2018-08-14, 07:32 PM
(2018-08-13, 05:04 PM)quexua Wrote: Anatta: Theo nhà Phật, thì hành thiện lành (bao gồm giữ giới căn bản) giúp cho tâm được thanh thản, an ổn hiện thời, và được quả tái sanh tốt đẹp đời sống sau, hoặc có thể hiện tại, chứ không thể đưa đến chứng đạo quả nhập lưu. Đạo quả Nhập lưu (Tu đà hoàn) và các bậc kế tiếp, thì chỉ có hành thiền quán (tuệ) Tứ Niệm Xứ, thấu rõ tam pháp ấn, mới đạt được. Còn minh thứ ba trong tam minh là Lậu Tận Minh -- nhổ bật tận gốc các ô nhiễm tham sân si trong tâm -- cũng thế, chỉ có hành thiền tuệ quán TNX mới đắc được.
QX:
Tại sao người Thiện Lành lại được ân điển Chúa Thánh Thần đổ xuống (tương đương với thánh quả nhập lưu?)
Người thiện lành ở đây QX nói đến là ở bản chất chứ không phải là người thi hành thiện lành. Người bản chất thiện lành không cần phải thi hành thiện lành vì tự họ đã thiện lành.
Bạn có bao giờ gặp những người mà người ta nói là "beautiful inside out?" Người thiện lành là như thế đó. Dưới đây là một số bản chất của người thiện lành:
- Họ chỉ có một lòng, một mặt, chứ không hai mặt. Giống như Chúa và Phật, hay các thánh nhân, thường chỉ có một mặt. Họ không làm hại hay chửi bới sau lưng bạn, nhưng trước mặt thì làm ra vẻ hiền lành.
- Họ không bao giờ làm hại, đã kích người khác, hay tôn giáo vì thù ghét.
- Họ muốn làm việc ích lợi cho mọi người.
Vì sao những người bản chất thiện lành lại được ân Chúa Thánh Thần?
- Người thiện lành là kết quả của sự luyện tập, học tập các điều được dạy dổ ở gia đình tốt lành và tôn giáo. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Nếu bạn thực hành Bát Chánh Đạo hoặc các điều Chúa dạy một cách sốt sắng trong thời gian lâu dài thì mới được cái bản chất thiện lành như trên.
- Người học thiền hay luyện tập để mong được chứng quả thì sẽ không chứng quả. Lý do giản dị là vì lòng ham muốn, mong được thần thông hay quả vị. Trong khi đó, mục đích của Đạo không phải là để đạt quả vị mà là để có tâm Thiện Lành.
- Những người bản chất thiện lành bây giờ là hàng hiếm và sắp tuyệt chủng. Đây mới là hàng xịn của các tôn giáo mà không phải dễ tìm. Bạn có thể đốt đèn đi ra chợ tìm đỏ con mắt chưa chắc đã gặp được một người.
- Tất cả các tôn giáo tốt và thiện trên thế gian này nói tóm lại đều là tài sản chung của nhân loại, và là phương tiện để giúp đỡ cuộc sống, xã hội và con người trờ nên thiện lành. Đó là ý chính.
- Thế cho nên những người có bản chất thiện lành, không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên, và do đó, họ sẽ được Chúa bless và đổ ân phúc thần khí xuống.
- Ngài Huệ Năng cũng có nói, những người tâm sáng thì không cần phải thiền, cũng là ý này. Khi người có tâm thiện lành tâm sáng thì giống như trái đã chín muồi, chỉ cần chờ cơ hội là nó rụng, ủa lộn, bùng phát. Đó là lý do bên PG có nhiều người chỉ cần một câu là ngộ, chứng quả. Còn có người thì thiền cả đời mà vẫn hoàn không.
Chào buổi chiều, bạn Quexua... :-)
Trước khi nói lên suy tư của mình qau cái post ở trên của Qx, thì anatta cảm thấy nên rào đón một chút lý do vào thread này chuyện trò trao đổi với Qx. Đôi khi tôi vào thread này và thấy bạn đặt ra đôi câu hỏi, nêu ra vài vấn đề, nhưng ít thấy ai tham dự. Và Qx ngoài việc hiểu biết về tôn giáo của bạn, thì cũng có hiểu biết các đạo lý khác, thì dụ như Phật đạo. Vì lý do đó, nên tôi vào trao đổi với bạn. Có nhiều khi, anatta tìm những từ ngữ trình bày ý kiến của mình cho rõ ràng, để tránh hiểu lầm, thì không có ý chỉ trích gì đến bạn, xin bạn Quexua thông cảm giùm.
Quote:Người thiện lành ở đây QX nói đến là ở bản chất chứ không phải là người thi hành thiện lành. Người bản chất thiện lành không cần phải thi hành thiện lành vì tự họ đã thiện lành.
Có lẽ đây là quan niệm về bản chất thiện lành của đạo Chúa hay Công giáo, nên anatta không có ý kiến.
Tuy nhiên, khi bạn nói đến tương đương như quả Nhập Lưu (của nhà Phật) thì anatta thấy nó lại mâu thuẩn. Bậc thánh Nhập Lưu họ chỉ mới diệt trừ được 3 kiết sử là Thân Kiến, Hoài Nghi, và Giới Cấm Thủ. Họ vẫn còn tham, sân, si... tức là các phẩm chất bất thiện, nhưng ít hơn người phàm tục như anatta nhiều lắm.
Bản thân Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước khi ngài thành đạo dưới cội bồ đề, thì vẫn còn chút vô minh tức là bất thiện, dù như hơi sương mờ nhạt trong tâm, chỉ sau khi giác ngộ thì ngài hoàn toàn diệt hẳn gốc rễ vô minh (si).
Về Bát Chánh Đạo, với người phàm tục thực hành dù cho tinh tấn cỡ nào đi nữa, chỉ là ngoài da, cạn cợt hời hợt. Không thể nào hoàn bị được. Giây phút trước tập được, thì vài giây phút sau đã biến mất. :-) Tuy nhiên, khi nhập vào dòng thánh Nhập Lưu, tầng thánh đầu tiên, thì Bát Chánh Đạo này sinh khởi và hiện hữu luôn luôn trong tâm vị ấy, vì thế tám chi phần của tâm này còn được gọi là Bát Thánh Đạo.
Đề cập đến việc tập thiền, thì hiện tại cá nhân anatta chẳng bao giờ nghĩ đến đắc quả chứng đạo. Nó xa xôi quá. :-) Chỉ là tập chánh niệm tâm mình thế nào thì nhận biết thế đó mà thôi. Cái cảnh giới chứng ngộ nó cao xa quá, tôi chẳng bao giờ nghĩ đến. Vì làm thế, càng sinh ra vọng tưởng. Có lần tôi đã nói như thế bên THTG Vietfun năm vừa qua, thì một người quen trách tôi không có ý cầu tiến học hỏi. Tôi cũng nín thin, biết nói gì đây? :-)
Theo nhà Phật, không có cái gì mà tự nhiên mà thành, mà có. Sự sự vật vật đều do các duyên tạo thành... nhà Phật gọi đó là chánh kiến. Vì thế, sự thiện lành cũng vậy, đều là đã do thực hành các hạnh lành, huân tập mà sinh khởi hiện hành. Theo anatta, người mà đã có bản chất thiện lành hầu như từ trong ra ngoài như bạn diễn tả, thì họ đã hành thiện từ lâu lắm rồi -- theo nhà Phật, từ rất nhiều kiếp sống đã qua. Vì thế, lời của Lục Tổ Huệ Năng mà bạn nhắc lại, hay có những người nghe một câu thì ngộ liền là có, nhưng là do họ đã tu tập nhiều lắm rồi trong nhiều kiếp sống đã qua. Anatta có đọc tài liệu ghi chép lại từ Phật pháp nguyên thỉ, thì có những trường hợp kỳ thú là vài vị sa di chỉ mới 7-8 tuổi đầu đã đắc qủa A La Hán giải thoát hoàn toàn (tức là Phật) chỉ mới sau khi được nghe giáo huấn thọ giới cạo đầu xuất gia. Và nhiều trường hợp khác nữa. Cho nên, không có gì xảy đến tự nhiên, mà là sau một quá trình tự đào luyện bản thân. Hoa có trổ, trái có chín thì cũng cần thời gian vun phân, tưới nước.
Anatta nhận thấy, làm thiện tránh dữ, thì Phật đạo và Công giáo hay các tôn giáo khác giống nhau. Nhưng nhà Phậtlại khuyên dạy thêm một điều nữa là phải thanh lọc tâm ý, tức là thiền quán. Có câu kệ sau đây mà anatta nhận thấy là tinh hoa, tóm gọn lại giáo pháp của Phật trong 40 năm ngài hoằng pháp.
Hãy làm các điều lành.
Tránh xa các việc ác.
Thanh lọc tâm, tịnh ý.
Giáo huấn chư Phật dạy.
(Kinh Pháp Cú)

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore