LTP Học Phật Pháp
QUÁN NIỆM 32 THỂ TRƯỢC
https://theravada.vn/quan-niem-32-the-truoc/

[url=https://theravada.vn/quan-niem-32-the-truoc/][/url]Youtube: 32 Parts of the body meditation in 16 Languages [GRAPHIC CONTENT] Dvattimsakara | patikulamanasikara

Sự tu tập thân hành niệm kể như đề mục thiền, một pháp tu chưa hề được công bố trước khi Ðấng Ðại Giác xuất hiện, vượt ngoài lãnh vực của ngoại đạo.

Pháp môn ấy đã được đức Thế tôn ca tụng bằng nhiều cách, trong nhiều kinh như: “Này các tỷ kheo, có một pháp này, được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm”. (A i, 43).

Và: “Hỡi các tỷ kheo, ai thưởng thức thân hành niệm người ấy nếm vị bất tử, ai không thưởng thức thân hành niệm người ấy không được nếm vị bất tử .

Trong quá khứ, những ai đã nếm vị bất tử đều đã thưởng thức thân hành niệm. Những ai đã được pháp thân hành niệm, chính họ đã tìm thấy bất tử” (A. i, 45).

Thân hành niệm (kàya-gata-sati): niệm ấy đi đến (gata) cái thân vật chất (kàya) được phân tích thành tóc, lông, móng v.v. hoặc niệm đi vào trong thân, nên gọi là thân hành niệm. Ðây là danh từ để chỉ niệm có đối tượng là tướng của những thân phần gồm có tóc, lông, móng, răng, da v.v. (32 uế vật)…

Những gì ở đây muốn nói về thân hành niệm, chính là 32 uế vật. Ðề mục này được gọi là sự hướng tâm đến vẻ gớm ghiếc của thân thể như sau: “Lại nữa, này các tỷ kheo, một vị tỷ kheo quán sát thân này, từ dưới bàn chân trở lên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này, đây là:

20 Yếu Tố Địa Giới:
(1) tóc, (2) lông, (3) móng, (4) răng, (5) da,
(6) thịt, (7) gân, (8) xương, (9) tuỷ, (10) não
(11) thận, (12) tim, (13) gan, (14) hoành cách mô, (15) lá lách,
(16) phổi, (17) ruột, (18) màng ruột, (19) bao tử, (20) phân,

12 Yếu Tố Thủy Giới:
(21) mật, (22) đàm, (23) mủ, (24) máu, (25) mồ hôi, (26) mỡ,
(27) nước mắt, (28) mỡ da, (29) nước miếng, (30) nước mũi, (31) nước ở khớp xương, (32) nước tiểu”. (M. iii, 90).

--ooOoo--


Xin xem phần “Thân Hành Niệm” trong cuốn: “Thanh Tịnh Ðạo” – Buddhaghosa (Phật Âm) – Chương VIII (a): Ðề Mục Quán Khác Bằng Tùy Niệm, (Anussati Kammatthàna- niddesa)

Ghi chú:

Theo đề mục “32 THỂ TRƯỢC” thì chỉ quán niệm 20 yếu tố Địa giới từ (1) đến (20) và 12 yếu tố Thủy giới (từ (21) đến (32)) trong nội thân mỗi người.

Nhưng nếu theo đề mục “Phân tích tứ đại” thì ngoài 32 yếu tố Địa giới và Thủy giới, trong nội thân còn có thể quán niệm thấy biết rõ 4 yếu tố Hỏa giới và 6 yếu tố Phong giới (tổng cộng 42 yếu tố Địa, Thủy, Hỏa, Phong hay còn được gọi là Đất, Nước, Lửa, Gió):

4 Yếu Tố Hỏa Giới:
“Và chư hiền, thế nào là nội hỏa giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ, nghĩa là,

(1) cái gì khiến cho thân thể nóng lên,
(2) biến hoại,
(3) thiêu đốt,
(4) cái gì khiến cho những vật được ăn, uống, nhai nếm, có thể khéo tiêu hoá,


hay tất cả những vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc lửa, thuộc chất nóng, bị chấp thủ – đây gọi là nội hỏa giới” (M. i, 188).

6 Yếu Tố Phong Giới:
“Và này chư hiền, thế nào là nội phong giới?
Cái gì thuộc về nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc về động tánh, bị chấp thủ, nghĩa là


(1) gió thổi lên,
(2) gió thổi xuống,
(3) gió trong bụng,
(4) gió trong ruột,
(5) gió thổi qua các chân tay,
(6) hơi thở vô, hơi thở ra,


hay bất cứ gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc gió, thuộc tánh động, bị chấp thủ – đây gọi là nội phong giới” (M. i, 188)

Như vậy vị hành giả này khi còn là phàm phu ngu si – dù đang làm cư sĩ hay đã xuất gia – không mất cái tưởng “chúng sinh”, hay “người”, hay “ngã tính”, bao lâu chưa quán sát thân này, bằng lối phân tích thành bốn đại chủng, dù ở trong tư thế nào, được sử dụng cách nào, đều chỉ gồm có tứ đại. Nhưng khi vị ấy đã phân tích thân này là gồm tứ đại, thì vị ấy mất đi cái tưởng “chúng sanh”, và tâm vị ấy an trú trên bốn đại chủng.

Bởi thế mà đức Thế Tôn dạy: “Này các tỳ kheo, như một người đồ tể thiện xảo…cũng thế, một tỳ kheo quán sát thân này…gồm có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại”.

Nguồn tài liệu hình ảnh tham khảo

1. Đây là bản pdf (16 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt) rất tốt để quán sát và niệm chậm rãi và kỹ lưỡng: https://www.dhammatalks.net/Articles/32-...guages.pdf (From: Đặng Bình)

2. Cũng nội dung này, nhưng dưới dạng youtube, có thêm đọc tụng bằng tiếng Pali, cũng rất bổ ích cho những ai đã từng thực hành đề mục này trong các kiếp trước đây của mình, hoặc muốn học thêm chút xíu tiếng Pali:
https://youtu.be/l304SVDu1M8


3. Bản tiếng Anh: The 32 Parts of the Body Meditation…helps one see that there is no self, erradicating the erroneous view of self…is a healing meditation that can one help cure illness…is the Conqueror of Boredom and Delight…is the Conqueror of Fear and Dread…allows one to bear both cold and heat…enables deep concentration, making one more intelligent…aids in the attainment of Jhana…aids in the attainment of Nibbana, http://32parts.com
Reply
Niệm Chết Như Thế Nào
https://theravada.vn/niem-chet-nhu-the-nao/

Ðịnh Nghĩa


Ở đây, chết (marana) là sự gián đoạn mạng căn được giới hạn trong một đời sống. Nhưng chết kể như sự đứt đoạn, nói cách khác sự chấm dứt cái khổ luân hồi nơi một bậc A-la-hán, thì không phải là điều muốn nói ở đây, cũng không phải là cái chết trong chốc lát, cũng không phải cái chết trong nghĩa thường dùng “như cây chết”, “kim loại chết” v.v…


Chết Đúng Thời & Chết Phi Thời


Cái chết muốn nói ở đây gồm hai loại, nghĩa là cái chết đúng thời và cái chết phi thời. Ở đây, chết đúng thời xảy đến cùng sự hết phước đức hoặc hết thọ mạng hoặc hết cả hai thứ phước và thọ. Chết phi thời là cái chết xảy ra do cái nghiệp đến gián đoạn sanh nghiệp.

Chết Đúng 
Thời 

Ở đây, cái chết do hết phước đức là một danh từ để chỉ cái loại chết xảy đến chỉ do hậu quả của nghiệp đưa đến tái sinh ở đời trước đã chấm dứt mặc dù những điều kiện thuận lợi cho sự kéo dài tương tục tính của một đời có thể đang còn.
Cái chết do thọ mạng tận là danh từ để chỉ loại chết xảy đến do sự chấm dứt thọ mạng thông thường của con người ngày nay, chỉ gồm một trăm năm, do sự thù thắng về mạng (như Chư Thiên có), hoặc về thời gian (như đầu một thời kiếp thì có), hoặc về thức ăn (nhu những Uttarakurù v.v… có).


Chết Phi Thời

Chết phi thời là danh từ chỉ cái chết của những người mà tương tục thọ mạng bị gián đoạn vì nghiệp có khả năng khiến chúng đoạ (cànava) khỏi vị trí của chúng ngay lúc ấy, như trường hợp Dùsi- Màra (xem M. i, 337). Kàlaburajà (xem Jà, iii. 39), v.v… Hoặc chỉ cái chết của những người mà sự tương tục thọ mạng bị gián đoạn do sự tấn công bằng khí giới v.v… vì nghiệp đời trước.


Tất cả những loại chết này được bao gồm dưới sự chấm dứt mạng căn thuộc loại đã mô tả, Bởi thế Niệm chết là sự nhớ lại cái chết, nói khác đi, nhớ lại sự gián đoạn mạng căn.


Tu Tập


Một người muốn tu tập phép quán này, cần đi vào độc cư và luyện sự tác ý một cách có trí tuệ như sau: “Chết sẽ xảy đến, mạng căn sẽ bị gián đoạn”, hay: “Chết, chết”.


Tác Ý Thiếu Trí Tuệ


Nếu luyện tập sự tác ý một cách thiếu trí tuệ khi niệm cái chết (có thể xảy ra) của một người thân thì 

sầu ưu sẽ sinh khởi, như khi một người nọ nghĩ đến cái chết của một đứa con cưng, và 
niềm hoan hỷ sinh khởi khi nghĩ đến cái chết của một người mình ghét, như khi những người thù nghĩ đến cái chết của người, và 
không một ý thức khẩn trương (sense of urgency) nào khởi lên khi tưởng cái chết của kẻ không thân không thù, như trường hợp xảy ra nơi một người thiêu tử thì khi thấy một thấy chết, và 
sự lo ngại lên khi tưởng đến cái chết của chính mình, như thường xảy đến cho một người nhát gan khi thấy một kẻ sát nhân với cây kiếm.

Tác Ý Có Trí Tuệ


Trong những trường hợp trên, đều 

  1. không có chánh niệm, 
  2. cũng không có ý thức khẩn trương, 
  3. cũng không có tri kiến. 
Bởi thế hành giả nên 
  1. nhìn chỗ này chỗ kia, những người đã bị giết hoặc đã chết, và 
  2. tác ý đến cái chết của những hữu tình đã chết mà trước đây mình đã trông thấy chúng hưởng thọ các lạc, 
  3. tưởng nghĩ như vậy với chánh niệm, với một ý thức khẩn trương và với tri kiến, 
  4. sau đó hành giả có thể tác ý theo cách đã nói trên: “Cái chết đã xảy đến” 
làm như vậy, vi ấy tu tập niệm chết một cách có trí tuệ. Nghĩa là vị ấy tu tập niệm chết như là một phương tiện chính đáng.

Khi một người tu tập niệm chết như vậy, thì những triền cái của chúng được điều phục, niệm được an trú với cái chết làm đối tượng, và đề mục thiền đạt đến cận hành định.


Tám Cách Niệm Chết


Những người nào nhận thấy niệm chết không tiến xa đến mức ấy, thì hãy niệm chết theo tám cách như sau:

(1) có sự xuất hiện của một kẻ sát nhân,
(2) sự thành công luôn bị phá sản,
(3) so sánh với hạng siêu việt,
(4) thân thể bị san sẻ với nhiều chúng sinh,
(5) mạng sống mong manh,
(6) vô tướng bất định,
(7) sự giới hạn của đời sống,
(8) sự ngắn ngủi của sát na.
 
⑴ Như thể có sự xuất hiện của một kẻ sát nhân


nghĩa là vị ấy nên tưởng thế này: “Cũng như một kẻ sát nhân xuất hiện với cây gươm, nghĩ ta sẽ chặt đầu người này, rồi kề gươm vào cổ người ấy, cũng vậy, cái chết xuất hiện như thế”. Tại sao? Vì cái chết cùng đến với sự sinh ra và cái chết đoạt mạng sống. Cũng như những mộc nhĩ (nấm) luôn luôn mọc lên với bụi trên đầu, các hữu tình cũng sinh ra mang theo già chết.


Vì thức liên hệ đến tái sinh của chúng đạt đến già ngay khi nó vừa sinh ra, rồi cũng tan rã với các uẩn liên kết với nó giống như một tảng đá rơi từ trên đỉnh một mỏm đá. Bởi thế, khởi dầu là cái chết từng sát na đi liền với sinh. Nhưng cái chết không thể tránh đối với những gì có sinh, do đó loại chết muốn nói ở đây cũng đi liền với sinh.


Bởi thế, cũng như mặt trời mọc di chuyển dần đến lặn và không bao giờ quay trở lại dù chỉ trong chốc lát, hay như một dòng thác từ núi cao đổ xuống chảy xiết, luôn luôn tuôn chảy và tiếp tục đổ tới, không bao giờ quay trở lại dù chỉ trong thoáng chỗ, cũng vậy, chúng sinh này tuần tự du hành hướng về cái chết ngay từ khi nó vừa sinh ra không bao giờ quay trở lại dù chỉ trong chốc lát. Bởi thế có câu:

“Ngay khi lúc con người,
vừa tượng hình trong thai,
Là nó chỉ tiến tới,
Không một bước trở lui.”(Jà. iv, 494)

Và trong khi nó tiến tới trước như vậy, cái chết đối với nó càng gần, giống như dòng sông nhở dần khô cạn dưới nóng mùa hạ, như trái chín dần đến thời rụng, như bình đất phải vỡ khi lấy búa đánh vào, như những giọt sương tan biến dưới ánh mặt trời. Do vậy có câu:

Ngày đêm trôi qua
Mạng sống tàn dần
Cho đến kết thúc
Như sông dần khô
Như trái đã chín
Ðợi kỳ rơi rụng
Cũng thế hữu tình
Khi đã sinh ra
Nơm nớp sợ lo
Cái chết sẽ đến
Như chiếc bình đất
Khi đã nặn ra
Dù lớn dù nhỏ
Dù nung không nung
Ðều phải tan vỡ.Cũng thế đời người
Dần đến cái chết
Sương đầu ngọn cỏ
Tan dưới mặt trời
Cũng thế đời người
Mong manh hư ảo
Bởi thế, mẹ ơi
Ðừng ngăn cản con (Jà, iv. 122)


Bởi vậy cái chết này, đi kèm với sinh, thật giống như một kẻ sát nhân với cây kiếm chực sẵn. Và giống như kẻ sát nhân kề gươm vào cổ, cái chết đoạn mất mạng sống và không bao giờ đem trở lại mạng sống. Do vậy, cái chết xuất hiện như một kẻ sát nhân với cây gươm chực sẵn, khi nó đã đi cùng với sinh và đoạt mất mạng sống, ta phải tưởng đến cái chết “như dạng một kẻ sát nhân”.


⑵ Như sự thành công bị phá sản


sự thành công còn chói sáng cho đến khi thất bại chưa đến thắng lướt nó. Nhưng không có sự thành công nào mà có thể tồn tại lâu dài không bị thất bại. Do đó:


Vua vui mừng bố thí một trăm triệu
Sau khi chinh phục toàn cõi đất
Cho đến cuối cùng vương quốc
Của ông chỉ còn
Giá trị không bằng nửa hạt giẻ
Nhưng khi phước đức hết
Xác thân vua thở hơi cuối cùng
Thì vua Asoka mệnh danh là Vô Ưu
Cũng phải thấy ưu sầu khi chạm mặt thần chết”.


Hơn nữa, mọi sức khoẻ chấm dứt bằng tật bệnh, mọi tuổi trẻ chấm dứt bằng già nua, mọi sự sống chấm dứt bằng cái chết. Tất cả sự tồn sinh trên thế gian đều do sinh mà có, bị già ám ảnh, bị bệnh tật tấn công thình lình, và bị cái chết đánh ngã gục.


Như núi đá khổng lồ
Lớn rộng tới trời cao
Tiến đến từ mọi phía
Nghiền nát mọi sinh loài
Già chết nghiền nát tan
Sát lợi, Bà-la-môn
Thương gia, người công nghệ
Tiện dân và hốt rác
Nát hết chẳng chừa ai
Dù tượng quân, xa quân
Bộ quân hay chú thuật
Dù đem cả tài sản
Không đánh được tử thần. (S. i, 102)


Như vậy là cách tưởng đến cái chết: “như sự phá sản mọi sự nghiệp” bằng cách định nghĩa cái chết là vố phá sản cuối cùng của mọi thành công trên đời.


⑶ Bằng cách so sánh với hạng siêu việt


Ở đây, chết cần được tưởng niệm bằng cách so sánh theo 7 hạng người có

① danh vọng lớn,
② công đức lớn,
③ sức mạnh lớn,
④ thần thông lớn,
⑤ trí tuệ lớn,
⑥ Ðộc giác,
⑦ Chư Phật.


So sánh như thế nào?


① Thế Nào Là So Với Người Có Danh Vọng Lớn?
Mặc dù những vị như Mahàsammata, Mandhàtu, Mahàsudassa, Dakasenki, Nisi v.v… Thật nổi tiếng vĩ đại có đông đồ chúng, tài sản khổng lồ, thế mà cuối cùng cái chết cũng tóm lấy họ không thể tránh thoát, vậy thì làm sao cuối cùng cái chết lại không đuổi kịp ta?


Cái chết cần được tưởng niệm như vậy, bằng cách tự ví với những người có danh vọng lớn.


② Thế nào là so với người có công đức lớn

Jotika, Jotila, Ugga
Nandaka và Punnaka
Cùng với những người khác
Thế gian đều bảo rằng
Họ rất nhiều công đức
Vậy mà họ cũng chết
Huống những kẻ như ta


Như vậy là tưởng cái chết bằng cách so với những người có công đức lớn.


③ Thế nào là so với người có sức mạnh lớn


Vàsudava, Baladeva,
Bhìnasona, Yuddhitthila.
Và các Cànura người vật tay
Ðều ở dưới năng lực của tử thần
Họ nổi tiếng khắp thế giới
Là do sức mạnh hùng vĩ
Nhưng họ cũng đi đến cái chết
Huống những người như ta?


Cái chết nên được tưởng niệm như vậy bằng cách so với những người có sức mạnh.


④ Thế nào là so sánh với người có thần thông


Vị thứ hai trong số chư đại đệ tử
Vị thần thông đệ nhất (Mục Kiền Liên)
Người với đầu ngón chân cái
Lấy được cả lâu đài vojayanta
Ngay cả người ấy nữa
Với năng lực thần thông
Vẫn rơi hàm thần chết
Như nai vào hàm sư tử
Huống chi đến hạng tôi?


Cái chết nên được tưởng niệm như vậy bằng cách so với những người có thần thông lớn.


⑤ Thế nào là so với người có trí tuệ lớn?


Thứ nhất trong hai đại đệ tử
Bậc trí tuệ siêu quần
Mà trừ Ðức Thế tôn ra
Không ai bằng phần mười sáu.
Nhưng dù tuệ căn lớn
Như của Xá lợi phất
Ngài cũng phải rơi vào
Năng lực của tử thần
Nói gì đến như tôi?


Cái chết cần được tưởng niệm bằng cách so với những bậc có trí tuệ lớn như trên.


⑥ Thế nào là bằng cách so với bậc Ðộc giác


Ngay các vị nhờ sức mạnh của tự tri kiến mình và tự tinh tấn lực của mình, phá tan được tất cả giặc phiền não nhiễm ô và tự mình đạt giác ngộ, những bậc có thể đứng vững một mình như cái sừng tê giác, vẫn không thoát khỏi chết. Vậy làm sao ta lại có thể thoát được?


⑦ Thế nào là so với đức Phật toàn giác


Ngay cả đức Thế tôn, mà sắc thân được trang hoàng bằng ba mươi hai đại nhân tướng và tám mươi tướng phụ (xem M. Kinh số 91, và D. Kinh 30), mà pháp thân đã viên mãn về giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, thanh tịnh về mọi phương diện, đấng siêu việt về danh xưng, về công đức, về hùng lực, về thần thông, về trí tuệ, đấng không có ai sánh bằng, đấng ngang bằng với những đấng không ai sanh bằng, đấng không hai, đấng viên mãn giác ngộ- ngay đến Ngài cũng thình lình bị dập tắt bởi trận mưa lũ của cái chết, như một đống lửa lớn bị dập tắt bởi một trận mưa lũ.


Khi hành giả tưởng niệm cái chết bằng cách tự ví với những người khác, những người có danh xưng lớn, v.v… Dưới ánh sáng của tính phổ quát của cái chết, nghĩ rằng “Cái chết sẽ đến với ta như sẽ đến với những con người đặc biệt kia”, thì khi ấy đề mục quán của hành giả đi đến cận hành định. Ðó là cách tưởng niệm cái chết bằng cách so sánh.


⑷ Về sự san sẻ thân xác với nhiều chúng sanh


Cái thân này được nhiều chúng sinh cộng trú. Trước hết, nó được chia sẻ cho gia đình sâu bọ. Nơi thân này, có các loại chúng sinh sống bám vào lớp da ngoài, lấy da ngoài làm thức ăn, có những chúng sinh sống bám vào lớp da trong, lấy da trong làm thức ăn, những chúng sinh sống bám vào thịt, lấy thịt làm thức ăn, những chúng sinh sống bám vào gân, lấy gân làm thức ăn, những chúng sinh sống bám vào xương, lấy xương làm thực phẩm, những chúng sinh sống bám vào tuỷ, lấy tuỷ làm thực phẩm. Và tại đấy chúng sinh già, chết, bài tiết phẩn tiểu, thân thể là nhà bảo sanh của chúng, là dưỡng đường của chúng, nghĩa địa của chúng, chỗ đại tiện, tiểu tiện của chúng.

Thân thể cũng có thể đi đến chết chóc vì một cuộc nổi loạn của những sâu bọ này. Không những thân này được san sẻ với tám mươi gia đình sâu bọ, mà còn san sẻ với hàng trăm thứ bịnh nội thương và nhiều nguyên nhân gây ra chết chóc từ bên ngoài như rắn rết, bò cạp, v.v…


Như một cái mục tiêu dựng lên ở ngã tư đường thì tên nhọn, cọc nhọn, đá, v.v… bay tới từ mọi phía và trúng nhằm nó, cũng thế mọi thứ tai nạn giáng trên thân thể, và nó có thể đi đến chết chóc do những tai nạn này.


Bởi vậy đức Thế tôn nói: “Ở đây, này các tỷ kheo, khi ngày tàn đêm xuống, một tỷ kheo suy nghĩ như sau: ta có thể lâm vào chết chóc bằng nhiều cách. Một con rắn có thể mổ ta, hoặc một con bò cạp hay con rết có thể đốt ta. Ta có thể chết vì lý do ấy, hoặc ta có thể vấp ngã, hoặc ta có thể chết vì trúng thực, vì mật bị đảo lộn, vì đàm bị đảo lộn, vì phong bị đảo lộn, làm khô những khớp xương của ta như dao nhọn”. (A. iii, 306)


Ðó là cách tưởng niệm cái chết bằng cách tưởng thân xác là chỗ ở của nhiều chúng sinh cộng trú.


⑸ Về sự mong manh của đời sống


sự sống này bất lực và mong manh. Và đời sống con người gắn liền với hơi thở, gắn liền với những uy nghi đi đứng nằm ngồi, gắn liền với lạnh và nóng, gắn liền với tứ đại, gắn liền với thức ăn.


Sự sống chỉ xảy ra khi hơi thở vào và hơi thở ra có đều đặn. Nhưng khi hơi gió trong lỗ mũi đã đi ra mà không vào lại, và khi nó đi vào mà không ra lại, thì khi ấy một con người được kể là đã chết.


Sự sống cũng chỉ có, khi bốn uy nghi được điều hoà, khi một trong bốn uy nghi trội hẳn ba cái kia, thì sự sống bị gián đoạn.


Sự sống cũng chỉ có khi nóng lạnh điều hoà. Khi quá nóng hoặc quá lạnh thì con người không thể sống.


Sự sống cũng chỉ xảy đến khi bốn đại điều hoà. Nhưng với sự rối loạn của địa đại, ngay cả một người mạnh cũng có thể chết nếu thân thể trở nên cững đờ, hoặc bị rối loạn một trong bốn đại khởi từ thuỷ đại, nếu thân thể trở nên mềm nhũn và thối vì tiêu chảy v.v… Hay nếu thân bị một cơn sốt hoành hành, hay nếu nó bị cắt đứt những đường gân nối các khớp xương (xem Ch. XI, 102)
Và sự sống cũng chỉ xảy ra nơi một người được thực phẩm đúng thời, nếu không được ăn, thì hết sống. Ðây là cách tưởng chết trong sự mong manh của đời sống.


⑹ Vô tướng bất định


nghĩa là không định đoạt được (bất định). Nghĩa là cái chết không thể đoán trước được. Với tất cả chúng sanh thì:

① tuổi thọ,
② bệnh tật,
③ thời gian,
④ nơi chốn thân xác này được đặt xuống,
⑤ số phận;


Thế gian không bao giời biết được những điều này, Không có dấu hiệu gì báo trước những sự kiện ấy.


① Tuổi thọ


Ở đây, trước hết thọ mạng không tướng bất định vì không thể định đoạt những điều sau: phải sống chừng ấy thời gian, không nhiều hơn. Vì hữu tình chết vào nhiều giai đoạn khi còn là bào thai, vào giai đoạn như sữa đông (kalala) vào giai đoạn abbuda, pessi, ghana, vào lúc một tháng, hai tháng, ba tháng, bốn tháng, năm tháng, mười tháng, và vào lúc ra khỏi bụng mẹ. Sau đó hoặc chúng chết trước năm mươi tuổi hoặc sau năm mươi tuổi.


② Bệnh Tật


Bệnh không tướng bất định vì không thể định như sau: các hữu tình chỉ chết vì bệnh này, không chết vì bệnh nào khác. Chúng sinh thường chết vì đủ thứ bệnh khởi từ bệnh mắt, tai…. (xem A. v, 110)


③ Thời Gian Chết


Thời gian chết không tướng bất định vì không thể định đoạt rằng ta phải chết vào lúc này, không vào lúc nào khác. Vì các hữu tình có thể chết bất cứ vào thời khoảng nào, sáng hay trưa v.v…


④ Nơi Chốn


Nơi chốn thân xác sẽ được đặt xuống cũng không tướng bất định, bởi vì không thể định rằng, khi người ta chết, chúng phải để thây của chúng nằm xuống tại chỗ này, không chỗ nào khác. Vì người sinh trong làng có thể chết để thây ở ngoài làng, người sinh ngoài làng, có thể chết để thây trong làng. Cũng thế, có kẻ sinh ra trên nước mà chết để thây trên đất, có kẻ sinh ra trên đất, chết để thân trên nước. Tương tự nhiều cách.


⑤ Số Phận


Số phận cũng không tướng bất định vì không thể định rằng một kẻ chết chỗ kia phải tái sinh tại chỗ này. Vì có người chết từ thiên giới mà tái sinh ở cõi người, có người chết ở nhân gian mà tái sinh ở cõi trời v.v… Và với cách ấy thế giới xoay vần, chúng sinh xoay chuyển trong năm sanh thú (cõi) như con bò được gắn vào một cái máy. Ðây là tưởng đến cái chết vô tướng bất định.


⑺ Giới hạn ngắn ngủi của đời người


cõi người ngày nay có giới hạn ngắn ngủi. Một người sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm tuổi. Do đó đức Thế tôn nói: “Này các tỷ kheo, đời người ngắn ngủi. Có đời sống mới phải đi đến, có các nghiệp thiện phải làm, có đời phạm hạnh phải được sống. Ðối với cái gì đã sinh ra, không có chuyện không chết. Người nào sống lâu cũng chỉ sống trên dưới một trăm năm.


Loài người thọ mạng ngắn
Bậc trí phải âu lo
Lữa cháy đầu, hãy sống
Tử vong rồi phải đến (S. i. 108)


Ðức Thế tôn lại nói: “Hỡi các tỷ kheo, ngày xưa có một bậc đạo sư tên Araka..” (A. iv. 136) toàn thể kinh này cần được dẫn với bảy ví dụ.


Và Phật còn dạy thêm: “Này có Tỳ kheo, khi một Tỳ kheo tu tập niệm chết như sau: Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế tôn như vậy ta đã làm nhiều”. Một vị khác: “Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế tôn. Như vậy ta đã làm nhiều”. Một vị khác nữa: “Mong rằng trong thời gian một bữa ăn, ta sống tác ý đến lời dạy của Thế tôn. Như vậy ta đã làm nhiều”. Và một vị nữa tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống trong khoảng thời gian nhai và nuốt bốn năm miếng, tác ý đến lời dạy của Thế tôn. Như vậy ta đã làm nhiều”. Ðây là những tỷ kheo trú phóng dật, giải đãi tu tập niệm chết để phá trừ lậu hoặc.


“Và này các tỷ kheo, khi một tỷ kheo tu tập niệm chết như sau: Mong rằng ta sống thời gian nhai nuốt một miếng ăn, tác ý đến lời dạy của Thế tôn, như vậy ta đã làm nhiều”. Khi một tỷ kheo tu tập niệm chết như sau: “Mong rằng ta sống khoảng thời gian hơi thở vào ra, hay trong khoảng thời gian hơi thở ra vào, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, như vậy ta đã làm nhiều”. Ðây gọi là những tỷ kheo trú trong tinh cần, sắc bén tu tập niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc”. (A. iii. 305-6)
Cuộc đời quả thật ngắn ngủi đến độ không chắc nó có kéo dài trong khoảng kịp nhai nuốt bốn hay năm miếng. Ðây là niệm chết bằng cách tưởng đến thời khắc ngắn ngủi.


⑻ Về tánh cách ngắn ngủi trong sát-na


Nói cho cùng, đời sống chúng sanh vô cùng ngắn ngủi chỉ trong khoảng một niệm. Như cái bánh xe, khi lăn chỉ lăn trên một điểm và khi nghỉ cũng chỉ nghỉ trên một điểm (điểm tiếp giáp với mặt đất), cũng thế, đời sống của chúng sinh chỉ kéo dài trong khoảng một niệm. Khi niệm ấy qua đi, chúng sinh ấy được coi như đã chấm dứt, như lời trích dẫn sau đây: “Trong một niệm quá khứ nó đã sống, khi ấy nó không có mặt trong hiện tại, mà cũng không có trong vị lai. Trong một niệm vị lai nó sẽ sống, khi ấy nói không có mặt trong hiện tại hay quá khứ. Và trong niệm hiện tại, nó đang sống, thì nó không có mặt trong quá khứ hay vị lai.


“Sự sống con người, lạc khổ,
Chỉ những thứ này
Họp lại trong một niệm thoáng qua
Các uẩn đã diệt của những
Người đã chết hay còn sống
Ðều giống nhau, một đi không trở lại

Không có thế giới sanh
Nếu ý thức không sanh
Khi ý thức có mặt,
Thì thế giới tồn tại
Khi ý thức tan rã,
Thế giới chết;
Theo ý nghĩa tuyệt đối
Là như vậy”.


Trên đây là niệm chết theo nghĩa sự ngắn ngủi trong sát na.


Kết Luận


Khi hành giả tưởng niệm bằng một trong tám cách nói trên, tâm vị ấy đạt được chánh niệm an trú với chết là đối tượng, những triền cái bị áp đảo, và những thiền chi xuất hiện.


Nhưng vì đối tượng ở đây là những trạng thái mang tính chất cá biệt và sẽ làm khởi dậy ý thức cấp bách, nên thiền này không đạt đến định an chỉ mà chỉ đến định cần hành.


Một tỷ kheo niệm chết luôn luôn tinh cần tinh tấn.
Vị ấy được sự không tham luyến đối với bất cứ loại hiện hữu nào.
Vị ấy chinh phục được sự bám víu vào đời sống.
Vị ấy luôn tránh các ác pháp và tránh tích trữ nhiều.
Vị ấy không bị cấu uế của lòng tham bốn vật dụng.
Vô thường tưởng dần dần phát triển trong tâm vị ấy, và theo sau đó là tưởng về khổ và vô ngã.


Trong khi những chúng sinh chưa tu tập tử tưởng thường là nạn nhân của hãi hùng, kinh sợ, bối rối vào lúc chết, như thể thình lình bị dã thú vồ, bị ma quỷ bắt, rắn mổ, kẻ cướp hay sát nhân sấn tời, thì người tu tập niệm chết ngược lại chết một cách tỉnh giác không vọng tưởng, vô uý, không rơi vào bất cứ một tình trạng nào như trên. Và cho dù không đạt đến bất tử ngay trong hiện tại, ít ra vị ấy cũng hướng đến một cõi tốt đẹp khi thân hoại mạng chung.


Người thực sự có trí
Thì công việc thường xuyên
Là tưởng niệm cái chết
Có năng lực phi thường


Trên đây là đoạn nói về niệm chết với giải thích chi tiết.


Nguồn trích dẫn: Thanh Tịnh Ðạo – Chương VIII (a) Ðịnh: Những Ðề Mục Quán Khác Bằng Tùy Niệm (Anussati Kammatthàna- niddesa)
Reply
2083. Ăn chay trường - Sư Hạnh Tuệ




Cần chánh kiến, có cái nhìn khách quan, trung thực .

Ăn chay dễ hơn là giữ giới .  Đa số Phật tử nói tôi đã ăn chay 10 năm, 20 năm; nhưng không ai có thể nói tôi đã giữ 5 giới trọn vẹn được 1 năm!!!!!!

Không thể nói ăn chay là biểu hiện của đạo đức .

Ăn chay của Phật tử Việt nam thường thiếu dinh dưỡng . Trái lại, hệ thống ăn rau củ (vegetables) bên Âu Mỹ thường đầy đủ chất bổ nuôi cơ thể, nên được khuyến khích . 

Là Phật tử, tốt nhất là tuân theo lời dạy của Đức Thế Tôn .
Reply
4 pháp bất thiện vừa tham vừa sân:
  1. trộm cắp,
  2. nói dối,
  3. nói lời chia rẽ,
  4. nói lời vô ích .
----------------------------------------------

10 Pháp Bất Thiện Không Nên Làm

https://www.phatan.org/p226a2195/6-chiec...n-niet-ban

Chúng ta có thể hiểu được thế nào là một thiện pháp khi tìm hiểu bất thiện pháp. Có mười bất thiện pháp. Người không được đào luyện theo thập thiện sẽ bị các bậc thiện trí xem là người bất thiện: Không thành thật, không thẳng thắn, thiếu giới hạnh và tư cách.

1. Có ba bất thiện pháp về thân.

Bất thiện pháp đầu tiên liên quan đến sân hận, bất bình. Một người thiếu lòng từ ái và bi mẫn sẽ dễ dàng nỗi tâm sân hận và chuyển sang hành động. Họ có thể hiếp đáp, làm hại hoặc giết chết người và chúng sanh khác.
Bất thiện pháp thứ hai phát xuất từ tham lam. Nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến cướp đoạt, bội tín, lường gạt để làm chủ tài sản của người khác.
Tà hạnh là một hành động bất thiện thứ ba thuộc về thân. Một người bị tham dục chi phối chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn dục vọng của mình, không nghĩ đến người khác sẽ dễ dàng phạm tội tà dâm.


[Image: mceu_61796189511653362127644.jpg]

2. Có bốn bất thiện pháp về khẩu.

Thứ nhất là nói lời không thật. Chuyện không nói có, chuyện có nói không.
Thứ hai là lời nói đâm thọc. Đó là những lời nói gây ra sự bất hòa, làm gẫy đổ tình thân thiện của bạn bè hay đoàn thể.
Thứ ba là nói lời độc ác, thô lỗ, mắng nhiếc, chửi rủa, hạ nhục người khác.
Thứ tư là nói lời vô ích, tầm phào, ngồi lê đôi mách.

3. Có ba bất thiện pháp về tâm.

Thứ nhất là suy nghĩ đến cách làm hại người khác. Tâm giận dữ, hung bạo.
Thứ hai là suy nghĩ, âm mưu chiếm đoạt sở hữu của người khác.
Thứ ba là hiểu sai lầm luật nhân quả, không chấp nhận luật nhân quả, không tin rằng hành động tốt hay xấu sẽ trả quả tương ứng.

Trong Phật giáo, tư tưởng hay suy nghĩ được xem là một hình thức của phạm hạnh. Tư tưởng hay sự suy nghĩ đóng vai trò quan trọng vì hành động phát xuất từ suy nghĩ. Không tin tưởng vào nghiệp báo nhân quả sẽ khiến ta có những hành vi thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện để gây ra đau khổ cho mình và người khác. Cũng có những loại tâm bất thiện khác, mặc dầu không được xếp loại vào thập ác. Đó là dã dượi buồn ngủ, bất an, và vô số các phiền não vi tế khác. Người bị các bất thiện tâm này chi phối cũng bị xem là người có tâm bất thiện.

Trích: NGAY TRONG KIẾP SỐNG NÀY
Giáo Pháp Giải Thoát của Đức Phật
Sayadaw U Pandita
Tỳ Kheo Khánh Hỷ (Aggasami Trần Minh Tài) soạn dịch
Reply
Những bài giảng Kinh Trường Bộ - Tập 1
https://www.facebook.com/notes/3227707247354923/


MỤC LỤC

00. Lời giới thiệu +Tựa
01. Bài giảng ngày 24-6-2016: 01. Phạm Võng (1)
02. Bài giảng ngày 27-6-2016: 01. Phạm Võng (2). 02. Sa-môn Quả
03. Bài giảng ngày 28-6-2016: 02. Sa-môn Quả
04. Bài giảng ngày 29-6-2016: 03. Ambattha. 04. Chủng Đức
05. Bài giảng ngày 04-7-2016: 05. Kūtadanta (Cứu-la-đàn-đầu) Kūṭadantasuttaṃ. 06. Mahali
06. Bài giảng ngày 05-7-2016: 07. Jāliya. 08. Ca Diếp Sư Tử Hống. 09. Potthapada
07. Bài giảng ngày 06-7-2016: 10. Subha. 11. Kiên cố
08. Bài giảng ngày 14-7-2016: 12. Lohicca. 13. Tam minh. 14. Đại Bổn (1)
09. Bài giảng ngày 15-7-2016: 14. Đại Bổn (2)
10. Bài giảng ngày 16-7-2016: 14. Đại Bổn (3)
11. Bài giảng ngày 18-7-2016: 14. Đại Bổn (4)
12. Bài giảng ngày 19-7-2016: 15. Đại Duyên (1)
13. Bài giảng ngày 20-7-2016: 15. Đại Duyên (2)
14. Bài giảng ngày 25-7-2016: 15. Đại Duyên (3)
15. Bài giảng ngày 26-7-2016: 16. Đại Bát Niết Bàn (1). Tụng Phẩm I
16. Bài giảng ngày 27-7-2016: 16. Đại Bát Niết Bàn (2). Tụng Phẩm I
17. Bài giảng ngày 01-8-2016: 16. Đại Bát Niết Bàn (3). Tụng Phẩm II
18. Bài giảng ngày 02-8-2016: 16. Đại Bát Niết Bàn (4). Tụng Phẩm III, Tụng Phẩm IV
19. Bài giảng ngày 03-8-2016: 16. Đại Bát Niết Bàn (5). Tụng Phẩm V. Tụng Phẩm VI
20. Bài giảng ngày 08-8-2016: 16. Đại Bát Niết Bàn (6). Tụng Phẩm VI (tt). 17. Đại Thiện Kiến



Những bài giảng Kinh Trường Bộ - giới thiệu

LỜI GIỚI THIỆU

Kinh Trường Bộ giảng giải, là tác phẩm do Nhị Tường ghi lại, biên tập lời giảng về nội dung và ý nghĩa các kinh trong Trường Bộ Kinh do Thượng tọa Thích Giác Nguyên đang định cư tại Mỹ thuyết giảng tại lớp Kinh Tạng Vietheravada qua hệ thống Paltalk trên mạng lưới internet toàn cầu.

Kinh Trường Bộ (Dīgha Nikāya) là một trong 5 bộ Nikāya của phái Đồng Diệp bộ thuộc hệ Nam truyền Pāḷi tạng, tương đương “Kinh Trường A-hàm” trong Bắc truyền – Hán tạng. Theo các nhà nghiên cứu, trong đó có Rahula - học giả người Tích Lan cho rằng, 5 bộ Nikaya được kết tập thành chữ viết tại Srilanka khoảng 30 năm trước Công Nguyên.

Kinh Trường Bộ có tất cả 34 kinh, nội dung chủ yếu làm rõ sự dị biệt quan điểm giữa đức Phật và Bà-la-môn cũng như các trường phái triết học khác ở Ấn Độ vào thời bấy giờ. Nội dung bản kinh này cung cấp cho giới nghiên cứu khá nhiều chứng cứ thú vị để làm rõ một số quan điểm của đức Phật, cũng như lộ trình phát triển của Phật giáo.

Thật ra, những gì được đề cập trong kinh này, phần lớn đã được đề cập rải rác trong Kinh Tương Ưng (Samyutta Nikāya), thậm chí cũng có đề cập trong Kinh Trung Bộ và Tăng Chi. Do vậy, theo tôi Kinh Tương Ưng có nội dung nguyên thủy nhất, và được biên tập sớm nhất trong Thánh điển Phật giáo.

Như những gì đã được đề cập, nội dung tư tưởng của kinh này khá phức tạp, đòi hỏi người giảng giải, nghiên cứu không chỉ am tường Phật học, còn phải am tường quan điểm tư tưởng của Bà-la-môn, cũng như các trường phái triết học khác.

Được biết, Thượng tọa Giác Nguyên là vị xuất gia theo truyền thống Nam Tông, thành thạo tiếng Anh, giỏi cổ ngữ Pali, lại sinh sống tại Mỹ, là đất nước văn minh, có nhiều tư liệu Phật học… Tôi tin rằng, nội dung giảng giải “Kinh Trường Bộ” của Thượng tọa có nhiều thông tin bổ ích cho giới nghiên cứu, và nhiều kinh nghiệm quí giá cho việc tu học của Tăng Ni và Phật tử người Việt đang khao khát công trình nghiên cứu có giá trị.

Nội dung từng lời, từng ý của mỗi kinh trong Kinh Trường Bộ được Thượng tọa Giác Nguyên phân tích giảng giải; lời giảng ấy lại được nhà văn Nhị Tường ghi lại và biên tập, thiết nghĩ là tác phẩm có nội dung khá tốt, làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu học tập, bổ sung cho kho tàng tư liệu Phật học Việt Nam. Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Cổ Am ngày 7 tháng 4 năm 2017

TK Thích Hạnh Bình

---------------------------------------------------------

TỰA

Nguyên lai, Phật giáo truyền thống có dựa trên vài tiêu chí nội dung (nói cái gì, dài hay ngắn, có kệ ngôn hay không) mà phân loại lời Phật vào phần nào trong ba Tạng. Từ ngày đầu tiên hoằng đạo độ sinh, Thế Tôn chỉ trong một buổi đã có thể phải tiếp xúc với biết bao người có trình độ chênh lệch nhau như trời biển, những gì Ngài nói ra trong mỗi trường hợp cũng phải theo đó mà khác nhau. Khác nhau ở mỗi đối tượng chứ không phải thời đoạn trong đời Ngài. Nên khái niệm Ngũ Thời Thuyết Giáo của Phật giáo Tàu (với các vị Lưu Cầu đời Nam Tề, Huệ Quán đời Lưu Tống hay Trí Khải đời nhà Đường) chỉ là một đề nghị không cần thiết, thậm chí nông nổi.

Trường Bộ Kinh là một trong năm Nikaya của Kinh Tạng nguyên thủy. Theo tập Saddhammasangaha của ngài Dhammakitti (in trong chuyên san Pali Text Society số ra năm 1890) thì ngay sau khi kiết tập xong mỗi phần Kinh Tạng, năm trăm vị La Hán trong kỳ kiết tập I đã giao trách nhiệm truyền thừa cho từng nhóm tăng chúng: Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) cho nhóm đệ tử ngài Ānanda, Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya) cho nhóm đệ tử ngài Xá Lợi Phất, Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya) được giao cho thầy trò ngài Ca Diếp Đầu Đà (Mahākassapa), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikāya) cho thầy trò ngài Anuruddha. Phần còn lại không thấy nhắc đến.

Va vấp phải bao thứ trở lực từ nhiều phía, sau hơn hai năm trời, chúng tôi đã có dịp giảng xong Tương Ưng Bộ Kinh và 33 bài Trường Bộ (trên tổng số 34 bài). Theo lý thì phải đợi hoàn tất mới đem in sách, nhưng trước mắt với nhiều lý do, có người đề nghị có bao nhiêu in bấy nhiêu, phần còn lại tính sau.

Nội dung Trường Bộ Kinh, có đọc sẽ thấy ngay, chỉ gồm hơn 30 bài nhìn vào tưởng đọc thẳng một hơi dài sẽ xong. Nhưng nội dung thật sự của Kinh thì không biết phải cần đến bao nhiêu thời gian để hiểu hết nói chi là hành trì:
  1. Kinh Phạm Võng nói hết cái gì có trong đầu vạn loại chúng sinh trong muôn cõi,
  2. Kinh Sa Môn Quả nói không sót tơ tóc nào về cái gọi là hành trình giải thoát của một người chán sợ luân hồi,
  3. Kinh Đại Duyên nói hết duyên do trầm luân của chúng sinh trong ba cõi sáu đường,
  4. Kinh Đại Niệm Xứ chứa đựng tinh hoa hành trì của Phật Đạo,
  5. hai Kinh Thập Thượng và Phúng Tụng có nội dung tóm tắt của toàn bộ giáo nghĩa Phật Pháp hay
  6. Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi lại trọn vẹn bản hoài và hành trạng của Phật, thậm chí thu tóm toàn bộ lời Phật trong suốt một đời khuyến hóa độ sinh, chỉ qua mấy ngày cuối đời của Ngài.
Đáng đọc lắm thay!

Waldshut ngày 1 tháng 4 năm 2017

Toại Khanh cẩn bút
Reply
Trường Bộ Kinh
Digha Nikaya

1. Kinh Phạm võng
(Brahmajàla sutta)


https://budsas.net/uni/u-kinh-truongbo/truong01.htm


Bài giảng ngày 24-6-2016 (1-2)

01. KINH PHẠM VÕNG (1)

Có một điểm nho nhỏ chúng tôi muốn quí vị để ý một chút; bài kinh đầu tiên ở mỗi bộ Kinh Tạng bao giờ cũng đáng được xem là tinh hoa của Phật pháp. Ví dụ, 

  1. Trường Bộ có kinh Phạm Võng, nói về các loại tà kiến, 
  2. Trung Bộ có kinh Căn Bản Pháp Môn, 
  3. Tương Ưng có kinh Vượt Bộc Lưu, 
  4. Tăng Chi có kinh Tứ Thực. 
Đây là điểm đặc biệt, có lẽ là dụng ý của các vị Thánh tăng ngày xưa khi kiết tập kinh điển. Bởi vì, trật tự trước sau của các kinh không xếp theo thời gian mà xét theo nhiều khía cạnh, thí dụ như nội dung hoặc cách trình bày bên trong, không có sắp theo trật tự thời gian như bên Bắc tông. 

Thời ngài Trí Khải đại sư của Thiên thai, ông lập ra Ngũ Thời Thuyết Giáo, lúc mới thành Phật thì Ngài thuyết cho hạng nào, 
  1. kinh nào là thời Hoa Nghiêm giảng cho đại thừa, 
  2. thời nào A Hàm giảng cho tiểu thừa. 
Trong cuộc đời hoằng hóa của Đức Phật, người Ngài gặp đầu tiên thì không có gì nổi bật, nhưng chỉ thời gian rất ngắn vài tháng sau đó ngài gặp hai nhân vật hàng đầu Thanh Văn đó là ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên. Ngài thành đạo vào rằm tháng Tư năm trước thì tháng Giêng năm sau ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên thọ đại giới tỳ kheo, chỉ trong vòng chín tháng. Thời điểm Ngài gặp đối tượng tế độ thì lúc vầy lúc khác chớ không phải lúc nào dành cho loại người nào.

Bữa nay chúng tôi sẽ khiến cho quí vị ngạc nhiên cũng có mà thất vọng cũng có khi chúng tôi giảng kinh Phạm Võng theo một cách rất là kỳ dị. Những ai có thành kiến, ác cảm với chúng tôi thì hôm nay là cơ hội tốt để tha hồ ném đá. Ném đá giấu tay hay ném đá công khai thì lát nữa quí vị sẽ biết.

Toàn bộ nội dung kinh Phạm Võng, theo chúng tôi thì nên bắt đầu ở cuối kinh. 


Đức Phật xác nhận rằng do không hiểu được lý Duyên Khởi nên phàm phu đã nảy sinh các loại tà kiến. Giáo lý Duyên Khởi dạy về 
  1. nguyên lý nhân quả và 
  2. tam tướng của vạn hữu; đồng thời cũng 
  3. vạch ra con đường giải thoát sinh tử. 
Nói vậy thì giáo lý Duyên Khởi cũng chứa đựng trọn vẹn tinh thần của giáo lý Tứ Đế.

Am tường rốt ráo giáo lý Tứ Đế cũng là am tường lý Duyên Khởi. Trên đời này chỉ có thánh nhân mới là người am tường rốt ráo giáo lý Tứ Đế.


Am tường lý Tứ Đế là phải cần đến 3 thứ trí tuệ: 
(1) Saccañana: Biết rõ Bốn Đế là cái gì. 
(2) Kiccañana: Biết rõ việc phải làm đối với Bốn Đế. 
(3) Katañana: Biết rõ mình đã làm xong chuyện phải làm đối với Bốn Đế.

Qua hai năm vừa qua, chúng ta học Tương Ưng khá hời hợt. Nếu như hai năm qua nghe đến đâu ghi chép đến đó thì chúng ta có một vốn liếng giáo lý căn bản và đáng kể. Mong rằng kể từ hôm nay khi bắt đầu với bộ Dīgha Nikāya này, chúng ta có ghi chép để mai này có lúc cần giở ra xem lại. 


Hôm qua tôi biết có nhiều người thất vọng khi đã bỏ hẳn một loạt kinh không giảng. Có hai lý do: tôi đã từng giảng rồi, và toàn bộ những nội dung đó sẽ được nói đến, nhắc lại khi chúng ta học qua các bộ kinh khác, chứ không phải hôm qua là lần cuối cùng chúng ta vĩnh biệt nội dung những phần tôi không giảng. Sắp tới quí vị sẽ nghe miệt mài trên những dặm đường phía trước.

1. Saccañana: Biết rõ Bốn Đế là gì
Mọi sự hiện hữu ở đời này đều là Khổ đế. Vì sao vậy? Vì bất cứ hình thức hiện hữu nào cũng nằm trong ba khổ: khổ khổ, hành khổ, hoại khổ. Đó là lý do tại sao mọi hiện hữu đều là Khổ đế. Bất cứ niềm đam mê thích thú nào của chúng ta cũng chỉ là niềm đam mê thích thú trong Khổ đế, niềm đam mê thích thú đó được gọi là Tập đế. Sự vắng mặt của Tập đế đó chính là Diệt đế, tức là Niết bàn. Con đường dẫn đến Diệt đế được gọi là Đạo đế, con đường đó chính là tinh thần Bát Chánh Đạo. Hiểu được một cách đại khái qua sách vở chữ nghĩa từ sự trao truyền của người khác thì sự hiểu biết đó được gọi là trí văn. Trí tư là sau khi học rồi, ngồi nghiệm gẫm lại, suy tư lại. Trí tu chính là sự thể nghiệm thân chứng của hành giả tu tuệ quán, tức Tứ Niệm Xứ. Dùng chánh niệm để ghi nhận cái gì đang xảy ra, nó là gì, bản chất nó ra sao và hiện giờ nó đang hoạt động như thế nào. Phải ra qua loại công phu tuệ quán này thì hành giả mới hiểu được Tứ Đế và Duyên Khởi bằng trí tu. Trí đầu tiên là phải biết rõ Bốn Đế là gì đó là Saccañāna.

2. Kiccañāna: Biết rõ việc phải làm đối với Bốn Đế.

  1. Khổ đế cần được nhận thức, nhận diện.
  2. Tập đế cần được đoạn trừ.
  3. Diệt đế cần được chứng ngộ.
  4. Đạo đế cần được hành trì.

Bốn nhận thức này được gọi là Kiccañāna

3. Katañāna:

  1. Biết rõ ta đã nhận thức đầy đủ và chín chắn về Khổ đế.
  2. Biết rõ Tập đế đã được đoạn trừ.
  3. Biết rõ Diệt đế đã được chứng ngộ.
  4. Biết rõ Đạo đế đã được hành trì viên mãn.

Bốn nhận thức này gọi là Katañāna. Katañāna là Thành Sở Tác Trí của Nam tông (không phải là Thành Sở Tác Trí bên Duy Thức).

Chỉ có thánh nhân, tức La-Hán, mới am hiểu rốt ráo Bốn Đế qua 3 loại trí (Saccañana, Kiccañana, Katañana) này. Am hiểu Bốn Đế cũng là am hiểu lý Duyên Khởi. Am hiểu lý Duyên Khởi thì không còn mắc vào bất cứ thứ tà kiến nào nữa.

Nội dung kinh Phạm Võng là bắt đầu từ cuối kinh học ngược lên. Các vị muốn học thuộc lòng kinh Phạm Võng mà trí nhớ kém quá thì chỉ học đoạn cuối thôi, (khoảng hai trang vở học sinh), tiếng Pāḷi, Việt hay tiếng Anh gì cũng được. Trong đó Ngài có xác nhận thế này: Bao nhiêu quan điểm tà kiến liên hệ đến quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều khởi đi từ nhận thức sai lầm của người không hiểu lý Duyên Khởi.

Sáu mươi hai tà kiến nhiều quá, bây giờ mình sẽ học bằng cách nào đây? Xin gợi ý bà con điều này, có hai cách để học về thực vật học: cách 1 là phân loại những nhóm lớn, khi nào có thời gian hay đam mê, chúng ta sẽ đào sâu vào trong đó phân tích thêm; cách 2 là học chi li từ loại cỏ rêu từ làng mạc xa xôi khắp nơi, có những loại thực vật đặc hữu chỉ riêng ở địa phương nào đó mà nơi khác không có vẫn học luôn. Ở đây, sau nhiều trở trăn thao thức, chúng tôi quyết định chọn cách 1. Nghĩa là cho quí vị học 62 tà kiến theo cách đại cương, vì ba lý do: Tất cả những thứ tà kiến mà Đức Thế Tôn giảng bao gồm những loại tà kiến phổ biến nhất và cũng bao gồm những thứ tà kiến cá biệt nhất. Cá biệt nghĩa là chỉ có ở một số chúng sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà khi học mình thấy nó rất mù mờ xa lạ với mình dù chú giải có giải thích rõ ràng. Chỉ nghe một lần là quên mất. Ví dụ có những loại chư Thiên do duyên nghiệp họ có đời sống không giống như những vị thiên nhân khác, từ duyên nghiệp khiến họ có hình hài không giống ai, có sinh hoạt không giống ai, kiểu sống và kiểu chết không giống ai, và từ chỗ không giống ai này cộng với vô minh trong Bốn Đế, trong Duyên Khởi, nên sinh ra một thứ tà kiến đặc dị không giống ai hết.

62 tà kiếngom gọn lại còn hai thứ là thường kiến(sassataditthi) và đoạn kiến(ucchedaditthi).

Đoạn kiến gom gọn trong ba trường hợp:

- Vô Nhân Kiến(ahetukaditthi): cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, không do nhân quả gì hết
- Vô Hành Kiến(akiriyaditthi): cho rằng thiện ác giống hệt nhau, chỉ là hành động mà thôi, có thể tha hồ sống và hành động theo ý thích.
- Vô Hữu Kiến(natthikaditthi): cho rằng những gì mình không thể chứng minh được, không thấy biết được thì là không có thật, chẳng hạn như các vấn đề nhân quả báo ứng, luân hồi, tái sinh, sự hiện hữu của thánh nhân, của các loài khuất mặt.

Một cọng cỏ nhỏ xíu muốn có mặt thì cần đến biết bao nhiêu yếu tố sinh học, một con ong cái kiến hay một con người, đến cả những chi tiết nhỏ nhặt trong đời sống muôn loài như giọt nước mắt, nụ cười, niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ, nóng lạnh, nhất nhất đều có nhân quả đàng hoàng nhưng nếu cứ cho rằng ngẫu nhiên mà có không có nhân quả gì hết thì đó là thứ tà kiến, gọi là Vô Nhân Kiến.

Loại suy nghĩ cho rằng thiện ác không khác gì nhau, chẳng qua khi người ta không thích, người ta sợ nó, thì gọi là ác, khi thích nó quá thì gọi là thiện, còn thiện ác vốn dĩ không có, thích sống làm sao cứ hành động như thế, tùy duyên tùy thích mà sống, không cần phải làm lành lánh dữ, đó gọi Vô Hành Kiến.

Vô Hữu Kiếnlà kiểu suy nghĩ cho rằng cái gì mình không thấy, không biết, không chứng minh được thì là cái đó không có. Trong một buổi giảng ở chùa Phước Sơn hai mươi năm về trước, có một ông cán bộ về hưu đến chùa tu thiền, sau buổi giảng, ông ta đi theo tôi và hỏi: “Thầy chứng minh được có thiên đường địa ngục, có luân hồi báo ứng, tôi xin nguyện đi theo thầy hết kiếp.” Tôi trả lời: “Tôi không có khả năng chứng minh cho ông thấy, nhưng nếu ông chứng minh rằng những thứ đó không có thì tôi xin theo ông.”

Thường kiến gồm 3 trường hợp tiêu biểu: tin vào một cái tôi vĩnh cửu, tin vào một đấng bề trên tối thượng toàn quyền sinh sát, tin vào một cứu cánh thoát khổ nào đó đi ngược lại lý nhân quả.

Khi chưa am tường lý Duyên Khởi thì ta luôn có nhiều điểm tựa để nảy sinh tà kiến:

1. Do học từ người khác.

Tự mình thấy đời khổ rồi đi tìm hiểu thầy này bà nọ, kinh này sách kia, đi tham khảo nguồn thông tin của người khác. Người ta dạy cái gì hợp với tâm tư của mình thì mình theo.

2. Do tự mình suy diễn lý luận.

Dựa vào nền tảng trí tuệ, học thức, kinh nghiệm sống, cảm giác cảm xúc cá nhân, tự mình phân tích tổng hợp lại rồi đưa ra một kết quả suy luận. Nếu không am tường lý Duyên Khởi, Tứ Đế thì cái suy diễn này dứt khoát có vấn đề. Thông minh bằng trời mà muốn tự ngộ thì phải mất tối thiểu hai a-tăng-kỳ, một trăm ngàn đại kiếp. Tự mình cộng ghép chuyện đời, cảm xúc bản thân, suy diễn để thấy được lý Duyên Khởi, Bốn Đế, để chứng thánh giải thoát, thì không thể.

3. Do dựa vào sở chứng có thật của bản thân.

Ở đây là thiền định và thần thông. Chính mình tu thiền, chính mình thấy rõ ràng là thiền định là như thế nào, thiền định xa lìa phiền não thông thường; chính mình thấy mình không còn tham thích năm dục, không còn bất mãn sợ hãi ghen tuông, không còn hôn trầm lười biếng buồn ngủ, không còn hoài nghi, trạo hối; chính mình thấy mình an lạc. Trên nền tảng này mà suy diễn các thứ. Đức Phật dạy: Giống như con chó bị cột vào một nơi nào đó, cho dù có cào cắn, sủa, la hét, rên siết như thế nào thì cũng quẩn quanh chỗ cột. Cũng vậy, một người phàm phu chưa có giác ngộ lý Tứ Đế nghĩa là chưa thấy được lý Duyên Khởi, chưa thấy rốt ráo lý nhân quả và lý Tam tướng, họ có thể suy tư diễn dịch lý luận như thế nào thì cuối cùng vẫn quẩn quanh những tà kiến, những ngã chấp.

Cuối bài kinh Phạm Võng này, Đức Thế Tôn cũng xác nhận lại: Người không hiểu lý Duyên Khởi thì có suy diễn, có tưởng tượng, có nhìn thấy, có nhận thức quan sát được cái gì, những cái đó vẫn nằm trong cái lưới chụp của 62 tà kiến. Từ đó mới có tên kinh là Phạm Võng. Tên kinh này do chính Đức Phật đặt chớ không phải do các vị A-xà-lê kiết tập đặt tên.

Jāla: lưới (võng). Lưới ở đây có nghĩa:

- Bài kinh này Đức Phật thuyết bao trùm tất cả các trường hợp tà kiến của chúng sinh, không sót một loại tà kiến nào của phàm phu trong vô lượng vũ trụ, vô lượng thế giới.

- Ngài vạch ra cho thấy kiểu tà kiến của phàm phu, hễ còn là phàm phu thì chạy trời không khỏi nắng. Hễ chưa hiểu được Duyên Khởi thì tất cả đều nằm trong cái lưới của 62 tà kiến.

Đó là lý do vì sao kinh này được gọi là Kinh Phạm Võng.

Đầu buổi giảng tôi đã nói, hôm nay sẽ có một số người ngạc nhiên, một số người thất vọng, thậm chí có một số người mãn nguyện vì vốn không tin và cho rằng chúng tôi không giảng kinh này được. Nhưng tôi đã xét kỹ, nếu tôi phân loại cho bà con từng thứ cây cỏ mà bà con không có dịp thấy, loại lá loại nấm bên châu Phi, Bắc Mỹ, thì sớm muộn bà con cũng quên, vì vậy tôi phân loại theo nhóm lớn thực vật. Ở đây cũng vậy, 62 tà kiến gom gọn lại có hai là Thường Kiến và Đoạn Kiến.

Thường kiến là tin vào một cái tôi vĩnh cửu. Nghĩa là sao? Nhìn chánh kinh quí vị sẽ thấy. Khi mắt tai mũi lưỡi thân ý làm việc thì mình luôn nghĩ rằng ‘tôi thấy’, ‘tôi nghe’, ‘tôi vui’, ‘tôi buồn’; biết đạo chút đỉnh, tu hành làm phước thì ‘tôi làm thiện’, ‘tôi lánh ác’; rồi mai này có thiền định chút đỉnh thì ‘tôi đắc thiền” và ‘sớm muộn gì thì ‘tôi cũng đắc quả, ‘mong là tôi sẽ thành thánh nhân’. Chúng ta luôn luôn nhìn vấn đề từ góc độ của cái tôi, dầu cho mình đã biết Phật pháp miệng nói mọi thứ là vô ngã vô thường, nhưng bụng vẫn nghĩ ‘tôi là người hiểu lý vô ngã sâu nhất trong đây’, ‘tôi là người giỏi A-tỳ-đàm nhất trong đây’, ‘tôi là hành giả tuệ quán xuất sắc nhất…’ mình không ra khỏi lưới của 62 tà kiến, chỉ bị cột vào trong cây trụ, làm cỡ gì cũng không thoát được.

Vì vậy Đức Phật dạy, có quán chiếu lý Duyên Khởi, có hiểu biết, có nhận thức đúng đắn về Bốn Đế ở chừng mực tương đối thì chúng ta tránh được tà kiến ở mức độ tương đối; còn nhận thức rốt ráo ở mức tuyệt đối của thánh nhân thì chúng ta sẽ lìa bỏ hẳn các tà kiến ở mức độ tuyệt đối.

Từ xưa đến giờ chúng ta thường nghe nói Pháp môn tuệ quán là pháp môn dạy mình sống trong hiện tại: tại đây và bây giờ, nhận thức cái gì đang xảy ra. Sống trong hiện tại, tại đây và bây giờ, thực tại hiện tiền, chỉ là những chữ nói cho vui, nói trên khái niệm thời gian thường thức của phàm phu, qua khía cạnh tục đế chế định, chứ còn nói rốt ráo thì hành giả phải thấy rằng, tất cả những gì thuộc về danh sắc mà mình ghi nhận được đều là những thứ đã thuộc về dĩ vãng. Ví dụ, tôi biết rằng tôi đang nổi giận, khi ‘tôi biết tôi nổi giận’ thì lúc đó cái biết đó chính là tâm thiện, còn cái ‘đang nổi giận” chính là tâm sân trong quá khứ. Hành giả tu tập tuệ quán về hành trì thì dựa trên tinh thần của Tứ Niệm Xứ. Còn về lý thuyết thì phải có kiến thức về A-tỳ-đàm, để có nhận thức tối thiểu về Bốn Đế, về Duyên Khởi; để thấy rằng thực ra không có điểm tựa nào, không có chỗ dựa nào cho một cái tôi như hồi đó đến giờ mình vẫn tưởng. Nếu quan sát bằng kinh nghiệm của một hành giả thì sẽ thấy được rằng: cái mình thấy đó là cảnh quá khứ, thấy rằng trong một ngày đời sống thân và tâm của mình chỉ gồm bốn thứ thiện, ác, buồn, vui tiếp nối nhau sanh diệt. Nếu thấy được như vậy thì sẽ thấy rằng trên đời này không có cái gì gọi là chiếc xe, mà là do các món phụ tùng ráp lại. Mới nghe qua, một người không biết đạo sẽ ngạc nhiên: Nhận thức như vậy giúp cho tu hành giải thoát ở chỗ nào? Giúp rất là nhiều, nếu không muốn nói đó chính là linh hồn giải thoát của đạo Phật. Khi mình thường trực sống trong nhận thức mọi thứ là do duyên giả hợp mà có thì thái độ của mình trong cuộc đời này đối với các trần cảnh chắc chắn sẽ khác đi. Nhận thức trên kinh nghiệm sách vở từ chương sẽ không giúp mình được nhiều mà phải là một hành giả sống trong quán chiếu thường xuyên nhận thức thường trực mình là đồ lắp ráp, mọi thứ do duyên mà có. Duyên ở đây nhiều lắm. Chỉ cần đưa tay lên cầm tách trà hớp một ngụm thì đã cần đến vô số nhân duyên rồi. Trong một xứ sở như Syria, Iraq, quí vị có bình tâm thanh thản ngồi uống trà hay không? Không thể, vì không biết nó nổ lúc nào. Gia đình ok, xã hội ok, đất nước ok, khu vực ok, tài chính ok thì mới ngồi uống trà được.

Một hành giả tuệ quán, quán chiếu thấy rằng: Đây là cái ý muốn giơ tay. Từ cái ý muốn này thì mới giơ tay lên. Cái ý muốn là danh, giơ tay là sắc. Trước khi giơ tay là ngứa, cái ngứa đó là khổ thọ, cái muốn gãi là tâm tham, từ tâm tham mới dẫn đến muốn gãi; từ muốn gãi mới dẫn đến cử động, xê dịch, nhúc nhích bàn tay và bắt đầu gãi. Đã ngứa là tâm tham. Quan sát thì sẽ thấy cái gọi là Lê Văn Tèo, Nguyễn Văn Tý chỉ toàn là đồ lắp ráp, lúc thiện lúc ác, lúc tham lúc sân, lúc sướng lúc khổ.

(còn tiếp)
Reply
Bài giảng ngày 24-6-2016 (2-2) (tt và hết)

01. KINH PHẠM VÕNG (1)

Trong kinh nói rõ, do vô minh trong Bốn Đế mới dẫn đến ba hành. Do không biết Bốn Đế là gì nên khi chạy trốn cái khổ, người ta mới đầu tư thiện hay ác, đó gọi là ba hành. Hành duyên thức, thức chính là tâm tái tục, khi có sẽ tạo ra ba nghiệp Dục, Sắc, và Vô sắc, tạo ra tâm tái tục để đi vào ba cõi. Chính vì có tâm tái tục - tâm đầu thai vào cõi này cõi kia, mình mới có danh sắc (hoặc chỉ danh, hoặc chỉ sắc) trong các cõi. Có danh sắc mới có lục nhập (có cõi đủ, có cõi không đủ). Có lục nhập mới có duyên xúc, tức có 6 căn mới có chuyện ghi nhận 6 cảnh. Có 6 căn 6 cảnh mới có 6 thức. Chính vì 6 căn làm điểm tựa cho 6 thức để ghi nhận 6 trần, chỗ gặp nhau giữa ba thứ này, được gọi là xúc. Từ cái biết của nhãn căn, nhãn thức, và cảnh sắc tạo ra nhãn xúc; các căn còn lại cũng theo vậy mà hiểu, “diệc phục như thị”. Từ nhãn xúc mới có nhãn thọ, từ nhãn thọ mới có sắc ái – thích trong cảnh sắc - ái ở mức độ sâu đậm thì gọi là thủ, trường hợp này gọi là dục thủ. Nếu là phàm phu thì thủ đính kèm theo đó là kiến thủ, ngã chấp thủ và có thể cả giới cấm thủ. Từ thủ quay lại cái vòng tròn, tạo ra nghiệp thủ, từ nghiệp thủ tạo ra sanh hữu là tâm đầu thai. Từ tâm đầu thai thì bắt đầu một kiếp sống mới đó là hữu duyên cho sanh. Có tâm đầu thai mới có sự có mặt ở các cõi, và từ đó có sanh già đau chết, sầu bi khổ ưu não. Từ đó người ta mới tìm lối thoát. Do không hiểu Bốn Đế cho nên người ta chạy trốn nỗi khổ bằng các nghiệp thiện ác. Người có học có tu, có suy tư đúng đắn bằng chánh kiến sẽ không nảy sinh ra ảo tưởng có một cái tôi hằng tại vĩnh cửu di chuyển từ đời này sang kiếp khác. Sáu căn của đời này là quả của sáu ái đời trước. Với sáu căn bây giờ mà không khéo tu tập thì nó lại tiếp tục là điểm tựa cho sáu ái của đời sau, cứ như vậy suốt mùa. Một người hiểu như vậy thì sẽ không mắc vào tà kiến thứ nhất đó thường kiến. Thường kiến là tin vào cái tôi, tin vào hiện hữu của đấng tối cao, đấng sáng thế. Nếu bàn sâu một chút thì có hai điểm để mình phủ định quan điểm về thượng đế:



- Nếu có đấng sáng tạo muôn loài thì đó là một người tàn nhẫn, tạo ra chi một thế giới bất toàn bất trắc bất tường, vui ít, khổ nhiều. Nếu gọi đó là thử thách, thì với quyền lực vô biên sao Chúa không sáng tạo ra những điều hoàn hảo mà phải đưa ra những nghịch cảnh để thử thách. Một sáng chế nào đó cũng phải qua nhiều đợt cải tiến, sửa những phiên bản lỗi, rất nhiều lần mới đưa vào sử dụng. Chúa thì không, nếu Chúa vạn năng toàn tri thì sáng tạo ngay từ đầu phải hoàn hảo chứ. Tôi không hề mang ơn sự sáng tạo đó, thà đừng tạo ra, tạo ra làm chi mà buồn quá.



- Nếu là hành giả tuệ quán thường xuyên quán chiếu danh sắc thân tâm chúng ta sẽ thấy mình không cần sự hỗ trợ nào của đấng tối cao, bởi buồn vui cái nào là vô ngã là vô ngã, cái nào là do duyên tạo là do duyên tạo. Hai cái này là một. Cái nào do duyên tạo thì cái đó vô ngã, cái nào vô ngã thì cái đó do duyên tạo, không có sự can thiệp của ai hết. Ví dụ tôi sống phóng dật, thất niệm; tôi nói, làm và suy tư những điều khiến cho mình khổ tâm, và khiến cho người khác phiền bực. Từ chỗ thất niệm làm duyên mới dẫn đến chuyện tôi khổ và người khác phiền. Tôi ăn uống bất cẩn tôi bị bệnh, tôi thức khuya bữa sau tôi lừ đừ. Tất cả thiện ác buồn vui đều do nhân xa nhân gần nào đó, không phải tự nhiên. Quan sát từ chuyện nhỏ cho đến chuyện lớn sẽ thấy có điểm giống nhau là ở đời mọi thứ vận hành, hiện hữu, tồn tại trên những điều kiện tác động. Phải thường xuyên quán chiếu như vậy lâu ngày mới thấm, mới hiểu. Phật pháp là sanditthiko, có nghe đạo nhiều cách mấy dù thầy của mình có là Đức Phật đi nữa thì sự chứng nghiệm phải do chính mình. Không ai chứng đạo giùm mình, “paccattam veditabbo viññūhīti”,đạo này cần đến sự động não, cần khả năng trí tuệ, chớ không dành cho người nằm chờ sung rụng. Bản thân mình phải có khả năng động não. Khả năng đó chỉ có ở người trí. Mẹ của mình thương mình lắm, bà dám chết cho mình nhưng bà không có khả năng đắc đạo giùm mình. Bởi bà uống cà phê thì biết mùi cà phê, bà không thể nào vì tình mẫu tử mà tìm mọi cách để cho mình hiểu cà phê là gì, mùi cà phê ra sao khi mình chưa hề chạm môi vào tách cà phê. Chỉ ly cà phê thôi mà cần đến thân chứng thể nghiệm nói chi là chân lý ở đời. Thường kiến là do không hiểu được lý Duyên Khởi, không hiểu được lý Bốn Đế nên nhận thức sai lầm cho rằng có một linh hồn từ đời này qua kiếp khác, từ phút giây này qua phút giây khác. Cho rằng tôi hồi nhỏ trong bụng mẹ với tôi lúc bốn tuổi là một, lúc bốn tuổi đến lúc bốn mươi tuổi là một, từ bốn mươi tuổi đến lúc ngắc ngoải trong bệnh viện là một, đó là thường kiến.



Có thường kiến là vì khuynh hướng tâm lý: sợ mất. Không cam tâm chịu nổi cảnh trời xanh mây trắng nắng vàng, gió mát hiu hiu, một dòng sông vắng, một con đò trưa đang trôi lững lờ, có cô thôn nữ ngồi giặt áo bên cầu, trai thanh gái lịch tung tăng trong xóm, những đêm trăng, điệu hò giã gạo, vũ trường đèn màu trên phố… bao nhiêu thứ để yêu, để mê như vậy đùng một cái mất hết. Trong đạo thì công phu tu hành từ đó đến giờ cũng núi cao rừng thẳm, kiêng khem chay tịnh lâu nay, tự nhiên buông sạch, làm sao chịu nổi.



Một người có đời sống theo Phật pháp là phải tận dụng ba trí: văn, tư, tu để có nhận thức từ tương đối qua tuyệt đối về Duyên Khởi, qua Bốn Đế; để từ đó không có cơ sở cho các loại tà kiến. Nếu mình không có trí tuệ về Bốn Đế và Duyên Khởi cộng với khuynh hướng tâm lý thích hưởng thụ, thích hiện hữu, thích tồn tại, sợ mất đi cái mình đang có, không cam tâm đành lòng với sự vắng mặt khỏi trần gian này, với khuynh hướng tâm lý này, chúng ta tuyệt đối có lý do, có cơ hội để mắc vào thường kiến.



Đừng nghĩ rằng mình có học A-tỳ-đàm, có tu tuệ quán Tứ Niệm Xứ mà mình không mắc vào thường kiến. Cái khuynh hướng tâm lý của mình là sợ mất. Từ chỗ đó nảy ra chuyện người ta dựa vào tâm Hữu phần của A-tỳ-đàm nguyên thủy mà chế ra A-lại-da-thức bên Duy thức. Từ chỗ người ta luyến tiếc, nắm níu sự hiện hữu danh sắc, người ta chế ra Đại viên cảnh trí, Thành Sở Tác Trí, bốn loại trí bên Duy thức. Ngay bên Phật Giáo Nam Tông cũng có không ít các vị đại đại sư, Thái có, Việt có, tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng: nói là vô ngã nhưng ngã tào lao thì không có; ngã chân thường, ngã thanh tịnh nên có phải có và chắc chắn có. Đức Phật dạy, khi nào mình quán chiếu thấy rằng một tí xíu hiện hữu cũng là khổ thì lúc đó mình mới vội vã, lìa bỏ, buông tay. Còn nếu mình có một chút gì đó thương yêu nắm níu thì bằng mọi cách mình tìm cách giữ nó lại. Việt Nam có câu, “tiếc gì một nải chuối xanh, năm bảy người giành cho mủ dính tay”, câu này ý nghĩa khác, không liên quan gì đến Phật pháp, nhưng là khi mình có sống quán chiếu rốt ráo, hoặc khi bản thân mình có qua trải nghiệm khốc liệt về sự hiện hữu của danh sắc, chẳng hạn như trải qua một cơn bạo bịnh, trải qua một trận bể dâu tang thương, một cuộc sinh ly tử biệt, một cuộc mất mát tình tiền dữ dội, từ đó mới thấm, mới thấy mất là tốt hơn.



Có nhiều cách để mình chán đời, chán đời kiểu tạng Kinh, chán đời kiểu tạng Luật, chán đời kiểu A-tỳ-đàm. Tạng Kinh cho ta biết ta luân hồi vô số kiếp. Sữa mẹ mà ta bú, nước mắt ta khóc, máu ta đã chảy, mồ hôi ta đã đổ trong dòng luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển. Cơ hội làm người mong manh hiếm hoi, xác suất của con rùa mù trồi đầu chui lọt lỗ ván. Đó là sợ luân hồi theo cách nói của tạng Kinh. Sợ luân hồi theo tạng A-tỳ-đàm là quán chiếu ta sanh ra chết đi trong từng khoảnh khắc, quán chiếu thấy rằng niềm vui hay nỗi buồn, tựu trung lại là khổ hết. Không hiện hữu nào trên đời này nằm ngoài ba khổ. Nghĩ vậy rồi sợ, nản, chán. Theo tạng Luật, đụng đâu tội đó, đụng đâu phạm đó, giữ luật cho trong sạch thì khó vô cùng. Vì phàm tánh phiền não của mình đầy ắp, đụng đâu phạm giới đó, tội lỗi chồng chất. Chỉ riêng người giữ giới thấy đói muốn chết mà vì giữ luật, phải nhịn thèm, chỉ riêng người giữ Luật mới hiểu lạnh muốn chết mà không dám dùng cách này cách kia để kiếm đồ đắp, bịnh muốn chết mà không dám dùng cách này cách kia để kiếm thuốc. Đói, lạnh, bịnh, nhà dột cột xiêu, y rách, nếu mình giữ Luật cho trong sạch thì phải nói chỉ có một chữ ‘ráng chịu’. Người giữ Luật trong sạch có nhiều cớ để sợ sanh tử, bởi họ nghĩ bây giờ mà lột y ra hoàn tục sống như người đời thì khoảng cách giữa người đời và một con thú không xa bao nhiêu hết, vì thích là làm. Đắp y giữ Luật thì đụng đâu phạm giới đó, phạm đâu thì tội đó, mà nếu giữ Luật thì khổ vô cùng. Tôi biết trong room này người chia sẻ quan điểm này của tôi không nhiều, quí vị không thể tưởng tượng được cái khổ của người giữ giới. Tôi nói như vậy là nói theo Kinh, tôi không nói về tôi, tôi biết theo kinh điển, kinh nghiệm của các bậc tiền bối trao truyền lại. Tạng Luật là thứ kinh nghiệm tàn khốc về vạn hữu, sống như người đời thì tội lỗi mà sống theo Luật thì đụng đâu khổ đó. Tôi kể quí vị nghe một câu chuyện nhỏ. Ngài Xá Lợi Phất bị bịnh, trong kinh không nói bịnh gì, đau lắm. Ngài Mục Kiền Liên biết sư huynh đau lắm nên mới hỏi: Ngày xưa khi ở ngoài đời chưa xuất gia, sư huynh có bị như vậy chưa, dùng thuốc ra sao. Ngài Xá Lợi Phất trả lời là đã từng bị, mỗi lần bị vậy là mẹ lấy sữa nấu chút ít thứ này thứ kia ăn vô là hết. Trong kinh nói chư Thiên nghe được cuộc nói chuyện đó, họ khiến cho mấy thí chủ của ngài Mục Kiền Liên biết điều đó, còn ngài Mục Kiền Liên thì ôm bát đến nhà thí chủ với hy vọng người ta sẽ cho mình món đó. Ngài nghĩ bụng tôn giả Xá Lợi Phất chắc chắn đủ phước để hôm nay tìm được món thuốc thích hợp. Vì chư Thiên nghe được chuyện nên khiến thí chủ cúng món đó. Ngài Mục Kiền Liên đem món đó về, ngài Xá Lợi Phất nhìn là biết ngay, ngài nói rằng: Cái món này là do tôi nói mà có, tôi có thể chết, ruột tôi có thể đổ ra ngoài nhưng tôi không thể ăn món này được. Mặc dù lúc đó ngài đã là vị A-la-hán rồi. Nói khách quan thì món này đâu phải do ngài gợi ý, ngài đi xin, nhưng do thói quen nhiều đời, ngài không dễ dàng chấp nhận những thứ lợi nhuận mà nguồn gốc không minh bạch. Thế là ngài từ chối, vượt qua cơn đau bằng thiền định và phước báu riêng. Tôi kể câu chuyện nhỏ xíu, nhưng quí vị biết ngài Xá Lợi Phất bệnh gì không? Ngài đau đến mức mà ngài Mục Kiền Liên phải hỏi thăm, chứ nếu đau xoàng thì ngài Mục Kiền Liên không hỏi. Đó là cách sợ sanh tử bên tạng Luật. Khi mình có thấy sợ sinh tử thì mình mới bắt đầu nhàm chán sự có mặt ở đời này. Có sanh về cõi nào đi nữa sống lâu bao nhiêu đi nữa cũng có lúc mãn thọ. Mãn thọ thì không còn sống ở đó nữa, trở về đơn vị gốc. Đơn vị gốc nghĩa là, trừ thánh nhân, hễ là phàm phu dù có đi bao xa thì cũng trở về Dục giới, và sống với tâm Dục giới. Tâm Dục giới ở đây đa phần thời gian trong một ngày 90% là tâm bất thiện. Một người không biết đạo, một ngày không có bao nhiêu lần sống bằng tâm thiện, hiếm vô cùng. Toàn là buông cái này bắt cái kia, không tham thì giận không giận thì tham. Cõi Dục giới là đơn vị gốc của Tam giới, phiền não là đơn vị gốc. Địa ngục, A-tu-la, ngạ quỷ, bàng sanh là đơn vị gốc của đơn vị gốc. Đi đâu thì dù muốn dù không cũng phải về đó. Đó là lý do vì sao mình ớn sinh tử. Vì sao lại trở về đơn vị gốc? Vì đó là sức hút của phàm tâm, sức hút của dòng luân hồi, sức hút tự nhiên, nhiều đời nhiều kiếp mình quen như vậy và trở thành quán tính rồi. Quán chiếu như vậy thấy ngán sợ, đó là sợ theo tạng Kinh. Còn sợ theo A-tỳ-đàm thì mình thấy cái thằng người hồi sáng giờ ngồi trên chiếc du thuyền nó đã sống chết không biết bao nhiêu lần, thời gian khổ của nó nhiều hơn thời gian vui mà nó thất niệm nên không biết. Cái thân này chỉ cần chánh niệm một chút sẽ thấy rằng nó khổ trăm bề. Nếu ngồi yên mà nhìn thì niềm vui trong tâm mình ít hơn nỗi khổ tự có, và cái thân cũng vậy. Thiện tự có hiếm hơn bất thiện tự có. Nếu cái ác tự có nhiều hơn thì cái khổ tự có nhiều hơn cái vui tự có, đó là luật tự nhiên. Quán chiếu chỗ này, hành giả ớn luân hồi. Ớn luân hồi đến mức thấy rằng tìm mọi cách nắm níu cái tôi trong cõi đời này giống như tìm quốc tịch ở xứ trời ơi vậy, chẳng hạn như quốc tịch ở Venezuela, Syria, hay Iraq. Mấy ngày nay Venezuela đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ thời ông Hugo Chávez. Ông này chết để lại một di sản “đỉnh cao trí tuệ”, bây giờ người dân thành ăn cướp còn tệ hơn Việt Nam thời nạn đói năm 1945. Quí vị nghe tin người thân thương nhất của mình đang tìm cách nhập cư vào ba nước này thì có phải là khùng không. Khi mình quán chiếu thấy thân này có vấn đề, thế giới này có vấn đề, tam giới này có vấn đề thì sự nắm níu tìm một điểm tựa để trụ lại ở đó có phải là điên không. Do hiểu được Bốn Đế, do hiểu được 12 Duyên Khởi chúng ta không còn tiếp tục mắc vào thường kiến nữa.



Đoạn kiến cũng y như thường kiến, do không hiểu Bốn Đế, do không hiểu được lý Duyên Khởi, cho nên thấy tồn tại một cái tôi. Có một điều đặc biệt là do khuynh hướng tâm lý của một số đông chúng sinh, họ không tin vào cái gì họ không chứng minh được. Hữu sự thì khấn tứ phương, có một số chúng sinh lúc khổ quá sợ quá thì cái gì cũng tin. Đoạn kiến nghe có vẻ trí thức hơn thường kiến, không tin không chấp nhận vào điều gì không thấy không hiểu không chứng minh được. Nhưng ngẫm lại, đâu phải cái gì trên đời này cũng đều có khả năng chứng minh. Người đoạn kiến cũng chấp ngã và thích hưởng thụ như người thường kiến, nhưng do khuynh hướng tâm lý, chỉ tin vào cái tôi ở đời này hoặc một thời điểm nào đó.



Trong kinh có giải thích 3 lý do tà kiến: (1) Học từ ai đó, nghe người ta nói, có lúc cũng bán tín bán nghi. (2) Tự mình ngồi suy diễn cuối cùng đưa ra quan điểm nhận thức nào đó. Có lúc chính mình cũng nghi ngờ bản thân mình. (3) Do họ có thiền định thần thông. Chẳng hạn như họ đắc thần thông, có túc mạng thông, nhớ lại thời gian họ sanh về cõi Vô tưởng. Cõi Vô tưởng là cõi không tâm mà tuổi thọ là 500 đại kiếp. Bồ tát chỉ nhớ được 80 đại kiếp. Người thường chỉ nhớ tối đa 40 đại kiếp. Thánh nhân thì có thể xa hơn giới hạn đó, tối đa cũng không hơn 4 a-tăng-kỳ. Mỗi vị Phật chỉ có 4 đại đệ tử nhớ lâu hơn 1 a-tăng-kỳ, như Đức Phật Thích Ca có hai vị thượng thủ; bà Yasodhara và ngài Bahiya là nhớ được tiền kiếp lâu hơn một a-tăng-kỳ.



Dòng luân hồi của mình lâu biết là bao nhiêu, nước mắt mình khóc, sữa mẹ mình bú, mồ hôi mình đổ ra, máu chảy ra nhiều hơn bốn biển, khả năng nhớ 40 hay 80 a-tăng-kỳ có thấm tháp gì. Giống như đang đi ngoài Thái Bình Dương mà thò cây bút chì xuống đo độ sâu của biển vậy. Nhiều vị đắc thiền nhớ lại cách đây một kiếp, hai kiếp… tổng cộng cao nhất là 40 kiếp trái đất. Khi họ nhớ nhằm ngay kiếp họ sanh vào cõi Vô Tưởng không tâm, họ nghĩ rằng thì ra trước đây ta không có mặt ở đời, ta chỉ mới có mặt ở đời chỉ 37 kiếp thôi, hoặc 13 kiếp thôi. Họ quán nữa, họ quán nhầm ngay kiếp họ sanh về cõi Vô Tưởng, họ thấy rằng thêm 15 kiếp nữa họ biến mất khỏi cuộc đời này. Thật ra không phải họ vĩnh viễn ra đi mà vì họ sanh ra trong cõi Vô Tưởng không tâm. Trong kinh nói, khi nhớ thời gian sinh vô cõi Vô Tưởng giống như người đứng trong chỗ sáng mà bắn mũi tên vào bóng đêm. Nghĩa là có theo dõi được một đoạn rồi mất tiêu, không thấy nữa, mất hút vào bóng đêm mịt mù.



Tà kiến của trường hợp thứ ba không làm sao gỡ nổi. Thời Đức Phật còn tại thế, có một bữa trưa sau giờ cơm, do trí đại bi quan sát thế giới Ngài thấy có một vị Phạm thiên tà kiến tự cho là chỗ ông ở mênh mông xa vắng không ai đến được. Vì lòng đại bi, biết ông này có huệ căn, có thể độ được, lập tức Đức Phật biến mất khỏi chùa Kỳ Viên và có mặt ngay tại chỗ của ông Phạm thiên. Đức Phật ngồi ngay trên đầu ông ta. Lúc đó Đức Phật suy nghĩ: Mục Kiền Liên, Maha Kasapa, Anudrudha và Maha Kapina, bốn vị hãy lập tức có mặt ở đây. Với tâm lực chiêu cảm và lời gọi của Đức Phật, bốn vị đại đệ tử linh cảm được, họ lập tức có mặt, ngồi đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải của ông Phạm thiên này. Lúc đó Đức Phật thấy ổng đã dao động, Ngài liền biến mất. Lần lượt các vị biến mất chỉ còn ngài Mục Kiền Liên. Ông Phạm thiên hỏi ngài Mục Kiền Liên là khả năng của các vị đệ tử như vậy có nhiều không, ngài Mục Kiền Liên đáp: Tam minh lục thông thì nhiều lắm. Càng học thức chừng nào mà ngộ nhận thì không có cách nào gỡ, dốt dốt thì dễ sửa được. Bên Tàu có câu: “Thà chém đầu một ngàn viên dõng tướng ngoài trận còn dễ hơn thay đổi suy nghĩ của kẻ thất phu.” Dũng tướng như Mã Siêu, Triệu Tử Long, Khương Duy.. chém đầu dễ hơn, khả thi, vì có thể dùng mỹ nhân kế, ly gián nội bộ...v.v nhưng không làm cách nào sửa được suy nghĩ của một kẻ thất phu.



Khi ta mắc vào tà kiến thì nghĩ về cái gì trong đời này cũng qua lăng kính của tà kiến. Do không thấy lý Tam tướng, lý nhân quả “mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất” nên phàm phu mới tốn công suy tư về thế giới không gian, thời gian và chúng sinh. Nếu hiểu mọi thứ chỉ là lắp ráp giả hợp thì ta không còn hứng thú để trăn trở, thao thức chúng là hữu biên hay vô biên.



Đàng sau nhà mình là một khu rừng, trong rừng có cỏ, rêu rong, có nấm, có gai, có hoa...v.v, mình thì đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương tần tảo đi kiếm sống, vợ đẻ con đau gia cảnh khó khăn. Bây giờ chuyện phải đi ra đàng sau nhà ghi chép, chụp hình, mô tả, cây cỏ loại nào là loại nào thì trừ phi mình là một nhà nghiên cứu hay dược sĩ tương lai thì may ra, trong khi mình chữ nghĩa không nhiều, chuyện trước mắt là lo miếng cơm manh áo, việc ra ngoài ghi chép như vậy là chuyện khó có. Trong kinh nói, một người bị trúng mũi tên thì việc đầu tiên là lấy mũi tên đó ra, coi có phải là tên độc hay không, chớ không phải là tìm hiểu ai bắn cung, nam hay nữ sang hay hèn. Một người nhìn đâu cũng thấy là một tuồng ảo hóa giả hợp thì họ không còn tha thiết tìm hiểu nữa. Đàng sau nhà mình là một khu rừng, trong rừng có cỏ, rêu rong, có nấm, có gai, có hoa...v.v, mình thì đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương tần tảo đi kiếm sống, vợ đẻ con đau gia cảnh khó khăn. Bây giờ chuyện phải đi ra đàng sau nhà ghi chép, chụp hình, mô tả, cây cỏ loại nào là loại nào thì trừ phi mình là một nhà nghiên cứu hay dược sĩ tương lai thì may ra, trong khi mình chữ nghĩa không nhiều, chuyện trước mắt là lo miếng cơm manh áo, việc ra ngoài ghi chép như vậy là chuyện khó có. Trong kinh nói, một người bị trúng mũi tên thì việc đầu tiên là lấy mũi tên đó ra, coi có phải là tên độc hay không, chớ không phải là tìm hiểu ai bắn cung, nam hay nữ sang hay hèn. Một người nhìn đâu cũng thấy là một tuồng ảo hóa giả hợp thì họ không còn tha thiết tìm hiểu nữa. Có hai cách để chấm dứt hoài nghi: đi tìm câu trả lời hoặc để sang một bên không nghĩ đến nữa. Một người học đạo biết Bốn Đế là gì, 12 Duyên Khởi là gì, lý nhân quả là gì, Tam tướng là gì, chưa đủ. Phải vô chỗ thanh tịnh yên tĩnh, xếp bằng nhắm mắt, dùng niệm dùng tuệ, quan sát quán chiếu để thấy rằng thân tâm này từ sáng tới chiều, sướng khổ buồn vui thiện ác tiếp nối nhau sanh diệt, nhân quả, quả nhân, ta sao người vậy người sao ta vậy. Người ra sao thì cây cỏ đất đá chim muông cũng vô ngã vô thường và do duyên tạo, giống y chang như vậy. Khi sống chìm sâu trong nhận thức quán chiếu thì mình không còn tha thiết gì nữa. Nếu chỉ ngồi lo học giáo lý, ghi ghi chép chép mà không qua một ngày thực tập, không hề ngồi lại để xem sự có mặt của mình là một cái nợ, chưa có một ngày làm chuyện đó thì mình còn yêu mê, rong ruổi kiếm tìm cái nọ cái kia. Trong lúc rong ruổi kiếm tìm thì nảy sinh tà kiến theo khuynh hướng tâm lý bản thân. Kẻ khoái nắm níu, sợ mất, sợ vắng mặt thì dính vào thường kiến, còn kẻ không tin cái gì không chứng minh được thì dính vào đoạn kiến. Từ chỗ bất tri về Bốn Đế, bất tri về Duyên Khởi mới dẫn đến những tà kiến về vạn hữu ở đời thông qua hai lăng kính thường hoặc đoạn mà đề tài thắc mắc là thế giới, là không gian, thời gian và chúng sanh ở trong đó.



Hôm nay chúng tôi giảng kinh Phạm Võng mà gần như không giở chánh kinh, chúng tôi đưa cho quí vị cái sườn, ai khoái thì tìm hiểu từng loại rong, loại cỏ ở Bắc Phi, Đông Âu, còn không thì theo bảng thống kê đại lược của chúng tôi. Bởi có những trường hợp tà kiến rất cá biệt. Sở dĩ Đức Phật nói, vì là kinh Phạm Võng, Ngài tung một mẻ lưới không sót một thứ tà kiến quái gở nào trong cuộc đời này, trong đó có những thứ tà kiến cực kỳ phổ biến và có những thứ tà kiến rất cá biệt. Cái quan trọng ở đây là chúng ta phải nhớ một điều: học bài kinh Phạm Võng này không chỉ là chỉnh đốn nhận thức của mình, chỉnh đốn kiến giải Phật học của mình mà còn là cơ hội rất tốt để chúng ta nhìn lại công phu tu tập hành trì của mình, đặc biệt là hành giả tuệ quán. Hành giả phải nhớ rằng mình là một con chó sống trong ý niệm ngã chấp, giới luật thanh tịnh là cần thiết, thiền định kiên cố vững chãi là cần thiết, trí tuệ sắc bén tinh tường là cần thiết nhất. Đó chỉ là những bước đi trên hành trình giải thoát. Đó chỉ là những viên thuốc chữa bịnh, không có gì tự hào tự đắc rằng tôi đang uống thuốc. Hãy nhớ điều này, còn nắm níu một chút thì còn ngu một chút vì thật sự không có cái gì đáng để nắm níu, kể cả quả vị A-la-hán cũng không đáng để lấy đó làm niềm tự kiêu. Quả vị La-Hán đáng để đạt đến, đáng tôn kính, nhưng không phải để hãnh diện, bởi quả vị A-la-hán chỉ là trạng thái khỏe mạnh, trạng thái bình phục của một người thoát khỏi bệnh nan y tuyệt chứng mà thôi. Kiến thức Phật pháp của mình y hệt kiến thức của người tù am tường về cái phòng giam, cái nhà tù, kiến thức để ra khỏi nhà tù, nếu chúng ta cứ ôm khư khư kiến thức đó thì xài không được. Giống như qua sông thì dùng bè, qua sông rồi thì phải bỏ bè. Cái biết của mình về nhà tù, về gông cùm, nếu khéo thì dùng được, còn nếu xem nó là điều tâm đắc hãnh diện thì không nên.



Bất tri Bốn Đế, bất tri Duyên Khởi, bất tri nhân quả, bất tri Tam tướng thì nảy sinh ra tà kiến. Tà kiến kiểu nào thì phụ thuộc vào khuynh hướng tâm lý và hành trang thiện ác của mình. Ba nhân tố để thích ghét: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại. Thích ghét có ba nhân tố thì tà kiến chánh kiến cũng có ba nhân tố y hệt và đối với tà kiến cũng không khác: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống hiện tại mới dẫn đến việc mình nhìn đời qua lăng kính thường hay đoạn kiến.



Bài kinh này, sáu mươi hai tà kiến là một mẻ lưới bủa khắp mặt hồ trong đó gom gọn hai thứ đó là thường kiến và đoạn kiến. Thường kiến là tin vào cái tôi vĩnh cửu, tin vào sự có mặt của đấng chí tôn vô thượng, do nghe người ta nói hoặc tự suy diễn, hoặc do đắc chứng thiền định nhớ ngày xưa lên cõi Phạm thiên gặp vị này rồi. Trong kinh nói, nhiều vị Phạm thiên do thiền chứng, oai lực, tuổi thọ của họ lâu hơn các vị khác dù cũng trong tầng thiền đó. Ví dụ tầng sơ thiền ở đó sống một phần ba đại kiếp trái đất nhưng nơi đó có ngạch trật. Phạm Chúng thiên kém hơn Phạm phụ; Phạm phụ thua Đại Phạm Thiên, những người ở tầng thấp sau này chết trở về cõi người, tu thiền thì nhớ lại Đại Phạm thiên thì tin rằng đây là Thượng đế chí tôn. Và những người này tuyên truyền điều đó cho đệ tử, đến những thế hệ về sau thì không biết nguồn gốc, nguyên ủy chỉ còn biết thờ một đấng chí tôn mà không biết gì về chuyện thiền định. Bài kinh này cũng cho biết các tôn giáo thời nay cũng khởi đi từ 3 gốc (nghe ai nói, tự mình suy tư, và do thể nghiệm thân chứng không đến nơi đến chốn) này mà ra. Thường kiến hay đoạn kiến đều chấp ngã và thích hưởng thụ nhưng thường kiến do khuynh hướng tâm lý sợ mất nên tìm đủ mọi cách để tin vào cái tôi thường hằng, tin vào thượng đế chí tôn, tin cõi bất tử trường sanh, cực lạc (nơi gặp gỡ của những người đã qua đời, người yêu xưa, người tình cũ… tất cả đều trùng phùng nơi đó mà không đánh ghen). Đoạn kiến cũng chấp ngã cũng hưởng thụ nhưng do khuynh hướng tâm lý nhiều đời nên không tin vào cái gì ngoài tầm sờ, chạm, chứng minh của mình, và cũng dựa trên ba điều kiện căn bản là: tự mình suy diễn lý luận, nghe ai đó bày vẽ trao truyền và dựa vào sở chứng có thật của một người có thiền định, có thành công.


Tôi đã làm cho nhiều người ngạc nhiên và thất vọng khi giảng kinh Phạm Võng trong một thời gian kỷ lục của 2560 năm lịch sử PG, là kinh Phạm Võng chỉ giảng trong thời gian hai giờ đồng hồ và ngưng ở đây ngày mai học sang kinh mới. Có một điều, vấn đề của kinh này xin hứa không dừng lại ở đây, nay mai mình sẽ nhắc đi nhắc lại... Chúc các vị một ngày vui, một đêm đẹp nhiều mộng lành. Hẹn gặp nhau tuần sau.
Reply
1540. Gọi hồn người mất




Sư Hạnh Tuệ và Sư Tuệ Tường trả lời các câu hỏi:

1/ Người mất có thể đã 30 - 40 năm rồi, nhưng vẫn có thể nhập xác / gọi hồn về .  Như vậy, Sư giải thích ra sao ?

2/ Khi chết, ta lập tức đầu thai .  Như vậy, khi ta hồi hướng cho người đã mất, họ có thọ hưởng được không ? (8:40)

3/ Sư không nhận trình pháp online, text, hoặc qua phone .  Thiền sinh cần gặp Sư để trình pháp và nhận được lời hướng dẫn . (12:25)
Reply
Làm sao biết KIẾP TRƯỚC TA LÀ AI ? Sư Hạnh Tuệ (Rất sâu sắc)




Túc mạng thông: biết kiếp quá khứ .

1/ Ngoại đạo: nhớ được tối đa là 40 kiếp .
2/ Phật tử: vun bồi ba la mật được bao lâu thì vị đó có thể nhớ được bấy lâu . Các vị Thinh Văn biệt hạnh có thể nhớ đến cả trăm ngàn đại kiếp trong khi các vị Thinh Văn thường có thể nhớ được 100 cho đến 1000 kiếp .  Hai vị Thinh Văn thượng thủ có thể nhớ 1 A tăng kỳ và 100,000 đại kiếp .  Vị Độc giác Phật có thể nhớ 2 A tăng kỳ và 100,000 đại kiếp .  Chư Phật Chánh Đẳng Chánh Giác có trí nhớ vô hạn vô biên .
Reply
ĐỪNG BAO GIỜ EM HỎI [BÀI VIẾT]
11.11.2023

https://chuaphuocquang.com/2023/11/11/du...-bai-viet/


Một ngày, có đám khách xa lỡ tàu ngẫu nhiên lạc bước đến thảo am lão thiền sư, một người đã lâu quên mất chuyện thù tạc với đời. Thấy ông có vẻ kiệm lời nhưng không đến nỗi người trệ khẩu, đám khách giết thời gian bằng mấy câu vấn đạo.

Khi được hỏi vì sao hiền thánh xưa giờ có vẻ không tha thiết chuyện sử dụng thần thông phép mầu như nương mây cưỡi gió về hưởng nhàn ở những chốn bồng lai tiên cảnh trên núi tuyết hay biển xa, mà cứ một đời ẩn cư những thâm xứ quạnh hiu xa vắng, lão thiền sư nheo mắt nhìn người hỏi:


-Chính thiên nhãn và huệ nhãn đã khiến thánh nhân như vậy đấy. Ngồi yên mà thấy hết mọi sự, và biết có đến tận nơi thì cũng không thấy thêm được cái gì ngoài những bóng nắng ảo hóa, thế bao nhiêu phép màu gì đó có còn là chuyện hứng thú nữa không ?


Một cư sĩ tóc trắng vẻ người tân học nói mấy câu tỏ ý nghi ngờ chuyện thánh nhân không thích gì. Ông nói sống ở đời không thích ghét gì hết thì như cây không có nhựa sống. Lão thiền sư cứ có dịp thì lại cười hề hề:


-Ngay đến kẻ phàm phu chỉ cần biết vài chuyện ruồi bu cũng đủ khiến người ta hết thích này nọ, cần gì phải thánh mà ông tin với không tin.


Chẳng hạn biết chắc lúc nào mình sẽ chết, những chuyện buồn vui gì sẽ xảy đến ngày sau, hay thiên hạ đang nghĩ gì về mình…Người biết được chừng đó thôi thì có cho làm ngọc hoàng cũng không vui nổi, nói gì là thích. Ông nói rất đúng, thánh nhân giống hệt cội cây không còn nhựa sống, phải vậy các ngài mới có thể viên tịch Niết bàn. Nhưng nói vậy không có nghĩa là thánh nhân sống hắt hiu cằn cỗi như một kẻ muốn tự tử. Không còn ham thích gì nhưng các ngài cũng chẳng bất mãn thứ chi. Mọi sự tùy duyên, không hy cầu cũng không trốn chạy, thánh nhân sống bằng niềm thanh thản của một người làm xong việc nằm chờ giấc ngủ đến. Đơn giản vậy thôi.


Một người khách nãy giờ ngồi im lặng một góc bỗng hắng giọng hỏi một câu thiệt khó nghe:


-Tui bây giờ vẫn còn tin Phật, nhưng chỉ muốn quy y Nhị Bảo, không kể Tăng Bảo được không ? Tăng ni thời nầy bó tay luôn !


Lão thiền sư cười to như không thể dằn lại:


-Có cưới đâu mà đòi ly dị. Tăng bảo trong Tam bảo chính là Pháp bảo được thể hiện qua con người. Người không có Pháp bảo thì sao gọi là Tăng Bảo. Đối tượng mà ông bất mãn vốn không có trong Tam Bảo.


Một người khách ngồi cạnh nghe vậy hỏi thêm:


-Xin hỏi nếu không nhìn mặt những tăng ni đó thì ai sẽ dạy đạo cho chúng con ?


Lão thiền sư khoát tay :


-Nếu họ bê bối mà có cái để dạy ông thì chỉ nên nghe họ mà đừng nhìn họ. Nếu họ trong sạch mà dốt nát thì ta nên nhìn họ mà không cần nghe. Nếu tăng ni không có gì để ta nghe hay nhìn thì ông mất thời gian làm gì với thứ lỡ thầy lỡ thợ đó. Vã chăng, Phật Pháp là di sản của Phật để lại cho người cầu đạo, không dành riêng cho tăng ni nào hết. Mình bại liệt hay sao mà đến gia tài của bố để lại cũng phải nhờ người khác làm trung gian ban bố.


Cái mà tăng ni thời này có hơn cư sĩ chỉ là thời gian rỗi rảnh, họ có điều kiện tham cứu hơn. Nếu cư sĩ biết dành thời gian tự học nhiều hơn thì tăng ni chỉ là địa chỉ tham khảo !


Câu chuyện mỗi lúc một sâu và xa hơn, một cậu cư sĩ trẻ tuổi nhìn thiền sư rồi hỏi :


– Xin hỏi người đi chùa ngày một đông và chùa chiền ngày một tráng lệ sao có người lại bảo thời này là đời mạt pháp ?


Lão thiền sư bật cười:


-Tinh thần chánh pháp không thể tính trên số người đi chùa hay số đo chiều cao, chiều rộng của chùa tháp. Hãy chọn bừa một vài người trong biển người đi chùa rồi hỏi họ lý do đến chùa, hay hỏi tăng ni tiết mục nào quan trọng nhất trong các buổi lễ đông đảo, lúc đó ông sẽ thấy chánh pháp chỉ là một khái niệm xa xỉ và viễn tưởng.


Thử hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho sự tình này ? Câu trả lời có lẽ phải là cả hai phía tăng ni và cư sĩ. Nói rốt ráo thì tăng hay tục đều là khách trầm luân như nhau, cư sĩ có lòng cầu giải thoát thì không thể tự cho mình cái quyền dễ ngươi trong cái gọi là đạo nghiệp tu hành. Mai kia trên giường chết mọi người đều phải một bóng lên đường vào cuộc đi mù mịt của kiếp tử sinh. Nhưng hiếm người cư sĩ thấy ra lẽ này. Vì sao lại thế chứ ?

Bởi từ lâu ngày họ đã được hướng dẫn kín đáo rằng cứ có nhiều tiền thì có thể nhờ người khác hộ niệm, khỏi phải tu học gì hết. Trường hợp thứ ba còn thảm hơn: Cúng dường mạnh tay để quảng cáo bản thân, tính ra rẻ tiền mà hiệu quả hơn việc lên báo, lên đài. Đại khái đời mạt pháp là thời điểm mà hầu hết tăng ni và cư sĩ đều thích mở nhà hàng nhưng thức ăn toàn là đồ hộp, chỉ việc khui ra hâm nóng rồi đặt lên bàn cho khách. Đó không là mạt pháp thì còn chờ lúc nào nữa.

Khách lại hỏi thêm:


-Dám hỏi thiền sư một vài dấu hiệu đặc trưng của đời mạt pháp để chúng con biết mà thêm tinh tấn ?


Thiền sư nhắm mắt một lát rồi nhìn xuống trả lời:


-Đại khái tăng ni không muốn giỏi nhưng thích được khen giỏi, khoái sống như phàm nhưng lại muốn được xem là thánh, coi chùa quan trọng hơn Phật. Về phía cư sĩ, hiếm người đến với tăng ni để học đạo giải thoát. Thường người đến chùa chỉ nằm trong vài ba trường hợp: Do hoàn cảnh mà quen biết tăng ni rồi lui tới như bè bạn, lâu ngày tự nhiên có được nhãn hiệu Phật tử, hoặc xem tăng ni như trung gian giúp họ liên lạc với một cõi trên nào đó để van xin khấn khứa.


Những hướng dẫn sơ sài thiếu trách nhiệm của tăng ni không đáng cho cư sĩ cúc cung tận tụy để hồi đáp. Một người bệnh không có lý do gì phải một đời thờ phụng lang băm. Cái họ cần phải là thuốc hay, thầy giỏi. Một quan hệ thầy trò dựa trên niềm tin mù quáng kiểu đó dễ khiến đệ tử thành ra nô lệ hơn là học trò của thầy, một kiểu nô lệ chung thân không có tiền công và cái họ nhận được chỉ là một xấp vàng mã !


Có câu chuyện đáng buồn này ta đọc được ở đâu đó lâu lắm rồi, mà mỗi lần nhớ lại cứ nghe ngậm ngùi mà ray rức khôn nguôi.


Có đôi vợ chồng nhà kia nghèo khổ cơ cực lắm, còng lưng làm lụng mà vẫn không đủ ăn, đã vậy mỗi ngày còn phải dành ra ít tiền xương máu để trả dần một món nợ lớn mà họ đã vay từ nhiều năm trước. Nhắm sống ở quê nhà không xong, họ dắt díu nhau biệt xứ đi làm thuê ở một chốn xa. Ngày trả xong món nợ kia cũng là lúc họ đã bạc tóc, thân tàn ma dại, người quen ngày nào gặp lại đố mà nhận ra họ là ai. Vậy mà trời xuôi đất khiến, một ngày kia, giữa chốn xứ lạ quê người, hai vợ chồng nghèo kia gặp lại đúng người chủ nợ năm nào. Đó là một người bạn cũ giàu có và tốt bụng.


Người bạn nhà giàu sững sờ nhìn cặp vợ chồng nghèo trong bộ dạng tả tơi ốm đói:


-Sao lại ra nông nỗi nầy chứ, hai người đi đâu mười mấy năm nay, rồi giờ sống ra sao mà ngó thảm quá thế này ?


Hai vợ chồng nghèo nhìn nhau rồi lại nhìn cô bạn giàu có, họ ngập ngừng ngượng nghịu một đổi rồi cô vợ nhìn vào mắt người đối diện:


-Bồ có nhớ chuyện mười mấy năm trước đã cho tui mượn sợi chuỗi ngọc để đi dự tiệc không ?


Cô bạn gật đầu:

– Nhớ chứ, vì hình như sau đó không lâu thì bạn bè kháo nhau là hai người đã mất tích, không ai liên lạc được.


Người thiếu phụ nghèo khổ khó khăn lắm mới có thể nói tiếp:


-Sau đêm đó tụi này làm mất chuỗi ngọc, đến tận giờ cũng không biết nó đã rơi mất ở đâu hay bị ai lấy trộm, nói ra sợ bồ không tin rồi nghĩ quấy.


Cô bạn nhà giàu nóng ruột:


-Rồi sao nữa hả ?


Anh chồng của người thiếu phụ nói thay vợ:


-Tụi tôi cầm cố hết nhà cửa , bán luôn miếng đất hương hỏa rồi mượn thêm chỗ này chỗ kia để có tiền tìm mua một xâu chuỗi ngọc giống hệt của bà để đền lại. Rồi từ đó bỏ xứ đi luôn. Mãi đến gần đây mới trả xong món tiền nợ năm đó. Giờ ra đường thấy ai đeo chuỗi ngọc giống vậy cũng sợ điếng hồn không dám nhìn nữa.


Cô bạn giàu có nghe đến đó thì đưa hai tay ôm đầu kêu trời:


-Úy trời đất, xâu chuỗi tôi cho hai người mượn năm đó là đồ giả, đeo cho vui vậy thôi. Từ lúc mấy người đem trả lại đến nay tôi có bao giờ đụng đến nó nữa đâu. Trời ơi là trời, vậy là tiêu mất một đời của ông bà chỉ vì cái món đồ quỷ đó.


Cả ba người đều khóc, và cả ta nữa, lần đầu đọc được câu chuyện đó cũng nghe xót xa không chịu nổi.


Nhưng câu chuyện đó không phải hư cấu đâu, nó có thật và xảy ra từng ngày trên hành tinh này khi từng bữa trong thiên hạ vẫn có biết bao người phải trả một cái giá thiệt đắt cho những thứ hàng hoá không đáng để họ chạm tay. Đó là những sản phẩm chính trị, tôn giáo, xã hội…được tạo ra từ những động lực như gian trá, ích kỷ, dốt nát, vô cảm, tắc trách mà cái nào cũng độc hết, cái nào cũng để lại những tác hại là hút cạn sinh lực hay khiến người ta hoang phí kiếp nhân sinh một cách oan uổng tức tưởi.


Lão thiền sư đột nhiên trỏ tay lên chiếc đồng hồ trên vách:


-Bốn lăm rồi, hồi nãy ai nói có chuyến tàu lúc 15, rửa mặt uống nước rồi tà tà đi là vừa. Đi mà trả cho xong mấy món nợ đời !


Ông cười hiền khô, rồi đứng dậy vói lấy tay nải, nói mà không nhìn ai trong đám khách:


-Ta có việc phải vào làng, am gần ga, biết đâu lại có dịp mấy người lỡ chuyến tàu mà ghé đây gặp lại.


Dáng người gầy gò của nhà sư già nhanh chóng chìm khuất trong đám lau trắng. Nắng chiều bỗng vàng rực như lửa, có chút gió ở đâu thổi về mang theo cái mùi ngai ngái của một trại bò nào đó. Tiếng còi tàu lửa vang lên từ cuối chân trời. Đám khách rời am và có người vừa đi vừa ngoái đầu nhìn lại đồi lau. Thảo am của nhà sư già không còn ở đó nữa. Nó khuất tầm nhìn của họ hay là nó chưa từng tồn tại…


Toại Khanh
Reply
You only have one Mom

At 6 years, "Mommy, I love you."
At 10 years, "Mom, whatever."
At 16, "My mom is so annoying."
At 18, "I wanna leave this house."
At 25, "Mom, you were right."
At 30, "I wanna go to Mom's house." 
At 50, "I don't want to lose my mom."
At 70, "I would give ANYTHING for my mom to be here with me."
Reply
Đối Tượng Không Quan Trọng . Quan sát Tâm Mới Thật Sự Quan Trọng - Thiền Sư Sayadaw U Tejaniya

Thiền Sinh: Con có vấn đề với cha mẹ và con thực sự rất phiền muộn về  họ.

Thiền Sư: Nếu bạn lo nghĩ về mẹ của bạn, về câu chuyện tức giận của bạn, bạn sẽ không quan sát được tâm của mình. Mẹ bạn không phải là vấn đề - bạn cần nói chuyện về sự tức giận, không phải về mẹ bạn.

Tại sao bạn quan sát sự tức giận của bạn? Bạn nhìn thấy sự tức giận và quan sát nó - để làm gì cơ chứ?

--ooOoo--

Bạn muốn hiểu, hay bạn muốn nó biến mất? 

1/ Nếu bạn muốn hiểu, thì cứ tiếp tục quan sát.

Có rất nhiều lý do làm cho sự tức giận phát sinh phải không? Công việc của thiền sinh là tìm hiểu về bản chất của tâm. Đừng quên điều này.

2/ Nhưng thiền sinh nỗ lực phản ứng với phiền não và làm cho nó biến mất. Vì bản chất đau khổ của sự tức giận, nên muốn nó mất đi. Đây là thái độ sai lầm -  chúng ta cần hay biết và học hỏi  tâm tức giận.

--ooOoo--

Dù câu chuyện là gì, chúng ta không bận tâm đến nó. Chúng ta chỉ quan tâm đến bản chất sự tức giận.

Khi cơn giận đến, tâm chỉ nghĩ về nội dung câu chuyện. Nếu tức giận vẫn còn đó, hãy tiếp tục quan sát tức giận. Khi hoàn toàn không còn sự tức giận nữa, một số ý niệm tích cực sẽ đến. Điều này diễn ra một cách tự nhiên.

Chỉ cần thích thú quan sát tâm tức giận. Ai tức giận? Tức giận là gì?

Sự tức giận sẽ giảm đi khi có bất kỳ sự hiểu biết nào phát sinh. Có nhiều cách để hiểu sự tức giận, và chúng ta không thể nói được sự hiểu biết nào sẽ phát sinh. Chúng ta chỉ cần hứng thú với sự tức giận.

==============

Thread Tạp Ghi, # 1415, p 95

https://vietbestforum.com/thread-3994-po...#pid483118
Reply
Hễ Gặp Là Khoe | Sư Giác Nguyên | Sư Toại Khanh




(2:38) Không ai khoái nghe mình khoe hết:  
  1. Một là họ không tin cái điều mình khoe .  
  2. Hai là họ ganh tị, họ ghét .  
  3. Ba là có bao nhiêu chuyện để người ta khen, có ai rảnh để nghe chuyện hay ho của mình ?
Reply