GRT: Tĩnh Lặng - LTP
#68
Paṭṭhāna - Duyên Hệ Duyên

https://toaikhanh.com/videotext.php?vid=cDdxF91xgwg&abt=Duy%C3%AAn+H%E1%BB%87+v%C3%A0+Duy%C3%AAn+Sinh


Trong Paṭṭhāna có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Đó là:
  1. Hetu-paccayo: Root condition, Nhân Duyên.

  2. Ārammaṇa-paccayo: Fascination (Sense-Object) condition, Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên)

  3. Adhipati-paccayo: Predominance condition, Trưởng Duyên.

  4. Anantara-paccayo: Continuity condition, Vô Gián Duyên.

  5. Samanantara-paccayo: Contiguity condition, Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên)

  6. Sahajāta-paccayo: Co-nascence condition, Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời)

  7. Aññamañña-paccayo: Mutuality condition, Hỗ Tương Duyên.

  8. Nissaya-paccayo: Dependence condition, Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,)

  9. Upanissaya-paccayo: Strong-dependence condition, Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên)

  10. Purejāta-paccayo: Pre-nascence condition,Tiền Sinh Duyên (Duyên trước)

  11. Pacchājāta-paccayo: Post-nascence condition, Hậu Sinh Duyên (Duyên sau)

  12. Āsevana-paccayo: Repetition condition, Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần)

  13. Kamma-paccayo: Kamma condition, Nghiệp  Duyên.

  14. Vipāka-paccayo: Resultant condition, Quả Duyên.

  15. Āhāra-paccayo: Nutriment condition, Vật Thực Duyên.

  16. Indriya-paccayo: Faculty condition, Căn Duyên (Quyền Duyên)

  17. Jhāna-paccayo: Jhana condition, Thiền Duyên.

  18. Magga-paccayo: Path condition, Đạo Duyên.

  19. Sampayutta-paccayo: Association condition, Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)

  20. Vipayutta-paccayo: Dissociation condition, Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)

  21. Atthi-paccayo: Presence condition, Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên)

  22. Natthi-paccayo: Non-disappearance condition, Vô Hữu Duyên (Vắng mặt)

  23. Vigata-paccayo: Absence condition, Ly Khứ Duyên (Biến mất)

  24. Avigata-paccayo: Disappearance condition, Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất).
Notes: Cuốn sách Duyên Hệ Duyên Trong Đời Sống Hàng Ngày (Patthana in Daily Life), tác giả U Hla Myint, giải thích từng hệ duyên một rất chi tiết được tìm thấy tại:

http://www.tathagata.org/sites/default/f...20Life.pdf

1/ Nhân Duyên: khía cạnh thiện ác trong đời sống của chúng ta. Trong mỗi phút, chúng ta sống trong không thỉện thì ác.

2/ Cảnh Duyên: quan hệ giữa sáu trần . Sáu căn của anh mà nó thường sống với trần cảnh nào thì coi như anh đang âm thầm tạo dựng một cái tương lai cho anh thông qua trần cảnh ấy. 

Khi mà sáu căn biết sáu trần bằng tâm bất thiện, coi như sự hiện hữu của chúng ta có vấn đề. 

3/ Trưởng Duyên: Là cái gì mà nó được tô đậm nhất trong đời sống; sống nhiều với cái gì .

4/ Vô gián duyên: Là sự liên tục. 

7/ Hỗ Tương Duyên: Là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả, nhờ vậy quả được hỗ trợ.
 
10/ Tiền sanh duyên: là bất cứ cái gì ta làm bây giờ nó sẽ là nền tảng cho một cái sau. Nhờ tu mai mốt mới có thể giác ngộ; "tu" là tiền sanh duyên.

11/ Hậu sanh duyên: Là bất cứ cái gì ta làm bây giờ nó sẽ là nền tảng  liên quan đến cái trước Muốn thành Phật thì phải tu; như vậy, "Phật" là hậu sanh duyên. 

12/ Thường Cận Y Duyên: Là thói quen. 

13/ Nghiệp Duyên: Là lực tác động từ cái chủ ý trong hành đông.

14/ Quả Duyên: Là lực đẩy của những thành quả thiện ác từ quá khứ .

15/ Vật Thực Duyên: tinh thần và vật chất . Đức Phật dạy có 4 thứ thực phẩm, nuôi sống muôn loài muôn vật:

  1. Đoàn thực: là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác các loài động vật.
  2. Xúc thực: là hoạt động của 6 căn trước 6 trần
  3. Tư niệm thực: là chủ ý trong từng giây phút của đời sống. Tư niệm thực là tổng sở tư á. Có nghĩa là trong từng giây phút trôi qua, anh investment với cái vấn đề gì, thì đó là thực phẩm nuôi lớn anh.
  4. Thức thực: là cái tâm đầu thai vào các cõi, nghĩa là, tùy thuộc vào cái tâm đầu thai đó mà ta chọn cái gì để ta ăn. Thức thực này được tạo ra bởi cái thứ 3 là tư niệm thực. 
16/ Quyền Duyên: Là cái gì mà nó đóng vai trò cốt cán trong đời sống của mình. 

19/ Tương ưng duyên: Là lực đẩy có được từ sự hòa tan giữa nhân và quả. Nhân giúp quả bằng cách hòa tan vào nó.

20/ Bất Tương Ưng Duyên: nhân quả nó không cùng loại, nhưng giúp nhau; giúp nhau bằng cách tách rời ra . Ví dụ: Vợ chồng ly dị, nhưng là bạn .

21/ Hiện hữu duyên: Một cái được thêm vào thì sẽ có trăm thứ được lấy ra. 

23/ Ly khứ duyên: Một thứ được lấy ra sẽ có trăm thứ được thêm vào, giúp bằng cách vắng mặt . 



Ba cái chướng khó tránh:

1/ Nghiệp chướng: Là cái gì làm cho mình lận đận, như oan gia nghiệp chướng chẳng hạn . Khi đã tạo một cái trọng nghiệp nào đó rồi thì nó trở thành một cái ám ảnh tâm lý khôn nguôi. 

2/ Quả chướng: Là do tác động của một cái ác nghiệp quá khứ bây giờ ta phải chịu ác quả. Là tâm đầu thai, chúng ta đầu thai bằng cái tâm nào thì chính cái tâm đó ám chúng ta suốt một đời.

3/ Phiền não chướng: Khi mà ta sống nhiều với cái phiền não nào đó thì tinh thần của ta cũng không an lạc, Có 6:

1. Là mình có làm gì ai mà mình chưa xin lỗi
2. Mình có hứa cái gì mà mình quên
3. Mình có plan gì hay không
4. Sức khỏe bao gồm thực phẩm, thời tiết, chỗ ở luôn.
5. Giới luật của mình có vấn đề gì
6. Đề mục có vấn đề gì hay không?



--ooOoo--

BÀI GIẢNG 24 DUYÊN HỆ
****
DẪN NHẬP :
Toàn bộ thế giới này được thiết lập trên giả niệm – hạnh phúc & đau khổ. Do 3 thứ ( khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, tiền nghiệp) ra sao mà chúng ta Thích và Ghét khác nhau.
Thế giới được gọi là ảo vì không có gì là nam, nữ, sông , núi …. Nó chỉ gồm lục đại – (6 thứ) ráp lại gồm :
(4) Tứ Đại + (1) Hư Không +(1) Thức - 6 thứ này gọi là vũ trụ.
+ Lục đại này làm nên 6 căn & 6 trần
+ 6 trần được gọi là 6 trần khi được 6 căn biết ßà và ngược lại
 
Sanh tử là do Vô Minh trong 4 Đế - không biết 6 căn , 6 trần là của nợ nên trốn khổ tìm vui bằng cách đầu tư vào Thiện, Ác – Luân hồi chỉ là chuỗi BUỒ, VUI – THIỆN, ÁC
 
ĐỊNH NGHĨA DUYÊN HỆ, DUYÊN SINH
Duyên sinh: là hành trình sinh tử của phàm phu với một chuỗi nhân quả ghép nối nhau của 4 thứ Nhân và Quả ; Thiện và Ác ( Nhân lành quả lành; nhân xấu quả xấu ). Nhân lành đưa chúng sanh về cõi an vui, vui mấy cũng vô thường. Nhân xấu đưa chúng sanh về cõi khổ, khổ mấy cũng vô thường. Dòng luân hồi là sự tiếp nối nhau của những thứ vô thường ấy.
Duyên hệ : là những cách thức của các mắt xích duyên sinh kết nối với nhau.
 
Về mối duyên hệ giữa duyên sinh & duyên hệ ta có thể hình dung qua ví dụ sau :
1.     Con cái phải nhờ cha mẹ à có mặt ở đời à rồi lớn khôn : khía cạnh này hiểu Duyên Sinh
2.     Cha Mẹ đã hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh : thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế, học hành: khía cạnh này hiểu là Duyên Hệ
 
Duyên Sinh giải thích vì đâu ta có mặt ở đời, Duyên Hệ cho ta biết hành trình hiện hữu ấy diễn ra như thế nào.
 
CHI TIẾT CÁC DUYÊN
1/ Cảnh Duyên :
Là lực đẩy hay tác động từ những gì ta nhận biết trong đời sống.
Đời sống là sự cộng ghép của 6 căn + 6 trần. Tùy thuộc vào sự có mặt của 6 căn + 6 trần đó mà cõi sống của chúng ta ra sao ( sống với 6 căn, trần đó như thế nào -> kết quả như vậy ).
Bước đi triệt để là Tu Tứ Niệm Xứ để xem 6 trần như nhau không còn Thiện, Ác, Buồn, Vui mà chỉ còn Sanh, Diệt ( Tu với Cảnh Duyên )
2/ Nhân Duyên :
Là lực đẩy của khía cạnh thiện, ác của đời sống tâm lý tâm lý chúng sinh.
- Thập thiện, thập độ , 37 phẩm Bồ Đề - đều nằm trong nhân duyên
3/Quả Duyên :
Là lực đẩy của thiện ác từ quá khứ, chính chúng ta là nền tảng mượt mà của đời sống hiện tại của chúng ta
· Toàn bộ đời sống của chúng ta nằm trên lực đẩy của Nhân và Quả
· Quả đời này là Nhân của đời trước, thời khắc trước và chúng thường khi là điều kiện để ta tạo nên các nhân thiên ác đời này
4/ Đạo Duyên :
Dầu muốn dầu không, dầu vô tình hay hữu ý trong từng phút trôi qua, ta luôn có mặt trên những con đường dẫn về đâu đó
( Bài thơ Tình Khúc Hiên Mây – đạo duyên )
5/ Trưởng Duyên :
Là lực đẩy của những khía cạnh tâm lý mà ta thường sống trong đó mà không hề lưu ý
Là những gì tô đậm nhất trong đời sống của mình ( là hành trình nhân duyên )
- Bất cứ chuyện đời hay chuyện đạo ta cũng luôn cần đến 4 nguồn năng lượng chủ lực này :
+ Một ước muốn tha thiết – Dục : phải có ước muốn tha thiết trong cái ác thì ta mới có thể thực hiện điều đại ác – và ngược lại.
+ Một sự nỗ lực đúng mức – Cần
+ Một tâm thái thích hợp – Tâm : việc nào cũng đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục & thiền định, có việc phải nhờ đến trí tuệ thánh nhân
+ Nhận thức về đường hướng hoạt động – Thẩm ( Trí Tuệ ) : với người làm việc lành không thể thiếu ánh sáng của trí tuệ, và một việc ác rất cần bóng tối của vô minh.
6/ Thường cận y duyên : ( trong 12 duyên luôn có duyên này )
Là thói quen được hình thành do hai chặng đường do Ghét và Thích. Vấn đề ghét gì, thích gì lập lại nhiều lần thành thường cận y
Tất cả 12 Nhân Duyên đều có Thường Cận Y Duyên này
Bất cứ một hành tốt xấu nào trong tâm thức đều để lại một dấu ấn -> gọi là thường cận y duyên
7/ Quyền Duyên : ( Quyền :thành phẩn chủ yếu, thành tố căn bản )
Là lực đẩy căn bản của 22 thành tố căn bản làm nên sự hiện hữu gồm :
+ 5 thần kinh ( 5 quyền vật chất ) :Thị, thính , khứu, vị , xúc giác( vạn vật chỉ tồn tại khi được ta nhận biết )
+ 2 sắc tố giới tính : Chúng sanh trong cõi Dục mới có nam , nữ. Sắc và Vô Sắc không có phái tính. Trong 5 dục vấn dề Nam nữ hàng đầu ( dục phái tính )
+ 1 Mạn Quyền : ( sinh lực , sức sống ) của mỗi người trong vũ trụ ( Danh mạnh Quyền )
+ 1 Tâm
+ 5 Quyền Tâm Linh ( Tín, tấn , niệm , định, tuệ )
o Tín quyền : niềm tin căn cứ trên cơ sở của trí tuệ
o Tấn quyền : là sự nỗ lực trogn việc làm
o Niệm : là sự cẩn trọng
o Định : khả năng tập trung tư tưởng. Có 2 nguồn ( do công việc , do tu tập )
o Tuệ : có 3 nguồn :
· Văn : nghe học đọc từ người khác
· Tư : là khả năng thấm thía, tiêu hóa thông qua sự suy nghĩ của cá nhân
· Tu : là khả năng liên quan đến công phu thiền định hay thiền tuệ. Người tu thiền Định có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trỡ của Định Quyền ( khả năng tập trung tư tưởng ).Người tu thiền Tuệ - Tứ Niệm Xứ có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trỡ của Niệm Quyền
Người cõi Dục nhờ có được 5 Quyền này mới có điều kiện tâm lý để sống thiện và an lạc hơn người. Ở mức độ cao hơn người Dục Giới có 5 quyền này có điều kiện sanh về Phạm Thiên. Ở người đủ túc duyên giải thoát thì 5 quyền này là điều kiện giúp họ chứng Thánh. Chính 5 quyền này cấu tạo nên vũ thụ và chúng sinh.
+ 5 cảm thọ thân và tâm ( khổ- thân , ưu – khổ tâm ,lạc – sướng thân , hỷ- vui lòng , xả - cảm giác hờ hững không buồn vui sướng khổ ) :
. Lý do và điều kiện sướng khổ của chúng sinh không hề giống nhau. Tùy phước duyên và trình độ nhận thức mà mỗi người thích cái gì, thích như thế nào / ghét cái gì, ghét thế nào.Chúng sinh cõi Dục buồn vui sướng khổ trên cơ sở vật chất. Chúng sinh cõi thiền định không còn buồn khổ mà chỉ còn vui sướng nhưng không trên cơ sở vật chất mà trên nền tảng Thiền Định. Như vậy chỉ cần nhìn cảm thọ của chúng sinh ta sẽ biết họ thuộc tầng lớp nào và vì sao lại như vậy. Nói thế có nghĩa là Cảm Thọ là một thành tố quan trọng cấu tạo nên vũ trụ
+ 3 khả năng Nhận Thức : ở đây bao gồm 2 Phàm Trí & 1 Thánh Trí :
* Phàm trí : 1 trí biết lý Nhân Quả để làm lành lánh dữ và 1 trí hiểu biết Lý Tam Tướng để nhàm chán sinh tử cầu đạo Bồ Đề.
* Thánh trí : 1 trí hiểu biết nhân quả để biết cái gì cũng do duyên cấu tạo . 1 trí hiểu biết lý Tam Tướngđể cắt đứt phiền não. Hai loại thánh trí này chia thành 3 cấp độ :
.a/ Vị tri quyền : là trí sơ quả - Tu Đà Hườn thấy được Tứ Dế ( 2 điều vừa nói trên ) ở mức độ thánh nhân lần đầu tiên, cái thấy đó đủ mạnh để vị này chấm dứt vĩnh viễn thân kiến và hoài nghi đồng thời khả năng luân hồi chỉ còn kéo dài trong 7 kiếp.
. b/Dĩ tri quyền : là trí tuệ 02 tầng thánh giữa tiếp tục thấy lại 2 điều trên với sự thuần thục của một người làm lại điều mình đã làm, thấy lại điều mình đã thấy.
. c/ Cụ tri quyền : là trí tuệ La Hán nhận biết rốt ráo Tứ Đế không còn góc khuất nào và do vậy chấm dứt vĩnh viễn tất cả phiền não không còn tái sinh thêm một kiếp nào nữa.
Sở dĩ nói trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ là vì toàn bộ vũ trụ có được là do sự thiếu vắng Trí Tuệ trong 4 Đế. Thánh trí có lúc nào -> lìa bỏ vũ trụ lúc đó
Bonus : Thích ghét gì bằng ít căn càng tốt . Yên bằng 1 vài trong 6 căn thì ok , yêu bằng cả 6 căn thì le lưỡi )
Câu hỏi : Vì sao trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ ?
- Do vô minh trong 4 Đế -> tạo các nghiệp thiện ác -> tạo tâm đầu thai các cõi -> có người đầu thai , có cõi ( cấu tạo nên vũ trụ ).
- Nếu có trí tuệ thánh nhân ngược lại
8/ Tiền Sanh Duyên :
Là lực đẩy của cái trước cho cái sau có mặt. Hay nói cách khác những gì ta làm bây giờ là duyên cho tương lai.
Cái nhân có trước . Bất cứ cái gì bây giờ làm đểu để lại quả.
VD : Tôi dọn xe để chiều tôi đi chợ. Dọn xe là Tiền sanh duyên cho đi chợ
9/ Hậu sanh Duyên :
Là lực đẩy của cái sau tác động cho cái trước có mặt. Hay nói cách khác những gì bây là thừa tiếp của quá khứ
VD : Vì chiều nay đi chợ nên tôi dọn chiếc xe . Đi chợ là hậu sanh duyên cho việc dọn xe
Ví dụ Ngày thứ 3 là Tiền Sanh Duyên của Ngày Thứ 4, Nhưng là Hậu Sanh Duyên của Ngày Thứ 2
10/ Vô Gián Duyên :
Là lực đẩy cho sự liên tục.
Tu hành là làm gián đoạn những thứ không cần liên tục và giữ liên tục những thứ cần phải gián đoạn.
11. Vô Hữu Duyên :
Nhờ vào sự vắng mặt của A mà B mới có mặt. Mối quan hệ như vậy gọi là Vô Hữu Duyên
12. Câu Sanh Duyên :
Nhờ sự có mặt đồng thời của A & B mà cả hai mới có mặt ( đôi khi cùng lúc là điều kiện cho cái gì đó vận hành )
13/ Hiện Hữu Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự có mặt của cái gì đó.
Nhờ sự có mặt này thì cái kia mới có mặt ( Này là nền của cái khác ).
A giúp B bằng sự có mặt
14/ Ly Khứ Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự có vắng mặt của cái gì đó.
A giúp B bằng sự vắng mặt
· Một cái được thêm vào thì có nhiều thứ khác bị lấy ra. Một cái bị lấy ra thì nhiều thứ khác được thêm vào.
VD : nhờ có hạnh lành này có mặt -> kéo theo hạnh lành kia có mặt
15 / Thiền Duyên :
Là lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó. Gồm có 7 sức đốt ( 7 thứ lửa ) còn gọi là 7 chi thiền gồm : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xã
- Tầm : là khả năng hướng tâm đến cảnh
- Tứ : là trạng thái quan sát đối tượng
· Trong kinh ví dụ Tầm như động tác bay tới của con ong, Tứ là động tác vờn quanh đóa hoa, 2 tâm sở này có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục và ở tầng Sơ Thiền ( vốn ly dục nhưng chưa đủ mạnh ). Khi nào tâm ly dục rồi thì để nhận biết đối tượng ta cần bỏ 2 tâm sở này. Ngay cả với 1 vị la Hán tuy đã ly dục tuyệt đối nhưng khi nào tâm không trú thiền ( tức còn đang sống với 5 trần cảnh vật chất ) thì cũng phải xài 2 tâm này. Nói vậy có nghĩa là sự có mặt của 2 tâm sở này ngăn chặn sự có mặt của các tầng thiền từ Nhị Thiền trở lên. Tầm, Tứ giống cây nạng của người tàn tật, người nào còn dùng thì sức khỏe có vấn đề
· Thiền mà bị chướng ngại xét lại : giới luật , sự hối hận ( làm lỗi với ai chưa xin lỗi ), lời hứa chưa làm, công việc chưa xong, vật thực có thích hợp, đề mục có thích hợp.
16/ Vật thực duyên :
Toàn bộ cũ trụ gồm trời đất và chúng sinh trong đó với cả tinh thần và vật chất đều luôn tồn tại và vận hành với sự nuôi dưỡng của các dưỡng tố. Tinh thần có thức ăn của tinh thần, vật chất có thức ăn của vật chất. Từ hòn đá, ngọn cỏ cho đến đời sống tâm linh của một bậc thánh thảy đều nhờ đến dưỡng tố. Đức Phật thường nhắc đến 4 thực phẩm nuôi sống muôn loài muôn vật.
a/ Đoàn thực : là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác của động vật. Tùy thuộc vào thức ăn và thể tạng của từng người mà bữa ăn nào có lợi và có hại cho thân xác của ta.
b/ Xúc thực : là hoạt động của 6 căn trước 6 trần. Tùy thuộc vào ta đang sống nhiều với trần cảnh nào mà phẩm chất của đời sống ta theo đó mà được quyết định. Có những thứ chủ đề tinh thần càng theo đuổi giúp ta đi lên, ngược lại có thứ đẩy ta đi xuống.
c/ Tư Niệm Thực : là chủ ý hành động trong từng phút giây của đời sống ( Tâm sở Tư ). Cũng chính là xúc thực chia chẻ ra
d/ Thức thực : là tâm đầu thai vào các cõi, được tạo ra từ Tư Niệm Thực ( Tùy vào đầu thai bằng tâm gì mà anh sẽ mang thân tương ứng với người đó )
17. Hỗ Tương Duyên :
Là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả. Nhờ vậy quả được hỗ trợ
VD như cả hai cùng khiêng 1 vật nặng.
18. Tương Ưng Duyên :
Là lực đẩy có được từ sự độc lập, sự cách ly của nhân và quả
 
( - Dã Quỳ Nguyên Giang lượt ghi theo Course giảng của sư Toại Khanh tại Houston – Hoa Kỳ tháng 10/2019 - )
 
https://www.facebook.com/vongatanhkhong/...0680260300


--ooOoo--

24 Duyên theo A Tỳ Đàm

paṭṭhāna

Bộ cuối cùng trong 7 bộ A-tỳ-đàm có dung lượng lớn nhất trong cả Tạng bàn về 24 cách quan hệ giữa Danh Sắc với nhau. Đây là cách phân tích rốt ráo nhất về sự hiện hữu của tất cả hữu vi.

1. Nhân Duyên hetupaccaya: Gồm 6 nhân thiện và bất thiện trong mối tương quan với các tâm sở và sắc tâm, sắc nghiệp. 6 nhân được ví dụ như gốc rễ của một cội cây.

2. Cảnh Duyên ārammaṇapaccaya: Là mối quan hệ giữa 6 cảnh đối với tâm và tâm sở. 6 Cảnh ở đây được ví dụ như cây gậy của người tàn tật.

3. Trưởng Duyên adhipatipaccaya: Là mối quan hệ giữa Tứ Trưởng đối với các pháp đồng sanh, giống như quan hệ của một ông vua hay ông chủ đối với những người dưới quyền. Từ duyên gốc là Trưởng duyên, nếu phân tích thêm thì ta còn có 2 duyên nhánh là Cảnh Trưởng duyên (giúp bằng cách làm đối tượng lớn) và Câu Sanh Trưởng duyên (giúp bằng cách cùng xuất hiện và giữ vai trò chủ đạo).

4. Vô Gián Duyên anantarapaccaya: Là khía cạnh tiếp nối nhau không gián đoạn của Danh pháp trước và sau. Chính sự tương tục triền miên này là bộ mặt Vô thường, Vô Ngã của pháp hữu vi. Mối quan hệ này được ví dụ bằng hình ảnh một vị thái tử kế thừa ngai vàng của vua cha.

5. Đẳng Vô Gián Duyên samanantarapaccaya: Giống hệt như Vô Gián duyên. Kinh nói Phật giảng thêm duyên này vì nhắm đến những vị trời chưa kịp hiểu Vô Gián duyên.

6. Câu Sanh Duyên sahajātapaccaya: Là sự quan hệ giữa những thứ Danh Sắc phải đồng thời xuất hiện chung nhau mới có mặt được. Hình ảnh ví dụ là ngọn lửa mồi và ánh sáng của một ngọn đèn dầu.

7. Hỗ Tương Duyên aññamaññapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau qua mô hình cái này phải tựa vào cái kia như một cái vạc ba chân: Chân nào cũng tuyệt đối quan trọng đối với hai chân còn lại.

8. Y Chỉ Duyên nissayapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau trong trường hợp A giúp B bằnh cách làm chỗ dựa. Hình ảnh ví dụ là một người qua sông phải nhờ con thuyền hay mặt đất đối với các loài sinh vật trên cạn.

9. Cận Y Duyên upanisayapaccaya: Là sự tiếp sức lẫn nhau giữa các pháp như mưa đối với cây cỏ hay cha mẹ đối với con cái.

10. Tiền Sanh Duyên purejātapaccaya: Là sự hỗ trợ giữa các pháp với nhau bằng cách có trước để làm nền tảng. Như mặt trăng và mặt trời đối với các sinh vật trên hành tinh.

11. Hậu Sanh Duyên pacchājātapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau bằng cách xuất hiện muộn hơn. Hình ảnh ví dụ là một chú kên kên con. Theo luật thiên nhiên, kên kên mẹ không mớm mồi cho con, nên sau khi nở ra, có hình hài rồi, kên kên con phải tự tìm thức ăn. Cơn đói của kên kên con là Hậu Sanh duyên cho hình hài của nó.

12. Trùng Dụng Duyên āsevanapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách lập lại nhiều lần tác dụng của mình. Đây cũng là chuyện thường thấy trong thiên nhiên. Nói rốt ráo thì chi pháp của duyên này thuộc về nội tâm chúng sinh (giai đoạn Đổng lực) nhưng khía cạnh trùng dụng thì ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong đời sống thường nhật. Như việc người ta phải đọc lại đôi lần để hiểu một đoạn văn khó, hay như một cái chuông gió, một dòng nước suối…chỉ có thể làm được việc khi chúng tái hiện nhiều lần cách vận động cũ.

13. Nghiệp Duyên kammapaccaya: Là trường hợp tâm sở Tư tác động lên các pháp cùng sanh hay sanh sau mình. Kể cả trường hợp tiền nghiệp quá khứ (tâm sở Tư trong nghiệp thiện ác kiếp xưa) đối với 5 uẩn bây giờ cũng là trường hợp Nghiệp duyên.

14. Dị Thục Duyên vipākapaccaya: Quả báo phải do nhân trước mà có, và nhân trước phải có quả sau mới được định danh (gọi tên). Như để gọi đó là nhân dục giới hay đáo đại thì phải xem quả của nó là gì. Khi các pháp giúp nhau trong vai trò một quả báo dị thục thì được gọi là Quả duyên.

15. Vật Thực Duyên āhārapaccaya: Mối quan hệ giữa các pháp với nhau khi A giúp B trong vai trò dưỡng tố, ở đây là một trong Tứ Thực.

16. Quyền Duyên indriyapaccaya: Là sự trợ giúp của một trong 22 Quyền đối với các pháp khác, như sự hỗ trợ của các vị bộ trưởng trong các ngành.

17. Thiền Na Duyên jhānapaccaya: Là sự trợ giúp của 7 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xả) đối với các pháp khác, Danh hoặc Sắc. Chi thiền ở đây gồm cả thiện lẫn ác.

18. Đồ Đạo Duyên maggapaccaya: Là sự trợ giúp của 12 chi đạo (8 chánh đạo và tà kiến, tà định, tà cần, tà tư duy) đối với Danh Sắc thích ứng.

19. Tương Ưng Duyên sampayuttapaccaya: Là trường hợp Danh pháp hỗ trợ nhau bằng cách đan xen hoà quyện vào nhau. Cách hỗ trợ này không thể kể Sắc pháp. Duyên này được ví dụ bằng hình ảnh của các thứ dịch chất trong một chiếc lọ.

20. Bất Tương Ưng Duyên vippayuttapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau mà vẫn giữ riêng vị thế độc lập. Duyên này được ví dụ như các món nữ trang trong một chiếc hộp, hay từng thứ linh kiện trong một cổ máy.

21. Hiện Hữu Duyên atthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách cùng có mặt như bà mẹ đối với đứa bé.

22. Vô Hữu Duyên natthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng sự vắng mặt của mình, khoa học hiện đại gọi đó là luật Phủ Định, cái này phải mất đi để nhường chỗ cho cái khác.

23. Lý Khứ Duyên vigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách rời nhau, giống hệt như trường hợp Vô Hữu duyên.

24. Bất Ly Duyên avigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách không rời nhau, giống hệt trường hợp Hiện Hữu duyên.

Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới và điều thú vị là lâu nay nhiều thế hệ tăng tục Miến Điện vẫn xem bài tụng 24 Duyên là mật chú để trừ tà, xua đuổi mãnh thú hay ngăn chận thiên tai rất hiệu quả.

Trích Triết học A Tỳ Đàm

https://youtu.be/-JZd73_BRUY 
Reply


Messages In This Thread
GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2021-06-21, 03:47 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-06-22, 08:42 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-06-22, 11:29 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-06-28, 06:31 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-06-28, 06:58 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-03, 01:52 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-06, 09:44 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-06, 09:47 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-10, 06:22 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-13, 02:13 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-10, 06:53 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-13, 07:33 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-13, 08:41 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-16, 08:01 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-16, 10:48 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-17, 06:57 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-19, 12:29 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-19, 12:32 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-19, 02:00 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-19, 02:42 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-24, 01:52 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-26, 10:27 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-28, 09:21 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-28, 09:38 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-28, 09:46 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-31, 09:23 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-31, 09:31 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-07-31, 06:26 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-05, 06:59 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-07, 09:43 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-08, 07:56 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-09, 06:52 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-10, 08:44 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-10, 09:11 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-10, 02:55 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-15, 09:34 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-15, 09:49 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-15, 11:32 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-15, 01:32 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-19, 09:43 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-26, 07:00 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-08-30, 07:41 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-09-12, 05:21 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-06, 07:10 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-17, 11:34 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-19, 06:11 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-22, 01:54 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-24, 12:23 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-25, 09:16 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-25, 09:26 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-25, 09:38 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-25, 09:45 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-25, 09:50 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-10-25, 10:03 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-07, 06:20 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-13, 06:23 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-19, 12:37 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-19, 12:38 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-20, 07:43 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-20, 07:56 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-22, 07:09 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-22, 07:55 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-24, 01:54 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-11-24, 08:50 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-01, 07:43 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-02, 03:16 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-05, 07:30 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-05, 10:14 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-09, 10:53 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-11, 07:24 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-15, 06:57 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-19, 04:56 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-19, 05:05 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-19, 05:32 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-19, 06:33 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-19, 08:37 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-20, 06:25 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 12:42 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 02:07 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 02:48 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 03:36 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 04:21 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 04:39 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 05:07 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-25, 07:24 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-26, 09:18 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-26, 10:41 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-26, 02:36 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-26, 03:24 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 12:01 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 01:45 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 02:08 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 03:07 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 03:16 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 04:52 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 06:16 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 06:27 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 06:28 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 06:29 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 06:29 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2021-12-28, 06:30 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-03, 03:16 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-03, 05:13 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-04, 12:46 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-04, 12:52 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-04, 01:05 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-04, 04:34 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-08, 08:00 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-08, 03:58 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-08, 04:08 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-08, 04:13 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-08, 04:38 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-08, 07:51 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-13, 11:06 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-13, 02:02 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-01-21, 02:36 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-01, 08:39 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-05, 05:45 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-05, 05:48 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-06, 11:47 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-08, 10:17 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-10, 08:32 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-16, 09:03 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-02-27, 12:29 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-10, 02:45 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-11, 11:00 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-14, 12:12 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-21, 09:03 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-21, 09:27 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-28, 10:53 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-03-31, 03:14 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-02, 08:36 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-02, 09:16 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-02, 10:37 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-02, 10:40 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-02, 10:01 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-03, 10:07 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-07, 07:52 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-19, 07:56 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-20, 09:46 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-23, 05:35 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-23, 06:53 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-04-24, 01:09 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-04, 06:52 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-05, 03:37 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-06, 08:49 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-08, 10:12 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-13, 12:30 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-15, 01:01 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-16, 01:22 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-29, 08:34 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 09:24 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 10:02 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 10:25 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 10:34 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 10:43 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 10:48 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-05-31, 10:59 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-06-30, 11:58 AM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-07-13, 01:13 PM
RE: Tĩnh Lặng - by LeThanhPhong - 2022-08-02, 10:30 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-08-22, 08:48 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-08-23, 12:40 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-08-24, 06:25 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-08-24, 11:58 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-09-06, 10:21 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-09-23, 01:19 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-06, 12:19 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-10, 07:23 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-16, 11:29 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-28, 12:22 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-31, 07:02 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-31, 08:54 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-10-31, 08:59 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-11-10, 05:00 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-11-13, 07:35 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2022-11-13, 09:28 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-01-29, 09:14 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-01-29, 09:15 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-01-29, 09:17 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-02-06, 09:59 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-02-17, 03:54 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-02-19, 06:10 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-02-19, 06:21 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-02-20, 04:14 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-04-29, 05:05 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-04-29, 08:04 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-05-11, 11:54 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-06-28, 12:18 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-06-28, 09:55 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-06-28, 10:11 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-09-17, 10:25 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-09-17, 10:44 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-09-17, 10:48 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-09-17, 11:35 PM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-12-25, 07:34 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2023-12-27, 12:12 AM
RE: GRT: Tĩnh Lặng - LTP - by LeThanhPhong - 2024-01-01, 08:40 AM