi chúng tôi đến đây, đó là cái cây duy nhất giúp chúng tôi có bóng mát để dựng chòi bên dưới bắt đầu công việc. Chúng tôi chỉ trồng cây chứ không chặt cây” - chị Mai giải thích. Khi đến thăm, cán bộ xã rất ngạc nhiên vì thấy vườn vani mọc tốt. “Họ rất ủng hộ vì như anh thấy đó, xung quanh người ta chỉ trồng rừng tràm bông vàng hoặc khuynh diệp, chẳng trồng được thứ gì khác. Cũng có người trồng mè, đậu phộng trong vài tháng, thời gian còn lại chỉ là đất trọc”.
Khó khăn kế tiếp là tìm nước ở vùng đất bán sa mạc cách bãi biển hơn 4km tính theo đường chim bay. Fred nói: “Lúc đầu chúng tôi hơi lo vì người dân bảo vùng này không có nước. Phải khoan sâu xuống hơn 70m chúng tôi mới phát hiện nước. Vấn đề còn lại là xử lý độ pH”.
Thời gian chuẩn bị đất mất khoảng một năm rưỡi. Sau khi trồng tốt cây vani ở bancông nhà tại TP.HCM, Fred mới cho nhân giống trong ống nghiệm ở labo, rồi chuyển sang vườn ươm trồng dưới sự giám sát nghiêm ngặt. Khi được thông báo có người nào đó sẵn sàng mua lại toàn bộ số cây nhân giống với giá thật cao, anh chỉ nói: “Đúng là không đàng hoàng chút nào”.
Fred không phải là người đầu tiên nghĩ đến việc trồng vani ở Việt Nam, nhưng đến nay có lẽ chỉ anh làm được. Nếu trồng vani phải có chuyên gia thì Fred là người như thế. Anh học nghề tại Tahiti nhờ những đứa con của ông chủ trang trại không chịu theo nghề cha truyền.
Dáng người to đậm và hơi lè phè của Fred khiến người ta dễ nghĩ anh là dân đảo dù anh sinh trưởng ở thành phố Toulouse, miền nam nước Pháp và có thời gian dài sống ở Đức. Cũng chính bộ dạng này của Fred khiến các nhà đầu tư không tin vào dự án trồng vani mà anh trình bày khi đến Việt Nam từ năm 1995. Sự động viên của bạn bè và gia đình đã giúp anh nuôi dưỡng ước mơ.

[Image: pIb2hwt0.jpg]Phóng to
[Image: VAK1LKlP.jpg]
Ảnh: Q.T.

“Được 3.000 hoa tất cả”
Anh trưởng nhóm báo cáo với Fred khi chúng tôi vừa vén màn che bước vào vườn. Chuyến đi khởi hành từ trung tâm TP.HCM muộn 20 phút so với ấn định lúc 5g nên khi chúng tôi đến nơi, các nhân viên “hôn phối” (tạm dịch từ marieur, theo cách gọi của Fred) vừa kết thúc công việc giúp hoa thụ phấn. Do hoa nở lần lượt trên nhánh nên sau khi thụ phấn, người ta phải làm dấu để tránh không lẫn lộn với hoa nở ngày hôm sau hoặc nhờ vào kinh nghiệm quan sát.
Mùa vani nở hoa kéo dài khoảng ba tháng, Fred kỳ vọng đạt 10.000 hoa/ngày. Vấn đề là làm sao cho hoa nở đều chứ không để nở rộ cùng lúc, nhờ đó công việc thụ phấn sẽ đỡ vất vả hơn và tỉ lệ trái đậu cao hơn. Hoa nở tự nhiên cần có thời tiết lạnh. Cũng có thể kích thích cho cây đâm chồi nở hoa bằng phân bón thích hợp, hoặc tạo stress cho cây để khi đó bản năng sinh tồn sẽ thúc cây ra hoa. Kẻ thù của vani, ngoài thời tiết thất thường như dông bão, còn có côn trùng. Vụ thu hoạch đầu tiên tháng 3-2009, Fred mất đến 80% sản lượng do côn trùng.
Vani là loài phong lan dây leo nên để phát triển phải nương nhờ một thân cây chủ (tràm bông vàng, mimosa...). Một dây vani có thể dài cả chục mét. Lớp lưới che trên cao là để tạo bóng mát và sẽ được tháo dỡ sau năm năm, thời gian đủ để cây chủ phát triển tạo bóng mát cho vani. Từ lúc cuống hoa đậu trái cho đến lúc thu hoạch mất khoảng chín tháng, “y như một đứa bé” - Fred nói đùa. Khi trái chuyển sang màu hạt dẻ thì bắt đầu thu hoạch.
Sau gần năm năm, con đường mòn dẫn vào trại vani vẫn còn khó di chuyển do cát lún mùa khô, nhưng trại vani hứa hẹn sản lượng khả quan từ năm 2010. Một cây vani cho tối đa 4kg trái xanh, nếu phơi khô còn khoảng 800g. “Với 200g là tôi đã hài lòng” - Fred khẳng định.
[Image: bUCQxr55.jpg]Phóng to
Sau khi thụ phấn thành công cuống hoa sẽ phát triển thành trái và chờ chín tháng để chín. Trái vani phơi ngoài nắng 2-3 tuần và trong bóng râm cũng ngần ấy thời gian - Ảnh:Q.T.

Ưu tiên chất lượng
Là quốc gia xuất khẩu vani hàng đầu thế giới, đảo quốc Madagascar đang bị cạnh tranh từ các nước có điều kiện khí hậu thích hợp để trồng vani, chẳng hạn Indonesia (đảo Bali). Nhưng vani Indonesia có chất lượng mùi thơm không bằng vani ở Hàm Thuận Nam, theo đánh giá của Laurent Séverac - nhà sản xuất rượu mùi và hương liệu ở Hà Nội.
Một trái vani có đến 150 thành phần khác nhau. Vani Tahiti cho trái nhỏ nhưng chất lượng thuộc hàng cao nhất và đắt giá nhất, chủ yếu dùng trong nấu ăn trực tiếp và kỹ nghệ nước hoa. Vani Madagascar có trái to đẹp nhưng hương thơm không bằng, thường được chiết xuất tinh chất, dù nó được xem là giá tham chiếu của thị trường thế giới, tương tự cà phê robusta. Trong khi giá vani Madagascar giảm mạnh còn 50 USD/kg, vani Tahiti có mức giá 350 USD/kg.
Trên diện tích 30ha của gia đình, Fred dành 10ha cho vani Tahiti và Madagascar. Anh trồng các loại hoa màu khác như bắp, hoa hibicus, măng tây (thử nghiệm)... vừa để cải thiện vừa tránh độc canh. Diện tích 10ha, theo anh, là để có thời gian theo dõi nghiêm ngặt sự phát triển của vườn vani, đồng thời đảm bảo tính chất thủ công của nghề này. “Tôi muốn ưu tiên làm ra sản phẩm chất lượng cao chứ không nhắm đến số lượng và diện tích trồng” - anh giải thích.
Trái vani phơi ngoài nắng 2-3 tuần và phơi trong bóng râm cũng ngần ấy thời gian tùy kích thước trái. Sau đó, trái được xếp vào thùng gỗ có lót giấy đặc biệt để ủ từ 1-3 tháng. Gỗ phải là loại không có mùi để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. “Tôi hút thuốc lá nên trước khi đụng đến trái vani, tôi buộc phải rửa sạch tay” - Fred vừa nói vừa chỉ những trái vani đang phơi trên giàn.
Từng năm trái vani được Fred cho vào ống thủy tinh đậy kín bằng nút bần rồi cung cấp cho hệ thống khách sạn Victoria bán cho du khách nước ngoài. Song song đó, anh cũng có những ống trái vani dán nhãn Vanilla Farm, bước đầu tạo thương hiệu cho một sản phẩm lâu nay chỉ có trong danh mục hàng nhập.

Theo snv.jussieu
Be Vegan, make peace.
Reply
#24
Chiết xuất vanilla và 7 lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
[Image: 10ad7768e0f065f89d455410228eb493?s=24&d=mm&r=g] Vân Anh
6 tháng trước
Vanilla là một loại hương liệu ngọt ngào và hấp dẫn. Chiết xuất vani nguyên chất còn sở hữu một số tính chất dược liệu và có lợi cho sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng Medplus tìm hiểu về các tác dụng của Vanilla đối với sức khỏe nhé!

Thông tin chung về chiết xuất Vanilla
Chỉ cần đề cập đến bánh vani, sữa trứng vani hoặc kem vani đã đủ làm cho chúng ta cảm thấy bụng đói cồn cào và muốn ăn một cái ngay lập tức. Hương vị vani được đông đảo mọi người yêu thích và phổ biến trên toàn thế giới.
Hương liệu vanilla xuất phát từ một giống lan dây leo có tên khoa học là Vanilla planifolia. Sau khi ra hoa, cây sẽ được thụ phấn bằng tay ngay trong ngày. Sau 5 – 6 tháng là có thể thu hoạch và được ủ trong vòng 6 tháng nữa để lên men. Sau đó được cất trữ trong những chiếc hộp thiếc lót giấy nến. Hương vị mềm mại và ngọt ngào đáng kinh ngạc của vanilla đã biến nó trở thành một thành phần phổ biến trong đồ uống ngọt và bánh kẹo mà khó có ai có thể cưỡng lại sự ngọt ngào đó.
[img]data:image/svg+xml;charset=utf-8,<svg height="500" width="750" xmlns="http://www.w3.org/2000/svg" version="1.1"/>[/img][Image: Chi%E1%BA%BFt-xu%E1%BA%A5t-Vanilla-v%C3%...BB%8Fe.png]Chiết xuất Vanilla và 7 lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
7 lợi ích tuyệt vời của chiết xuất vanilla
1. Điều trị lo âu và trầm cảm
Một số nghiên cứu về thần kinh đã chứng minh rằng chiết xuất vanilla có tác động tích cực đối với những người mắc chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Mùi hương vani đặc biệt hữu ích cho mục đích này. Uống một ly nước hoặc sữa có chứa chiết xuất vanilla sẽ giúp giảm lo lắng, cho bạn một tinh thần thoải mái và dễ chịu.
chiết xuất vanilla còn rất tốt cho hệ thống thần kinh của bạn. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Bệnh viện Sloan-Kettering ở New York đã chứng minh hương liệu vani có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của hội chứng sợ không gian kín.
2. Hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất vanilla có tác dụng giảm cân. Chúng ta đều biết tập thể dục và chế độ ăn uống là nhân tố đóng vai trò chính trong việc giảm cân. Bên cạnh đó, phương pháp uống chiết xuất vanilla được đánh giá là có khả năng bổ trợ rất lớn trong quá trình này mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Giảm buồn nôn
Một trong những lợi ích tốt nhất của chiết xuất vanilla là nó có thể giúp làm dịu dạ dày trong trường hợp bạn cảm thấy buồn nôn. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm một vài giọt chiết xuất vanilla vào ly nước và uống từ từ. Mùi hương vani tuyệt vời sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn. Trên thực tế, công dụng của chiết xuất vanilla gần tương đương thuốc chống nôn.  Chiết xuất vanilla được xem như phương pháp tuyệt vời trong lúc khẩn cấp.
4. Cải thiện sức khỏe răng miệng
Vanillin trong vani tương tự như capsaicin trong ớt và euganols trong các loại gia vị cay như quế. Hợp chất này có tác động tích cực đến hệ thống thần kinh trung ương. Capsaicin là một thuốc giảm đau hiệu quả trong khi euganols hoạt động như thuốc gây tê tại chỗ. Và Vanilla đều sở hữu cả hai đặc tính này nên nó có tác dụng chống đau răng và nhiễm trùng.
5. Điều trị rối loạn tiêu hóa
Trà thảo mộc ngâm vanilla có thể làm giảm các vấn đề tiêu hóa. Nước đun sôi với đậu vani là một phương thuốc truyền thống tốt cho chứng nôn mửa và đau dạ dày. Hương thơm dịu nhẹ của nó có hiệu quả trong việc làm dịu cơn buồn nôn.
6. Điều trị các vấn đề kinh nguyệt
Chiết xuất vanilla rất hiệu quả trong việc điều hòa kinh nguyệt. Những người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hãy sử dụng chiết xuất vani, nó sẽ giúp bạn điều chỉnh chu kỳ hài hòa. Mặc dù có một số loại thuốc bán sẵn để điều trị những vấn đề này. Nhưng hãy dùng vanilla như một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để không cần dùng đến thuốc.
7. Tính chất chống oxy hóa
Hương vị riêng biệt và lợi ích sức khỏe của tinh chất vani được chứng minh là nhờ sự góp mặt  của khoảng 200 hợp chất có đặc tính chống oxy hóa. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao làm giảm các gốc tự do trong cơ thể bạn. Các gốc tự do này chính là các sản phẩm có hại bị đào thải từ quá trình trao đổi chất. Chúng có thể gây ra các bệnh khác nhau bao gồm cả ung thư. Vanilla sở hữu cả hai đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư.
Vanilla không chỉ là một loài gia vị với mùi thơm và hương vị hấp dẫn trong các món ăn xa xỉ. Nó còn là một loại thực phẩm bổ ích mà ai cũng cần có trong căn bếp của mình.
Nguồn tham khảo:
https://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-vanilla-for-skin-hair-and-health/
 
Be Vegan, make peace.
Reply
#25
Nam việt quất
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư|Tác giả: Tran Pham
Update Date 11/05/2020 . 1 min read
[Image: reader-aa.png]

BÀI VIẾT NÀY NÓI VỀ: [size=undefined][size=undefined]
[Image: nam-viet-quat-1024x768.jpg]


Tìm hiểu chung
Nam việt quất dùng để làm gì?
Nam việt quất thường được dùng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước nam việt quất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng không có tác dụng chữa bệnh này.

Nam việt quất có thể dùng cho bệnh bàng quang, cũng như để khử mùi nước tiểu ở những người không kiểm soát được việc tiểu tiện. Một số người sử dụng nam việt quất để tăng lưu lượng nước tiểu, diệt vi trùng, làm lành da và giúp giảm sốt.
Nam việt quất có thể dùng cho bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS), bệnh còi, viêm màng phổi và ung thư.
Cơ chế hoạt động của nam việt quất là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy nam việt quất có chứa một lượng axit salicylic đáng kể, đó cũng là một thành phần quan trọng trong aspirin.
Uống nước ép nam việt quất thường xuyên có thể làm tăng lượng axit salicylic trong cơ thể. Axit salicylic có thể làm giảm vết sưng, ngăn ngừa đông máu và có thể chống khối u.

Liều dùng
Liều dùng thông thường của nam việt quất là gì?
Bạn có thể dùng 9-15 viên thuốc nang (khoảng 400-500 mg/viên) mỗi ngày. Hoặc uống từ 1-2 ly nước ép mỗi ngày.
Liều dùng của nam việt quất có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nam việt quất có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của nam việt quất là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:[/size]
[/size]
  • Thuốc nang;
  • Quả tươi;
  • Nước ép.
[size=undefined][size=undefined]
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nam việt quất?
Nam việt quất có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
[/size]
[/size]
  • Tiêu chảy khi dùng liều lượng lớn;
  • Phản ứng mẫn cảm.
[size=undefined][size=undefined]
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng nam việt quất bạn nên biết những gì?
Lưu trữ thuốc tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng.
Nam việt quất có thể ngăn ngừa bệnh đường tiết niệu, nhưng không thể chữa bệnh.
Khi dùng thuốc từ nam việt quất, bạn nên theo dõi tình trạng tiết niệu: tần số tiểu tiện, đau hoặc khó đi tiểu tiện. Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên điều trị với kháng sinh.
Những quy định cho nam việt quất ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nam việt quất nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của nam việt quất như thế nào?
Không sử dụng nam việt quất cho người bệnh thiểu niệu, vô niệu hoặc quá mẫn cảm với vị thuốc này.
Không sử dụng nam việt quất thay cho thuốc kháng sinh nếu bạn có bệnh về đường tiết niệu.
Tránh dùng các sản phẩm nước uống có nam việt quất hoặc uống quá nhiều nước nam việt quất nếu bạn có tiền sử với bệnh sỏi thận.
Nam việt quất có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nam việt quất.
Nam việt quất khi dùng chung với warfarin có thể làm tăng cơ chảy máu và ảnh hưởng đến cân bằng thành phần của máu.
Nước ép nam việt quất có thể tăng lượng vitamin B12 cơ thể hấp thụ và làm giảm độ pH của nước tiểu.
Tham khảo 9 lợi ích đáng kinh ngạc của quả việt quấtđể tìm hiểu thêm thông tin về loại trái cây bổ dưỡng này bạn nhé!
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.[/size]
[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#26
Tại sao bị đau dạ dày trong đêm? Cách trị dứt điểm
[Image: fc41f3aed041804ab735bb5f6f0647fb?s=55&d=mm&r=g]
Ka Mi17:01 - 18/04/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 1 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Đau dạ dày trong đêm là hiện tượng xảy ra khá phổ biến, khiến cho người bệnh mất ngủ, cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng trầm trọng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy tại sao lại bị đau dạ dày trong đêm và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cần thiết.
Đau dạ dày trong đêm là gì? Dấu hiệu nhận biết
[url=https://ihs.org.vn/dau-da-day-vi-tri-dau-hieu-va-dieu-tri-9375.html]Đau dạ dày trong đêm là tình trạng dạ dày bị đau âm ỉ kéo dài, có khi quặn thắt từng cơn ở vùng thượng vị trong lúc bạn đang ngủ khiến cho bạn cảm thấy đau đớn và tỉnh giấc gây mất ngủ.
[Image: dau-da-day-trong-dem.jpg]Đau dạ dày trong đêm là những cơn đau quặn quại kéo dài khiến bạn luôn trong tình trạng mất ngủ thường xuyên

Hầu hết triệu chứng đau dạ dày vào ban đêm xảy ra có liên quan đến lượng thức ăn mà bạn đã dung nạp vào buổi tối hôm đó. Nếu để tình trạng này tái diễn trong một thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh bị giảm sút, thiếu sự tỉnh táo bởi những cơn mất ngủ thường xuyên ập tới.
Thông thường, người thường xuyên bị đau dạ dày về đêm thường bắt gặp những triệu chứng sau đây:
[/size]
  • Cơn đau thường diễn ra vào khoảng 1 – 2 giờ sáng , lặp lại nhiều lần trong đêm theo một vòng tuần hoàn khiến cho người bệnh phải đột ngột tỉnh giấc.
  • Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí của vùng xương ức, bên trên rốn, đau quặn kéo dài hoặc cảm giác nóng rát. Ngoài ra, có thể kèm theo một số triệu chứng như ợ chua, tức ngực, buồn nôn và nôn.
[size=undefined][size=undefined]
Tại sao bị đau dạ dày trong đêm?
Đau dạ dày về đêm khiến cho cơ thể của người bệnh cảm thấy khó chịu và những giấc ngủ liên tục bị gián đoạn. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau dạ dày trong đêm?
1. Do chế độ ăn uống không khoa học
Người bệnh thường xuyên tiêu thụ lượng thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và liên quan trực tiếp đến dạ dày. Một số thói quen tác động không tốt đến dạ dày và những loại thức ăn gây phản ứng những cơn đau bụng mà người bệnh cần chú ý đến:[/size][/size]
  • Ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa như ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất béo,… chúng tồn đọng lâu trong dạ dày khiến cho dạ dày tiết nhiều acid và phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hóa thức ăn, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng âm ỉ.
  • Ăn nhiều đồ ăn chua như chanh, cóc, mơ, xoài,… chứa nhiều acid sẽ khiến cho lượng acid dịch vị tiết ra trong dạ dày gây ra chứng trào ngược và thậm chí làm viêm loét dạ dày.
  • Ăn các loại thực phẩm ôi thiu, thực phẩm gây ngộ độc khiến cho dạ dày bị kích ứng và gây ra những cơn đau bụng về ban đêm. Lúc này sẽ đi kèm các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt,…
  • Ăn quá no trước khi đi ngủ khiến cho dạ dày không thể tiêu hóa hết thức ăn, và lượng thức ăn còn lại sẽ tích tụ mỗi ngày gây ra chướng đau bụng, đầy hơi và xuất hiện những cơn đau quặn thắt.
[size=undefined][size=undefined]
2. Do thức khuya, căng thẳng
Nếu bạn có thói quen thức khuya hoặc căng thẳng đầu óc vì áp lực công việc sẽ rất dễ trở thành tác nhân gây ra bệnh đau dạ dày về đêm. Việc thức khuya sẽ khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng quá tải khiến cho cơ thể bị tiêu hao quá nhiều năng lượng.
Khi bạn căng thẳng quá độ, lúc này dạ dày sẽ kích thích hàm lượng acid dịch vị tiết ra quá nhiều làm cho chúng không thể trung hòa hết được và dễ dàng tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày khiến chúng bị tổn thương, từ đó hình thành nên những cơn đau khó chịu về đêm.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, đây là tình trạng acid dạ dày tiết ra khiến cho thức ăn bị trào ngược lên thực quản và gây ra những triệu chứng về ợ nóng, ợ chua. Triệu chứng này thường xảy ra vào thời điểm sau khi ăn no hoặc trong khi nằm.
Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần mỗi tuần thì người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị hiệu quả.
[Image: dau-da-day-trong-dem-3.jpg]Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày trong đêm
4. Do viêm loét dạ dày
Những cơn đau dạ dày về đêm có kèm theo đó là cảm giác đau cồn cào và buồn nôn thì trên 70% người bệnh đã bị viêm loét dạ dày cấp tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày có thể kể đến như: Sự xâm nhập của vi khuẩn HP, sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Các cơn đau kéo dài từ 1 – 2 giờ đêm là biểu hiện chính xác của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu để tình trạng xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám để có thể khắc phục kịp thời.
5. Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên thì còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau dạ dày về đêm như:[/size][/size]
  • Ăn uống không điều độ, thường xuyên bỏ bữa.
  • Có thói quen uống trà đậm đặc hoặc cà phê trước khi ngủ.
  • Sử dụng các chất kích thích dạ dày như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Mắc phải một số bệnh như viêm vùng chậu, sỏi mật, hội chứng IBS, vấn đề về tim.
[size=undefined][size=undefined]
Đau dạ dày trong đêm có gây nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau dạ dày về đêm xảy ra trong một thời gian dài và đi kèm theo đó là những triệu chứng bất thường thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như:[/size][/size]
  • Hẹp môn vị: Tình trạng hẹp môn vị sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển thức ăn từ bên trong dạ dày đến ruột non, dẫn đến thức ăn bị tồn đọng và gây tắc nghẽn khi đó người bệnh sẽ cảm thấy dạ dày bị đau thắt, nôn có lẫn máu.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi những cơn trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu dẫn đến triệu chứng nôn mửa và đi ngoài ra máu. Nếu cơ thể mất máu quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Thủng dạ dày: Lớp niêm mạc bị viêm loét do sự bào mòn của acid dịch vị khiến cho chúng ngày càng mỏng dần và có nguy cơ gây thủng dạ dày. Dẫn đến thức ăn rơi vào ổ thủng và các cơ quan khác, gây ra một số bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc.
  • Ung thư dạ dày: Đây là tình trạng khối u ác tính phát triển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Nếu bệnh không sớm phát hiện và điều trị sẽ có thể đe dọa đến tính mạng.
[size=undefined][size=undefined]
Các phương pháp trị đau dạ dày dứt điểm
Đau dạ dày trong đêm nếu xảy ra trong một thời gian dài và kèm theo đó là những triệu chứng bất thường sẽ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị phổ biến được kể đến là sử dụng thuốc tây hoặc điều trị tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng thuốc Tây
Tùy vào tình trạng phát triển bệnh mà bệnh nhân được bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó, sử dụng thuốc tây để điều trị luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi đặc tính hiệu quả, phục hồi nhanh chóng. Một số loại thuốc tây được bác sĩ chỉ định sử dụng như:[/size][/size]
  • Thuốc dạ dày chữ P: Có tác dụng giảm acid dạ dày và khắc phục các triệu chứng về ợ chua và đau rát vùng thượng vị.
  • Thuốc Gastropulgite: Đây là thuốc giúp có tác dụng tạo lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày có giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh: Giúp giảm đau và kháng viêm tức thì.
[size=undefined][size=undefined]
2. Cách chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc tây, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày về đêm, chẳng hạn:
Uống nước trà gừng
Trong gừng có chứa hoạt chất Tecpen và Oleoresin có khả năng kháng viêm và giảm đau các triệu chứng về dạ dày hiệu quả.[/size][/size]
  • Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái thành lát mỏng rồi hãm với nước nóng trong vòng 15 phút.
  • Rót vào tách, có thể cho thêm 1 thìa mật ong để tăng hiệu quả, uống từng ngụm nhỏ.
  • Trà gừng nên uống khi còn ấm mới có hiệu quả giảm đau tốt nhất.
[size=undefined][size=undefined]
Nhai lá bạc hà
Hàm lượng chất chống oxy hóa và Axit Rosmarinic trong lá bạc hà có khả năng chống viêm và kích thích tiêu hóa bằng cách tăng bài tiết mật giúp đẩy lùi được những cơn đau dạ dày do khó tiêu.[/size][/size]
  • Rửa sạch một vài lá bạc hà tươi và ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Nhai lá bạc hà thật kỹ để các hoạt chất trong dược liệu tiết ra rồi nuốt vào từ từ.
  • Cơn đau dạ dày sẽ dịu bớt trong vài phút và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-da-day-trong-dem-2.jpg]Trong thành phần lá bạc hà có khả năng chống viêm và kích thích hệ tiêu hóa
Uống trà cam thảo
Trong cam thảo có chứa thành phần Glabridin, các Flavonoid trong rễ cây cam thảo có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn HP và làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Các chiết xuất trong cam thảo sẽ giúp làm giảm cơn đau dạ dày, ợ nóng và buồn nôn.[/size][/size]
  • Sử dụng 3 – 5g cam thảo bột pha với nước uống từ 20 – 30 phút trước mỗi bữa ăn.
  • Uống mỗi ngày để đạt hiệu quả, các hoạt chất trong cam thảo sẽ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và giúp giảm đau.
[size=undefined][size=undefined]
Dùng túi chườm ấm
Túi chườm ấm không chỉ sản xuất dành cho phụ nữ trong những ngày hành kinh mà còn có công dụng giảm đau cơn co thắt dạ dày và giúp lưu thông tuần hoàn máu.[/size][/size]
  • Đổ nước nóng vào túi chườm ấm rồi chườm lên vùng bụng bị đau nhức và các vị trí xung quanh trong vòng 15 phút sẽ giúp đẩy lùi cơn đau, hỗ trợ người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng.
  • Không nên chườm túi quá lâu một chỗ vì có thể gây nóng rát và bỏng da. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống 1 cốc nước ấm để làm loãng dịch vị và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công acid.
[size=undefined][size=undefined]
Cách phòng tránh đau dạ dày trong đêm
Để những cơn đau dạ dày về đêm không tiếp tục hoành hành làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt thì người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để có thể cải thiện tình trạng của bệnh. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa cơn đau dạ dày xuất hiện mà bạn có thể áp dụng:[/size][/size]
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ: Ăn chậm, nhai kỹ giúp thức ăn bổ sung đầy đủ enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tránh ăn gấp rút vì có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí và làm tăng khí dạ dày dẫn đến chứng đầy hơi và đau dạ dày.
  • Tránh xa thực phẩm có hại cho dạ dày: Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm cay nóng, giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều axit sẽ có thể tàn phá dạ dày của bạn và khiến cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Nên ăn đủ 3 bữa ăn trong ngày hoặc có thể chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ để tránh tạo áp lực lên cơ quan dạ dày.
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho dạ dày:Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc vào khẩu phần ăn để có thể giảm các triệu chứng về đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.
  • Uống nhiều nước: Nước có tác dụng làm loãng dịch vị và trung hòa nồng độ acid ở dạ dày. Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa được tình trạng đầy hơi và những vấn đề liên quan đến dạ dày.
  • Tập thể dục đều đặn: Duy trì thói quen luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sự trao đổi chất và nâng cao sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
  • Tránh căng thẳng, áp lực: Đầu óc căng thẳng, mệt mỏi sẽ gây áp lực lên thành dạ dày, để giảm tình trạng này người bệnh nên có những hoạt động giúp thư giãn đầu óc, tạo sự thoải mái như ngồi thiền, đi bộ, nghe nhạc,…
[size=undefined][size=undefined]
[Image: dau-da-day-trong-dem-4.jpg]Nước có tác dụng làm loãng dịch vị và trung hòa nồng độ acid ở dạ dày
Đau dạ dày trong đêm không gây nguy hại gì nghiêm trọng nếu sớm phát hiện và điều trị kịp thời, bên cạnh đó bệnh có thể khắc phục được nếu thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cuộc sống của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu biết quý trọng sức khỏe của bản thân[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#27
Hay bị đau dạ dày vào buổi sáng ngủ dậy là bị gì?
[Image: e04d8aa93e3967d92aa899443a6541c1?s=55&d=mm&r=g]
Nguyễn Thảo17:05 - 18/04/2020
[size=undefined]
Đánh giá bài viết










5 / 5 ( 2 bình chọn )

Nội Dung Bài Viết

Đau dạ dày vào buổi sáng thường xảy ra do thói quen ăn khuya, căng thẳng quá mức, lạm dụng rượu bia và tác dụng phụ do dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Ngoài ra, triệu chứng này còn có thể là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản và một số vấn đề tiêu hóa khác.
[Image: dau-da-day-vao-buoi-sang.jpg]Thường xuyên đau dạ dày vào buổi sáng ngủ dậy là bị gì?

Nguyên nhân gây đau dạ dày vào buổi sáng
[url=https://ihs.org.vn/dau-da-day-vi-tri-dau-hieu-va-dieu-tri-9375.html]Đau dạ dày (đau vùng thượng vị) là tình trạng khá phổ biến. Triệu chứng này thường xảy ra khi dạ dày bị kích thích do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ.
Tuy nhiên trên thực tế, đau dạ dày vào buổi sáng còn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc giảm đau, chống viêm, căng thẳng hoặc có thể là dấu hiệu mang thai. Ở một số trường hợp, đau vùng thượng vị sau khi ngủ dậy cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiêu hóa.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy:
1. Nguyên nhân thông thường
Thống kê cho thấy, đau thượng vị vào sáng sớm thường là hệ quả do thói quen ăn khuya, lạm dụng rượu bia, căng thẳng,… Các thói quen này kích thích tế bào viền tăng tiết axit, đồng thời thúc đẩy hoạt động co bóp quá mức của dạ dày và làm chậm nhu động ruột.
[Image: dau-da-day-vao-buoi-sang-1.jpg]Ăn khuya là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày vào sáng sớm
[/size]
  • Thường xuyên ăn khuya: Thói quen ăn khuya là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau và khó chịu dạ dày vào sáng sớm. Thường xuyên ăn tối sau 7 giờ khiến dạ dày phải hoạt động liên tục để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng sản sinh axit dư thừa, gây tổn thương niêm mạc, nóng rát và đau vùng thượng vị. Hơn nữa, thói quen này còn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa.
  • Lạm dụng rượu bia: Ethanol (cồn) trong rượu bia không chỉ gây hại cho gan mà còn làm tăng nồng độ axit trong dịch vị, gây đau dạ dày vào sáng sớm, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng và khó tiêu. Nếu không thay đổi thói quen này, bạn có thể đối mặt với các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày, viêm thực quản, viêm gan,…
  • Căng thẳng quá mức: Đau dạ dày vào buổi sáng thường xảy ra ở người bị stress kéo dài. Theo các chuyên gia, hệ thần kinh bị căng thẳng có thể khiến dạ dày tăng sản xuất dịch vị và co thắt quá mức. Ngoài ra, căng thẳng còn làm chậm nhu động ruột, gây đầy hơi, khó tiêu và táo bón.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau: Các loại thuốc chống viêm và giảm đau như corticoid và NSAID có khả năng ức chế prostaglandin – chất trung gian trong phản ứng viêm. Tuy nhiên, prostaglandin bị ức chế có thể khiến màng nhầy bảo vệ niêm mạc bị phá hủy. Vì vậy trong thời gian sử dụng các loại thuốc này, bạn có thể bị đau dạ dày và khó chịu vùng thượng vị vào sáng sớm.
  • Dấu hiệu mang thai: Đau dạ dày vào buổi sáng còn có thể là dấu hiệu mang thai. Sự gia tăng hormone progesterone chính là nguyên nhân khiến dạ dày tăng bài tiết axit và gây ra các triệu chứng khó chịu vào sáng sớm. Ngoài đau dạ dày, mang thai còn biểu hiện qua một số dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu nhẹ, mệt mỏi, ăn uống kém,…
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, đau dạ dày vào sáng sớm còn có thể xảy ra do ăn quá no vào buổi tối, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt có gas, rối loạn nội tiết tố, mất ngủ, thức khuya,…
2. Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân thông thường, đau dạ dày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:
[Image: dau-da-day-vao-buoi-sang-4.jpg]Đau dạ dày vào sáng sớm có thể là dấu hiệu của trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng,…[/size][/size]
  • Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm không chỉ gây ngứa da, nổi mề đay, ngứa cổ họng và buồn nôn mà còn có thể gây đau dạ dày. Các triệu chứng này thường bùng phát mạnh sau khi dung nạp thực phẩm và kéo dài âm ỉ trong khoảng 3 – 5 ngày.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc ở phần đầu ruột non và dạ dày (chủ yếu là vùng hang vị) bị viêm, loét. Bệnh lý này thường gây buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày khi đói hoặc khi ăn no. Do đó ở một số trường hợp, đau vùng thượng vị sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): GERD là tình trạng dịch vị trong dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản (đôi khi xảy ra ở cả thanh quản và cổ họng). Các triệu chứng của GERD thường khởi phát sau khi ngủ dậy do tư thế nằm tạo điều kiện thuận lợi để dịch vị trào ngược. Ngoài đau dạ dày, bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đắng miệng, hôi miệng, nóng rát vùng thượng vị,…
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): IBS đặc trưng bởi tình trạng rối loạn cơ năng đại tràng. Trong trường hợp nhu động đại tràng chậm bất thường, lượng thức ăn có thể bị ứ đọng ở ruột non, dạ dày và gây ra cơn đau ở vùng thượng vị vào buổi sáng. Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh lý này thông qua một số triệu chứng khác như táo bón/ tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, ăn uống kém, trung tiện nhiều,…
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài những bệnh lý nêu trên, đau dạ dày vào buổi sáng còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như bệnh túi thừa, bệnh Crohn, viêm ruột thừa, viêm dạ dày ruột, viêm vùng chậu, bệnh Celiac, viêm tụy và các vấn đề ở túi mật.
Cách xử lý đau dạ dày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy
Đau dạ dày vào buổi sáng có thể tự thuyên giảm sau khi dùng bữa sáng và nghỉ ngơi. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể kéo dài âm ỉ và nghiêm trọng dần theo thời gian.
Để cải thiện tình trạng đau dạ dày vào sáng sớm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
1. Các mẹo giảm cơn đau dạ dày tạm thời
Đối với những nguyên nhân thông thường, cơn đau dạ dày có xu hướng giảm rõ rệt khi áp dụng một số mẹo sau:
[Image: dau-da-day-vao-buoi-sang-3.jpg]Sữa nghệ có khả năng giảm viêm, trung hòa dịch vị và cải thiện cơn đau ở vùng thượng vị[/size][/size]
  • Sử dụng trà gừng mật ong: Uống 1 tách trà gừng mật ong có thể giảm nhanh cơn đau dạ dày và một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, trớ thức ăn,… Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp cải thiện mức độ tỉnh táo, giảm mệt mỏi và giúp tăng hiệu suất làm việc trong ngày.
  • Sữa nghệ: Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sữa nghệ để giảm đau dạ dày, nóng rát thượng vị và buồn nôn vào sáng sớm. Sữa nghệ không chỉ giúp trung hòa dịch vị, làm dịu hoạt động co thắt của dạ dày mà còn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.
  • Dùng trà bạc hà: Hoạt chất Menthol trong lá bạc hà được chứng minh có khả năng giảm co thắt dạ dày và đường ruột quá mức. Bên cạnh đó, thảo dược này còn giúp giảm buồn nôn, nôn mửa, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn và tăng mức độ tập trung của não bộ.
  • Uống nước nha đam: Gel nha đam tươi có tác dụng trung hòa axit và bảo vệ ổ viêm loét ở niêm mạc dạ dày. Do đó sử dụng nước nha đam vào sáng sớm có thể giảm nhanh cơn đau ở vùng thượng vị, cải thiện cảm giác buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi,… Tuy nhiên khi sử dụng nha đam, nên rửa sạch mủ để tránh gây ngứa ngáy và kích thích cổ họng.
  • Sử dụng trà hoa cúc: Khác với các loại trà thông thường, trà hoa cúc không chứa caffeine – chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Hoạt chất thực vật apigenin trong thảo dược này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm căng thẳng thần kinh và làm dịu cơn đau nhanh chóng. Do đó, bạn nên dùng 1 tách trà hoa cúc ấm vào sáng sớm có thể cải thiện cơn đau dạ dày và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
[size=undefined][size=undefined]
Sau khi áp dụng các mẹo chữa này, nên nghỉ ngơi trong khoảng 15 – 30 phút để làm dịu cơn đau, giảm buồn nôn và cảm giác khó chịu. Tránh sử dụng bữa sáng khi cơn đau và các triệu chứng đi kèm chưa thuyên giảm hoàn toàn. Tình trạng này có thể khiến dạ dày co bóp dữ dội và gây nôn ói ngay sau khi ăn.
2. Tìm gặp bác sĩ khi cần thiết
Trong trường hợp đau dạ dày vào buổi sáng có mức độ nghiêm trọng hoặc đi kèm với các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.
Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập triệu chứng lâm sàng, lịch sử dùng thuốc, tiền sử cá nhân và gia đình. Sau đó, có thể chỉ định một số kỹ thuật xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm vi khuẩn Hp, nội soi đường tiêu hóa, chụp X-Quang, đo áp lực thực quản,….
[Image: dau-da-day-vao-buoi-sang-2.jpg]Nếu đau dạ dày vào sáng sớm khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, cần can thiệp các biện pháp y tế
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị sau:[/size][/size]
  • Sử dụng thuốc: Thuốc trung hòa axit, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng histamine, ức chế bơm proton,… được sử dụng nhằm giảm khả năng bài tiết dịch vị, bảo vệ ổ loét và cải thiện cơn đau dạ dày.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ phù hợp. Một số loại kháng sinh được dùng trong phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tetracyclin,…
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả. Tùy vào trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị cắt u gastrin, nong thực quản, dùng sóng radio kích thích hoạt động của cơ vòng thực quản dưới,…
[size=undefined][size=undefined]
Để đạt hiệu quả cao khi điều trị, cần phối hợp các phương pháp y tế với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để tăng tốc độ phục hồi ổ viêm loét ở dạ dày và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc Tây.
Phòng ngừa đau dạ dày vào buổi sáng
Đau dạ dày vào buổi sáng có thể bùng phát thường xuyên nếu tiếp tục các thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Ngoài ra, tình trạng này lặp đi lặp lại còn gây tổn thương niêm mạc ruột non, dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa.
[Image: dau-da-day-vao-buoi-sang-5.jpg]Ngủ đúng giờ, đủ giấc giúp giải tỏa căng thẳng và hạn chế cơn đau ở vùng thượng vị bùng phát
Do đó cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:[/size][/size]
  • Tránh ăn quá no và ăn sau 7 giờ tối. Đồng thời không nên vận động mạnh, làm việc hoặc nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích dạ dày như thức ăn nhanh, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối đường, gia vị cay nóng, đồ hộp, cà phê, nước ngọt có gas và rượu bia.
  • Tránh sử dụng thực phẩm có khả năng dị ứng cao như mè, đậu phộng, hải sản và một số loại hạt.
  • Nên ăn chín uống sôi, tránh sử dụng các món ăn chưa được làm chín hoàn toàn như tiết canh, gỏi, nem, sashimi,…
  • Chỉ nên sử dụng thuốc chống viêm và giảm đau khi có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bị đau dạ dày khi dùng các loại thuốc này, nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định phối hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc.
  • Căng thẳng thần kinh có thể gây đau dạ dày và buồn nôn sau khi ngủ dậy. Do đó bạn nên cân đối thời gian làm việc, ngủ đúng giờ, đủ giấc, chú trọng chăm sóc bản thân, nghe nhạc và đọc sách để giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực, giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương và hạn chế kích thích lên dạ dày.
  • Ngoài tác hại đối với cơ quan hô hấp, khói thuốc còn kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch vị, thúc đẩy quá trình ăn mòn niêm mạc và làm chậm nhu động ruột. Vì vậy nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc lá thụ động.
  • Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát cân nặng không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ giảm đau dạ dày vào sáng sớm và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Vì vậy bạn nên dành 15 – 30 phút/ ngày để thực hiện các bộ môn luyện tập phù hợp với thể trạng và độ tuổi.
[size=undefined][size=undefined]
Đau dạ dày vào buổi sáng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù ít khi đe dọa đến sức khỏe nhưng triệu chứng này kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng, đời sống sinh hoạt và hiệu suất học tập – lao động. Vì vậy nếu đau dạ dày tiến triển dai dẳng và có xu hướng gia tăng về mức độ – tần suất, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.[/size][/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#28
Tình cờ nghe Bác sĩ  wynn Trần nói ban đêm bao tử tiết ra nhiều  chất acid  , ... Check lại thì bác sĩ nói đúng.... Tình cờ hôm kia mình uống trái lựu  tươi loại ngọt , vỏ trắng , thì sáng vậy không có liền ( một trái lựu tươi bốp cho ra nước cho vào keo , cho thêm 1/2 liters nước, đậy kín nắp lắc đều, , khi khát nước mình uống một chút )
Be Vegan, make peace.
Reply
#29
Cây sương sâm

Nội dung bài viết

Cây sương sâm là dược liệu có tính mát, vị đắng và hơi cơ độc. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc,… thảo dược này thường được sử dụng làm mát, bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng với mục đích ngăn ngừa bệnh táo bón và bảo vệ gan, dạ dày.
[Image: cay-suong-sam.jpg]Cây sương sâm và công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

+ Tên khác: Lá mối, dây sâm lông, dây xanh leo, xanh tam, sương sâm trơn, sâm sâm,…
+ Tên khoa học:Tiliacora triandra
+ Họ: Menispermaceae
I. Mô tả về cây sương sâm
+ Phân loại
Sương sâm có hai loại là sương sâm lông và sương sâm lá láng (trơn).
+ Đặc điểm thực vật 
Cây sương sâm thuộc dạng dây leo, có chiều dài đến 5 m. Lá có phủ lông mềm, phiến xoan hình tim và có chiều dài 9 cm, rộng 4 cm.. Hoa sương sâm mọc thành chùm, có màu vàng và có 6 – 8 nhị. Quả mọc thành từng chùm, hình trái xoan, cứng và dài 10 – 12 mm. Khi chín, quả chuyển sang màu trắng sữa.
+ Phân bố
Cây sương sâm phân bố nhiều ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu ở các nước Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào.
+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
  • Bộ phận dùng: Toàn thân, bao gồm, thân, lá và rễ
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Sương sâm sau khi thu hoạch về rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ẩm ướt
[size=undefined]
+ Thành phần hóa học
Cây sương sâm, đặc biệt là sâm lông có chứa nhiều hoạt chất alcaloid như hayatidin, cissamparein, hayatin,… Ngoài ra, vỏ rễ cây còn chứa nhiều pereirin, menismin, cissamin,…
[Image: cay-suong-sam-co-may-loai.jpg]Giống như sương sâm lông, cây sương sâm trơn cũng mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe
II. Vị thuốc
+ Tính vị
Tính mát và vị đắng
+ Tác dụng dược lý
Theo Y học cổ truyền, cây sương sâm có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, táo bón, tiêu độc, kiết lỵ và nóng nhiệt. Ngoài ra, cây còn được dùng chữa các bệnh lý liên quan đến gan, huyết áp cao do tăng cholesterol hoặc bệnh dạ dày,…
Theo Y học hiện đại cho biết, sương sâm ngoài công dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể còn giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu và giúp giảm cân. Bên cạnh đó, vị thuốc tự nhiên này còn giúp ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai.
[Image: cay-suong-sam-1.jpg]Thức uống làm từ cây sương sâm không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giúp làm mát cơ thể
III. Bài thuốc chữa bệnh từ cây sương sâm theo kinh nghiệm dân gian
+ Chữa sốt lỵ và tiểu tiện khó khăn
Sử dụng 50 gram cây sương sâm đem rửa sạch, vò nát hoặc giã nhỏ. Sau đó thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi vắt lấy nước. Chờ cho đến khi dung dịch nước sương sâm đông lại uống. Để dễ uống, người bệnh có thể thêm đường vào uống. Mỗi ngày uống khoảng 40 – 100 gram lá tươi.
+ Điều trị chứng đau bụng và chậm tiêu
Dùng rễ sương sâm lông đã xay thành bột, bột gừng và bột hạt tiêu theo tỷ lệ 4:6:5. Trộn tất cả các vị thuốc lại với nhau rồi thêm mật ong vào, nhào thành bột nhão và hoàn viên. Mỗi ngày uống khoảng 0,2 – 0,3 gram. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.
+ Chữa tiểu đường, táo bón, miệng khô khát
Người bệnh dùng 30 – 60 gram lá sương sâm phối hợp với 30 gram rau đắng (biển súc), 45 gram rung rúc. Tất cả các vị thuốc đem đun sôi và uống.
+ Chữa cảm mạo do nắng, đau cơ xương khớp hoặc huyết áp cao
Sử dụng 30 – 60 gram lá sương sâm đem rửa sạch, vò lấy nước làm sương sâm và ăn. Ngoài ra cũng có thể sắc thuốc uống.
Cây sương sâm giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau nhưng khi sử dụng, người bệnh không nên quá lạm dụng. Bởi vị thuốc tự nhiên này hơi độc, nếu dùng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.[/size]
Be Vegan, make peace.
Reply
#30
Sương sâm, cây rau và món ngon giảm cân, giải nhiệt mùa hè
 Tuyết Nhi  1 Nămtrước  Không Có Phản Hồi
[Image: Cay-suong-sam-tuoi.jpg]
Cây sương sâm loài cây rất quen thuộc với người dân miền Nam bộ, thạch sương sâm ngon, bổ, mát lại rất tốt cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu bài viết để biết cách làm thạch sương sâm và những công dụng của vị thuốc này nhé.
Cây sương sâm (tên khoa học: Tiliacora triandra, thuộc họ Menispermaceae) còn được gọi là sương sâm trơn, dây xanh leo, xanh tam, sâm sâm… (1).
Đây là loài thân dây, lá trơn nhẵn, leo bám vào các giá đỡ và thường được người dân trồng bằng hình thức giâm cành (hoặc củ) mặc dù có thể trồng bằng hạt (khác với loại sương sâm lông, lá hình trái tim, có lông như lá nhãn lồng, thường được trồng bằng hạt).
Cây sương sâm có mặt ở khắp nước ta và trước đây, ở miền Nam, hầu như nhà nào cũng có vài ba dây sương sâm leo bờ rào, vách nhà hoặc có cả một giàn sâm…
Mục lục  hiện 
Sương sâm, món ngon tuổi thơ
Hồi còn nhỏ, sau giờ tan học, tôi thường ghé nhà cô bạn thân chơi rồi cùng nhau bẻ lá sương sâm trơn để vò uống. Giàn sâm được tưới nước đều đặn nên lá mọc chen chúc thành từng đám xanh mướt, láng mịn. Chúng tôi thường hái chừng một rổ lá, sau đó rửa thật sạch rồi nhồi, vò cho lá ra hết chất nhựa, cứ vò như thế cho đến khi nước chuyển thành màu xanh đậm và quánh lại thì dùng rổ lược dừa để lược, lấy phần nước và chờ cho nó đông thành thạch (khoảng một đến hai tiếng tùy theo độ đậm đặc của nước sương sâm).
Thế rồi hai đứa lụi hụi nạo dừa, vắt nước cốt tươi béo ngậy để thêm vào sương sâm, sau đó cho thêm đường và nước đá vào. Món sương sâm ăn vào mát lạnh, béo ngọt, mùi sâm thơm đầm, dễ chịu.
[Image: Cay-suong-sam-tuoi.jpg]
Hình ảnh cây sương sâm
Công dụng của sương sâm
Thạch sương sâm không chỉ được biết với công dụng điều trị táo bón cực kỳ hiệu quả mà còn giúp thanh nhiệt, mát gan, giải khát. Ngoài ra, vì chứa nhiều chất xơ nên sương sâm còn giúp giảm cân hiệu quả.
Trong dân gian, lá sương sâm có tính mát nên thường được dùng để làm dịu da. Trước đây, lúc em trai tôi còn nhỏ, vì sơ suất nên bị tô mì nóng ngun ngút đổ vào cánh tay, mẹ tôi liền hối thúc tôi ra vườn hái nắm lá sâm non rồi nhai nát, đắp vào vết bỏng cho em, nhờ thế mà vết bỏng giảm nhiều. Hay như khi bị đứt tay, nhiều người ở quê tôi nếu không lấy đọt chuối non thì cũng lấy lá sâm non, nhai nát rồi đắp vào.
Trong y học cổ truyền, sương sâm còn được biết đến với các tác dụng như:
  • Chống oxi hóa, làm giảm nguy cơ hình thành khối u và ung thư. (2)
  • Kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm (3).
[size=undefined][size=undefined]
Nghiên cứu về sương sâm
Một nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy trong sương sâm có hơn mười loại dinh dưỡng, trong đó, đáng chú ý là chất xơ, can xi, sắt, phốt pho, vitamin A, C… Đặc biệt, uống sương sâm còn làm giảm axit trong cơ thể, giúp hoocmôn insulin hoạt động bình thường và chuyển hóa đường thành năng lượng. Do vậy, sương sâm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. (2)
Ngoài ra mới đây các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện khả năng điều trị bệnh sốt rét của cây sương sâm (4)
[Image: Thach-suong-sam.jpg]
Thạch sương sâm
Chú ý khi làm thạch sương sâm
Không có công thức cố định về lượng nước để vò lá sâm mà người ta thường chỉ dựa vào độ quánh, kẹo, nhựa và đậm của nước vò sâm (vì lá sâm non hay già, được bón phân hay sinh trưởng tự nhiên, bẻ vào ngày nắng hay ngày mưa đều sẽ cho ra từng lượng nhựa sâm khác nhau).
Khi làm thạch sương sâm, có thể sương sâm không đông lại được vì nước quá loãng (do bẻ nhiều lá quá non, quá già hoặc do để quá nhiều nước). Ngược lại, nếu đổ ít nước quá thì khi vò lá, nước sâm bị sệt lại nhanh chóng và đông thành thạch ngay trên rổ lược, không lọt qua ray được.
Ngoài ra, cũng có khi nước sương sâm bị bọt và dù có vớt bỏ lớp bọt bề mặt, thạch sương sâm vẫn không được màu xanh thẫm, dai và sánh như thường lệ mà lại hơi bở, ăn kém ngon. Điều này là do một số nguyên nhân như:[/size]
[/size]
  • Do hái quá nhiều lá già.
  • Khi vò lá sâm, không nhấn cho ra nhựa sâm mà lấy hai bàn tay chà xát qua lại các lá sâm quá nhiều.
  • Khi nhấn lá sâm, hay bàn tay không để nằm trong nước mà để hỏng trên mặt nước.
[size=undefined][size=undefined]
Ngoài ra, sau khi vò sâm, các móng tay có thể bị dính nhựa sâm nên phải dùng chanh hay xà phòng để tẩy trắng lại. Mặt khác, nếu dùng máy xay để làm nát sâm thì nước sương sâm cũng đông thành thạch nhưng mùi lá hơi đậm, không được dai và sánh như vò bằng tay.
Thêm vào đó, sương sâm lá trơn khó vò, không dai bằng sương sâm lông nhưng thạch lại thơm và cứng hơn; ngược lại, lá sương sâm lông dễ vò, thạch dẻo và dai hơn nhưng lại thiếu độ cứng. Do đó, có thể vò kết hợp lá sương sâm trơn với sương sâm lông để món ăn ngon hơn.
Lưu ý[/size]
[/size]
  • Sương sâm rất mát và có tác dụng nhuận trường nên khi ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy. Thường thì mỗi ngày chỉ nên ăn hai ly thạch sương sâm trở lại.
  • Thạch sương sâm được bán ở các chợ thường kém vệ sinh (nhiều người dùng chân để đạp thay vì dùng tay để vò, dùng nguồn nước chưa đủ sạch…), do đó, mặc dù mất thời gian nhưng tự vò sâm để ăn là cách an toàn nhất.
Be Vegan, make peace.
Reply