Tắt đèn
#1
không phải của Ngô Tất Tố

Có một anh mù lại thăm một người bạn đến khuya mới về. Người bạn trao cho anh ta một cái đèn. 

- "Tôi cần chi tới đèn, anh ơi. Ðối với tôi, ánh sáng cũng như bóng tối mà thôi", người mù buồn bã trả lời. 
- "Tôi biết lắm. Anh chẳng cần đèn để dò đường đi. Nhưng có đèn anh sẽ đỡ bị người khác đâm vào anh. Vậy anh cứ cầm lấy đi." 
Người mù cầm đèn mạnh dạn bước đi. Nhưng chẳng bao lâu, có kẻ đâm thẳng vào anh ta. 
- "Ô hay! Ði đứng phải coi chừng một chút chứ. Bộ ông không nhìn thấy ánh đèn của tôi sao?" 
Người lạ mặt trả lời chậm rãi: 
- "Này ông bạn ơi ! Ðèn ông bạn đã tắt từ lâu rồi..."

st
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#2
Tại một ngôi chùa kia, có hai sư huynh đệ trụ trì. Người anh thì thông minh uyên bác, nhưng người em thì đã dốt đặc cán mai, lại chỉ còn có một con mắt. 

Một hôm, có một nhà sư đi ngang qua chùa và xin cho ở đậu. Tục lệ thời bấy giờ là muốn được đón nhận vào chùa, người khách phải toàn thắng người chủ trong một cuộc so tài về giáo lý. Nhà sư khách xin được so tài về giáo lý. 
Người anh mệt mỏi vì học kinh điển suốt ngày, nên nhờ người em ra thay mặt mình. Ông quá biết rõ sự ngu dốt của em mình, nên dặn dò rất kỹ lưỡng: 
- "Ðệ nhớ cứ giữ im lặng là hơn cả." 
Người em vâng lời, và bước ra ngồi đối diện với người khách. Chẳng bao lâu, người khách chạy đến tìm người anh, mắt tròn xoe, và nói: 
- "Xin thán phục! Sư đệ ngài quả là tinh thông giáo lý! Tôi xin chịu thua rồi." 
- "Vì sao vậy?", người anh đưa mắt hỏi. 
- "Ðây, để tôi kể cho ngài nghe cuộc đối thoại bất hủ này! Ðầu tiên, tôi giơ một ngón tay lên, để chỉ Ðức Phật, đấng Từ bi Giác ngộ. Sư đệ ngài liền giơ lên hai ngón tay, ý nói Ðức Phật và Giáo lý của Ngài không thể nào tách rời nhau được. Tôi liền giơ lên ba ngón tay, tượng trưng cho Tam Bảo là Phật Pháp Tăng. Thì tuyệt diệu thay! Sư đệ ngài liền xòe bàn tay phóng lên không trung, để phá tan tất cả và thu Chân Không vào một mối! Giáo lý của các ngài đã đạt tới mức Thượng thừa! Tôi xin bái phục, và cũng xin hẹn ngày sau tái ngộ." 
Người khách bỏ đi rồi, thì chỉ một lát sau người em hùng hổ chạy tới: 
- "Ðâu? Hắn đâu rồi?" 
- "Hình như đệ đã thắng hắn rồi phải không?", người anh hỏi. 
- "Thắng cái khỉ khô! Ðệ sắp cho hắn một trận bây giờ đây này..." 
Người anh ngạc nhiên hỏi nguyên do. 
Người em trả lời, giọng ấm ức: 
- "Huynh có thể nào tưởng tượng, hắn hỗn xược đến thế này là cùng. Ðầu tiên, hắn mỉm cười chế riễu đệ, và giơ một ngón tay lên chê là đệ chỉ có một mắt. Ðệ cố nén giận, vì nghĩ dù sao mình là chủ, hắn là khách, cũng nên giữ lễ với hắn một chút. Nên đệ giơ hai ngón tay lên mừng cho hắn còn đủ hai mắt. Nhưng quá quẩn thay! Hắn lại giơ lên ba ngón tay, ý nói cả hai người cộng lại cũng chỉ có được ba con mắt! Tới đó, đệ không còn chịu nổi nữa, liền vung tay lên định ban cho hắn một chưởng thì hắn vùng bỏ chạy mất..." 

st
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#3
Cám ơn bạn CT sưu tầm và đăng lên những câu chuyện thiền dí dỏm ...  Thumbs-up4

Rolling-on-the-floor-laughing4
Reply
#4
Lời bình của Nguyên Si
Chắc hẳn sẽ có kẻ đa sầu đa cảm đọc chuyện này mà động mối thương tâm, trách ta sao lấy sự tàn tật của người đời mà làm trò cười cho thiên hạ. Ta xin gạt nước mắt cho người, và đáp : luân lý hay phi luân lý đều không có chỗ đứng trong chuyện Thiền. Dĩ nhiên vẫn có những kẻ trình bày hay hiểu chuyện Thiền như những bài học luân lý, lại có kẻ khác rêu rao rằng Thiền là một hệ thống triết lý hoàn toàn phi luân lý, phi đạo đức, phi nhân bản, phi vân vân. Ta thấy thật chẳng khác chi một đằng trói buộc Thiền lại bằng một sợi dây khô cằn, cứng nhắc, một đằng ném tung Thiền lên thượng tầng không gian, để rồi nhào xuống... hố thẳm của tư tưởng. Hơn nữa, chưa thấu được lẽ Không mà đã bài bác tất cả, ta e ngại rằng thái độ đó chẳng là kiêu ngạo lắm thay!
Cho nên vấn đề luân lý hay phi luân lý thường đưa tới cố chấp hay ngạo mạn, cả hai đều trái ngược với tinh thần Thiền vậy.
Chuyện Thiền thường có giá trị biểu tượng, cho nên "mù" ở đây phải hiểu theo một nghĩa rất rộng, chẳng những bao gồm những kẻ không có mắt, mà còn gồm những kẻ "có mắt không ngươi", những kẻ tuy giác quan đầy đủ, nhưng nhận thức vẫn sai lầm. Nói như vậy thì câu chuyện trên xảy ra mỗi ngày, và ở mọi nơi, chẳng có chi là hiếm lắm thay!
Nhận định sai lầm đầu tiên của kẻ mù là khi được người bạn trao cho cây đèn, anh chỉ nghĩ đến một mặt của cái dụng, tức là soi đường cho anh đi. Anh quên rằng cây đèn còn có thể soi sáng anh như soi sáng một đồ vật, để kẻ khác nhìn thấy mà tránh anh. Ôi, chẳng qua là chấp ngã quá mà thôi! Kẻ ngu si luôn luôn coi mình như trung tâm của vũ trụ, như chủ thể của mọi tiếp xúc. Có biết đâu rằng mình cũng chỉ là một sự vật trong thế giới tương quan, một đối tượng cho một chủ thể khác.
Ta chợt nhớ tới mùa hè trong thư viện, thường có những kẻ cởi giày cho mát mẻ đôi chân. Chủ thể được mát mẻ, nhưng có biết đâu rằng đôi chân cũng là một đối tượng gây nhiều "khó khăn" cho những kẻ khác?
Sai lầm thứ nhì của kẻ mù là khi có cây đèn rồi, thì lại chấp chặt vào ý niệm đèn sáng, cho nên quên rằng cây đèn có thể tắt đi. Ôi ! còn gì dễ lu mờ, dễ tắt hơn ngọn đèn đang sáng tỏ? Còn gì tiêu biểu hơn cho tính vô thường của vạn vật, như trong kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Ða, đã có nói:
"Hãy coi thế giới biến ảo này như một ngôi sao mờ dần buổi bình minh, một chiếc bọt trên dòng sông, một ánh chớp trong đám mây hè, một ngọn đèn le lói, một bóng hình, một giấc mộng."
Lý do của sự chấp thường là thiếu sót hai thái độ thực nghiệm và phương tiện thường được đề cao trong đạo Phật.
Thái độ thực nghiệm tức là tìm cách sống gần sự vật, để cho ý niệm của mình về sự vật phù hợp trong mỗi giây phút với sự vật. Như trong câu chuyện, nếu không nhìn thấy ánh sáng thì anh mù vẫn có thể dùng giác quan khác để biết đèn sáng hay đèn tắt, chẳng hạn như lấy tay đo nhiệt độ của cây đèn. Không có thực nghiệm thì con người sẽ chấp vào một ý niệm của mình, một ý niệm tách rời sự vật.
Thái độ phương tiện nghĩa là hiểu rõ phương tiện, và hiểu rằng phương tiện không phải là chân lý, rằng ngón tay (chỉ mặt trăng) không phải là mặt trăng. Người mù trong câu chuyện không hiểu phương-tiện-đèn là gì, không hiểu chức năng của nó. Ta lại nghĩ đến những kẻ chấp nhận chủ thuyết này nọ, mà không hề thấu hiểu rằng những chủ thuyết đó chỉ là những phương tiện cần phải được ứng dụng tùy theo hoàn cảnh.
Nhưng cái nguy hại nhất của sự mù lòa, ngu dốt, không phải do chính sự ngu dốt này mà do những bộc phát tình cảm từ đó đưa tới. Nghĩ rằng mình mù lòa đưa tới mặc cảm tự ti, sự buồn bã, chua xót, trách đời. Nghĩ rằng mình có ánh đèn che chở đưa tới thái độ ngạo mạn, hung hăng, gây gổ. Ta thấy vậy mà chép miệng than rằng : Ôi ! trên thế giới này, những kẻ trái lý, sai lầm, ngu si, đần độn nhiều lắm thay ! Chỉ khác với câu chuyện trên là khi nghe nói "đèn tắt rồi", người mù liền tỉnh ngộ, trong khi đó nói lên sự thật cho những kẻ "có mắt không ngươi" lại như chế dầu vào lửa, càng làm cho họ thêm hung hăng...
Bàn về thiên hạ mãi rồi, Nguyên Si mới vỗ đầu chợt nhớ tới mình vốn cũng là một phần của thiên hạ. Ôi! đa tạ đức sinh thành đã đặt tên cho ta là Nguyên Si. Mỗi lần ta tự gọi tên, cũng là một lời tự nhủ : Si ơi là Si ! Ngu ơi là ngu... Chân lý thì vô cùng tận mà tâm trí ta thì bé nhỏ vô cùng. Chẳng khác chi kẻ mù với một cây đèn đã tắt.
Thế rồi, từ khiêm tốn ta đi tới buồn lo, lo mãi rồi thì đi kiếm sách đọc, kiếm sách đọc thì gặp một bài thơ của Thiền sư Vạn Hạnh, ý nhị vô cùng :
Quote:
Quote:Thân như điện ảnh hữu hoàn vô 
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô 
Nhậm vận thịnh suy, vô bố úy 
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Tạm dịch là :
Sự vật như bóng chớp, có rồi lại không 
Cây cối vào xuân thì tươi, đến thu lại khô 
Mặc kệ thịnh suy xoay vần, không lo sợ gì 
Thịnh suy chỉ như hạt sương trên đầu ngọn cỏ.
Ôi ! Sự vật như bóng chớp, như hạt sương, như bèo bọt. Có không hay thịnh suy chỉ là hai trạng thái của một sự vật biến chuyển, hai trạng thái do tâm ta phân biệt mà thôi.
Có chi mà lo sợ buồn rầu, có chi mà kiêu ngạo hung hăng?
Phải rồi ! Anh bạn mù ơi, độc giả mù ơi ! Ðừng có lôi thôi nữa.
Hãy tắt đèn trên câu chuyện này đi, mà ra dòng sông nhìn bọt nước vỡ tan, ra cánh đồng nhìn hạt sương bốc theo làn gió ấm.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#5
Rollin Rollin

Reply
#6
Đây là một câu chuyện về một anh chiến binh, người vừa trở về từ chiến trường Việt Nam. 
Từ San Francisco, anh điện thoại về cho cha mẹ anh và báo tin rằng: "Con đã về rồi, con xin có một thỉnh cầu. Con muốn dắt theo một người bạn đồng hành cùng về nhà mình". "Dĩ nhiên là được"! Ba má anh đáp, "ba má rất vui mừng được gặp bạn con".
Người con lại tiếp tục "nhưng mà có một việc con cần phải thưa trước cho ba má rõ, bạn con đã bị thương từ chiến trường Việt Nam, nó đã bị mất đi một cánh tay và một cái chân, hiện tại nó chẳng có nơi để nương tựa, con muốn đem nó về cùng sinh hoạt chung với gia đình mình". 
"Con ơì, thật là điều đáng tiếc, có thể chúng ta giúp tìm một nơi cho nó được an thân sinh sống". Cha anh lại nói tiếp "con ạ, chắc con chẳng biết là con đang nói gì phải không? Như bạn của con là một người tàn phế, hẳn là chúng ta phải mang một gánh nặng trách nhiệm lớn đó con. Chúng ta lại phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chính mình trong tương lai, không thể vì nó mà làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình mình. Ba đề nghị với con là hãy về nhà trước và hãy quên người bạn đó đi, tự nó nhứt định cũng sẽ tìm được một nơi dung thân mà con". Nói xong ông liền cúp điện thoại, từ đó hai ông bà không nhận được tin tức gì từ đứa con nữa. 
Vài ngày sau, hai ông bà nhận được điện thoại của cảnh sát San Francisco báo cho hay là, con trai ông đã té lầu chết rồi. Cảnh sát tin rằng đây chỉ là chuyện đơn thuần tự sát mà thôi. Thế là hai ông bà gấp rút bay qua San Francisco, nhờ cảnh sát đưa đi nhận diện di thể của con mình. Đúng rồi, chính là con mình đây, không sai, điều hết sức ngạc nhiên ở đây là con trai của mình, tại sao mà nó lại chỉ có một cánh tay, và cũng chỉ có một cái chân mà thôi. 


lượm được
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#7
Buông

____________________

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô nói:

- Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
 
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
 
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Đau rồi tự khắc sẽ buông!

___________________

Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh nói:
- Thưa thầy con muốn buông vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
 
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
 
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon.
 
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
- Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply
#8
Kỹ Năng Gì Của Nhật Bản Được Thế Giới Sao Chép? 
 
Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ.
 
Khi tàu cao tốc shinkansen hào nhoáng lướt nhẹ nhàng vào ga, tôi thấy một nghi thức kỳ lạ bắt đầu. Trong thời gian đỗ ngắn này, người lái tàu ở toa cuối bắt đầu tự nói với bản thân. Anh ta tiến hành thực hiện một loạt nhiệm vụ, tự bình luận to tiếng với từng nhiệm vụ và làm mạnh mẽ các động tác theo từng hoạt động của tàu suốt thời gian đó.
 
Anh ta đã làm gì vậy? Có thể nói anh ta thực hành chánh niệm (hay chính niệm). Người Nhật gọi là shisa kanko, nghĩa là 'kiểm tra và nói to', đó là việc làm chống nhầm lẫn mà các nhân viên đường sắt ở đây đã sử dụng hơn 100 năm nay. Người lái tàu chỉ tay vào vật thể cần kiểm tra, nói to tên việc làm khi thực hiện việc này, một việc tự thoại để đảm bảo không quên việc gì.
 
Và việc này có vẻ hiệu quả. Một nghiên cứu vào 1994 của Viện nghiên cứu kỹ thuật đường sắt Nhật Bản, trong tạp chí The Japan Times, cho thấy khi được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đơn giản thì người làm việc thường mắc 2,38 lỗi trong 100 hành động. Khi áp dụng shisa kanko, số lỗi giảm xuống chỉ còn 0.38, tức giảm tới 85%.
 
Điều này chưa là gì so với chánh niệm là cái mà những năm gần đây đồng nghĩa với 'zazen' của người Nhật, zazen là ngồi thiền khoanh chân trên nệm. Nhưng theo Jon Kabat-Zinn, giáo sư danh dự y khoa thuộc trường Đại Học Y khoa Massachusetts, nơi ông thành lập phòng khám stress nổi tiếng vào năm 1979, thì chánh niệm "không thực sự là việc ngồi tọa sen ... coi mình như là một bức tượng trong Bảo Tàng Anh. Có thể đơn giản coi chính niệm là sự tỉnh giác những gì đang xảy ra mỗi lúc."
 
Và nhận thức về thời khắc hiện tại này đã được ăn sâu vào tâm trí người Nhật trong nhiều thế kỷ. Bạn không nghe thấy người ta nói về nó, nhưng nó được thể hiện qua vô số cách thức.
 
Thí dụ như nghi thức uống trà hay trà đạo, thơ và ngắm hoa anh đào, tất cả đều chia sẻ một nhận thức nâng cao của thời khắc. Trong buổi tiệc trà, người tham dự dành thời gian để ngắm nghía thiết kế của chén trà trước khi uống và thưởng thức trang trí của phòng trà, mà nó phản ánh hoa lá của tháng đó. Nhưng hơn thế nữa, nghi thức này đánh dấu kỷ niệm là thời khắc này, của con người này, ở nơi này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
 
Và không đâu sự tưởng niệm của thời khắc lại rõ ràng bằng việc ngắm nhìn hoa anh đào nở mà nó lan tỏa khắp đất nước vào mùa xuân như một cơn sốt. Tại sao hứng thú đến vậy? Chính xác là vì hoa nở rất nhanh, chỉ kéo dài trong khoảng một tuần. "Sự thoảng qua tạo nên cảm giác của Nhật Bản về cái đẹp," thiền sư và nhà thiết kế vườn Shunmyo Masuno cho biết.
 
Sự thoảng qua cũng được tôn vinh trong hàng chục các hoạt động ít được biết đến, chẳng hạn như ngắm trăng. Bạn không thể không ngưỡng mộ một quốc gia dành hẳn một buổi tối đặc biệt trong tháng 9 để ngắm trăng rằm. Hoặc tổ chức các lễ hội xa hoa để cảm ơn công việc đã làm của các đồ vật vô tri vô giác, bao gồm mọi thứ, từ dao nhà bếp cũ đến bút lông thư pháp cũ và thậm chí kim khâu cũ.
 
Không một vườn thiền phái lại được coi là hoàn hảo nếu không có đá phủ rêu và đèn đá. Đó là hiện thân sống động của wabi-sabi, là tinh thần khiêm nhường, đôi lúc mộc mạc mà nó tạo nên thẩm mỹ học Nhật Bản.
 
Nhưng chánh niệm Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa hơn là việc ngắm côn trùng hoa lá. Vô vàn những ứng dụng thực tiễn gần như chi phối mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, tất cả nhằm giúp bạn có ý thức về cái đang hiện hữu. Ở trường, ngày được bắt đầu và kết thúc bằng nghi thức ngắn, lời chào hỏi được trao và các sự kiện trong ngày được công bố. Trước và sau mỗi môn học, học sinh và giáo viên đứng cúi chào và cảm ơn nhau. Và trước khi bắt đầu bài học, học sinh được yêu cầu nhắm mắt lại để tập trung ý nghĩ.
 
Tương tự như vậy, công nhân xây dựng tham gia tập thể khởi động chân tay cho ngày làm việc. Ở văn phòng, một đồng nghiệp sẽ nói với bạn 'Otsukaresama', (nghĩa là 'bạn mệt rồi'), như một cách để cảm ơn vì công việc bạn đã làm. Tại các cuộc họp, khi bạn đưa cho ai đó danh thiếp, họ sẽ nhìn kỹ lưỡng và bình luận, không bao giờ đơn thuần bỏ vào túi.
 
Những thông lệ này là một cách mà Kabat-Zinn gọi là 'cố ý quan tâm đến những điều mà chúng ta thường không bao giờ nghĩ đến'. Chúng giúp ta nhận thức được là ta đang ở đâu và đang làm gì trong suốt cả ngày, hơn là làm việc như cái máy, từ giờ này sang giờ khác, và chỉ nghĩ đến khi nào hết giờ làm.
 
Giống như rất nhiều văn hoá Nhật Bản, gốc rễ của tất cả các phong tục này nằm trong Thiền. "Chánh niệm là một phần của truyền thống Phật giáo trong nhiều thế kỷ," Takafumi Kawakami, thầy tu ở ngôi đền Shunko-in ở Kyoto nói. Trong thời đại Kamakura (1185-1333), Thiền phái đã trở nên phổ biến trong tầng lớp samurai và đã ảnh hưởng đến nghệ thuật, kể cả nghi thức uống trà, cắm hoa và bố trí cảnh vườn. Vào thời đại Edo (1603-1868), một thời kỳ thanh bình, Thiền đã đi vào trong giáo dục đối với người bình thường.
 
Đối với người theo trường phái này, Thiền là một quan điểm thấm sâu vào mọi hành động: tắm, nấu ăn, quét dọn, làm việc. "Mọi hoạt động và hành xử trong cuộc sống hàng ngày là một sự rèn luyện (về Thiền)," Eriko Kuwagaki ở đền Shinshoji thuộc Fukuyama, tỉnh Hiroshima, nói.
 
Một câu chuyện cổ thú vị về Thiền, được sưu tập trong tuyển tập năm 1957 về Thiền thức của Paul Corvette, tụa đề 'Thiền trong xương thịt', có minh họa điều này . Sau nhiều năm tu tập trở thành thiền sư, Teno đến thăm Nan-in, một thiền sư lâu năm. Trời mưa to, và như thường lệ, Teno để guốc và ô ở lối vào trước khi vào trong nhà.
 
Sau khi chào hỏi nhau, Nan-in hỏi Teno: "Ông đã để chiếc ô ở bên trái hay bên phải đôi guốc" Không trả lời được, Teno nhận ra rằng ông còn lâu mới đạt Thiền mức, và đã đi học thêm sáu năm nữa.
 
Hầu hết chúng ta có thể không muốn đi tới mức đó. Tuy nhiên, câu hỏi của Nan-in vẫn là thích đáng vì ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu khám phá ra rằng việc biết rõ những gì xảy ra trước mắt không những làm tăng khả năng chống căng thẳng và làm tăng sức khoẻ mà còn làm giảm mức độ lo lắng và trầm cảm.
 
Leah Weiss, giáo viên cao cấp của Chương Trình Tu dưỡng Tình thương của Đại học Stanford, là một trong số các chuyên gia (đang ngày càng nhiều) chủ trương 'chính niệm trong hành động'. Đây là cái để được thực hành suốt trong ngày, chứ không phải chỉ thiền định 10 phút . Weiss mô tả nó như là "sự nhận biết trong ý thức về những suy nghĩ, những cảm xúc và môi trường xung quanh ngay cả khi ta tham gia vào một số hoạt động khác."
 
Vậy làm thế nào để ta có thể có thêm chút chánh niệm trong cuộc sống? Hãy bắt đầu bằng một cái gì đơn giản, thí dụ như chỉ tay và nói trước khi bạn rời khỏi nhà vào buổi sáng. Tắt đèn? Rồi. Cửa sổ đóng chưa? Rồi. Mang tiền? Rồi. Điện thoại? Rồi. Bạn sẽ không bao giờ quên chùm chìa khóa nữa.
 
Sau đó, có thể bạn sẽ có thời gian để dừng lại và để ý đến cây và hoa lá.
Thở ra nhẹ một kiếp người
Buông tay bỏ lại một đời phù vân
Reply