2018-08-23, 01:29 AM
Cứu Độ và Giác Ngộ có thể hiểu trên ba phương diện ...
Khái niệm, ngôn từ, và hiện thực.
Vì chúng ta hiện tại tạm gọi là không có ai giác ngộ đến mức chín muồi. Nên những khái niệm về giác ngộ của chúng ta chỉ là những khái niệm vay mượn qua ngôn từ của người khác nói lại. Mà từ ngôn từ đó khi đi vào tâm khảm của chúng ta, nó lại được thanh lọc lại, hay hiểu khác đi theo sở thích của chính chúng ta nữa. Thế cho nên sự Giác Ngộ, Cứu Độ hiện thực, như là một thực thể ở ngoài chúng ta, là điều chúng ta không thực sự hiểu biết. Trừ khi nào chính chúng ta đạt được hay nếm đươc cái kinh nghiệm đó thì nó mới là hiểu biết của mình.
Giác Ngộ của Phật Giáo là gì?
Mục đích của Phật Giáo Nguyên Thuỷ là thoát khổ. Thế cho nên người tu tập hành trì 4 diệu đế là để diệt khổ. Khi họ hết khổ thì đó gọi là Giải Thoát.
Phật lại chủ trương về Không, sự Giác Ngộ giải thoát cũng đưa đến chổ Không, có nghĩa là bạn không còn cái Ngã, cái tôi. Khi bạn hoàn toàn diệt được cái Tôi, cái Ngã thì bạn Giác Ngộ và Giải thoát. Nhưng lúc đó bạn không còn là bạn nữa, vì bạn không có cái tôi. Thế thì bạn là gì? Bạn có còn là bạn sau khi chết và nhập Niết Bàn? Phật Thích Ca có còn là Phật Thích Ca và tồn tại sau khi nhập điệt? Phật không trả lời điều này.
Thiền Tông lại còn đi triệt để hơn, đó là theo Tứ Cú, -- Có , không, không có, không không đều là hư cấu. Có nghĩa là sau khi giác ngộ và chết, bạn không còn là bạn và sẽ ở vào một trạng thái vô ngã và vô thể. Khó hiểu quá phải không?
Như thế thì câu "Tự đốt đưốc mà đi đó, ai đốt đuốc?" Cái ngã đốt đuốc hay cái vô ngã đốt đuốc?
Tôi chỉ nói để thấy cái rắc rối của khái niệm và ngôn từ thôi. Hiện thực có thể là một điều khác.
Khái niệm, ngôn từ, và hiện thực.
Vì chúng ta hiện tại tạm gọi là không có ai giác ngộ đến mức chín muồi. Nên những khái niệm về giác ngộ của chúng ta chỉ là những khái niệm vay mượn qua ngôn từ của người khác nói lại. Mà từ ngôn từ đó khi đi vào tâm khảm của chúng ta, nó lại được thanh lọc lại, hay hiểu khác đi theo sở thích của chính chúng ta nữa. Thế cho nên sự Giác Ngộ, Cứu Độ hiện thực, như là một thực thể ở ngoài chúng ta, là điều chúng ta không thực sự hiểu biết. Trừ khi nào chính chúng ta đạt được hay nếm đươc cái kinh nghiệm đó thì nó mới là hiểu biết của mình.
Giác Ngộ của Phật Giáo là gì?
Mục đích của Phật Giáo Nguyên Thuỷ là thoát khổ. Thế cho nên người tu tập hành trì 4 diệu đế là để diệt khổ. Khi họ hết khổ thì đó gọi là Giải Thoát.
Phật lại chủ trương về Không, sự Giác Ngộ giải thoát cũng đưa đến chổ Không, có nghĩa là bạn không còn cái Ngã, cái tôi. Khi bạn hoàn toàn diệt được cái Tôi, cái Ngã thì bạn Giác Ngộ và Giải thoát. Nhưng lúc đó bạn không còn là bạn nữa, vì bạn không có cái tôi. Thế thì bạn là gì? Bạn có còn là bạn sau khi chết và nhập Niết Bàn? Phật Thích Ca có còn là Phật Thích Ca và tồn tại sau khi nhập điệt? Phật không trả lời điều này.
Thiền Tông lại còn đi triệt để hơn, đó là theo Tứ Cú, -- Có , không, không có, không không đều là hư cấu. Có nghĩa là sau khi giác ngộ và chết, bạn không còn là bạn và sẽ ở vào một trạng thái vô ngã và vô thể. Khó hiểu quá phải không?
Như thế thì câu "Tự đốt đưốc mà đi đó, ai đốt đuốc?" Cái ngã đốt đuốc hay cái vô ngã đốt đuốc?
Tôi chỉ nói để thấy cái rắc rối của khái niệm và ngôn từ thôi. Hiện thực có thể là một điều khác.