2023-04-08, 05:45 PM
[size=undefined]
Một gia đình 4 người đều được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày
TIỂU PHƯƠNG 4 giờ trước
Ít ai biết rằng, ung thư dạ dày cũng có yếu tố di truyền nên khi biết người trong nhà bạn có tiền sử mắc bệnh thì bạn cũng nên chủ động đi tầm soát càng sớm càng tốt.
Cô Vương (54 tuổi) sống cùng gia đình ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Được biết, cô vừa trải qua ca phẫu thuật nội soi dưới niêm mạc tại Khoa Tiêu hóa của bệnh viện cách đây vài ngày. Đây là lần thứ 2 cô thực hiện ca phẫu thuật này trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong những năm qua, cô Vương đều duy trì thói quen đi khám nội soi dạ dày. Vào tháng 5 năm 2020, bác sĩ đã phát hiện thấy môt khối u có đường kính 2cm khi cô Vương đi khám và kết quả sinh thiết cho thấy nó là khối u ác tính. Tuy nhiên, may mắn là vì phát hiện sớm nên khối u không chiếm diện tích lớn và chưa xâm lấn vào các mô xung quanh. Vào thời điểm đó, bác sĩ đã thực hiện một ca phẫu thuật để bảo tồn chức năng hoạt động của dạ dày, thông qua tái tạo ruột nên cứu được mạng sống của cô Vương. Khi được hỏi về tiền sử bệnh tật, cô Vương cho biết mình không phải người mắc ung thư duy nhất trong gia đình.
Hơn 20 năm trước, mẹ của cô Vương được phát hiện mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sau khi được đưa vào bệnh viện do quá đau bụng và qua đời vì điều trị không hiệu quả. Không lâu sau đó, dì của cô Vương cũng đến bệnh viện kiểm tra vì cảm thấy trướng bụng, đau bụng và người dì này cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, khối u đã tiến triển ở giai đoạn cuối. Các chuyên gia ở Khoa Tiêu hóa của bệnh viện đã cảnh báo rằng, ung thư dạ dày có yếu tố di truyền trong gia đình, tỷ lệ người thân mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Hàng năm, những gia đình như cô Vương nên chủ động đi nội soi dạ dày và phòng ngừa nguy cơ nhiễm HP để bảo vệ dạ dày tốt nhất.
Sau cùng, khi bác sĩ hỏi thêm về người thân trong gia đình cô Vương, cô mới chia sẻ mình còn một người chị gái nữa. Vị bác sĩ nhắc nhở cô Vương nên khuyên chị gái đi nội soi dạ dày hàng năm để tầm soát và điều trị bệnh sớm. Sau lần đó, hai chị em cô Vương nghe theo chỉ dẫn từ bác sĩ, chủ động đi khám sức khỏe định kỳ. Năm ngoái, người chị cũng phát hiện bản thân đã mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu nên năm nay phẫu thuật nội soi thành công, cắt bỏ được hoàn toàn khối u.
Trên thực tế, ung thư dạ dày thường có tính chất gia đình. Tuy nhiên, đây không chỉ là mối quan hệ di truyền mà chủ yếu còn do các nguyên nhân sau:
1. Do chung một thói quen ăn uống xấu
Tục ngữ có câu "bệnh từ miệng mà ra", ung thư dạ dày phát sinh có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Do các thành viên trong gia đình sống chung một môi trường trong thời gian dài, có thói quen ăn uống không tốt nên cùng chịu tác động của các yếu tố nguy cơ gây ung thư, từ đó rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống không tốt bao gồm các khía cạnh sau: ăn uống thất thường, ăn quá no, ăn ngấu nghiến, vội vàng, không ăn rau và trái cây tươi, hút thuốc lá, nghiện rượu, thường xuyên uống trà hoặc cà phê đặc…
2. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Mặc dù ung thư dạ dày không lây nhiễm, nhưng yếu tố gây ung thư chính là truyền nhiễm, ở đây chúng ta đang nói về vi khuẩn Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê là tác nhân gây ung thư chính. Helicobacter pylori sống ở các vùng khác nhau của dạ dày và tá tràng, có thể xuyên qua lớp chất nhầy dạ dày để định cư trên bề mặt tế bào biểu mô dạ dày, gây tổn thương tế bào biểu mô, gây viêm teo dạ dày mãn tính, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng sinh quá mức của tế bào biểu mô niêm mạc. Sau cùng, nó dẫn đến biến dạng và ung thư dạ dày.
TIN [/size]Theo chuyên gia khi nốt ruồi trên cơ thể thay đổi kích thước, màu sắc… thì cần phải lưu tâm tới nguy cơ ung thư.
Một gia đình 4 người đều được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày
TIỂU PHƯƠNG 4 giờ trước
Ít ai biết rằng, ung thư dạ dày cũng có yếu tố di truyền nên khi biết người trong nhà bạn có tiền sử mắc bệnh thì bạn cũng nên chủ động đi tầm soát càng sớm càng tốt.
Cô Vương (54 tuổi) sống cùng gia đình ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Được biết, cô vừa trải qua ca phẫu thuật nội soi dưới niêm mạc tại Khoa Tiêu hóa của bệnh viện cách đây vài ngày. Đây là lần thứ 2 cô thực hiện ca phẫu thuật này trong vòng 3 năm trở lại đây.
Trong những năm qua, cô Vương đều duy trì thói quen đi khám nội soi dạ dày. Vào tháng 5 năm 2020, bác sĩ đã phát hiện thấy môt khối u có đường kính 2cm khi cô Vương đi khám và kết quả sinh thiết cho thấy nó là khối u ác tính. Tuy nhiên, may mắn là vì phát hiện sớm nên khối u không chiếm diện tích lớn và chưa xâm lấn vào các mô xung quanh. Vào thời điểm đó, bác sĩ đã thực hiện một ca phẫu thuật để bảo tồn chức năng hoạt động của dạ dày, thông qua tái tạo ruột nên cứu được mạng sống của cô Vương. Khi được hỏi về tiền sử bệnh tật, cô Vương cho biết mình không phải người mắc ung thư duy nhất trong gia đình.
Hơn 20 năm trước, mẹ của cô Vương được phát hiện mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối sau khi được đưa vào bệnh viện do quá đau bụng và qua đời vì điều trị không hiệu quả. Không lâu sau đó, dì của cô Vương cũng đến bệnh viện kiểm tra vì cảm thấy trướng bụng, đau bụng và người dì này cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, khối u đã tiến triển ở giai đoạn cuối. Các chuyên gia ở Khoa Tiêu hóa của bệnh viện đã cảnh báo rằng, ung thư dạ dày có yếu tố di truyền trong gia đình, tỷ lệ người thân mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Hàng năm, những gia đình như cô Vương nên chủ động đi nội soi dạ dày và phòng ngừa nguy cơ nhiễm HP để bảo vệ dạ dày tốt nhất.
Sau cùng, khi bác sĩ hỏi thêm về người thân trong gia đình cô Vương, cô mới chia sẻ mình còn một người chị gái nữa. Vị bác sĩ nhắc nhở cô Vương nên khuyên chị gái đi nội soi dạ dày hàng năm để tầm soát và điều trị bệnh sớm. Sau lần đó, hai chị em cô Vương nghe theo chỉ dẫn từ bác sĩ, chủ động đi khám sức khỏe định kỳ. Năm ngoái, người chị cũng phát hiện bản thân đã mắc ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu nên năm nay phẫu thuật nội soi thành công, cắt bỏ được hoàn toàn khối u.
Trên thực tế, ung thư dạ dày thường có tính chất gia đình. Tuy nhiên, đây không chỉ là mối quan hệ di truyền mà chủ yếu còn do các nguyên nhân sau:
1. Do chung một thói quen ăn uống xấu
Tục ngữ có câu "bệnh từ miệng mà ra", ung thư dạ dày phát sinh có quan hệ mật thiết với chế độ ăn uống. Do các thành viên trong gia đình sống chung một môi trường trong thời gian dài, có thói quen ăn uống không tốt nên cùng chịu tác động của các yếu tố nguy cơ gây ung thư, từ đó rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống không tốt bao gồm các khía cạnh sau: ăn uống thất thường, ăn quá no, ăn ngấu nghiến, vội vàng, không ăn rau và trái cây tươi, hút thuốc lá, nghiện rượu, thường xuyên uống trà hoặc cà phê đặc…
2. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Mặc dù ung thư dạ dày không lây nhiễm, nhưng yếu tố gây ung thư chính là truyền nhiễm, ở đây chúng ta đang nói về vi khuẩn Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê là tác nhân gây ung thư chính. Helicobacter pylori sống ở các vùng khác nhau của dạ dày và tá tràng, có thể xuyên qua lớp chất nhầy dạ dày để định cư trên bề mặt tế bào biểu mô dạ dày, gây tổn thương tế bào biểu mô, gây viêm teo dạ dày mãn tính, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng sinh quá mức của tế bào biểu mô niêm mạc. Sau cùng, nó dẫn đến biến dạng và ung thư dạ dày.
TIN [/size]Theo chuyên gia khi nốt ruồi trên cơ thể thay đổi kích thước, màu sắc… thì cần phải lưu tâm tới nguy cơ ung thư.
- Ths.Bs Phạm Duy Linh - khoa Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết, mới đây, bác sĩ tiếp nhận điều trị cho một trường hợp nam giới 68 tuổi (tại Hà Nội), có nốt ruồi bẩm sinh vùng trán trên lông mày trái. Tuy nhiên, nốt ruồi của bệnh nhân lớn nhanh bất thường, ngứa ngáy khó chịu, gãi gây lở loét da, chảy dịch…
Thấy nốt ruồi phát triển có sự bất thường bệnh nhân mới đi khám. Sau khi, được thăm khám và làm các xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán: ung thư hắc tố da (Melanoma).
Theo bác sĩ Linh khi khai thác tiền sử bệnh nhân có chia sẻ, các triệu chứng nốt ruồi phát triển tăng kích thước đã có trong một thời gian dài. Nhưng bệnh nhân quan niệm nốt ruồi ở vị trí cung mày là "phong thủy" nên không muốn đi khám vì sợ mất tài lộc.
Bác sĩ Linh đang khám cho bệnh nhân (nguồn ảnh: Bác sĩ cung cấp)
Bác sĩ Linh cho rằng: "Việc phỏng đoán số phận, tính cách con người thông qua nốt ruồi cũng chỉ là thông tin truyền miệng, đúc kết từ kinh nghiệm dân gian.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học hay công trình nào chứng minh được nốt ruồi có hoặc không có ảnh hưởng đến tướng số. Do vậy, các thông tin đều mang tính chất tham khảo, người dân không quá nên tin vào đó".
Đại đa số nốt ruồi trên da là lành tính, nhưng có một số nốt ruồi là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh ung thư hắc tố tế bào da. Ung thư hắc tố có thể giống một nốt ruồi lành tính và vô hại nhưng dần dần nó sẽ rối loạn cấu trúc và tăng kích thước.
Bác sĩ Duy Linh tư vấn, ung thư hắc tố có nguy cơ cao mắc ở người có nhiều nốt ruồi, nhất là trường hợp có trên 100 nốt ruồi khắp cơ thể. Bác sĩ Linh cũng đưa ra các dấu hiệu nốt ruồi tiến triển thành ung thư cần phải được khám chuyên khoa, cụ thể:
- Thông thường nốt ruồi có hình tròn và bầu dục, hai bên đối xứng nhau, nhưng với nốt ruồi có nguy cơ ác tính thì hai phía không đối xứng.
- Đường viền bất thường: Các nốt ruồi lành tính có đường viền mềm mại, cong tròn nhưng nốt ruồi ác tính lại có viền khúc khuỷu, không đều.
- Màu sắc không đồng nhất: Thay vì chỉ có màu nâu hay đen, nốt ruồi có nguy cơ ác tính thường chỗ đậm, nhạt, chỗ đen, nâu hoặc mất sắc tố.
- Kích thước lớn: Các nốt ruồi có kích thước trên 6mm được đánh giá có yếu tố nguy cơ.
- Phát triển bất thường: Với nốt ruồi có nguy cơ ác tính thường có thời gian chuyển từ kích thước nhỏ tới lớn rất ngắn, có thể chỉ trong vài tháng.
Cũng theo khuyến cáo của chuyên gia, khi có 1 trong 5 dấu hiệu trên cần phải đi khám chuyên khoa sớm. Trường hợp nốt ruồi có nguy cơ ung thư hoá sẽ được bác sĩ tư vấn cách điều trị.
Tẩy nốt ruồi có tăng nguy cơ ung thư?
Theo bác sĩ Duy Linh, một số trường hợp khi nốt ruồi xuất hiện ở vị trí gây mất thẩm mỹ hoặc có kích thước "ngoại cỡ" có thể loại bỏ.
Rõ ràng việc tẩy nốt ruồi có tác dụng về mặt thẩm mỹ. Tẩy nốt ruồi có thể thay đổi diện mạo, khiến bạn tự tin hơn.
Tuy nhiên, bác sĩ Linh khuyến cáo, nhiều trường hợp đi đốt nốt ruồi ở spa bằng những phương pháp như: laser, đốt điện, chấm tẩy bằng hóa chất mà chưa loại trừ được nguy cơ ác tính. Điều này khiến tổn thương ung thư lan rộng, xâm lấn sâu và rộng hơn, gây ra những hậu quả đáng tiếc. Do vậy, trước khi tẩy nốt ruồi, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm để có thể xóa nốt ruồi an toàn và hiệu quả.
[img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Nốt ruồi mọc ở 6 vị trí này trên cơ thể rất dễ trở thành ung thư
TheoThể thao văn hóa Copy link
[b]0Chia sẻ[/b]Sao chép link
- Không muốn "rước ung thư" thì thèm đến mấy cũng nên tránh xa những thực phẩm "sát thủ" dạ dày này
Thanh Huyền (Tổng Hợp)Theo Tiền Phong5 ngày trước
Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp, đứng đầu trong các bệnh lý đường tiêu hoá. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh xa những món ăn hại dạ dày là một trong các biện pháp giúp điều trị bệnh, ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
Bệnh về dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ em cho đến những người cao tuổi. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết axít. Chế độ ăn trong bệnh dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết axít, giảm tác dụng của axít dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.
Bệnh thường bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị trợt, sung huyết thậm chí xuất hiện ổ loét. Tùy vị trí viêm hoặc loét khác nhau mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, bờ cong nhỏ, hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tá tràng...
Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính, thậm chí có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Những loại thực phẩm gây hại dạ dày
Rau củ quá nhiều chất xơ
Đa số thực phẩm như rau củ quả đều chứa chất xơ có lợi cho cơ thể nhưng một số loại lại chứa cả các loại carbohydrate (carb) gây khó tiêu nếu ăn nhiều. Bởi vậy, nếu ăn các loại thực phẩm này thường xuyên, bạn sẽ dễ gặp vấn đề về dạ dày.
Ăn mặn
Ăn mặn chẳng những làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, mà còn gây viêm dạ dày, về lâu dài có thể gây ung thư dạ dày. Bởi muối là “thủ phạm” thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) - loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn tới ung thư.
Theo một nghiên cứu của tác giả D’Elia và cộng sự thực hiện trên 270 nghìn người trong 6 - 15 năm cho thấy: những người ăn nhiều muối có nguy cơ ung thư dạ dày tăng 68% so với những người bình thường.
Cà phê
Cà phê có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng và gây đau bụng. Ngoài ra, caffeine trong cà phê cũng có thể khiến dạ dày sản xuất axit quá mức nên gây viêm loét và những cơn đau trầm trọng hơn.
Do đó, nếu không muốn dạ dày đau nặng hơn thì bạn nên hạn chế cà phê. Nếu có thèm thì chỉ nên uống một ít vào lúc đã no. Tuyệt đối không nên uống cà phê lúc bụng đói để tác hại không nghiêm trọng thêm.
Tỏi
Tỏi là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị đau dạ dày thì hạn chế ăn tỏi là việc làm đúng đắn. Vì trong tỏi có chứa fructan, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, ruột, gây đầy hơi, khó chịu.
Tuy nhiên, những lúc dạ dày không đau thì bạn vẫn có thể thưởng thức một ít tỏi nếu thích.Ngoài ra bạn có thể ăn tỏi đã nấu chín, khi đã được nấu chín, tỏi sẽ giảm nhiều tác hại đến dạ dày.
Các chế phẩm từ sữa
Các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa có chứa lactose là món ăn không phù hợp với bệnh nhân không dung nạp lactose và những người không thể dễ dàng tiêu hóa lactose, vì vậy, sau khi ăn có thể dễ bị đầy hơi bụng. Uống quá nhiều lactose có thể gây ra hoặc làm cho tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.
Thực phẩm giàu chất béo
Kem, thịt, pho mát mềm đều chứa nồng độ chất béo cao và không có lợi nếu như dạ dày của bạn đang bị tổn thương. Đó là bởi vì các loại thực phẩm béo kích hoạt thụ thể hóa học trong dạ dày làm chậm rỗng dạ dày, khiến bạn cảm thấy đầy chướng bụng
Những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao như các loại hạt sẽ khiến bạn bị chướng bụng. Điều này sẽ có lợi nếu như bạn đang muốn giảm cân nhưng không tốt chút nào nếu như bạn đang cảm thấy khó chịu
Những thực phẩm giàu axit
Những loại trái cây họ cam quýt cùng với các loại thực phẩm từ cà chua có tiềm năng gây ra trào ngược axit.
Điều này cũng hoàn toàn đúng với các loại nước ép từ trái cây. Vì vậy trong khi một ly nước táo ép được coi là tốt thì một ly nước ép cam lại không phải là lựa chọn tốt nhất. Ngoài các loại trái cây từ họ cam quýt, những loại trái cây khác đều tốt cho sức khỏe.
Sau khi ăn cay có thể có cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy xảy ra. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày thì hãy chọn thức ăn nhẹ, chẳng hạn như cháo kê là một món tốt cho dạ dày, tránh các thức ăn cay như ớt và tỏi, để không kích thích hệ tiêu hóa và làm tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Đồ ăn cay, nóng
Sau khi ăn cay có thể có cảm giác buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy xảy ra. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày thì hãy chọn thức ăn nhẹ, chẳng hạn như cháo kê là một món tốt cho dạ dày, tránh các thức ăn cay như ớt và tỏi, để không kích thích hệ tiêu hóa và làm tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Rượu
Giống như nhiều loại thực phẩm không có lợi khác, rượu có thể làm tăng tiết axit dạ dày. Tiến sĩ Chutkan cho hay rượu chứa chất khó chuyển hóa, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, và không tốt với gan. Những người gặp vấn đề về gan không nên uống nhiều rượu và bất cứ ai có vấn đề về dạ tốt nhất nên tránh xa.
Thực phẩm chế biến
Không giống như nước ngọt, thực phẩm đã qua chế biến với hạn sử dụng dài thường có rất nhiều hóa chất, bao gồm cả chất bảo quản, trong đó có những chất có thể gây khó chịu dạ dày của bạn. Vì vậy, ngay cả khi một lon mì spaghetti trông thật hấp dẫn, được đặt ngay trước mặt bạn, bạn cũng nên bỏ qua, nước sốt cà chua có thể sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.
Những thực phẩm tốt cho dạ dày
Những thực phẩm có tác dụng hút dịch vị axit của dạ dày: Bánh mỳ, bánh ngọt, bánh qui.
Những thực phẩm làm giảm tiết dịch vị axit và làm giảm cơn đau dạ dày: Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, nếp, xôi, cháo, khoai lang, khoai tây luộc nhừ.
Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ trong điều trị đau dạ dày: Các loại rau lá non như bắp cải, giá đỗ cung cấp chất xơ và lượng vitamin K dồi dào, giúp tăng cường máu lưu thông đến dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày và cải thiện hiệu quả tình trạng đau dạ dày.
Những thực phẩm giúp vết loét nhanh lành (ví dụ như người bị loét dạ dày):
Thực phẩm giàu chất đạm, kẽm, canxi (thịt, cá, tôm...).
Những thực phẩm cải thiện vấn đề thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất do tình trạng tiêu hóa và hấp thu kém ở người bị đau dạ dày mạn tính: Ngũ cốc, các loại trái cây màu cam đỏ, rau củ có màu xanh đậm, ... rất giàu magie, sắt, kẽm và vitamin A , B, D.
Chuối: Là thực phẩm dễ ăn, có tác dụng cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa nhờ vào hoạt chất pectin có trong chuối. Chuối còn có thể trung hòa axit trong dạ dày giúp giảm tình trạng sưng, viêm loét dạ dày – tá tràng và đường ruột. để trung hòa axit dạ dày cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, tốt nhất là nên ăn chuối chín sau khi đã ăn no.
Đu đủ: Ăn đu đủ chín tốt cho dạ dày, tạo cảm giác dễ chịu, làm giảm bớt những triệu chứng đầy bụng khó tiêu và kích thích đường tiêu hóa. Trong đu đủ có chứa papain, là một enzyme có khả năng phân giải protein trong thức ăn và giúp hạn chế sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, ăn đu đủ chín sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, giảm thiểu đáng kể tình trạng khó tiêu, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
Sữa chua: Mặc dù sữa chua có vị chua nhẹ nhưng nồng độ axit trong sữa chua rất thấp so với lượng axit trong dịch vị dạ dày. Do đó, người bị đau dạ dày không cần lo ngại khi ăn sữa chua. Ngược lại, các vi khuẩn lên men có trong sữa chua sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, kích thích tiết ra chất bảo vệ tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch tại chỗ. Ngoài ra, acid lactic được chuyển hóa từ trong sữa chua có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày – tá tràng). Vì vậy, người bị đau dạ dày ăn sữa chua sẽ rất có lợi nhưng phải ăn khi no, không được ăn khi đói.
Gừng: Gừng là một gia vị phổ biến và cũng được dùng như một phương thuốc đơn giản, an toàn để điều trị tình trạng đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Trong gừng có các chất như oleoresin và tecpen có tác dụng sát trùng, giảm đau và kháng viêm rất tốt. Có thể dùng trực tiếp gừng tươi như ăn kẹo gừng, uống trà gừng hoặc nấu chín cùng với các món ăn để dùng như một hoạt chất bổ sung. Dù sử dụng ở hình thức nào thì gừng đều có thể phát huy tốt công dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý không được điều trị đau dạ dày bằng cách lạm dụng quá nhiều gừng, vì có thể gây ra ợ nóng, tiêu chảy, thậm chí đau dạ dày kéo dài.
Mật ong : Là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, mang lại nguồn năng lượng dồi dào cũng như đa dạng thành phần khoáng chất và chất chống oxy hóa. Dù có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng nhưng mật ong lại rất dễ tiêu hóa, ít gây ra tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Do đó, mật ong thường được dùng để bổ sung các vi chất cần thiết, đồng thời hạn chế tình trạng sụt cân, suy nhược ở người bệnh đau dạ dày mãn tính.
Ngoài ra với kết cấu đặc, dạng sánh mịn và độ dính cao, mật ong còn có khả năng tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Các loại đường như glucose, fructose, maltose và sucrose trong mật ong có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dịch vị, giúp bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng viêm, loét niêm mạc đường tiêu hoá. Từ đó sẽ giúp giảm đau dạ dày và một số triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua và nóng rát thượng vị. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa một loại protid là defensin -1 có thể ức chế virus, vi khuẩn và nấm phát triển bên trong dạ dày và ống tiêu hóa.
Nghệ: Là vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Curcumin là một hoạt chất có trong nghệ, giúp xoa dịu cơn đau dạ dày và thúc đẩy nhanh tốc độ hồi phục của những vết loét. Tuy nhiên, do curcumin rất khó tan trong nước và độ hấp thu cũng không cao nên phải sử dụng nhiều nghệ trong thời gian dài mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.
Cam thảo một phương thuốc phổ biến điều trị chứng khó tiêu và giúp ngăn ngừa loét dạ dày. Tuy nhiên, trong cam thảo có chứa glycyrrhizin (DGL) là một hoạt chất tự nhiên có nguy cơ gây ra một số vấn đề sức khỏe nếu tiêu thụ số lượng lớn như tăng huyết áp , mất cân bằng nước điện giải, giảm nồng độ kali máu. Do đó, chỉ nên sử dụng chế phẩm cam thảo không có chứa glycyrrhizin để làm giảm cơn đau và khó tiêu do loét dạ dày.
Những món ăn tốt cho dạ dày
Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày thì cách chế biến để tạo ra các món ăn dễ tiêu hoá, dễ hấp thu, phù hợp với tình trạng đau dạ dày cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Dưới đây là những món ăn tốt cho dạ dày:
Cháo, súp như cháo thịt gà, cháo thịt heo băm nhuyễn; cháo cá hoặc các loại cháo hải sản (cháo tôm, cháo ngao, cháo hàu) rất giàu kẽm giúp vết loét nhanh lành; súp bắp cải thịt gà, súp đậu xanh bí đỏ, súp thịt bò nấu với cà rốt khoai tây ăn cùng với bánh mì. Cháo và súp là những món ăn vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa rất dễ tiêu hóa dễ hấp thu, giúp cho dạ dày không cần phải co bóp nhiều, từ đó xoa dịu những cơn đau dạ dày.
Bánh mì là một lựa chọn phù hợp cho người bị viêm dạ dày. Bánh mì với thành phần chính là tinh bột sẽ giúp hút sạch hết lượng axit dịch vị dư thừa ở trong dạ dày. Bánh mì có thể ăn kèm cùng với trứng, vừa giàu protein vừa trung hòa axit, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein và vitamin, trung hòa axit trong dạ dày, đặc biệt là acid lactic có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chỉ uống sữa sau khi đã ăn no ̧ tuyệt đối không uống sữa tươi lúc bụng đói vì sẽ khiến dạ dày co bóp nhiều hơn dẫn đến các cơn đau thắt. Uống một cốc sữa tươi lúc khoảng 1h sau bữa ăn sáng là thời điểm thích hợp giúp bồi bổ cơ thể.
Các loại sinh tố trái cây (đu đủ, bơ, dưa hấu) và nước ép rau quả (bắp cải, giá đỗ, cà rốt) có tác dụng cung cấp các loại vitamin và khoáng chất giúp nhanh lành vết loét.
Khi bị viêm dạ dày, ngoài triệu chứng đau còn có thể xuất hiện tình trạng nôn ói và tiêu chảy, dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Mất nước và chất điện giải nhẹ thường có thể hồi phục bằng cách uống nhiều nước khoáng. Ngoài ra, trà cũng là một chọn lựa. Các loại trà tốt cho dạ dày là trà hoa cúc và trà bạc hà.
Trà hoa cúc có khả năng làm giảm các vấn đề về đường tiêu hoá, bao gồm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn, tiêu chảy. Trà bạc hà có thể đem lại lợi ích sức khỏe cho người mắc hội chứng ruột kích thích bị đau dạ dày.
[img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Bác sĩ chỉ ra 8 nguyên nhân bụng phát ra âm thanh lạ dù đã ăn no, coi chừng nhiều bệnh nguy hiểm
TheoTiền Phong Copy link
- [img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]
Be Vegan, make peace.