LTP Học Phật Pháp
#1
Kinh Tụng bằng tiếng Pali:
Daily Buddhist Theravada Pali Chanting by VenVajiradhamma Thera
https://www.youtube.com/watch?v=_wwAnE65Ous

Cách tìm bài Kinh trong Tam Tạng Kinh Điển:
Post # 875, p 59

BuddhaSasana - Con Đường Giải Thoát:
https://www.budsas.org/uni/index.htm

Trường Bộ Kinh Anh Ngữ pdf files:
http://lirs.ru/lib/sutra/Long_Discourses_of_the_Buddha(Digha_Nikaya).Walshe.pdf

Thư Viện Hoa Sen:
https://thuvienhoasen.org/

Trang Nhà Quảng Đức:
https://quangduc.com/

Trang của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên:
https://toaikhanh.com/mp3.php?lan=vn 
https://toaikhanh.com/docs.php?lan=vn
http://vietheravada.net/phap/tuongungkinh/index.htm
http://vietheravada.net/phap/tuongungkinh/001-2014-05-22.htm

Access to Insight - Chìa Khóa Học Phật:
https://www.accesstoinsight.org

Ngài U Silananda:  https://theravada.vn/category/cac-tac-gi...silananda/
Kinh Đại Niệm Xứ  https://theravada.vn/kinh-dai-niem-xu/
Mười Hai Nhân Duyên (pdf file)  http://thichcathienvien.org/sach/MuoiHaiNhanDuyen.pdf
Mười Hai Nhân Duyên https://theravada.vn/category/cac-tac-gi...han-duyen/

Sư Chánh Minh:
Khái lược Duyên Hệ  https://budsas.net/un i/u-chanhminh/duyenhe00.htm

Vi Diệu Pháp:
Chánh Minh - Đường vào Thắng pháp https://budsas.net/uni/u-chanhminh/dvtp00.htm
Chánh Minh - Quy Trình Tâm Pháp https://budsas.net/uni/u-qttp/qttp-00.htm
Chánh Giác - Vi Diệu Pháp Giảng Giải https://budsas.net/uni/u-vdp-gg/vdpgg-00.htm

Ngài U Tejaniya:
https://ashintejaniya.org/

Sư Tâm Pháp dịch:
https://sutamphap.com/category/thu-vien-phat-hoc/sach-su-tam-phap-dich/

Sách của Ngài U Tejaniya đã được Sư Tâm Pháp dịch thuật:
1/ "Đừng Xem Thường Phiền Não":
https://sutamphap.com/wp-content/uploads/2019/07/sachsutamphapdich_dungCoiThuongPhienNao.pdf
OR:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=13637 

2/ "Chỉ Mỗi Chánh Niệm Thôi Thì Không Đủ":
https://tienvnguyen.net/images/file/EzVfjRIb1QgQAAxW/chimoichanhniemthoithikhongdu.pdf
3/ "Pháp Ở Mọi Nơi""
https://thuvienhoasen.org/images/file/0KsrbUFy1AgQAJQ2/phap-o-moi-noi-su-tam-phap-dich.pdf

Đánh Tiếng Việt:
https://vntyping.com/

Tự Điển để viết đúng chính tả:
https://wikiaz.net/

Linh Tinh:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15584

Link Facebook của chị Rau Sam:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100007021216206

Các bạn giúp về Bài thơ cổ:
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=22075

--------------------
Mục lục và tóm lược các bài trong thread "LTP Học Phật Pháp":
http://vietbestforum.com/showthread.php?tid=15675

-------------------
Threads:

  1. Phật Giáo: LTP xin chào Mod ...
  2. Phật Giáo: Đàm Thoại Tu Học
  3. Phật Giáo: LTP Học Phật Pháp
  4. Phật Giáo: Mục Lục và Tóm Lược ...
  5. Chợ Trời: SOS không thể vào VietBest
  6. Chợ Trời: Giã Từ VietBest
  7. Chợ Trời: Ba Ech: Mở Blog Mới
  8. Chợ Trời: Bạn Háo Sắc
  9. Thơ Văn: Các Bạn Giúp về Bài Thơ Cổ
  10. Du Lịch: Linh Tinh LTP
  11. How To: Convert PDF file
  12. GRT: Tĩnh Lặng - LTP
  13. GRT: Kiến Thức Linh Tinh - LTP
Reply
#2
(2020-01-12, 12:08 AM)RungHoang Wrote: Trời ạ , LTP chửi người thấy ghê luôn mà nói người ta bully LTP ? Dữ như LTP thì ai dám bully đây ?

Bây giờ vừa gài tội tôi bully vừa muốn méc Mod kêu tôi ra không cho cơ hội biện minh phải không ?

Chào bạn RH. 

Đã lâu rồi NR không gặp bạn, bạn vẫn khỏe chứ? NR có lời hỏi thăm trước. 

NR không biết hai bạn đã có ân oán gì với nhau và ở diễn đàn nào vì NR không có thời gian để theo dõi. NR rất mong là bạn trả lại sự yên tĩnh cho trang PG

này. Chúng ta đã biết nhau khá nhiều năm, hy vọng bạn nễ tình NR mà không khuấy động trang PG với những chuyện  gì đó của hai bạn. 

Bạn có thể mở một thread riêng ở Chợ Trời, hay ở trang nào đó thích hợp và mời bạn LTP vào đó cùng bàn luận với nhau thì NR nghĩ điều đó sẽ tốt đẹp hơn. 

NR luôn welcome tất cả mọi thành viên vào trang PG trao đỗi lẫn nhau trong tinh thần xây dựng, hiếu học và cùng trao đỗi Phật Pháp, còn những chuyện 

sân si nào ở đâu đó, xin chấm dứt ở đây. 

Chúc bạn thân tâm hằng an lạc. 

Thân mến. 

NR
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#3
(2020-01-11, 11:03 PM)LeThanhPhong Wrote: BuddhaSasana - Con Đường Giải Thoát:
https://www.budsas.org/uni/index.htm

Thư Viện Hoa Sen:
https://thuvienhoasen.org/

Trang Nhà Quảng Đức:
https://quangduc.com/

Access to Insight - Chìa Khóa Học Phật:
http://www.phapluan.net/DieuPhap/access_...ocphat.htm

Đánh Tiếng Việt:
https://vntyping.com/


Chào bạn LTP. 

NR rất hoan nghênh bạn chia sẽ về những bài viết hoặc những links về Phật Học và giúp đỡ phòng PG này thêm phần phong phú (smile). 

Cảm ơn bạn. 

Chúc bạn thân tâm hằng an lạc. 

Thân mến

NR.
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#4
(2020-01-12, 03:11 AM)Nonregister Wrote: Chào bạn LTP. 

NR rất hoan nghênh bạn chia sẽ về những bài viết hoặc những links về Phật Học và giúp đỡ phòng PG này thêm phần phong phú (smile). 

Cảm ơn bạn. 

Chúc bạn thân tâm hằng an lạc. 

Thân mến

NR.

Những links đó, LTP vào thường xuyên, Mod ạ.

Thân chúc Mod thân tâm thường an lạc.
Reply
#5
[Image: Bat-Chanh-Dao.jpg]




Nếu không mở được YouTube:
https://www.youtube.com/live/biJZbOk8wP4?feature=share


(Sư Vajiradhamma Thera tụng Pali và sửa soạn trong 5 phút đầu thuộc link YouTube trên .)

--ooOoo--

BUDDHARATANAPAṆĀMA

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambudhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.


LỄ BÁI XÁ LỢI

Vandāmi cetiyaṃ sabbaṃ
Sabbaṭṭhāmesupatiṭṭhitaṃ
Sārīrikadhātu mahābodhiṃ
Buddharū paṃ sakalaṃ sadā.



BUDDHA–GUṆA–VANDANĀ

Itipi so bhagavā arahaṃ sammā–sambuddho
vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū
anuttaro purisa–damma–sārathi
satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā"ti


DHAMMA–GUṆA–VANDANĀ

Svākkhāto bhagavatā dhammo
sandiṭṭhiko akāliko
ehipassiko opanayiko
paccattaṃ veditabbo viññūhi"ti.


SAṄGHA–GUṆA–VANDANĀ

Supaṭipanno bhagavato sāvaka–saṅgho.
Uju–paṭipanno bhagavato sāvaka–saṅgho.
Ñāya–paṭipanno bhagavato sāvaka–saṅgho.
Sāmīci–paṭipanno bhagavato sāvaka–saṅgho.
Yadidaṃ cattāri purisa–yugāni,
aṭṭha purisa–puggalā,
esa bhagavato sāvaka–saṅgho
āhuneyyo pāhuneyyo
dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo
anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā"ti.


--ooOoo--

BUDDHARATANAPAṆĀMA

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambudhassa.
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
.


Phiên âm:

Ná mô tát xă, phă gă voá tô, ă ră hă tô, xăm ma xăm bút thát xă.
Ná mô tát xă, phă gă voá tô, ă ră hă tô, xăm ma xăm bút thát xă.
Ná mô tát xă, phă gă voá tô,
 ă ră hă tô, xăm ma xăm bút thát xă.


16. LỄ BÁI XÁ LỢI

Vandāmi cetiyaṃ sabbaṃ
Sabbaṭṭhāmesupatiṭṭhitaṃ
Sārīrikadhātu mahābodhiṃ
Buddharū paṃ sakalaṃ sadā.


Phiên âm:

Oanh đa mí, chê tí dăng, xắp băng
Xăp băt tha mê xú pă tít thí tăng
Xa ri rí că tha tú, mă ha bô thing
Bút thă ru, păng, xă că lăng, xă đa.


Nghĩa:

Con xin thành kính làm lễ tất cả Bảo Tháp, ngọc Xá Lợi, đại thọ Bồ Ðề và kim thân Phật đã tạo thờ trong khắp mọi nơi.

Con xin lễ bái các phần,
Bảo tháp Xá lợi kim thân Phật đà,
Bồ đề khắp cõi Sa bà,
Luôn luôn thành kính hương hoa cúng dường.


4. BUDDHA GUṆA - ĐẶC TÍNH CỦA PHẬT BẢO

Itipi so Bhagavā

Phiên âm: Í tí bí xô, phă gă voa

1 - Arahaṃ (Ứng Cúng)--Phiên âmĂ rá hăng

Ðức Thế Tôn hiệu Arahaṃ bởi Ngài đã xa lìa các tội lỗi nên tiền khiên tật thân và khẩu của Ngài đều được trọn lành.

2 - Sammā-sambuddho (Chánh Biến Tri)--Phiên âm: Xăm ma-xăm bút thô

Ðức Thế Tôn hiệu Sammā Sambuddho bởi Ngài đã thành bậc Chánh Ðẳng, Chánh Giác, tự Ngài ngộ lấy không thầy chỉ dạy.

3 - Vijjācarana-sampanno (Minh Hạnh Túc)--Phiên âm: Vích chà chă ră nă-xăm banh nô

Ðức Thế Tôn hiệu Vijjācaranasampanno bởi Ngài toàn đắc 3 cái giác, 8 cái giác và 15 cái hạnh.

4 - Sugato (Thiện Thệ)--Phiên âm: Xú gă tô

Ðức Thế Tôn hiệu Sugato bởi Ngài đã ngự đến nơi an lạc, bất sanh, bất diệt. Ðại Niết Bàn.

5 - Lokavidū (Thế Gian Giải)--Phiên âm: Lô kă quí đu

Ðức Thế Tôn hiệu Lokavidū, bởi Ngài đã thông suốt Tam Giới.

6 - Anuttaro (Vô Thượng Sĩ) -- Phiên âm: Ă nút tă rô

Ðức Thế Tôn hiệu Anuttaro bởi Ngài có đức hạnh không ai bì.

7 - Purisadammasārathi (Ðiều Ngự Trượng Phu)--Phiên âm: Pú rí xă đăm mă xa ră thí

Ðức Thế Tôn hiệu Purisadammasārathi bởi Ngài là đấng tế độ những người hữu duyên nên tế độ.

8 - Satthā-devamanus-sānaṃ (Thiên Nhơn Sư)--Phiên âm: Xăt tha-đê voá mă nút-xa năng

Ðức Thế Tôn hiệu Satthādevama-nussānaṃ bởi Ngài là thầy cả Chư Thiên và nhân loại.

9 - Buddho (Phật) -- Phiên âm: Bút thô

Ðức Thế Tôn hiệu Buddho bởi Ngài Giác Ngộ lý Tứ Diệu Ðế và đem ra giáo hóa chúng sanh cùng biết với.

10 - Bhagavāti (Thế Tôn)--Phiên âm: Phă gă voa tí

Ðức Thế Tôn hiệu Bhagavā bởi Ngài đã siêu xuất Tam Giới tức là Ngài không còn luân hồi lại nữa. (lạy)

8. DHAMMA GUṆA - ĐẶC TÍNH CỦA PHÁP BẢO

1- Svākkhāto Bhagavatā (Tam tạng Pháp Bảo của Ðức Thế Tôn)--Phiên âm: Soa vắc kha tô, Phă gă voá ta.

nghĩa là Tam tạng Pháp Bảo của Ðức Thế Tôn đã khẩu truyền y theo chánh pháp.

2- Dhammo (Pháp)--Phiên âm: Thăm mô.

là Pháp Thánh có 9 hạng: "4 đạo 4 quả và 1 Niết Bàn".

3- Sandiṭṭhiko (Pháp mà Chư Thánh đã thấy chắc, biết chắc)--Phiên âm: Xăn đít thí cô.

là Pháp mà Chư Thánh đã thấy chắc, biết chắc bởi nhờ kiến tánh, chẳng phải vì nghe, vì tin kẻ nào khác, nghĩa là tự mình thấy rõ chơn lý.

4- Akāliko (Pháp độ cho đắc quả không chờ ngày giờ)--Phiên âm: Ă ca lí cô.

là Pháp độ cho đắc quả không chờ ngày giờ, là khi nào đắc đạo thì đắc quả không chậm trễ.

5- Ehipassiko (Pháp của Chư Thánh đã đắc quả)--Phiên âm: Ê hí băch xí cô.

là Pháp của Chư Thánh đã đắc quả rồi, có thể ứng hóa cho kẻ khác biết được.

6- Opanayiko (Pháp của Chư Thánh đã có)--Phiên âm: Ô pă nă dí cô.

là Pháp của Chư Thánh đã có trong mình do nhờ phép Thiền Ðịnh.

7- Paccattaṃ veditabbo viññū hīti (Pháp mà các hàng trí tuệ nhất là bậc Thượng Trí được biết)--Phiên âm: Bách chăt tăng quê đí táp bô vính nhu hi tí.

là Pháp mà các hàng trí tuệ nhất là bậc Thượng Trí được biết, được thấy tự nơi tâm. [i](lạy)[/i]

12. SAṄGHA GUṆA - ĐẶC TÍNH CỦA TĂNG BẢO

1- Suppaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho (các bậc Thinh Văn đệ tử Phật)--Phiên âm: Xúp pă tí păn nô, phă gă voá tô, xa voá-că xăng khô.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật. Các Ngài đã tu hành chín chắn y theo chánh pháp.

2- Ujupaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho (các bậc Thinh Văn đệ tử Phật tu theo Thánh Pháp)--Phiên âm: Ú chú bă tí păn nô, phă gă voá tô, xa voá-că xăng khô.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu hành chín chắn y theo Thánh Pháp.

3- Ñayapaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho (các bậc Thinh Văn đệ tử Phật giác ngộ Niết Bàn)--Phiên âm: Nhă giă pă tí păn nô, phă gă voá tô, xa voá-că xăng khô.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài tu hành để Giác Ngộ Niết Bàn, là nơi an lạc dứt khỏi các sự thống khổ.

4- Sāmīcipaṭipanno bhagavato sāva-kasaṅgho (các bậc Thinh Văn đệ tử Phật tu theo Giới Định Tuệ)--Phiên âm : Xa mi chí pă tí păn nô, phă gă voá tô, xa voá-că xăng khô.

Tăng là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật, các Ngài đã tu theo phép Giới Ðịnh Tuệ.

5- Yadidaṃ cattāri purisa-yugāni (Tăng có 4 đôi)--Phiên âmGiá đí đăng chát ta rí bú rí xă-giú ga ní.

Tăng nếu đếm đôi thì có bốn bậc:

Tăng đã đắc đạo cùng quả Tu Ðà Huờn,
Tăng đã đắc đạo cùng quả Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc đạo cùng quả A Na Hàm,
Tăng đã đắc đạo cùng quả A La Hán,


6- Aṭṭha purisa-puggalā (Tăng nếu đếm chiếc thì có tám bậc)--Phiên âm: Át thă bú rí xă-bút gă la.

Tăng nếu đếm chiếc thì có tám bậc:

Tăng đã đắc đạo Tu Ðà Hườn,
Tăng đã đắc đạo quả Tu Ðà Hườn,
Tăng đã đắc đạo Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc quả Tư Ðà Hàm,
Tăng đã đắc đạo A Na Hàm,
Tăng đã đắc quả A Na Hàm,
Tăng đã đắc đạo A La Hán,
Tăng đã đắc quả A La Hán,


7- Esa Bhagavato sāvakasaṅgho (các bậc Thinh Văn đệ tử Phật)--Phiên âm: Ê xă Phă gă voá tô xa voá că xăng khô.

Chư Tăng ấy là các bậc Thinh Văn đệ tử Phật.

8- Āhuneyyo (đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của tín thí)--Phiên âm: A hú nây giô.

 Ngài đáng thọ lãnh bốn món vật dụng của tín thí, ở phương xa đem đến dâng cúng cho những người có giới hạnh.

9- Pāhuneyyo (đáng thọ lãnh của tín thí)--Phiên âm: Ba hú nây giô.

Các Ngài đáng thọ lãnh của tín thí, mà họ dành để cho thân quyến cùng bầu bạn ở các nơi, nhưng họ lại đem đến dâng cúng cho các Ngài.

10- Dakkhiṇeyyo (đáng thọ lãnh của Tín thí)--Phiên âm: Đắc khí nây giô.

Các Ngài đáng thọ lãnh của Tín thí, tin lý nhân quả đem đến dâng cúng.

11- Añjalikaranīyo (đáng thọ lãnh của tín thí)--Phiên âm: Ănh chă lí că ră ni giô.

Các Ngài đáng cho chúng sanh lễ bái.

12- Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokas-sāti (phước điền)--Phiên âm: Ă nút tă răng, púnh nhăc khét tăng, lô kăt-xa tí.

Các Ngài là phước điền của chúng sanh không đâu bì kịp. [i](lạy)[/i]

--ooOoo--



KINH HỒI HƯỚNG (vắn tắt)


Idaṃ no (vo) nātīnaṃ hontu sukhitā hontu nātayo. (3 lần)
Quote:[Chư Tăng tụng: Vo - Phật tử tụng: No]
Nghĩa:
Quote:Do sự phước báu mà chúng tôi đã trong sạch làm đây xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng, cầu mong cho các vị ấy hằng được yên vui. (3 lần)

1:37:50

Hồi Hướng:

Xin chia đều phần phước này đến tất cả chúng sanh . Mong cho tất cả chúng sanh được thọ hưởng một cách tuỳ ý . Sau khi đã thọ hưởng rồi được thoát khỏi những điều thống khổ, được kết quả làm người quả trời cùng quả Niết Bàn .

(THẬP NGUYỆN: Trích KINH NHẬT TỤNG CỦA CƯ SĨ, TỲ KHEO TĂNG-ÐỊNH HỢP SOẠN, HỆ PHÁI NAM TÔNG - THERAVĀDA)

https://budsas.net/uni/u-nhat-tung/nhattung05.htm

Nguyện cầu Tam - Bảo từ hằng độ,
Nguyện thoát ba tai: nước, lửa, binh,
Nguyện thảy chúng sanh khỏi oan kết,
Nguyện cho nhân loại sớm tu hành
Nguyện gìn tam học Giới - Ðịnh - Tuệ
Nguyện đoạn Tham - Sân - Si độc sanh
Nguyện giải căn nhân Sanh Tử khổ
Nguyện diệt tâm tham háo lợi danh
Nguyện tu tinh tấn không giải đãi
Nguyện sao đạo quả sớm viên thành.


Namo Buddhaya
Namo Dhammaya
Namo Sanghaya

--ooOoo--


ANUMODĀNA

Ākāsaṭṭhā ca bhummaṭṭhā
devā nāgā mahiddhikā
Puññaṃ taṃ anumoditvā
ciraṃ rakkhantu sāsanaṃ.


Ākāsaṭṭhā ca bhummaṭṭhā
devā nāgā mahiddhikā
Puññaṃ taṃ anumoditvā
ciraṃ rakkhantu desanaṃ.


Ākāsaṭṭhā ca bhummaṭṭhā
devā nāgā mahiddhikā
Puññaṃ taṃ anumoditvā
ciraṃ rakkhantu maṃ paran"ti.



DEVĀNUMODĀNA

Ettāvatā ca amhehi
Sambhataṁ puñña-sampadaṁ
Sabbe devā numodantu
Sabba-sampatti-siddhiyā

Ettāvatā ca amhehi
Sambhataṁ puñña-sampadaṁ
Sabbe bhutā numodantu
Sabba-sampatti-siddhiyā
 

Ettāvatā ca amhehi
Sambhataṁ puñña-sampadaṁ
Sabbe sattā numodantu
Sabba-sampatti-siddhiyā


PUNNANIMODANA

Idaṃ me ñātīnaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo. ( x3 ) 



PATTHANA

Idaṃ me puññaṃ āsava-kkhayā-vahaṃ hotu. 
Idaṁ me puññaṁ Nibbānassa paccayo hotu.
Ma mam puñña bhagam sabha-sattanami dema.


Sadhu! Sadhu! Sadhu!
--ooOoo--


* Hãy gom tâm chăm chú vào giáo pháp Như Lai.
* Hãy chiến thắng thần chết!
* Sống đúng giới luật, luôn luôn giác tỉnh, kiên trì cố gắng, có thể chấm dứt khổ đau.
--------
54. Hương các loại hoa thơm [2]
Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời

(Kinh Pháp Cú 54)
Reply
#6
(2020-01-12, 04:14 PM)LeThanhPhong Wrote: 54. Hương các loại hoa thơm [2]

Không ngược bay chiều gió
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời

(Kính Pháp Cú 54)

Thumbs-up4 Thumbs-up4

Cám ơn bạn LTP đã chia sẽ

Nếu Có Gặp Cũng Xin Đừng Hẹn Trước
Bỡi Hôm Nay Ai Biết Được Ngaỳ Mai
~ST~


Reply
#7
(2020-01-13, 03:26 PM)cook1 Wrote: Thumbs-up4 Thumbs-up4

Cám ơn bạn LTP đã chia sẽ

Rất hân hạnh được Mod Cook1 ghé thăm.

Cám ơn Mod nhiều lắm.  Clap

:dance: :dance: :dance:
Reply
#8
Chánh Kiến

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201909121136&lan=vn

Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến.

Chánh kiến ở đây là cái gì? Tôi đã giải thích không biết là bao nhiêu lần. Chánh kiến nhiều lắm, có chỗ kể 5, kể 3, nhưng mà gom kỹ lại thì còn có 2 thôi.

Thứ nhứt là nhận thức về tam tướng (vô thường tướng, khổ tướng và vô ngã tướng). Hành giả thấy rằng mọi thứ ở đời không lìa tam tướng và tam tướng không lìa vạn vật ở đời. Dầu đó là thân hay tâm, là thiện ác hay buồn vui, tất thảy mọi hiện tượng ở đời đều có bản chất tam tướng. Do đó bản chất tam tướng chính là toàn bộ cái nội dung của vạn hữu.

Nói rốt ráo, hành giả buổi đầu mới tu tập thấy thân này là vô thường, tâm này là vô thường, buồn vui thiện ác này là vô thường, sự khó chịu, dễ chịu, sự đi đứng nằm ngồi này là vô thường. Nhưng sẽ có một ngày hành giả thấy rằng cái sự vô thường nó chính là cái thân tâm này và thân tâm này chính là sự vô thường. Bỏ cái sự vô thường đi thì thân tâm không còn, mà bỏ thân tâm đi thì cái sự vô thường nó cũng không còn. Thân tâm chính là sự vô thường và sự vô thường chính là thân tâm. Có một điều là tùy chỗ, tùy nơi mà cái sự vô thường nó có khác.

Tôi thí dụ như, vô thường nó có hai cách, vô thường để đi lên và vô thường để đi xuống.
Vô thường để đi lên là sao? Hồi nãy xấu bây giờ tốt, hồi nãy buồn bây giờ vui, hồi nãy hướng hạ bây giờ hướng thượng, hồi nãy tiêu cực bây giờ tích cực, hồi nãy ích kỹ bây giờ vị tha, hồi nãy là toan tính nhỏ mọn bây giờ là bao dung, đó là vô thường để đi lên.

Vô thường để đi xuống thì ngược lại. Hồi nãy tốt bây giờ xấu, hồi nãy là tích cực bây giờ là tiêu cực, vô thường để đi xuống là vậy.

Cho nên chuyện đầu tiên, cái chánh kiến đầu tiên là hành giả phải thấy rằng vạn hữu ở đời do duyên mà có và có rồi thì phải mất, đó là cái chánh kiến thứ nhứt.

(Còn tiếp)
Reply
#9
(tiếp theo - CHÁNH KIẾN)

Cái chánh kiến thứ hai, hành giả thấy rằng ở đời này không có cái gì mà không để lại một cái "gạch dưới". Không có cái gì mà không có để lại một cái hậu quả sau khi nó có mặt. Một câu nói, một suy nghĩ, một hành động lớn bé, một động tác, một cử chỉ, một sinh hoạt, một biểu cử, một động thái, tất cả đều để lại một kết quả. Nhẹ nhứt là "cộc, cộc, cộc" gõ ngón tay, nháy mắt, nhếch môi cười, hai mí mắt chạm vào nhau; phê hơn một chút, đá lông nheo, những động tác nhỏ như vậy nó đều để lại cái hậu quả không có lường được.

Cho nên cái thứ nhứt, cái chánh kiến thứ nhứt là gì? Chánh kiến thứ nhứt đó là cái thấy chín chắn về cái bản chất tam tướng của vạn hữu gồm những gì trong và ngoài chúng sinh.

Cái thứ hai thấy được cái tính nhân quả, thấy là mọi thứ ở đời nó đều tồn tại trên nguyên tắc nhân quả. Thiện thì nó đều đem lại hỷ, lạc. Ác đem lại khổ ưu, khổ thân, khổ tâm. Còn hỷ lạc là vui thân, vui tâm. Đó là cái luật của trời đất.

Khi mà có được hai cái nhận thức này, một cái thì nó giúp mình bỏ được thường kiến, một cái giúp mình bỏ được đoạn kiến. Một cái thấy rằng mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất thì nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Còn cái mà tin lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến, tức là hãy còn nhân thì còn quả.

Thì như vậy cái nhận thức về tam tướng nó giúp cho mình trừ được thường kiến. Mà cái nhận thức về lý nhân quả nó giúp cho mình trừ được đoạn kiến. Trừ được cái thường và trừ được cái đoạn thì được gọi là chánh kiến.

Gom gọn lại nữa, chánh kiến gồm có 2 câu:

Câu 1: Mọi sự ở đời do duyên mà có, khi hiểu như vậy mình trừ được đoạn kiến.

Câu 2: Khi có rồi thì phải bị mất đi, cái này trừ được thường kiến.

Hai câu này phải viết xuống, vì nó quan trọng lắm. Mọi sự ở đời do các duyên mà có, đó là mình trừ được đoạn kiến. Có nghĩa là mình không có nghĩ rằng chết rồi là hết, chỉ cần duyên nó còn thì nó còn đi nữa, còn duyên là nó còn đi nữa.

Bây giờ tôi chỉ ví dụ một chuyện thôi. Các vị thấy như cái hột thóc, nó nhỏ xíu xìu xiu, hột nhỏ hơn nữa là hột mè, nguyên một cánh đồng mè 5 ngàn mẫu đừng có nhắc tới, mà chỉ nhắc một cái hột mè thôi. Chỉ cần nó chưa bị luộc, chỉ cần nó hội đủ điều kiện thì nó tiếp tục nó nẩy mầm rồi nó ra một cây mè, chỉ cần còn đủ duyên thì nó còn đi nữa.

Cho nên chưa gì hết mà mình phán "chết rồi là hết" thì mình quá ẩu. Vì mình không biết ở đâu mình tới thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình không còn chỗ để đi? Ở đâu mình tới và mình sẽ về đâu? Cái chuyện mà ở đâu mình tới mình đã không biết, thì làm sao mà mình có thể phán rằng mình sẽ không còn chỗ để mình đi tiếp nữa? Cái chuyện đó nó ngu ngay từ căn bản. Nó ngu ở chỗ là anh không biết từ đâu anh tới đây? Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh bước ra thôi. Khổ như vậy đó. Anh chỉ biết là anh từ trong bụng mẹ anh đi ra, chứ còn cái gì trước đó là anh không có biết.

Chính vì cái chuyện mà anh chỉ biết tới đó thôi, anh chỉ biết được anh từ trong bụng mẹ đi ra, cho nên anh cũng chỉ biết cho tới lúc mà anh tắt thở thôi. Anh tưởng tắt thở rồi là hết, nhưng mà từ cái tắt thở trở đi là cái gì anh không biết. Lý do mà anh không biết cái này là bởi vì trước đây anh cũng không biết là trước cái bụng mẹ là cái gì anh cũng không biết. Nhớ cái đó, nó quan trọng lắm.

(Còn tiếp)
Reply
#10
(tiếp theo và hết - CHÁNH KIẾN)

Cho nên chỉ cần nhớ rằng "mọi sự ở đời do duyên mà có" thì trừ được đoạn kiến, là vậy đó.

Còn hiểu rằng "đã có rồi phải mất" thì mình trừ được cái thường kiến, cho rằng có cái tôi, cái ta, thường hằng, vĩnh cửu.

Mà tại sao 2 cái này nó quan trọng như vậy?

Quan trọng chứ, khi mà anh chấp vào cái đoạn kiến thì anh không còn tu hành, anh không có sợ thiện ác, báo ứng, luân hồi gì hết, anh không có ngán. Nguy hiểm cực kỳ nếu anh mắc đoạn kiến. Anh phủ nhận toàn diện những gì anh không thấy được, anh không hiểu được, anh không chứng minh được. Anh dẹp hết. Mà tôi đã nói không biết bao nhiêu lần. Đó là: Đừng có tưởng rằng mình bác tùm lum là mình là người trí thức đương đại, khoa học tối tân. Không phải đâu, mà đó là thái độ ngu xuẩn. Vì sao? Là vì khi anh bác bỏ, chỉ đơn giản là anh không chứng minh được. Nó khác với cái chuyện là anh có bằng chứng là cái đó không có.

Có 2 kiểu bác bỏ. Kiểu thứ nhứt, mình bác bỏ là vì mình có bằng chứng. Kiểu thứ hai mình bác bỏ là vì mình không chứng minh được. Hai cái đó nó khác nhau chứ? Không chứng minh được nó khác với có bằng chứng nói là không có. Hai cái khác này làm ơn nhớ dùm. Thí dụ như tôi là học trò dở, tôi tìm không ra, tôi giải không ra bài toán đó, không hẳn bài toán đó vô nghiệm. Tôi dốt cho nên tôi không giải được bài toán đó nhưng chưa chắc bài toán đó là vô nghiệm. Thằng giỏi hơn nó giải được.

Chưa kể bao nhiêu chuyện trong trời đất này, với cái đầu của tôi đó thì tôi không có thể hiểu nổi, tôi không giải thích được cho nên tôi không có chứng minh được là cái đó có. Thành ra tôi không có tin được cái đó. Thế là tôi bác. Các vị nghĩ làm sao?

Chẳng hạn như, tôi làm sao mà tôi tin được cái chuyện mà lấy tế bào gốc, để mà có thể nhân bản ra một cái thứ sinh vật khác? Làm sao với cái não trạng của một cái thằng học lớp hai, làm sao mà tôi tin cái hiện tượng mà được gọi là "cloning" được? Các vị tưởng tượng học trò học mới có lớp hai, cái khái niệm về "cloning" làm sao mà nó hiểu? Làm sao nó hiểu được cái uranium với cái plutonium? Chỉ có một cục, một ký lô đủ làm thay đổi lịch sử của thế giới. Một ký lô plutonium và uranium thôi, một cái thằng lớp hai làm sao nó hiểu được cái phản ứng hạt nhân, làm sao nó hiểu được cái đó? Làm sao nó hiểu được một chiếc tàu, một chiến hạm vận hành trên biển nhiều năm trời mà không cần vào đất liền để tiếp nhiên liệu, khi mà nó chạy nó hoạt động bằng cái năng lượng hạt nhân. Các vị nghĩ làm sao? Nếu mà nó không hiểu được thì có nghĩa rằng nó không có tìm ra được bằng chứng, đúng không? Nó không hiểu tới. Mà khi nó tìm không được bằng chứng thì có nghĩa là cái đó không có, đúng không? Các vị nghĩ coi nó nguy chưa? Đấy, nó lớn chuyện lắm chớ không phải nhỏ đâu.

Cho nên ở đây bỏ tà kiến, chuyện đầu tiên là phải có chánh kiến. Mà chánh kiến nó nhiều lắm, gom gọn nó có hai thôi. Đó là tin rằng, phải hiểu rằng mọi thứ ở đời do duyên mà có, và đã có rồi phải mất đi.

Trích bài giảng ngày 24.06.2019 KTC.6.112 Tà Kiến

(Hết)
Reply
#11
Sư Toại Khanh giảng về Tà Kiến (1-3)

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201907271435&lan=vn

Phiền não thì có nhiều lắm: tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi, ... tầm bậy tầm bạ. Dục ái, sắc ái, vô sắc, sân, ngã mạn, phóng dật, trạo hối, hoài nghi, ... tùm lum hết. Nhưng mà gom chung lại hết thì trong tất cả các phiền não thì phiền não nặng nhất hết thảy đó chính là tà kiến.

Người tu mà không có giới thì giống như người què. Người không biết giáo lý thì giống như người đui. Nhưng người mắc tà kiến là giống như người điên. Không biết quý vị có hiểu không. Tại vì giới là phương tiện đi lại, người tu không có giới giống như người què vậy đó, nhưng lết đi được. Người tu không có giới thì còn lết đi được. Còn người tu không biết giáo lý giống như người bị mù vậy đó, mệt mỏi hơn chút, nhưng ít ra còn có lối giải quyết. Nằm bên đường la làng thế nào cũng có người cứu. Mình nói rõ nhà mình ở đâu, hoặc mình khát nước, hoặc mình đang bị cái gì thì có người cứu.

Nhưng riêng cái thằng cha mà tà kiến thì giống như người mất trí, người điên chỉ có trời mới cứu được thôi. Có nghĩa là người điên rồi thì vô phương. Nhớ nhé. Người không giới giống như người què hoặc cụt chân, người không biết giáo lý giống như người mù, người mà tà kiến rồi thì giống như người bị tâm thần vậy đó.

Cho nên cái phiền não chướng nó có nhiều lắm, nhưng đặc biệt cái nỗi bật trong đó là tà kiến. Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) nó có nghĩa là cố định, đặc định. Chấp một cách cố định, chấp một cách gọi là ngoan cố lỳ lợm không có chịu sửa đổi, không cách nào giúp họ được.

Thì cái tà kiến đó được gọi là phiền não chướng.

(Còn tiếp)
Reply
#12
(tt) Sư Toại Khanh giảng về Tà Kiến (2-3)

Dầu tham sân gì gì đi nữa thì cũng không có cái gì bằng tà kiến. Tà kiến là thường kiến (sassatadiṭṭhi) và đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi). Là Hiểu sai. Tà kiến có nhiều lắm, nó có 62 lận. Mà ở đây mình gom lại thì cái nặng nhất là đoạn kiến.


Thường kiến sửa được. Thường kiến là tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó. Cái đó sửa được.

Nhưng ớn nhất là cái anh đoạn kiến, nhất là tà kiến cố định. Là sao? Tà kiến cố định (niyatadiṭthi) gồm có 3:

  1. Vô hành kiến (akiriyadiṭthi) cho rằng không có thiện ác thích thì làm không thích thì thôi chứ không có cái chuyện mà báo ứng.


  2. Vô nhân kiến (ahetudiṭthi) có nghĩa là cho rằng mọi sự ở đời này là ngẫu nhiên mà có chứ không có cái nhân duyên, cái tác động của bất cứ một điều kiện nào hết. Tự nhiên nó có vậy thôi. Cái đó gọi là ahetudiṭthi.


  3. Vô hữu kiến (natthikadiṭthi) có nghĩa là phủ nhận triệt để rốt ráo hoàn toàn tuyệt đối. Phủ nhận tất cả những gì mà mình không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được, thì tất cả những thứ đó theo mình là không có.

Cái Vô hữu kiến đó rất là nguy hiểm, rất nguy hiểm. Chẳng hạn như các vị tưởng tượng đi, tôi không biết chữ, tôi không biết gì hết làm sao tôi có thể hình dung ra được cái cấu trúc của một chiếc máy bay. Làm sao tôi hình dung ra được sự hiện hữu của chiếc máy bay trên cuộc đời này. Thế là tôi phán rằng không có một phương tiện nào có thể bay lên trời được hết. Mà nhất là nó nặng mấy trăm tấn lận. Nó nặng tới mấy trăm tấn. Trong khi một cục đất nó nặng chừng khoảng 100 gram thì nó không cách nào bay lên trời được. Mình cầm mình liệng thì được  chứ nó bay suốt mấy tiếng đồng hồ thì không thể nào. Còn bây giờ một cái khối kim loại mấy trăm tấn mà nó bay lên trời suốt cả 10, 15, 20  tiếng đồng hồ thì tôi hỏi quý vị chứ nếu mà lấy cái não trạng của một người không biết chữ thì quý vị hiểu bằng cách nào đây? Mà nếu mình dựa vào cái biết của mình để phán đoán rằng: tôi tuyệt đối phủ nhận bất cứ cái gì  tôi không hiểu được, không thấy được, không chứng minh được thì đó là cách nói quá nguy hiểm. Vậy mà có, có đó. Đừng có nói người ta ngu mà rồi không có, có cái đó thiệt. Chứng minh là người ta đã nhân danh khoa học, nhân danh tri thức, nhân danh thái độ của một người tiến bộ người ta đã phủ nhận sự có mặt của thứ mà bản thân họ không cách nào hiểu được, không thể nào chứng minh được. Thí dụ như kiếp trước kiếp sau, luân hồi báo ứng, sự chứng đắc của các bậc thánh nhân và cuối cùng là cứu cánh niết bàn. Đây là những cái mà không thể nào chứng minh một cách điển hình cụ thể rõ ràng để mà có thể sờ đụng được. Đây, khi mà họ không chứng minh được họ bèn phán một câu xanh lè đó là: "Không có. Cái gì tôi không thấy, không tin, không chứng minh được thì cái ấy không có thật." Cái đó gọi là natthikadiṭthi nhé.


Thì 3 cái này được gọi là niyatadiṭthi, là tà kiến cố định. Mắc vào ba cái này chỉ có trời cứu.

(Còn tiếp)
Reply
#13
(tt và hết) Sư Toại Khanh giảng về Tà Kiến (3-3)

Và bên Hán tạng có một câu quý vị cũng phải suy nghĩ đó là:


Ninh chấp hữu như Tu Di sơn
Mạc chấp vô như giới tử.


Thà là có thường kiến bự như cái núi Tu Di còn đỡ hơn có đoạn kiến nhỏ như hạt cải.

"Ninh chấp hữu" - Hữu ở đây là thường kiến, là tin vào 3 cái tôi nói: tin có một cái tôi, tin có một cõi vĩnh hằng, tin có một đấng cao xanh nào đó.
"Mạc chấp vô" - Vô ở đây là chỉ cho đoạn kiến, cho rằngtất cả đều là không.
"như Tu Di sơn" - Nếu bà con trong đây không biết núi Tu Di là gì thì tôi nói cho nó dễ hiểu đi. Mình cứ tưởng tượng như cái đỉnh Everest, cao lớn vậy đó.
"như giới tử" - Giới tử là hạt cải.

Bởi vì một người đã không tin vào gì nữa hết thì người đó rất rùng rợn rất dễ sợ. Nó đã không tin gì hết thì chuyện gì nó cũng dám làm hết, quý vị ạ. Còn cái đứa kia nó tin một cái tôi thường hằng bất biến, tin có một cõi vĩnh hằng bất biến, tin có một đấng tối cao chí tôn vô thượng nào đó thì ít ra nó cũng còn biết làm lành lánh dữ. Còn riêng những cái tên mà nó mắc vào cái đoạn kiến rồi thì nó sống tệ lắm, tệ hơn con thú nữa. Vì con thú ít ra, như con chó con ngựa, nó cũng có nghĩa, có tình thiệt luôn. Mặc dù nó không biết cái gì thiện ác kiếp trước kiếp sau nhưng ít ra nó còn có nghĩa có tình. Còn cái người đoạn kiến cực kỳ nguy hiểm. Là vì sao? Vì nó không chịu trách nhiệm những gì nó làm. Mà trong khi đó nó lại được giá cố bởi trí khôn của con người. Không biết tôi nói quý vị trong đây có hiểu không. Con thú như con cọp thấy nó ghê thiệt đó nhưng nó chỉ độc ở chỗ là nó đi kiếm mồi thôi, mình đã khuất cặp mắt nó rồi thì OK nhé. Còn con người đã đoạn kiến rồi thì không sợ tội. Đã vậy rồi nó còn cộng thêm trí thông minh của một con người nữa. Quý vị tưởng tượng đi. Một cái thằng sát nhân mà nó có dao bén trên tay thì cái mức sát thương, cái độ nguy hiểm nó đáng ngại cỡ nào? Con thú dữ mình thấy nó quá trời quá đất vậy đó, như con cọp, con voi rừng, con trâu rừng châu Phi, nhìn thấy nó ớn thiệt, nhưng nó không có trí thông minh, tầm hoạt động của nó tới đâu thì nó sát tới đó. Còn con người mình, cái tầm hoạt động của con người mình cộng thêm cái trí khôn nữa, thì tầm hoạt động nó tới đâu. Bởi vì nó nghĩ ra bao nhiêu chuyện động trời, nó có thể nghĩ ra một cách mà chết 2, 3 triệu người đó. Đó cái trí thông minh của con người đó. Đọc sử thế giới mình mới thấy có những cái đầu mà coi như nó ngồi nó nghĩ ra những cách mà kể như giết người phải hàng triệu, cỡ dưới một triệu là nó không sướng cái tay nhé. Thì cái loại đó gọi là niyatadiṭthi, có nghĩa là tà kiến cố định sửa không được. Sửa không được nhé.

Nó có cái chi tiết hơi phong thần, thần số với quý vị đó, nhưng tôi không kể đó là cảnh giới riêng của những người tà kiến cố định, nhưng nói ra đây rồi bà con thấy đạo Phật sao mà phong thần quá, rồi bà con bỏ đạo mà đi thì uổng nhé.

Tôi có quan điểm thế mày, cái gì trong kinh điển mà tôi chưa hiểu hết thì tôi để qua một bên chứ tôi không có ngồi nghĩ tầm bậy tầm bạ, rồi ngồi đó mà hoang mang chỗ khác. Chỗ nào tôi thấy quá mức của mình thì tôi để qua một bên nhé. Mình đi nghiên cứu cái khác bữa nào quởn quởn quay trở lại. Chứ còn đằng này mình liếc vô mình thấy cái gì đó không vừa ý cái là mình phán luôn. Mình phán kinh Phật này nọ thì tội chết luôn, nhé.

Trích KTC.6.86 Chướng Ngại
Kalama xin tri ân bạn phố nghèo ghi chép



Quote:www.budsas.org

Trong Paṭisambhidā magga (Vô ngại giải đạo) có giải thích:
“Tà kiến là gì? Là thấy sai, hiểu sai”
Chữ diṭṭhi nghĩa là thấy, thường được hiểu là “quan điểm, ý kiến, chủ thuyết”.
Diṭthi khi đi kèm với tỉnh từ sammā (sammādiṭṭhi) là “hiểu biết đúng, quan điểm đúng”, khi đi kèm với tỉnh tử micchā (micchādiṭṭhi) hay đơn độc (diṭṭhi) là: “hiểu biết sai, quan điểm sai”.
Kiến thủ là bám chắc vào một lý thuyết sai, hoặc nắm giữ một quan điểm sai.

Kiến thủ nói gọn là: bám chắc vào quan điểm “thường hằng (sassata)” hay bám chắc vào quan điểm “đoạn diệt (uccheda)”.
“Dvīhi, bhikkhave, diṭṭhigatehi pariyuṭṭhitā devamanussā olīyanti eke, atidhāvanti eke..."
“Này các Tỳkhưu, chư thiên và loài người bị xâm chiếm (pariyuṭṭhitā) bởi hai tà kiến, một số chấp chặt (olīyanti), một số đi quá trớn (atidhāvanti)..."
Và Đức Thế Tôn có giải thích: “Người chấp chặt là chấp có (thường kiến), người đi quá trớn là chấp không (đoạn kiến)”.
Thường kiến (sassatadiṭṭhi) là cho rằng: “Có một tự ngã thường hằng bất biến, không bao giờ bị hoại diệt”.
Đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) là cho rằng: “Có một tự ngã sau khi chết thì diệt mất”.
Cho là “thường hằng” hay “diệt mất” đều là tà kiến, vì sao?
Vì đó là quan niệm có một thực thể, thực thể này không hề bị tiêu hoại, nên gọi là thường kiến, hoặc thực thể đó bị tiêu hoại không còn dư sót, nên gọi là đoạn kiến.

Thực ra chẳng có một thực thể nào cả, những gì đang hiện bày chỉ là kết quả của nhân duyên, khi nhân duyên hội hợp pháp ấy hình thành, nên gọi là hữu vi (saṅkhāra), ví như dùi trống chạm vào mặt trống, tiếng trống phát sinh lên, tiếng trống không hề có sẵn trong dùi trống hay trong mặt trống.
Reply
#14
Chánh Niệm và Tỉnh Giác

https://toaikhanh.com/read.php?doc=201910012252&lan=vn

Quote:KTC 6. 3. 77. Thượng Nhân Pháp
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Thế nào là sáu? Thất niệm, không tỉnh giác, không phòng hộ các căn, không có thể tiết độ trong ăn uống, ngụy trá, hư đàm. Không đoạn tận sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.




AN 6. 3. 77. Uttarimanussadhammasuttaṃ
Cha, bhikkhave, dhamme appahāya abhabbo uttarimanussadhammaṃalamariyañāṇadassanavisesaṃ sacchikātuṃ. Katame cha? Muṭṭhassaccaṃ, asampajaññaṃ, indriyesuaguttadvārataṃ, bhojane amattaññutaṃ, kuhanaṃ, lapanaṃ. Ime kho, bhikkhave, cha dhamme appahāyaabhabbo uttarimanussadhammaṃ alamariyañāṇadassanavisesaṃ sacchikātuṃ.




Thất niệm đây có nghĩa là sống không có tỉnh thức. Chữ "tỉnh thức" cũng hơi mơ hồ . Thường thì chữ "chánh niệm" được định nghĩa là tỉnh thức, nhưng mà thất niệm đây có nghĩa là mình không có biết rõ mình đang hoạt động, đang sống ra sao thì đó gọi là thất niệm. Thí dụ như "hít thở trong sự thất niệm" nghĩa là mình không có biết rằng mình đang thở ra, đang thở vào; rồi xa hơn tí nữa là mình không biết rằng mình đang thở ra, thở vào với cái cảm giác gì, với tâm trạng gì. Đó gọi là thất niệm ở trong hơi thở. Thất niệm trong tư thế sinh hoạt nghĩa là mình đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nhai, nuốt, tắm rửa, co duỗi mà mình không biết. Tức là tay làm việc này nhưng cái đầu lại nghĩ chuyện khác. Đó gọi là thất niệm, là không có chánh niệm. Chánh niệm đây có nghĩa là mình làm cái gì mình biết cái nấy một cách cẩn trọng, chính xác và trong sự nhận biết.
Cái chữ "sati" (niệm) tôi thích dịch là "nhận biết" hơn. Chứ còn chữ "tỉnh thức" nghe rất là mơ hồ. Chữ "nhận biết" là luôn luôn có sự nhận biết đầy đủ, chính xác về những gì mà đang diễn ra trong thân và tâm của mình. Tùy theo nếu mà mình tu tập thọ quán niệm xứ là mình biết rõ cái cảm giác gì nó đang có mặt ở thân hay là trong tâm của mình. Còn tâm quán niệm xứ là mình biết rất rõ là mình đang sống trong tâm trạng nào. Tham hay sân hay là bủn xỉn, hay là ganh tỵ, tật đố, mình biết rất là rõ. Còn thất niệm ở đây là không được như vậy. Có nghĩa là mọi hoạt động của thân và của tâm không được nhận biết một cách chính xác, một cách đầy đủ.

(Còn tiếp)
Reply
#15
(tiếp theo - CHÁNH NIỆM VÀ TỈNH GIÁC)

Tôi có thể ví dụ như thế này. Quý vị đi cái chân trần, chân không có giày dép đó, quí vị đi chân trần lên trên một con đường đất, hay trên một bờ cỏ mà mình có lòng nghi ngại không biết có cái gì ở dưới: miểng chai, kẽm gai, hay côn trùng, hay rắn rít gì đó; thì khi mình đặt cái bàn chân trần của mình lên bờ cỏ đó, mình đặt lên với tất cả sự cẩn trọng như thế nào thì cái chánh niệm mình cũng hiểu nó đại khái như vậy. Có nghĩa là luôn luôn làm việc trong sự nhận biết đầy đủ. Hoặc là trong bóng tối ban đêm mình đưa tay mình mò tìm một cái vật gì đó, mình đưa tay đi trong sự nhận biết, chính xác là mình đang làm cái gì, thì đó gọi là chánh niệm. Thất niệm là thua. Thất niệm coi như là tất cả thiện pháp cuốn theo sự thất niệm ấy. Nhớ cái đó, cái đó rất là quan trọng.

Nhiều lần và rất nhiều lần tôi nói về pháp môn Tứ niệm xứ. Bắt đầu pháp môn Tứ niệm xứ chỉ là sống chánh niệm thôi, không có quán chiếu danh sắc gì hết. Chỉ sống chánh niệm. Nhưng mà trước khi bắt tay vào công phu niệm xứ, quý vị làm ơn học giáo lý dùm tôi. Giáo lý căn bản thôi.
Phải học giáo lý. Chứ còn mà nói sống chánh niệm mà không có giáo lý là không được. Phải có học giáo lý. Biết thế nào là 5 uẩn, biết thế nào là các thọ, thế nào là 12 xứ. Biết 6 căn, 6 trần là cái gì. Phải nắm cái đó. Biết 14 cái phiền não là gì. Biết 25 cái thiện pháp là cái gì.

Cấu tạo của tâm bất thiện là gì? Là thức. Tức là cái biết đơn giản, cộng với 13 tâm sở trung tính không thiện ác cộng với 14 tâm sở tiêu cực. Tâm sở đây là thành tố tâm lý. Như vậy thì để cấu tạo nên một tâm thiện thì nó gồm có cái biết đơn giản, cái biết của tâm, bản chất của tâm nó không thiện ác gì hết.

Cái biết của tâm cộng với 13 tâm sở trung tính, tức là 13 tâm tố bắt buộc phải có trong tất cả tâm thiện ác, rồi cộng với 14 tâm sở bất thiện, tức là 14 tâm sở tiêu cực. Thì 1+13+14 nó thành ra là tâm ác.

Còn cái cấu trúc của tâm thiện là tâm, là cái biết đơn giản cộng với 13 tâm sở trung tính cộng với 25 tâm sở tích cực thì nó thành ra 1+13+25 tâm thiện.

(Còn tiếp)
Reply