Mục lục và tóm lược "LTP Học Phật Pháp"
#16
Sư Toại Khanh - Tu Đà Huờn (#43-44) p 3:

Không phải là thọ giới, quy y, có pháp danh, mặc áo lam là Phật tử.  Quan trọng là chúng ta cần tu học để giải thoát, không còn sanh tử luân hồi mới là lý tưởng đúng đắn. Cần thấy được 4 sự thật:

1. Mọi sự ở đời là khổ.
2. Thích cái gì cũng là thích trong khổ, có nghĩa là đầu tư trong khổ.
3. Muốn hết khổ thì không có thích trong khổ, tức là không có thích cái gì nữa hết.
4. Sống trong 3 nhận thức đó chính là con đường thoát khổ.
Reply
#17
Thiền Sư Mogok - Tiến Trình Nhân Quả Qua Biểu Đồ Thập Nhị Nhân Duyên (#45-46) pp 3-4:

Biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên 

[Image: 12%2Bnh%25C3%25A2n%2Bduy%25C3%25AAn.jpg]


Hành giả Thiền Minh Sát cần phải:

1. Luôn tinh tấn thực hành chánh niệm nơi 6 căn và những cảm thọ khởi lên nơi thân tâm mình. 

2. Có cái nhìn trung thực và khách quan để hiểu rõ bản chất thật của con người mình: Đó chỉ là cái thân tứ đại và cái tâm luôn bị lôi cuốn theo chuỗi phản ứng của vòng xoáy Luân hồi.

Nếu nắm vững sự hiểu biết này và không còn nghi ngờ gì cả thì xem như hành giả đã đi đúng đường tu và sẽ tiếp tục tiến xa hơn.
Reply
#18
Thiền Sư Mogok - Trình Pháp (Anh Ngữ) (#47-51) p.4

(Không tóm lược)

---------------------------

Anh ngữ dùng chữ "conditions" (điều kiện) khi dịch chữ "duyên". 

"Tùy duyên" có nghĩa là "phụ thuộc vào điều kiện" hoặc "tùy thuộc vào điều kiện" (depending on the conditions). Khi có đủ điều kiện, có đủ duyên, sự kiện nào đó mới có mặt. Cho dù thiếu một điều kiện mà thôi, sự kiện đó sẽ không thể xảy ra.

Ngoài ra, ta còn có "nhân".  Nhân như hạt mầm.  

Ví dụ thường được dùng là gieo hạt.  Hạt mầm được gieo nơi có đất tốt, tưới nước, có ánh nắng mặt trời đầy đủ, hạt sẽ nẩy mầm thành cây lớn mạnh. Thiếu một duyên, hạt không thể thành cây tươi tốt, như khi ta gieo hạt vào sân xi măng.

-----------------------

Phật giáo dạy rất rõ ràng.  Hiểu một sẽ hiểu rõ những lời dạy khác. Tất cả lời giáo huấn của Đức Phật liên kết chặt chẽ với nhau, không thừa không thiếu.

Ví dụ: Nhờ hiểu "nhân duyên", ta sẽ hiểu "Vô Ngã". Từ đó, ta hiểu hai đặc tính còn lại của Tam Tướng của vạn pháp là Khổ và Vô Thường.  Tiếp theo, ta hiểu Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Từ Đạo Đế,  ta hiểu Bát Chánh Đạo (Tam Học: Giới Học, Định Học, Tuệ Học), vân vân.

-----------------------

Cái này mới làm nhiều người giật mình nè.

Như người máy robot, đủ điều kiện, người máy "thấy", " nghe", "suy nghĩ",  phản ứng hoạt động với môi trường xung quanh; con người cần đủ điều kiện mới "thấy", "nghe", vân vân. Con người cần đủ điều kiện này nọ, mới có thể sinh hoạt.

Chúng ta biết robot không có linh hồn. Vậy con người cần có linh hồn, có cái Ngã không?  (Dĩ nhiên, hiện giờ con người tinh vi hơn robot.  Trong tương lai, chúng ta có thể tạo dựng robot không khác gì con người.)

Đức Phật dạy VÔ NGÃ, không có linh hồn đó nha.
Reply
#19
Bug 
Sư Toại Khanh - Tứ Niệm Xứ (#52) p 4:

Tu Tứ Niệm Xứ (quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp) là chánh niệm tỉnh giác. Tứ Niệm Xứ là con đường giải thoát duy nhất để ta có thể nhận thức một cách đầy đủ và chính xác về bản thân của mình.

Thân tâm, thiện ác, buồn vui là do duyên mà có, có rồi phải mất.  Từ đó, thấy được 4 Đế, 12 Duyên Khởi.

Nhờ hiểu mình mới hiểu người khác, và từ đó hiểu cái gọi là vũ trụ và thế giới là do duyên tạo nên.  Đời sống là sự tiếp nối liên tục giữa nhân và quả, cái sau thay thế cái trước không ngừng nghỉ.
Reply
#20
Sư Toại Khanh - Đau Đớn và Khổ Thọ (#53) p 4:

  1. Bất thiện: giây phút tâm xấu có mặt.
  2. Tu tập: giây phút tâm lành có mặt.
Không hề có một cái "tôi" nào ở đây hết.

"Đau khổ đang có mặt, khổ thọ đang có mặt và cũng đang mất đi." Nhận thức này nó bóc tách được cái "tôi" ra.
Reply
#21
Sư Toại Khanh - Mê Tín (#54-58), p. 4:

6 nhận thức khi có đầy đủ tri kiến (chứng đắc Từ Đà Huờn):

1/ Vô Thường: mọi sự trên đời là khổ (Tứ Diệu Đế), vô thường.
2/ Khổ: mọi sự nằm trong 3 cái khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ).
3/ Vô Ngã: không có Tôi, Ta, cá thể; chỉ có sự ghép nối của vô số những đơn vị pháp giới phù du mong manh.
4/ Không phạm tội ngũ nghịch (tội vô gián): giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm Phật chảy máu, chia rẽ tăng chúng.
5/ Không mê tín dị đoan: nhờ tin tưởng vào nghiệp quả.
6/ Không tin gì ngoài Tam Bảo: vì đã thấy được 4 Thánh Đế, "Ở đâu có Bát Chánh Đạo, ở đó được gọi là Giáo Pháp."

Đạo Phật nhắm vào phẩm chất, nội dung, chất lượng, học hỏi đạo pháp; không nhắm vào pháp danh hay lễ quy y.
Reply
#22
Sư Toại Khanh - Thất Thánh Sản (#59) p. 4:

7 tài sản của Thánh Nhân:

1/ tín: chánh tín.
2/ thí: chia xẻ, rộng lượng.
3/ giới: giữ giới miên mật.
4/ văn: hiếu học Phật pháp. 
5/ tàm: biết thẹn trong những điều xấu.
6/ uý: biết sợ trong những điều xấu.
7/ trí: hiểu biết. Có 3 loại:

7a. Chạy theo cái thích, bỏ cái không thích.
7b. Chạy theo thiện, bỏ ác.

(7a và 7b: nằm trong luân  hồi)

7c. Tu hành là cầu quả Vô Sinh. Thích, ghét, thiện, ác đều đáng sợ vì còn nằm trong cõi Sinh Tử.
Reply
#23
Sư Toại Khanh - Duyên (#61-62) p 5:

Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác.
Reply
#24
Sư Toại Khanh - Dậm Chân Tại Chỗ (#63-65) p 5:

Chúng sanh có 3 hạng:

1. Chạy theo cái thích, trốn cái ghét.
2. Biết làm lành lánh dữ để hưởng phước.
3. Làm lành lánh dữ là phương tiện để thoát khỏi luân hồi, không phải để hưởng phước.

Muốn tiến xa, cần biết chán cái đang có trong tay, luôn tìm cái mới.  Như vậy, có nghĩa là GET OUT OF YOUR COMFORT ZONE.
Reply
#25
Sư Toại Khanh - Học Pháp Vô Thượng (#66) p 5:

Giới làm nền cho Định.
Định làm nền cho Tuệ.

Nghĩa của Tuệ: Thân tâm này, thiện ác buồn vui này, do duyên mà có rồi cũng do duyên mà mất đi. 

Khổ đáng sợ, sướng cũng đáng sợ.  Tất cả (Bát Chánh Đạo gồm Giới, Định, Tuệ) là phương tiện để chúng ta vượt khỏi Tam Giới. 
Reply
#26
Sư Toại Khanh - Bát Phong Suy Bất Động (#67-69) p 5:

Hai việc cần làm: 

1/ Làm sao đừng tái sanh nữa.
2/ Nếu phải tái sanh, ta đã có đủ hành trang chưa?

Hai điều tâm niệm:
1/ Làm sao mình thay đổi cái nhìn về cái chết. 
2/ Làm sao dửng dưng trước thị phi. 

Tám ngọn gió đời: lợi (thắng), suy (bại), hủy (nhục), dự (vinh), xưng (khen), cơ (dèm), khổ (buồn), lạc (vui).

(Phàm Phu: Mình không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu.)
Reply
#27
Sư Pháp Chất - Diệt Trừ Thân Kiến (#70-79) pp.5-6:

Thân kiến: kiết sử đầu tiên trong mười kiết sử cần được diệt trừ.

Cách thử nghiệm xem mình còn thân kiến hay đã diệt trừ được rồi:

"(Nhìn tấm hình selfie vừa chụp xong), nếu gỉa sử như tấm hình đó đẹp thì chúng ta sanh tham, còn nếu thấy hình xấu thì chúng ta sanh sân, và nếu ai lở chơi rắn mắt lấy mực xanh mực đỏ mực đen quẹt trên mặt chúng ta trên hình đó thì cái tam bành lục tặc chúng ta nó sanh liền, tại sao vậy, bởi vì chúng ta nói đây là ta, chừng nào mà đụng đến cái ta bất cứ giá nào thì ta cũng phải đấu với họ." (#72)

Cách diệt trừ thân kiến: Bát Chánh Đạo (#70 đoạn 2).
Reply
#28
Đức Phật - 10 Đừng Vội Tin - Kinh Kalama (#80) p 6:

10 điểm cần ghi nhận:

  1. đừng vội tin theo vì nghe đi nghe lại nhiều lần,
  2. đừng vội tin theo vì đó là truyền thống,
  3. đừng vội tin theo vì nghe đồn đại,
  4. đừng vội tin theo vì được ghi trong kinh điển,
  5. đừng vội tin theo vì phỏng đoán,
  6. đừng vội tin theo vì đó là tiên đề,
  7. đừng vội tin theo vì lý luận có vẻ hợp lý,
  8. đừng vội tin theo vì dựa theo ý kiến chủ quan đã được cân nhắc,
  9. đừng vội tin theo vì vị ấy có vẻ là người có khả năng,
  10. đừng vội tin theo vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.
Reply
#29
Sư Toại Khanh - Bảy Món Nợ (#81) p 6:

Bảy món nợ mà Sư Toại Khanh nói đến là 7 phiên não ngủ ngầm trong tâm của TẤT CẢ PHÀM PHU từ kiếp này sang kiếp khác.  Chúng còn được gọi là 7 tùy miên.

Bảy Tùy Miên (Anusayas) là:

  1. Dục ái tùy miên (kāmarāgānusaya)
  2. Phẫn nộ tùy miên (Patighānusaya)
  3. Ngã mạn tùy miên (Mānānusaya)
  4. Tà kiến tùy miên (Ditthā-nusaya)
  5. Hoài nghi tùy miên (Vicikichānusaya)
  6. Hữu ái tùy miên (Bhavarāgā-nusaya)
  7. Vô minh tùy miên (Avijjānusaya).
Đừng bao giờ tự phụ là trong kiếp sống này, ta đã tu tiến được nhiều vì 7 tùy miên này cao to như núi. Chỉ có thánh nhân mới có quyền nghĩ như vậy thôi, nhưng chư vị thánh nhân lại không để ý đến thành quả đã đạt được.
Reply
#30
Sư Toại Khanh - Hôn Trầm Thụy Miên (#84) p 6:

Tình trạng lười biếng dã dượi buồn ngủ khi tu học được gọi là hôn trầm (lười biếng) thụy miên (buồn ngủ), còn được gọi tắt là hôn thụy.

Hiện tượng hôn trầm thụy miên xảy ra vì cơ thể cần sự nghỉ ngơi, nhưng đa phần là vì tâm lý (lười biếng).
 
Hôn trầm thụy miên là cặp phiền não ngăn cản phàm phu không thể chứng được quả thánh.
Reply