LTP Học Phật Pháp
(2021-05-25, 10:06 AM)LeThanhPhong Wrote: Bác abc,

LTP chưa học xong 12 nhân duyên, cũng chưa nghe SGN giảng trong 2 clips youtube .  Vì nghe suông sẽ quên hết, nên LTP dự định sẽ ghi lời Sư giảng xuống .  Sư giảng có Vi Diệu Pháp nên có lẽ sẽ có nhiều chi tiết thú vị và dễ thu nhận hơn .  May mắn là LTP được ôn lại với Ngài Piyadassi và bây giờ là Ngài Narada .   Sadhu ...

Bác nghĩ sao ?  Sư rất thông thái, lẽ nào Sư nhầm ?

tui nghĩ Sư không nhầm

bạn LTP học xong 12 nhân duyên rồi tính

Grinning-face-with-smiling-eyes4
Reply
(2021-05-25, 10:09 AM)abc Wrote: tui nghĩ Sư không nhầm

bạn LTP học xong 12 nhân duyên rồi tính

Grinning-face-with-smiling-eyes4

Phải chờ lâu quá . Lỡ mai này, một trong hai ta không còn trên thế gian này, LTP không có dịp nghe bác giải thích, bác tính sao ?   Grinning-face-with-smiling-eyes4

Tạm thời, LTP học tạm xong 2 vị Piyadassi và Narada rồi .  Nghe được chưa ?   Biggrin


https://www.youtube.com/watch?v=o_mGKIc6ujg

Còn tâm Sân, thấy nó là phiền não, nhưng nó không ghê (17:16) vì nó không phải là nhân sanh tử .  Tôi chứng minh cho nghe .  Vị A na hàm còn sân hay không ? Ngài đã vĩnh viễn không còn một chút tâm Sân nữa .  Vi. A Na Hàm không còn một chút ái nữa nên không còn điều kiện để sân .

Sư nói Sư sẽ chứng minh, nhưng Sư giảng một hồi Sư quên mất luôn  Biggrin  .
Reply
12 Nhân Duyên !! Sư Toại Khanh giảng



đã được ghi lại toàn bài giảng trong link:
https://toaikhanh.com/audiotext.php?mp3=...ng%20sanh[


Thập Nhị Nhân Duyên - TK Giác Nguyên - 2-9-2017





Thập Nhị Nhân Duyên (2) - TK Giác Nguyên - ngày 3-9-2017





Lý Duyên Khởi | Sư Toại Khanh Thuyết Giảng | Giảng Pháp Hay Nhất 2017





Từ website: toaikhanh.com:

VI DIỆU PHÁP - THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN - TK GIÁC NGUYÊN (PHẦN 1) 03.06.2000




VI DIỆU PHÁP - THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN - TK GIÁC NGUYÊN (PHẦN 2) 10.06.2000


Reply
Bác abc, bác anatta và toàn thể các bạn,

LTP thắc mắc về câu hỏi này lâu rồi, bây giờ LTP hỏi các bạn trong đây vậy.

Câu trả lời của Ngài Assaji cho Ngài Xả lợi phất là các pháp phát đánh bởi MỘT nhân, trong khi các bài pháp khác lại nói phát sinh bởi NHIỀU nhân.

LTP hiểu NHIỀU duyên nhưng MỘT nhân, phải không các bạn?

Ví như MỘT hạt giống, nhưng NHIỀU điều kiện như đất tốt, nước, ảnh mặt trời, hạt giống mới nảy mầm.

Thanks-sign-smiley-emoticon

------------

Ngài Piyadassi dạy trong THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, phần mở đầu:

Phật Giáo dạy rằng tất cả các pháp hữu vi - tức các vật cấu tạo - đều khởi sanh, nhất thời tồn tại, và chấm dứt (uppàda, thiti, bhanga, sanh, trụ, diệt) tùy thuộc những điều kiện và những nguyên nhân. Hãy so sánh chơn lý này với lời nói thường được nhắc đến của Ðại Ðức A-La-Hán Assaji [3], một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Ðức Phật. Ngài đã đúc kết trọn vẹn giáo lý của Ðức Thế Tôn trong lời giải đáp cho câu hỏi của Upatissa, về sau là Ngài Xá Lợi Phất (Sarìputta),

Câu hỏi là : "Giáo lý của vị Tôn Sư ra sao? Vị Tôn Sư của Ngài tuyên ngôn như thế nào?"

Và đây là lời giải đáp:

"Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato
Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".


"Về các pháp phát sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ,
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt.
- Ðó là giáo huấn của bậc Ðại Sa Môn". -- (Mahà Vagga)


Mặc dầu là vắn tắt, đó là những danh từ đã diễn đạt thuyết Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Phát Sanh do Ðiều Kiện, một cách rõ ràng, rành mạch, minh bạch, không thể lầm lẫn.
Reply
"Về các pháp phát sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ,
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt.
- Ðó là giáo huấn của bậc Ðại Sa Môn". -- (Mahà Vagga)

Hummm ... Các bác đọc có hiểu câu trả lời này không?

Sao kỳ quá ta? tui đọc đi đọc lại thấy viết ...

1. Các pháp sanh do một nhân.

2. Nhân đó Như Lai đã chỉ rõ

3. Và cách để chấm dứt.

Như vậy nhân đó là gì? ... Rollin

Sao tui đọc hoài đâu thấy nhân gì đâu?
Reply
Quote:Ngài Piyadassi dạy trong THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, phần mở đầu:

Phật Giáo dạy rằng tất cả các pháp hữu vi - tức các vật cấu tạo - đều khởi sanh, nhất thời tồn tại, và chấm dứt (uppàda, thiti, bhanga, sanh, trụ, diệt) tùy thuộc những điều kiện và những nguyên nhân. Hãy so sánh chơn lý này với lời nói thường được nhắc đến của Ðại Ðức A-La-Hán Assaji [3], một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Ðức Phật. Ngài đã đúc kết trọn vẹn giáo lý của Ðức Thế Tôn trong lời giải đáp cho câu hỏi của Upatissa, về sau là Ngài Xá Lợi Phất (Sarìputta),

Câu hỏi là : "Giáo lý của vị Tôn Sư ra sao? Vị Tôn Sư của Ngài tuyên ngôn như thế nào?"

Và đây là lời giải đáp:

"Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato
Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".


"Về các pháp phát sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ,
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt.
- Ðó là giáo huấn của bậc Ðại Sa Môn". -- (Mahà Vagga)


Mặc dầu là vắn tắt, đó là những danh từ đã diễn đạt thuyết Tùy Thuộc Phát Sanh, hay Phát Sanh do Ðiều Kiện, một cách rõ ràng, rành mạch, minh bạch, không thể lầm lẫn.


Với tôi thì nói Một Nhân hay những điều kiện đều thoả đáng, bạn LeThanhPhong.

Một Nhân không có nghĩa là chỉ có Một Điều Kiện.

Bạn LTP thử nghĩ tại sao chúng ta cứ thích bơi lội trong vòng sinh tử luân hồi? Là vì Tham Ái tầm cầu hỷ lạc tái sanh chỗ này chỗ kia.

Mà Tham chính là Tập Đế trong Tứ Diệu Đế, là nguồn gốc tạo nên Khổ Đế, mà Khổ Đế chính là Sân.

Tham là Một Nhân phải không, thí dụ như nói Nhân Tham, Nhân Si, Nhân Sân. Nhưng bản chất Nhân Tham có đến 8 loại tâm (vương) Tham bất thiện, và khi nó sanh khởi thì luôn có 3 tâm sở hữu của Nó theo kèm nữa. Thí dụ như tâm sở Tà Kiến và Ngã Mạn chẳng hạn.

-----------------------------------

PS. Sorry, tôi sơ ý không đọc thấy bạn LethanhPhong đang hỏi anh abc.

.
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
Cám ơn bác anatta.  LTP thường hỏi bác abc vì bác ấy thường có mặt trong diễn đàn. Thật ra, LTP muốn hỏi chung các bạn đó chứ.

Bác anatta trả lời là LTP mừng lắm vì càng đông càng vui, càng làm sáng tỏ vấn đề.

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
(2021-05-27, 02:35 PM)anatta Wrote: Với tôi thì nói Một Nhân hay những điều kiện đều thoả đáng, bạn LeThanhPhong.

Một Nhân không có nghĩa là chỉ có Một Điều Kiện.

Bạn LTP thử nghĩ tại sao chúng ta cứ thích bơi lội trong vòng sinh tử luân hồi? Là vì Tham Ái tầm cầu hỷ lạc tái sanh chỗ này chỗ kia.

Mà Tham chính là Tập Đế trong Tứ Diệu Đế, là nguồn gốc tạo nên Khổ Đế, mà Khổ Đế chính là Sân.

Tham là Một Nhân phải không, thí dụ như nói Nhân Tham, Nhân Si, Nhân Sân. Nhưng bản chất Nhân Tham có đến 8 loại tâm (vương) Tham bất thiện, và khi nó sanh khởi thì luôn có 3 tâm sở hữu của Nó theo kèm nữa. Thí dụ như tâm sở Tà Kiến và Ngã Mạn chẳng hạn.

-----------------------------------

PS. Sorry, tôi sơ ý không đọc thấy bạn LethanhPhong đang hỏi anh abc.

.

Bác anatta giải thích có lý lắm.

Như vậy, một nhân có nghĩa là nhân Tham Ái thuộc Tập Đế trong Tứ Đế, hoặc Ái - Thủ trong 12 Nhân Duyên. Khi Tham Ái / Ái Thủ bị chặt đứt, vòng 12 Nhân Duyên bị phá vỡ.

Vạn pháp sinh ra bởi một nhân.
Nhân diệt vạn pháp diệt.
Đức Phật Đại Sa Môn
Hằng giáo huấn như vậy.
(Ngài Assaji)

Có lý quá.  Hay quá.

Sadhu. Lành thay.

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
bạn LTP , 

tui hiểu là các pháp do có nhân mà có , các pháp hữu vi 

('Whatever events arise from a cause, the Tathagāta [Buddha, "Thus-gone"] has told the cause thereof, and the great virtuous ascetic has taught their cessation as well [so be it]').”

https://www.goodreads.com/quotes/414476-...ch-liberat

tứ diệu đế nằm gọn trong hai câu 

"Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato

Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".
Reply
(2021-05-27, 03:12 PM)LeThanhPhong Wrote: Bác anatta giải thích có lý lắm.

Như vậy, một nhân có nghĩa là nhân Tham Ái thuộc Tập Đế trong Tứ Đế, hoặc Ái - Thủ trong 12 Nhân Duyên. Khi Tham Ái / Ái Thủ bị chặt đứt, vòng 12 Nhân Duyên bị phá vỡ.

Vạn pháp sinh ra bởi một nhân.
Nhân diệt vạn pháp diệt.
Đức Phật Đại Sa Môn
Hằng giáo huấn như vậy.
(Ngài Assaji)

Có lý quá.  Hay quá.

Sadhu. Lành thay.

Thanks-sign-smiley-emoticon


Mấy năm trước khi tôi đọc đoạn 4 câu trên trong lòng tôi rúng động. Vì đôi khi mình có những điều gì đó đã ấp ủ trong lòng  mà nó chưa có rõ lắm và chưa thể diễn đạt thành lời, chợt đọc được những tư tưởng như vậy khiến tâm hồn mình bị chấn động và được sáng tỏ thêm một số vấn đề. Có người bảo: Quyển sách hay không phải là những gì sách nói với ta, mà là nó khêu gợi được những gì mà ta đã suy tư âm thầm lặng lẽ  bấy lâu nay.

Vòng 12 Nhân Duyên chỉ có một chỗ hay cái khoen Duy Nhất để phá vỡ là Thọ và Ái (Thủ), bạn LTP. Và bạn hẳn biết là cố thiền sư cư sĩ Goenka đã truyền bá pháp Quán niệm xứ Thọ (cảm giác, cảm xúc) trong nhiều năm qua.

...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
(2021-05-27, 03:42 PM)anatta Wrote: Mấy năm trước khi tôi đọc đoạn 4 câu trên trong lòng tôi rúng động. Vì đôi khi mình có những điều gì đó đã ấp ủ trong lòng  mà nó chưa có rõ lắm và chưa thể diễn đạt thành lời, chợt đọc được những tư tưởng như vậy khiến tâm hồn mình bị chấn động và được sáng tỏ thêm một số vấn đề. Có người bảo: Quyển sách hay không phải là những gì sách nói với ta, mà là nó khêu gợi được những gì mà ta đã suy tư âm thầm lặng lẽ  bấy lâu nay.

Vòng 12 Nhân Duyên chỉ có một chỗ hay cái khoen Duy Nhất để phá vỡ là Thọ và Ái (Thủ), bạn LTP. Và bạn hẳn biết là cố thiền sư cư sĩ Goenka đã truyền bá pháp Quán niệm xứ Thọ (cảm giác, cảm xúc) trong nhiều năm qua.

...

Bác anatta,

Nói đến Ngài Goenka .

Bác có dịp tham dự khoá thiền Tứ Niệm Xứ (30 ngày ?) Satipatthana của nhóm Ngài Goenka tổ chức chưa ?  LTP chưa bao giờ dự khoá đó nên không biết khoá học những gì .  Sau này, LTP bỏ nhóm này luôn vì Thiền Sư nói: "Pháp quán Tho. bí truyền được dấu kín trong ngôi chùa nọ ở Miến, mới được khám phá gần đây ." Nghe vây là LTP chạy vì hai chữ "bí truyền" .  Đạo Phật phổ truyền, không có gì gọi là bí truyền, và Đức Phật dạy với hai bàn tay mở, không hề đóng kín .  Hơn nữa, chúng ta cần niệm 4 nơi: Thân Tho. Tâm Pháp .  Pháp của Ngài dạy chỉ niệm Thọ không, có lẽ không đủ ???

Bác thấy không ?  LTP học chưa đi đến đâu, mà đã phê bình, nhận xét lung tung xèng   Rolling-on-the-floor-laughing4 .

Sau này Ngài U Tejaniya dạy Thiền, nhấn mạnh vào Tứ Niệm Xứ, quán Thân Thọ Tâm Pháp luôn .
Reply
(2021-05-27, 03:37 PM)abc Wrote: bạn LTP , 

tui hiểu là các pháp do có nhân mà có , các pháp hữu vi 

('Whatever events arise from a cause, the Tathagāta [Buddha, "Thus-gone"] has told the cause thereof, and the great virtuous ascetic has taught their cessation as well [so be it]').”

https://www.goodreads.com/quotes/414476-...ch-liberat

tứ diệu đế nằm gọn trong hai câu 

"Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato
Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".

Vâng, LTP hiểu những nguyên nhân mà Ngài Piyadassi nhắc đến nằm gọn trong "a cause" (một nhân) theo lời dạy của Ngài Assaji .  Và nhân này chính là Tham trong Tập Đế .

"Ye dhammà hetuppabhavà tesam tathagato
Aha tesam ca yo nirodho evam vàdi mahàsamano".

"Về các pháp phát sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ,
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt.
- Ðó là giáo huấn của bậc Ðại Sa Môn". -- (Mahà Vagga)

Thanks-sign-smiley-emoticon
Reply
Sư Toại Khanh giảng Thập Nhị Nhân Duyên 1 - 03/06/2000

(See posts #813-817, p 55)


(Bài chưa được ghi chép) 
https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=o_mGKIc6ujg&abt=Th%E1%BA%ADp+nh%E1%BB%8B+nh%C3%A2n+duy%C3%AAn

LTP ghi từ:

https://www.youtube.com/watch?v=o_mGKIc6ujg

Vô Minh Duyên Hành

4:19
Viết cho tôi ở giữa dòng một tựa lớn "Thập Nhị Nhân Duyên".

Giáo lý của Đức Phật chỉ nhắm đến một cứu cánh duy nhất là Niết Bàn, sự giải thoát hoàn toàn mọi hiện hữu . Nội dung của Pháp Phật chỉ gồm trong hai vấn đề lớn: Nhân Quả và Tam Tướng (dù bàn cho kỹ thì hai vấn đề này có thể kể chung thành một).  Kể chi tiết vậy thôi, nhưng tới nơi tới chốn thì hai vấn đề đó chỉ là một thôi .  Để gồm chung 2 vấn đề thành một, quý vị phải mất 5 năm. 

Sự tồn tại của tất cả chúng sinh trong cõi đời này từ cảnh giới thấp nhất cho đến cao nhất, đã đuợc Đức Phật mô tả như một sự tồn tại của những đơn vị Danh Sắc tiếp nối nhau sinh hoá (sinh ra, thay đổi, rồi biến) trong một vòng tròn không có điểm đầu hay điểm cuối . Từ đó, ta không thể thấy rằng vấn đề THỜI GIAN trong hệ thống tương hoa mi (?) cũng chỉ là một khái niệm ước lệ mà thôi .  Bởi vì nó là vòng tròn . Cứ tưởng các món đồ trên bàn này được xắp xếp theo một hình tròn: cái này tạo ra cái này, rồi cái này tạo ra cái này . Vấn đề thời gian là cái này trước, hay là cái này sau ?  Vì cái này là trước cái này, nó là sau của cái này .  Giòng luân hồi cũng vậy . Kiếp thứ nhất, chúng ta không khéo tu tập lục căn (mắt , tai, mũi, lưỡi, thân, ý), chính vì không thu thúc lục căn cho nên phiền não mới nổi lên từ sáu căn . Phiền não của sáu căn này lại tạo ra phiền não của sáu căn kế tiếp . Kiếp kế tiếp mình tiếp tục dùng sáu căn để làm môi trường, làm cơ sở để cho phiền não phát sanh thì chính kiếp B này lại là nhân để tạo trong kiếp C.  Cứ cái vòng tròn như vậy đó, rồi mình quen khái niệm từ hồi đó đến giờ Lý Duyên Khởi tức Lý Thập Nhị Nhân Duyên mình chưa bao giờ thấu đáo  hết .  Tại sao lại nói như vậy ?  Đức Phật nói chỉ có bậc Thánh mới thấu đáo, chấm dứt sanh tử .  Vì chưa thấu đáo Lý Duyên Khởi tức Thập Nhị Nhân Duyên, chúng ta có thói quen là cái gì cũng phải có điểm bắt đầu . Vi' dụ: Trước khi ra đời, tôi ở đâu ?  Mình chỉ biết trước khi ra đời thì tôi không có, hoặc trước khi ra đời, tôi ở trong bụng mẹ, không biết thời điểm trước khi ở trong bụng mẹ nữa .  Như mình đi xe lửa khắp nước Mỹ, có những cái trạm, nhưng riêng vòng luân hồi không có điểm dừng .  Rồi mình lại bỏ công đi tìm điểm đầu tiên của kiếp sống, cái chuyện đó rất xa vời .  Đức Phật nói chuyện đó không cần thiết .

Cái cần thiết là mình cần làm gẫy cái bánh xe này, cái xe nó đưa mình đi về trong hành trình vô cực sanh tử tử sanh đó .  Đức Phật nói trách nhiệm của các ngươi là bẻ gẫy bánh xe hoặc nhảy ra ngoài .  Ví dụ như các em gái Việt Nam chơi trò nhảy dây .  Thấy nó tầm thường nhưng muốn vô không phải dễ , muốn ra cũng không phải dễ . Ra mà không khéo có thể bị vướng cái dây .  Nên nếu ai hỏi nội dung tu là gì, thì nội dung tu là dạy mình nhảy dây đó, vì không biết là nhảy hoài, ra không được .  Ra không được vì bị vướng là phải nhảy hoài .  Mình rất hồi hộp, mỏi muốn chết luôn mà nhiều thằng nó làm ác lắm . Nó làm hoài rồi nó đang quay, rồi nó quay ngược trở lại . Mình đoán chừng, nó vừa bên đây, là mình quyết qua bên kia . Nó chơi có hai đứa nó ngoắt, hất ngược trở lại là mình dính .  Ai hỏi mình tu để làm cái gì, mình nói mình chơi ... Cách tu của đứa bé chơi nhảy dây, nghĩa là luôn luôn tìm địa điểm thích hợp để nhảy ra khỏi cái vòng kiềm toả, cái vòng tròn . Cái vòng chứ không phải là cái giòng . Cái giòng là đường thẳng . Đây ta nói cái vòng, vòng tròn . Mà phải kiếm đúng chỗ .

Sự tu tập của Ngài nằm giữa hai cực đoan: lợi dưỡng và khổ hạnh . Mình tu là mình nhảy dây, mình muốn ra khỏi đường dây đó thì chúng ta phải tìm chỗ mà nhảy ra .  Chúng sanh không có đủ nhân duyên phước báu ba la mật hoặc không có chư Phật ra đời dạy dỗ cho thì mình là những đứa bé chơi rất là tồi, rất là dở . 

Vi` sao ?

Bên Ấn độ, sau này có cả bên Việt Nam nữa, có những người nghĩ rằng tu là phải ăn chay nằm đất (16:06), cái phiền não nó mòn đi . Tôi đọc báo bên Việt Nam có tông phái mới, ăn rồi đập thôi .  Họ đánh má nhìn không ra .  Họ đánh để nó ra bớt cái trươc, cái dơ .  Mỗi lần hội viên gặp mặt nhau, đóng cửa một cái là 1 2 3 trên tay mỗi đứa một cái roi . Vút ... vút ... đau quá mình bỏ mình chạy nhưng vẫn đánh người đồng đạo của mình . Theo lý luận cũng chính xác . Sanh tử luân hồi là do tâm tham . Chính vì tâm tham ở cõi này nên mê ở cõi kia, con khỉ buông nhánh này chụp nhánh kia . Còn tâm Sân, thấy nó là phiền não, nhưng nó không ghê (17:16) vì nó không phải là nhân sanh tử .  Tôi chứng minh cho nghe .  Vị A na hàm còn sân hay không ? Ngài đã vĩnh viễn không còn một chút tâm Sân nữa .  Vi. A Na Hàm không còn một chút ái nữa nên không còn điều kiện để sân .  Tôi nói hoài, Ngũ Trần là môi trường rất tốt cho phiền não phát sanh . Ví dụ: do dục lạc ở cõi Dục quá là thô thiển, nên chuyện mất còn ở cõi Dục rất là rõ ràng . Ở cõi Dục dầu lên cõi Tiên chăng nữa vẫn còn chuyện tiên nam yêu tiên nữ, tiên nữ yêu tiên nam, còn thích ăn ngon, thích  mặc đẹp, thích mát mẻ, thích có nhan sắc .  Cái gì càng thô chừng nào thì sự đổ vỡ của nó càng lộ liễu chừng nấy (19:10) . Những người tập tạ đó, lực sĩ có eo có ngực, khi già, nó đổ nó xệ nhìn thấy ghê hơn nguời bình thường nữa .  Còn những người dong dỏng, như ngài Hoà Thượng của mình, mình không thấy gì hết .  Ngài 74 tuổi rồi đó, tôi không thấy gì hết .  Gặp những ông cụ ngày xưa làm quan ba quan năm cho Tây, to con lắm như người ngoại quốc, tuần nào cũng đi đánh golf, đánh tennis với Tây, tay chân nở nang, đến hồi về già,những chỗ ngày xưa nó nở, bây giờ nó ốm, nó xệ rất rõ nét .  Ở cõi Dục giới cũng vậy .  Ở cõi Dục giới có sân là vì ở cõi Dục Giới, hạnh phúc của chúng ta luôn luôn có thử thách .  Ở cõi Trờii không có ngũ dục . Tất cả nằm trong tâm, và trên cõi Phạm Thiên chỉ có một niềm vui là thiền định, không có tâm sân . Với một vị Phạm Thiên không có tâm sân nhưng vẫn có thuỳ miên (?) ngủ ngầm .  Riêng vị A na hàm thì dục ái và sân mất cùng một lúc vì hai cái này ăn khít với nhau . Dục lạc thô thiển và cái tâm cảm nhận cái mất cũng thô thiển . (21:42) Vị A na Hàm khi chết rồi, không có sanh trở lại cõi Dục Giới được .  Chính vì vậy mà ngài A na Hàm không có tâm Sân được .  Đó là tôi mượn nhiều lý do .

Pháp tu của Đức Phật là mình đánh con bò chứ không đánh chiếc xe . Và luân hồi là một vòng tròn khép kín không có điểm đầu và điểm dừng; muốn ra khỏi phải ra cho đúng chỗ .  Trong vòng tròn của luân hồi, có chỗ là nhân và có chỗ là quả . Ví dụ: Vô Minh duyên cho Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên cho Danh Sắc .  Trong cái vòng tròn đó, thánh nhân tu tập vẫn còn .  Thí dụ như các ngài có Lục Nhập không ? Có chứ .  Có Xúc ? Có chứ .  Khi nào 3 thứ là Căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), Cảnh (sáu trần), Thức có mặt là có Xúc .  Đức Phật và chư vị Thánh Tăng cũng có như mình vậy .  Tuy nhiên, cái có của các Ngài là cái có của những hạt thóc  đã bị luộc rồi, có nghĩa là mắt tai mũi lưỡi thân ý của Đức Phật và chư vị Thánh A La Hán ngó thì thấy vậy, nhưng một mai bị hư bị mục rồi không để lại di hậu quả gì hết .  Tuy nhiên, chúng ta vì sao chúng ta là những hạt đậu, hạt thóc nhúc nhích một cái là thành giá liền .  Cho nên pháp tu của Phật giáo không phải là lấy đồ chọc cho mình đui là thu thúc lục căn .

Ngài Ajahn Chah có kể một câu truyện trong cuốn Họ Đã Nghĩ Như Thế: Có lần ngài an cư nhập hạ, vào ngày đầu ngài nguyện trong ba tháng nhập hạ, ngài sẽ không nhìn một phụ nữ nào hết, và ngài đã làm được 89 ngày như vậy . Bên Mỹ mà thề như vậy râ't dẽ vì bên đây mình không có điều kiện tiếp xúc như bên Việt Nam .  Bên đây, nhìn mòn nhẵn cái mặt . (24:35)Khi đi khất thực, chỉ nhìn chân không nhìn măt. 89 ngày trôi qua, ngài thấy ổn . Qua đến ngày 90, đang đi bát, ngài nghĩ: "Đâu, nhìn thử đi ." Ngài ngước lên một chút, xui cho ngài nhìn thấy một cô quá đẹp luôn .  Ngài nói ngài có cảm giác như "một luồng ánh sáng quét ngang tôi" .  

Nhiều người không thông cảm với chư tăng .  Với thầy chùa, vấn đề đàn bà rất sensitive . Xin thưa là càng cấm, ăn càng ngon . Như ở chùa Pháp Luân này nè, chỉ có thịt người tôi không ăn được thôi, còn cái gì tôi ăn cũng được hết .  Tôi không còn thèm nữa . Hồi đi vượt biên rồi ở tù, thèm miếng chao, thèm đường tán . Hồi đó, ở chung với ông Khmer ổng đi tu .  Khuya đến, ổng pha trà .  Ông đốt bằng bịch ny lông .  Ban ngày đi lao động, ông nhặt bịch ny lông, chất một bịch lớn .  Trong tù không có ly tách gì .  Ông lấy chai chao rửa sạch để pha trà .  Đường cục cục kiến bu đầy dính đất cát, thổi phù phù, rồi chuyền nhau uống nó ngon gì đâu á . Về tới nhà rồi, đường cát đổ lên tớt ót, tôi không thèm ăn nữa . Thấy chưa ? 

Như túi ga, nén đến lúc nào đó, nó chỉ nổ thôi .

Tu tập mình đánh con bò chứ không đánh chiếc xe .  Đánh chiếc xe như là người không biết chơi nhảy dây . Muốn ra khỏi vòng sanh tử, phải ra đúng chỗ, có nghĩa là không phải hành hạ ép xác cơ thể . Vấn đề là biết dàn xếp nội tâm của mình .

Ví dụ mình đã có bằng đại học rồi, cho dù không ai cấm cản mình, mình sẽ không thèm chơi đồ chơi con nít nữa đâu .  Đến cái tuổi nào đó sẽ không thèm chơi đồ chơi con nít nữa .  Tự nhiên, trong nội tâm, mình không thèm chơi nữa, mình bỏ nó luôn .Khi đứa bé ham chơi, đi học, bố mẹ nó cấm: "Chưa làm bài homework, không cho chơi ... Chưa rửa chân, chưa uống sữa đêm, không cho đi ngủ ... Chưa thay quần áo, chưa cho đi chơi ."  Những điều đó phải làm . Với người lớn, chân sạch dễ ngủ hơn .  Hôm nào mất ngủ, pha ly sữa nóng uống là ngủ . Tất cả những điều đó làm rất là tự nguyện, rất là tự tại .

Như vậy, khi tu học, mình phải giải quyết vấn đề căn bản . Tưởng tượng mình muốn hoàn tục . Tôi nhớ hồi xưa khi tu học, mình phải giải quyết vấn đề căn bản .  Bắt đầu là giáo lý Duyên Khởi .  Sư sẽ cùng với tôi dành ra khoảng mười mấy hai chục buổi để bàn về Thập Nhị Nhân Duyên . Đó là vấn đề cốt lõi của Phật giáo .  

Ngày xưa như bây giờ, tôi đang yêu cô nọ, tôi vào thưa với Hoà Thượng , Ngài dạy về pháp bất tịnh: "Tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, ruột, lá lách, phổi, phèo, bao tử, thực phẩm chưa tiêu, phẩn, ...", tôi nói thật . Chai rồi . Nhưng có một việc: Suy nghĩ về đàn bà, có cái tôi ngán . Đó là lòng phản trắc của họ . Tôi xin lỗi, mẹ tôi cũng là đàn bà . Tôi nói như vậy, tôi cũng phải trừ ra một số người, nhưng tôi không tin vào lòng thuỷ chung của họ .  Nếu bây giờ mà giả dụ ..., Sophia Lauren, Cindy Crawford họ OK với tôi đi nữa, thì tôi nghĩ rằng lâu ngày dài ngắn họ sẽ bỏ đi, chứ đừng nghĩ đến những người nữ thông thường . Họ dễ phản trắc lắm . Mình có tiền, họ đi kiếm người có quyền . Mình cho họ quyền, tiền, họ đi kiếm người có cái mạng .  Rồi đến vấn đề sinh lý nữa . Mình không có ccách gì đáp ứng được . Nhiều khi mình như Phan An tái thế, môi đỏ như con gái, họ lại khoái thằng tóc bù xù như nghệ sĩ, tay cầm đàn guitar . Tới lúc mình nghệ sĩ rồi, nó chê mình ở dơ, đầu chấy rận không .  Họ đi với cái thằng có Corvette hoặc xe sport, không thèm thằng đi xe đạp, mang cái ba lô đằng sau lưng .

(31:28) Nội nghĩ nhiêu đó là ớn .

Ngày xưa, (tiền thân của Đức Phật là một đạo sĩ) . Ngài đi tu xuất gia trên núi .  Ngài đắc Tứ thiền Ngũ thông .  Muốn có thần thông, người đó phải đắc ít nhất là ngũ thiền .  Nhà vua thường mời Ngài vào cung cúng dường .  (Kể vắn tắt thôi). Hoàng hậu rất là đẹp . Kỳ đó ông vua đi vắng . Ngày nọ, Ngài đi vào cung để nhận cơm cúng dường, vua quý Ngài lắm, hoàng hậu coi Ngài là Sư Phụ . Ngài đi ngang qua cái hồ tắm .  Lúc bấy giờ bả mới tắm xong, nằm phơi nắng .(32:39) Có lẽ ngày xưa không được kín đáo gì .  Ngài thấy được thân hình bà ấy xong, Ngài mất thần thông, đi bộ về .  Ngài về rồi, không màng cơm nước .

(38:59) Nhă;c đến hệ thống Thập Nhị Nhân Duyên, cội nguồn sanh tử của tất cả chúng sanh, thì ta cũng nên tiếp thêm rằng cách phân tích dòng luân hồi kông phải chỉ có con số 12 này mà đôi lúc, chỉ hai, hoặc ba, ... cũng đã quá đủ . Chẳng hạn có chỗ Phật dạy do không có chánh niệm, tỉnh giác trong lúc 6 căn tiếp xúc 6 trần nên chúng ta mới đi d dến những đánh giá sai lầm: Cho đó là tốt rồi khởi tham tâm hoặc cho đó là xấu rồi khở sân tâm . Chỉ cần chặt một mắt là nó đã đứt dây chaine rồi . Tại sao bánh xe sinh tử của chiếc xe đạp mình cứ chạy hoài ? Là bởi vì mình cứ để cho cái dây sên (chaine) chạy hoài, mình không dám chặt một con mắt nào trong sợi dây chaine đó hết . 

Đã vậy lâu lâu, mình còn thay sên nữa . Thật ra, trách nhiệm của chúng ta trong vòng luân hồi là phải bẻ cọng xe đạp, phải là người chặt đứt một hai cái mắt . Đó mới được gọi là tu học .  Nếu ai có hỏi thế nào là luân hồi ?  Luân hồi có nghĩa là 6 căn (mắt tai mũi lưỡi thân ý) tiếp xu'c với lục trần mà không có chánh niệm tỉnh giác . Cho nên cái gì mình cho là mình thích, mình cho nó là tốt; còn cái gì mình cho là mình ghét, mình cho nó là xấu .

Thế nào là tốt, thế nào là xấu ?  Quý vị biết không ?

Tôi không ăn đồ Mễ được, vì phước duyên tôi ở cái xứ Việt Nam, khi qua Mỹ rồi, tôi đã quá lớn tuổi,, khẩu vị của tôi ăn đồ ăn Việt Nam đã sâu nặng rồi .  Vì thế, tôi ăn đồ ăn Mễ không được, nó chỉ làm cho tôi bực .Đối vơi người lớn tại Mỹ, đồ ăn Mỹ hay Mễ đều ngon .  Như vậy, rõ ràng là việc tốt xấu là do mình đánh giá .  Mình đánh giá tốt xấu là do mình không có chánh niệm tỉnh giác, để thói quen trong đời quá khứ chi phối .  (45:15)

--ooOoo--
Reply
MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN – DẪN NHẬP (1-3)
U Silananda
https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen-dan-nhap/

Dẫn Nhập (1-3)

Mười Hai Nhân Duyên (Thập Nhị Nhân Duyên) hay Pháp Duyên Sinh là pháp vô cùng thâm sâu và quan trọng trong Phật Pháp. Trong giáo pháp này, Đức Phật dạy rằng tất các hiện tượng tâm-vật-lý nơi chúng sinh hữu tình đều là pháp hữu vi hay do điều kiện tạo thành. Điều này có nghĩa là không có gì hiện hữu mà không tùy thuộc vào các điều kiện khác. Do đó, Pháp Duyên Sinh không chấp nhận có một đấng tạo hóa tối cao sáng tạo ra vũ trụ và  vì vậy làm cho Phật Giáo khác biệt hẳn với các tôn giáo khác.

Trước hết Sư muốn quí vị làm quen với danh từ Pali Paṭicca Samuppāda. Danh từ này được dịch là “duyên sinh” hay “tùy thuộc sanh khởi” hay “điều kiện sanh khởi”… Bởi vì có quá nhiều cách dịch nên Sư nghĩ nên dùng thẳng danh từ Pali là tốt hơn hết.

Danh từ này có hai phần: Paṭicca và SamuppādaPaṭicca có nghĩa là tùy thuộc và Samuppāda là những gì cùng sanh khởi với nhau. 

Nhưng khi được dùng chung lại, Paṭicca Samuppāda 
  1. không có nghĩa là những gì sanh khởi do điều kiện mà 
  2. chính là những điều kiện. 
Danh từ này được Đức Phật dùng để chỉ các hiện tượng vật lý và tâm lý làm điều kiện cho các hiện tượng vật lý và tâm lý khác sanh khởi. 

Một danh từ Pali khác nữa là Paṭicca Samupanna có ý nghĩa 
  • những gì sanh khởi tùy thuộc vào điều kiện.

Như vậy, 
  1. Paṭicca Samuppāda nguyên nhân và 
  2. Paṭicca Samupanna kết quả

--ooOoo--

Tuy nhiên, theo cách dùng phổ thông, Paṭicca Samuppāda 
  1. là sanh khởi tùy thuộc vào điều kiện 
  2. có nghĩa là tất cả mọi pháp hay hiện tượng hữu vi 
  3. đều cần có điều kiện mới sanh khởi được. 

Về ý nghĩa của danh từ này, có rất nhiều cách giải thích trong Chú Giải nhưng Sư sẽ không nói hết ra đây bởi vì sợ quí vị bị lẫn lộn. Do đó, quí vị chỉ cần biết 

Paṭicca Samuppāda được Đức Phật dùng để 
  1. chỉ những gì làm điều kiện 
  2. cho những thứ khác sanh khởi. 
  3. Đó là Mười Hai Nhân Duyên.


Đức Phât không sáng tạo ra Mười Hai Nhân Duyên hay Pháp Duyên Sinh. Một lần Ngài dạy: “Dù Phật có ra đời hay không, định luật duyên sinh luôn luôn có mặt”. Như vậy, Đức Phật chỉ là người khám phá mà thôi. Cũng giống như định luật về trọng lực không phải do Isaac Newton sáng tạo. Nó luôn có mặt với thế giới nhưng không ai biết cho đến khi được Isaac Newton khám phá ra. Và theo chuyện kể lại, một hôm trái táo rơi trúng vào đầu Isaac Newton khiến ông nghĩ đến trọng lực. Do đó, đôi khi trọng lực còn được gọi là định luật Newton có nghĩa là định luật thiên nhiên được Newton khám phá chứ không phải do Newton sáng tạo. 

Tương tự như vậy, Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên đã có mặt với tất cả chúng sanh từ vô lượng kiếp nhưng không ai hay biết cho đến khi có các vị Phật chứng nghiệm rồi thuyết giảng lại cho chúng sanh.

Thật ra, khi còn là Bồ Tát, Đức Phật đã biết đến Pháp Duyên Sinh vì Ngài đã thực tập Thiền Minh Sát Niệm Xứ (Vipassana) về những thành tố hay chi của Mười Hai Nhân Duyên. Đó là vào đêm thành đạo, trước khi giác ngộ, Ngài đến cội cây Bồ Đề ngồi xuống và hạ quyết tâm rằng dầu máu cạn, thịt khô chỉ còn da bọc xương Ngài cũng không bao giờ rời khỏi chỗ ngồi cho đến khi thành đạt chánh quả. Và như thế Ngài hành thiền suốt đêm.

Trước hết, Ngài thực hành phép quán niệm hơi thở (ānāpānassati) vào canh đầu của đêm và Ngài đắc bốn tầng thiền (jhāna) cõi sắc giới (rupāvacara). Sau đó, Ngài đắc bốn tầng thiền cõi vô sắc giới (arupāvacara). Kế tiếp, Ngài đắc Túc Mạng Minh (pubbenivāsānussatiñana) biết các tiền kiếp của mình với đầy đủ chi tiết. Nhờ thần thông này mà Đức Phật kể lại 547 tiền kiếp được ghi trong Túc Sanh Truyện (Jātaka).

Trong canh giữa Ngài đắc Thiên Nhãn Minh (dibbacakkhuñana) thấy được chúng sanh chết từ kiếp này rồi tái sanh vào kiếp khác tốt hay xấu tùy theo nghiệp lực của chính mình. Giáo lý của Đức Phật về định luật Nghiệp Báo (kamma) dựa vào thần thông này. Do đó, những gì Đức Phật dạy về luân hồi (samsāra) không phải do suy diễn hay suy nghĩ hợp lý mà do trực giác về việc chúng sanh chết ở một kiếp và tái sanh vào một kiếp khác.

vào canh cuối đêm ấy, Ngài lần lượt hành Thiền Minh Sát Niệm Xứ trên các nhân duyên của Mười Hai Nhân Duyên. Nhưng mỗi khi hành thiền Minh Sát Niệm Xứ về mỗi nhân duyên, Ngài dùng pháp quán niệm hơi thở để đắc Tứ Thiền Sắc Giới thuộc Thiền Vắng Lặng (samatha) trước rồi mới xuất ra khỏi tầng thiền này để minh sát chú niệm xuôi ngược trên nhân duyên đó.

Khi đề cập Đức Bồ Tát (bodhisatta) thực hành Thiền Minh Sát Niệm Xứ trên các nhân duyên, Sư muốn nói là 

Ngài hành thiền và thấy được ba đặc tánh vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta) của các nhân duyên. 

Ngài lấy một chi làm đối tượng chú niệm và kinh nghiệm ba đặc tánh phổ quát này trước khi sang đến chi kế tiếp. 

Và như vậy Ngài đã thực tập theo dõi hàng triệu lần lui tới trên 12 chi của Mười Hai Nhân Duyên và kinh nghiệm ba đặc tánh phổ quát vô thường, khổ và vô ngã của cả 12 chi này. Đây là giai đoạn Tuệ Suy Xét (sammasanañana) trong Thiền Minh Sát Niệm Xứ đối với Mười Hai Nhân Duyên. Vì thế mà Ngài quá quen thuộc với Pháp Duyên Sinh ngay cả trước khi giác ngộ thành Phật.

Có nhiều tầng tuệ khác nhau trong Thiền Minh Sát Niệm Xứ và Tuệ Suy Xét là tầng Tuệ Minh Sát thực sự đầu tiên. Sau Tuệ Suy Xét, Ngài lại ngưng hành Thiền Minh Sát Niệm Xứ và lại nhập vào Tứ Thiền Sắc Giới rồi từ tầng thiền này Ngài xuất ra để tiếp tục giai đoạn minh sát niệm xứ kế tới là thấy được sự sanh diệt của mỗi chi. Đây là Tuệ Sanh Diệt (Udayabbayānupassanāñana). Với sự thực tập như vậy Ngài lần lượt kinh nghiệm tất cả các tầng Tuệ Minh Sát còn lại. Chính vì vậy mà sự thực hành Thiền Minh Sát Niệm Xứ của Ngài không liên tục vì có Thiền Vắng Lặng xen kẽ vào.

Tại sao Ngài phải tạm ngưng sau mỗi chi trong Mười Hai Nhân Duyên để nhập Tứ Thiền Sắc Giới mà không liên tục hành Thiền Minh Sát Niệm Xứ trên các nhân duyên? Kinh ghi lại là nhập Tứ Thiền Sắc Giới giữa các Tuệ Minh Sát để làm cho tâm sắc bén hơn. Ví dụ, khi cắt đồ cứng dao bị đùi nên cần nghỉ để mài cho sắc bén rồi mới cắt trở lại. Tương tự như vậy, để đạt tuệ giác cao hơn, Đức Bồ Tát nhập Tứ Thiền Sắc Giới và sau đó mới trở lại minh sát nhân duyên kế tiếp.

Đức Bồ Tát chú niệm tới lui các nhân duyên cả triệu lần theo ý muốn, cho nên Thiền Minh Sát Niệm Xứ mà Ngài thực tập còn gọi là Đại Minh Sát (mahā vipassanā) . Ngài hành thiền Đại Minh Sát như vậy và liên tiếp đắc bốn tầng thánh, nghĩa là Ngài thực tập Thiền Minh Sát đắc thánh đạo Tu Đà Hườn (Sotāpattimagga), thực tập Thiền Minh Sát đắc thánh đạo Tu Đà Hàm (Sakadāgamimagga), thực tập Thiền Minh Sát đắc thánh đạo A Na Hàm (Anāgāmimagga), thực tập Thiền Minh Sát đắc thánh đạo A La Hán (Arahattamagga)

Vào lúc rạng đông, Ngài đạt được tuệ giác siêu phàm Lậu Tận Minh (khīnāsavañana) và tâm Ngài đoạn tận 
  1. dục lậu (kāmāsava)
  2. hữu lậu (bhavāsava)
  3. kiến lậu (ditthāsava) và 
  4. vô minh lậu (avijjāsava)
hết sạch các ô nhiễm trong tâm và chấm dứt mọi phiền não. 

Ngài trở thành vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (Samma sambuddho). Với sự giác ngộ này Ngài có trí tuệ toàn giác và có thể hiểu được tất cả mọi vấn đề mà Ngài muốn biết.

Sư giảng chi tiết như trên để quý vị hiểu vì những điều này ít được nói đến.
 
Sư cũng muốn quý vị biết là Đức Bồ Tát đã thực hành Thiền Minh Sát Niệm Xứ 
  1. không phải trên một nhân duyên hay một hiện tượng về danh hay sắc 
  2. mà là trên tất cả các chi của Mười Hai Nhân Duyên trước khi thành Phật. 
  3. Thật vậy, 12 chi bao gồm cả thân lẫn tâm hay Danh và Sắc.

Sau khi Đức Phật giác ngộ, Ngài ngồi tĩnh lặng dưới cội cây Bồ Đề (bodhi) liên tiếp trong bảy ngày không hề đứng dậy. 

Trong đêm thứ nhất, Ngài quán lại Mười Hai Nhân Duyên 
  1. theo chiều xuôi và 
  2. theo chiều ngược. 

Theo chiều xuôi có nghĩa là 
  1. do nhân duyên hay hiện tượng này sanh khởi 
  2. mà nhân duyên hay hiện tượng khác cũng sanh khởi. 

Theo chiều ngược 
  1. không có nghĩa là ngược lại ở trên 
  2. nhưng là do nhân duyên hay hiện tượng này diệt 
  3. thì nhân duyên hay hiện tượng khác cũng diệt theo. 

Và vào đêm thứ bảy, Ngài cũng quán lại Mười Hai Nhân Duyên. 
  1. Canh thứ nhất, Ngài quán theo chiều xuôi, 
  2. canh thứ hai Ngài quán theo chiều ngược, và 
  3. canh cuối cùng Ngài quán theo hai chiều xuôi ngược.

Trong suốt 45 năm truyền bá giáo pháp, Đức Phật đã giảng Pháp Duyên Sinh nhiều lần được ghi lại trong 
  1. Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta nikāya) và 
  2. Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)

Đức Phật quá quen thuộc với Pháp Duyên Sinh nên Ngài đã giảng dạy pháp này bằng nhiều cách. 
  1. Có khi Ngài bắt đầu từ nhân duyên hay chi thứ nhất và giảng cho đến nhân duyên hay chi cuối cùng của Mười Hai Nhân Duyên. 
  2. Đôi khi Ngài bắt đầu từ các chi giữa và giảng đến chi chót. 
  3. Lắm lúc Ngài bắt đầu từ chi cuối cùng và giảng ngược lên. 

Điều này cho thấy Đức Phật hiểu Pháp Duyên Sinh một cách sâu rộng, tường tận và do đó có thể giảng bằng bất cứ cách nào thích ứng với căn cơ của người nghe. Và đây là lý do tại sao có nhiều cách giảng trong những lời dạy của Ngài giúp cho người nghe thấu hiểu và giác ngộ.

Đức Phật dạy rằng Pháp Duyên Sinh 
  1. rất thâm sâu,
  2. khó hiểu không dễ lãnh hội. 

Ngài nói Pháp Duyên Sinh trông thâm sâu và thật sự vô cùng thâm sâu. 

Có lần Ngài A Nan, thị giả của Đức Phật, bạch với Ngài rằng: 
“Bạch Đức Thế Tôn, thật là tuyệt diệu! Pháp Duyên Sinh trông thâm sâu và thật sự thâm sâu; tuy nhiên, đối với con, Pháp này thật rõ ràng và không khó lắm để hiểu”.

Đức Phật trả lời: 
“Không nên nói như vậy, này A Nan; không nên nói như vậy. Pháp Duyên Sinh trông thâm sâu và thật sự vô cùng thâm sâu. Vì chúng sanh không hiểu pháp này cho nên làm điều sai quấy và bị đọa vào bốn đường ác đạo.” 

Sau đó Ngài giảng rõ Mười Hai Nhân Duyên cho Ngài A Nan nghe và Ngài A Nan vô cùng hoan hỉ.

Có một câu nói liên hệ đến Pháp Duyên Sinh mà các vị giảng Pháp thường hay trích dẫn như sau: 

“Bất cứ ai hiểu được Pháp Duyên Sinh sẽ hiểu được Giáo Pháp và bất cứ ai hiểu Giáo Pháp sẽ hiểu Pháp Duyên Sinh”. 

Chúng ta thường hay giải thích sát nghĩa là “nếu biết Pháp Duyên Sinh, sẽ biết Giáo Pháp và nếu biết Giáo Pháp sẽ biết Pháp Duyên Sinh”. 

Tuy nhiên, Chú Giải giải thích cách khác. Chú giải nói rằng trong câu nói đó, 
  1. Pháp Duyên Sinh có nghĩa là nguyên nhân 
  2. và Giáo Pháp có nghĩa là kết quả. 

Do đó, câu nói nên được hiểu là: “Bất cứ ai biết nhân cũng biết quả và những ai biết quả cũng sẽ biết nhân”. 

Bởi vì chúng ta luôn luôn dựa vào Chú Giải cổ xưa, cho nên ở đây cũng sẽ theo Chú Giải chứ không theo cách mà chúng ta giải thích.

Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên chỉ đề cập đến các hiện tượng tâm vật lý hay danh sắc của các chúng sanh hữu tình mà thôi. Pháp này không bàn đến các hiện tượng vật chất bên ngoài các chúng sanh hữu tình; do đó, chúng ta sẽ không tìm thấy câu trả lời cho sự liên hệ giữa các hiện tượng ngoại giới như cây cỏ, núi non… 

Có một pháp đề cập đến mọi hiện tượng bao gồm chúng sanh hữu tình cũng như các hiện tượng ngoại giới. Đó  là pháp Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna) giải thích về tương quan giữa các điều kiện hay hiện tượng.

Muốn hiểu thấu đáo Pháp Duyên Sinh cần phải có kiến thức căn bản về Vi Diệu Pháp. Nếu không sẽ rất khó khăn hay có thể nói không thể hiểu trọn vẹn Pháp này. Sư hy vọng một số quý vị đã có được những kiến thức căn bản về Vi Diệu Pháp và nhờ vậy có thể theo dõi sự giải thích của Sư ở đây.

Trước hết, Sư muốn quý vị làm quen với công thức của Pháp Duyên Sinh bằng tiếng Pali bởi vì Sư sẽ dùng đi dùng lại các từ Pali trong khi giải thích. Công thức này tuy ngắn không quá nửa trang giấy nhưng giải thích đầy đủ rất dài dòng. May mắn là đã có giải thích chi tiết về Pháp này trong các Chú Giải cổ xưa. Chúng ta không thể nào hiểu được Pháp Duyên Sinh nếu không dựa vào Chú Giải hay những sự giải thích xa xưa này. 

Cho nên Sư sẽ dựa vào 
  1. luận thư Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) và 
  2. Chú Giải Vi Diệu Pháp (Atthasalini) 
của Ngài Phật Minh (Buddhaghosa). Cả hai sự giải thích này của cùng một tác giả nên căn bản giống nhau.

Đầu đề thứ nhất của Pháp Duyên Sinh bằng tiếng Pali là Paticca Samuppāda (Anuloma). Dịch nghĩa là Mười Hai Nhân Duyên (Theo chiều xuôi). Thật ra, loma có nghĩa là “lông trên cơ thể” và anu có nghĩa là “dọc theo”. Do đó, anuloma là “dọc theo lông” hay là theo chiều xuôi. Đối nghịch lại là paṭiloma có nghĩa là “ngược chiều lông” hay theo chiều ngược.

--ooOoo--

Công thức của Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên như sau:

Paṭicca Samuppāda (Anuloma)
Mười Hai Nhân Duyên (Theo chiều xuôi)

1. Avijjā-paccayā sankhārā.
“Vô Minh duyên Hành” nghĩa là “Do Vô Minh làm điều kiện, Hành Nghiệp sanh khởi”.

2. Sankhāra-paccayā viñnānam.
“Hành duyên Thức” nghĩa là “Do Hành Nghiệp làm điều kiện, Thức sanh khởi”.

3. Viñnāna-paccayā nāma-rūpam.
“Thức duyên Danh Sắc” nghĩa là “Do Thức làm điều kiện, Danh Sắc sanh khởi”.

4. Nāma-rūpa-paccayā salāyatanam.
“Danh Sắc duyên Lục Nhập (sáu căn và sáu trần)” nghĩa là “Do Danh Sắc làm điều kiện, Lục Nhập (sáu căn và sáu trần) sanh khởi”.

5. Salāyatana-paccayā phasso.
“Lục Nhập (sáu căn và sáu trầnduyên Xúc” nghĩa là “Do Lục Nhập (sáu căn và sáu trần) làm điều kiện, Xúc sanh khởi”.

6. Phassa-paccayā vedanā
“Xúc duyên Thọ” nghĩa là “Do Xúc làm điều kiện, Thọ sanh khởi”.

7. Vedanā-paccayā tanhā
“Thọ duyên Ái” nghĩa là “Do Thọ làm điều kiện, Ái sanh khởi”.

8. Tanhā-paccayā upādānam.
“Ái duyên Thủ” nghĩa là “Do Ái làm điều kiện, Thủ sanh khởi”.

9. Upādāna-paccayā bhavo.
“Thủ duyên Hữu” nghĩa là “Do Thủ làm điều kiện, Hữu sanh khởi”.

10. Bhava-paccayā jāti.
“Hữu duyên Sinh” nghĩa là “Do Hữu làm điều kiện, Sinh sanh khởi”.

11. Jāti-paccayā jarā-maranam, soka-parideva- dukkha-domanass’upāyāsā sambhavanti.
“Sinh duyên Lão, Tử và Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não” nghĩa là “Do Sinh làm điều kiện nên Lão, Tử và Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh khởi”.

Evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.
“Đó là toàn bộ một khối khổ đau”.


Trên đây là công thức nổi tiếng của Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên. 

Notes: Cách đọc chữ Pali:

  1. Dấu gạch ngang trên đầu một số nguyên âm cho thấy đây là các nguyên âm đọc dài có nghĩa là kéo dài ra khi phát âm. 
  2. Chữ n đôi khi có dấu chấm hay dấu ngã trên đầu hoặc dấu chấm bên dưới. 
  3. Chữ ñ với dấu ngã như trong chữ viññanam phát âm tương tự như chữ ñ trong tiếng Tây Ban Nha hay nh trong tiếng Việt. 
  4. Chữ ṇ với dấu chấm bên dưới phát âm sắc sảo hơn. 
  5. Chữ m và chữ ṁ với dấu chấm trên đầu tuy khác nhau nhưng cùng nghĩa. 
  6. Chữ v phát âm như w. Thật ra, nếu quý vị theo đúng luật phát âm trong tiếng Pali thì v được phát âm như trong tiếng Anh. Nhưng ở Miến Điện, Tích Lan hay Thái Lan, v được phát âm như w. Cho nên chúng ta phát âm như w cũng được. Nếu quý vị không hiểu thì cũng không sao. Sư chỉ giải thích để viết Pali cho đúng mà thôi.


Công thức Pháp Duyên Sinh gồm 11 câu về 11 tương quan giữa 12 nhân duyên và một câu kết luận. 

Trong 11 câu đầu về tương quan đều có thuật ngữ paccayā nên quý vị cần hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này. 

Paccayā có hai nghĩa là 
  1. điều kiện nguyên nhân và 
  2. điều kiện hỗ trợ. 

Hai loại điều kiện này không giống nhau. Do đó, đôi khi chỉ “một cái gì tạo nên hay nguyên nhân của một cái gì khác”, đôi khi chỉ là điều kiện hỗ trợ mà thôi. 

Lấy ví dụ về sự thấy. Thấy sanh khởi bởi vì có cái gì đó để thấy. “Cái gì đó được thấy” là điều kiện hỗ trợ để thấy sanh khởi nhưng “cái gì đó được thấy” không phải là nguyên nhân sanh ra thấy. 

Đôi khi paccayā có nghĩa là nguyên nhân làm cho sanh khởi cái khác như trong tương quan thứ hai “Do Hành làm điều kiện, Thức sanh khởi” sẽ được giải thích sau. 

Vì thế, trong công thức trên cụm từ “làm điều kiện” phải được hiểu là điều kiện nguyên nhân hay điều kiện hỗ trợ tùy theo trường hợp. Chúng ta nên hiểu thuật ngữ Pali paccayā theo hai ý nghĩa khác nhau này.


Tương quan đầu tiên là “Do Vô Minh làm điều kiện, Hành sanh khởi” (Vô Minh duyên Hành). Có rất nhiều cách dịch câu này, nhưng Sư nghĩ cách dịch ở trên là gần sát nghĩa hơn cả. Chúng ta cũng có thể dịch là “Tùy thuộc vào Vô Minh, Hành sanh khởi” hay “Điều kiện bởi Vô Minh, Hành sanh khởi”.


Tương tự như vậy, tương quan thứ hai là “Do Hành làm điều kiện, Thức sanh khởi” (Hành duyên Thức). Thức (viññana) ở đây có nghĩa là Tâm Vương (citta). Tương quan thứ ba là “Do Thức làm điều kiện, Danh và Sắc sanh khởi”. Tương quan thứ tư là “Do Danh và Sắc làm điều kiện, Lục Nhập sanh khởi”…Đây là cách mà chúng ta hiểu ý nghĩa của chữ paccayā trong 11 tương quan giữa 12 nhân duyên.


Dòng suy nghĩ của Đức Phật khi còn là Bồ Tát về Pháp Duyên Sinh:

Trước khi đi sâu vào công thức của Pháp Duyên Sinh, chúng ta hãy đi theo dòng suy nghĩ của Đức Phật khi còn là Bồ Tát. Bồ Tát là người chưa giác ngộ nhưng là bậc phi thường, nhiều trí tuệ và từ bi vô lượng hơn hẳn người thường. Ngài thấy chúng sanh bị đau khổ vì sinh, già, bệnh, chết nên cố tìm ra phương cách để chấm dứt khổ đau.


Chúng ta không ai muốn chết nhưng đều phải chết. Để tìm ra giải pháp, Ngài suy nghiệm về những gì gây ra già và chết và thấy nguyên nhân của già rồi chết là sinh. Từ giây phút đầu đời chúng ta luôn luôn già đi trong mỗi phút giây của cuộc đời và cuối cùng phải chết. Tất cả những điều này xảy ra chỉ vì chúng ta sinh làm người. Như vậy, lấy chết làm điểm khởi đầu, Đức Bồ Tát quán ngược lên và thấy Sinh là nguyên nhân của Già và Chết ngay trong kiếp đó.


Nhưng cái gì là nguyên nhân của Sinh trong kiếp sống? Có sự hiện hữu nào trước kiếp sống này không? Đây là một câu hỏi thật khó khăn. Chúng ta ước muốn có thần thông như Đức Phật để thấy ngay câu trả lời nhưng điều này không thể được nên phải dựa vào lời Phật dạy. Do đó, những gì chúng ta biết là do Đức Phật truyền lại.


Tuy nhiên, chúng ta hãy theo cách suy luận sau đây. Có phải đây là lần sinh ra đầu tiên của chúng ta không? Có hiện hữu nào trước kiếp sống này? Chúng ta không biết được nhưng có thể suy diễn. Chúng sanh sinh ra khác nhau. Người thì tử tế người thì không. Ngay cả anh chị em cũng không giống nhau về tánh tình, ứng xử, thông minh và cả diện mạo nữa. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Nếu do một đấng nào sáng tạo ra hay do một cái gì đó sanh ra thì vì lý do gì mà lại khác nhau như vậy? Tại sao Thượng Đế tạo ra người thì thông minh người thì ngu ngốc…? 


Chúng ta không giải thích được sự khác biệt dựa vào di truyền hay môi sinh vì ngay như trẻ em sinh đôi lớn lên trong cùng một môi trường nhưng rất khác biệt nhau. Phải có lý do cho sự khác biệt. Quý vị có thể suy diễn là phải có cái gì đó trước kiếp sống này làm cho một người sinh ra thông minh hay ngu đần, tốt hay xấu… Do đó, chúng ta dựa vào tiền kiếp. Chính những gì chúng ta làm trong kiếp trước khiến chúng ta sinh ra làm người thông minh hay ngu đần, giàu hay nghèo… trong kiếp này. Cho nên dù không thấy bằng trực giác nhưng chúng ta cũng có thể suy diễn được là phải có cái gì trước kiếp này làm cho chúng ta khác nhau trong đời hiện tại.


Những điều tốt xấu làm trong tiền kiếp khiến cho chúng ta tái sinh được gọi là Nghiệp (kamma). Trong Mười Hai Nhân Duyên, Nghiệp xuất hiện hai lần với hai tên khác nhau là Hành (sankhāra) hay Hành Nghiệp (sankharakamma) Hữu (bhava) hay Hữu Nghiệp (kammabhava). Nghiệp tạo ra trong quá khứ khiến tái sinh trong kiếp này. Chúng ta suy diễn nhưng Đức Bồ Tát thấy rõ bằng trực giác nguyên nhân của tái sinh trong đời này là nghiệp thiện hay bất thiện chúng ta tạo ra trong quá khứ.


Cái gì là nguyên nhân hay điều kiện cho Nghiệp? Tại sao chúng ta tạo nghiệp thiện hay bất thiện?  Lý do tạo nghiệp là chúng ta ao ước một đời sống tốt đẹp hơn. Do ao ước mạnh mẽ này hay là Thủ (upādāna) mà chúng ta tạo nghiệp thiện hay bất thiện. Cho nên, Thủ là nguyên nhân của Nghiệp.


Nghiệp hay Hữu Nghiệp (kammabhava) ở đây là những hành động tạo tác với mục đích được tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp.


Chẳng hạn như chúng ta nghe nói về lạc thú trên các cảnh trời nên khao khát được tái sinh lên các nơi ấy. Và để được như vậy chúng ta phải làm điều gì đó. 
  1. Các vị thầy tốt sẽ chỉ bày làm những việc phước thiện như giữ giới hay hành thiền và khi thực hiện những thiện nghiệp này chúng ta được quả báo là tái sinh lên các cảnh trời. 
  2. Ngược lại, các vị thầy xấu sẽ bảo hy sinh súc vật để tế lễ thần linh. Và vì tin tưởng vào những vị thầy này mà chúng ta đã giết hại súc vật dâng cúng với hy vọng sẽ được sanh lên các cảnh trời. Nhưng sự hy sinh súc vật không phải là thiện nghiệp mà là ác nghiệp. Do kết quả của sát sanh, chúng ta tái sinh không phải vào cảnh trời như mong muốn nhưng là các cõi thấp kém. 

Như vậy, ao ước được sanh vào cảnh trời khiến chúng ta tạo thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp. Ở đây ao ước mạnh mẽ hay Thủ là điều kiện tạo nghiệp.


Tà Kiến (miccha ditthi) là nguyên nhân hay điều kiện khác của Nghiệp. Thông thường chúng ta bám giữ hết cỡ vào quan kiến sai lầm hay tà kiến và theo đó hành động. Vì thế hầu hết hành động của chúng ta sẽ bất thiện. Những hành động bất thiện này đưa tới quả báo là tái sinh vào các đường ác đạo. Do đó, thủ và tà kiến là nguyên nhân của Nghiệp gây ra tái sinh.


Cái gì làm điều kiện cho Thủ (upādāna)? Đó chính là Ái (tanhā). Thoạt tiên, chúng ta ưa thích và rồi ham muốn càng ngày càng gia tăng. Ưa thích sơ khởi là Ái và ham muốn mạnh mẽ là Thủ. Do đó, làm điều kiện cho Thủ sanh khởi là Ái. So với Thủ, Ái là ham muốn nhẹ nhàng hơn đối với những đối tượng ưa thích. Nhưng một khi Ái trở nên mạnh mẽ thì sẽ biến thành Thủ.

(Còn tiếp)
Reply
(tt) MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN – DẪN NHẬP (2-3)
U Silananda

[url=<a][/url]https://theravada.vn/muoi-hai-nhan-duyen-dan-nhap/


Dẫn Nhập (2-3)

Thọ: lạc thọ, khổ thọ, thọ trung tính

Cái gì làm điều kiện cho Ái? Tại sao chúng ta ưa thích vật hay người? 

Chính là do cảm giác thích thú hay Lạc Thọ (sukkha vedanā) về vật hay người đó. Lạc Thọ là điều kiện đưa đến ưa thích hay Ái. Nếu không có lạc Thọ đối với một cái gì thì sẽ không có ưa thích hay không có Ái. Do đó, Lạc Thọ là điều kiện cho Ái.

Còn Khổ Thọ (dukkha vedanā) thì sao? Chúng ta sẽ không dính mắc vào những gì đem cảm giác không toại nguyện hay đau khổ. Tuy nhiên, khi bị khổ thọ, chúng ta lại ao ước lạc thọ. Do đó, một cách gián tiếp, khổ thọ cũng là điều kiện cho Ái. 

Còn Thọ Trung Tính (upekkha vedanā) không lạc không khổ thì sao? Thọ vô ký hay trung tính cũng được xem như là lạc thọ vì nó cũng an lạc. Do đó, chúng ta cũng ưa thích thọ trung tính và đây cũng là điều kiện cho Ái sanh khởi.


Tại sao có Thọ (vedanā)? Vì có sự tiếp xúc giữa nội căn với đối tượng.  Chẳng hạn khi một đối tượng lọt vào tầm nhìn của mắt, có một trạng thái sanh khởi trong tâm mà chúng ta gọi là Xúc (phassa). Đây là một trạng thái của tâm chứ không phải là sự tiếp xúc vật chất. Trạng thái tâm hay tâm sở (cetasika) này nổi lên đồng thời với tâm vương (citta) sanh khởi do sự tiếp xúc giữa các đối tượng với các nội căn. Trong trường hợp của sự thấy, tâm vương là tâm thấy hay nhãn thức (cakkhu viññana) sanh khởi do sự tiếp xúc giữa đối tượng có thể thấy được với phần nhạy cảm của mắt (cakkhu-pasāda) hay nhãn căn (cakkhāyatana). Cùng sanh khởi với tâm vương là tâm sở Xúc. Và do tâm sở Xúc này có mặt mà Thọ phát sanh. Nếu không có Xúc, Thọ sẽ không sanh khởi. Chính vì vậy mà Xúc làm điều kiện cho Thọ sanh khởi.


Cái gì làm điều kiện cho Xúc sanh khởi? Đó là Lục Nhập (salāyatana) hay sáu căn và sáu trần. Sáu căn là các căn liên hệ đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và sáu trần là các đối tượng như hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, đụng chạm và các đối tượng tổng quát của tâm còn gọi là pháp. Chẳng hạn nếu không có mắt sẽ không có Xúc, nếu không có tai sẽ không có Xúc… Sáu trần không nhất thiết ở bên ngoài chúng sanh vì chúng có thể có mặt ngay trong chúng sanh. Chính do sự tiếp xúc giữa các căn và các trần hay lục nhập này mà Xúc sanh khởi.

Cái gì làm điều kiện cho Lục Nhập sanh khởi? Đó là Danh (nāma) và Sắc (rūpa). Trong sáu căn thì Ý Căn (manāyatana) thuộc về Danh. Các căn còn lại thuộc về Sắc. Các căn và các trần tùy thuộc vào Danh Sắc mà sanh khởi. Nếu không có Danh và Sắc, sẽ không có sáu căn và sáu trần. Do đó, Danh Sắc làm điều kiện cho Lục Nhập sanh khởi.

Cái gì làm điều kiện cho Danh và Sắc sanh khởi? Chính là Thức hay một cách chính xác là các Dị Thục Tâm (vipāka) hay Tâm Kết Quả. 

Có nhiều loại thức hay tâm vương khác nhau, 
  1. một số do chính chúng ta tạo ra và 
  2. một số khác là kết quả của nghiệp trong quá khứ

Ngay lúc thụ thai làm người, tâm  dị thục sanh khởi do kết quả của nghiệp trong kiếp trước được gọi là Thức Tái Sanh hay Kiết Sanh Thức. Cùng với tâm kết quả này là một số trạng thái tâm hay tâm sở và một vài tính thất vật chấtdạng hạt tử vi tế

Theo Vi Diệu Pháp, sự kết hợp của ba yếu tố: 
  1. thức tái sanh, 
  2. tâm sở 
  3. và sắc pháp 
vừa đề cập được gọi là thụ thai. Chúng sanh khởi đồng thời với nhau. 

Tuy nhiên, nếu không có Thức Tái Sanh sanh khởi thì hai yếu tố còn lại là tâm sở và sắc pháp sẽ không sanh khởi. Các tâm sở ở đây là Danh. Do đó, Danh và Sắc chịu điều kiện bởi Thức Tái Sanh là kết quả của nghiệp lực trong quá khứ

Vì thế, trong tương quan này Thức Tái Sanh (tâm kết quả) là điều kiện làm cho Danh (tâm sở) và Sắc sanh khởi.


Trước đêm thành đạo, Đức Bồ Tát dừng lại ở chi về Thức Tái sanh:

Trong những lần quán chiếu về Pháp Duyên Sinh trước đêm thành đạo ở cội cây Bồ đề, Đức Bồ Tát dừng lại ở chi về Thức Tái Sanh vì thấy điều kiện cho tâm này sanh khởi lại là Danh và Sắc. Ngài nói: “Ô! Tâm này đi ngược trở lại”. Trong những lần như vậy, Đức Bồ Tát không thấy Hành và Vô Minh. Đó là cách mà Đức Bồ Tát quán về Pháp Duyên Sinh trước đêm thành đạo.  (Thức duyên Danh Sắc, và Danh Sắc cũng duyên Thức)

Trong Chú Giải, không có giải thích tại sao Ngài dừng lại ở đó. Có lẽ những luận sư nghĩ rằng sau khi đi ngược lại hai kiếp sống cũng đã đủ để hiểu Pháp Duyên Sinh lắm rồi. 


Sau khi thành Phật, Ngài dạy Hành (tức Hành Nghiệp) là nguyên nhân tạo Thức Tái Sanh:

Tuy nhiên, nếu theo công thức mà Đức Phật dạy về Pháp Duyên Sinh sau khi Ngài thành Phật, chúng ta sẽ thấy Hành hay Hành Nghiệp là nguyên nhân làm cho Thức Tái Sanh hay tâm kết quả sanh khởi. Hành nghiệp là những hành động thiện và bất thiện mà chúng sanh đã tạo tác ra trong tiền kiếp. Do tạo Hành Nghiệp trong quá khứ mà kiếp này chúng sanh bị tái sinh. Cho nên Hành Nghiệp là nhân của Thức Tái Sanh hay tâm kết quả.


Do đâu mà Hành Nghiệp (sankhāra) sanh khởi? Tại sao một đôi khi chúng ta tạo thiện nghiệp và một đôi khi tạo bất thiện nghiệp? Theo công thức về Pháp Duyên Sinh, chúng ta tạo thiện nghiệp và bất thiện nghiệp vì bị Vô Minh (avijjā). Vô minh hay không biết rõ thực tại, không thấy được được Tứ Diệu Đế hay Bốn Pháp Thâm Diệu, không hiểu được Pháp Duyên Sinh… Vì bị vô minh che mờ nên chúng sanh đôi lúc làm điều thiện, đôi lúc làm điều bất thiện. Do đó, cho đến khi giác ngộ hoàn toàn, bất cứ những gì chúng ta làm đều chịu điều kiện bởi vô minh.

Vô Minh là điều kiện nền tảng cho Pháp Duyên Sinh nhưng không phải là nguyên nhân đầu tiên vì chính Vô Minh chịu điều kiện của già, bịnh, chết. Chúng sanh bị phiền não bởi già, bịnh và chết nên hoang mang, mê mờ không hiểu rõ sự thật về sinh tử luân hồi hay vô minh.


Như vậy, những điều kiện hay các yếu tố duyên sinh trong Mười Hai Nhân Duyên liên hệ với nhau theo một vòng gồm mười hai bánh xe dính vào nhau còn được gọi là Vòng Luân Hồi (samsara).

Chúng ta hãy ôn lại công thức của Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên:

  1. Do Vô Minh làm điều kiện, Hành (Hành Nghiệp) sanh khởi.

  2. Do Hành Nghiệp làm điều kiện, Thức (Thức Tái Sanh hay Tâm Kết Quả) sanh khởi.

  3. Do Thức (Thức Tái Sanh) làm điều kiện, Danh (tâm sở) Sắc sanh khởi.

  4. Do Danh Sắc làm điều kiện, Lục Nhập (sáu căn và sáu trần) sanh khởi.

  5. Do Lục Nhập làm điều kiện, Xúc sanh khởi.

  6. Do Xúc làm điều kiện, Thọ sanh khởi.

  7. Do Thọ làm điều kiện, Ái sanh khởi.

  8. Do Ái làm điều kiện, Thủ sanh khởi.

  9. Do Thủ làm điều kiện, Hữu (Hữu Nghiệp) sanh khởi.

  10. Do Hữu làm điều kiện, Sinh sanh khởi.

  11. Do Sinh làm điều kiện nên Lão, Tử sanh khởi và cũng do Sinh làm điều kiện nên Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não có thể sanh khởi.

Tại sao năm yếu tố Sầu (soka), Bi (parideva), Khổ (dukkha), Ưu (domanassa), Não (upāyasa) được xếp vào một nhóm riêng biệt khác với Lão (jāra) và Tử (marana) ?

Trong tương quan chót, năm yếu tố Sầu (soka), Bi (parideva), Khổ (dukkha), Ưu (domanassa), Não (upāyasa) được xếp vào một nhóm riêng biệt khác với Lão (jāra) và Tử (marana). Khi có sinh dĩ nhiên sẽ có già và chết không thể nào tránh khỏi. 

Tuy nhiên, sầu, bi, khổ, ưu, não có thể sanh hay không sanh khởi. Sư nghĩ 
  1. năm yếu tố này có mặt trong thế giới loài người vì ít nhiều chúng ta cũng kinh nghiệm chúng. 
  2. cảnh trời, tuy không nhiều nhưng cũng có những thứ này. 
  3. Cõi phạm thiên không có khổ thân và khổ tâm nên sẽ không có sầu, bi, khổ, ưu, não

Do đó, năm điều này không phải là kết quả hiển nhiên của Sinh. Đó là lý do tại sao chúng được xếp riêng biệt.

Và kết luận: Đó là toàn bộ một khối khổ đau.

Công thức nói trên cho thấy như thế nào khối đau khổ sanh khởi. Khối khổ đau có nghĩa là chỉ thuần đau khổ chứ không pha trộn với hạnh phúc.

Trên đây là tổng quát về Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên. Chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết các tương quan hay 12 nhân duyên này.

Nhưng trước hết Sư muốn quý vị hiểu trong công thức trên mỗi nhân duyên có thể là nhân (nguyên nhân gây ra) hay duyên (điều kiện hỗ trợ) tùy theo từng trường hợp một. Tuy nhiên, một cách tổng quát chúng được gọi chung là nhân duyên nên có tất cả 12 điều kiện nhân duyên. Đó là Vô Minh, Hành, Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão Tử. Ở đây Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não không được kể là nhân duyên vì chúng không phải là kết quả hiển nhiên. Cả 12 nhân duyên này làm thành Pháp Duyên Sinh.


Trước đây, Sư nói Đức Bồ Tát quán Pháp Duyên Sinh ngược từ dưới lên. Dù quán từ dưới lên hay từ trên xuống, Pháp Duyên Sinh bao gồm không phải chỉ một nhưng là ba kiếp sống. Kể từ dưới lên, 

  1. Sinh và Lão Tử là một kiếp sống; 
  2. Hữu, Thủ, Ái, Thọ, Xúc, Lục Nhập, Danh Sắc, và Thức là một kiếp sống; và 
  3. Hành cùng Vô Minh là một kiếp sống.

Cho nên, có tất cả ba kiếp sống được bao gồm trong Pháp Duyên Sinh.

Nếu quý vị lấy kiếp sống ở giữa làm kiếp hiện tại thì hai nhân duyên đầu tiên trong Mười Hai Nhân Duyên thuộc về kiếp quá khứ và hai nhân duyên sau cùng thuộc về kiếp tương lai. Như vậy, theo cách chọn lựa này, 

  1. Vô Minh và Hành thuộc kiếp đã qua. 
  2. Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ và một phần của Hữu là Hữu Nghiệp thuộc kiếp đang sống. 
  3. một phần của Hữu là Sinh Hữu và Lão, Tử thuộc về kiếp sắp tới. 

Quý vị để ý, Hữu được chia làm hai là Nghiệp Hữu (kamma bhava) và Sinh Hữu (upapatti bhava). Nghiệp Hữu chính là nghiệp nên cũng giống như Hành Nghiệp (sankharakamma). Sinh Hữu có nghĩa là tái sinh nên cũng giống như Sinh (jāti). Vì Chú Giải giải thích là Hữu có hai phần như vừa kể nên chúng ta sẽ theo sự giải thích này. Pháp Duyên Sinh hay Mười Hai Nhân Duyên như vậy bao gồm ba kiếp sống.

Ngoài ra, theo đồ biểu dưới đây, có sự phân chia thành bốn phần: nhân quá khứ, quả hiện tại, nhân hiện tại, và quả tương lai. Theo đó, có 
  1. hai nhân quá khứ là Vô Minh và Hành; 
  2. năm quả hiện tại là Thức, Danh Sắc, Lục nhập, Xúc và Thọ; 
  3. ba nhân hiện tại là Ái, Thủ, Hữu; và 
  4. ba quả tương lai là Sinh và Lão, Tử. 
Tuy nhiên, trong Kinh đề cập đến 
  1. năm nguyên nhân quá khứ, 
  2. năm quả hiện tại, 
  3. năm nhân hiện tại, và 
  4. năm quả tương lai. 
Tại sao có sự khác biệt như vậy?

[Image: Untitled-300x257.png]

Để hiểu được sự khác biệt này, quý vị nên hiểu danh từ vatta có nghĩa là vòng. 

Có ba vòng: 
  1. Vòng Ô Nhiễm (kilesa vatta), 
  2. Vòng Nghiệp (kamma vatta) và 
  3. Vòng Quả (vipāka vatta). 

1. Năm nhân quá khứ
Có ba nhân duyên thuộc Vòng Ô Nhiễm
  1. Vô Minh, 
  2. Ái và 
  3. Thủ. 
Ba nhân duyên này liên hệ với nhau. Nếu một nhân duyên được đề cập, cả ba phải được kể đến. Chẳng hạn khi nói đến Vô Minh, phải kể đến Ái và Thủ. 

Có hai nhân duyên thuộc Vòng Nghiệp là 
  1. Hành (Hành Nghiệp) và 
  2. Hữu (Hữu Nghiệp). 
Khi đề cập đến Hành, phải kể đến Hữu Nghiệp. 

Do đó, khi lấy Vô Minh và Hành làm nhân quá khứ thì có hai nhân trực tiếp là Vô Minh và Hành và ba nhân gián tiếp là Ái, Thủ và Hữu Nghiệp. Vì thế mà Kinh nói có đến năm nhân quá khứ.


2. Năm quả hiện tại
Bây giờ đến đến quả hiện tại. Kinh nói có năm và theo công thức thì có năm thật sự nên không có sự khác biệt nào hết. Đó là Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc và Thọ. Năm yếu tố này là kết quả trong kiếp hiện tại của các nhân trong quá khứ.


3. Năm nhân hiện tại
Về các nhân trong hiện tại chúng ta thấy có ba. Đó là Ái, Thủ và Hữu Nghiệp. Tuy nhiên, Kinh  nói có năm vì khi đề cập đến Ái và Thủ phải kể Vô Minh cũng như khi nói đến Hữu Nghiệp phải kể luôn Hành Nghiệp. Do đó, năm nhân hiện tại là Ái, Thủ, Vô Minh, Hữu Nghiệp và Hành.


(Còn tiếp)
Reply