Phật Giáo Đạo Và Đời - Ấn Độ: Khai quật hàng chục pho tượng Phật nghìn năm tuổi
#46
Thiền sư Ajahn Brahm được tặng danh hiệu Công dân ưu tú



GNO - Thiền sư Ajahn Brahm được chọn là thành viên của danh sách khách mời danh dự trong ngày chúc mừng sinh nhật lần thứ 93 của Nữ hoàng Elizabeth II và được tặng danh hiệu Công dân Ưu tú của nước Úc vì “có những đóng góp to lớn cho Phật giáo và bình đẳng giới”. 


[Image: Ajahn%20Brahm.jpg]
Thiền sư Ajahn Brahm

Theo tờ ABC, thầy Ajahn Brahm tu học theo truyền thống Tu học trong rừng của Phật giáo Thái Lan đã truyền giới Tỳ-kheo-ni cho 4 phụ nữ Úc.

Việc truyền và thọ giới trên còn gây nhiều tranh cãi ở Thái Lan. Sau việc truyền giới này, Thiền sư Ajahn Brahm không còn thuộc hệ thống Tăng đoàn theo Truyền thống trong rừng của Thiền sư Ajahn Chah.

“4 người phụ nữ này có phẩm cách tốt đẹp và muốn trở thành những vị Tỳ-kheo-ni; vì thế tôi đã quy y cho họ”, thiền sư chia sẻ với tờ ABC và cho rằng đây là sự “hy sinh” mà thầy sẵn sàng thực hiện.

Được biết, Ahjan Brahm là một trong những vị thầy có sức ảnh hưởng ở phương Tây và là tác giả của hàng loạt ấn phẩm có giá trị sâu sắc về Phật giáo.

Là trụ trì của tu viện Giác Thừa - tu viện Phật giáo truyền thống Theravada đầu tiên và cũng là tu viện có nhiều Tăng chúng nhất ở châu Úc, thầy Ahjan Brahm đã thuyết giảng trực tiếp cho hàng chục ngàn thiền sinh và Phật tử. 

Không những vậy, thầy Ahjan Brahm còn là tác giả của gần chục đầu sách với những lý giải thâm sâu về Phật giáo. Tác phẩm của Ahjan Brahm truyền tải những thông điệp sâu sắc về lòng từ bi, sự giác ngộ. Sách của thầy đặc biệt đa dạng về thể loại, phù hợp với nhiều đối tượng đọc khác nhau: từ người mới tìm hiểu về Phật giáo đến các thiền sinh, tu sĩ. Tiêu biểu là bộ sách: Mở cửa trái tim, Buông bỏ buồn buông, Tâm từ, Hạnh phúc đến từ sự biến mất…
Trần Trọng Hiếu 
(theo Lion’s Roar)



May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#47
Từ nghệ sĩ nhạc jazz đến tu sĩ Phật giáo



GN - Chàng nghệ sĩ nhạc jazz tài năng Tom Vincent đã luôn nỗ lực hết mực để đưa tên tuổi của mình đi khắp thế giới, nhưng cuối tuần qua, anh đã tuyên bố ngưng hoạt động biểu diễn phục vụ khán giả vì một lý do chính đáng hơn.

Nhân duyên từ chiếc đàn

Xuất thân từ vùng đất Hobart, thủ phủ và cũng là thành phố lớn nhất bang Tasmania (Úc), có niềm đam mê piano sâu sắc và được biết đến như là một trong những nghệ sĩ nhạc jazz có phong cách ngẫu hứng và tự phát trong biểu diễn, Tom Vincent luôn mang đến cho khán giả các cung bậc cảm xúc khó tả khi xuất hiện trên sân khấu. Đặc biệt, có những lúc biểu diễn, anh lại hình thành thói quen trò chuyện với khán giả trong khi các ngón tay chạy từ phím nhạc này sang phím nhạc khác.


[Image: Photo-of-trio-1024x683.jpg]
Tom Vincent khi là một nghệ sĩ nhạc jazz



Anh đạt tới đỉnh cao nghệ thuật soạn nhạc và biểu diễn, đã từng có những chuyến lưu diễn và thu âm với nghệ sĩ saxophone và cũng là nhà soạn nhạc nổi tiếng Hoa Kỳ, Branford Marsalis. Nhưng với anh, tất cả điều này đã thuộc về quá khứ.

Bởi lẽ, kể từ thứ Năm tuần trước, anh đã ngừng các hoạt động biểu diễn và sẽ không đặt bút ký bất cứ hợp đồng xuất hiện trên sân khấu nào nữa.

Từng được biết đến là một nghệ sĩ piano, một người chỉ huy, một nhà soạn nhạc, Vincent giờ đây đã là một tu sĩ Phật giáo thật thụ, với pháp danh Tom Koun Vincent.

Như vậy, có đến hai chàng trai tên Tom - một là nghệ sĩ nhạc jazz và một là nhà sư Phật giáo - với con đường đi dường như rất xa nhau.

Trước khi bước vào tuổi 50, Tom Vincent thực hiện một loạt chương trình nghệ thuật cuối cùng để cống hiến cho khán giả tại quê nhà Hobart. Ngay sau đó, anh lên kế hoạch dành trọn thời gian để chuyên tâm vào con đường thực tập và hành trì lời dạy của Đức Phật dưới hình thức tu sĩ Phật giáo.

Nói một câu rất đơn giản về những gì đã chọn, Vincent khẳng định: “Bạn không thể một vai mà trọn vẹn hết tất cả”.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người nổi tiếng đứng trên sân khấu. Cũng chưa bao giờ nghĩ mình đạt những thành công cao cả, vĩ đại với vai trò là nghệ sĩ nhạc jazz. Tôi cũng không dám nghĩ mình đã có những chuyến lưu diễn ấn tượng, mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả”, Vincent tâm sự.

“Giờ đây, tôi chỉ muốn thực hành đời sống thiền môn và tập trung toàn bộ thời gian vào đó. Phật giáo không đề cao tự ngã cá nhân và cũng không bao giờ khuyên bạn chỉ sống riêng cho bản thân mình mà phải vì tất cả cộng đồng”.

Khi còn là học sinh phổ thông ở Sydney, Vincent thường tham gia đội kèn của trường, nhưng sau đó anh bị cuốn hút vào phím đàn. Tuy vậy, cha anh, một nghệ sĩ nhạc jazz nghiệp dư, đã không muốn con mình theo đuổi con đường âm nhạc này.

“Cũng giống như bất cứ người cha, người mẹ nào khác, thường không muốn con mình trở thành nhạc sĩ”, Vincent kể lại.

Ngược lại, dù không thích nhưng mẹ vẫn mua một chiếc đàn piano cũ gần nhà kho cho anh thỏa chí đam mê. Và rồi hiện thực đã mang tới một thiên tài như được chọn sẵn.

Vincent sau đó phát hành một loạt album cá nhân và những sáng tác, biểu diễn của anh được ví như những huyền thoại âm nhạc nước Úc: Thelonius Monk và John Coltrane.

Những năm tiếp theo, khán giả đã đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác về tài năng của chàng trai trẻ xuất thân trong gia đình không có truyền thống âm nhạc.

Nghệ sĩ trống Brian Ritchie, đồng hương của Vincent, trong một phát biểu đã ca ngợi hoạt động nghệ thuật của Vincent và cho rằng đây là một thiên tài thật thụ.

“Các cuộc biểu diễn của Vincent mang tính hàn lâm, có rất nhiều kiến thức, đặc biệt là mang đến sự hài hòa trong tâm hồn", Brian cho biết.

Chọn con đường mới

Nhưng dần dần ai cũng nhận ra rằng trong nền tảng âm nhạc và tính cách biểu diễn của Vincent luôn hướng đến những khía cạnh tâm hồn sâu sắc, chỉ cảm nhận mà khó có thể giải thích.

Cách nay 15 năm, Vincent bắt đầu chớm lên các suy nghĩ về việc tiếp cận sinh hoạt Phật giáo, đặc biệt là thiền tập.

Năm ngoái, anh đã đưa ra ý nguyện xuất gia và dành thời gian còn lại của đời mình thực hành lời dạy của Đức Phật. Và ý nguyện đó đã được thực hiện tại một ngôi chùa Phật giáo thuộc tỉnh Okayama, Nhật Bản.

“Thật không biết phải nói thế nào vì đời sống thiền môn có nhiều quy định cần tuân thủ. Hiện tại đang là giai đoạn thử thách và tập sự với tư cách điệu chúng ở chùa nên tôi muốn rời xa hoạt động biểu diễn để chuyên tâm hành trì. Tôi muốn mọi điều trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn đối với cuộc sống của chính mình”.


[Image: 4ded889819d5b7f3c6754483d197c5c9.jpg]
Và là nhà sư tập sự Tom Koun Vincent


Thực ra, từ 10 năm trước, Vincent đã bắt đầu tập làm quen với thiền tập. Anh lên thời gian biểu để mỗi ngày thức dậy lúc 4 giờ sáng chỉ với một công việc “ngồi và đi trong im lặng”. Anh nỗ lực để theo đúng thời gian biểu này với mục đích duy nhất là khám phá và tìm hiểu nghiêm túc về thiền tập.

“Bây giờ chính thức bước vào tuổi 50, tôi thực sự muốn ngừng xem những chương trình giải trí như kiểu Netflix với người vợ của mình. Thay vào đó, tôi chỉ muốn thực tập cách ngồi, cách đi đúng nghĩa của thiền tập”.

“Một khi bạn đã chính thức xuất gia là tu sĩ Phật giáo thì phần còn lại của cuộc đời bạn phải gắn liền với sự hành trì và trường hợp của tôi cũng không ngoại lệ. Điều này thực sự rất khó và rất khác với những gì tôi từng trải qua, nhưng tôi sẽ luôn cố gắng hết mực có thể để đạt được những kết quả nhất định, mang lại lợi lạc cho mình và cho những người xung quanh”, nhà sư tập sự Tom Koun Vincent thể hiện quyết tâm.

Nói về quyết định và những gì đang trải qua, Tom Koun Vincent cho rằng từ bỏ biểu diễn âm nhạc, hoạt động sáng tác thực sự không quá khó.

“Rất nhiều người đến với âm nhạc bởi lẽ họ muốn có được những người phụ nữ mến mộ, hoặc những tràng pháo tay ngưỡng mộ từ khán giả. Tôi chưa bao giờ thể hiện sự quan tâm đến bất kỳ thứ gì trong số đó”, Tom Koun Vincent tâm sự.

“Tôi đến với âm nhạc vì niềm vui, sự đam mê được sáng tác, được biểu diễn chung với các nhạc sĩ khác. Nếu mình làm tốt, khán giả sẽ vui và tán thưởng, nhưng nếu không mang lại những ấn tượng cho họ, họ sẽ dễ dàng rời bỏ bạn”.

Sau một thời gian dài hoạt động nghệ thuật, Vincent cũng có khá nhiều khán giả trung thành và thông điệp cuối cùng mà nhà sư tập sự này muốn gởi đến họ về bước ngoặt mới, con đường mới là “Cảm ơn vì tất cả!”. 

Tâm Nhiên (theo ABC News)
GNOL



May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#48
Rhys Davids và Hiệp Hội Thánh Ðiển Pàli ở Anh Quốc
Thích Nguyên Tạng

[Image: tw_rd.jpg]




Quote:
* Nhân duyên ban đầu :


Ðầu thế kỷ thứ 19, các quốc gia ở châu Âu hùng mạnh lên với sự phát triển của kỹ thuật từ cuộc cách mạng công nghiệp, họ đẩy ra bên ngoài hàng loạt cuộc chinh phạt thế giới dưới sức mạnh của chủ nghĩa thực dân châu Âu, các quốc gia ở châu Á là mục tiêu của họ và họ đã thành công. Ngược lại, tư tưởng Phật giáo (PG) lại có cơ hội để truyền bá sang thế giới phương Tây. Hơn thế nữa, sự khám phá ra kho tàng văn hóa phong phú của châu Á và triết lý độc đáo của PG đã làm thức tỉnh và ảnh hưởng sâu đậm trong giới trí thức châu Âu, các cộng đồng tôn giáo và nói chung là các xã hội phía bên Tây bán cầu. Thông qua sự nỗ lực của một nhóm chuyên gia về ngôn ngữ học, các tác phẩm lớn của PG được truyền bá sang Âu-Mỹ trong một thời điểm mà nhiều người đang tìm kiếm một phương cách để trật tự hóa những đổi thay rộng lớn giữa hai lĩnh vực công nghiệp hóa và đô thị hóa.


Các học giả phương Tây thường phục vụ trong các chính quyền thuộc địa ở châu Á và đây là cơ hội đưa họ đến với PG. Ðáng kể nhất trong số này là ông William Jones (người Iran), ông Charles Wilkens (một dịch giả Sanskrit người Anh), ông A. Csoma de Koros (một nhà ngôn ngữ học người Hungary), ông Houghton Hodgson (người Anh), ông Eugene Burnouf (một dịch giả Pàli người Pháp); đặc biệt trong số trên có ông T. W. Rhys Davids, một chuyên gia ngôn ngữ người Anh, người đã có công sáng lậo nên Hiệp hội Thánh điển Pàli tại Luân Ðôn, Anh quốc vào năm 1881.



* Ðôi nét về ông T. W. Rhys Davids (1843-1922):


Cũng như nhiều học giả PG châu Âu khác, ông Rhys Davids bắt đầu sự nghiệp của mình là một viên chức của Hoàng gia Anh làm việc tại các chính quyền thuộc địa ở trong vùng Nam Á. Tuy nhiên, khi khám phá ra kho tàng trí tuệ PG đang ẩn tàng phía sau những bộ kinh Pàli đồ sộ ở Tích Lan, ông đã quyết định chấm dứt con đường danh vọng của mình mà đi thẳng vào lĩnh vực học thuật và nghiên cứu ngôn ngữ Pàli. Ông đã đậu được bốn bằng tiến sĩ (gồm triết học, sử học, ngôn ngữ học và văn chương) và ông đã cống hiến trọn đời mình cho công trình nghiên cứu, phiên dịch và ấn hành Tam tạng thánh điển Pàli (Pàli Tipitaka). Năm 1881, ông cùng vợ (bà Caroline Augusta Davids) đã thành lập Hiệp hội Thánh Ðiển Pàli (Pàli Text Society - PTS) tại Luân Ðôn. Ðây là một tổ chức PG đầu tiên tại Anh quốc với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng Âu châu và Á châu, để nghiên cứu, biên soạn, chuyển ngữ và in ấn kinh điển PG bằng tiếng Pàli và Anh ngữ.


Ngoài việc tham gia công tác phiên dịch, biên tập ..., ông Davids còn biên soạn những sách PG có giá trị như "Từ điển Pàli - Anh" gồm 500 trang, in lần thứ nhất vào năm 1921 và được tái bản vào các năm 1925, 1992 và 1995; "Những câu hỏi của vua Milinda" (xuất bản năm 1890); "Phật giáo, lịch sử và văn học" (xuất bản năm 1896); "Những pháp thoại của Ðức Phật" (xuất bản năm 1899); "Phật giáo Ấn Ðộ" (xuất bản năm 1903)...


Dù bận rộn điều hành công việc của Hội, phiên dịch, biên soạn kinh sách, nhưng tiến sĩ Davids vẫn giữ thời giờ nhất định để đi diễn thuyết khắp nơi ở nước Anh và ở nước ngoài, trong đó Tích Lan và Hoa Kỳ là nơi ông thường xuyên lui tới. Từ năm 1881 đến 1894, ông đến Hoa Kỳ nhiều lần để diễn thuyết bài giảng đầu tiên của ông là "Nguồn gốc và sự phát triển của PG Ấn Ðộ", các đề tài khác là về giáo lý PG theo hệ Nikàya, sự hòa hợp giữa PG và Ky-tô giáo, lịch sử tôn giáo thế giới... Trong mỗi dịp xuất hiện trước công chúng Hoa Kỳ, ông không quên giới thiệu về tổ chức PTS. Ông làm việc không biết mỏi mệt cho đến cuối đời, ông tạ thế vào năm 1922. Lúc ấy, Hiệp hội đã in được 70 quyển kinh sách các loại (cả bản gốc Pàli và bản dịch).


* Hiệp hội Thánh điển Pàli, quá trình hình thành và phát triển:


Vào tháng 5 năm 1882, trong buổi diễn thuyết thứ hai của ông tại Hibbert, tiến sĩ Davids thông báo cho cử tọa biết ý định thành lập Hiệp hội Thánh điển Pàli và được mọi giới nhiệt tình ủng hộ về tài chánh, nên không lâu sau đó PTS đã ra đời tại Luân Ðôn và ông giữ chức Chủ tịch hội đầu tiên. Ðến nay, PTS đã trải qua 100 năm và tính đến nay có bảy người giữ chức chủ tịch PTS theo thứ tự như sau : ông Rhys Davids (sáng lập và làm Chủ tịch Hội từ năm 1881-1922); bà Caroline Augusta Davids, tiến sĩ văn chương (từ 1922-1942); ông W. H. Rouse, tiến sĩ văn chương (từ 1942-1950); ông W. Stede, tiến sĩ triết (từ 1950-1958); bà I. B. Horner, tiến sĩ văn chương (từ 1959-1981); ông K. R. Norman (từ 1981-1994); từ 1994 đến nay là tiến sĩ R. F. Gombrich, trụ sở của PTS hiện nay tọa lạc tại số 73 Time Walk, Headington, Oxford OX3.7AD.England.


Với tôn chỉ vô vị lợi, ngay từ những ngày đầu của Hội, ông Davids đã nhanh chóng tập hợp được một nhóm học giả, các chuyên gia ngôn ngữ học để biên tập lại Kinh, Luật và Luận Pàli. Nổi bật trong nhóm này có các vị như R. Morris, E. Hardy, M. Hunt, E. Muller, J. Minayeff, E. R. Gooneratne, J. E. Carpenter, E. Windisch, W. Trenckner, R. Chalmers, L. Feer, H. Bode, H. Oldenberg, Wilhelm Geiger, E. B. Cowell, P. S. Jaini, E. W. Burlingame, James Gray, J. S. Speyer, Pe Paung Tin... đồng thời công bố danh sách các mạnh thường quân trên khắp thế giới tài trợ cho công trình vĩ đại này, một trong những nhà tài trợ chính cho Hội lúc bấy giờ là vua của Thái Lan. Công việc của Hội khởi đầu được chia thành hai phần : in lại toàn bộ Tam tạng Pàli để bảo tồn giá trị nguyên thủy của nó và tiếp đó là chuyển ngữ ra tiếng Anh để cho thế giới phương Tây tiện bề học hỏi. Ðể cho mọi giới biết rõ mục đích của Hội, nên năm 1882, ông Davids đã xuất bản tờ nguyệt san PTS, tờ báo đã nhanh chóng thu hút giới trí thức ở châu Âu. Thành quả của Hội được ghi nhận vào năm 1900 là in được 42 quyển Kinh, Luận Pàli, tổng cộng có hơn 15.000 trang sách. Ðặc biệt trong số này là các bộ "Thắng pháp tập yếu luận"; "Tăng Chi Bộ kinh" (6 quyển); "Pháp Cú sơ giải" (5 quyển); "Kinh Bổn Sám" (6quyển), "Tiểu Bộ kinh" (Khuddaka Nikàya)... Tiếp đó, các bản dịch kinh Pàli đầu tiên xuất hiện như "Những câu chuyện tiền thân của Phật" do E. B. Cowell chuyển ngữ in từ năm 1895 đến 1907; "Tương Ưng Bộ kinh" (Samyutt Nikàya) gồm 5 quyển, do ông bà R. Davids và ông Woodward chuyển ngữ và ấn hành từ năm 1917 đến 1930; "Tăng Chi Bộ kinh" (Angutara Nikàya) do ông E. M. Hare và ông Woodward dịch và ấn hành từ năm 1932 đến 1936.


Sau thế chiến thứ nhất, dù tài chánh của PTS có eo hẹp nhưng Hội vẫn giữ mức độ làm việc bình thường, các dịch phẩm lần lượt xuất hiện và gây được tiếng tốt trong giới trí thức ở châu Âu. Theo sau sự qua đời của người sáng lập Hội - ông Davids - năm 1922, bà Caroline, vợ ông, được cử làm Chủ tịch hội, bà là học giả và dịch giả Pàli có uy tín. Các dịch phẩm của bà gồm có "Tương Ưng Bộ kinh" (quyển I và II); "Những pháp thoại của Ðức Phật" (3 quyển, dịch cùng với chồng); "Ðạo đức tâm lý PG" (xuất bản năm 1900)... Ðến năm 1942, bà Davids được thay thế bởi tiến sĩ W. H. Rouse, người có công lớn trong việc phiên dịch bộ Jataka (Chuyện tiền thân của Ðức Phật, gồm 6 quyển).


Năm 1950, Hội bầu ông tiến sĩ William Stede làm Chủ tịch, một người từng biên tập và chú giải bộ Culla - Niddesa (1918); hai quyển sớ giải về "Trường Bộ kinh" (Dìgha Nikàya) in năm 1931 và 1932; trước đó ông cũng đã cộng tác với Rhys Davids để soạn bộ Từ điển Pàli-Anh. Năm 1958, tiến sĩ Stede qua đời, bà I. B. Horner được cử vào chức Chủ tịch, người từng làm thư ký cho bà Davids. Trong 23 năm lãnh đạo tổ chức này, bà đã làm nhiều việc để phát triển Hiệp Hội. Các dịch phẩm đáng chú ý của bà là "Trung Bộ kinh" (Majjhima Nikàya, gồm 3 quyển, xuất bản từ năm 1954 đến năm 1959 và tất cả được tái bản vào năm 1995); "Những câu hỏi của Milinda" (Malindapanha, gồm 2 quyển, xuất bản từ năm 1963-1964); "Luật tạng" (Vinaya - Pilaka, gồm 6 quyển, xuất bản từ năm 1938-1966, đến năm 1993 đã tái bản lại toàn bộ).


Bà Horner rất quan tâm đến việc phát triển và mở rộng chi nhánh của Hội ở khắp nơi trên thế giới (hiện nay đã có các chi nhánh như ở Mỹ, Tân Tây Lan, Thái Lan, Ấn Ðộ, Mã Lai, Miến Ðiện và Nhật Bản. Riêng ở Việt Nam, tuy chưa có chi nhánh, nhưng từ đầu thập niên sáu mươi đến nay, HT. Thích Minh Châu, nhà phiên dịch Ðại tạng kinh Pàli, đã thường xuyên liên lạc với PTS để nhận tài liệu và làm công tác dịch thuật. Tính đến nay, Hòa thượng đã chuyển ngữ và ấn hành hoàn chỉnh năm bộ kinh thuộc hệ Nikàya. TNT).


Trong ba thập niên 60, 70 và 80, Hội tiếp tục phát triển về mọi mặt, đặc biệt là nhân sự, quy tụ nhiều học giả, dịch giả nổi tiếng về Pàli ngữ để phiên dịch và biên tập Ðại tạng Pàli. Ðáng kể trong số này là các vị như Ven. Narada, Ven. Nànamoli, Ven. Walpola, RahulaJ. Jones, P. Masefield, B. C. Law, W. B. Bolleé, R. Handurukande, F. I. Woodward, J. Kennedy, U Ba Kyaw, N. A. Jayawickrama... Các tác phẩm đáng lưu ý trong giai đoạn này là "Sổ tay từ ngữ Pàli trong Tam tạng" của ông E. M. Hare; "Trưởng lão Tăng và Ni kệ" gồm 2 quyển in từ năm 1969-1971; "Pàli ngữ", xuất bản năm 1963, một cẩm nang cho những ai muốn học và đọc tiếng Pàli "Chuyện tiền thân của 10 vị Bồ Tát" của H. Saddhàtissa, xuất bản năm 1975...


Năm 1981, PTS đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Hội (1881-1981). Trong dịp này, bà Chủ tịch Horner có đưa ra 4 điểm cần làm để phát triển Hiệp Hội. Thứ nhất, giảm giá thành tất cả các loại kinh sách, từ điển do PTS phát hành. Thứ hai, Hội phải cố gắng tái bản lại những kinh sách đã phát hành hết để kịp thời cung ứng tài liệu cho học giả. Bộ sách "Tự học Pàli ngữ" phải phát hành kèm với băng cassette. Các quyển kinh nhật tụng Pàli cũng phải kèm theo băng tụng để giúp cho người sơ cơ dễ dàng tụng niệm. Thứ ba, Hội phải xúc tiến duyệt lại và thêm thắt từ mới vào bộ Từ điển Pàli-Anh (xuất bản&n lần đầu tiên năm 1921), để cập nhật hóa với những thông tin của thời đại (bộ sách này đã được sửa chữa cẩn thận và tái bản vào năm 1992 và 1995). Thứ tư, tiếp tục giữ mối liên hệ với khoa Ngôn ngữ học và Ðông phương học thuộc Ðại học Cambridge để khuyến khích ngày càng nhiều người quan tâm đến cổ ngữ này và kết hợp với Ðại học Cambridge cấp phát bằng thạc sĩ và tiến sĩ ngôn ngữ học cho những nghiên cứu sinh hoàn thành luận án Pàli ngữ.


Bà Horner đã từ giã cõi đời vào tháng 4 năm 1981 và ông K. R. Norman được cử vào ghế Chủ tịch để thay thế bà. Công việc phiên dịch và ấn hành kinh tạng Pàli vẫn được tiếp tục không gián đoạn. Ông Norman cho tái bản lại dịch phẩm của chính ông là "Trưởng lão Tăng kệ và Trưởng lão Ni kệ" (Thera and Therìgàthà, 2 quyển) và bản dịch mới của ông về Ðại kinh Nipàta. Trong nhiệm kỳ 14 năm của mình (năm 1981-1994) ông đã hoàn thành nhiệm vụ khi phối hợp với Hội Truyền bá Chánh pháp ở Thái Lan để thực hiện công việc chuyển toàn bộ hệ thống Tam tạng Pàli vào CD-ROM, hầu bảo trì giáo điển trong một phương tiện cất giữ thông tin của thời hiện đại.


Ðầu năm 1994, ông Norman không thể tiếp tục đảm nhận trọng trách của Hội nữa vì già yếu, và Giáo sư tiến sĩ Richard Gombrich được chọn vào vị trí này. Những thông tin mới nhất về Hội là trụ sở trung ương ở Luân Ðôn vẫn tiếp tục công việc cùng kết hợp với các văn phòng đại diện trên thế giới đang phiên dịch các bộ "Abhidhammàvatàra", "Itivuttaka-atthakathà" và "Bhesajjamanjùsà"... Hội cũng đang biên tập và dịch lại bản dịch "Tương Ưng Bộ kinh" và một cuốn sổ tay về thuật ngữ Pàli trong Tạng Luật. Nhìn lại thành quả của Hội với 195 bộ kinh sách Pàli các loại và hơn 100 bản dịch ra tiếng Anh từ Tam tạng Pàli. Tất cả gồm 300 quyển trên đều được tái bản lại từ đầu thập niên 90 của cuối thế kỷ này. Với kết quả đáng khích lệ như thế nên mọi thành viên của Hiệp hội Thánh điển Pàli tại Anh quốc luôn nhìn về tương lai với một niềm tin lớn lao trên lộ trình góp phần truyền bá lời Phật dạy cho nhân loại.


Tổng hợp từ các tài liệu:


Quote:
-- Pàli Text Society, List of Issuer 1996-1997
-- Stephen Batchelor, The Awakening of the West, USA, 1994
-- C. Humphreys, Encyclopedia of Buddhism, Ceylon, 1972.
Thích Nguyên Tạng,
Chùa Quảng Ðức

Melbourne, Australia


Budsas.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#49
Sẽ có khóa tu thiền cho Phật tử châu Phi tại California


GNO - Tin trên Lion’s Roar cho biết, cộng đồng những người hướng dẫn và thực hành Phật giáo da đen gốc Phi sẽ cùng có mặt tại Trung tâm Thiền Spirit Rock, California để tham gia khóa tu có tên The Gathering II, diễn ra trong hai ngày 12, 13-10 tới đây.

Tháng 10 năm ngoái, tờ Lion’s Roar đã hỗ trợ đồng tổ chức khóa tu The Gathering, chương trình đầu tiên dành cho Phật tử da đen gốc Phi tại Mỹ diễn ra tại New York.

Khóa tu The Gathering II sắp diễn ra sẽ bao gồm: các pháp thoại, các buổi thiền tập, tọa đàm và thảo luận nhóm.

Chương trình sẽ có sự tham gia đối thoại của tác giả, học giả, nhà hoạt động xã hội Angela Davis và một số giáo viên hướng dẫn như Alexander, Myokei Caine-Barrett, Konda Mason và Rev. Angel Kyodo Williams.

[Image: khoa%20tu%20thien%20cho%20Phat%20tu%20chau%20Phi.jpg]
Phật tử châu Phi đã từng có khóa tu thiền hồi tháng 10 năm ngoái


Đến với khóa tu này, Phật tử da đen khắp nơi trên thế giới sẽ cùng nhau khám phá những kiến thức sâu sắc về chân lý, sự kiên cường và sức mạnh - chia sẻ của người hướng dẫn khóa tu Noliwe Alexander.

Spirit Rock đã tổ chức nhiều khóa tu cho người da màu trong suốt hai thập kỷ qua. Khóa tu không những tạo ra không gian cho người hướng dẫn và thực hành Phật giáo mà còn là cơ hội để gặp gỡ và thắt chặt tình cộng đồng giữa những người da màu với nhau.

Trần Trọng Hiếu

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#50
Hàn Quốc có tạp chí khoa học quốc tế về Phật học


GN - Viện Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Dongguk (Hàn Quốc), do Giáo sư Jung Seung-Suk là Viện trưởng vừa thông báo ấn hành rộng rãi tạp chí khoa học quốc tế đầu tiên về nghiên cứu Phật học tại Hàn Quốc.

Ấn phẩm khoa học này có tên là Tạp chí khoa học quốc tế về văn hóa và tư tưởng Phật giáo (IJBTC), với số ra mắt được xuất bản vào tháng 6 vừa qua.



[Image: Hinh%202.jpg]
Bìa của tạp chí khoa học Phật giáo IJBTC

IJBTC do Giáo sư Kim Jong-wook đến từ Đại học Dongguk và giáo sư Richard McBride đến từ Đại học Brigham Young làm đồng Tổng Biên tập, được xem là tạp chí khoa học về nghiên cứu Phật giáo duy nhất được viết bằng tiếng Anh xuất bản tại Hàn Quốc cho đến thời điểm này. IJBTC được ấn hành hai kỳ một năm, vào tháng 6 và 12 hàng năm.

Hội đồng Biên tập của tạp chí bao gồm các học giả, nhà khoa học uyên thâm Phật giáo đến từ: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan, Đài Loan, Canada, Na Uy, Anh, Đan Mạch và Mông Cổ. Ngoài ra, Giáo sư Emeritus Akira Saito của Đại học Tokyo cũng được mời tham gia với vai trò Thành viên Hội đồng Biên tập danh dự.

Với nỗ lực hình thành và ra mắt tạp chí khoa học về Phật giáo này, giới chuyên gia và nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới đánh giá IJBTC sẽ giữ vai trò quan trọng và đóng góp hữu hiệu vào việc quốc tế hóa các giá trị văn hóa và tư tưởng Phật giáo xứ sở Kim chi. Cùng với đó, IJBTC cũng sẽ giúp thiết lập một nền tảng nghiên cứu Phật học vững chắc trong tương lai.

Dù mới được ấn hành, nhưng năm 2010, IJBTC đã được đưa vào hệ thống chỉ số trích dẫn khoa học (KCI) do Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc quản lý. Kể từ đó đến nay, IJBTC vẫn được duy trì trạng thái của mình trong hệ thống của KCI.

Đặc biệt, từ năm 2018, IJBTC cũng đã được thêm vào hệ thống chỉ số trích dẫn nguồn mới nổi (ESCI), làm cơ sở dữ liệu mới của Thomson Reuters, và nhóm cơ sở dữ liệu tôn giáo (Atla RDB) của Hiệp hội thư viện về tôn giáo học Hoa Kỳ.

Từ kết quả trên, ấn phẩm đầu tiên của tạp chí nhanh chóng trở thành nguồn tư liệu khoa học quan trọng tại Hàn Quốc (theo hệ thống KCI) và của thế giới (theo hệ thống Atla RDB và ESCI) với 4 bài nghiên cứu đặc biệt về tư tưởng Phật giáo, 4 chuyên đề nghiên cứu khoa học và bài khảo cứu tổng hợp. Tác giả của các công trình này là các chuyên gia khoa học, những nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu đang công tác tại các đại học danh tiếng, bao gồm: Đại học Boston, Đại học Peking, Đại học Shanghai, Đại học San Diego State và Đại học Hồng Kông.

Tất cả các bài viết và công trình nghiên được xuất hiện trong ấn phẩm đặc biệt ra mắt đều là các nghiên cứu mới, với mục đích cung cấp một cái nhìn rộng hơn về nghiên cứu Phật học. Đồng thời, giới thiệu mối tương quan và các phạm trù áp dụng tư tưởng Phật giáo vào đời sống của xã hội hiện đại.

Gia Trúc (theo QSWN)


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#51
Campuchia:
Xác định vị trí thành phố Phật giáo mất tích hàng thế kỷ



GNO - Các nhà khảo cổ học ở Campuchia đã có những phát hiện mới về thành phố Khmer cổ xưa Mahendraparvata, bị chôn vùi nhiều thế kỷ trong khu rừng quốc gia Campuchia - thông tin từ The Buddhist Door.

[Image: thanh%20pho%20mat%20tich.png]

Sử dụng công nghệ quét laser quân sự, các nhà nghiên cứu đã xác lập thành công bản đồ thủ đô của vương quốc Khmer cổ đại, tồn tại trước cả quần thể Angkor Wat với các kết quả chi tiết được đăng trên tạp chí khoa học Antiquity tuần qua (ảnh).

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Pháp về châu Á học và quan chức Công viên Khảo cổ Angkor của Campuchia (APSARA) đã dùng công nghệ khảo sát LiDAR xác định vị trí và các chi tiết của Mahendraparvata. Sự tồn tại của thành phố cổ này được biết đến cách đây vài thập niên với các bằng chứng khảo cổ cụ thể - là kết quả của dự án nghiên cứu quốc tế kéo dài nhiều năm.

Dù có vị trí quan trọng như một trong những thủ đô thời kỳ cổ xưa nhất của Angkor, khu vực miền núi Phnom Kulen cho đến nay vẫn nhận được rất ít sự quan tâm và gần như không tồn tại trong bản đồ khảo cổ học, trừ các điểm đánh dấu phần sót lại của các ngôi chùa bằng gạch - các nhà nghiên cứu cho biết.

Nghiên cứu mới này mở ra nhiều sự hiểu biết quan trọng và sâu sắc về sự xuất hiện của các khu đô thị Angkor thời đó.

Mahendraparvata - thành phố mất tích của Campuchia, có nguồn gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là “ngọn núi của Trời Đế Thích”, cách 40 km về phía bắc quần thể Angkor, trên đoạn dốc của núi Phnom Kulen, phía bắc tỉnh Siem Reap.

Thành phố thủ đô cổ xưa của vương triều Khmer này vừa theo Phật giáo vừa theo tín ngưỡng Hindu, phát triển mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á từ thế kỷ thứ 9 - 15. Tên của thành phố này ám chỉ một đỉnh đồi linh thiêng, ngày nay là Phnom Kulen - nơi vị vua Khmer đầu tiên Jayavarman II (802 - 35) được phong vị vào năm 802. Triều đại này thống trị từ cuối thế kỷ thứ 8 đến nửa đầu thế kỷ thứ 9.

Lịch sử và địa lý của khu vực đã tạo ra nhiều khó khăn khi thực hiện các khảo sát khảo cổ học và xác lập vị trí trên lãnh thổ Campuchia. Mãi cho tới gần đây, vị trí này được phát hiện ở nơi xa xôi, khó tiếp cận và bị cây xanh bao phủ dày đặc. Hơn nữa, thành phố lại nằm trong số các pháo đài của quân Khmer Đỏ, chiếm đóng khu vực này từ những năm 70 đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Các tàn tích nguy hiểm của chiến tranh cũng là một vấn đề nghiêm trọng gây khó khăn cho việc tìm kiếm thành phố này của các chuyên gia.

Không ảnh và các khảo sát mặt đất đã được bắt đầu từ năm 2012, nhóm các chuyên gia đã lập định bản đồ mạng lưới sự phát triển đô thị cổ xưa được cho là có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 9, gồm hàng ngàn các đối tượng khảo cổ chưa được phát hiện đã bị chôn vùi nhiều thế kỷ bởi cây cỏ.

Các khảo sát LiDAR đã làm hé lộ mạng lưới đô thị phức hợp của thành phố gồm có có hồ chứa nước, kênh đào, đường xá, đồng lúa,... trong diện tích 50 cây số vuông đã bị phủ kín bởi thực vật - theo Newsweek.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện dấu tích các tòa nhà, chùa, dinh thự của mỗi thành phố.

Khám phá về thành phố mất tích này sẽ giúp hiểu được giai đoạn quá độ từ thời kỳ tiền Angkor, bao gồm sự cải tiến trong quy hoạch đô thị, thiết kế thủy lực và các tổ chức chính trị xã hội định hình nên lịch sử khu vực 500 năm sau đó - theo Antiquity.

Với diện tích khoảng 400 km vuông, Công viên Khảo cổ Angkor là một trong những điểm khảo cổ quan trọng nhất vùng Đông Nam Á, chứa đựng các tàn tích của nhiều thủ đô các triều đại Khmer làm thành khu phức hợp Angkor. Là di sản văn hóa thế giới được UNESCO bảo vệ, khu vực còn có đền Angkor Thom, thủ đô cuối cùng của đế chế Khmer. Ở độ cao này, khu phức hợp thành phố và hàng trăm ngôi chùa là nhà của hơn 1 triệu cư dân, nơi đây từng là các trung tâm tiền công nghiệp đông đúc nhất.

Công viên Khảo cổ Angkor mỗi năm thu hút khoảng 2 triệu du khách đến tham quan.

Trần Trọng Hiếu

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#52
Chánh niệm giúp ích cho cảnh sát Anh quốc

GNO - Khoảng 2.000 cảnh sát và nhân viên ngành cảnh sát ở Anh (England) và xứ Wales sẽ sớm tiếp cận các bài học và sự thực hành chánh niệm nhằm cải thiện sức khỏe, sự hài lòng với cuộc sống, sự hồi phục tinh thần và khả năng làm việc.

Theo The Buddhist Door, các nhà nghiên cứu đã tiến hành chương trình thử nghiệm dành cho hơn 600 cảnh sát và nhân viên trong ngành thuộc 5 lực lượng cảnh sát: Avon và Somerset, Bedfordshire, Cambridgeshire, Hertfordshire và nam xứ Wales.

Thử nghiệm kéo dài trong 6 tháng và người tham gia chương trình thực hành chánh niệm này cho biết đã đạt được “những cải thiện ý nghĩa” về nhiều mặt, các nhà nghiên cứu cho biết.

Phát hiện từ nghiên cứu đưa ra bằng chứng mạnh mẽ rằng sự rèn luyện chánh niệm (trên một ứng dụng trực tuyến) có thể giúp cải thiện cảm giác hạnh phúc cho cảnh sát, theo báo cáo kết quả thử nghiệm.

[Image: canh%20sat%20Anh.jpg]
Cảnh sát Anh thực tập thiền

Chương trình có tên Mindfit Cop, hoàn toàn miễn phí cho tất cả các nhân viên cảnh sát. Các lợi ích về mặt tinh thần có được từ chương trình như cảm giác hạnh phúc, là điều toàn toàn có thể kỳ vọng để mang lại tác động tích cực cho hiệu quả và năng suất công việc - theo The Guardian.

Báo cáo “Chánh niệm trong ngành cảnh sát” (Mindfulness in Policing) được phát hành hồi đầu tháng bởi trường Đại học Cảnh sát. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu thuộc trường Đại học Cảnh sát và Đại học Đông Anglia.

Các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm để kiểm tra 4 giả thiết. Thứ nhất, rèn luyện chánh niệm trực tuyến qua ứng dụng Headspace (ứng dụng này do cựu tu sĩ Phật giáo Andy Puddicombe phát triển), có giúp cải thiện cảm giác hạnh phúc, sự hài lòng về cuộc sống, sự phục hồi và khả năng làm việc của cảnh sát và nhân viên trong ngành hay không. Giả thiết này được xác chứng là đúng sau 10 - 24 tuần thử nghiệm.

Thứ hai, rèn luyện chánh niệm trực tuyến sẽ giúp giảm thời gian nghỉ bệnh và các hành vi ứng xử có liên quan do bệnh tật mang lại. Kết quả nghiên cứu không cho thấy điều này.

Thứ ba, liệu chương trình Mindfit Cop có hiệu quả hơn ứng dụng Headspace trong giới cảnh sát. Kết quả cũng không chứng minh điều này.

Giả thiết thứ tư, sự rèn luyện chánh niệm có giúp ích cho người có mức kiểm soát công việc cao hay không. Kết quả cho thấy sự rèn luyện này hữu ích hơn với người có mức kiểm soát công việc thấp.

“Gần 8 triệu người trưởng thành tại Vương quốc Anh ngày nay thử thực hành chánh niệm, trong đó có hàng ngàn viên chức ở khu hành chính nhà nước Whitehall. Tuy nhiên, đa số không có bằng chứng cụ thể để trưng cho cơ quan của mình nên đến giờ những người được lợi ích từ sự thực hành này vẫn chưa thể huy động tài chính để lan tỏa sự rèn luyện này cho các đồng nghiệp của mình.

Nghiên cứu được thực hiện gần đây trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, pháp luật, quốc phòng; vì thế chúng tôi sẽ sớm xem xét mở rộng sự tiếp cận này cho các nhân viên ngành cảnh sát, như là một sự đổi mới quan trọng” - chia sẻ của Jamie Bristow, giám đốc trung tâm Mindfulness Initiative kiêm thư ký Nhóm thực hành chánh niệm của nghị viện.  

Các thử nghiệm tương tự đã được tiến hành ở Hoa Kỳ và Canada, cũng cho thấy nhiều tác động tích cực.

Đầu năm 2003, cảnh sát Hoa Kỳ làm việc với các nhà hoạt động xã hội Phật giáo vì hòa bình và Thiền sư Thích Nhất Hạnh để giúp đỡ nhân viên ngành cảnh sát xử lý stress, những cơn giận đặt không đúng chỗ (sự trút giận vô lý) và sự gắt gỏng. Năm đó, cảnh sát trưởng thành phố Madison (bang Wisconsin) - Cheri Maples đã mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực hiện một chương trình phi tôn giáo dành cho các nhân viên ngành cảnh sát, lính cứu hỏa, các nhân viên y tế, người làm công tác giáo dục và các lĩnh vực khác trong thành phố.

Trần Trọng Hiếu

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#53
Tổng thống Sri Lanka nhậm chức theo nghi thức Phật giáo



GN - Tổng thống vừa đắc cử tại Sri Lanka, ông Gotabaya Rajapaksa, đã đến lễ Phật và tuyên thệ nhậm chức theo nghi thức Phật giáo tại chùa Ruwanweli Seya, ở Anuradhapura.


[Image: gota1.JPG]
Tân Tổng thống (hàng đầu, đứng, phải) đảnh lễ chư Tăng


Đây là hoạt động đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Sri Lanka sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 16-11 vừa qua trước đối thủ Sajith Premadasa - ứng cử viên của đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) cầm quyền.

Tại buổi lễ, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã nhận sự chú nguyện của chư Tăng Phật giáo Sri Lanka và cam kết sẽ tận lực tạo sự hùng mạnh, chống lại các phần tử cực đoan trong nước.


Tâm Nhiên (theo Reuters)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#54
Một ngôi chùa Thái ở Hoa Kỳ bị tấn công


GNO - Tin từ The Buddhist Door cho biết, ngôi chùa Thái Lan Buddha Pavana (còn được gọi là chùa Las Vegas), nằm ở thành phố Bắc Las Vegas vừa bị nổ súng và đốt phá hôm Chủ nhật qua.


Chưa có thương vong nào được báo cáo, hiện cảnh sát đang xử lý sự vụ như “một tội ác vì thù ghét” dù người đàn ông nghi đã gây án được phát hiện chết sau đó.


6 người trong chùa này cho biết họ nghe thấy mùi khói vào khoảng 8 giờ tối ngày 15-12. Khi đang nỗ lực dập lửa, một người đàn ông xuất hiện và thét lên rằng: “Tôi ghét các người” trước khi nổ nhiều phát súng.


Kẻ tình nghi sau đó bỏ chạy và được phát hiện chết gần sân sau của chùa. Tên này đã nổ súng và tự sát - Cảnh sát Las Vegas thông tin. Danh tính của kẻ gây án vẫn chưa được công bố.


[Image: chua%20Thai.jpg]
Chùa Thái Lan Buddha Pavana (còn được gọi là chùa Las Vegas) - nơi vừa bị tấn công hôm Chủ nhật


Không ai trong số những người có mặt tại hiện trường bị thương do nổ súng và đều thoát khỏi ngọn lửa một cách an toàn. Kẻ tình nghi được cho là có liên quan đến vụ cháy khác bắt đầu trong khu vực vào buổi tối cùng ngày.


Người phát ngôn của cơ quan cảnh sát cho biết: “Còn quá sớm để có thể khẳng định vụ nổ súng và đốt cháy này là hành động khủng bố”. Các nhân viên FBI và Cục Liên bang về Cồn, Thuốc lá, Súng cầm tay và Các vụ nổ (ATF) đang điều tra vụ việc.


Theo thống kê của FBI, có khoảng 4.571 người được báo cáo là tội phạm gây án vì thù ghét ở Hoa Kỳ vào năm 2018, nhiều người trong số này sinh sống ở các thành phố lớn, gây án với nạn nhân thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau.


“Tuy nhiên, Phật tử hiếm khi là đối tượng của những vụ tấn công thế này”.


Theo FBI, cảnh sát Bắc Las Vegas đang tiến hành điều tra sự vụ. Một ban thờ ngoài trời của chùa bị phá hủy nghiêm trọng nhưng lính cứu hỏa đã dập tắt được ngọn lửa bên trong cửa ra vào trước khi ngọn lửa lấn sâu vào bên trong.


[Image: chua%20Thai%20bi%20tan%20cong%201.jpg]


[Image: chua%20Thai%20bi%20tan%20cong.jpg]
Hình ảnh chùa sau vụ cháy và tấn công của người đàn ông



Chùa Buddha Pavana được thành lập vào năm 1992, nằm trong khu dân cư, cách Las Vegas 15 km về phía bắc. Chùa do các nhà sư Thái Lan vận hành, đến từ các cộng đồng người Thái và mở cửa chào đón tất cả mọi người thuộc các tôn giáo khác.


Chùa mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày và có các thời kinh vào lúc 4 - 5 giờ chiều. Người đến viếng chùa có thể tham gia đọc kinh bằng cả tiếng Thái và tiếng Anh.

“Ai cũng có thể đến đây để hành thiền”, người dạy thiền Arunee Price của chùa cho biết. Sau khi thiền, bạn có thể cầu nguyện Đức Phật hay bất cứ ai bạn tin tưởng... Price đã tham gia dạy thiền ở chùa mấy năm qua (theo Las Vegas Review-Journal).

GNOL
Las Vegas nổi tiếng bởi sức nóng sa mạc, các sòng bài sáng đèn thâu đêm, nhiều chùa và tu viện Phật giáo thuộc các truyền thống Phật giáo khác nhau của châu Á. Nơi đây có Trung tâm Phật giáo Tây Tạng Diamond Way, Trung tâm Sokka Gakai Thế giới (SGI) tại Hoa Kỳ, chùa Ưu Đàm (Việt Nam), chùa Thongdhammachat Las Vegas và chùa Nevada Dhammaram phục vụ cho Phật tử Thái Lan và chùa Zen Las Vegas.

Trần Trọng Hiếu
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#55
"Nụ cười bằng an của nhà sư trong cơn lửa"

GNO - Sư Phra Mana đã tham gia kiến tạo và xây dựng tu viện trong rừng Sunnataram (bang New South Wales) với “đôi tay trần” trong suốt ba thập kỷ qua.


[Image: Phra%20Mana.jpg]
Sư Phra Mana bình thản trước những hư hại của khu cư xá nữ của tu viện - Ảnh: Reuters



Nhưng khi những trận cháy rừng khủng khiếp nhất lịch sử nước Úc đe dọa hủy diệt tu viện, nhà sư vẫn vững vàng và chấp nhận sự mất mát bằng nụ cười bình thản - theo Reuters.


Một trận cháy lớn đã quét ngang khu vực rừng cây bao quanh tu viện Sunnataram cách đây hai tuần. Sau khi di tản, sư Phra Mana (trụ trì) và Tăng đoàn của tu viện không thể làm gì khác hơn ngoài việc cầu nguyện bình an cho tu viện.


Tôi chưa bao giờ nhìn thấy các cành cây “xử sự” theo cách này trong gần 30 năm qua. Vì thế khi những đám lửa đi qua, nó bùng lên rất mạnh - sư Phra Mana (56 tuổi, sinh ra ở Bangkok) chia sẻ với Reuters về vùng đất khô khốc và những trận cháy kinh hoàng vừa qua.


Các đám cháy rừng trong thời gian qua đã tàn phá phần lớn diện tích nước Úc, tương đương một nửa diện tích Vương quốc Anh, giết chết hàng triệu con thú, phá hủy các cộng đồng dân cư ở nông thôn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nơi sinh sống và canh tác của nông dân.


Tại tu viện Sunnataram, có khoảng 50 - 60 lính cứu hỏa tình nguyện được cử đến để bảo vệ tu viện, chỉ có một vài tòa nhà và bồn chứa nước bị thiệt hại.


Là người có sự thực hành Phật pháp, sư Phra Mana (trụ trì tu viện) có thể chấp nhận những mất mát này trong sự điềm tĩnh.


“Các trận cháy là bình thường ở nước Úc này. Miễn là đức tin và tinh thần của chúng ta còn được duy trì mạnh mẽ, chúng ta được chuẩn bị để đối diện với chúng” - sư mỉm cười, nói thêm.


Các tượng Phật vẫn điềm nhiên đứng vững và hiện chư Tăng đã thêm vào thông điệp “Cảm ơn Firey” - như lời cảm ơn đến những người lính cứu hỏa.


Tuy nhiên, tu viện vẫn còn bị đe dọa vì khu rừng bên cạnh đang tiếp tục bốc cháy. “Chúng tôi có sự chuẩn bị. Và chúng tôi chấp nhận điều xảy đến”, sư Phra Mana cho biết.


Trần Trọng Hiếu

(theo Reuters)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#56
Tam giác vàng Phật giáo ở Liên bang Nga


GNO - Phật giáo đến nước Nga vào thế kỷ 17 và được thiết lập vững chắc chủ yếu ở ba vùng lãnh thổ cộng hòa thuộc Nga; đó là Buryatia, Kalmykia và Tuva và có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển văn hóa ở đây.


Từ đó, Phật pháp được lan tỏa và phát triển ở nhiều vùng khác của Liên bang Nga.


[Image: lbn%201.jpg]
Chùa Vàng Thích Ca, ngôi chùa lớn nhất châu Âu tại Elista, Kalmykia



Nhiều hội thảo Phật giáo quốc tế đã diễn ra ở các vùng này như: Nghệ thuật Phật giáo đượng đại: Truyền thống và Đổi mới tại Ulan-Ude, Buryatia (2013), Phật giáo trong đối thoại giữa văn hóa Đông, Tây ở Elista, Kalmykia (2015) và Phật giáo trong thiên niên kỷ thứ 3: Các xu hướng và Góc nhìn về Sự phát triển ở Kyzyl, Tuva (2016).


Buryatia, Kalmykia và Tuva tạo thành một tam giác linh thiêng ở Nga, nơi di sản quý giá của Phật giáo được bảo tồn và gìn giữ.


[Image: lbn%202.jpg]
Chùa Tsechenling ở Kyzyl, Cộng hòa Tuva



Về mặt địa lý, Buryatia nằm ở phía nam Siberia, dọc theo bờ nam hồ Baikal. Người Buryat là tiểu nhóm Mông Cổ lớn nhất khu vực Siberia.


Cộng hòa Kalmykia nằm ở phía tây nam của Nga, người Kalmyk là hậu duệ của nhóm Mông Cổ phía tây, được biết đến là người Oriat - chủng người châu Âu duy nhất có tôn giáo lãnh thổ là Phật giáo.


Tuva nằm về phía nam Siberia; nhiều người dân Tuva tin rằng mình là trung tâm của châu Á. Người Tuva là một trong 2 nhóm thiểu số dân tộc Turk thực hành Phật giáo Tây Tạng.


Đầu thế kỷ 17, Phật giáo lan tỏa đến phương bắc, từ Mông Cổ đến Buryatia. Và cũng vào thời điểm này, người Kalmyk di cư đến khu vực giữa hai con sông Volga và Don và về phía bắc biển Caspi, mang theo truyền thống Phật giáo của mình. Phật giáo đến Tuva vào thế kỷ thứ 18, cũng từ Mông Cổ.


Nước Nga chính thức công nhận Phật giáo vào năm 1741, vào thời kỳ nữ hoàng Elisabeth Petrovna (1741 - 1762) và Phật giáo cũng được thừa nhận ở Cộng hòa Buryatia. Trong thời gian trị vì, nữ Đại đế Catherine (1762 - 1796) cũng cho phép tín đồ Phật giáo ở Nga tự chọn người lãnh đạo tâm linh cho mình. Sau đó, tất cả Phật tử trong khu vực tìm kiếm các vị trưởng lão ở Tây Tạng hoặc Mông Cổ làm lãnh đạo tâm linh.


Danh hiệu lãnh đạo tôn giáo và các bậc thầy trưởng thượng ở Mông Cổ và Nga gọi là khambo lama, có nguồn gốc từ danh xưng khenpo trong tiếng Tây Tạng.


Trường phái Phật giáo phổ biến nhất ở Nga là Kim Cang thừa, truyền thống chính của Tây Tạng. Truyền thống Gelug được thành lập bởi ngài Je Tsongkhapa (1357 - 1419), là trường phái mới nhất trong số 4 truyền thống Phật giáo Tây Tạng, được thực hành phổ biến nhất; tuy nhiên, truyền thống Phật giáo cổ xưa nhất Nyingma cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ. Còn lại là hai truyền thống Kagyu và Sakya.


[Image: lbn3.jpg]
Tháp Vàng trong khuôn viên chùa Datsan Rinpoche Bagsha, Ulan-Ude, Buryatia



Phật tử Nga thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài Je Tsongkhapa (1357  - 1419) và các bậc thầy dòng truyền thừa Gelug. Sự thực hành của chư Tăng trong khu vực có nguồn gốc từ Phật giáo Kim Cang thừa, các khía cạnh triết học và đạo đức của các truyền thống Phật giáo sở tại không khác biệt mấy so với nền tảng của Phật giáo Đại thừa.


Cũng như Phật giáo Tây Tạng, Phật tử Nga xem Đức Dalai Lama là vị lãnh đạo tâm linh cao nhất. Ngài đã đến thăm Cộng hòa Liên bang Xô Viết vào năm 1979, Buryatia vào năm 1991, 1992; thăm Kalmykia các năm 1991, 1992, 2004 và Tuva vào năm 1992.


“Phật giáo chứa đựng những giá trị chân lý của vũ trụ, phổ biến không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới. Phật giáo dạy chúng ta trở thành người tốt và sống cuộc đời lợi ích cho người khác; mang đến lời đáp cho các câu hỏi cơ bản nhất như làm sao xử lý các cảm xúc tiêu cực và sống trong bình an.


Tôi không tuyên bố tôn giáo này tốt hơn tôn giáo khác; điều cốt lõi và quan trọng là khi bạn thực hành bất kỳ một tôn giáo nào, mục đích là để mở rộng tâm mình ra” - chia sẻ của thầy Lobsan Chamzy, lãnh đạo Cộng hòa Phật giáo Tuva.


Đức Hòa tổng hợp

(theo The Buddhist Door)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#57
Hành trình về nhà sau 100 năm của tượng Phật Sri Lanka

[Image: tuong%20phat%20sri_1.jpg]

Tượng Phật được gia đình Bell cất giữ gần 100 năm qua

GNO - Một gia đình người Anh đã hoàn chuyển một bức tượng Phật quan trọng về chùa Sri Dalada Maligwa (ngôi chùa thờ Xá-lợi răng của Đức Phật) ở Kandy, Sri Lanka vào giữa tháng 12 qua, tin từ The Buddhist Door.


Cháu trai của nhà khám phá kiêm khảo cổ học Harry Charles Purvis Bell, được biết đến với tên gọi HCP Bell (1851-1937) đã hoàn chuyển tượng Phật cho chùa sau 100 năm lưu giữ như tài sản của gia đình.


“Đây là điều tốt nhất mà tôi từng làm từ trước cho đến giờ” - chia sẻ của người cháu trai, sẽ bước sang tuổi 90 vào tháng 4 năm nay.


Tượng Phật cao 14 cm khắc trên gỗ, được phát hiện từ địa điểm khảo cổ vào năm 1919 bởi HCP Bell, người được xem là “người cha của ngành khảo cổ” ở Sri Lanka. Ông làm việc trong lĩnh vực khảo cổ ở Sri Lanka cho đến khi nghỉ hưu và qua đời ở đất nước này vào năm 1937.


Các chi tiết trên tượng cho thấy tượng theo phong cách Phật giáo Sri Lanka thế kỷ 15 - 19.


[Image: hoan%20chuyen%20tuong%20Phat.jpg]
Tượng Phật được tôn trí và đảnh lễ sau khi "trở về nhà"



Trong thời gian ở Sri Lanka, theo ghi chép của gia đình, ông Bell được một nhà sư ở chùa Xá-lợi Răng Phật tặng một bức tượng Phật nhỏ bằng gỗ. “Họ đã trao tặng ông một tượng Phật nhỏ và sau đó ông đã tặng cho bà tôi như một món quà đính hôn” - người cháu gái kể lại với tờ BCC.


Sau gần 100 năm thuộc sở hữu riêng, gia đình Bell quyết định trao tượng về những người chủ lịch sử thật sự của bức tượng. Các thành viên gia đình đã bay đến Sri Lanka từ quê nhà Hampshire (Anh) để tham gia lễ hoàn chuyển tượng.


“Chúng tôi tin đã đến lúc tượng Phật quay về nhà. Khi tượng Phật được nhận từ tay tôi, theo một cách tốt đẹp, để trở về… tôi nghĩ đây là sự hoàn tất cho điều gì đó mà tôi cảm thấy đúng và cần làm, rằng: Bức tượng cần được trở về chùa và được tôn trí ở nơi tôn kính - nơi khởi nguồn của bức tượng” - thành viên gia đình Bell chia sẻ với BBC News.


Đức Hòa


GiacNgoOnline.org
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#58
Một trung tâm thiền hướng đến phát triển bền vững

GNO - Theo The Buddhist Door, Trung tâm thiền Detroit (tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ) đã ứng dụng giải pháp phát triển bền vững qua việc lắp đặt “mái nhà xanh” cho thiền đường của trung tâm với mục đích ngăn chặn được sự phá hủy của các cơn bão thường xảy ra ở Detroit.


Trung tâm hy vọng đây sẽ là mô hình giúp cộng đồng dân cư xung quanh nhận thấy tác dụng tích cực của giải pháp này và cùng áp dụng để giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra hàng năm.


[Image: trung%20tam%20thien.png]
Bên ngoài trung tâm



Tọa lạc tại trung tâm của Hamtramck - một thành phố tách biệt gần trung tâm địa lý Detroit, Trung tâm thiền Detroit được thành lập vào năm 1990 bởi thầy Hwalson Sunim. Sau 10 năm được đào tạo như một tu sĩ ở Hàn Quốc, thầy Sunim được thầy mình khuyến khích mở một tu viện theo trường phái Phật giáo Sudeok-sa tại California.


Từ chối cơ hội này, thầy Sunim quay về quê hương của mình ở Hamtramck, vốn là “nơi sinh sống của người lao động với sự có mặt của 30 nhóm dân tộc thiểu số, đa dạng về văn hóa và các doanh nghiệp thành thị”.


Trung tâm thiền Detroit là nơi ở của nhiều vị tu sĩ có thời khóa chấp tác và thiền tập mỗi ngày. Các cư sĩ Phật giáo cũng mong muốn đây là nơi học về thiền Phật giáo và mở các khóa tu thiền theo nhu cầu cho các nhóm đối tượng khác nhau.


Ban đầu, trung tâm hoạt động nhờ vào sự đóng góp của cộng đồng nhưng từ năm 2012, Myungju - phó trị sự, giám đốc trung tâm đã thay đổi mô hình này với ý tưởng sáng tạo về một doanh nghiệp cộng đồng để thúc đẩy sự phát triển bền vững cho khu vực.


Hoạt động của trung tâm gắn với việc vận hành cửa hàng tạp hóa thuần tự nhiên Living Zen Organics và một nhà hàng - cà phê do các tu sĩ, học viên của trung tâm, người dân địa phương và khu vực lân cận điều hành, quản lý.


Mục đích của hoạt động này nhằm hỗ trợ các nông trại địa phương và cung cấp cho người dân Detroit các loại thực phẩm thuần tự nhiên vì người dân nơi đây khá khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm tươi.


Sau trận lũ năm 2014, các tòa nhà ở Detroit trong đó có trung tâm thiền bị ngập hơn 1,2 m nước do bão lụt. Theo Detroit Free Press, thầy Sunim và giám đốc trung tâm Myungju đã bắt đầu tìm cách giúp người dân nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn.


Thông thường, các thế hệ người nhập cư đầu tiên phải vất vả chi trả các hóa đơn hàng ngày, phải tự mình gánh vác chi phí từ những tổn thất do bão lũ gây ra. Trung tâm thiền cũng lo lắng về các nguy cơ sức khỏe của người dân trong điều kiện nước ngập ô nhiễm sau cơn bão. 


Cùng với lời dạy về sự bền vững của mình, các tu sĩ tìm đến giải pháp thân thiện với môi trường để nhận diện việc giải quyết hậu quả của bão lũ ở Hamtramck. Làm việc với các chuyên gia Hệ thống mái nhà xanh Xero Flor và Chương trình nghiên cứu mái nhà xanh thuộc Đại học bang Michigan, trung tâm đã cải cách để tăng cường chức năng mái nhà của trung tâm: mái nhà của thiền đường trung tâm hiện giờ có thể hấp thụ được gần 38 mét khối nước (tương đương 10.000 gallon).


[Image: trung%20tam%20thien%201.png]
Và một góc bên trong trung tâm



Các “mái nhà xanh” có thể hấp thụ nước mưa từ bão và là mô hình phù hợp cho cộng đồng người dân Hamtramck. Chi phí cho mái nhà xanh khả thi và hợp lý đối với chính quyền địa phương, có thể huy động tài trợ thông qua các chiến dịch vận động - Myungju giải thích.


Chúng tôi hy vọng rằng người dân và chính quyền Hamtramck sẽ nắm bắt được tinh thần này và nhận diện đây là vị trí quan trọng và độc nhất có thể trở thành “thủ đô mái nhà xanh” ở vùng đông nam Michigan - theo Detroit Free Press.

Trần Trọng Hiếu

May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#59
Lời khuyên của nhà sư Thái Lan về ứng phó dịch bệnh


GN - Đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành nhiều nơi trên toàn thế giới, mỗi ngày đều có thêm người nhiễm mới và tử vong. Ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có sự bùng phát mạnh của dịch bệnh Covid-19 là Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines,…


Tại Thái Lan, Chính phủ đã thông báo tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia đối với dịch bệnh Covid-19 vào ngày 26-3 qua và bắt đầu triển khai phong tỏa rộng rãi nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh chết người này.


[Image: hh%201.png]
Các nhà sư Thái Lan mang thiết bị phòng hộ tự chế khi đi khất thực - Ảnh: AFP



“Thái Lan đang ở giai đoạn bước ngoặt của sự bùng phát và diễn biến của dịch bệnh có thể sẽ tồi tệ hơn. Thực thi các giải pháp mạnh mẽ và cứng rắn để giảm lây nhiễm là điều quan trọng cần làm”, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha phát ngôn vào ngày 25-3, theo Bloomberg.



Hiện Thái Lan đã đóng cửa các biên giới, không tiếp nhận du khách nước ngoài, cấm tụ tập đông người, đóng cửa các loại hình kinh doanh không thiết yếu cho đến hết tháng 4. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng yêu cầu tất cả cửa hàng tại thủ đô Bangkok ngừng hoạt động kể từ ngày 2-4 và toàn bộ công viên trong thành phố sẽ đóng cửa đến cuối tháng 4.


Chư Tăng cùng phòng chống dịch và lời khuyên từ một nhà sư


Trước sự đe dọa của dịch bệnh tại xứ sở Chùa Vàng, từ cuối tháng 3, chư Tăng chùa Chak Daeng (gần thủ đô Bangkok) đã tiến hành may khẩu trang phòng dịch từ rác thải nhựa tái chế. Những chiếc khẩu trang đặc biệt của nhà chùa tặng người dân trong mùa dịch mang theo những thông điệp khuyến khích thực hành lời dạy của Đức Phật mỗi ngày để giữ cho thân tâm được bình an trước dịch bệnh.


Cách đây vài ngày, chùa Matchantikaram (tỉnh Nonthaburi, phía Bắc Bangkok) cũng thu hút sự chú ý của truyền thông sau khi chư Tăng chùa này học cách tự chế các thiết bị bảo hộ, hạn chế lây truyền dịch bệnh từ kênh xã hội YouTube. Đó là những chiếc khẩu trang có màu vàng sậm, các tấm nhựa che mặt trong suốt - được các nhà sư sử dụng khi đi khất thực, một sinh hoạt truyền thống thường nhật của chư Tăng tại Thái Lan.


Và cũng trên tinh thần nhập thế của Phật giáo, sư Phra Paisal Visalo, trụ trì chùa Pasukat (tỉnh Chaiyaphum) với 37 năm thực hành theo truyền thống tu học trong rừng cũng có những lời khuyên sâu sắc dành cho người dân Thái Lan trước dịch bệnh.


Theo sư Phra Paisal, trên nền tảng của sự thực hành giáo lý Phật-đà trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người giữ cho mình sự bình tâm, tái nạp năng lượng; từ đó có thể nhìn thấy những cơ hội rèn luyện, tu tập quý báu ngay trong cơn khủng hoảng này.


[Image: hh.jpg]
Sư Phra Paisal có 37 năm thực hành theo truyền thống tu học trong rừng, chia sẻ về dịch bệnh



“Hơn bao giờ hết, đây chính là thời điểm lời dạy của Đức Phật và sự thực hành Phật pháp mang lại cho cộng đồng những giá trị thiết thực. Thực hành chánh niệm, lòng từ bi và tùy thuận nhân duyên - cụ thể là không phản kháng và có thái độ tiêu cực với thực tế bất như ý, là những gì người Phật tử cần làm trong lúc này.


Từ sự thực hành đó, nỗi lo sợ về dịch bệnh sẽ dần lắng dịu và mỗi người có thể tái tập trung, ‘hiệu chuẩn’ lại bản thân mình bởi nỗi bất an về dịch bệnh dường như đang chiếm ngự toàn bộ giác quan và cảm xúc của tất cả mọi người hiện nay”, sư Phra Paisal chia sẻ.


Hiểu về bệnh tật và hành động có ý thức hơn


Trong quá khứ, nhân loại từng cho rằng mình đã chiến thắng các loại virus vì con người tiến bộ khám phá thành công thuốc kháng sinh và điều chế được vắc-xin ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, từ khi đại dịch Covid-19 gây kinh hoàng cho toàn nhân loại, kể cả các cường quốc hàng đầu thế giới, chúng ta cần hiểu rằng con người sẽ phải tiếp tục chung sống với các loại bệnh truyền nhiễm dưới nhiều dạng thức khác nhau.


Trước đây, khi dịch bệnh chưa xuất hiện và ảnh hưởng đến đời sống, mỗi người có thể tự do sử dụng đôi bàn tay theo ý thích riêng của mình mà không cần để tâm gì cả. Trái lại, giờ đây chúng ta không thể tùy tiện chạm tay lên các bộ phận trên vùng mặt của mình - để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân. Ngoài ra, mỗi người phải đảm bảo đôi tay mình luôn sạch sẽ. Rửa tay trong chánh niệm giúp chúng ta có ý thức cẩn trọng hơn, cũng là cơ hội rèn luyện để tỉnh thức trong cuộc sống hàng ngày.


Chánh niệm để nhận thức đúng và hành động đúng


Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta cần tìm ra sự cân bằng giữa “thái độ không quan tâm và sự bất an”. Mỗi người đều biết rằng virus Corona chủng mới này không chỉ nguy hiểm cho cá nhân mà còn đang lây lan trong cộng đồng và gây hại cho tất cả mọi người; đặc biệt là người cao tuổi và người có sức đề kháng yếu. Nỗi sợ hãi tràn lan khắp nơi đôi khi khiến chúng ta trở nên ích kỷ và có thái độ không đúng mực hay kỳ thị đối với người không may nhiễm bệnh.


Do vậy, đồng thời với việc nhận thức đầy đủ về bệnh dịch, mỗi người cũng cần hành động tích cực để đối phó bệnh dịch này - không để dịch bệnh xâm nhập vào cơ thể và ngăn chặn nỗi sợ hãi xâm chiếm tinh thần chúng ta.


Cơ hội để mở rộng tấm lòng, tương trợ nhau


Mỗi người chúng ta hãy biết ơn vì có rất nhiều cá nhân, đoàn thể đang là tình nguyện viên tại các bệnh viện. Nhiều câu chuyện thiện nguyện xúc động đã được lan tỏa khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu lây lan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc). Trong số đó, nhiều tài xế tình nguyện đưa đón nhân viên y tế tại các bệnh viện để họ có thêm thời gian nghỉ ngơi trước khi tiếp tục quay lại làm việc.


Những thiện nghiệp này bắt đầu từ một vài cá nhân và nhanh chóng nhân lên khi được sự tiếp sức của cộng đồng. Từ một cá nhân, tinh thần chia sẻ có thể phát triển và lớn mạnh - điều vô cùng cần thiết trong thời gian khủng hoảng hiện nay.


Đối diện với dịch bệnh, mọi người có cơ hội giúp đỡ nhau giảm thiểu các hành vi vị kỷ và tư lợi, làm tăng trưởng ý thức tương trợ trong mỗi người. Đặc biệt, chúng ta cần giữ kết nối tinh thần với nhau, khuyến khích nhau biểu hiện sự tốt đẹp bên trong mình và cũng để giúp đỡ người khác.

Sư Phra Paisal Visalo sinh năm 1957, luôn tích cực tham gia các hoạt động sinh viên, bảo vệ nhân quyền trước khi trở thành tu sĩ vào năm 1983. Ngoài việc gắn bó với nhiều hoạt động Phật giáo nhập thế, sư còn chấp bút và biên tập nhiều quyển sách về chủ đề môi trường - Phật giáo cũng như tổ chức các khóa tu thiền, các khóa học về phi bạo lực.

Đồng thời, sư là người đồng sáng lập Tổ chức Sekiyadhamma - Mạng lưới Các nhà sư Nhập thế tại Thái Lan, kiêm cố vấn của Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) có trụ sở tại Bangkok. Gần đây, sư được Quỹ Nippon (Nhật Bản) trao tặng Giải thưởng Trí tuệ Cộng đồng châu Á vì những đóng góp tích cực cho cộng đồng.


Đăng Minh

(theo The Buddhist Door)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#60
Dâng y Kathina cúng dường 30.000 chư Tăng tại Myanmar


GN - Khoảng 30.000 chư tôn đức Tăng được cung thỉnh chứng minh và tham dự một lễ hội dâng y Kathina đặc biệt diễn ra vào Chủ nhật vừa qua tại Myanmar.


Khóa lễ được tổ chức tại một khu vực gần sân bay thuộc trung tâm cố đô Mandalay. Đây cũng là một trong những vùng đất linh thiêng và có lượng tín đồ Phật giáo đông đảo.

Chư Tăng Phật giáo Nam truyền từ Thái Lan, Myanmar và nhiều vị tôn túc lãnh đạo Phật giáo các nước lân cận đã hiện diện trong buổi lễ.


Khi mặt trời vừa ló dạng, ánh ban mai chiếu những tia sáng đầu tiên xuống đất cố đô, nơi không gian được chọn để tổ chức lễ có diện tích rộng bằng một sân bóng đá dường như được nhuộm màu nghệ tây bởi sắc y của chư tôn đức.





[Image: anh%20myan.jpg]
Khoảng 30.000 chư tôn đức Tăng được cung thỉnh chứng minh và tham dự




Trước khi tiếp nhận lễ phẩm cúng dường, toàn thể chư tôn đức hiện diện đã cùng cử hành khóa lễ cầu nguyện, thiền tập và tụng bài kinh ngắn để tán thán công hạnh của các tín đồ Phật giáo tham dự.


Buổi lễ được tổ chức ngoài ý nghĩa dâng y Kathina cúng dường chư tôn đức Tăng còn nhằm mục đích thắt chặt sự gắn kết giữa nhân dân và Phật giáo hai quốc gia Myanmar - Thái Lan. Theo Ban Tổ chức, sự kiện tâm linh Phật giáo này cũng là dịp ghi nhận sự tăng tưởng đạo lực trong tu tập của chư Tăng.


“Hy vọng tôi sẽ có thể tiếp tục được tham dự các khóa lễ ý nghĩa như thế này vào năm sau và các năm sau nữa”, U Thu Nanda, một vị sư Phật giáo Myanmar năm nay 24 tuổi, chia sẻ.


Đây là lần thứ 3 và cũng là lần lớn nhất lễ hội cúng dường dâng pháp y Kathina như thế được tổ chức kể từ năm 2015 đến nay. Có rất nhiều tổ chức dân sự và Phật giáo cùng chung tay kiến tạo nên sự kiện này với sự dẫn dắt của chùa Dhammakaya, Thái Lan.


Được biết, trong năm 2019 này, riêng tại Thái Lan, chùa Dhammakaya cũng đã 2 lần tổ chức đại lễ dâng y Kathina cúng dường chư Tăng Phật giáo Thái Lan vào các tháng 10, 11 vừa qua với sự tham dự của 10.000 chư Tăng. Cũng trong khoảng thời gian này, chùa đã tiến hành vận động quyên góp để hỗ trợ các nạn nhân ở các vùng gặp khó khăn, bị ảnh hưởng và tác động bởi lũ lụt.


Theo ghi nhận của giới truyền thông địa phương Mandalay, buổi lễ dâng y Kathina cúng dường chư Tăng tại nơi này dù có sự tham dự đông đảo của tín đồ Phật tử nhưng diễn ra hết sức trang nghiêm, long trọng và nhiều lợi lạc. Trong đó, Phật tử với nhiều thành phần khác nhau đã có mặt và hòa vào không gian thành kính của buổi lễ.


“Khi thành tâm cúng dường chư Tăng trong một dịp nào đó, tôi luôn có một cảm giác nhẹ nhàng và hoan hỷ như thể được tiến gần hơn nữa với môi trường tu tập trong Phật giáo”, Khant Zaw Aung, một doanh nhân người Myanmar, chia sẻ.


Tâm Nhiên (theo The DHT)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply