"Huyền Thoại Rượư " :)
#16
Trong Vang





Co Hang Nuoc :)





một thế giới thiếu đàn ông :)





Thái Thanh - trời ban mỗi người có 1 giọng hát riêng biệt


Reply
#17
Annie's Song 





Ta Đã Thấy Gì Đêm Nay | Trịnh Công Sơn | Cover Nguyễn Thị Hoàng Trang





Đêm Vũ Trường | Nguyen Thi Hoàng Trang cover | Anh Bằng






Thân phận những người vũ nữ trong bài hát “Kim” và “Những tâm hồn hoang lạnh”

https://nhacxua.vn/than-phan-nguoi-vu-nu...oang-lanh/
 
Trong nhạc vàng trước 1975, rất hiếm có bài hát nào viết cho thân phận của người vũ nữ. Có nhiều bài hát nói về những thân phận tương tự, là những người ca sĩ nơi vũ trường, phòng trà, có thể kể đến các bài nổi tiếng là Tình Đời, Kiếp Cầm Ca, Phận Tơ Tằm… hoặc thân phận kỹ nữ trong bài hát Tình Kỹ Nữ…

Người ca sĩ trước đây vốn bị mang một cái tên miệt thị là “xướng ca vô loài”, nhưng họ vẫn là những người nổi tiếng và được hàng triệu người mến mộ. Còn có những người mang thân phận thấp hèn hơn nhiều là người vũ nữ chốn vũ trường. Họ không tên tuổi, không có tương lai, phải mang những chua cay mà người đời có mấy ai hiểu được. Những chàng trai quay cuồng với họ trong các cuộc vui thâu đêm thường chỉ là những người hời hợt, tìm vui trong phút chốc lả lơi, rồi không còn lưu giữ gì về nhau khi đã buông tay.

Nhưng với nhạc sĩ Y Vũ thì khác, ông đã thấu cảm, xót thương họ để viết thành hai bài hát để lại cho đời là Kim và Những Tâm Hồn Hoang Lạnh. Ngoài hai bài hát này của nhạc sĩ Y Vũ, còn có một bài nhạc vàng nổi tiếng khác viết về người vũ nữ do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác là Đêm Vũ Trường.


Trên wiki có thông tin tiểu sử về Y Vũ, ghi một thông tin về hoàn cảnh sáng tác bài hát Kim như sau:


 
Vào năm 1969, Y Vũ làm việc ở Vũng Tàu, tối tối ông thường đi chơi ở vũ trường Blue Star, quen rồi yêu một vũ nữ tên là Kim. Cô gái có hoàn cảnh nghèo này bị bệnh tim. Ðể khích lệ tinh thần Kim, Y Vũ viết bài Kim. Bài hát lập tức nổi tiếng và được ca sĩ Túy Phượng – nữ hoàng nhạc twist lúc đó hát trên cả đài phát thanh lẫn truyền hình. Khoảng một năm sau thì cô gái mất, Y Vũ đau buồn viết tiếp bài Những Tâm Hồn Hoang Lạnh riêng tặng cho kiếp vũ nữ.

Thông tin này không được chính xác. Khi người viết liên hệ với nhạc sĩ Y Vũ thì ông đính chính lại câu chuyện chính xác như sau:

Năm 1963, Y Vũ làm việc ở Bà Rịa, nhưng đến tối thường sang Vũng Tàu nhảy đầm rồi quen với một vũ nữ tên Kim ở vũ trường Blue Star, sau đó họ trở thành tình nhân. Mặc dù trước đó, Y Vũ đã từng trải qua rất nhiều mối tình thoáng qua với nhiều vũ nữ, nhưng với cô gái tên Kim, ông thật sự nghiêm túc khi đã dẫn cô Kim về giới thiệu cùng gia đình, và cả nhà đều mến thương cô. Một ngày kia ông đang ở Saigon thì nhận được tin Kim qua đời vì bệnh tim. Trong niềm thương tiếc, ông hồi tưởng lại những ký ức tươi đẹp rồi viết thành bài hát Kim để tưởng nhớ người yêu.

Thời gian bên nhau, sợ nhạc sĩ Y Vũ phải lo buồn nên Kim đã giấu chuyện là cô bị mắc bệnh tim. Đáng lẽ bệnh này cần tĩnh dưỡng, nhưng vì hoàn cảnh nên hàng đêm cô vẫn phải đi làm kiếm sống nơi vũ trường.

Bài hát Kim được xuất bản tờ nhạc ngày 17/7/1965 (xem trên tờ nhạc bên dưới), nên không thể là năm 1969 như trên trang mạng wiki đăng được.


 
Trong bài hát có 2 câu nói lên nỗi buồn tủi cho thân phận người vũ nữ Kim, ví như một bông hoa nở trong mùa mưa nên bị dập vùi:

Em như hoa nở trong mùa mưa
Sống giữa khi trời đất giông tố



Lời bài hát:


 
Cớ sao buồn này KIM
Cớ sao sầu này KIM
Ai thương em hơn anh mà tìm

Cớ sao hoài này KIM
Có biết cho lòng anh
đã mơ từng phút vui buồn cùng em

Đời là những chuỗi ngày sầu lo
Tình là những bến bờ mộng mơ
Em như hoa nở trong mùa mưa
Sống giữa khi trời đất giông tố
Anh đem yêu thương xóa muôn áng mây mờ

Cớ sao buồn này KIM
Cớ sao sầu này KIM
Khi yêu nhau tuy xa mà gần

Cớ sao hoài này KIM
Hãy sống cho tình yêu
Sống trong mộng thắm khi tuổi còn xanh

Hãy quên buồn này KIM
Hãy quên sầu này KIM

Nhạc sĩ Y Vũ cũng cho biết là trước đó ông đã trải qua rất nhiều mối tình, đến hơn 30 người, nhưng đều không lâu dài vì nhiều lý do. Nhiều người đã bỏ ông để sang ngang, hoặc chính ông cũng từng thừa nhận là ông từng rất bê bối trong các mối tình của mình vì có khi quen một lúc nhiều vũ nữ. Đó là một giai đoạn tuổi trẻ mà khi nhìn lại, ông cho biết cảm thấy rất hối hận.




Đầu năm 2018, bài hát Kim được dựng trẻ trung trong phim điện ảnh Tháng Năm Rực Rỡ, được khán giả trẻ tìm nghe.

Nhạc sĩ Y Vũ hiện tại

Một bài hát khác viết về thân phận người vũ nữ là Những Tâm Hồn Hoang Lạnh. Y Vũ cho biết ông có trình độ khiêu vũ tốt và đã quen một số vũ nữ để kèm thêm nâng cao trình độ cho họ. Sự gần gũi đó đã làm cho ông thương cảm cho hoàn cảnh cuộc sống của những người vũ nữ nơi vũ trường, và viết thành bài hát Những Tâm Hồn Hoang Lạnh để tặng riêng cho họ.

Anh hai mươi vào quân ngũ
Em mười sáu đến vũ trường
Trót sinh giữa thời loạn ly
Khát khao bao nhiêu tình thương
Tâm hồn lạnh như băng giá

Sống trong cô quạnh từng đêm
Anh về thành phố tìm em chia mối sầu

Anh sinh ra làm lính chiến
Em trọn kiếp đến vũ trường
Những băn khoăn của lòng anh
Những chua cay của đời em
Chôn vùi vào trong câu hát

Lãng quên theo từng nhịp chân
Thôi thì vì chút tuổi xuân chóng tàn

Xin em đừng phụ lòng anh
Đời xa hoa không làm em phũ phàng
Xin em đừng phụ lòng anh
Đời son phấn chỉ là mãi bẽ bàng

Anh hai mươi vào quân ngũ
Em mười sáu đến vũ trường
Biết ai thương hoài tuổi xuân
Chúng ta mái đầu còn xanh
Anh về rồi mai xa vắng

Hãy vui cho trọn một đêm
Thôi đừng thầm trách đời ta lỡ làng


Bài hát này ông viết chung với người bạn thân là nhạc sĩ Trúc Sơn (Trúc Sơn cũng là tác giả bài Nói Với Người Tình viết cùng nhạc sĩ Thăng Long). Ngoài ra Y Vũ cũng cho biết ông có hai người bạn nghệ sĩ thân thiết khác là sáo thần Nguyễn Đình Nghĩa và ca – nhạc sĩ Trường Hải.

Đông Kha
Reply
#18












"quá cu te" :)


Reply
#19











funny kids


Reply
#20
Vùng Lá Me Bay | Hà Vân ft Thanh Tuyền Ebony & Thanh Điền Guitar







Tôi đưa em sang sông & Vi Do La Em - Thy Phương






Đắp Mộ Cuộc Tình






Nhạc chế :)


Reply
#21
(2020-05-21, 11:17 PM)NướcMắm Wrote:



Em gái này hát hay quá đi

Nhắm mắt lại nghe không biết là 1 cô bé nhỏ như vậy

Giọng hay quá  Thumbs-up4
Vung cước tung hoành viện dưỡng lão
Thần quyền xưng bá trường mầm non
Reply
#22
Hi Rung Hoang! yes, đó là một trong những youtube videos hay tôi coi cho đến cuối (youtube có nhiều sự chọn lựa ; youtube có nhiều người ca hay và cũng có nhiều người ca dở  hơn :) 




Sunny Doan (a Sai Gon Blogger)






Another Saig Gon blogger







Việt Nam: cuộc sống hằng ngày 


Reply
#23
NGÀY VUI QUA MAU - Nhật Ngân - Trình Bày : Lê Bảo







quá hay! "Để quên con tim" (Đức Huy)-Lê Bảo-Cajon Bảo Quốc






Chuyện Tình Nàng Mộng Thường - Hùng Bolero 2018 - Phòng Trà Đường Phố





"Bài hát "Chuyện Tình Mộng Thường" dựa trên 1 câu chuyện tình có thật đã xảy ra của chàng Thiếu Úy Biệt Động Quân VNCH tên là Phạm Thái với cô tiếp viên hàng không Việt Nam xinh đẹp tên Nguyễn Thị Mộng Thường. Tuy cha mẹ của cô đặt cho tên gọi Mộng Thường, nhưng cuộc đời của cô thì không bình thường chút nào như trong một giấc chiêm bao ngắn ngũi. Trong một lần đáp chuyến bay của hãng hàng không Air Vietnam, anh Phạm Thái đã rời trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt để về Sài Gòn trình diện với Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân để chuẩn bị lên đường đi tác chiến và đã tình cờ quen biết rồi yêu mến Mộng Thường:
.
“Đến lúc biết mơ mộng như những cô gái xuân nồng,
Nàng yêu anh quân nhân Biệt Động trong một ngày cuối Đông,
Chuyện tình trong thời giao tranh vẫn như làn khói mỏng manh
Chàng về đơn vị xa xăm… nàng nghe nặng nhớ mong.”
.
Thời gian sau đó, khi họ sắp làm đám cưới và chung sống với nhau thì chiến trận “Mùa Hè Đỏ Lửa 1972” cũng bùng nổ ở An Lộc khiến cho Phạm Thái phải lên đường chiến đấu. Ở đó, chàng Thiếu Úy này đã bị thương nặng và mất tích, tưởng đã hy sinh nơi chiến trận khiến cho Mộng Thường phải đau khổ trước cảnh đôi lứa sớm chia lìa. Không ngờ một thời gian sau “Người Chết Trở Về” trong mừng mừng tủi tủi. Thì ra chàng đã được một bà sơ (soeur) cứu sống và cho tá túc nơi một nhà thờ để dưỡng thương. Sau đó chàng tiếp tục phục vụ tại An Lộc và được thăng cấp lên Trung Úy. Phạm Thái đã gởi thơ về Sài Gòn mời người yêu mà cũng là vợ sắp cưới của chàng lên An Lộc tham dự buổi lễ “gắn lon” mới. Tuy là tiếp viên hàng không, nhưng lần này Nguyễn Thị Mộng Thường phải đón xe đò đi một quãng đường dài tìm gặp người yêu. Số phận nghiệt ngã như đã chờ đón Mộng Thường, khi chiếc xe đò chở nàng bị trúng mìn gài ở dọc đường. Mộng Thường bị thương nặng, mất máu rất nhiều và được cấp tốc chở vào một bệnh viện gần đó. Nàng đã chết và không được nhìn mặt Thái lần cuối cùng. Nhưng không chết người trai chiến sĩ mà chết người em gái hậu phương, cái định mệnh vô cùng nghiệt ngã đấy đã khiến cho đôi trẻ sớm chia lìa như từng lời hát của ông:

Vẫn biết trên cõi đời thường yêu thường mơ lứa đôi
Nếu biết sống giữa trời tình yêu là con nước trôi
Trôi lang thang qua từng miền
Lúc êm ái xuôi đồng bằng.
Cũng có lúc thác gập ghềnh chia từng con nước xuôi
Mời bạn nghe chuyện thê lương
Khóc cho người lỡ yêu đương
Trời già nhưng còn ghen tương
Cách chia người trót thương

Em xinh em tên Mộng Thường Mẹ gọi em bé ngoan
Em xinh em tên Mộng Thường cha gọi em bé xinh
Đến lúc biết mơ mộng như những cô gái xuân nồng
Nàng yêu anh quân nhân Biệt Động trong một ngày cuối đông
Chuyện tình trong thời giao tranh vẫn như làn khói mong manh
Chàng về đơn vị xa xăm nàng nghe nặng nhớ mong

Yêu nhau lúc triền miên khói lửa
Chuyện vui buồn ai biết ra sao
Nhìn quanh mình sao lắm thương đau
Khi không thấy người yêu trở lại
Tình không tìm ra dấu ban mai
Người không tìm ra dấu tương lai
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em nhỏ phương xa
Một đêm buồn có gió đông qua

Xin cho yêu trong Mộng Thường nhưng mộng thường cũng tan
Xin cho đi chung một đường sao định mệnh chắn ngang
Xin ghi tên chung thiệp hồng bỗng giây phút nghe ngỡ ngàng
Cô dâu chưa về nhà chồng
Ôi lạnh lùng nghĩa trang
Chàng thề không còn yêu ai dẫu cho ngày tháng phôi phai
Nhiều lần chàng mộng liêu trai
Chàng hẹn nàng kiếp mai...
.
Phạm Thái đến năm 1975 đã là Đại uý và ông đã chết trong trại cải tạo Z30, nhưng đầu năm 1975 ông đã lập gia đình và có một đứa con gái sinh năm 1975, ông cùng vợ đều đồng ý đặt tên con là Phạm Mộng Thường. Chiến tranh thật vô cùng khốc liệt, vợ mất chồng, con mất cha.. Chúng ta là những thế hệ đi sau, chúng ta yêu chuộng hoà bình và ghét chiến tranh. Những người con đất Việt dù ở bất cứ nơi nào vẫn hướng về Tổ quốc Việt Nam.

Bài hát được cố nhạc sỹ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1972. Bài hát để đời của một thời binh biến".
Reply
#24
I LOVE YOU MORE THAN I CAN SAY - QUỐC ANH | MINH TAN






Tuyết Rơi ( Tombe la neige )- Mỹ Trinh & Thanh Điền Guitar





Dừng Bước Giang Hồ | Thúy Hà & Thanh Điền Guitar






Qua Cơn Mê - Hà Vân & Thanh Điền Guitar


Reply
#25
Nhạc Hoàng Thi Thơ


Tình Ca Trên Lúa 





Rước Tình Về Quê Hương






DUYÊN QUÊ





Cô Thắm Về Làng





 ĐÁM CƯỚI TRÊN ĐƯỜNG QUÊ 





Túp Lều Lý Tưởng


Reply
#26
Chuyện gì đã xảy  ra đến 16 tấn vàng của ông Thiệu

Thứ ba, ngày 28/05/2019 14:33 PM (GMT+7)
Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.
Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.

[Image: 16-tan-vang-cua-Viet-Nam-Cong-hoa-de-lai...ght242.jpg]


Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
[size=undefined]
Qua kênh Liên Xô
“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1/12/1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg... Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trao đổi trực tiếp với người viết, ông Dễ tâm sự sau năm 1975 Việt Nam rất cần ngoại tệ để giải quyết những nhu cầu cấp bách của quốc gia như mua lương thực, nguyên liệu, trả nợ quốc tế đến hạn phải trả... Đặc biệt là miếng ăn của người dân thiếu hụt đến mức phải ăn trực tiếp cả hạt bo bo chưa kịp xay xát, loại lúa mì, lúa mạch phẩm cấp thấp. Các lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ đều phải dành nhiều thời gian chạy gạo cho thấy tình hình hết sức khẩn cấp...
Để tháo gỡ các vấn đề này, nội lực nông nghiệp trong nước lúc ấy không đáp ứng nổi, đòi hỏi phải trông ra nguồn lương thực quốc tế. Nhưng có mua nợ thì cũng phải trả, và lấy ngoại tệ ở đâu ra? Giải pháp khả thi nhất bấy giờ là bán vàng lấy ngoại tệ. Tuy nhiên, thương vụ đặc biệt này hoàn toàn không đơn giản như nhiều người nghĩ, kể cả một số cán bộ cấp cao. Bởi nguồn vàng của miền Nam thì có nhưng lại “kẹt” ở xuất xứ của Việt Nam Cộng hòa, nhất là lại đang trong giai đoạn cấm vận gay gắt của Mỹ.
Cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương ghi lại: “Kho vàng lúc ấy như sau: ngoài số vàng không đáng kể của miền Bắc (đơn vị tạ), Ngân hàng Nhà nước đã tiếp nhận vàng của chính quyền Sài Gòn và vàng của các nguồn khác. Cơ cấu của kho vàng rất không “đồng bộ”: vàng thỏi của Anh mỗi thỏi nặng 12,7kg, vàng thỏi của Mỹ mỗi thỏi nặng 10kg. Các thỏi đều có mã riêng, nhãn hiệu, xuất xứ. Ngoài vàng thỏi còn có các loại vàng lá Kim Thành, các loại vàng vụn (kể cả nhẫn, vòng, kiềng)".
"Ban đầu những người có trách nhiệm đều nghĩ đơn giản: ta có vàng, đem bán lấy ngoại tệ, việc đó đâu có khó. Nhưng ngay tại phiên giao dịch đầu tiên có tính chất thăm dò với Liên Xô, các bạn Liên Xô cho biết hàng hóa trên thị trường vàng quốc tế phải là những thỏi vàng chuẩn của Anh, Mỹ hoặc Liên Xô. Các loại vàng thỏi Anh, Mỹ... có xuất xứ tại Việt Nam không thể tiêu thụ trên thị trường vì có quá nhiều rủi ro do chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam”.
Nhắc lại thế bí này, ông Dễ kể Việt Nam và Liên Xô đã bàn bạc với nhau và thống nhất phải tái chế vàng theo tiêu chuẩn của Liên Xô, mỗi thỏi 1kg. Khoảng cuối năm 1979, theo lệnh của Chính phủ và sự ủy nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank ký với Liên Xô các hợp đồng tái chế vàng, vay mượn cầm cố vàng và tiêu thụ vàng trên thị trường thế giới.
“Liên Xô lúc ấy rất thân thiện, giúp đỡ Việt Nam. Tôi bay sang đó liên tục và thường chỉ có món quà duy nhất là mấy chai Nếp Mới mà họ gọi là vodka Việt Nam” - ông Dễ nhớ phía Liên Xô cung cấp các hòm thép tiêu chuẩn ngân hàng của họ. Việc chuyên chở vàng được thực hiện bằng máy bay thương mại Liên Xô, nhưng quá trình thực hiện được bảo mật để hành khách không được biết loại hàng đặc biệt này.
[/size]

[Image: 16-tan-vang-cua-Viet-Nam-Cong-hoa-de-lai...ght466.jpg]


Ông Nguyễn Duy Lộ, người tham gia thương vụ đặc biệt 40 tấn vàng năm 1979 - Ảnh: Q.V.
[size=undefined]
Những kiện hàng bí mật trên Aeroflot
Là người tham gia nhiệm vụ này ở đoạn trong nước, nguyên phó tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Duy Lộ cũng không quên: “Ông Dễ phụ trách đoạn ở Liên Xô. Còn tôi là thành viên hội đồng kiểm kê quốc gia lo những việc trong nước như kiểm kê số lượng vàng, đóng hòm theo tiêu chuẩn và niêm phong. Vàng từ kho ngân hàng được bảo mật chở ra sân bay Nội Bài. Công tác bảo vệ rất kín. Tôi kiểm tra niêm phong, hoàn tất thủ tục xong mới chuyển ra máy bay của Hãng hàng không Liên Xô. Ngay cả nhân viên sân bay cũng ít người được biết loại hàng đặc biệt này”.
Khi các hòm vàng được đưa lên máy bay, ông Nguyễn Văn Dễ lúc ấy là phó tổng giám đốc Vietcombank có nhiệm vụ trực tiếp theo chuyến bay của Hãng hàng không Aeroflot. Ông được cấp hộ chiếu ngoại giao đi Liên Xô bất cứ lúc nào cũng được để lo đàm phán, ký kết hợp đồng giao hàng, tái chế vay cầm cố bằng vàng, bán hàng với Ngân hàng Ngoại thương Liên Xô. Máy bay hạ cánh, ngân hàng phía Liên Xô có xe bọc thép đón sẵn. Họ không mở hòm, kiểm đếm số lượng vàng trong đó mà chỉ niêm phong rồi tiếp tục chuyển về kho bảo mật.
Nhiều năm sau, ông Dễ vẫn nhớ rất chi tiết: “Tất cả khoảng hơn 40 tấn, trong đó có 16 tấn vàng thỏi tiếp quản của ngân hàng Việt Nam Cộng hòa, còn lại là các loại vàng khác nhau từ những nguồn khác. Ngay sau chuyến đầu tiên chuyển đi 4.455kg trong 101 hòm vào ngày 1/12/1979, Chính phủ VN đã gửi công hàm đến Liên Xô đề nghị vay 100 triệu USD để dự phòng thanh toán nợ đến hạn trong khi chưa có nguồn thu xuất khẩu”.
Chính ông Dễ được Bộ Ngoại giao ủy nhiệm ký hợp đồng vay ngoại tệ này. Phía Liên Xô đồng ý cho vay, nhưng phải theo thông lệ thương mại quốc tế vì họ cũng không có ngoại tệ dư thừa, phải huy động từ thị trường tự do.Theo đó, Việt Nam chỉ có thể được vay với điều kiện thế chấp bằng chính số lượng vàng chuyển sang Liên Xô. Hiệp định vay 100 triệu USD thế chấp bằng vàng đã hoàn tất vào khoảng tháng 3-1980.
“Sở dĩ Việt Nam phải vay nóng ngoại tệ như vậy bởi lượng vàng chuyển sang tái chế ở Liên Xô không kịp đem ra thị trường bán, trong đó có Thụy Sĩ. Các nhu cầu cấp bách của quốc gia gồm cả vấn đề nóng bỏng lương thực cho người dân đòi hỏi phải có ngoại tệ ngay. Sau đó Việt Nam dùng tiền bán vàng trả lại cho Liên Xô”.
Hầu như tháng nào ông Dễ cũng bay sang Liên Xô. Hơn 40 tấn vàng được chuyển đi nhiều đợt. Nhiệm vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ đảm trách đến khi đưa lên máy bay Liên Xô, sau đó thuộc trách nhiệm của họ. Khoảng năm 1988, Vietcombank đã chuyển về nước lại khoảng 2,7 tấn vàng còn gửi tại Liên Xô do tình hình bất ổn của họ. Đặc biệt, khoảng 5,7 tấn vàng gửi tại Ngân hàng Thụy Sĩ cũng được Việt Nam chuyển về Tiệp Khắc. Họ đã bán giúp để Việt Nam lấy ngoại tệ sử dụng cho nhu cầu quốc dân. Trước khi Tiệp Khắc gặp biến động chính trị, khoảng 500kg vàng Việt Nam còn lại ở nước họ cũng được chuyển kịp thời về nước.
Năm 1979, chở 40 tấn vàng đi bán để giải quyết khó khăn cấp bách và để mua gạo. Nhưng 10 năm sau, năm 1989, Việt Nam đã nhập vàng về, gấp 4 lần số chở đi bán. Và một đề xuất của bộ trưởng thương mại mà lúc ấy nhiều người cho là “bị điên”: Việt Nam xuất khẩu gạo!


Quốc Việt (Tuổi Trẻ)
 
  ==================================================/
[/size]



Chuyện người tiếp quản 16 tấn vàng giữa Sài Gòn 45 năm trước
20/04/2020    08:56 GMT+7
Ký ức về việc tiếp quản khối tài sản 16 tấn vàng từ chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính năm xưa.
Két vàng 18kg bất ngờ phát lộ dưới dòng nước, cả công trường rúng động
Cận cảnh kho vàng 13,5 tấn giấu kín trong nhà quan tham Trung Quốc
Đất nước khốn khổ trên mỏ dầu khổng lồ, kho vàng ngàn tấn

Cách đây 45 năm, trong ngày vui đại thắng của dân tộc - giải phóng miền Nam, các cán bộ chiến sĩ của đoàn C282.Q được nhận nhiệm vụ đặc biệt là tiếp quản hệ thống Ngân hàng Quốc gia cùng nhiều ngân hàng thương mại khác, bảo vệ khối tài sản khổng lồ, đặc biệt là 16 tấn vàng từ chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa. Tuy thời gian dần lùi xa nhưng ký ức về việc tiếp quản khối tài sản ấy đến nay vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính năm xưa.
Nhiệm vụ đặc biệt
Cầm trên tay tờ bảng kê tài sản úa vàng theo thời gian, bằng giọng nói hào sảng, người cựu chiến binh Hoàng Minh Duyệt, nguyên là Chỉ huy phó của Đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia ngày giải phóng, kể cho chúng tôi nghe về những năm tháng hào hùng của chiến tranh và về một nhiệm vụ đặc biệt mà ông cùng với 33 người đồng đội của mình được Tổ quốc tin tưởng giao phó trong ngày mà cả dân tộc hòa chung vào niềm vui chiến thắng.
Còn nhớ, tháng 12/1974, C282.Q Công an nhân dân vũ trang (đơn vị B17 tại Hà Tĩnh) nhận lệnh hành quân vào Nam để chuẩn bị lực lượng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Những chàng trai khi ấy mới đang tuổi đôi mươi hăm hở lên đường, mang trong mình quyết tâm và ý chí đánh giặc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đường đi từ Bắc vào Nam trải qua nhiều khó khăn, trắc trở, có lúc phải di chuyển vào ban đêm, qua những đoạn rừng dọc núi quanh co, bụi đường mịt mù, cũng có lúc ông Duyệt cùng đồng đội còn phải hành quân trên đất bạn Campuchia.
[Image: 16-tan-vang-1.png]




Bảng kê dù cũ, hoen ố nhưng vẫn luôn được ông Hoàng Minh Duyệt cất giữ cẩn thận như tài sản quý giá.
Nhưng những gian khổ kia làm sao có thể sánh bằng giây phút hạnh phúc và sung sướng khi hai miền Bắc-Nam về chung một nhà. Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. C282.Q được giao làm nhiệm vụ đi đầu để bảo vệ đoàn của Trung ương Cục miền Nam tiến về Sài Gòn. Các xe đều được trang bị súng chống tăng B41, sẵn sàng chiến đấu nhưng đơn vị của ông Duyệt không phải dùng tới một viên đạn nào.
"Thật sự mà nói những ngày đó, khi đất nước ngừng tiếng súng là chúng tôi đã sướng lắm rồi. Không thể tả nổi niềm vui sướng đó. Không biết nước mắt ở đâu mà đứa nào cũng đỏ hoe, không phải chỉ 1 ngày mà 2- 3 ngày", ông Duyệt kể.
Sáng sớm ngày 1/5/1975, đơn vị C282.Q được giao nhiệm vụ vào tiếp quản và bảo vệ Ngân hàng Quốc gia ở số 17 Bến Chương Dương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh TP.HCM ở số 8 đường Võ Văn Kiệt, Quận 1).
Thời điểm mới đến tiếp quản, ông Duyệt cùng đồng đội chỉ biết đây là mục tiêu cần bảo vệ nghiêm ngặt trong những ngày đầu giải phóng. Chỉ khi tham gia nhóm kiểm kê, ông cùng với Chỉ huy trưởng là ông Đặng Hồng Minh và Chính trị viên là ông Bùi Bá Lân mới biết đến sự tồn tại của 16 tấn vàng cùng khối tài sản khổng lồ vốn là ngân khoản dự trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau đó, các thành viên trong ban chỉ huy đã thông tin cho anh em trong đơn vị được biết để cùng nhau chung sức bảo vệ “huyết mạch kinh tế” của quốc gia.
[Image: 16-tan-vang-2.png]
Bên cạnh bảng kê tài sản, ông Duyệt vẫn còn giữ con dấu Ngân hàng Quốc gia của chế độ cũ Việt Nam Cộng Hòa.
Phẩm chất người bộ đội cụ Hồ

Trong ký ức về nhiệm vụ đặc biệt ấy, ông Hoàng Minh Duyệt không bao giờ quên được khoảnh khắc khi cùng nhóm kiểm kê, đặt chân vào tầng hầm dự trữ của Ngân hàng Quốc gia, bởi đây là lần đầu tiên trong đời, ông nhìn thấy vàng nhiều đến thế.
1.234 thoi vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng khoảng 12-14kg, tất cả đều khắc số hiệu và tuổi vàng. Ngoài ra còn có ngoại tệ, các đồng tiền vàng cổ, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau. Tất cả đều được đặt trong những chiếc tủ sắt đặt trong hầm chứa.
"Khi tiếp quản Ngân hàng Quốc gia, tay sờ, mắt thấy số lượng vàng và tiền rất quý giá. Nhưng anh em chúng tôi không hề có ý nghĩ lấy đồng xu cắc bạc trong đó làm của riêng", ông Duyệt nói.
11 tháng, kể từ khi tiếp quản Ngân hàng Quốc gia cho đến khi bàn giao lại lại tài sản cho cán bộ phụ trách mới vào tháng 3/1976, công việc của những người lính trẻ trong khoảng thời gian này tuy có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế hết sức hiểm nguy và đầy cám dỗ.
[Image: 16-tan-vang-3.png]
Ông Hoàng Minh Duyệt hăng say kể về câu chuyện tiếp quản 16 tấn vàng.
Không chỉ xử lý sự quấy phá của tàn dư địch, lo lắng với nạn trộm cướp mà còn phải đối mặt với ma lực của đồng tiền. Việc 16 tấn vàng dự trữ của chế độ cũ cùng các tài sản khác được bảo quản nguyên vẹn chính là một điều ngoạn mục, minh chứng cho tình yêu đất nước và phẩm chất cao quý của người bộ đội cụ Hồ. Khẳng định rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bom rơi đạn lạc hay đứng trước sự mê hoặc của vật chất, họ vẫn luôn giữ vững tinh thần, đặt lợi ích của nhân dân, của quốc gia lên trên lợi ích cá nhân.
Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Dũng - một chiến sĩ thuộc Đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia năm ấy cho hay, trong đoàn quân tiếp quản, ai cũng một lòng hướng về Tổ quốc, lao động miệt mài và đầy trách nhiệm.
"Hồi đó tất cả anh em trong đơn vị luôn tâm niệm giữ gìn tài sản quốc gia. Công tác bảo vệ là an toàn tuyệt đối, nội bất xuất ngoại bất nhập. Chỉ huy điều đi đâu cũng đi hết, không nề hà, bất kể đêm ngày để không xảy ra bất cứ điều gì", ông Dũng kể.
[Image: 16-tan-vang-5.png]
Ông Nguyễn Xuân Dũng (bên trái) và ông Đặng Tài Ô (bên phải) là những người chiến sĩ của Đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia vào ngày giải phóng cách đây 45 năm.
Đồng lòng với ông Hoàng Minh Duyệt và ông Nguyễn Xuân Dũng, người đồng đội Đặng Tài Ô chia sẻ: "Cả đơn vị khi ấy có thể nói là “ngồi trên một đống vàng”, nhưng sự trăn trở, niềm khao khát về một tương lai đủ đầy cho đồng bào còn nặng hơn số vàng 16 tấn kia gấp nhiều lần".
"Khi biết ở dưới có vàng, bản thân thấy rằng đây là trọng trách rất nặng nề. Nhưng anh em cũng rất vui mừng sung sướng vì được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ huyết mạch kinh tế lớn của đất nước, đảm bảo tài sản được an toàn để góp phần giúp cho Nhà nước tiếp tục quản lý và phát triển đất nước sau khi hoàn toàn giải phóng", ông Đặng Tài Ô nói.
Sau giải phóng miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ, những người lính năm ấy bây giờ mỗi người một nơi, dù hoàn cảnh khác nhau nhưng chắc chắn những ký ức về một thời hào hùng, về nhiệm vụ đặc biệt ngày đầu giải phóng vẫn luôn hiện diện trong tâm thức của những người lính cụ Hồ, của những người con Cách mạng. Câu chuyện về những người tiếp quản 16 tấn vàng năm xưa và phẩm chất của họ sẽ luôn được trân trọng, lan tỏa.
(Theo VOV)






Bánh Xe Lãng Tử - Trọng Khương - Thanh Lan


Reply
#27
Giờ tý canh ba,... - Hoàng Ngọc Sơn, Lâm Ngọc Hoa







Chiếc Áo Bà Ba - Sáng Tác: Trần Thiện Thanh - Lê Sang






LẮM MỐI TỐI NẰM KHÔNG - Châu Ngọc Tiên | MV Dance Version




Em đem nỗi buồn ,giấu sau bờ mi
Em vẫn mỉm cười , dù có ra làm sao
E đem giấc mộng, kể cho làn mây
Chẳng biết mây có nghe, sao hững hờ bay

Vô tư bất cần , vẫn là độc thân 
Không phải em khó gần , thực chất chẳng còn niềm tin . 
Duyên nợ đến nhiều mà chẳng biết duyên phận hay vô duyên ? 
Chỉ biết một điều tình đẹp là tình trong mơ ơ ơ

Và rồi em cứ thế lắm mối tối nằm không 
Nắng mưa xuân hạ - thu đông 
Á í A em vẫn một mình 
Cầu trời ban duyên tốt ,lắm mối tối nằm không 
Chớ mong chân tình ngày nay
A í A thôi đành tuỳ duyên
Reply
#28
Lâu Đài Tình Ái 



"Anh Sẽ, vì em, cày thêm 1 job...
hai cái checks, đưa em, mỗi tuần em xài
rồi chuyện nhà, anh xin làm hết
từ chuyện giặt đồ, trông con, rửa chén,
chủ nhật về, được nhau dạo phố
Anh đưa em, shopping em chịu không

Em ơi, lâU đài tình ái đó 
sẽ không có, đâu mà mong" :)




ANH VỀ VỚI EM (#AVVE) - HOÀNG CHÂU ft HỒ DUY THÁI 






Yêu Anh Dài Lâu - Ái Châu - Lê Trung Cương 







"Hoa Dưới Mông"-  Trương Minh Quốc Thái ft Dương Cẩm Lynh


Reply
#29
sound and style of pre-1975 music:

Khúc Hát Ân Tình - Phương Dung -





phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ & Thanh Thúy ca





Hoa Biển | Hoàng Oanh | Anh Thy






Trăng Tàn Trên Hè Phố | Hoàng Oanh | Phạm Thế Mỹ






Khúc Hát Ân Tình | Thúy Hà & Thanh Điền Guitar


Reply
#30
cái thú dạo phố đêm ở Sài Gòn






Mù Cang Chải in September







the famous Ma Pi Leng pass in Ha Giang  (Near Chinese border)














Tam Coc, Ninh Binh








Mưa hồng /Trình bày Tiên Nga



Reply