Khởi nguồn Phật giáo Nguyên Thuỷ --Theravada.
#1
Information 
KINH VĂN PHẬT GIÁO  NGUYÊN THỦY THERÀVÀDA -
KHỞI NGUỒN CỦA DÒNG VĂN HỌC PHẬT GIÁO

TT.ThS. Thích Giác Trí
Phó Ban Trị sự GHPG Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


[Image: tripitaka.jpg]


Kinh văn Phật giáo Nguyên  thủy  Theravada dung chứa trọn vẹn lời dạy của Đức Phật Siddhattha Gotama là một trong những nền văn học cổ Ấn Độ ra đời vào thế kỉ thứ VI TCN, được ghi nhớ thuộc lòng và phổ biến bằng phương pháp truyền khẩu trở thành dòng văn học Phật giáo khơi nguồn tín ngưỡng tâm linh hơn 350 triệu người ở các quốc gia Đông Nam Á, ảnh hưởng đến văn hóa phương Tây về Jhana Thiền (phương pháp tẩy rửa tâm), cân bằng giải thoát các tình trạng của Tâm, phát triển tính bao dung Bất bạo động.

1. Bối cảnh hình thành

Thái tử Sidhartha Gotama sinh khoảng năm 623 trước Công nguyên con vua Suddhodana (Tịnh Phạn) và hoàng hậu Maha Maya (Đại Tịnh Diệu) dòng Koliya,  kế thừa cai trị vương triều Sakka (Thích Ca), 13 năm sau nhìn thấy cảnh khổ bên ngoài cung điện, Ngài quyết định trở thành du sĩ tìm kiếm con đường thoát khổ. Sau khi giác ngộ thành Phật (sammàsambuddho). Đức Phật Sakya Gotama  thuyết giảng phương pháp thực hành cho 05 người bạn cũ Kondanna (Kiều Trần Như), phát triển cộng đồng tu sĩ Phật giáo (Tăng đoàn Sangha) và khởi đầu cho 45 năm đi qua nhiều vùng miền quốc gia  phổ biến giáo Pháp - dòng văn học các bậc thánh. Ở tuổi 80 Đức Phật nhập Niết bàn. Vài tháng sau ngày Phật  niết bàn, tại thành phố Rajagaha (Vương Xá) trong hang động Sattapaṇṇi (Thất Diệp) dưới sự bảo trợ của đức vua Ajatasattu (A Xà Thế), trưởng lão đại sư Maha Kassapa (Đại Ca Diếp) chủ trì Hội nghị Trùng tụng Pháp và Luật (Sangiti Dhammavinaya) đã chọn 500 thánh tăng trong số 700.000 vị  để kết tập trùng tụng  phân loại những lời dạy của Đức Phật Gotama qua 09 thể loại văn học (Navaṅgasatthusāsana):

Kinh (Sutta), Ứng tụng (Geyya), Ký thuyết (Veyyākaraṇa), Kệ ngôn (Gāthā), Cảm hứng ngữ (Udāna), Như thị thuyết (Itivuttaka), Bổn sanh (Jātaka), Vị tằng hữu (Abbhūtadhamma), Phương quảng (Vedalla). Các thể loại văn học này chuyển tải toàn bộ lời dạy của Đức Phật Gotama là văn học Phật giáo Nguyên Thủy Theravada khởi nguồn cho các dòng văn học Phật giáo sau này.

Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada không thêm vào bớt ra lời dạy nào dù nhỏ của Đức Phật.

Trưởng lão Thánh tăng Upali chịu trách nhiệm về Luật (Vinaya) truyền thừa dòng văn học Luật chuyên giảng dạy về Luật, văn học Luật Phật giáo được khởi đầu bằng câu “Tena samayena…” (Lúc ấy Đức Phật ở…)

Trưởng Lão Ananda chịu trách nhiệm về Kinh khởi đầu bằng câu “Evam me sutam” (Tôi được nghe như vầy).

Trưởng lão Puṇṇa đứng đầu về thuyết Pháp; Kumārakassapo đứng đầu về hùng biện; Kaccāna đứng đầu về phân loại; Koṭṭhita đứng đầu về tuệ phân tích; và  nhiều vị đại trưởng lão khác.

Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada được ghi nhớ thuộc lòng, truyền khẩu, tụng đọc mỗi ngày như một Pháp thân Đức Phật (Dhammakàya) hiện diện thuyết pháp giác ngộ mọi người.

2. Kinh văn và văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada

Kinh văn Phật giáo Nguyên thuỷ cũng chính là văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada ban đầu được truyền khẩu, sau đó được khắc trên đá, chép trên lá bối hiện lưu truyền ở Srilanka (Tích Lan) Burma (Miến Điện) Campuchia, Lào, India (Ấn Độ) và ở một số vùng Phật giáo Pakistan, Afganistan, Việt Nam trong 03 giỏ chứa (Tam tạng) là: Tạng Kinh (sutta pitaka); Tạng Luật  (Vinaya pitaka); Tạng A Tỳ Đàm (Abhidhamma Pitaka). Tam Tạng được chuyển tải bằng 09 thể loại văn học là:

1. Kinh (Sutta) thể loại văn xuôi, có nội dung phân tích (Vibhaṅga) và giải thích (Niddesa), phổ biến trong tạng Luật và tạng Kinh như Trường bộ kinh (Dìgha Nikaya), Tương ưng kinh (Samyutta Nikaya), Đại phẩm Luật (Mahavagga), Tiểu phẩm Luật (Culla vagga).

2. Ứng tụng (Geyya) có hai thể loại văn xuôi và văn vần (kệ ngôn); hay là những bài giảng có kệ ngôn (Sagāthā) tìm thấy nhiều trong Tạng kinh và tạng Luật.

3. Ký thuyết (Veyyākaraṇa) thể loại văn xuôi có nội dung hệ thống luận lý, triết học ( bao gồm các thành tố của Tâm, sở hửu tâm , qui trình của Tâm , qui trình của Vật chất cơ bản) được tìm thấy trong Kinh Tạng và A Tỳ Đàm Tạng rất ít trong Luật ( Vinaya).

4. Kệ ngôn (Gāthā) thể loại văn vần: như tập Trưởng lão Tăng kệ (Theragāthā), Trưởng lão Ni kệ (Therīgāthā), Pháp cú (Dhammapada), và một số kệ ngôn trong kinh tập (Suttanipāta) là thể loại văn học đã từng được Tu sĩ Bà la môn dùng để chuyển hóa tư tưởng, sáng tác, thể hiện tu chứng.

5. Cảm hứng ngữ (Udāna) gồm 82 bài kệ mà Đức Phật tự thốt lên, không do ai cầu thỉnh thuyết pháp. Thể loại văn học dạng thi kệ này phổ biến trong đời sống cư dân các giai cấp ở Ấn Độ thời cổ đại.

6. Như thị thuyết (Itivuttaka) gồm 110 bài pháp được mở đầu và kết luận với câu “Vuttaṃ h'etaṃ bhagavatā” (Điều này đã được Đức Thế Tôn nói đến). Thể loại văn học này được tìm thấy trong Tiểu bộ kinh.

7. Bổn sanh (Jātaka) gồm 550 câu chuyện liên quan đến Đức Phật và các nhân vật liên quan (Chuyện tiền thân Đức Phật). Thể loại Bổn sanh kết nối các sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh  từ quá khứ đến hiện tại để nhận diện các vấn đề về nhân quả báo ứng, tình trạng duyên nghiệp, nhân vật trong sự kiện.

8. Vị tằng hữu (Abbhūtadhamma) có nghỉa là những điều lạ lùng, kỳ diệu khó xảy ra. Thể loại văn học này chuyển tải các nội dung đặc biệt như nói đến bốn pháp kỳ diệu hy hữu của vua Chuyển Luân Vương; bốn pháp kỳ diệu của Tôn giả Ānanda...

9. Phương quảng (Vedalla) thể loại văn học chuyển tải các nội dung hỏi đáp, dẫn chứng đưa đến thể nghiệm nhận thức chân lý như: kinh Cūlavedalla (Tiểu kinh Phương quảng), Mahāvedalla (Đại kinh Phương quảng), kinh Sammādiṭṭhi (kinh Chánh tri kiến), Sakkapañhā (kinh Đế Thích sở vấn).

Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada cũng được tìm thấy trong các bản kinh như Mi Tiên vấn đáp (Milanda Panha) giải thích; trình bày qua thi ca, sử thi như Mahavamsa (Đại sử của Tích Lan), Dipavamsa (Đảo sử) và các bản giải thích ý nghỉa các bài kinh qua một số bộ sách được dịch sáng tác bởi nhiều vị Luận sư như ngài Budhaghosa, ngài Dhammapala có 76 tập.

3. Triết học của văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada

Tính triết học trong văn học Phật giáo Nguyên thủy dựa trên quy luật: Do cái này có mặt nên cái kia có mặt. Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt. Do cái này sinh nên cái kia sinh. Do cái này diệt nên cái kia diệt.

Mọi thứ đủ điều kiện (duyên) sinh ra không đủ điều kiện không sinh ra nên “Ai thấy được Duyên, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy duyên”.

Nghiệp chính là quyến thuộc của mọi Người, cố ý hành động nói suy nghĩ sẽ tạo ra nghiệp quả tốt xấu.

Mắt tai mũi lưỡi thân ý của tôi của người, bên trong bên ngoài đều trong tình trạng thay đổi mang đến khổ… không cố chấp. Mọi thứ không phải của Ta "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải quán xét bằng trí tuệ.


4. Ngôn ngữ văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada

Ngôn ngữ Đức Phật thuyết giảng Pháp là ngôn ngữ truyền thống của dòng Thích Ca (cha), dòng Koliya (mẹ), ngôn ngữ giai cấp vua chúa (Khattiya) dòng Thích Ca và ngôn ngữ phổ thông đương thời. Đức Phật đã từ chối đề nghị của hai anh em Tỳ kheo Yamelu và Tekula có biệt tài ngôn ngữ xin chuyển ngữ Pháp của Phật qua ngôn ngữ thi ca Sankrit; Đức Phật cho phép các Tỳ kheo học tập giáo Pháp bằng phương ngữ của mình. Luận sư Budhaghosa (thế kỷ IV TCN) đã cho rằng chữ saka nirutti (phương ngữ) ở đây là ngôn ngữ Magadha (Ma Kiệt Đà) lúc đó.
         
Thời đại của Đức Phật, ở Ấn Độ có trên 12 quốc gia và các bộ tộc đã tạo nên sức mạnh truyền thống văn hóa của Ấn Độ, nước Magadha (Ma Kiệt Đà) dưới quyền cai trị của vua Tần Bà Sa La (Bimbisara 543-491 TCN) có vị trí địa chính trị quan trọng toàn vùng đồng bằng sông Hằng (Ganga), nông nghiệp phát triển, sản vật dồi dào, giao thông bằng đường sông, đường bộ thuận lợi, kết nối với các Quốc gia lân cận, nhiều nhà mua bán đã đến Magadha trao đổi hàng hóa, vì thế ngôn ngữ Maghadha dùng để trao đổi mua bán, hàng hóa, văn hóa xã hội trong đẳng cấp thương buôn thuộc các quốc gia đồng bằng sông Hằng.

Ngôn ngữ Magadha không phải là ngôn ngữ Sankrit của giai cấp Bà La Môn. Do đặc tính của ngôn ngữ Sankrit dung chứa thi ca, học thuật, nghi lễ cúng bái Phạm Thiên các vị Thánh thần. Ngôn ngữ Magadha có thể là ngôn ngữ thế tục pha trộn với Sanskrit (hydrid Sanskrit), khả năng ngôn ngữ Magadha hình thành từ tầng lớp vua chúa (khattiya) pha trộn với phương ngữ bản địa phục vụ lợi ích cho số đông trở thành ngôn ngữ văn học Prakit có năng lực dung chứa các nền văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ Magadha hoặc ngôn ngữ Kosala là ngôn ngữ tiền thân của Pali hay chính là ngôn ngữ Pali đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều nhà nghiên cứu sau này như ngài Budhaghosa thế kỷ IV, Rhys Davids, Oldenberg, Geiger thế kỷ XIX, XX, v.v..

Luận sư Budhaghosa thế kỷ IV đã dùng ngôn ngữ Pali ghi chép toàn bộ dòng văn học  Phật giáo Nguyên thủy Theravada trên lá bối hay còn gọi là Tam tạng Pali (Tipitaka).

...
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#2
5. Văn học phật giáo Nguyên thủy qua các thời kỳ

5.1. Thời đại đế  Osoka (304-232 TCN)

Triều đại vua Asoka (Adục), Phật giáo trở thành quốc giáo, văn học nghệ thuật Phật giáo phát triển rực rỡ như: nghệ thuật chạm khắc, kiến trúc chùa tháp (stupa) phát triển nhiều nơi như Bảo tháp Sanchi thờ Xá lợi Phật ở miền nam Ấn Độ về sau trở thành hình mẫu phát triển nghệ thuật Phật giáo ở các quốc gia Đông Nam Á, Nam Á,  ngôn ngữ Prakit, và chữ viết được phổ biến rộng rãi. Đại đế  Asoka đã dùng Mẫu tự Brahmi cho cư dân thủ phủ Magadha và phía nam. Mẫu tự Kharosthi cho các vùng giáp tây bắc (Pakistan Afganistan ngày nay) phổ biến quan điểm của vua Asoka qua tư tưởng của Đạo Phật.

 Về tôn giáo: “Mọi người không nên chỉ trích chê bai tôn giáo của nhau. Những ai chỉ biết có tôn giáo mình, chỉ trích tôn giáo của người khác, thì chính người ấy đang làm hại tôn giáo của họ, vậy mọi  người nên lắng nghe và kính trọng những giáo thuyết mà người khác tôn giáo tin, thậm chí nên học những giáo lý hay của tôn giáo người khác”.

  Về đạo đức, con người tự nguyện thực hành “ít điều xấu, nhiều điều tốt, nhân từ, khoan dung, chân thật và trong sạch” để vượt qua bản ngã cá nhân, bất  bạo động (ahimsa); tôn trọng sự sống.

  Về quan hệ xã hội “Chinh phục người khác nên khoan hòa và nhẹ trừng phạt. Nên xem chinh phục bằng Chánh Pháp là cuộc chinh phục thật sự, bởi nó có kết quả trong đời này và đời sau. Hãy vui lấy niềm vui trong Chánh Pháp (Dharma-rati), bởi nó mang lại kết quả tốt trong đời này và đời sau.” (tư tưởng kinh Pháp cú). Không quà biếu nào bằng món quà biếu Chánh Pháp (Dharma-dana), không sự quen biết nào bằng sự quen biết Chánh Pháp (Dharma-samstava), không sự chia xẻ nào bằng sự chia xẻ Chánh Pháp (Dharma-samvibhaga), và không sự thân thuộc nào bằng sự thân thuộc Chánh Pháp (Dharma-sambandha), nên đối xử tử tế với người giúp việc, kính trọng cha mẹ, giúp đỡ bạn bè, vợ con, các bậc tu hành, và đừng sát sinh, mọi người được lợi lộc phước đức ngay trong đời này và  đời sau".

 Tinh thần bao dung Bất bạo động trở thành triết học tâm điểm trong nhận thức mọi người. Thời kỳ này có nhiều tôn giáo tín ngưỡng hoạt động, nhiều nhà triết học ở góc độ tôn giáo khác được xã hội thưa nhận đã giải thích, lý luận sai lầm về tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy, nên quốc sư Mogalliputta Tissa đã chủ tọa Hội nghị Trùng tụng Pháp và Luật (Dhamma Vinaya), so sánh từng câu, từng ý, giải thích và hội luận các sai lầm về văn học triết học đương thời.

 Hội nghị kết luận phần Pháp (Dhamma) ở thể loại văn học Luân lý (Veyyakarana) được phân chia thành một phần riêng có tên Abhidhamma (A Tỳ Đàm) 500 vấn đề triết học nhận thức về tư tưởng dưới dạng câu hỏi đáp được giải thích đúng tư tưởng triết học Phật giáo Nguyên thủy Theravada. Quốc sư Mogalliputta Tissa đã cử 09 phái đoàn hoằng pháp đến các vùng trong và ngoài Ấn Độ. Một trong chín (09) phái đoàn đã đến Tích Lan do Đại sư Mahinda (con vua Asoka xuất gia đi tu) hướng dẫn, mang hệ thống Tam tạng vừa được trùng tụng tại thành phố Pataliputta (Hoa Thị Thành) đến Tích Lan, đặt nền tảng phát triển truyền thống văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada tại đây và phát triển toàn thế giới sau này. Một đoàn khác do 02 đại sư Sona và Uttara hoằng pháp đến vùng Suvanna Bhumi (Đất Vàng) gồm các quốc gia Đông Nam Á ngày nay.

Văn học Phật giáo Nguyên thủy thời kỳ đại đế Asoka được phổ biến bằng truyền khẩu, chữ viết trên đá. Nhiều bài kinh của Đức Phật thông qua khoảng 33 chỉ dụ của Quốc vương Asoka được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội, hệ thống Tam tạng (Tipitaka) thành hình.

5.2. Từ thế kỉ thứ V đến thế kỉ thứ I TCN

Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada dùng phương pháp truyền thống: truyền khẩu, ghi nhớ thuộc lòng, tụng đọc hàng ngày và chữ viết trên đá để phổ biến và bảo vệ học thuyết  Phật giáo Nguyên thủy.

Triều đại vua Vattagamini (104 – 74) ở Sri Lanka (Tích Lan) cuộc chiến tranh giành quyền lực ngai vàng, cướp bóc nghèo đói, đã đẩy dân chúng thường xuyên di chuyển nơi sinh sống ảnh hưởng đến số lượng tu sĩ đọc tụng thuộc lòng Tam tạng, văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada từ truyền khẩu thuộc lòng giai đoạn này phát triển  thêm viết chữ trên đá, lá buông, kim loại (vàng bạc) để bảo tồn.

6. Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada Việt Nam

Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada Việt Nam được biết đến từ rất sớm chứa đựng bên trong nhiều khó tàng Pháp qua bản  kinh An ban thủ ý thế kỷ III do dịch giả Khương Tăng Hội; Luận Giải thoát đạo thế kỷ V của Araham. Trải qua vài thiên niên kỷ những văn bản này vẫn còn mang tính kì bí hấp dẫn, phần nội dung chất đầy những thông tin say mê các nhà nghiên cứu, phần kỹ năng giúp con người tiếp cận được những phương pháp văn minh cách đây vài ngàn năm. Nhiều tác phẩm bằng ngôn ngữ Pali trong Chú giải, Sớ giải, Phụ sớ giải của các Luận sư, các Cao tăng đã nghiên cứu thực hành tu chứng viết lại. Trên 76 đầu sách Chú giải, Sớ giải, và Phụ sớ giải và khoảng 10 đầu sách được dịch bằng các ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Miến Điện, có số ít khác được dịch trực tiếp từ ngôn ngữ Pali; trên 500 đầu sách viết bằng ngôn ngữ Việt Nam của các vị Hòa thượng: Hộ Tông, Bửu Chơn, Hộ Giác, Giới Nghiêm, Siêu Việt, thiền sư Hộ Pháp, Hộ Pháp (núi Dinh); một số tu sĩ trẻ sau này như TT Giác Giới, TT Giác Chánh, ĐĐ Thiện Minh ở các thể loại dịch thuật, thi ca, tâm lý học Abhidhamma, truyện cổ tích Phật giáo. Nhu cầu dịch từ nguyên bản Pali văn học Phật giáo Nguyên thủy sang ngôn ngữ thuần Việt, đọc dể hiểu rất lớn trong giới nghiên cứu Phật học; nhu cầu thành lập nhóm nghiên cứu ngôn ngữ Pali, dịch thuật Pali cần được đặt ra. Lớp nghiên cứu dịch thuật Pali hiện nay chính là cánh cửa mở đang chờ đợi đáp ứng. Tạng kinh (HT Thích Minh Châu), Tạng luật (TT Chánh Thân) đã xong, Tạng Abhidhamma (A Tỳ Đàm) trước đây  do Tổ sư Tịnh Sự phiên dịch từ Thái ngữ, đến nay nhu cầu dịch song ngữ Pali Việt để hoàn chỉnh tạng A Tỳ Đàm rất cần công việc cuối cùng này.

7. Kết luận

Văn học Phật giáo Nguyên thủy Theravada liên hệ các quốc gia Phật giáo Đông Nam Á, và đã trở thành khởi nguồn cảm hứng cho dòng văn học Phật giáo Việt Nam.

Thích Giác Trí    
Thư Viện Hoa Sen
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore
Reply
#3
Thưởng cho lão ca một cái bông nữa.  Tulip4  Rollin

Cụng bia chay với lão ca. Cheer


Thân mến


NR  Cheer
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply