2018-01-21, 11:54 PM
Những giai thoại về Cố Hòa thượng Thích Giác Nhiên (Trich trong Thiền môn xứ Huế .Trang nhà Liểu Quán,Huế)
10/06/2009 22:39Trường Khánh – Trường Sanh
Trường Khánh – Trường Sanh ghi.
10/06/2009 22:39Trường Khánh – Trường Sanh
Kích thước chữ:
Những mẫu chuyện nhỏ dưới dây, có trong khoảng thời gian từ 20 năm lại đây được các thầy ở tổ đình Thiền Tôn Huế ghi lại, đôi chuyện, nghe qua có vẻ hoang đường thần thoại nhưng là những chuyện có thật xảy ra trong thời sinh tiền của Đức Tăng Thống Thích Giác Nhiên. Chuyện nhờ công hạnh tu hành đức độ mà cảm hóa được chim muông thú vật, không phải là chuyện hiếm hoi trong lịch sử và trên thực tế. Chúng tôi cho đăng tải để cống hiến Phật tử xa gần.
1. BIẾT TRƯỚC NẠN XỨ
Thầy Mậu Lâm có chí cần cù nhẫn nại. Thầy đã tự khai một khu rẫy ở cạnh giếng chùa. Sáng nào thầy cũng dậy sớm. Sau khi công phu xong, thầy vác cuốc đi phơ rẫy đến khi trời sáng hẵn mới trở về chùa lau quét.
Một sáng nọ, vừa vác cuốc đi ra, thầy đã thấy Cố (danh từ mà các thầy trong chùa dùng để xưng với Đức Tăng Thống) đứng ở cửa liêu. Ngài nhìn thầy Mậu Lâm và dạy:
- Hãy lui đã. Sáng nay đi gặp nạn.
Nghe vậy thầy Mậu Lâm cúi chào Cố rồi trở lui. Năm phút sau, một tiếng nổ vang dội ở phía giếng. Số là hồi đó, có một bác cư sĩ lối xóm, thường hay lên chùa ngủ và coi chừng giùm, sáng ngày lại về. Sáng hôm đó, khi bác về, con chó của bác tung tăng chạy trước, đến gần giếng thì tiếng nổ đã làm con chó chết tại chỗ. Phát hiện ra thì đó là tiếng nổ của một quả đạn B40, không biết có từ hôm nào.
Nếu Cố không ngăn, thầy Mậu Lâm đã lâm nạn trên đường mà sáng đó thầy đi qua. Không hiểu sao Ngài đã linh cảm được chuyện sẽ xảy ra!
2. ĐÓM LỬA TÌNH THƯƠNG
Sau khi đã phát xong đám rẫy, tăng chúng trong chùa quyết định đốt rẫy để trồng sắn. Việc này được bạch Cố, Cố dạy:
- Bao giờ đốt?
- Bạch Cố, chiều nay.
- Khoan đã ba ngày sau hãy đốt.
Chúng tôi hoãn ngày đốt lại, và từ đó sáng nào Cố cũng chống gậy ra khu rẫy. Ngài đứng ở khu rẫy, chúng lấy làm ngạc nhiên trước việc làm của Cố. Ngài dạy:
- Cực chẳng đã mình mới chặt cây đốt rừng. Điều này luật đã cấm, nhưng trường hợp đặc biệt này, mình phải báo tin để cho mọi loài hiện sống trong khu rẫy này di chuyển đi nơi khác, vì lòng từ bi, chúng ta không nên quên công việc thiện dù là nhỏ nhặt này.
Đến lúc nổi lửa đốt rẫy, chúng tôi nghĩ rằng cũng không sao khỏi có ít nhiều chúng sinh không thoát chết trong lần đốt rẫy này, nhưng đại đa số đều đã di cư nơi khác.
Đến lúc nổi lửa đốt rẫy, chúng tôi nghĩ rằng cũng không sao khỏi có ít nhiều chúng sinh không thoát chết trong lần đốt rẫy này, nhưng đại đa số đều đã di cư nơi khác.
Tình thương của Đức Tăng Thống thật đã tỏa rộng và bao trùm muôn loài.
3. CHUYỆN MỘT CÂY BÙI
Phía sau nhà hậu Tổ đình Thiền Tôn, có một cây Bùi, lớn bằng hai người xoác. Cây Bùi quá già cỗi, nên đã khô chết. Chúng tăng quyết định nhờ hai bác thợ rừng đốn làm củi. Điều đáng làm mọi người ngạc nhiên là trước những nhát rìu mạnh và sắc của hai bác thợ, vẫn không làm xây xuể thân cây.
Thấy vậy, chúng tôi vào trình lại Cố. Ngài chống gậy bước ra và dạy:
- Cây Bùi tuy đã già chết, nhưng nó lại là nơi an của người ta, những người khuất mặt khuất núi. Muốn hạ, trước hết phải cáo cho họ biết.
Dạy xong, Ngài đến đứng gần cây Bùi, miệng lâm râm điều gì không ai nghe rõ, năm phút sau, Ngài hướng về hai bác thợ và bảo:
- Bây giờ các đạo hữu hãy chặt đi, tôi đã xin phép cho rồi đó.
Từ đó hai bác thợ mới thực hiện xong việc hạ cây Bùi.
Câu chuyện có mang màu sắc huyền thoại, nhưng có ai được sống bên Cố, được mục kích tận mắt thấy được sức mạnh của nguyện lực. Điều này không lạ đối với chư vị chân tu liễu đạo.
Trường Khánh – Trường Sanh ghi.