Phật Giáo Đạo Và Đời - Ấn Độ: Khai quật hàng chục pho tượng Phật nghìn năm tuổi
#16
Những vị tu sĩ Phật giáo đặc biệt tại White Salmon


GN - Tại vùng đất Columbia River George (Hoa Kỳ), mỗi khi chư Tăng phát nguyện nhập thất để giữ gìn truyền thống tu tập của Phật giáo, đã luôn nhận được sự giúp sức của cộng đồng cư dân thị trấn White Salmon, tiểu bang Washington. 


[Image: whitesalmon3.jpg]

Chư Tăng xuống phố White Salmon khất thực


Nơi tu tập là một ngôi thất nhỏ và vài túp lều nằm ở con đường rải sỏi dẫn đến những lối mòn xuyên qua rừng rợp tán cây và các tảng đá phủ đầy rêu xanh. 


Khu vực này ít người qua lại, thỉnh thoảng chỉ những người tập thể thao bằng xe đạp mới chạy xe lên xuống. Mọi thứ rất yên tịnh và thoát tục. 


Những vị trí như vậy trở thành một nơi hoàn hảo để chư Tăng có thể yên tâm hành trì mà không bị quấy nhiễu. Các tịnh thất luôn tọa lạc đủ xa cuộc sống ồn ào như thể mang lại sự yên tịnh đúng mức, phù hợp với yêu cầu của chốn thiền môn. 


Dù vậy, hàng ngày ngoài việc thực hành các pháp tu tại tịnh thất, chư Tăng vẫn dành khoảng thời gian nhất định để xuống núi, đi vào thị trấn khất thực. Những phẩm vật thọ nhận được sẽ trở thành thực phẩm, nuôi sống Tăng đoàn. 


Theo luật, các nhà sư không thể chủ động yêu cầu để được cúng dường thức ăn và khi đã nhận rồi thì cũng không được để dành lại cho ngày hôm sau. Chư Tăng cũng không được sở hữu hoặc sử dụng tiền cũng như không được trồng trọt. 


[Image: whitesalmon%20(2).jpg]
Chư Tăng tại tu viện


Đây thực sự là những quy luật khắc nghiệt. Chính vì lẽ đó mà tại vùng đất Bắc Mỹ này, không nhiều người trở thành tu sĩ để thực hành theo pháp môn khá đặc biệt và rất được quý kính từ dân chúng. 


“Chúng tôi sống dựa vào hỗ trợ, thành tâm cúng dường từ những người nhận chân được giá trị của sự tu tập, có lòng kính tín Tam bảo. Những quy định có phần nghiêm khắc được đưa ra không phải để tạo cảm hứng hay sự tò mò để rồi nhận lại những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống”, sư Ajahn Sudanto, vị trụ trì tu viện Pacific Hermitage ở White Salmon, Washington khẳng định. 


Đã có rất nhiều câu hỏi từ cộng đồng được gởi đến tu viện về những gì mà chư Tăng hành trì vì những biểu hiện đó rất khác xa với lối sống thực dụng ở một đất nước vốn đề cao tiện nghi vật chất. 


Jill Davis, một tín đồ Phật giáo và là người thường xuyên chuẩn bị phẩm vật để cúng dường mỗi khi chư Tăng khất thực. Cô làm điều này hàng ngày vì khi được nhìn hình ảnh các nhà sư từ xa, trong cô lại xuất hiện một niềm tin rằng chư Tăng sẽ mang lại những “điều tốt lành” cho White Salmon. 


Ngoài việc khất thực, chư Tăng cũng dành thời gian hàng tuần đến hướng dẫn thiền tập miễn phí cho cộng đồng tại trung tâm yoga tọa lạc trong thị trấn cũng như chia sẻ giáo lý đạo Phật đến bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu. 


Đã tám năm trôi qua, kể từ ngày tịnh thất nhỏ bé này được tạo dựng và chư Tăng xuất hiện, dù vẫn có nhiều cách biệt nhưng nhiều người đã dần biết đến và ủng hộ sự tu tập của chư Tăng. Ngược lại, đời sống tâm linh và tinh thần ở đây trở nên phong phú. Người ta đang mường tượng về những lợi ích vô hình hiện hữu. 


“Thật là một điều kỳ diệu và thiện lành khi White Salmon tiếp nhận chư Tăng và sự kết nối dần thiết lập”, Davis cho biết. “Mọi thứ diễn ra ngỡ như trong mơ và tôi cảm thấy hãnh diện về điều đó”. 


Theo Davis, hình ảnh các vị tu sĩ Phật giáo mặc pháp phục màu vàng sậm, đi chân trần băng qua khu rừng, sau khi nhận phẩm vật cúng dường, họ ngồi xuống thành một hàng bên con đường mòn trong tĩnh lặng, đã trở nên thân thuộc và gần gũi. Đồng hành thân thiết với chư Tăng là những bình bát lớn bằng thép xung quanh bao bọc bởi các sợi len. 


[Image: whitesalmon4.jpg]
Phật tử dâng thức ăn cúng dường


Theo đó, mỗi sáng sớm, chư Tăng đi vào thị trấn để nhận phẩm vật từ những người cúng dường. Khất thực là cách duy nhất mà chư Tăng có được thực phẩm nuôi sống hàng ngày và phải dùng nó vào lúc giữa bình minh và buổi trưa. 


“Đây không phải một trò chơi hay một nghi thức sáo rỗng”, Sudanto, một thành viên trong đoàn chư Tăng khẳng định. “Về mặt tâm linh, mỗi bước đi là một nhịp cầu đưa chúng tôi về với ý niệm tỉnh thức”. 


Theo truyền thống Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo tại Thái Lan, hạnh tu mật trong rừng luôn lấy thiền định làm con đường thiết yếu dẫn đến sự giác ngộ. Chỉ có thiền định và vâng giữ giới luật mới giúp hành giả chống lại sự mất tập trung tinh thần, từ bỏ ham muốn vật chất thế gian. 


Tất cả những đau khổ của con người được gây ra bởi sự nhiễm ô tâm thức. Nhưng tất cả những nhiễm ô này có thể hoàn toàn tránh được bằng việc tôn kính giới luật và luôn tỉnh thức với mỗi việc làm, lời nói và suy nghĩ. 


[Image: whitesalmon6.jpg]

Một buổi lễ tại tu viện Pacific Hermitage


Giới luật được lập ra cũng để giúp các nhà sư loại bỏ căng thẳng, ham muốn đời sống thế tục. Việc đi khất thực cũng là cách các nhà sư đề cao giá trị của giới luật. Nếu lỡ mọi người không cúng dường thì đồng nghĩa với việc các vị phải nhịn ăn ngày hôm đó. 


“Toàn bộ cuộc sống của người xuất gia được tạo dựng trên căn bản của yếu tố hòa hợp và thanh tịnh. Dù có điểm xuất phát khác nhau nhưng khi đã gia nhập Tăng đoàn, từ yêu cầu của giới luật, điều đầu tiên là phải học cách sống chung an lạc; tạo dựng môi trường để mỗi hành giả đi, đứng, nằm, ngồi và hành xử thánh thiện, trọn vẹn phẩm hạnh nhất”, sư Pasanno, một thành viên Tăng đoàn chia sẻ. 


Dù vậy, tịnh thất tại White Salmon vẫn có kết nối internet. Điều này giúp các nhà sư sử dụng email và tối thiểu là biết được những gì đang xảy ra trong thế giới rộng lớn bên ngoài. 


“Bởi nếu không có kết nối thì những gì thực tập chỉ là triết lý hoặc các quy tắc trống rỗng mà không hướng về bất cứ ai”, sư Pasanno nói. "Giáo lý của Đức Phật phải hướng đến con người, vì Ngài dạy rất nhiều về cách sống của chúng ta”. 


Tâm Nhiên (theo OPB)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#17
Hội thảo đạo đức Phật giáo tại Đại học Nam California

GN - Vào 3 ngày cuối tuần qua, tại Đại học Nam California (Hoa Kỳ), hội thảo về đạo đức Phật giáo được tổ chức bởi khoa Tôn giáo học thuộc đại học này. Có 34 học giả và nhà nghiên cứu đã tham dự hội thảo để cùng trao đổi về việc áp dụng các nguyên lý Phật giáo vào các vấn đề xã hội trọng yếu. 


[Image: PGNN953.png]

Quang cảnh phiên thảo luận tại Hội thảo về đạo đức Phật giáo


Hội thảo được sự bảo trợ bởi chùa Tong Fa và Tập đoàn Malton. Bên cạnh khoa Tôn giáo học thuộc Đại học Nam California, cùng đồng hành tổ chức hội thảo còn có Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Shinso Ito, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đông Á và Trung tâm Học thuật quốc tế. 


“Để lên ý tưởng tổ chức hội thảo này, chúng tôi nghĩ ngay đến việc cần thiết phải mời những học giả làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, đến từ nhiều vùng miền địa lý khác nhau và trải nghiệm xã hội ở các giai đoạn hoàn toàn khác”, Giáo sư khoa Tôn giáo học Rongdao Lai chia sẻ. 


“Và kết quả là chúng tôi chào đón nhiều vị học giả đến từ những nơi xa xôi như Nhật Bản, Anh; chỉ số ít học giả đến từ Canada. Thật sự cả tôi và Ban Tổ chức hết sức hoan hỷ khi được tiếp xúc với những người bạn có cùng sự quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu khi họ đến với Đại học Nam California”. 


Hội thảo này là sự tiếp nối của Hội thảo về đạo đức Phật giáo lần đầu tiên tổ chức tại Trường Dickinson vào năm 2016. Hội thảo đã dành phần lớn thời gian cho các thảo luận về sắc tộc, tầng lớp trong xã hội và những kháng cự, chống đối lẫn nhau từ góc nhìn Phật giáo, từ đó đưa ra các giải pháp để nuôi dưỡng một cộng đồng lành mạnh và cổ xúy cho đạo đức Phật giáo. 


Trong ngày đầu tiên của hội thảo, có 2 diễn đàn song song được tiến hành nhằm thảo luận về Phật giáo và sắc tộc với sự điều phối của Giáo sư Ann Gleig từ Đại học Florida; Giáo sư Jessica Main từ Đại học British Columbia; Giáo sư Duncan Williams từ Đại học Nam California và Giáo sư Michael Jerryson của Đại học quốc gia Youngstown. 


Ngày thứ 2 của hội thảo đề cập đến phương diện Chánh ngữ thuộc Bát chánh đạo và những thay đổi trong xã hội. Giáo sư Chris Queen từ Đại học Harvard và Giáo sư James Shields từ Đại học Bucknell điều phối chính nội dung này. 


Ngày cuối của hội thảo đề xuất về việc liên kết và đưa ra những khuyến nghị liên quan đến phổ biến, áp dụng đạo đức Phật giáo vào thực tiễn đời sống. 


Qua hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã tăng thêm hiểu biết về các phạm trù khác nhau của Phật giáo từ chia sẻ của đồng nghiệp. Từ đó cũng đưa đến nhận thức rằng giữa phương Tây và phương Đông có những cách thức khác để áp dụng giáo lý đạo Phật vào giải quyết các vấn đề xã hội. 


“Đồng hành và thể hiện sự cam kết là một yếu tố quan trọng của hội thảo. Chính vì lẽ đó, hội thảo này thành công nhờ sự tham gia bằng tinh thần cầu thị của các đại biểu đến từ khắp nơi chứ không lệ thuộc vào những sáng kiến của một hoặc hai cá nhân riêng lẻ nào đó”, ông Lai cho hay. 


Bảo Thiên (theo Daily Trojan

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#18
Hàn Quốc: Khôi phục ngôi chùa đá 1.300 tuổi


GNO - Vào thứ Tư vừa qua, Hàn Quốc công bố thành quả sau 20 năm khôi phục ngôi chùa bằng đá lâu đời nhất của nước này là Mireuksaji Seoktap có niên đại từ thế kỷ thứ 7. 


[Image: HQtrungtu3.jpg]

Công trình chùa đá Mireuk được phục dựng sau 20 năm nghiên cứu và thực hiện


Được xây dựng trong thời vương quốc Bách Tế (Baekje - 18 trước Tây lịch đến 660 sau Tây lịch) và tọa lạc tại thành phố Iksan, thuộc tỉnh Bắc Jeolla, ngôi chùa là một phần của khu phức hợp chùa Mireuk được xây dựng dưới thời Vũ Vương (600 - 641). Ngôi chùa đá cao 14,25 mét thuộc Mireuksaji là một trong hai ngôi chùa có niên đại từ thời Bách Tế còn tồn tại đến ngày ngay. Nơi này được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 1962 và được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 7-2015, trong một phần của Di tích lịch sử Bách Tế. 


Đây là ngôi chùa lớn nhất của vương quốc Bách Tế và được coi là hình mẫu của công nghệ kiến trúc vượt bậc của 3 nước Bách Tế, Cao Câu Ly và Tân La cùng tồn tại trong thời kỳ này. Ngôi chùa còn nổi tiếng với kiểu 4 cột trụ cao 4 mét trong thời Hậu Tân La (660 - 935). Ngôi chùa đá được khôi phục tọa lạc ở phía tây của khu phức hợp hiện có 6 tầng, nhưng các sử gia tin rằng ngôi chùa nguyên bản có 9 tầng, cao 27,67 mét, theo hệ thống 9 tầng của phương Đông, được phục dựng hoàn toàn vào năm 1993 theo ghi chép trong lịch sử. 


"Điều thú vị là ngôi chùa được thiết kế theo kiểu chùa gỗ nhưng lại được xây bằng đá." - theo Chủ tịch Viện Nghiên cứu Di sản Quốc gia Kim Derk-moon, người giám sát dự án khôi phục suốt 15 năm. 


[Image: HQtrungtu4.jpg]

Chùa đá Mireuk chụp năm 1910


Ngôi chùa phía tây được khôi phục một phần bằng bê-tông vào năm 1915 trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, sau đó nơi này bị bỏ quên cho đến khi Viện Nghiên cứu Di sản Quốc gia bắt đầu công cuộc khôi phục như hiện nay. 


Năm 1999, Viện Nghiên cứu Di sản Quốc gia bắt đầu khôi phục ngôi chùa đá, đang lúc ngôi chùa rất cần được tu sửa và dự án khôi phục bắt đầu năm 2001, trở thành đề án khôi phục di sản văn hóa dài lâu dài nhất Hàn Quốc. Nhóm dự án khôi phục dành 10 năm nghiên cứu cẩn thận ngôi chùa. 


"Tôi đọc qua từng ghi chép lịch sử từ thế kỷ thứ 13 là Tam Quốc Di Sự, nhưng không sử sách nào ghi lại chiều cao của ngôi chùa. Rất nhiều khía cạnh của ngôi chùa được tiết lộ trong thời gian nghiên cứu." - Kim nói.


[Image: HQtrungtu2.jpg]

Quần thể khu phức hợp chùa Mireuk


Nhóm khôi phục sử dụng rất nhiều khối đá cổ cho dự án khôi phục, chỉ dùng đá mới khai thác khi cần thiết. Một trong những lý do cho sự tồn tại lâu dài của những ngôi chùa Phật giáo cổ là những tầng đất đóng vai trò như xi-măng chen giữa hàng ngàn khối đá được cắt gọt để làm tấm đệm và chia đều trọng lực trong kết cấu kiến trúc. 


Trong những cổ vật tìm thấy tại di tích là bình xá-lợi - là những hạt xá-lợi còn lại sau khi hỏa táng các Cao tăng Phật giáo, được tìm thấy trong một cột đá vào tháng 1-2009, mở ra những thông tin về lịch sử và kết cấu của ngôi chùa. 


[Image: HQtrungtu1.jpg]

Bình xá-lợi và các di vật


Chùa là nơi để thực hành giáo pháp cho những Phật tử đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên, là nơi cho các Phật tử sơ tâm, những nhà sư sinh sống và thực hành các nghi lễ Phật giáo. 


Hàn Quốc hiện có 12 di tích trong danh sách Di sản Thế giới và trong số đó có nhiều nơi là minh chứng cho di sản Phật giáo lâu đời và có ảnh hưởng lớn trên khắp cả nước, trong đó có động Seokguram (Thạch Quật Am) và chùa Bulguk (Phật Quốc Tự) ở Bắc Gyeongsang, Di tích lịch sử Bách Tế ở Nam Chungcheong và Bắc Jeolla, Di tích lịch sử Gyeongju ở Bắc Gyeongsang và Nam Hán Sơn Thành ở Gyeonggi. 


Theo thống kê năm 2010 của Trung tâm Nghiên cứu Pew trực thuộc Washington DC, 46,4% dân số Hàn Quốc không theo tôn giáo nào. Số người theo Thiên Chúa giáo chiếm số đông với 29,4% và Phật giáo chiếm 22,9%. 


Vĩnh Hưng (Theo Buddhist Door)


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#19
Thực tập thiền tại bảo tàng giữa New York

GN - “Tổ chức lớp thiền Phật giáo tại một bảo tàng nghệ thuật lớn sẽ chạm vào trái tim của mọi tầng lớp trong tinh thần tương trợ, hòa hợp và biết ơn”. 


[Image: PGNN957%20(1).jpg]

Không gian thiền tập tại bảo tàng


Giữa tuần qua, sư Suddhaso, một Tăng sĩ tu học theo Phật giáo Nam truyền, đã hướng dẫn một nhóm người thực tập thiền tại Bảo tàng Nghệ thuật Moderrn (MoMA) tại thành phố New York. Đây là một trong chuỗi các sự kiện kết hợp giữa chiêm ngưỡng nghệ thuật và thiền tập tại một trong những bảo tàng đông đúc tại New York. 


Bảo tàng Nghệ thuật Moderrn (MoMA) đã tìm kiếm phương thức giúp khách thưởng lãm bằng việc tổ chức chương trình “Buổi sáng tĩnh lặng” từ tháng 10-2016. Chương trình được thực hiện buổi sáng thứ Tư đầu tiên hàng tháng, mang đến cho khách tham quan một tiếng rưỡi tránh xa đám đông, thưởng thức sự tĩnh lặng, và lang thang tại bảo tàng mà không phải mang theo thiết bị công nghệ, và tiếp sau đó là ba mươi phút được hướng dẫn thiền tại tầng 2, nơi hướng ra khu vườn nghệ thuật điêu khắc. 


Vé vào cửa có giới hạn và sự yên tĩnh được khuyến khích trong các phòng triển lãm, tạo ra một không gian khoáng đãng để du khách nhẹ nhàng tìm hiểu các bộ sưu tập kinh điển của bảo tàng cũng như các hiện vật triển lãm đặc biệt có tính chọn lọc. Sau khi tham quan bảo tàng từ 7 - 8g30 sáng, khách tham quan sẽ tập trung để được hướng dẫn thiền cho đến 9g. Vào tháng 11-2017, Bảo tàng Nghệ thuật đương đại tại Los Angeles cũng áp dụng chương trình Buổi sáng tĩnh lặng. 


Maggie Lyko, Giám đốc về các sự kiện đặc biệt tại MoMA, nói với giới truyền thông rằng bảo tàng “có một kế hoạch lâu dài về các sự kiện hướng tới giúp đỡ những người dân New York bận rộn sống chậm lại” và xem các sự kiện như là một cách để “mang đến cho khách tham quan bảo tàng một khoảnh khắc bình yên với các tác phẩm nghệ thuật họ yêu thích và hy vọng tất cả đều mang tinh thần hướng về nội tâm, đầy cảm hứng”. 


Buổi hướng dẫn thiền trong chương trình Buổi sáng tĩnh lặng được sư Suddhaso, người đồng sáng lập tổ chức Buddhist Insighes - một tổ chức có trụ sở ở New York, tận tâm hướng dẫn nhằm kết nối những cư dân thành phố với các tu viện Phật giáo. 


“Nghệ thuật có vai trò rất lớn mang mọi người từ mọi nơi và từ mọi niềm tin tâm linh đến với nhau. Chúng tôi tin tưởng rằng tổ chức lớp thiền Phật giáo tại một bảo tàng nghệ thuật lớn sẽ chạm vào trái tim của mọi tầng lớp trong tinh thần tương trợ, hòa hợp và biết ơn”, ông Giovanna Maselli, người đồng sáng lập tổ chức Buddhist Insights cho biết. 


“Nghệ thuật có thể dẫn chúng ta kiểm tra sự tĩnh lặng tồn tại trong mỗi người nên rất tương thích với sinh hoạt Phật giáo”, ông Maselli nói thêm. 


Được biết, khóa thiền sẽ diễn ra thường xuyên vào thứ Tư đầu tiên của tháng tại Bảo tàng MoMA và rộng cửa chào đón bất cứ hành giả nào muốn có một trải nghiệm tĩnh lặng, thư thái. 


Gia Trúc (theo Lion’s Roar)

GNOL


May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#20
Vợ Chồng Hoàng Tử William Sẽ Thăm Viếng Quốc Gia Phật Giáo Bhutan
  • Phật Tử Việt Nam - Hoàng tử và công nương của xứ Anh sẽ gặp gỡ vua và hoàng hậu của Bhutan trong chuyến thăm viếng vào mùa xuân này.
Cặp vợ chồng sẽ được đức vua Rồng Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và hoàng hậu Jetsun Pema đón tiếp khi đến thăm viếng Bhutan trên sườn núi Mimalayas.

 
[Image: hoangtuanh.jpg]

Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của hoàng tử và công nương Anh Quốc đến một quốc gia xa xôi hẻo lánh. Họ cũng sẽ đến thăm viếng Ấn Độ vào tháng tư.
Vua và hoàng hậu Bhutan cũng thường được ví như là công nương Kate Middleton và hoàng tử William của Himalaya
Họ sẽ để thái tử bé George và cô công chúa nhỏ Charlotte ở nhà với người giúp việc và gia đình nhưng dự định sẽ trở về đúng ngày tổ chức mừng thôi nôi đầu tiên của công chúa nhỏ ngày 2/5.
Bhutan là một quốc gia bé nhỏ xa xôi nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Đất nước này chỉ bắt đầu mở cửa ra bên ngoài kể tử năm 1970s.
Bhutan được xếp hạng là quốc gia hạnh phúc nhất Châu Á và là quốc gia hạnh phúc đứng thứ tám trên thế giới.
Quốc gia này theo truyền thống quân chủ lập hiến lên nắm quyền từ năm 1907 nhưng đã trở thành một quốc gia dân chủ sau cuộc bầu cử vào năm 2008.

Đất nước này chỉ có 750,000 người với tuổi thọ dành cho nam là 66 và cho nữ là 70.

[Image: bhutan.jpg]

Bhuta cũng được xem là một trong những nơi có sân bay nguy hiểm nhất thế giới vì chỉ có tám phi công được cho phép lái máy bay đậu ở Paro bởi vì việc hạ cánh rất nguy hiểm.
Vị vua 35 tuổi và hoàng hậu 25 tuổi đã thông báo vào tháng 11 năm ngoái rằng họ đang chờ đợi đứa con đầu lòng hạ sinh vào tháng hai.
Cung điện Kensington đã thông báo về chuyến thăm viếng của hoàng tử William và công nương Kate Middleton trên Tweet vào sáng nay với tiêu đề "Công nương và hoàng tử Anh Quốc sẽ thăm viếng chính thức Bhutan vào mùa xuân này."
Trước đó, thái tử của xứ Wales đã đến Bhutan vào năm 1998 và công tước xứ York cũng đã đến đây vào năm 2010.
Cung điện Kensington cũng thông báo rằng hoàng tử Harry sẽ thăm viếng Nepal vào mùa xuân và đó sẽ làm chuyến thăm viếng đầu tiên đến quốc gia này.
Rất nhiều thành viên trong hoàng gia Anh Quốc đã đến Nepal trong nhiều năm qua.
Ngọc Hằng dịch

Theo Mirror.co.uk
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#21
Tạc 84.000 pho tượng Phật tôn trí trong ngôi chùa

GN - Có đến 2.000 bức tượng Phật được đặt đứng thành hai hàng trên con đường dẫn lên bức tượng Phật lớn nhất cao 10m tọa vị trên đỉnh đồi của một trong những địa điểm tâm linh mới nhất của Vương quốc Campuchia, trong khi hàng ngàn bức tượng nhỏ khác được tạc trong tư thế thiền định. 




[Image: PGNN959%20(1).jpg]


Đây là khung cảnh tại chùa Putkiri, thuộc vùng Trapaing Kro Nhoung, tỉnh Takeo. Nơi này chỉ mới được tạo dựng cách đây hơn một năm bởi 4 nhà sư, do sư Serey Keo Kakda hướng dẫn. 


Mục đích và tâm nguyện của các vị khi thực hiện công trình này là muốn kiến tạo một nơi chiêm bái, lễ lạy và hành hương dành cho du khách với sự hiện diện của 84.000 pho tượng Phật, và con số này đang dần trở thành hiện thực. 


Công trình xây dựng được tiến hành trên một ngọn đồi cao 30m và một con đường tam cấp dẫn lên ngọn đồi. 


Khi được giới truyền thông đề cập tại sao phải kiến tạo cho đủ 84.000 pho tượng Phật trong phạm vi công trình, sư Keo Kakda cho biết ý tưởng này được lấy trong kinh Phật với nội dung nói về 84.000 pháp môn tu tập. 


“Không phải nước nào cũng thực hiện công trình tâm linh kiến tạo 84.000 pho tượng Phật. Ngay cả Myanmar cũng chỉ xây dựng nơi lễ lạy với chỉ 5.000 tượng Phật… tái hiện tại lời tiên đoán của Đức Phật về việc sau khi Ngài tịch diệt, Chánh pháp chỉ tiếp nối thêm 5.000 năm nữa. Và hiện tại 2.562 năm đã đi qua”, sư Keo Kakda cho hay. 


Hiện tại chư vị đã kiến tạo được 20.000 pho tượng và sư Keo Kakda hy vọng cuối cùng tâm nguyện này sẽ thành hiện thực khi đạt được con số 84.000. Tuy nhiên, sư Keo Kakda không đưa ra mốc thời gian cụ thể vì điều này “còn phụ thuộc vào sự chung tay của Phật tử thập phương”. 


Hiện tại, lượng du khách đến với công trình này khá đông. Một số người đã đóng góp cho công trình khi hiến cúng tiền tạo tượng, mỗi pho khoảng 19,75 USD. Tuy vậy, có nhiều bạn trẻ tạo dáng chụp hình với những tư thế được cho là khiếm nhã, không tôn trọng hình ảnh của Đức Phật và nhận nhiều lời phê bình trên mạng xã hội. 


“Không thể tránh những điều bất như ý xảy ra, nhưng tôi tin rằng các bạn trẻ khi họ có sự cuốn hút đến với công trình tâm linh mới này chí ít cũng gieo vào trong họ những câu hỏi và nhu cầu tìm hiểu về đạo Phật”, sư Keo Kakda tâm sự. 


Gia Trúc (theo The Phnom Penh Post


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#22
Tạo hình bàn tay Phật khổng lồ giữa cánh đồng


GN - Một bàn tay Phật khổng lồ vừa được tạo hình hoàn thiện ngay giữa cánh đồng gần thành phố Erenhot, thuộc khu tự trị Nội Mông ở phía Bắc Trung Quốc, đã tạo nên ấn tượng mạnh đối với người chiêm ngưỡng.


[Image: anh%20bantay.jpg]
Diện tích của bàn tay Phật khổng lồ chiếm khoảng 40.000m2


Báo giới địa phương không nêu rõ danh tánh những tác giả cũng như mục đích công trình, nhưng khẳng định đây là tác phẩm nghệ thuật mặt đất độc đáo, được thực hiện trên cánh đồng cỏ đã ngả sang màu vàng trông đẹp mắt và lạ lẫm.

Diện tích của bàn tay Phật khổng lồ chiếm khoảng 40.000 mét vuông, bằng với tổng diện tích của 6 sân bóng đá cộng lại.

Các bức hình chụp tác phẩm này ở nhiều góc độ khác nhau được đưa lên trang mạng xã hội của tờ Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) ngay lập tức đã nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ và bình luận tích cực.

“Một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự cầu thị cao độ đã viết nên những vẻ đẹp của thiên nhiên mà không phải nơi nào cũng có được”, bạn đọc Mendoza đến từ Mexico chia sẻ.

Trong khi đó, Jean Han đến từ Nhật Bản thì cho rằng, các nghệ nhân đã phải tốn khá nhiều công sức để có thể tạo ra tác phẩm này và nó là nguồn cảm hứng cho những ai có tâm nguyện muốn biến điều bình dị trở nên đầy ý nghĩa cho cuộc sống. 

Tâm Nhiên 
tổng hợp



GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#23
(2018-09-14, 06:10 PM)Nonregister Wrote:
Tạo hình bàn tay Phật khổng lồ giữa cánh đồng


GN - Một bàn tay Phật khổng lồ vừa được tạo hình hoàn thiện ngay giữa cánh đồng gần thành phố Erenhot, thuộc khu tự trị Nội Mông ở phía Bắc Trung Quốc, đã tạo nên ấn tượng mạnh đối với người chiêm ngưỡng.


[Image: anh%20bantay.jpg]
Diện tích của bàn tay Phật khổng lồ chiếm khoảng 40.000m2


Báo giới địa phương không nêu rõ danh tánh những tác giả cũng như mục đích công trình, nhưng khẳng định đây là tác phẩm nghệ thuật mặt đất độc đáo, được thực hiện trên cánh đồng cỏ đã ngả sang màu vàng trông đẹp mắt và lạ lẫm.

Diện tích của bàn tay Phật khổng lồ chiếm khoảng 40.000 mét vuông, bằng với tổng diện tích của 6 sân bóng đá cộng lại.

Các bức hình chụp tác phẩm này ở nhiều góc độ khác nhau được đưa lên trang mạng xã hội của tờ Nhân Dân Nhật Báo (Trung Quốc) ngay lập tức đã nhận được nhiều lượt thích, chia sẻ và bình luận tích cực.

“Một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự cầu thị cao độ đã viết nên những vẻ đẹp của thiên nhiên mà không phải nơi nào cũng có được”, bạn đọc Mendoza đến từ Mexico chia sẻ.

Trong khi đó, Jean Han đến từ Nhật Bản thì cho rằng, các nghệ nhân đã phải tốn khá nhiều công sức để có thể tạo ra tác phẩm này và nó là nguồn cảm hứng cho những ai có tâm nguyện muốn biến điều bình dị trở nên đầy ý nghĩa cho cuộc sống. 

Tâm Nhiên 
tổng hợp



GNOL

Ông nghệ sĩ này biết làm hình bàn tay có các gò trong bàn tay nổi cao lên, đó là biểu hiệu của một người đắc đạo và nội lực thâm hậu, theo truyền thuyết PG Miến Điện, Nam Tông ...
Reply
#24
Ngôi sao điện ảnh Patsy Kensit sống theo Phật giáo

GN - Gần đây, trong một cuộc tiếp xúc với giới truyền thông, ngôi sao điện ảnh Patsy Kensit cho biết cô đang thực tập và áp dụng các nguyên tắc sống của đạo Phật vào sinh hoạt hàng ngày của mình.

Theo đó, cô thường dùng từ “cảm ơn” nhiều lần khi bắt đầu hoặc kết thúc cuộc trò chuyện, hay trong các câu trao đổi với người khác. Không những thế, cựu diễn viên 50 tuổi của loạt phim nổi tiếng Holby Cityvà Emmerdale còn cho biết, cô bắt đầu thực tập thiền Phật giáo đến nay đã được 8 năm, sau khi tham gia khóa tu dài ngày được tổ chức tại một tu viện ở Thái Lan.

[Image: Patsy%20Kensit.jpg]
Nữ diễn viên Patsy Kensit


“Tôi như đang sống những ngày mà tư tưởng, triết lý đạo Phật thấm nhuần vào mỗi hành động, việc làm. Tôi theo đuổi những nguyên tắc mà người Phật tử cần thực tập hàng ngày để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”, Patsy Kensit chia sẻ.

“Nhờ thiền tập và theo đuổi lối sống tích cực của Phật giáo mà tôi suy nghĩ thoáng và nhận thấy mình cần trân trọng, biết ơn nhiều hơn đối với tất cả mọi người”, ngôi sao điện ảnh đến từ Anh quốc lý giải việc thường xuyên nói lời cảm ơn trong mỗi việc làm và câu chuyện của mình.

“Ngay cả trong trường hợp việc gì đó xảy ra không theo mong muốn của mình hay một điều không như ý bất ngờ xuất hiện trong các dự án mà tôi đang thực hiện, tôi cũng trân trọng nói lời cảm ơn đối với hoàn cảnh ấy”.

Ngoài việc hướng tâm theo Phật giáo, nữ diễn viên còn có tình yêu và niềm đam mê đối với pha lê. Trong thời gian ngồi thiền, Patsy Kensit thường để một đóa hồng bằng pha lê bên cạnh.

Khi được hỏi về mọi thứ đang diễn ra, Patsy Kensit cho biết mình không hề cảm thấy hối tiếc với bất cứ điều gì.

“Cách nay khoảng 10 năm, ở độ tuổi 40, tôi luôn trong trạng thái lo lắng và phải để ý tới mọi sự quan tâm của công chúng về cuộc sống của mình. Bất cứ việc gì xảy ra với mình tôi đều lo lắng và bất an, vì mọi người sẽ bàn tán và bình luận theo nhiều chiều hướng khác nhau”, Patsy Kensit tâm sự.

“Bây giờ thì tôi luôn tin vào nghiệp lực theo tinh thần Phật giáo, có nghĩa là mọi thứ đều do chính mình tạo dựng. Nếu như tôi làm điều gì đó xấu xa, chắc chắn tôi sẽ nhận lấy hậu quả không như mong đợi và ngược lại”, nữ diễn viên chia sẻ thêm.

Patsy Kensit cho biết, hiện tại cô hài lòng với cuộc sống cá nhân, và cô luôn dành thời gian nhất định để gần gũi và chăm sóc những đứa con của mình.

Patsy Kensit là người Anh, có tên đầy đủ là Patricia Jude Francis Kensit, sinh năm 1968, là một nữ diễn viên, ca sĩ và người mẫu. Cô là ca sĩ chính của ban nhạc Eighth Wonder từ năm 1983 đến 1989. Những năm 1990, Patsy Kensit đóng vai Sadie King trong vở opera Emmerdale của ITV và vai Faye Byrne trong một bộ phim truyền hình Holby City của BBC One. Trên màn ảnh lớn, cô được biết đến với vai Rika van den Haas trong bộ phim hành động Lethal Weapon 2 (1989), vai Sarah Sellinger trong bộ phim Hanover street (1979).

Kensit đã trải qua 4 cuộc hôn nhân và có hai người con trai. Trong sự nghiệp của mình, đến nay Patsy Kensit đã thủ vai trong gần 70 tác phẩm điện ảnh khác nhau. 

Bảo Thiên (theo Irish News)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#25
ẤN ĐỘ GIỎI "VÕ" PHẬT HƠN TRUNG QUỐC 
Nguyên Giác

[Image: phatgiaotoancau.jpg]

Như thế là Trung Quốc thua một chiêu! Cả thế giới đều thấy rõ: ngọn cờ văn hóa Phật Giáo đã trở về trọn trong tay Ấn Độ, bất kể sau nhiều năm chính phủ Trung Quốc chiêu dụ các vị cao tăng toàn cầu.

Báo Times of India hôm 4-12-2011 gọi một cách trân trọng thế võ Ấn Độ lấn ép Trung Quốc này là “Return of Buddha” (Đức PhậtTrở Về).
Có nghĩa là từ trước tới giờ, chính phủ Bắc Kinh bơm đủ thứ tiền, xây chùa, in kinh Phật, tu sửa Thiếu Lâm Tự, đưa võ tăng đi khắp thế giới biểu diễn... làm như Bắc Kinh là trung tâm Phật Giáo thế giới, và cũng để xóa tan thành kiến của những tên “tư bản giãy chết” rằng TQ chỉ ưa trấn áp tôn giáo, kể cả Đạo Phật truyền thống trong khu tam giáo đồng nguyên ở Hoa Lục.

Vây mà, chỉ một thế võ Phật Quyền tung ra, Ấn Độ đã cướp ngay ngọn cờ Phật Giáo từ tay Trung Quốc. Và Việt Nam đã xem đây như một thế liên kết mới về mặt văn hóa, để đứng hẳn bên cạnh Ấn Độnhư một nơi hành hương tâm linh, và ra mặt sát cánh bên Đức Đạt Lai Lạt Ma. Có vẻ như chuyện tôn giáo để VN làm vui lòng chính phủ Ấn Độ, nhưng cũng vừa ngầm tạo thế toàn cầu cho Biển Đông sau này.

Thời gian hội ngộ cuả các vị cao tăng toàn cầu tại Delhi vào những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12-2011 được gọi là First Global Buddhist Congregation, dịch ra đơn giản có thể gọi là “Đại Hội Phật Giaó Toàn Cầu lần thứ nhất”. Viết tắt là GBC. Và là lần thứ nhất.
Xin chú ý, lần thứ nhất. GBC lần thứ nhất.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức các đạị hội Phật Giáo quốc tế, hiển nhiên không ai dám nói rằng Bắc Kinh là vô thần, bất kể nơi này không dễ cho nhiều hoạt động tôn giáo.

Thí dụ, Ban Tôn Giaó Trung Ương Đảng CSTQ đã tổ chức First World Buddhist Forum, dịch là Diễn ĐànPhật Giáo Thế Giới lần thứ nhất, tại Núi Tutuo, tỉnh Zhejiang vào tháng 4-2006. Viết tắt, nghĩa là WBF, khác hẳn với GBC. Lúc đó, có 1,000 vị sư và học giả nổi tiếng từ 37 quốc gia (kể cả các sư Đàì Loan, và các vị sư Tây Tạng nội địa) tới tham dự, thế là kể như nhà nước Trung Quốc nắm được ngọn cờ hộ trì Phật Giáo toàn cầu.

Một điểm ghi nhớ rằng trong đại hội 2006 ở TQ, vị Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 10 (vị do Đảng CSTQ chọn, chứ không phải vị do Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn) lúc đó tuy mới 16 tuổi nhưng đã đọc diễn văn khai mạc bằng tiếng Tây Tạng cho WBF. Tất nhiên, WBF không hề mời ngài Đạt Lai Lạt Ma.

Tuy nhiên, đạị hội GBC tại Ấn Độ năm 2011 cũng có tham dự của 1.000 vị sư và học giả nổi tiếng từ 46 quốc gia tham dự, và đã gửi lời mời 35 vị đại tăng Trung Quốc nhưng không thấy vị nào tham dự. Thấy rõ là chính phủ Bắc Kinh không hài lòng, cấm các sư tham dự GBC. Thêm nữa, đọc diễn văn trong GBC còn có Đức Đạt Lai Lạt Ma và ngài Karmapa, hai vị đạị tăng đã vượt Hy Mã Lạp Sơn để trốn sang tị nạn ở Ấn Độ.

Thế là ngọn cờ Phật Giáo nhẹ nhàng chuyển sang tay Ấn Độ.

Cả thế giới thấy rõ chuyện này: chỉ một chiêu thôi là Ấn Độ lại trở thành Đất Phật. Bất kể Trung Quốcbao nhiêu năm chiêu dụ thế giới.
Cần ghi nhận rằng, phái đoàn Phật Giáo VN đã linh đình sang tham dự GBC, thoải mái ngồi họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma, nghĩa là về với xứ Phật và không chịu đồng hành với Bắc Kinh.

Phái đoàn PGVN do Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ làm trưởng đoàn, trong đoàn có hơn 120 tăng ni, học giả cư sĩ...
[Image: d1-395670377.jpg]

oàn VN dự Đại hội
[Image: d2-830857819.jpg]

Hòa thượng Thích Thiện Tâm - Phó ban Phật giáo quốc tế GHPGVN đọc thông điệp của Đức Pháp chủtại Đại hội

Một điểm nữa để Trung Quốc nổi giận: theo báo Times of India, vào ngày 30-11-2011, đại hội lần thứ nhất Global Buddhist Congregation tại Delhi quyết định thành lập một tổ chức Phật Giáo toàn cầu đặt trụ sở tại Ấn Độ, không phải tại TQ như WBF năm xưa gợi ý mà nhiều phái đoàn quốc tế lúc đó chỉ lẳng lặng bất đồng.
Báo Times of India nói rõ: không ai nhầm lẫn về điều này, rằng Ấn Độ đã trở thành trung tâm mới của Phật Giáo -- gồm đại diện 46 quốc gia và trong 3 truyền thống Phật Giáo: Nam Tông, Bắc Tông và Kim Cang Thừa.

Liên minh PG mới sẽ có tên là International Buddhist Confederation với trụ sở ở Ấn Độ, theo lời nhà sưLama Lobsang, hội trưởng của tăng đoàn Asoka Mission, hội đoàn đã tổ chức đaị hội GBC này.

Cũng cần nhắc rằng, một ngày trước khi đaị hội GBC khai mạc, TQ đã hủy bỏ những cuộc thương thuyết về biên giới với Ấn Độ sau khi Ấn Độ từ chối yêu cầu của Bắc Kinh là không để Đức Đạt Lai Lạt Ma vào dự đạị hội trên.

Chưa hết, phản ứng của các vị sư quốc tế chắc chắn cũng làm TQ đau lòng.
Banagala Uptatissa, hội trưởng Mahabodhi Society của Sri Lanka, nói, “Cả thế giới nhìn về Ấn Độ vì là Phật Giáo. Nếu có ai từ Ấn Độ đưa ra sáng kiến, Ấn Độ có thể nắm quyền lãnh đạọ thế giới Phật Giáo.”

Tất nhiên, không thể toàn cầu được, vì Trung Quốc sẽ không bao giờ nhượng bộ Ấn Độ trong ván cờ tranh giữ y bát Đức Phật.
Bản tin báo Giác Ngộ có một chi tiết mà tờ Times of India không nói tới:

Từ phiên họp trù bị đầu tiên, TT.Thích Nhật Từ là thành viên Ủy ban soạn thảo Nghị quyết và Hiến chương của Liên minh Phật giáo Thế giới, dự kiến Liên minh Phật giáo Thế giới sẽ được công bố trong ngày bế mạc hội nghị ngày 30-11.”

Như thế, các vị sư Việt Nam đã quyết định về với Ấn Độ, và đã góp sức soạn thảo Hiến chương cho Liên minh Phật giáo Thế giới. Điều cũng ghi nhận rằng, Việt Nam đang đi một thế liên kết toàn lựcđể có thể tìm liên minh nhằm bênh vực cho cuộc chiến gìn giữ Biển Đông: vừa hỗ trợ chính phủ Ấn Độ, vừa liên kết với các tổ chức Phật Giáo quốc tế.

Ngay cả vào năm 2009, khi WBF lần thứ 2 tổ chức ở cả hai nơi có tính biểu tượng - Wuxi ở Trung Quốc, và Đài Bắc ở Đài Loan - dù mời khắp toàn cầu, nhưng vẫn nhất định không mời Đức Đạt Lai Lạt Ma (lúc đó, có 71 vị sư và học giả từ Mỹ sang tham dự). Vì Bắc Kinh công khai chịu làm hòa với Đài Bắc, nhưng cực kỳ dị ứng với Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đang tị nạn ở Ấn Độ.

Đó là chưa kể những đại hội Phật Giáo thế giới khác, tổ chức ở Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản... nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn bị đứng bên lề, vì không chính phủ nào ngoài Ấn Độ dám mời ngài vào đọc diễn văn, dù khai mạc hay bế mạc.

Bây giờ thì xong rồi, Trung Quốc đã mất lá cờ văn hóa Phật Giáo.
Thấy rõ, chính phủ Ấn Độ thượng thừa trong môn võ Phật Quyền, hơn xa Trung Quốc.

Chỉ còn một nỗi lo, là khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đưa lên một cậu bé để nối ngôi. Đó là chuyện, nói theo kiểu xưa, “xin xem hồi sau sẽ rõ.”

Nhưng nhìn chuyện Đức Ban Thiền Lạt Ma sau khi viên tịch, là biết chuyện hồi sau của Đức Đạt Lai Lạt Ma rồi. May mắn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiên đoán được những chuyện như thế này.

California
TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#26
Huyền Thoại Ronnie O’Sullivan thực hành đời sống thiền môn


GN - Ronnie O’Sullivan, cơ thủ huyền thoại của nước Anh, thông báo đã lên kế hoạch cắt giảm các hoạt động thi đấu để vào chùa thực tập đời sống như các vị sư Phật giáo.

Thời gian gần đây, Ronnie O’Sullivan bị các cơ quan báo chí cáo buộc có dấu hiệu trầm cảm và có nhiều hành động thiếu kiểm soát nơi công cộng.


[Image: pgnn.jpg]
Ronnie O’Sullivan và con trai

Một trong những lần thi đấu đỉnh cao gần nhất của Ronnie O’Sullivan là cuộc so tài tại giải vô địch thế giới diễn ra vào tháng 4 vừa qua với kết quả không mấy khả quan.

Tuy vậy, ngôi sao sinh trưởng tại thị trấn Essex (Anh) này lại chiến thắng vang dội tại giải vô địch bi-da mở rộng Thượng Hải diễn ra vào tháng trước. Sau chiến thắng, anh mong muốn tham gia một khóa tu học 3 tháng để thức tỉnh tâm linh.

“Tôi muốn đến Thái Lan để được ở trong chùa suốt 3 tháng, thực hành đời sống phạm hạnh cùng chư Tăng”, huyền thoại từng 5 lần vô địch thế giới chia sẻ thông tin trên tài khoản Twitter cá nhân.

Ronnie O’Sullivan nhấn mạnh thêm rằng anh cảm thấy “rất nghiêm trọng về tâm lý” và cần tạo dựng một trái tim rộng mở.

Cũng trong dòng trạng thái đăng trên tài khoản Twitter, Ronnie O’Sullivan cho biết anh muốn học theo cách mà Tiger Woods, một ngôi sao golf của thế giới, đã từng thực hiện.

“Một trong những lý do mà tôi nghĩ Tiger Woods vực dậy sau bao biến cố để trở lại mạnh mẽ là vì anh có niềm tin vào Phật giáo”, O’Sullivan viết.

Ronnie O’Sullivan có tên đầy đủ là Ronald Antonio O’Sullivan, sinh năm 1975, người Anh, được đánh giá là một trong những cơ thủ vĩ đại nhất trong lịch sử môn bi-da. Anh bắt đầu chơi bi-da từ năm lên 7 tuổi và đến nay được các chuyên gia và bình luận phong là thiên tài.

Trong sự nghiệp đến nay của mình, O’Sullivan đã năm lần đứng ở vị trí cao nhất của giải vô địch bi-da thế giới, nhận 7 danh hiệu Master (danh hiệu cao quý của làng bi-da thế giới).

Năm 2016, O’Sullivan được Nữ hoàng Anh trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ đế chế Anh OBE. Đây là phần thưởng nhằm tôn vinh những người có đóng góp cho nền thể thao, nghệ thuật, khoa học của nước Anh. 

Gia Trúc (theo The Sun)


PGOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#27
Nhà sư dấn thân hỗ trợ người bị tổn thương về tâm lý

GN - Haemin Sunim, một nhà sư Pht giáo, đã dành nhiều thời gian để hiến tặng các phương pháp trí tuệ của đạo Phật nhằm chữa lành bệnh cho người bị tổn thương tâm lý, hiện đang có lưng hơn 1 triu người theo dõi trên tài khoản Twitter cá nhân.

Thầy Haemin đã sáng lập, điều hành ngôi trường dành cho những người bị tổn thương về tâm lý được 4 năm tại trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Lý do lập trường, theo vị thầy 45 tuổi này, là vì cảm thấy những lời khuyên của bản thân cũng như những người đệ tử xuất gia không đủ để chữa lành các vết thương nội tâm mà thân chủ gặp phải.


[Image: nhasu%202.jpg]
Thầy Haemin Sunim


“Tôi đã và đang giảng dạy Phật pháp từ hơn 20 năm nay”, thầy chia sẻ. “Lúc đầu, tôi thường dạy ở các tu viện Phật giáo và gặp nhiều đối tượng khác nhau. Họ là những người có nhiều biểu hiện khổ đau, bất an khi đối diện với các khó khăn phát sinh từ cuộc sống. Trước những đối tượng này, các tu sĩ Phật giáo, khi kết thúc câu chuyện, thường khuyên họ nên cầu nguyện hoặc chuyên tâm thiền tập để chuyển hóa nỗi đau. Tuy nhiên, tôi nhận thấy giải pháp này không phải lúc nào cũng hoàn toàn hiệu quả”.

Thầy nói và cho biết rằng thầy mong muốn một giải pháp thiên về thực tập nhiều hơn.

Hiện tại Haemin là một trong những nhà sư có lượng người theo dõi tài khoản Twitter nhiều nhất thế giới sau khi thầy hoàn thành cuốn sách “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã”, được chính thức xuất bản và ra mắt bạn đọc vào cuối năm ngoái. Thầy cũng đang hoàn thiện để cho ra mắt quyển sách tiếp theo có tựa đề “Yêu điều không hoàn hảo - Làm sao chấp nhận chính mình giữa một thế giới biến động”. Cuốn sách này dự kiến xuất bản vào mùa thu năm nay.

“Bạn không nhất thiết phải hiểu hết mọi thứ rồi mới bắt đầu sinh tâm thương yêu một điều nào đó. Nhưng chắc chắn bạn phải thương điều không hoàn hảo của chính mình rồi mới có thể thương điều không hoàn hảo của người khác hay chấp nhận sự không như ý từ thế giới rộng lớn này”, thầy Haemin nhấn mạnh. “Thậm chí bạn có thể tìm một lý do nào đó để có thể mở lòng ra với tất cả”.

Là một công dân sinh trưởng tại Hàn Quốc, thầy Haemin từng đến Mỹ học về công nghiệp làm phim, nhưng sau đó tự thấy mình cần phải chuyển hóa, thực hành đời sống tâm linh Phật giáo. Thầy cũng theo học tại các trường đại học danh tiếng như UC Berkeley, Harvard và Princeton. Về Phật giáo, thầy Haemin được tu tập và đào tạo theo hình thức giáo dục tự viện khá chuẩn mực của Hàn Quốc, sau đó tham gia giảng dạy Phật học tại Trường Cao đẳng Hampshire ở Amherst, bang Massachusetts.

Với ngôi trường thực hiện sứ mệnh chữa lành những tổn thương về tâm lý, thầy Haemin khẳng định trường luôn hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận và mọi người trên khắp thế giới có thể tham gia để được hưởng lợi từ trường.

Nhà trường bao gồm nhiều phòng học khác nhau, nơi các học viên sẽ cùng thực tập với thầy Haemin và các giáo viên chuyên về thiền tập khác cùng các chuyên gia tâm lý học. Sứ mệnh của trường là cung cấp những sự kết nối, tư vấn, thực tập thiền định và chữa lành những tổn thương về mặt tâm lý.

Các lớp học của trường cũng hỗ trợ cho học viên bị trầm cảm, đang chiến đấu với bệnh tật thân thể, hoặc đang trong quá trình cần thời gian thử thách về phương diện tâm lý. Theo thầy Haemin, về cơ bản, bất cứ ai đang gặp những bất ổn về mặt tâm lý đều được chào đón tại trường và nhà trường sẽ đồng hành để tìm phương thức chữa trị phù hợp.

“Tôi muốn bắt đầu một ngôi trường mà ở đó người bệnh có cơ hội để nói thật các vấn đề của mình. Nếu bạn đang trong quá trình chuẩn bị ly hôn, nếu bạn mắc phải căn bệnh ung thư, hoặc giả bạn đang trải qua những cảm giác mà theo sự quan sát của nhà tâm lý học là cần có sự can thiệp…, thì chúng tôi có thể nỗ lực để hỗ trợ”, thầy Haemin khẳng định.

Ngôi trường đã trải qua 4 năm hoạt động theo mô thức hoàn toàn miễn phí đối với người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh phải trả một phần chi phí nhỏ nào đó.

“Chúng tôi đưa ra nhiều phương thức điều trị mà ở đó người bệnh cảm nhận được mọi điều thoải mái để ngồi xuống, mở rộng lòng và chân thành để có thể trò chuyện trong một môi trường có sự hỗ trợ cần thiết. Chúng tôi sử dụng môn vẽ, môn nhảy, môn hát và những cách khác để người bệnh dễ dàng diễn đạt cảm xúc của họ. Phải luôn tạo ra khoảng không gian thật sự thân thiện và tự do là tiêu chí hàng đầu của trường”, thầy Haemin nói.

Vị thầy điều hành ngôi trường còn thông tin thêm, một trong những lớp học thành công nhất của trường là lớp dành cho những người mẹ đơn thân chăm sóc con bị khuyết tật.

“Trong môi trường của lớp học, các người mẹ này dễ dàng cung cấp những lời khuyên hữu ích cho nhau để chăm sóc con mình, bởi lẽ họ đã trải qua những vấn đề tương tự”, thầy Haemin nói. “Việc hỗ trợ các bệnh nhân chính là tâm nguyện của cá nhân và thông qua đó tôi tìm được ý nghĩa cuộc đời con người”.

Có một số trường hợp người bị tổn thương là người nước ngoài, do trở ngại về khoảng cách địa lý, thầy sẽ viết trên tài khoản cá nhân trang nhà Twitter bằng Anh ngữ để hướng dẫn họ.

Tôi hy vọng mọi người luôn có cơ hội để hiểu rằng họ mạnh mẽ hơn họ nghĩ và đủ hiểu biết hơn những gì đang có trong con người họ. Vì thế, dưới tuệ giác của đạo Phật, xin đừng bỏ cuộc một khi còn có thể cố gắng”, thầy Haemin khuyên. 

Tâm Nhiên (theo MPR)

GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#28
Thiền phát triển mạnh tại Hoa Kỳ

GN - Số người Mỹ thực tập thiền Phật giáo tăng 3 lần. Đây là phương pháp thực hành có từ ngàn xưa, hiện trở thành giải pháp trị liệu tâm lý và sức khỏe phổ biến tại Hoa Kỳ, với khoảng 35 triệu người hành trì. 


[Image: PGNN975%20(2).jpg]

Học sinh tại một trường trung học Hoa Kỳ thực hành thiền trước buổi học


Cuối tuần qua, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đưa ra báo cáo, cho thấy những thay đổi của số người thực hành thiền trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017. 


Vào năm 2017, theo khảo sát của Trung tâm Thống kê quốc gia về lĩnh vực sức khỏe, có 14.2% người Mỹ tuổi trưởng thành theo thực tập thiền so với con số 9% người hành thiền vào năm 2012. 


Không chỉ người trưởng thành, trẻ em Hoa Kỳ cũng thể hiện sự bén duyên với thiền. Năm 2012, chỉ có một số lượng nhỏ trẻ em hành thiền và hiện giờ con số này là 5%. 


Sự phát triển nhanh chóng của thiền dẫn tới sự phát triển của nhiều khóa tu, lớp học, các ứng dụng trên mạng và một số chương trình miễn phí, trực tuyến. 


Điều này cho thấy, khi có nhiều người Hoa Kỳ phải chống chọi với các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, mất tập trung và các vấn đề về thể chất như các cơn đau mãn tính, họ dần chuyển sang tìm kiếm các liệu pháp không cần dùng thuốc. “


Có nhiều vấn đề trong văn hóa, lối sống của chúng ta làm gia tăng sự lo âu và căng thẳng, một phần xuất phát từ các thông tin về nỗi sợ hãi mà ngành truyền thông cung cấp”, Richard Davidson, nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh học tại Đại học Wisconsin Madison, sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Sức khỏe Tâm trí chia sẻ. 


“Tôi nghĩ, sẽ có sự gia tăng về sức hút của các chương trình thiền tập nhờ mang lại nhiều khả năng giúp cho con người điều chỉnh hoàn cảnh sống trong đời sống hiện đại”. 


Các nhà khoa học như Davidson cùng lúc cũng phát hiện ra rằng, thiền định ít nhất mang lại hiệu quả tích cực đối với sức khỏe, lại không có tác dụng phụ. 


Theo các nhà nghiên cứu, thiền tập theo phương pháp chánh niệm đã được thực tập ở Đông và Nam châu Á kể từ khi Đức Phật truyền dạy vào khoảng 2.600 năm trước. 


Theo một học giả, thiền sư người Myanmar, ngài S.N. Goenka, Đức Phật không dạy con người về tôn giáo theo kiểu bè phái. Ngược lại, Ngài dạy mọi người về phương pháp sống nhằm đạt được sự sáng suốt, bình yên trong tâm thức và giải thoát khỏi mọi khổ đau. Vài thập niên trước, pháp môn này đã đến phương Tây với sự giảng dạy của các thiền sư như Thích Nhất Hạnh, Jon Kabat-Zinn, Chogyam Trungpa Rinpoche, Tara Brach và Jack Kornfield. 


Mục tiêu của thiền định thỉnh thoảng bị hiểu nhầm như là cách để tâm thức rỗng không. Nhưng theo Davidson “đó thật sự là cách để khám phá bản chất thực bên trong tâm là gì. Đó là sự khám phá, truy tìm, mở lòng một cách chân thực để tìm hiểu chúng ta là ai”. 


Năng lượng để ổn định thân tâm cũng trở thành đề tài hấp dẫn với các nhà khoa học chuyên ngành thần kinh, tâm lý và bác sĩ. Nhà tâm lý Robert Wright, tác giả quyển sách “Tại sao Đức Phật là Sự thật” chia sẻ rằng: “Thiền tập là một kỹ thuật đặc biệt để chuyển hóa từ lo âu, hối hận cũng như nỗi đau của thân thể sang trạng thái giải thoát”. 


Gần đây, các kết quả trên nghiên cứu lâm sàng cho thấy thiền chánh niệm có thể giúp giảm đau và thoát khỏi trầm cảm. 


Mặc dù có vài thử nghiệm về mối liên quan giữa thiền tập và sức khỏe tinh thần, và kết quả phân tích của nhà nghiên cứu Johns Hopkins dành cho Tổ chức Nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe và Chất lượng cho thấy thiền tập, đặc biệt là thiền chánh niệm, có một vai trò nhất định trong điều trị trầm cảm, lo âu ở người lớn nhưng không gây tác dụng phụ. 


Đối với trẻ em, ngày càng có nhiều trường học ứng dụng chương trình thiền chánh niệm. Mặc dù nghiên cứu về thiền tập trên trẻ em vẫn đang ở mức sơ bộ, nhưng theo một nhà khoa học, các thử nghiệm công bố vào tháng 10 trên tập san chuyên ngành về tâm lý cho thấy, có những tác dụng tích cực đáng kể về khả năng điều hành, chú ý, giảm trầm cảm, lo âu, căng thẳng và các biểu hiện tiêu cực. 


Hiện đã có nhiều chương trình khuyến khích thực tập thiền, nhưng các thống kê gần đây cũng cho biết việc tiếp cận các phương pháp hành trì này vẫn chưa đồng đều. Theo đó, người da trắng thực tập nhiều hơn người gốc Tây Ban Nha và da đen. 


Ngoài ra, hiện có dấu hiệu cho thấy thiền tập đang trở thành cơ hội kinh doanh của một số người. Học giả Davidson khẳng định: “Đang có một thách thức lớn liên quan đến bảo tồn các giá trị nguyên thủy của thiền tập Phật giáo và đảm bảo rằng chúng được dạy một cách trung thực”. 


“Điều này có nghĩa cần phải tôn trọng và chia sẻ lịch sử lâu đời mà thiền tập được hướng dẫn bởi Đức Phật để từ đó truyền dạy chúng một cách nghiêm túc”, ông Davidson nhấn mạnh. 


Bảo An - S.Thoại (theo Vox)


GNOL
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#29
[b]'PHẬT TỬ CẦU NGUYỆN'  [/b]

TOP 70 ẢNH ĐẸP NHẤT NĂM CỦA NATIONAL GEOGRAPHIC (MỸ).
 
Tác phẩm 'Phật tử cầu nguyện' của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt vào top 70 hình ảnh xuất sắc nhất 2018 của tạp chí danh tiếng National Geographic (Mỹ).
[img=0x0]https://thuvienhoasen.org/images/file/80MmrUhj1ggBAAgT/w800/phat-tu-cau-nguyen-chup-tai-chua-dien-quang-bac-ninh-anh-tran-tuan-viet.jpg[/img]

Trong năm 2018, khoảng 1,2 triệu ảnh của hàng ngàn nhiếp ảnh gia được tải lên cộng đồng nhiếp ảnh Your Shot của National Geographic.

Do đó, bất kỳ tác phẩm của nhiếp ảnh gia nào lọt vào top 70 ảnh đẹp nhất năm được xem là một niềm vinh dự lẫn tự hào.

Trong 70 tác phẩm nêu trên, Việt Nam có tác phẩm duy nhất của nhiếp ảnh gia 8X Trần Tuấn Việt (Hà Tĩnh).

Bức ảnh có tựa đề Phật tử cầu nguyện (Buddhist Prayers), chụp hàng trăm Phật tử đang cầu nguyệnvào đêm hoa đăng mừng khánh đản ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát ở chùa Diên Quang (chùa Guột) ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh vào ngày 29-10-2017.

Anh Việt đăng tải bức ảnh này trên mục Your Shot vào ngày 13-6-2018, sau đó được biên tập viên của National Geographic chọn đăng ở mục 12 ảnh đẹp nhất trong ngày (Daily Dozen) vào ngày 31-7-2018.


[Image: anh-sang-nen-lung-linh-lam-buoi-cau-nguy...n-viet.jpg]
Ánh sáng nến lung linh làm buổi cầu nguyện của Phật tử thật thiêng liêng, ấm áp - Ảnh Trần Tuấn Việt



Đêm hoa đăng ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát là một nghi lễ tôn nghiêm, cầu nguyện hòa bình và sức khỏe cho nhân loại. Quan Âm thường được gọi là "Vị Phật từ bi" do luôn có lòng từ bi, phổ độ chúng sinh.

"Bức ảnh Phật tử nguyện cầu cho thấy các Phật tử bắt đầu cầu nguyện khi mặt trời lặn trên đường chân trời, kéo dài trong ba giờ. Ánh sáng nến lung linh, huyền ảo làm cho buổi cầu nguyện thật thiêng liêngvà ấm áp" - anh Việt chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Nói về lý do chọn bức ảnh Phật tử cầu nguyện của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt, biên tập viên David Y. Lee phụ trách mục Your Shot của National Geographic viết: "Đầu tiên, tôi cảm ơn Việt vì đã viết chú thích, giải thích chi tiết về nội dung ảnh tôi đang xem. Tôi thực sự đánh giá cao tác phẩm ảnh này.

Tôi thích tìm hiểu kiến thức, nét văn hóa mới, đặc biệt là khi được truyền cảm hứng qua một bức ảnh đẹp như thế. Khung ảnh rộng cho thấy được động tác chắp tay cầu nguyện đồng loạt của hàng trăm Phật tử. Một bức ảnh quá tuyệt vời. Tác nghiệp tốt lắm Việt".


TVHS
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply
#30
PHẬT TỬ TÂY BAN NHA
 

[Image: the-hispanic-association-of-buddhism.jpg]
The Hispanic Association of Buddhism



Tây Ban Nha là nơi rất vắng Phật Tử, vì là quốc gia truyền thống có đại đa số dân theo Thiên Chúa Giáo. Trong hơn 500 năm, từ trước khi Tây Ban Nha thống nhất năm 1492, Công giáo đã đóng vai hình thành căn cước quốc gia Tây Ban Nha. Hiện nay, ngay cả khi cách mạng thông tin đã bùng nổ, thế giới đã trở thành ngôi làng toàn cầu hóa, Phật Tử tại Tây Ban Nha vẫn là một thiểu số rất nhỏ.

Các đội quân thực dân và các đoàn truyền giáo từ Tây Ban Nha đã đưa Công giáo  lan xa toàn cầu. Ngay cả các anh em cùng họ với Công giáo – như Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Hồi Giáo– có thống kê nói là cũng chưa tới 5% dân số. Do vậy, Phật giáo vào được Tây Ban Nha rất trễ và rất chậm. Một lý do Phật giáo vào Tây Ban Nha chậm cũng vì tiến trình dịch Kinh Tạng Pali sang tiếng Tây Ban Nha chậm.

Dù các thống kê không thống nhất với nhau, nhưng vẫn cho chúng ta hình dung được một tổng thế. Tính trong năm 2018, thống kê chính thức từ Spanish Center for Sociological Research ghi rằng tổng dân số Tây Ban Nha là 46,659,302 người, trong đó 68.5% dân số tự nhận là Công giáo, 26.4% tự nhận có lập trường vô thần hay bất khả tri, 2.6% tự nhận theo các tôn giáo khác. Dù vậy, khoa học đang thay đổi suy nghĩ của người dân, chủ yếu là giới trẻ. Trong các giáo dân, có 59% nói họ gần như không bao giờ tham dự buổi lễ tôn giáo nào, 16.3% mói có tham dự một hay nhiều hơn nghi lễ tôn giáo mỗi tuần.

Tạp chí Buddhistdoor Global trong ấn bản 27/1/2018, với bài viết “Growing Pains, Budding Flowers: The Hispanic Association of Buddhism” (Hội Phật giáo Cho Người Dùng Tiếng Tây Ban Nha: Khổ Đau Tăng Thịnh, Hoa Nở Nhiều Hơn) của phóng viên Raymond Lam, chiếu rọi một số hình ảnh về cộng đồng Phật tử này. Sau đây là các nét chính trong bài viết này.

Phóng viên Raymond Lam gặp Ricardo Guerrero hồi tháng 7/2017, trong một hội nghị giữa các Phật tử và những người trong dòng tu Carmelite (của Công giáo) tại thành phố Avila, Tây Ban Nha. Đó là một hội nghị khác thường: chỉ vài Phật tử có nhiều kiến thức về dòng tu Carmelite của Thánh Nữ Teresa, và Tây Ban Nha trước giờ lại ít có cơ hội tiếp cận với Phật giáo. Những người tham dự hội nghị không có ý định truyền giáo cho nhau, chỉ có ước muốn đối thoại liên tôn chân thực, theo lời mời gọi của .Đức Giáo Hoàng Francis.

Ricardo sinh năm 1964, được nuôi dạy trong môi trường Công giáo. Y hệt như nhiều giới trẻ tại Tây Ban Nha, anh tìm được các câu trả lời cho các thắc mắc của anh về tôn giáo nơi quê hương anh. Ricardo nói: “Nhiều người Tây Ban Nha nhìn Công giáo như rất gần với quyền lực. Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha đồng lõa với chế độ Phát xít cho tới năm 1979 và sụp đổ sau cái chết của lãnh tụ Franco. Đối với chúng tôi, Giáo hội trong truyền thống là thỏa hiệp.”

Thống kê có vẻ phù hợp với nhận định của Ricardo: tại Tây Ban Nha, chỉ còn chưa tới 50% dân số tự nhận là Công giáo, trong khi 18% tự xem như giáo dân thực hiện các lời dạy Công giáo. Thế là giảm rất nhiều, vì mới vài thế kỷ trước, quốc gia này rao giảng Công giáo khắp thế giới xuyên qua chủ nghĩathực dân, và giúp phủ toàn bộ hình ảnh Công giáo lên Châu Mỹ Latin.

Đối với Ricardo, anh rời Công giáo năm 18 tuổi. Và năm 2000, khi tới Sri Lanka, nơi anh gặp một vị sư, người trở thành vị thầy của anh – Đại sư Nandisena, một nhà sư sinh ở Argentina, người xuất gia năm 1991 tại tu viện Taungpulu Kaba Aye Monastery, ở Boulder Creek, California, tu học dưới hướng dẫn của Đại sư Silananda.

Đó cũng là lần đầu tiên Ricardo bước vào một xã hội nơi có đa số dân theo Phật giáo, và anh thấy bầu không khí của Colombo (thủ đô Sri Lanka) hoan hỷ thân thiết hơn là ở Madrid (thủ đô Tây Ban Nha). Đặc biệt, anh nhớ, rất nhiều những nụ cười từ những người anh không hề quen trên đường phố Colombo. Sau khi đọc về Phật pháp và trở thành một người thực tập giáo pháp, anh thêm tự tin rằng đây là con đường chính đáng cho anh.

[Image: dai-su-nandisena.jpg]
Đại sư Nandisena



Cùng với Đại sư Nandisena, Ricardo thành lập hội Asociacion Hispana de Buddhismo (Hispanic Association of Buddhism -- Hội Phật giáo Cho Người Dùng Tiếng Tây Ban Nha) năm 2012, với mục đích truyền bá Phật giáo tại Nam Mỹ. Với đa số cư Ricardo nói: “Xuất bản và dịch thuật là ưu tiên của chúng tôi. Tôi đã dịch các công trình của Bhikkhu Bodhi, Đại sư Dhammasami, và Hòa thượng Shi Da Yuan. Nếu không có các bản dịch để chúng tôi có thể cầm lên đọc, chúng tôi sẽ không có hy vọng nào truyền bá Phật giáo.” Anh giải thích rằng Tạng Pali là chủ yếu cho người nói tiếng Tây Ban Nha hiểu được các giáo lý nền tảng nhà  Phật.

Ricardo nói, anh mô phỏng theo phương cách Phật giáo được truyền bá tại Hoa Kỳ, nơi nhiều truyền thống Phật giáo truyền dạy. Đó là trung tâm của “Phật giáo Phương Tây” – một tinh thần độc đáo và đa dạng, thích hợp với xã hội, văn hóa, quan tâm và ưu tiên của người dân Hoa Kỳ. Anh cảm thấy người nói tiếng Tây Ban Nha cần hướng về một tinh thần tương tự.


Anh nói: “Chúng tôi thiếu kinh điển trong tiếng Tây Ban Nha, thiếu tác phẩm từ các học giả Phật giáo trong ngôn ngữ này. Tây Ban Nha chưa bao giờ quan hệ chân thực với Châu Á, chỉ trừ với Philippines, cho nên cực kỳ khó để có sẵn tài liệu tiếng Tây Ban Nha.”


Hội đặt trụ sở ở Madrid và mở cửa đón nhận mọi người quan tâm. Ricardo nói rằng hiện đã có một cộng đồng Phật tử tại Madrid, và đang có thêm nhiều người đang tìm tới Phật giáo để tìm câu trả lời họ không thể tìm trong Công giáo. Năm 2011, Đại sư Nandisena giúp thiết lập viện Instituto de Estudios Buddhistas Hispano (Hispanic Institute of Buddhist Studies – Viện Nghiên Cứu Phật Học Bằng Tiếng Tây Ban Nha), hoạt động dưới cái dù của hội. Viện cấp các văn bằng Phật học, và học viên có thể thamdự các lớp qua mạng trực tuyến.


Bất kể nhiều thành quả của hội, tiến trình chỉ dần dần và thường là chậm. Ricardo từng muốn thiết lậpmột ngôi chùa ở Madrid với sự giúp đỡ từ cộng đồng 180,000 người gốc Trung Hoa. Nhưng rồi anh không kiếm đủ tài chánh, và phải bỏ ý định  đó. Anh cũng nhìn nhận rằng ý nghĩ thiết lập một ngôi chùa mang tính độc đáo trong văn hóa của người dùng tiếng Tây Ban Nha sẽ không luôn luôn phù hợp với quan điểm mỹ học từ những người có thể hỗ trợ, nhiều người trong đó mang theo di sản Châu Á.


Anh nói: “Chúng tôi không muốn mở ra một kiểu ngôi chùa ‘sắc tộc’ thường thấy ở các thành phố khác – trong khi chúng tôi đón nhận hoan hỷ nhiều cộng đồng văn hóa dị biệt để họ mở ra các ngôi chùa riêng của họ; chúng tôi cần một trung tâm Phật học chân thực, nơi thích hợp với bản sắc những người nói tiếng Tây Ban Nha, và không đơn giản là nhập cảng những cách biểu hiện Châu Á.”


Ricardo tin rằng Phật giáo cần thời gian và kiên nhẫn để lan rộng trong một xã hội đã bị đồng hóa với tôn giáo khác. Anh tin rằng với các phương pháp thiền tập và lời dạy đạo đức, Phật giáo cung cấp các thay thế cần thiết cho cuộc khủng hoảng giá trị con người trong các xã hội nói tiếng Tây Ban Nha hiện nay.


Anh nói: “Những câu trả lời truyền thống không thuyết phục, và nhiều người đang tìm kiếm những gì họ không biết rằng thực ra đã có và hữu dụng cho họ. Chúng tôi đã và đang đau khổ quá nhiều, với các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội. Phật giáo có thể hỗ trợ những người đang đau khổ. Nhưng, dù rằng Phật giáo là tu học cá nhân, vẫn cần hỗ trợ từ cộng đồng. Một người không thể làm gì nếu khôngcó người khác. Đó là những gì hội này cung ứng.”


Nguyên Giác
Thư Viện Hoa Sen
May all Living Beings always live happily!
May they free from enmity
May they all share the blessings
Springing from the good that I have done!                
Admire Admire 



Reply