Linh Tinh - LTP
(tt)

Rose petal
[Image: main-qimg-dff87340d9ebdf448e889d2568b8c2c3-lq]
Needle and thread
[Image: main-qimg-c3cf9cfeca984ba907f62b4cad8af5c1-lq]
Fingernail
[Image: main-qimg-28c7ea06a3eacaa00974d9dd514b2967-lq]
Coffee liquor
[Image: main-qimg-88803b4456c28f20d06fc3e8fff7a7ac-lq]
Vitamin C
[Image: main-qimg-b3b4146f869f82e8c4dd86dab381e013-lq]
Spider skin
[Image: main-qimg-5f4beeb04d600c50dcef8449aee92df2-lq]
Japanese sake
[Image: main-qimg-e9c79023f59751a847065aca2c29774e-lq]
Reply
Reply
Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn xưa _ Lối Cũ

https://sgxua.tinmoingay.net/blog/thac-m...xua-loi-cu

16/04/2022 | 08:32


Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ, người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16, 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.

Người ta cũng gọi xứ này là Đồng Nai (đồng có nhiều nai), Lộc Dã, Lộc Đồng (cùng một nghĩa) hoặc Nông Nại, là nơi mà người Việt mình đặt chân lần đầu tiên năm 1623.

Dong Nai Sử chép rằng Chúa Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), đã gả Công chúa Ngọc Vạn, lệnh ái thứ 2, cho vua Cao Miên Chei Chetta II (1618-1626) từ Xiêm trở về lên ngôi báu và đóng đô tại Oulong. Nhờ sự giao hiếu ấy vua Cao Miên mới cho phép người Việt di dân vào Nam Bộ. Chúng ta đã đặt đầu cầu tại Mô Xoài (gò trồng xoài), gần Bà Rịa đúng vào năm 1623 (theo Claude Madrolle -Indochine du Sud, Paris 1926).

Cũng trong năm này một phái đoàn ngoại giao đã được cử sang Oulong để thương thuyết sự nhượng lại Sở Thuế quan Saigon. Về sau đến đời vua Réam Thip Dei Chan (1642-1659), em vua trước, vị hoàng hậu Việt Nam nói trên đã xin vua Cao Miên cho phép người Việt được quyền khai thác xứ Biên Hòa năm 1638.

Sở dĩ vua Cao Miên đã giao hảo với nước ta và tự ý nhân nhượng một phần nào, là vì muốn cậy thế lực của triều đình Huế để chế ngự ảnh hưởng của người Xiêm. Như vậy chúng ta đã đến sinh cơ, lập nghiệp, khai khẩn đất đai Nam Bộ là do sự thỏa thuận hoàn toàn của đôi bên, chứ tuyệt nhiên không phải là một sự xâm nhập. Lại nữa nhờ uy thế của chúng ta mà Cao Miên đã đối phó hiệu quả với những tham vọng của nước Xiêm và bảo toàn được nền độc lập của mình.

Nói tóm lại sự hiện diện của chúng ta từ hơn 800 năm nay tại Nam bộ rất là hợp tình, hợp lý và hợp pháp. Nói một cách khác công cuộc Nam tiến của tổ tiên ta là một sự kiện lịch sử bất di bất dịch,nó hiển nhiên cũng như cuộc Tây tiến của người Âu Châu tại Mỹ Quốc và cuộc Đông tiến của người Anh tai Úc Châu.

Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố đúng ra là Giãn Phố vì hai chữ Đông và Giãn viết theo chữ Hán hơi giống nhau. Về sau nơi này đã được triều đình Huế giao cho bọn người Trung Hoa gốc Quảng Tây di cư theo hai tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình đến khai khẩn và lập nghiệp năm 1679 tại Cù lao Phố, sau khi nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ.

Miền trên Biên Hòa thì có Hố Nai (hố sập nai), Trảng Bom (trảng là một đồi bằng phẳng và rộng rải có trồng nhiều cây chum-bao-hom đọc trạnh thành bom, sinh ra một thứ dầu gọi là chaulmougra, dùng để trị phong hủi. Phía dưới là nhà thương điên Nguyễn Văn Hoài, một nhà bác học đã quả quyết với chúng tôi rằng trong một đời người, số giờ mà chúng ta điên cuồng cộng lại ít nhất cũng được vài năm!

Biên Hòa là quê hương của Đỗ Thành Nhân, một trong Gia định Tam hùng. Hai người kia là Võ Tánh quê ở Gò Công và Nguyễn Huỳnh Đức quê ở Tân An. Biên Hòa là xứ bưởi bòng ngon ngọt có tiếng nên mới có câu ca dao:

Trang BomThủy để ngư, thiên biên nhạn
Cao khả xạ hề, đê khả điếu,
Chỉ kích nhơn tâm bất khả phòng
E sau lòng lại đổi lòng,
Nhiều tay tham bưởi chê bòng lắm anh

Chúng ta đi ngang qua trước ngọn núi Châu Thới, cao 65m trên có ngôi chùa Hội Sơn, được trùng tu vào đầu thế kỷ thứ 19, nhờ công đức sư Khải Long:

Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
Nghiêng chùa Châu Thới mới sai lời nguyền!

Rồi đến Thủ Đức với những hồ bơi nước suối, và những gói nem ngon lành. Thủ nhắc lại ngày xưa có những chức quan văn như thủ bạ, thủ hô lo về việc thuế má và nhơn thế bộ. Do đó mà có những địa danh như Thủ Thiêm, Thủ Thừa, Thủ Ngữ v.v.. để nhắc lại tên mấy ông thủ bạ và thủ hộ ngày trước. Miền Thủ Đức lại nhắc cho ta hai câu đối “tréo dò”

Xứ Thủ Đức năm canh thức đủ
Kẻ cơ thần trở lại Cần Thơ

Có lẽ vì năm canh thức đủ mà có kẻ than thân trách phận tự mình sánh với cái nem Thủ Đức lột trần:

Người ta năm chị bảy em
Tôi đây như thể chiếc nem lột trần

Phía tay mặt là Gò Vấp, xưa kia là một ngọn đồi trồng cây vấp. Thứ cây này xưa kia được coi như thần mộc, yểm hộ cho dân tộc Chàm. Dã sử thuật lại rằng vào đời vua Chiêm cuối cùng là Pô Romé (1627-1651), vua này muốn vừa ý một ái phi người Việt đã ra lệnh đốn cây Kraik (vấp) cổ thụ rợp bóng nơi vườn ngự uyển. Hơn một trăm thị vệ lực lưỡng không sao hạ nổi vì vết rìu mỗi lần bổ xong thì khép lại ngay. Nhà vua tức giận cầm lấy rìu hạ xuống một nhát, tức thời một tiếng rên rỉ vang lên và cây gục xuống giữa một vũng máu. Và cũng từ đó vận khí nước Chiêm suy dần cho đến ngày tàn tạ.

Bây giờ ta vào thành phố Saigon, nơi mà 300 năm về trước (1674) tiền đạo quân ta lần đầu tiên đã đặt chân tới,mang theo khẩu hiệu: “Tĩnh vi nông, động vi binh”. Quân ta không phải tư động mà đến, chính là do lời yêu cầu khẩn thiết của nhà đương cuộc hồi bấy giờ. Họ khai khẩn đất đai với sức dẻo dai sẵn có, đào sông ngòi trong vùng đất thấp và đây đó khắp nơi, xây dựng thành trì kiên cố.

Một trong những công tác quân sự ấy do tướng Nguyễn Đức Đàm xây năm 1772, rồi đến thành trì Phan An xây năm 1790, kế đến là thành Gia Định xây năm 1836. Những thành ấy xây đắp với mấy vạn nhân công và bao nhiêu tài trí như đã ghi trong câu ngạn ngữ: 

Dân đất Bắc
Đắp thành Nam:
Đông đã là đông!
Sầu Tây vòi vọi!

Chúng ta đang ở trung tâm thành phố Saigon (sài là củi, gòn là bông gòn) chuyển sang chữ nho thành Sài-Côn là củi gòn, vì chữ nôm gòn viết là Côn, như Ông Trịnh Hoài Đức (1765-1825) đã ghi trong tác phẩn Gia Định Thống Chí mà hiện nay chúng còn một bản dịch ra pháp văn của ông Gabriel Aubaret.

Theo một số người khác thì Saigon có lẽ do chữ Đê Ngạn đọc thành Tai Ngon hay Thay gon theo giọng Quảng Đông hay Tingan theo giọng Triều Châu, dùng để chỉ thành phố do người Tàu lập nên năm 1778 sau khi họ phải rời bỏ Biên hòa vì chiến sự giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, để nhờ sự bảo hộ của quân đội chúa Nguyễn đóng tại Bến Nghé.

Nguyên ủy xa hơn cả có lẽ là sự chuyển âm của một danh xưng tối cổ Preikor, có nghĩa là rừng gòn, một loại cây hiện nay còn trồng ở Thủ Đô.

Theo Ông Verdeille thì Saigon có thể là hai chữ nho: Tây Cống đọc chạnh ra, tên này ám chỉ rằng thành phố là phần đất xưa kia đã được các vị vua phía Tây cống hiến cho ta. Ta nên lưu ý rằng tên Siagon chỉ được dùng trong các văn kiện của Pháp kể từ 1784 trở đi mà thôi.

Còn danh xưng của Chợ lớn mà người Tây đọc liền lại là Cholon, nó chỉ ngôi chợ xưa kia nằm trên địa điểm hiện tại của Sở Bưu điện Chợ lớn kéo dài tới tận Đại Thế Giới cũ. Chợ này lập song song với chợ nhỏ hiện nay còn tồn tại với tên chợ Thiếc ở phía trường đua Phú Thọ. Về sau Chợ lớn được dời tới Chợ lớn mới do nhà đại phú Quách Đàm xây tặng, tượng họ Quách vẫn còn ở giữa đỉnh chợ Bình Tây.

Sự biến đổi địa âm dạng của địa danh Saigon đã tùy sự hiện diện liên tiếp của những người quốc tịch khác nhau như Preikor (rừng gòn), Tai- Ngon hay Thầy gòn của người Trung Hoa mà ta đọc là Đê-ngan, người phương tây dùng chữ la mã ghi là Saigon từ năm 1784.

Hồi xưa tên Saigon chỉ áp dụng cho khu vực Chợ lớn hiện thời, còn chính Saigon bây giờ thì khi ấy là Bến Nghé (theo Trịnh Hoài Đức, theo các nhà hàng hải Âu Mỹ, theo bản đồ do ông Trần Văn Học vẽ ngày mùng 4 tháng chạp năm Gia Long thứ 14 (1815) ghi trên vùng Chợ lớn hiện tại chỗ nhà thương Chợ Rẫy ba chữ Saigon xứ, khoảng gần Cây Mai và Phước Lâm. Khu Saigon cao, nằm phía Đồn Đất tức là cái đồn thâu hẹp năm 1836 sau khi Lê Văn Khôi nổi loạn, chắc đã có người ở từ thời thượng cổ, chứng cớ là những khí giới và đồ dùng bằng đá mài tìm thấy khi đào móng nhà thờ Đức Bà. Khu thấp thường gọi là Bến Nghé hay bến Thành.

Bến Thành là cái tên ở gần hào thành Gia Định, nguyên trước có cái rạch nối liền hào thành với sông Bến Nghé và có cái chợ gọi là chợ Bền Thành. Cái rạch ấy về sau lấp đi thành Đại lộ Nguyễn Huệ và đến bây giờ có câu ca dao như sau:

Chợ Bến Thành đèn xanh đèn đỏ,
Anh nhìn cho tỏ thấy rõ đèn màu;
Lấy em anh đâu kể sang giàu,
Rau dưa mắm muối có nơi nào hơn em!

Bến Nghé theo Trịnh Hoài Đức là cái bến uống nước của trâu con, do một tên rất cũ là Kompong Krabey (bến trâu) đã được Việt hóa. Nhưng ông Đốc phủ Trần Quang Tuất (1765-1825) cho rằng nơi đây có lắm con cá sấu chúng thường kêu nghé nên gọi là Bến Nghé- Trịnh hoài Đức dịch là “Ngưu-tân” Bến Nghé là cái bến sông Saigon có tên là sông Bến Nghé, cũng có tên là Tân Bình Giang hay là Đức Giang lấy nguồn ở Ban Bót (theo gia-định thống chí). Còn cái rạch Bến nghé nối dài bởi kinh Tàu hủ (Arroyo chinois) ngày xưa có tên là Bình Dương và chỗ nó chảy ra giáp sông Bến Nghé gọi là Vàm Bến Nghé. Bến Nghé tức là Saigon và khi ta nói Đồng Nai-Bến Nghé tức là nói đến Nam Bộ vậy.

Phía đông Saigon có một cái kênh gọi là rạch Thị Nghè hay là rạch Bà Nghè. Bà tên là Nguyễn Thị Canh, con gái thống suất Nguyễn Cửu Văn tức Văn Trường Hầu, đẹp duyên với một ông nghè. Để cho chồng bà tiện đường qua rạch hàng ngày vào làm trong thành, bà cho dựng một chiếc cầu mà dân sự có thể dùng được. Để tỏ lòng nhớ ơn một bậc nữ lưu, họ đã gọi cầu ấy là cầu Bà Nghè. Đến khi Tây đến đánh thành Saigon, pháo hạm Avalanche tiến vào rạch này đầu tiên nên họ mới gọi là Arroyo de l’Avalanche.

Trên rạch Bến Nghé hồi xưa có nhiều chiếc cầu ván dựng tạm cho người qua lại. Chiếc cầu nổi tiếng hơn cả là cầu Ông Lãnh, được xây nhờ công ông Lãnh binh, thời tả quân Lê Văn Duyệt. Còn những chiếc cầu khác là Cầu Muối, Cầu Khóm (thơm), Cầu Kho và Cầu học (giếng học). Về các công sự thì có :

Dinh Norodom khởi công ngày chủ nhật 23/2/1868 với sự tham dự dông đảo của dân chúng. Thủy sư Đô Đốc De La Grandìère với sự hiện diện của kiến trúc sư Hermitte từ HongKong tới, đã đặt viên đá đầu tiên vuông vức mỗi bề nửa mét,trong đó đựng một hộp chì chứa nhũng đồng tiền vàng và bạc dập hình vua Napoléon III. Đức Giám mục Miche, cai quản địa phận,với một số đông con chiên, đã ban phép lành và đọc một diễn văn lời lẽ cao quý đã làm cử tọa đặc biệt chú ý. Công cuộc xây cất trên một khoảng đất rộng 14 mẫu tây đã phải dùng tới hai triệu viên gạch,và cái móng dày tới 3,5m tốn mất 2.436 thước khối đá xanh Biên Hòa. Công tác đã hoàn thành năm 1875 và người đầu tiên đến ở trong dinh đó là Thủy sư Đô Đốc Roze. Sau 84 năm Pháp thuộc, ngày 7/9/1954 Đại tướng Ely, Cao ủy Pháp đã trả dinh thự này cho Chính phủ Việt Nam thời bấy giờ.

Tòa Đô Sảnh (1901-1908) trên có một gác chuông do họa sĩ Ruffier trang trí mặt tiềnViện Bảo Tàng Quốc Gia xây năm 1927, khánh thành ngày 1/1/1929, bị vụ nổ nhà thuốc súng làm hư hại ngày 8/3/1946 và được hoàn lại chính phủ Việt Nam ngày 19/9/1951 thu thập tới 4.000 cổ vật đã kê thành mục lục và trình bày trong 14 gian phòng.

Vườn Cầm Thảo (Sở Thú) tương tự với rừng Vincennes ở Pháp, được lập năm 1864. Sau khi đã san bằng,việc đứa thú tới nhốt nơi đó hoàn tất năm 1865. Ngày 28/3/1865 nhà thực vật học Pierre đảm nhiệm việc điều khiển vườn Cầm Thảo Saigon và ngày nay nhiều giống cây ở xứ ta còn mang tên nhà bác học ấy.

Đây đó ta còn gặp một số địa danh nguồn gốc Tây Phương như: Ba-Son (Arsenal) trong có một bến sửa tàu (bassin de radoub) xây bằng ximăng cốt sắt từ năm 1858, và bến tàu nổi được hạ thủy tháng giêng năm 1866. Chữ Ba-Son do chữ Bassin mà ra.Tao DanVườn Bờ Rô (do chữ Jardin des Beaux Jeux) hay là vườn Ông Thượng, xưa kia là hoa viên của Tổng Trấn Lê Văn Duyệt, nay là vườn Tao Đàn.

Dakao là biến danh của Đất Mộ (đất của lăng)

Lăng-tô là biến danh của Tân Thuận, tên một làng mà dân Saigon thường đến hóng mát (pointe des flaneurs).

Bây giờ chúng ta rời Saigon xuống đò Thủ-Thiêm qua bên kia sông xem địa phận mà chính phủ đang trù định một chương trình kiến thiết rộng lớn,để biến nơi này thành một khu vực nguy nga tráng lệ.

Con đò Thủ-Thiêm ngày xưa đã hấp dẫn một số đông những chàng trai trẻ:

Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm.

nhưng một ngày kia chàng trai phải ra đi trong khói lửa chiến tranh,đến khi trở về thì than ôi:

Ngày đi trăm hoa hẹn hò,
Ngày về vắng bóng con đò Thủ Thiêm!

Từ Thủ-Thiêm chúng ta thẳng tiến đến một nơi gọi là Nhà Bè hay là Ngã Ba Sông Nhà Bè, nơi mà con sông Đồng Nai gặp con sông Saigon cũng gọi là sông Bến Nghé. Ngày xưa ở chỗ ấy ông Thủ khoa Hườn có lập nhà bè để bố thí lúa gạo cho những kẻ lỡ đường và ngày nay còn vọng lại mấy câu hò tình tứ của cô lái miền quê:

Nhà Bè nước chảy chia hai:
Ai về Gia định Đồng Nai thì về!

Rời Nhà Bè, chúng ta trở lại Saigon để đi về miền Bà Chiểu, một vùng ngoại ô trù mật ở phía đông, chúng ta phải đi qua một cái cầu gọi là Cầu Bông, vì xưa kia ở gần đó Tả Quân Lê Văn Duyệt có lập vườn hoa rất ngoạn mục. Bà Chiểu tỉnh lỵ Gia định, nổi tiếng về lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), một vĩ nhân được người Việt và người Tàu tôn thờ như một vị thần thánh.

Theo Trương Vĩnh Ký thì Bà Chiểu là một trong 5 bà vợ của ông Lãnh Binh đã xây cái cầu ông Lãnh. Theo phương pháp kinh tế tự túc mà các cụ ngày xưa thường áp dụng, ông đã lập ra 5 cái chợ, giao cho mỗi bà cai quản một cái: Bà Rịa (Phước Lễ), Bà Chỉểu (Gia-Định), Bà Hom (Phước Lâm), Bà Quẹo (phía Quán Tre) và Bà Điểm (phía Thụân Kiều). Riêng chợ Bà Điểm gần làng Tân Thới quê hương của Cụ Đồ Chiểu, tác giả Lục Vân Tiên, thi phẩm đầu giường của đồng bào Nam bộ là nơi bán trầu ngon có tiếng ở Miền Nam. Món trầu là đầu câu chuyện, cho nên bao nhiêu chuyện, hay dở gì cũng do miếng trầu trao cho nhau mà sinh ra cả:

Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
Con theo hát bội mẹ liều con hư!

Từ Bà Chiểu chúng ta trở lại Saigon để rẽ về Phú Nhuận, qua Cầu Kiệu hay là Cầu Xóm Kiệu là nơi xưa kia trồng rất nhiều hành kiệu. Phú Nhuận (giàu sang và thuần nhã) là nơi còn nhiều cổ tích như : Lăng Đô-đốc Võ Di Nguy, mất tại cửa bể Thị Nại năm 1801. Lăng Trương Tấn Bửu và lăng Võ Quốc Công tức là hậu quân Vũ Tính, nơi đây vua Gia-Long có cho trồng 4 cây thông đưa từ Huế vào để tỏ lòng mến tiếc. Võ Tánh là một trong Gia-Định tam hùng mà dân chúng nhắc tới trong những điệu hò giao duyên.Theo thường lệ:

Người con gái lên tiếng trước:

Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam-Trung:
Hỏi ai Gia-Định tam hùng,
Mà ai trọn nghĩa thủy chung một lòng?

Người con trai liền đáp lại:

Ông Tánh, Ông Nhân cùng Ông Huỳnh Đức,
Ba Ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia-Định tam hùng:
Trọn nghĩa thủy chung có Ông Võ Tánh,
Tài cao sức mạnh, trọn nghĩa quyên sinh,
Bước lên lầu bát giác thiêu mình như không!

Về phía Tân Sơn hòa có Lăng Cha Cả là một cổ tích kiến trúc Việt Nam xưa nhất ở vùng Saigon. Nơi đây mai táng Đức Giám Mục Bá-Đa-Lộc, mất tại cửa Thị Nại năm 1799.

Rời khỏi ngoại ô Saigon chúng ta thuê một chiếc thuyền con về vùng Lái Thiêu (tức là ông Lái gốm họ Huỳnh đã thiêu nhà vì say rượu) để thăm vườn trái :

Ghe anh Nhỏ mũi tráng lường
Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em

Nơi đây quy tụ rất nhiều trái ngon đặc biệt như : dâu da, thơm, bòn bon, mít tố nữ, măng cụt và nhất là sầu riêng (durian) là giống cây từ Mã Lai đưa vào Cây Sầu riêng thân cao lá ít, trái có gai bén nhọn kinh khủng, cho nên trời chỉ cho phép nó rụng khi đêm khuya thanh vắng mà thôi! Đồng bào Nam-bộ liệt nó vào hàng đầu trong các loài trái, vì nó có đủ năm mùi hương vị đặc biệt như quả lê Trung hoa. Những người xa lạ phải chịu nhẫn nại một thời gian mới thông cảm và khi đã thông cảm rồi thì thèm muốn như mê say, chỉ trừ anh học trò thi rớt:

Có anh thi rớt trở về
Bà con đón hỏi nhiều bề khó khăn
Sầu riêng anh chẳng buồn ăn,
Bòn bon, tố nữ anh quăng cùng đường!

Tại vùng Lái Thiêu, có một ngôi nhà thờ cổ kính xây từ thế kỷ XVIII trên ngọn đồi xinh tươi, chung quanh có nhiều lò gốm, lò sành và một trường dạy học cho trẻ em câm điếc với một phương pháp riêng biệt.

Đến Búng chúng ta không quên đi thăm chùa Phước Long ở vùng An Sơn, có ông huề thượng thâm nho, thường ra nhiều câu đối bí hiểm cho những khách nhàn du :

Rượu áp sanh (absinthe) say chí tử

Có người đã đối lại như sau:

Bóng măng cụt mát nằm dài

Trong chùa ông huề thượng có ghi hai câu:

Cúng bình hoa, tụng pháp hoa, hoa khai kiến Phật.
Dâng nải quả, tu chánh quả, quả mãn thông Thần
(sưu tầm bài viết của ông Tân Việt Điêu trong Văn hóa nguyệt san số 33 năm 1958)

Tên gọi Saigon từ đâu?

Đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn Ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sức. Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hơn. Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:

Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi- Coón (Tây Cống): Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 tay thực dân Pháp là Aubaret và Francis Garnier (người bị giặc Cờ Đen phục kích chết ). Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine và Garnier, Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngan. Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.

Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo lịch sử thì không phải.

Tại sao? Vì lịch sử chứng minh rằng Saigon có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc trại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coọn.

Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống Suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vở “Luỹ Sài Gòn”(theo Hán-Việt viết là “Sài Côn”). Đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn xuất hiện trong tài liệu sử sách Việt Nam . Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán “Côn” được dùng thế cho “Gòn”. Nếu đọc theo Nôm là “Gòn”, còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là “Côn”.

Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh Saigon ! Thì làm gì phải đợi đến 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cổng.

Sài Gòn từ Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor. Thuyết này được Petrus Trương Vĩnh Ký đưa ra dựa theo sự “nghe nói” như sau:

“Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ; Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn . Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận”.

Không biết tại sao mà sau này Louis Malleret và Vương Hồng Sển lại quả quyết thuyết này là “của” Trương Vĩnh Ký , mặc dù ngay sau đoạn này, TVK lại viết tiếp “Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phố. Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó”.

Tương tự, có nhiều thuyết phụ theo nói rằng Sàigòn từ “Cây Gòn” (Kai Gon) hay “Rừng Gòn” (Prey Kor) mà ra. Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.

Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ “rừng gòn” ở vùng Sàigòn, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả nhà bác học Trương Vĩnh Ký . Ngay vào thời của Trương Vĩnh Ký (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó Sàigòn không có phát triển hay thay đổi gì cho lắm. Cay gonNgay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở Sàigòn.

Sài Gòn từ Prei Nokor: Đây là thuyết mà thoạt đầu khó có thể chấp nhận nhứt (về ngữ âm), nhưng hiện nay được coi như là “most likely”.

Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này Trong Tiểu Giáo Trình Địa Lý Nam Kỳ, ông đã công bố 1 danh sách đôi chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokọr

Trước nhất, theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (Saigon) và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế.

Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi Rai Gon Thong (Sài Gòn Thượng) và Rai Gon Hạ (Sài Gòn Hạ).

Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”, Prei hay Brai là rừng, Nokor hay Nagara là thị trấn. Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế như đã nói ở trên.

Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành RAI, thành”Sài”, Nokor bị bỏ “no” thành “kor”, và từ “kor” thành “Gòn”. Từ Prei Nokor …mà thành SàiGòn thì thật là …dễ sợ !

Còn sở dĩ có Saigon viết dính nhau là do các giáo sĩ Tây phương đã bỏ mất dấu và gắn liền nhau khi in. Sau khi chiếm nước ta, để khỏi đọc “sai” ra “sê” theo giọng Pháp nên Saigon được viết với hai dấu chấm trên chữ i.

HỒ ĐÌNH VŨ / 8Saigon
Reply
SƠ LƯỢC VỀ NGUỒN GỐC MỘT SỐ ĐỊA DANH MIỀN NAM
HỒ ĐÌNH VŨ


https://www.ethongluan.org/index.php/doc...-h-dinh-vu

‘…Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình...’


Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.

Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.

1- Tên do địa hình, địa thế

Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:

“Gió đưa gió đẩy,
về rẫy ăn còng,
về bưng ăn cá,
về giồng ăn dưa…”

Giồng

là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng một số loại cây ăn trái. Bởi vậy nên mới có bài hát: “Trên đất giồng mình trồng khoai lang…”

Một con giồng có thể bao gồm một hay nhiều xã. Ở Bến Tre, Giồng Trôm đã trở thành tên của một quận (huyện).

Lại nhắc đến một câu hát khác:

“Ai dzìa Giồng Dứa qua truông
Gió rung bông sậy, bỏ buồn cho em…”

Giồng Dứa ở Mỹ Tho, khoảng từ chỗ qua khỏi ngã ba Trung Lương đến cầu Long Định, ở bên phải quốc lộ 4 là Giồng Dứa. Sở dĩ có tên như thế vì vùng này ở hai bên bờ sông có nhiều cây dứa. (Dứa đây không phải là loại cây có trái mà người miền Nam gọi là thơm, khóm. Đây là loại cây có lá gai dáng như lá thơm nhưng to hơn và dày hơn, màu xanh mướt. Lá này vắt ra một thứ nước màu xanh, có mùi thơm dùng để làm bánh, đặc biệt là bánh da lợn).

Vừa rồi có nhắc đến truông, hồi xưa về Giồng Dứa thì phải qua truông, vậy truông là gì?

Truông

là đường xuyên ngang một khu rừng, lối đi có sẵn nhưng hai bên và phía trên đầu người đi đều có thân cây và cành lá bao phủ. Ở vùng Dĩ An có truông Sim. Ở miền Trung, thời trước có truông nhà Hồ.

“Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

Tại sao lại có câu ca dao này?

Ngày xưa truông nhà Hồ thuộc vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, còn gọi là Hồ Xá Lâm. Nơi đó địa hình trắc trở, thường có đạo tặc ẩn núp để cướp bóc nên ít người dám qua lại.

Phá

là lạch biển, nơi hội ngộ của các con sông trước khi đổ ra biển nên nước xoáy, sóng nhiều thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Phá Tam Giang thuộc tỉnh Thừa Thiên, phía bắc của phá Tam Giang là sông Ô Lâu đổ ra biển, phía nam là sông Hương đổ ra cửa Thuận An.

Bàu

là nơi đất trũng, mùa mưa nước khá sâu nhưng mùa nắng chỉ còn những vũng nước nhỏ hay khô hẳn. Khác với đầm, vì đầm có nước quanh năm. Ở Sài Gòn, qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền chừng 1 km về hướng Hóc Môn, phía bên trái có khu Bàu Cát. Bây giờ đường xá được mở rộng, nhà cửa xây rất đẹp nhưng mùa mưa vẫn thường bị ngập nước. Ở Long Khánh có Bàu Cá, Rạch Giá có Bàu Cò.

Đầm

chỗ trũng có nước quanh năm, mùa mưa nước sâu hơn mùa nắng, thường là chỗ tận cùng của một dòng nước đổ ra sông rạch hoặc chỗ một con sông lở bờ nước tràn ra hai bên nhưng giòng nước vẫn tiếp tục con đường của nó. Ở Cà Mau có Đầm Dơi, Đầm Cùn. Ở quận 11 Sài Gòn có Đầm Sen, bây giờ trở thành một trung tâm giải trí rất lớn.

Bưng

từ gốc Khmer là bâng, chỉ chỗ đất trũng giữa một cánh đồng, mùa nắng không có nước đọng, nhưng mùa mưa thì ngập khá sâu và có các thứ lác, đưng… mọc. Mùa mưa ở bưng thường có nhiều cá đồng.

“…về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa”.

Ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có hai bưng là Bưng Trôm và Bưng Cốc.

Láng

chỗ đất thấp sát bên đường nước chảy nên do nước tràn lên làm ngập nước hoặc ẩm thấp quanh năm. Ở Đức Hòa (giữa Long An và Sài Gòn) có Láng Le, được gọi như vậy vì ở láng này có nhiều chim le le đến kiếm ăn và đẻ. Vùng Khánh Hội (quận 4 Sài Gòn) xưa kia được gọi là Láng Thọ vì có những chỗ ngập do nước sông Sài Gòn tràn lên. Người Pháp phát âm Láng Thọ thành Lăng Tô, một địa danh rất phổ biến thời Pháp thuộc.

Trảng

chỗ trống trải vì không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Ở Tây Ninh có Trảng Bàng, địa danh xuất phát từ một cái trảng xưa kia có nhiều cỏ bàng vì ở vùng ven Đồng Tháp Mười. Ở Biên Hòa có Trảng Bom, Trảng Táo.

Đồng

khoảng đất rất rộng lớn bằng phẳng, có thể gồm toàn ruộng, hoặc vừa ruộng vừa những vùng hoang chưa khai phá. Một vùng trên đường từ Gia Định đi Thủ Đức, qua khỏi ngã tư Bình Hòa, trước kia toàn là ruộng, gọi là Đồng Ông Cộ. Ra khỏi Sài Gòn chừng 10 km trên đường đi Lái Thiêu có Đồng Chó Ngáp, được gọi như thế vì trước kia là vùng đất phèn không thuận tiện cho việc cày cấy, bị bỏ hoang và rất vắng vẻ, trống trải. Ở Củ Chi có Đồng Dù, vì đã từng dược dùng làm nơi tập nhảy dù. Và to, rộng hơn rất nhiều là Đồng Tháp Mười.

Hố

chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi nước lấp xấp. Ở Củ Chi có Hố Bò, vì bò nuôi trong vùng thường đến đó ăn cỏ. Biên Hòa có Hố Nai, là nơi những người Bắc đạo Công Giáo di cư năm 1954 đến lập nghiệp, tạo thành một khu vực sầm uất.


2- Tên bắt nguồn từ tiếng Khmer

Miền Nam, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người Việt và người Khmer sống chung với nhau, văn hóa đã ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người Việt đã Việt hóa một cách tài tình.

Cần Thơ

Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là Prek Rusey (sông tre), không thấy có liên quan gì về ngữ âm, người nghiên cứu chưa thể vội vàng kết luận là Cần Thơ là một địa danh hoàn toàn Việt Nam và vội đi tìm hiểu căn cứ ở các nghĩa có thể hiểu được của hai chữ Hán Việt “cần” và “thơ”. Cần Thơ không phải là từ Hán Việt và không có nghĩa. Nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hóa, người nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ Khmer “kìntho”, là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá “lò tho”. Từ quan điểm vững chắc rằng “lò tho” là một danh từ được tạo thành bằng cách Việt hóa tiếng Khmer “kìntho”, người nghiên cứu có thể sưu tầm các tài liệu về lịch sử dân tộc, về sinh hoạt của người Khmer xa xưa trong địa phương này, rồi đi đến kết luận là địa danh Cần Thơ xuất phát từ danh từ Khmer “kìntho”.

Mỹ Tho

Trường hợp Mỹ Tho cũng tương tự. Sự kết hợp hai thành tố có ngữ âm hoàn toàn Việt Nam, “mỹ” và “tho”, không tạo nên một ý nghĩa nào theo cách hiểu trong tiếng Việt. Những tài liệu thích ứng về lịch sử và sinh hoạt của người Khmer trong vùng thời xa xưa đã xác định địa phương này có lúc đã được gọi là “Srock Mỳ Xó” (xứ nàng trắng). Mình gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ Srock,chỉ còn giữ lại Mỳ Xó thôi.

Sóc Trăng

Theo cố học giả Vương Hồng Sển, đúng ra phải gọi là Sốc Trăng. Sốc Trăng xuất phát từ tiếng Khmer “Srock Khléang”. Srock có nghĩa là xứ, cõi. Khléang là kho chứa vàng bạc của vua. Srock Khléang là xứ có kho vàng bạc nhà vua. Trước kia người Việt viết là Sốc Kha Lăng, sau nữa biến thành Sốc Trăng. Tên Sốc Trăng đã có những lần bị biến đổi hoàn toàn. Thời Minh Mạng, đã đổi lại là Nguyệt Giang tỉnh, có nghĩa là sông trăng (sốc thành sông, tiếng Hán Việt là giang; trăng là nguyệt). Đến thời ông Diệm, lại gọi là tỉnh Ba Xuyên, châu thành Khánh Hưng. Bây giờ trở lại là Sóc Trăng.

Bãi Xàu

Bãi Xàu là tên một quận thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây là một quận ven biển nên có một số người vội quyết đoán, cho rằng đây là một trường hợp sai chính tả, phải gọi là Bãi Sau mới đúng. Thật ra, tuy là một vùng bờ biển nhưng Bãi Xàu không có nghĩa là bãi nào cả. Nó xuất phát từ tiếng Khmer “bai xao” có nghĩa là cơm sống. Theo truyền thuyết của dân địa phương, có địa danh này là vì nơi đây ngày trước, một lực lượng quân Khmer chống lại nhà Nguyễn đã phải ăn cơm chưa chín để chạy khi bị truy đuổi.

Kế Sách

Kế Sách cũng là một quận của Sóc Trăng. Kế Sách nằm ở gần cửa Ba Thắc (một cửa của sông Cửu Long), phần lớn đất đai là cát do phù sa sông Hậu, rất thích hợp cho việc trồng dừa và mía. Cát tiếng Khmer là K’sach, như vậy Kế Sách là sự Việt hóa tiếng Khmer “k’sach”.

Một số địa danh khác:

Cái Răng (thuộc Cần Thơ) là sự Việt hóa của “k’ran”, tức cà ràn, là một loại bếp lò nấu bằng củi, có thể trước kia đây là vùng sản xuất hoặc bán cà ràn.

Trà Vinh xuất phát từ “prha trapenh” có nghĩa là ao linh thiêng.

Sông Trà Cuông ở Sóc Trăng do tiếng Khmer “Prek Trakum”, là sông rau muống (trakum là rau muống).

Sa Đéc xuất phát từ “Phsar Dek”, phsar là chợ, dek là sắt.

Tha La, một địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh (Tha La xóm đạo), do tiếng Khmer “srala”, là nhà nghỉ ngơi, tu dưỡng của tu sĩ Phật giáo.

Cà Mau là sự Việt hóa của tiếng Khmer “Tưck Khmau”, có nghĩa là nước đen.

3-  Địa danh do công dụng của một địa điểm hay do một khu vực sinh sống làm ăn.

Đây là trường hợp phổ biến nhất trong các địa danh. Theo thói quen, khi muốn hướng dẫn hay diễn tả một nơi chốn nào đó mà thuở ban đầu chưa có tên gọi,người ta thường hay mượn một điểm nào khá phổ biến của nơi đó, như cái chợ cái cầu và thêm vào một vào đặc tính nữa của cái chợ cái cầu đó; lâu ngày rồi thành tên, có khi bao trùm cả một vùng rộng lớn hơn vị trí ban đầu.

Chợ

Phổ biến nhất của các địa danh về chợ là chợ cũ, chợ mới, xuất hiện ở rất nhiều nơi. Sài Gòn có một khu Chợ Cũ ở đường Hàm Nghi đã trở thành một địa danh quen thuộc. Chợ Mới cũng trở thành tên của một quận trong tỉnh An Giang. Kế bên Sài Gòn là Chợ Lớn, xa hơn chút nữa là Chợ Nhỏ ở Thủ Đức. Địa danh về chợ còn được phân biệt như sau:

– Theo loại hàng được bán nhiều nhất ở chợ đó từ lúc mới có chợ, như: Chợ Gạo ở Mỹ Tho, Chợ Búng (đáng lý là Bún) ở Lái Thiêu, Chợ Đệm ở Long An, Chợ Đũi ở Sài Gòn.
– Theo tên người sáng lập chợ hay chủ chợ (độc quyền thu thuế chợ), như: chợ Bà Chiểu, chợ Bà Hom, chợ Bà Quẹo, chợ Bà Rịa.
– Theo vị trí của chợ, như: chợ Giữa ở Mỹ Tho, chợ Cầu (vì gần một cây cầu sắt) ở Gò Vấp, chợ Cầu Ông Lãnh ở Sài Gòn.

Xóm

là một từ để phân biệt một khu vực trong làng hay một địa phương lớn hơn, về mục tiêu sản xuất, thương mại hay chỉ đơn thuần về vị trí.

Đơn thuần về vị trí, trong một làng chẳng hạn, có Xóm Trên, Xóm Dưới, Xóm Trong, Xóm Ngoài, Xóm Chùa, Xóm Đình…

Về các mục tiêu sản xuất và thương mại, ngày nay cách phân biệt các xóm chỉ còn ở nông thôn mà không còn phổ biến ở thành thị.

Những địa danh còn sót lại về xóm ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn: vùng phụ cận chợ Bà Chiểu có Xóm Giá, Xóm Gà. Gò Vấp có Xóm Thơm. Quận 4 có Xóm Chiếu. Chợ Lớn có Xóm Than, Xóm Củi, Xóm Vôi, Xóm Trĩ (Trĩ là những nhánh cây hay thân cây suôn sẻ to cỡ bằng ngón chân cái, dài chừng 2 mét, dùng để làm rào, làm lưới hay làm bủa để nuôi tằm).

Thủ

là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo các đường sông, vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay hãy còn thông dụng, như: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An), Thủ Dầu Một (Bình Dương). Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa có lẽ là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và đã giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với nơi làm việc của họ. Còn Thủ Dầu Một thì ở thủ đó ngày xưa có một cây dầu mọc lẻ loi.

Bến

ban đầu là chỗ có đủ điều kiện thuận tiện cho thuyền ghe ghé vào bờ hoặc đậu lại do yêu cầu chuyên chở, lên xuống hàng. Sau này nghĩa rộng ra cho cả xe đò,xe hàng, xe lam…

Cũng như chợ, bến thường được phân biệt và đặt tên theo các loại hàng được cất lên nhiều nhất. Một số tên bến đặt theo cách này đã trở thành tên riêng của một số địa phương, như: Bến Cỏ, Bến Súc, Bến Củi ở Bình Dương. Bến Đá ở Thủ Đức, Bến Gỗ ở Biên Hòa.

Ngoài ra bến cũng còn có thể được đặt tên theo một đặc điểm nào ở đó, như một loại cây, cỏ nào mọc nhiều ở đó, và cũng trở thành tên của một địa phương, như:

Bến Tranh ở Mỹ Tho, Bến Lức ở Long An (đáng lý là lứt, là một loại cây nhỏ lá nhỏ, rễ dùng làm thuốc, đông y gọi là sài hồ).

4- Một số trường hợp khác

Có một số địa danh được hình thành do vị trí liên hệ đến giao thông, như ngã năm, ngã bảy, cầu, rạch… thêm vào đặc điểm của vị trí đó, hoặc tên riêng của một nhân vật có tiếng ở tại vị trí đó. Ở Sài Gòn có rất nhiều địa danh được hình thành theo cách này: Ngã Tư Bảy Hiền, Ngã Năm Chuồng Chó, Ngã Ba Ông Tạ… Ở Trà Vinh có Cầu Ngang đã trở thành tên của một quận. Trường hợp hình thành của địa danh Nhà Bè khá đặc biệt, đó là vị trí ngã ba sông, nơi gặp nhau của 2 con sông Đồng Nai và Bến Nghé trước khi nhập lại thành sông Lòng Tảo. Lúc ròng, nước của hai con sông đổ ra rất mạnh thuyền bè không thể đi được, phải đậu lại đợi con nước lớn để nương theo sức nước mà về theo hai hướng Gia Định hoặc Đồng Nai.

“Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.”

Tương truyền có ông Thủ Huồng là một viên chức cai quản “thủ” ở vùng đó, tham nhũng nổi tiếng. Có lần nằm mơ thấy cảnh mình chết bị xuống âm phủ phải đền trả những tội lỗi khi còn sống. Sau đó ông từ chức và bắt đầu làm phúc bố thí rất nhiều; một trong những việc làm phúc của ông là làm một cái bè lớn ở giữa sông trên đó làm nhà, để sẵn những lu nước và củi lửa. Những ghe thuyền đợi nước lớn có thể cặp đó lên bè để nấu cơm và nghỉ ngơi. Địa danh Nhà Bè bắt nguồn từ đó.


Kết

Miền Nam là đất mới đối với người Việt Nam, những địa danh chỉ mới được hình thành trong vài thế kỷ trở lại đây nên những nhà nghiên cứu còn có thể truy nguyên ra nguồn gốc và ghi chép lại để lưu truyền. Cho đến nay thì rất nhiều địa danh chỉ còn lại cái tên mà ý nghĩa hoặc dấu vết nguyên thủy đã biến mất theo thời gian. Thí dụ, Chợ Quán ở đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn, bây giờ chỉ biết có khu Chợ Quán, nhà thờ Chợ Quán, nhà thương Chợ Quán… chứ còn cái chợ có cái quán đố ai mà tìm cho ra được. Hoặc Chợ Đũi (có một số người tưởng lầm là Chợ Đuổi vì người buôn bán hay bị nhân viên công lực rượt đuổi) ban đầu chuyên bán đũi, là một thứ hàng dày dệt bằng tơ lớn sợi, bây giờ mặt hàng đó đã biến mất nhưng địa danh thì vẫn còn. Ngoài ra, đất Sài Gòn xưa sông rạch nhiều nên có nhiều cầu, sau này thành phố được xây dựng một số sông rạch bị lấp đi, cầu biến mất, nhưng người dân vẫn còn dùng tên cây cầu cũ ở nơi đó để gọi khu đó, như khu Cầu Muối. Và cũng có một số địa danh do phát âm sai nên ý nghĩa ban đầu đã bị biến đổi nhưng người ta đã quen với cái tên được phát âm sai đó nên khi ghi chép lại, vẫn giữ cái tên đã được đa số chấp nhận, như Bến Lức, chợ Búng (Lứt là tên đúng lúc ban đầu, vì nơi đó có nhiều cây lứt; còn chợ Búng nguyên thủy chỉ bán mặt hàng bún, sau này bán đủ mặt hàng và cái tên được viết khác đi).

Hồ Đình Vũ

[Image: 14222099_213879629026512_719637313895859...e=62A38518]

Hồ Đình Vũ from Facebook

Lives in Saigon, Vietnam
From Saigon, Vietnam
Single 
Joined Facebook May 2016
Reply
Reply
45 yo. Male. Giant Tartar | SCALING | Dentist | Dokter Gigi Tri Putra




https://www.youtube.com/watch?v=TElQP66G9CI



Coi clean răng, xong coi nặn mụn .  Bỏ bữa cơm tối luôn .

Dr. Lee Removes A Massive 55 Year Old Blackhead! | Dr. Pimple Popper




https://www.youtube.com/watch?v=fLzF0PTrwE4



Phải vào YouTube mới xem đươc link dưới đây: 

Dr Lee Squeezes A Cyst Through A Dilated Pore | Dr. Pimple Popper: This Is Zit

https://www.youtube.com/watch?v=SI0oKrXqoDA
Reply
(Quora) Is it wrong to not attend your ex-partner’s (children’s father) funeral? I have no respect for him. He was a liar, cheat and a thief and honestly I think it would ruin my reputation to stand there like a hypocrite pretending to have respect for him.

Answered by  Carrie:

If your children need or want you there, you go and act like a reasonable adult.

You’re a parent - it’s not always about you.

I haven’t seen my ex-husband in 9 years - since our son graduated from high school. He’s an alcoholic who never took responsibility for a single thing in his life. I have nothing in common with him except that we have a son.

And yet, if my adult son wanted me there to hold his hand at his father’s funeral, I would fly across the country to be there.

Because it’s not about me.
Reply
A rare smile captured in a 19th century photograph.
O-o-dee,Kiowa girl,1894.
[Image: main-qimg-c2d0225a2e23e4d0bf42abe94f9ea449-lq]
Photo by George W.Bretz
Reply
LTP được bạn cho một rổ cà chua xanh của Mễ, gọi là tomatillo .  Tuy tomatillo còn xanh, nhưng ăn không bị độc .  


[Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...7fe0b2.jpg]

Tomatillo Salsa Verde

https://www.simplyrecipes.com/recipes/to...lsa_verde/

Got tomatillos? Grab your favorite tortilla chips for dipping in the best homemade salsa verde recipe ever. We have three methods for making this Mexican green salsa with roasted tomatillos, chile peppers, lime juice, cilantro, and onion.



[Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...af9898.jpg]

Growing up we always had a choice of two kinds of salsa—a red tomato salsa which we made from scratch, and a salsa verde, or green salsa, which we got from a bottle (Victoria brand).


As a kid I always thought that green salsa was made from green tomatoes, but actually it is made with a distant relative of the tomato from Mexico, the naturally tart tomatillo (pronounced "toe-mah-TEE-yo"). A tomatillo looks like a little green tomato covered with a husk. It's not in the same genus as tomatoes, though both are in the nightshade family (along with eggplants and peppers).

Salsa verde is really easy to make from scratch, all you need are tomatillos, onion, jalapeño, lime, and cilantro.



To make the salsa verde, you will need to cook the tomatillos, which you can do by either boiling them, broiling them in the oven, or pan roasting them. All three approaches are quick and easy, though with broiling or pan roasting, you get added flavor from the searing of the tomatillos.


Then it's a quick spin in the blender with the other ingredients, easy!

Ingredients
  • 1 1/2 pounds tomatillos

  • 1/2 cup chopped white onion

  • 2 cloves (or more) garlic, optional

  • 1/2 cup chopped cilantro leaves and stems

  • 1 tablespoon fresh lime juice

  • 2 jalapeño or serrano peppers , stemmed, seeded and chopped (you can use whole for more heat if you want)

  • Salt to taste



Method

Oven Roasting Method

  1. Preheat the broiler:
    Set the rack about 6 inches from the heating element.

  2. Prep the tomatillos:
    Remove the papery husks from the tomatillos and rinse well. Cut the tomatillos in half and place cut side down on a foil-lined baking sheet.
    Add a few garlic cloves in their skin (if using). Place under a broiler for about 5-7 minutes to lightly blacken the skins of the tomatillos.

[Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...6ca983.jpg]
[Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...7ac740.jpg]
  1. Combine the cooked tomatillos and seasonings, then pulse in a blender:
    Place the cooked tomatillos, lime juice, onions, garlic (if using), cilantro, chili peppers in a blender or food processor and pulse until all ingredients are finely chopped and mixed.
    [Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...76095b.jpg]
    [Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...bcfabf.jpg]

  2. Season and serve:
    Season with salt to taste.
    Cool, then refrigerate. Serve with chips or as a salsa accompaniment to Mexican dishes.

Pan Roasting Method

  1. Blister the tomatillos:
    Coat the bottom of a skillet with a little vegetable oil. Heat on high heat. Place the tomatillos in the pan and sear on one side, then flip over and brown on the other side. Remove from heat.

  2. Combine the cooked tomatillos and seasonings, then pulse in a blender:
    Place the cooked tomatillos, lime juice, onions, garlic (if using), cilantro, chili peppers in a blender or food processor and pulse until all ingredients are finely chopped and mixed.
    [Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...bcfabf.jpg]
    Season with salt to taste.
    Cool, then refrigerate. Serve with chips or as a salsa accompaniment to Mexican dishes.

Boiling Method

  1. Simmer the tomatillos in a pan:
    Place tomatillos in a saucepan, cover with water. Bring to a boil and simmer for 5 minutes. Remove tomatillos with a slotted spoon.

  2. Combine the cooked tomatillos and seasonings, then pulse in a blender:
    Place the cooked tomatillos, lime juice, onions, garlic (if using), cilantro, chili peppers in a blender or food processor and pulse until all ingredients are finely chopped and mixed.
    [Image: __opt__aboutcom__coeus__resources__conte...bcfabf.jpg]


Season with salt to taste.

Cool, then refrigerate. Serve with chips or as a salsa accompaniment to Mexican dishes.
Reply
The TRUTH about Apple Cider Vinegar & Kombucha, Is It Healthy?


Reply
Epic Irish dancing wedding couple


Reply
Humble elephant with a tumor in his leg gets treated by a Minister in charge of Wildlife


Reply
[Image: dancing.jpg]
Reply
[News] TT Biden tuyên bố: "Quân đội Mỹ sẽ can thiệp nếu Tàu Cộng xâm lăng Đài Loan."  Thumbs-up4 Thumbs-up4 Thumbs-up4
----------
Câu hỏi: Nếu Tàu Cộng đem quân đánh Đài Loan, vì yêu hòa bình, Đài Loan có nên đầu hàng ngay lập tức để người dân không đổ máu?

(Một câu hỏi thật lạ lùng.  Becuoi. Người hỏi đáng bị Kick3)
Reply
(2022-05-23, 07:49 AM)LeThanhPhong Wrote: [News] TT Biden tuyên bố: "Quân đội Mỹ sẽ can thiệp nếu Tàu Cộng xâm lăng Đài Loan."  Thumbs-up4 Thumbs-up4 Thumbs-up4
----------
Câu hỏi: Nếu Tàu Cộng đem quân đánh Đài Loan, vì yêu hòa bình, Đài Loan có nên đầu hàng ngay lập tức để người dân không đổ máu?

(Một câu hỏi thật lạ lùng.  Becuoi. Người hỏi đáng bị Kick3)



tại thằng Mỹ xúi nó đi theo Mỹ hưởng "độc lập , tự do, hạnh phúc"  ... nên tui đánh nó 

tánh tui thích làm đại ca ... rồi sao ???

thiệt tình ... 

bạn LTP có thấy cái khuynh hướng tâm lý chưa ...



ps: theo tui nghĩ , Trung Quốc sẽ chưa làm gì Đài Loan và các xung động khác cho tới khi Nga và liên minh tây âu + Mỹ mệt mỏi vì cuộc chiến đang xảy ra ... rồi tuỳ theo bên nào chiến thắng hoặc mạnh lên mà Trung Quốc có sách lược tuỳ theo .... giờ thì Trung Quốc âm thầm tấn công Mỹ toàn diện , lừa đảo các nước  , gài thế lực vào những chổ trọng điểm .... binh pháp Tôn Tử không chỉ có chỉ cách đánh trực diện .... cái bậy là Trung Quốc mà làm bá chủ , #1 , .... thì nhân loại bước vào thời kỳ đen tối .... thành trụ hoại diệt là đây ... có thể chưa diệt , nhưng hoại thì chắc 

thế giới hiện tại có thể gọi là thế chân vạc Nga, Trung Quốc, Mỹ (+tây âu) .. .một khi một trong ba chân yếu đi thì trật tự sẽ phải thay đổi ... có thể Nga sẽ yếu hẳn đi và thế giới sẽ có hai cực đối đầu nhau

có thể Trung Quốc xúi Nga ... anh đánh Ukraine  , tui đánh Đài Loan ... Nga bức xúc NATO lâu rồi nên chơi  liền ... ai dè anh Trung Quốc hiểm , đợi anh Nga xăn tay áo lên rồi đổ thừa này kia không chừng ... giờ đang rung đùi xỉa răng , uống trà
Reply