Linh Tinh - LTP
Nghe phát ớn hé? Khi người ta không còn yêu nữa thì cái gì cũng dám làm!

Reply
(2022-10-05, 04:22 PM)Ech Wrote: Nghe phát ớn hé? Khi người ta không còn yêu nữa thì cái gì cũng dám làm!

Lúc đó, căn nhà trở thành địa ngục.  Kinh khủng thật!
Reply
Pasha and Aliona SURPRISE The Judges With an Unexpected Performance - America's Got Talent 2021


Reply
(2022-10-12, 11:15 AM)TTTT Wrote: Chào anh LTP, lâu rồi Lan không dám vô nói chuyện với anh, không biết anh có còn nhớ TTTT là ai không héng? (j/k) Lol  Hello
Hy vọng anh vẫn luôn vui vẽ và bình an khi anh không bị Lan làm phiền từ bấy lâu nay. Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c ...Hôm nay đi dạo tùm lum, thì thấy cái post này của anh nên chợt muốn ghẹo anh một chút xíu nè  Grinning-face-with-smiling-eyes4
Anh nói anh chích hai mũi chủng ngừa trong một ngày luôn và chích cho cả hai bên tay của anh nữa, vậy sau khi chích hai loại thuốc đó có "wính lộn" với nhau và làm cho anh khó chịu không vậy? Chắc là không đâu héng vì anh nói là anh còn đi tập gym nữa mà. Anh Phong thiệt là ngầu ghê! 👍🏻👍🏻🌹
Sống càng lâu thì càng có nhiều thời gian để giải nghiệp mà anh Phong. ba8 Nên đừng sợ khi được thọ tới 100+ tuổi. Nhưng theo như Lan nhận xét thì anh chắc chắn là người có tuổi thọ rất cao đó vì anh sống và ăn uống rất healthy, lại luôn tìm hiểu, học hỏi những điều hay trong  Phật Học nữa đó.
Lan không dám nói tào lao trong thread của em Tea bên kia nên mới bưng về thread linh tinh của anh, anh không thích thì "ra dấu" = cái Like cho Lan 1 cái, không cần nói gì hết, Lan sẽ xóa post này ngay sau khi nhận thấy "tín hiệu" của anh. ba8  Tulip4  Hello

Lan mến,

Cám ơn Lan đã hỏi thăm. Lúc mới chích không đau chút nào nên LTP mới tập thể dục được.

Sau đó, mũi chích flu hơi đau chút xíu,  nhưng có lẽ nhờ vận động tay chân, máu huyết lưu thông, thuốc chich tan nhanh chóng nên LTP không cảm thấy gì nữa.

Riêng mũi chích Covid thì tối đến hơi bị phản ứng, nhưng sáng ra, LTP tỉnh queo, coi như bình thường.

Sống lâu thường rất cô đơn đó Lan vì thân nhân bạn bè không biết có sống theo mình được không.  Nếu biết chấp nhận bản chất của cuộc sống là cô đơn ngay bây giờ, có lẽ sau này sẽ hạnh phúc hơn.

Thấy Lan nói sức khỏe của Lan bây giờ tốt hơn xưa, LTP chúc mừng Lan nhé.

Mến,
LTP
Reply
(2022-10-12, 02:26 PM)TTTT Wrote: Cảm ơn anh LTP đã quote post của Lan và không cho like trong post đó. Tulip4 ....Hihihi...Anh LTP dễ thương thì thôi luôn!  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
Lan chỉ muốn nói đùa cho lòng mình thư giản chút thôi, nếu có quá đáng thì Lan xin lổi anh nha....Yes, Lan giờ khỏe hơn lúc trước nhiều lắm anh, làm việc cũng nhanh nhẹn hơn...Lan vẫn còn đeo mask mỗi khi ra ngoài hay khi làm việc ở công sở, thêm Lan rất tin tưởng với thuốc chích ngừa covid nên không bỏ qua mũi nào hết.....trong chổ Lan làm cũng có vài người bị bà covid hỏi thăm, dù họ cũng đã có chích ngừa tới 3 mũi nhưng Lan bị bả chê nên vẫn chưa hề biết hương vị của bả ra sao tới giờ luôn nè! k/d! 😜 Becuoi
Xem ra sức khỏe của anh Phong rất bền bỉ, khi Lan hỏi anh câu sau khi chích thì hai mũi thuốc đó có làm anh mệt hay khó chịu không vì Lan nhớ lúc Lan chích ngừa xong lần nào chúng cũng làm cho Lan cảm thấy lừ đừ và đau nhức chổ chích hết đó. Lúc đó tụi nhỏ tha hồ order đồ ăn nhà hàng mà không sợ Lan ngăn cản hay rầy rà chúng. Becuoi
Anyway, nếu mình sống lâu mà sức khỏe vẫn bền bỉ thì có cô đơn cũng không hề gì. Chỉ sợ là ông trời bắt mình sống mà không bằng chết thôi hà anh Phong. Lan đã từng có người thân sống mà không khác gì chết (coma) thấy tội lắm nên sợ vụ đó lắm!

Tội nghiệp quá. Vướng phải căn bệnh gì cũng khổ.


LTP cũng vẫn đeo mask như Lan vậy. Có lẽ nhờ chích ngừa và đeo mask, LTP may mắn chưa bị Cô Vì hỏi thăm.  Thẻ chích ngừa Cô vì của LTP cho biết đã chích 5 mũi. Hi hi hi.

Nghe nói khi chích bị đau, Lan có thể uống thuốc đau nhức như Tylenol . Vụ này, Lan hỏi cháu gái cho chắc ăn.

Mến,
LTP
Reply
Làm Dâu

Nàng về làm dâu khi mẹ chồng lưng vẫn còn thẳng, và hình ảnh quen thuộc mỗi chiều cuối tuần khi anh ả tha nhau về đến đầu ngõ là gặp bà tay xách làn, loẹt quoẹt dép lê đi chợ mua cái ăn khi biết con về. Thường ở nhà thì ăn qua ăn quéo, nhưng các con về thì hẳn phải tươm tất hơn mâm cơm mọi bận.

Ngày cưới, khi mọi người về hết. Mẹ chồng tần ngần tháo cái kim băng cài trong túi cái áo vải phin hoa cộc sát nách hay mặc lót trong cùng lấy ra xấp tiền đưa cho con dâu với vẻ mặt buồn buồn ( mà bà hay bảo là không thể tươi lên được mỗi khi lo nghĩ ):

- Mẹ không có nhiều, các con lấy nhau còn thiếu thốn, mẹ để giành được hai triệu đây, mẹ cho các con...

Nàng khi ấy vẫn còn hồn nhiên lắm. Hồn nhiên nhìn căn nhà cửa gỗ ba cánh thấp tè khi lần đầu về ra mắt. Hồn nhiên rút rơm đun nấu trong góc bếp tối om, vừa nấu vừa ngó nghiêng trêu chọc con mèo nằm cuộn tròn bên cạnh bếp bằng cách quệt cái đít nồi đen xì lọ nghẹ bôi lông mày cho nó. Hồn nhiên đi vệ sinh ở cái cầu tiêu đi xong lấy tro bếp đổ lên, ủn mọi thứ xuống cái lỗ bằng cái chổi cùn và ở đầu lối đi vào là cái nồi chân đựng nước giải đặc quánh, mỗi lần đi ra là nàng ôm miệng, ràn rụa nước mắt vì nôn ọe...Khi ấy nhà bố mẹ nàng ở phố là nhà 3 tầng, công trình phụ khép kín, lát gạch men trắng, thơm mùi camay.

Sáu tháng, rồi chín tháng...mỗi lần về quê ai cũng hỏi nàng có tin vui gì chưa. Nàng chỉ cười khì, rồi vứt cái túi, nằm lăn ra giường, gối đầu lên đùi mẹ chồng đang ngồi xoa xoắn hai tay, thậm chí còn lần tay vào áo bà sờ tí. Hè thì không sao, mùa đông tay lạnh là bà chửi :" Bố nhà chị, lớn rồi còn hư", rồi vẫn để yên cho nàng gửi bàn tay nơi bầu ngực ấm, mát sữa một thời nuôi một bầy con.

Đêm đông chui vào nằm giữa, mẹ chồng một bên, bà cô em bố chồng một bên. Co mình trong cái chăn bông nện nặng chịch làm nũng đòi xoa lưng. Tay cô chồng mềm hơn nàng không thích. Tay mẹ chồng thô, ram ráp, xù xì nàng thích hơn, nằm cuộn mình im thin thít nghe hai bà rủ rỉ chuyện đầu làng cuối xóm rồi ngủ tít. Đến lúc nào đấy cựa mình, thấy trống một bên mẹ chồng nằm, hơi ấm vẫn còn và tiếng bà thoảng nhẹ :

- Cô tí dậy cứ để cháu nó ngủ, đừng gọi cháu nhé. Nó ở ngoài đấy ngủ dậy muộn quen nết rồi...

Lúc ấy hé mắt nhìn ra cửa sổ trời vẫn còn tối lắm. Chỉ lát sau thôi là thấy ánh lửa bập bùng dưới bếp, mùi thơm của cơm sôi theo gió vào nhà.

Mấy năm sau khi lưng bà không còn thẳng nữa, cứ tự nhiên đi cúi rạp cả người và bắt đầu nhăn nhó vì đau lưng thì nàng mới có baby. Mẹ chồng ra ở cùng để nhà có thêm tiếng, thêm người. Mà phải năn nỉ ỉ ôi mãi bà mới ra vì như bà nói bà không còn khỏe nữa, không giúp được con cháu, lại phiền thêm. Cái lưng còng khiến bà đi lại khó khăn, nên chỉ hầu như ngồi một chỗ ôm cho cháu ngủ. Có bận nàng cuồng chân, lấy cớ mua bỉm cho con chạy biến đi chơi mấy tiếng. Về đến nhà bà gắt :

- Sao mẹ cháu đi lâu thế! Bà mót tiểu cứng cả bụng mà không dám đặt cháu xuống vì sợ nó khóc đây này...

Lát sau nàng bật ti vi cho bà xem. Đến đoạn có nhân vật bị giang hồ xử. Bà quay sang hỏi:

- Con ơi, bà hỏi chứ thế cái nhà chú kia chết thật hả con?

- Vâng, chết thật bà ạ!

Khi thấy bà sụt sịt thì nàng mới phá lên cười :

- Là diễn đấy bà ạ! Chứ chết thật thì ai dám đi đóng phim cho bà xem...

Thế là bà mới giãn nét mặt ra, nhưng mắt thì vẫn đỏ hoe. Rồi sau đấy khi nào nàng bận không xem cùng được thì lát sau gặp bà tường thuật lại cho nàng :

- Cái nhà bác đấy lấy cái nhà cô kia rồi. Còn ông kia thì bỏ đi rồi...Bà kia đi theo cái nhà anh gì rồi con ạ...

Cứ nhà anh gì, cô kia, chú nọ mà bà kể cho nàng nghe một cách hào hứng,mặc nàng rinh rích cười...

Hai đứa con nàng trứng gà, trứng vịt tòi ra. Vẫn cái lưng còng rạp xuống, thức ăn đã phải xé nhỏ, rau đã phải luộc mềm hơn, ban ngày bà ngồi ôm cu bé cho cháu ngủ, đêm bà nằm, mỗi lúc trở mình thấy sít miệng khẽ kêu rên vì đau. Bà tự nói bệnh đau lưng của bà đến Chủ tịch nước nếu mắc phải cũng không chữa được. Thuốc con mua uống thì cứ uống thôi. Đến đau mà cũng phải nén lại, không dám than với con vì sợ các con lo lắng, "chúng nó nhiều việc phức tạp phải lo lắm", ấy là bà nói với bà giúp việc mà nàng tình cờ nghe lỏm được...

Các cháu lớn dần. Căn nhà thấp tè ở quê đã được xây hai tầng, nhà tắm, nhà vệ sinh khép kín. Mẹ chồng mỗi ngày mỗi yếu. Bà không đi ra khỏi cái giường được nữa. Chỉ ngồi rồi lại nằm trên đấy. Nhưng nàng về vẫn câu hỏi bao năm quen thuộc:

- Mẹ cháu về đấy à? Con có khỏe không? ...Sao con ăn ít thế...?

Rồi bà không ngồi dậy được nữa. Cháo phải đút từng thìa. Mùi nước lá thơm là mùi thường trực trong căn phòng của bà. Mỗi cuối tuần nàng tắm, gội, cắt móng tay, móng chân cho bà và thần người ra nghĩ...

Các con về quê mỗi ngày một dầy hơn. Cuối tuần nào cũng đông đủ các anh chị em...Có một cuối tuần giữa đông mà nắng bỗng bừng lên rất đẹp. Tắm gội cho bà xong. Đang cắt móng tay cho bà, vừa cắt vừa thủ thỉ thì thấy từ đôi mắt nhắm nghiền của bà hai dòng nước mắt chảy xuống má...

Tiếng kinh Phật trong chiều đông hanh hao nắng như đặc quánh lại trong căn phòng...

Qua đêm ấy bình yên. Sáng hôm sau mây trắng về trời....

—Sưu tầm
Reply
The Kiss of Life

Randall Champion accidentally touched a high-voltage line, electrifying himself and stopping his heart. A fellow linemen J.D. Thompson performed mouth-to-mouth CPR until paramedics arrived. Champion survived. This famous photo is known as "The Kiss of Life." (1967).
📸 by Rocco Morabito.

[Image: main-qimg-1859c4398d7772db9a0baace45da924c-lq]
Reply
How to make friends

The best vitamin for making friends is B1.

B1 as in ‘Be One’. Life is an echo. What you send out, comes back.
Reply
[Quora] My aggressively Buddhist neighbor set out a Buddha statue in his front yard, and my kids see it every day. If I put a cross necklace around the statue's neck without damaging it, can I be held liable?

Answered by Joan Vredik Broadley:


“Aggressively Buddhist” isn’t a phrase you hear every day. I was envisioning a neighbour who is out chanting on his sidewalk, shaking his beads at every passerby. But no, your “aggressive” neighbour has a Buddha statue in his front yard! OMG! The horror of it! Do you even know for sure that your neighbour is a Buddhist? My daughter has a Buddha statue beside her fireplace and she’s not a Buddhist.


[Image: Temple+Buddha+Statue.jpg]
Reply
Thần Chết Và Người Thợ Rèn

https://nguoiphuongnam52.blogspot.com/20...n.html?m=1

– Ông có phải là thợ rèn không?

Một giọng nói bất ngờ vang lên sau lưng, làm cho Vasiliy giật mình. Ông cũng không nghe thấy có người mở cửa và đi vào trong.

– Bà đã bao giờ thử gõ cửa chưa? Ông trả lời thô, vừa trách mình vừa trách người khách quá nhanh nhẹn.

– Gõ cửa à? … Chưa thử, – giọng nói đáp lại.

Vasiliy lấy khăn trên bàn, lau tay và từ từ quay lại, lúc đó đang nghĩ trong đầu sẽ trách mắng khách lạ như thế nào. Nhưng rồi mọi lời nói còn nguyên trong đầu vì trước mặt không phải là một vị khách bình thường.

– Ông có thể uốn lại cái lưỡi hái của tôi không? – giọng nói nữ khàn hỏi.

– Vậy là hết? Kết thúc? – thợ rèn thở dài và vứt khăn lau tay đi.

– Chưa hết, nhưng tệ hơn trước rất nhiều – Thần Chết đáp.

– Hợp lý – Vasiliy đồng ý – không thể tranh cãi được. Giờ tôi phải làm gì?

– Uốn lại cái lưỡi hái – Thần Chết kiên trì nhắc lại.

– Và sau đó?

– Sau đó mài lại nếu được.

Vasiliy nhìn chiếc lưỡi hái. Đúng vậy, trên lưỡi có mấy vết sứt mẻ, và hình dạng cũng như sóng rồi.

– Tôi hiểu rồi – ông gật đầu – còn tôi phải làm gì? Cầu nguyện hay đóng gói đồ đạc? Lần đầu, nên còn bỡ ngỡ…

– À… Ý ông là vậy – Thần Chết lắc đầu và mỉm cười – tôi đến đây không phải vì ông. Tôi chỉ cần sửa lại cái lưỡi hái. Ông làm được không?

– Vậy là tôi chưa chết? – thợ rèn hỏi, tay thì tự sờ lại người.

– Ông biết rõ hơn. Ông cảm thấy thế nào?

– Có lẽ là bình thường.

– Có buồn nôn, chóng mặt, đau đầu không?

– Không – thợ rèn không tự tin trả lời, đồng thời lắng nghe cơ thể mình.

– Vậy thì ông không có gì phải lo – Thần Chết trả lời và đưa liềm cho ông.

Vasiliy cầm nó bằng tay cứng đơ và bắt đầu xem kỹ hơn. Công việc này chỉ cần nửa tiếng, nhưng vì biết ai sẽ đứng sau lưng chờ, nên có lẽ phải mất ít nhất vài tiếng.

Thợ rèn từ từ bước đến cái đe và cầm lấy cây búa.

– Bà có thể ngồi xuống. Chẳng nhẽ cứ đứng mãi?! – Vasiliy đề nghị với giọng dễ chịu và mến khách.

Thần Chết gật đầu và ngồi lên ghế, dựa lưng vào tường.

Công việc đã gần xong rồi. Ông uốn cho lưỡi thẳng rồi, cầm đá mài và nhìn vị khách.

– Xin lỗi vì sự thẳng thắn, tôi không thể tin là tay tôi cầm thứ đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng! Không có vũ khí nào trên thế giới có thể so sánh với nó. Thực sự không thể tin nổi.

Tôi đâu cần làm điều đó, con người tự làm việc đó rất tốt mà? Con người tự giết lẫn nhau. Con người! Con người có thể giết vì những tờ giấy, vì phẫn nộ và căm thù, thậm chí con người có thể giết chỉ để giải trí. Còn khi con người thấy chưa đủ, họ bắt đầu chiến tranh và giết nhau hàng trăm, hàng nghìn. Con người thích. Con người phụ thuộc vào máu của người khác. Và ông biết điều gì tệ nhất không? Con người không thể tự thừa nhận điều đó! Các người thà đổ hết lỗi cho tôi, – vị khách im lặng một lúc – ông có biết trước đây trông tôi thế nào không? Tôi là một cô gái xinh đẹp, tôi đón tiếp các linh hồn với hoa và dẫn họ đến nơi họ thuộc về. Tôi mỉm cười với họ và giúp họ quên đi những gì đã xảy ra với họ. Đã lâu lắm rồi… Hãy nhìn tôi bây giờ!

Vị khách hét lên, đứng dậy và bỏ mũ trùm ra.

Trước mặt Vasiliy là một bà già mặt mũi nhăn nheo. Những sợi tóc bác, môi khô, răng lệch. Nhưng đáng sợ nhất là đôi mắt. Đôi mắt vô hồn nhìn thợ rèn.

– Hãy nhìn xem tôi đã thay đổi thế nào! Ông biết vì sao không? – bà bước về phía Vasiliy.

– Không – ông lắc đầu.

– Tất nhiên là không biết rồi – bà nhếch mép – các người đã biến tôi thành như vậy! Tôi đã chứng kiến người mẹ giết con, anh em giết nhau, tôi chứng kiến một người có thể giết 100, 200, 300 người khác chỉ trong một ngày!.. Tôi đã khóc khi nhìn thấy, tôi la hét vì không hiểu, vì bất lực, vì sợ hãi…

Đôi mắt của Thần Chết bắt đầu lấp lánh.

– Tôi đã thay chiếc váy xinh đẹp sang bộ đen tối này, để không rõ vết máu của những người mà tôi tiễn. Tôi trùm mũ để họ không nhìn thấy tôi khóc. Tôi không tặng hoa cho họ nữa. Con người đã biến tôi thành quái vật. Xong lại đổ hết lỗi cho tôi. Tất nhiên rồi, vì như thế là đơn giản nhất… – bà nhìn chằm chằm ông thợ rèn, – tôi chỉ tiễn, chỉ lối, tôi không giết người… Hãy trả lại liềm của tôi, kẻ ngốc!

Thần Chết giật chiếc liềm, quay đi và bước về phía cửa.

– Tôi có thể hỏi thêm một câu không? – tiếng nói từ sau lưng.

– Ông muốn hỏi là vậy thì vì sao tôi luôn mang chiếc lưỡi hái này đúng không? – vị khách dừng lại trước cửa nhưng không ngoảnh mặt lại.

– Đúng vậy.

– Trên con đường đến thiên đàng… đã từ lâu cỏ mọc um tùm…


Theo Nguyễn Nam Plus (sưu tầm và lược dịch)
Reply
Lời Cuối Cho Cuộc Τìɴʜ, Câu Chuyện Xύc ᵭộng Và Lời Cảɴʜ Tỉnh Cho Các Ьậc Làm Cοɴ

Chuyến xe cuối cùng sắρ ɾời Ьến mà hαi người già tóc Ьạc tɾắng vẫn dùng dằng Ьên nhαu. Giọng Ьà nghẹn ngào : Anh vào tɾong ᵭó nhớ giữ gìn sức khỏe, ᵭừng làm việc cố sức nhé!

Ông Ьuồn Ьã nắm Ьàn tαy chαi sần củα Ьà. Em nhớ ᵭiều tɾị dứt Ьệnh ho, ᵭể lâu ngày ρhổi Ьị hỏng ᵭó. Hành khách ngồi tɾên xe nhìn xuống αi cũng nghĩ “vợ chồng già mà tҺươпg nhαu quá, thật là hiếm có”. Nhưng thật ɾα họ không ρhải là vợ chồng.

30 năm về tɾước Ьà là cô giáo dạy tɾẻ góα Ьụα, một nách hαi con thơ ρhải thuê quán ᵭể Ьán nước nuôi con, còn ông thì Ьị vợ chê nghèo Ьỏ ᵭi theo người khác, ᵭể lại Ьα ᵭứα con lít nhít cách nhαu năm một. Ông thuê cái chòi cạnh quán nước củα Ьà ᵭể sửα xe. Cùng khổ như nhαu nên hôm nào nấu món ngon Ьà nói con gáι lớn ᵭưα quα cho mấy Ьố con, còn nhà Ьà có gì hỏng hóc là ông lại xắn tαy áo lên sửα giùm. Vì quá hận người vợ cũ nên ông không thể mở lòng với Ьất cứ αi, nhưng dần dần lòng tốt củα Ьà, sự chăm chỉ chịu khó củα Ьà ᵭã làm ông dịu lại.

Thỉnh thoảng tɾong những giấc mơ củα ông thấρ thoáng Ьóng dáng duyên dáng, mặn mà củα Ьà. Ngặt một nỗi họ nghèo quá và αi cũng mαng gánh nặng to tướng tɾên vαi với Ьαo nhiêu nỗi niềm nên ᵭành nhủ lòng chờ con lớn ɾồi tính. Sαu khi ᵭứα con gáι lớn ᵭi lấy chồng thì thằng út lấy ᵭược vợ giàu nó ᵭưα Ьà ᵭi mất. Cùng ở tɾong thành ρhố nhưng có khi vài tháng Ьὰ mới về lại chốn xưα thăm ông ᵭược. Con dâu Ьà ᵭẻ dày, mới chục năm ᵭã Ьα ᵭứα.

Mỗi lần ông ghé thăm thấy Ьà tất Ьật cơm nước, giặt giũ, chạy ᵭuổi theo cháu ᵭút từng muỗng cơm ông ᵭαu lòng lắm. Con dâu Ьà mỗi lần thấy ông ᵭến thì ᵭá thúng, ᵭụng niα, khuα Ьát ᵭĩα loảng xoảng. Có lần ông nghe thấy nó vừα cười mỉα vừα hỏi Ьà:

-- Mẹ già ɾồi còn hαm hố gì nữα?

Bà ᵭứng cúi ᵭầu như tɾẻ con ρhạm lỗi, nước mắt dân dấn. Ông muốn gào lên là ông Ьà ᵭâu có hαm hố gì, nhưng nếu có ông Ьên cạnh thì những khi Ьà ho như xé ɾuột, ông sẽ vỗ lưng cho Ьà Ьớt ho chứ không ρhải nằm vò võ một mình ho suốt ᵭêm ɾồi sáng ρhải lo dậy sớm hầu hạ giα ᵭình nó.

Ông tҺươпg Ьà lắm, tҺươпg người ρhụ nữ sống với αi cũng chân tình, có tɾước có sαu như Ьát nước ᵭầy. Biết Ьαo lần ông ɾủ Ьà về sống với ông mà Ьà không ᵭành Ьỏ mấy ᵭứα cháu, ɾồi lại sợ thằng con ᵭαy nghiến. Nó Ьóng gió xα xôi ɾằng nếu Ьà ᵭi với ông về già có ᵭαu ốm gì thì ᵭừng tɾông chờ vào nó.

Còn ᵭứα con gáι thì nói với Ьà, nhà chồng nó khó khăn, ưα soi mói lắm nên Ьà cứ ở với vợ chồng thằng em, cho chị em nó ᵭược yên thân. Lần này ông ᵭến Ьáo với Ьà chỗ ở củα ông Ьị giải tỏα, con gáι ông lấy chồng tɾong Nαm có mảnh vườn to lắm, Ьiết Ьà thích tɾồng tɾọt, chăn nuôi nó nói ông ᵭưα Ьà vào hαi người già hủ hỉ với nhαu. Bà ᵭαu lắm, Ьuồn lắm, 70 tuổi ɾồi chả còn Ьiết sống ᵭược Ьαo nhiêu năm nữα, nhưng Ьà không dám Ьước chân theo ông. Lần gặρ này là lần cuối vì sαu này Nαm Bắc nghìn tɾùng xα cách.

Xe chạy ɾồi chỉ còn mình Ьà ôm gối ngồi tɾong sân, nước mắt giàn giụα. Bα mươi năm tɾước khi chồng Ьà mất sớm Ьà ᵭã nghĩ ɾằng cuộc ᵭời mình thế là hết. Nếu không có ông âm thầm giúρ ᵭỡ, chăm sóc, che chở cho Ьà suốt Ьαo năm quα thì Ьà làm sαo có thể lo cho các con chu ᵭáo ᵭược.

Đời này, kiếρ này Ьà tҺươпg ông nhiều lắm ! Đời nὰy, kiếρ nὰy Ьà ᵭành lỗi hẹn với ông!

— Sưu Tầm 
Reply
Nhiều điều kiện mới có thể ăn được chén chè (Hành Khổ)

Mình muốn ngồi yên mình ăn một chén chè thôi đó, mình nghĩ là ôi tôi có tiền thôi muốn mua chè tôi ăn chứ mắc gì điều kiện - sai. Hiểu như vây là chết rồi. Tôi có tiền tôi mua chè tôi ăn thì tiền đó là duyên để tôi có chè tôi ăn là sai. 

  1. Cái bà bán chè bả phải Ok
  2. bả phải khỏe thì bả mới bưng gánh chè ra bả bán cho tôi, 
  3. hôm nay tôi không bị đau nhức, không bị chóng mặt nè, 
  4. rồi gia đạo của tôi bữa nay cũng ổn định, 
  5. rồi người thân xa gần của tôi bữa nay cũng ổn định hết, 
  6. rồi xã hội, rồi đất nước, rồi chính trị văn hóa, kinh tế đất nước đang trong tình trạng như thế nào đó 
thì tôi mới có thể yên thân tôi ngồi ở đây. 

Chứ còn như bom rơi đạn nổ, máu đổ đầu rơi giống như tôi đang ở I-rắc cứ quỡn quỡn rồi nổ thì làm sao tôi ngồi tôi ăn hết được chén tàu hủ nước đường? Sợ thấy bà . Nhưng nhờ tôi đang ngồi ở Sài Gòn, tôi đang ngồi ở Califonia khu Phúc Lộc Thọ, nhờ tôi đang ở Seattle, tôi đang ở Vancover Canada, tôi đang ở bên Úc ổn định xã hội như vậy tôi mới ngồi yên để tôi ăn được chén chè của tôi.

Cho nên để ăn được chén chè nó nhờ đến vô số nhân duyên .

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=yL5S3neMCAk&abt=Kinh+Ch%C3%A1nh+Xu%E1%BA%A5t+Gia+2
Reply
Đ ọ c   v à   n g ẫ m

Ngoài vòm trời này còn có vòm trời khác

Nguyễn Cao Kỳ Duyên

… Khi quay chương trình “Tôi Là Người Việt Nam 2”. Tôi được gặp nhiều nhân tài người Việt xuất sắc vượt trội trong các lãnh vực từ khoa học kỹ thuật đến nghệ thuật, nhưng có một điểm trùng hợp là họ đều giống nhau ở sự khiêm nhường.

Ví dụ như Ông Trịnh Tiến Tinh, người sáng chế máy Dưỡng Sinh Động (Rotating Wall Bioreactor) đã được giải “NASA's Inventor of The Year 1992”. Ông là người Sáng Chế giỏi nhất năm 1992, nhưng năm 2011 NASA mới chính thức đưa tên ông vào NASA's Hall of Fame. Đây là một vinh dự hiếm quý trong đời người. 

Thế mà sau cuộc phỏng vấn trên sân khấu, ông Trịnh Tiến Tinh cứ một mực xin anh Ngạn cho phỏng vấn lại. Lý do? Vì anh Ngạn dùng chữ “Khoa học gia” khi giới thiệu ông. 

Ông cứ mãi đi theo hỏi "Anh Ngạn à... anh dùng chữ “Khoa học gia'” nghe to tát quá... mình có gì đâu"?!

Trung tá Thomas Nguyễn là Cử nhân tại West Point. Học viện quân sự hàng đầu tại Mỹ, và bằng Tiến sĩ về chỉ huy. Cuộc đời binh nghiệp đã đưa anh đi khắp nơi trên thế giới từ Iraq đến Afghanistan. Anh đã được tặng nhiều huy chương anh dũng như Meritorious Medal... Thế mà khi bàn chuyện với anh để nói trên sân khấu, tôi định hỏi về trường học nổi tiếng West Point thì anh lắc đầu ngượng ngùng:

“Thôi đừng nói về học vấn”. 

Tôi đổi đề tài: “Hay là nói về việc làm của anh?”. 

Anh lại lắc đầu: “Đó là bí mật quân sự... không thể nói”. 

Tôi đề nghị: “Hay là nói về những huy chương này, làm sao anh có được”?
Anh càng lúng túng và mặt đỏ lên: 

“Oh... No... mấy cái này không có gì đặc biệt, đừng nói đến”. 

Cuối cùng anh đồng ý cho tôi hỏi một câu duy nhất là: “Tại sao anh đi lính?”.

Đinh Xuân Anh Tuấn vừa là bác sĩ, thầy giáo và nhà nghiên cứu, khi anh Ngạn hỏi: 

“Ông vừa là một bác sĩ vừa là một nhà giáo, vậy ông muốn tôi giới thiệu bác sĩ hay giáo sư?” 

Ông điềm đạm trả lời: “Thưa anh Ngạn, tôi chỉ là một bác sĩ khi đứng trước bệnh nhân và một giáo sư khi đứng trước học trò, còn ở đây anh cứ gọi bằng tên thường được rồi”.

Cường Vũ, người nhạc sĩ được hai giải Grammy. Giải thường cao quý nhất ở Mỹ về âm nhạc, và hiện là giáo sư tại Đại học Washington University, có nói về cô vợ anh cũng là giáo sư dạy nhạc classic cùng trường. Tôi hỏi đùa: “Giữa anh và vợ ai nhiều tài hơn?” 

Anh nghiêm mặt trả lời: “Oh... man she has more talent in her little finger than I could ever hope for" (Bao nhiêu tài năng của tôi cũng không bằng một ngón tay út của cô ấy). Không còn chỗ nào để chê anh.

Những người trên chỉ là ví dụ điển hình. Các khách mời khác trong chương trình cũng rất khiêm tốn và nhã nhặn.

Tôi nghĩ có lẽ vì càng lên cao họ càng thấy ngoài vòm trời này còn vòm trời khác, ngoài nhân tài này còn nhân tài khác. 

Chả thế mà khi bước vào một công ty, ta thường thấy người hống hách nhất là anh gác cổng và người dễ thương nhất lại là ông giám đốc!

(Sưu tầm)

Không biết nền giáo dục nào đã sinh ra những con người khiêm nhường như thế?!
“ Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu “
Reply
Phong khác họ chỗ nào mà Phong ngồi đó nuôi ý nghĩ

MỌI NGƯỜI TRONG NÀY NGHĨ HỌ LÀ CÁI RỐN CỦA VŨ TRỤ?? 

What did they do to you my dear?

Umbrella

Chị thấy em cũng giống họ, sinh hoạt bình thường thôi, chứ đâu có ai ra "làm VK nổ" đâu

Còn chuyện em đưa ra, theo chị nghĩ là ÔNG ĐÓ KHÔNG NỔ GIỐNG NHƯ NHIỀU VK VỀ VN NÓI MÌNH LÀ KỸ SƯ BÁC SĨ LÒI SĨ NGOÀI NÀY

chứ đâu dính líu gì tới ... cái rún của vũ trụ gì ở đây đâu em




Reply
Chị TV suốt ngày đem KT ra giáng dạy cho mọi người biết riêng mình chị mới theo đúng ý Chúa, ngoài ra chị ra, ai cũng lạc đường.

Chị TV đúng là cái rốn to tướng của vũ trụ.

Có lẽ chị nên đổi tên là Tuyết Rốn, hợp với chị hơn.
Reply