2023-08-27, 10:14 AM
SỢ MA
Quan niệm chết thành hồn ma nhát người chỉ có trong truyện và phim kinh dị. Nhiều người chưa xóa được cái trí tưởng tượng này, cho nên họ sợ ngay cả người chết là thân nhân của họ. Thực ra, quan niệm về hồn ma không đúng với giáo lý vô ngã trong Phật ngôn và càng sai hơn nữa với ý nghĩa các pháp hữu vi vô thường luôn luôn sinh diệt làm sao có cái hồn tồn tại trong con người và xuất ra khỏi con người. Do đó, điều mà người ta gọi là hồn ma chỉ là trạng thái tái sinh khi còn nghiệp. Không phải ai cũng tái sinh làm người hoặc làm ngạ quỷ ở gần người thâṇ. Có nhiều cảnh giới tái sinh do nghiệp lực quyết địnḥ. Nếu người ta thấy con rắn nhân tạo sẽ sợ hãi, nhưng khi biết là giả thì không còn sợ nữa. Cũng vậy, khi biết hồn ma là do trí tưởng tượng thì không còn sợ ma nữa. Có bao giờ người ta sợ con rắn giả khi biết rõ nó là giả.
Dân gian dùng chữ ma do hiểu sai, trong kinh điển dùng chữ amanussa. A là không + manussa là loài người. Amanussa dịch là phi nhân, nghĩa là không phải loài người. Danh từ này chỉ những loại hóa sanh, nhưng không đề cập đến ngạ quỷ, a tu la là những hạng khốn khổ không giúp người, cũng không hại được người. Phi nhân chỉ cho loài dạ xoa, càn thát bà, long vương, đôi khi bao gồm chư thiên, đôi khi tách riêng ra phi nhân và chư thiên. Phi nhân không phải là những hồn ma, họ là những chúng sanh tái sinh. Tính tình có tốt, xấu, tín, vô tín, chánh kiến, tà kiến. Loại xấu có thể nhập vào tâm trí loài người. Trường hợp nào bị nhập và trường hợp nào không bị nhập? Giống như căn nhà có cửa không chắc chắn thì trộm có thể lẻn vào. Khi tâm suy kém thiện pháp thì phi nhân có thể nhập. Người Phật tử có tam quy, ngũ giới, thập thiện thì không bao giờ bị phi nhân nhập. Nếu vẫn bị nhập là vì quy, giới, thập thiện không phải là pháp hành nơi tâm. Người Phật tử này chỉ học thuộc lòng như trẻ em. Do đó, căn nhà tâm chỉ chắc chắn là khi nào thực sự hành trì điều đã học. Trường hợp nào bị phi nhân hại, trường hợp nào không bị hại? Cũng như loài người có luật pháp, phi nhân có những phi nhân chúa cai quản. Nếu hại loài người sẽ bị trừng phạt. Có trường hợp người bị phi nhân hại là do hai bên có oán thù trong đời trước. Cũng có trường hợp gây ra oán thù ngay trong đời này như phá thai. Chúng sanh bị giết tái sinh làm phi nhân và mang oán thù với kẻ hại mình. Luôn luôn tạo thiện nghiệp, tránh xa ác nghiệp thì không có gì phải lo sợ phi nhân hại.
Tỳ Kheo Giác Lộc
Vietheravada.net
*************
***
Quan niệm chết thành hồn ma nhát người chỉ có trong truyện và phim kinh dị. Nhiều người chưa xóa được cái trí tưởng tượng này, cho nên họ sợ ngay cả người chết là thân nhân của họ. Thực ra, quan niệm về hồn ma không đúng với giáo lý vô ngã trong Phật ngôn và càng sai hơn nữa với ý nghĩa các pháp hữu vi vô thường luôn luôn sinh diệt làm sao có cái hồn tồn tại trong con người và xuất ra khỏi con người. Do đó, điều mà người ta gọi là hồn ma chỉ là trạng thái tái sinh khi còn nghiệp. Không phải ai cũng tái sinh làm người hoặc làm ngạ quỷ ở gần người thâṇ. Có nhiều cảnh giới tái sinh do nghiệp lực quyết địnḥ. Nếu người ta thấy con rắn nhân tạo sẽ sợ hãi, nhưng khi biết là giả thì không còn sợ nữa. Cũng vậy, khi biết hồn ma là do trí tưởng tượng thì không còn sợ ma nữa. Có bao giờ người ta sợ con rắn giả khi biết rõ nó là giả.
Dân gian dùng chữ ma do hiểu sai, trong kinh điển dùng chữ amanussa. A là không + manussa là loài người. Amanussa dịch là phi nhân, nghĩa là không phải loài người. Danh từ này chỉ những loại hóa sanh, nhưng không đề cập đến ngạ quỷ, a tu la là những hạng khốn khổ không giúp người, cũng không hại được người. Phi nhân chỉ cho loài dạ xoa, càn thát bà, long vương, đôi khi bao gồm chư thiên, đôi khi tách riêng ra phi nhân và chư thiên. Phi nhân không phải là những hồn ma, họ là những chúng sanh tái sinh. Tính tình có tốt, xấu, tín, vô tín, chánh kiến, tà kiến. Loại xấu có thể nhập vào tâm trí loài người. Trường hợp nào bị nhập và trường hợp nào không bị nhập? Giống như căn nhà có cửa không chắc chắn thì trộm có thể lẻn vào. Khi tâm suy kém thiện pháp thì phi nhân có thể nhập. Người Phật tử có tam quy, ngũ giới, thập thiện thì không bao giờ bị phi nhân nhập. Nếu vẫn bị nhập là vì quy, giới, thập thiện không phải là pháp hành nơi tâm. Người Phật tử này chỉ học thuộc lòng như trẻ em. Do đó, căn nhà tâm chỉ chắc chắn là khi nào thực sự hành trì điều đã học. Trường hợp nào bị phi nhân hại, trường hợp nào không bị hại? Cũng như loài người có luật pháp, phi nhân có những phi nhân chúa cai quản. Nếu hại loài người sẽ bị trừng phạt. Có trường hợp người bị phi nhân hại là do hai bên có oán thù trong đời trước. Cũng có trường hợp gây ra oán thù ngay trong đời này như phá thai. Chúng sanh bị giết tái sinh làm phi nhân và mang oán thù với kẻ hại mình. Luôn luôn tạo thiện nghiệp, tránh xa ác nghiệp thì không có gì phải lo sợ phi nhân hại.
Tỳ Kheo Giác Lộc
Vietheravada.net
*************
***
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore