2018-08-13, 05:35 PM
(2018-08-12, 03:46 PM)quexua Wrote: Bạn Anatta,
Trước kia, QX tui đã từng là một seeker. Trong quá trình lăn lộn trong giới đạo lâm giang hồ trên mạng cũng như ngoài đời. Đúng là tui đã có tiếp xúc với vài người Công Giáo có thần khí, .. À hèm. Tui cũng đã gặp hay nhận ra ít nhất là có một vài người được kiến tánh thật sự dù rằng mức độ cao thất khác nhau.
Trong cuộc đàm thoại của QX tui và bạn Anatta, cần phải nhận thức rằng đây chỉ là sự trao đổi quan niệm của mỗi người, giống như ngài Bồ Đề Đạt Ma đã nói trong Quán Tâm Pháp, "Ông hỏi tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi. Nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông ; ông nếu không có tâm làm sao ông biết hỏi tôi."
Tui và bạn Annatta đang quán tâm của mình và quán tâm của ngưởi kia, chỉ là tâm quán tâm, nên không có ai đúng hay sai. Nếu điều tôi nói không hợp với quan niệm của bạn Anatta, thì bạn ấy bất đồng với tôi, và ngược lại nếu điều bạn Anatta nói không hợp với quan niệm của tui, thì tui cũng bất đồng. Dù sao thì đây cũng chỉ là quan niệm bất đồng với quan niệm. Còn sự thật ở ngoài kia nó như thế nào, chưa chắc những quan niệm này đã với tới sự thật đó. Chúng ta cần nhận thức rằng sự thật ở ngoài đời nó khác với lý thuyết và quan niệm.
Trở lại đề tài đang thảo luận bên trên, bạn Anatta đưa ra ba khái niệm hay keywords, mà tui nghĩ rằng nên phân tích từ keyword hay ý chính của mỗi đề tài. Ba keyword đó là …
- "Cầu thông" hay "hiệp nhất" với Thượng Đế, Chúa Thánh Thần.
- Tự Lực vs Tha Lực
- Người có thần khí, đạt được điều gì? Và tại sao người hiền, thiện tâm lại dễ được thần khí Chúa Thánh Thần?
Cầu thông với Thượng Đế theo quan niệm của pháp môn Quán Âm thì tui không rành lắm, vì tui không có nghiên cứu hay theo dõi và không biết gì để nói. Nhưng người có được Thần Khí Chúa Thánh Thần, gọi là channeling, có thể gọi là nối kết, tiếp nhận, bắt chước imitate, support, hay đôi khi hiệp nhất với Chúa Thánh Thần ở mức độ cao nhất. Đây là người phải rất thiện lành, không có vết xấu bợn trong tâm hồn thì mới có thể hiệp nhất được với Chúa Thánh Thần.
Người được thần khí Chúa Thánh Thần đổ xuống hay hiệp nhất với Chúa, có phải là tha lực hay không? Có phải rằng họ thụ động và thiếu tự lực hay không? Theo quan niệm của tui thì không! Bời vì sao? Bởi vì tự lực và tha lực chỉ là một quan niệm của con người đặt ra trên lý thuyết, nhưng trong thực tế điều đó khó có thể phân biệt rõ ràng.
Chúng ta thường có câu ca dao rằng, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn." Bạn nghĩ sao? Nó nói lên cái sự tự lực, tự ái cá nhân, không muốn cầu cạnh vào tha lực, và người khác. Câu này có hoàn toàn đúng không? Nhưng nếu ao nhà đục quá, có giun sán sên, hay gà vịt làm bậy dưới đó nhiều quá thì sao? Vậy phải nói là …. "Ta về ta tắm ao ta, nhưng níu mà ao đục quá thì ta đi tắm hồ, (mướn hotel sang có hồ infinity pool.)![]()
Như tui đã bàn đến trong chuyện sống một mình trên hoang đảo, chúng ta ai cũng nghĩ rằng sống hay tu trên hoang đảo là một điều hay trên lý thuyết (Tự Lực.) Nhưng trên thực tế không ai muốn sống trên hoang đảo suốt đời nếu có sự lựa chọn. Vì sao? Vì con người ta không ai chịu tu một mình, đắc đạo một mình, nó boring lắm. Con người ta thích sống theo tập đoàn, sống theo nhóm. Con người ta thích belong to, là thành phần của một cái group nào đó, một tập đoàn, đoàn thể nào đó. Có người để họ thông cảm, có người để chia sẻ, có người để khóc và cười với nhau. Ngay cả khi chết cũng thế, con chó khi già sắp chết, nó thường đi tìm một cái góc vắng vẻ nào đó để chết một mình, không muốn ai biết. Nhưng con người thì luôn muốn có người thân ở kê bên tiễn đưa.
Nói tóm lại con người ta luôn luôn channeling, luôn luôn kết nối, luôn luôn hòa nhập với một đoàn thể nào đó. Và họ chia sẻ kiến thức, quan niệm, suy nghĩ như người trong đoàn thể đó. Cho nên, channeling, kết nối là chuyện thường tình không có gì xấu mà ngược lại, là điều tốt và cần thiết.
Cũng thế những kinh nghiệm và kiến thức của con người khác với loài vật ở chổ, loài vật cũng được bố mẹ chúng dạy những điều căn bản như bơi, ăn, đi tìm mồi. Nhưng những điều còn lại chúng phải tự học lấy hết cả đời nên không tiến xa được. Còn con người thì nhờ học được những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ đời này qua đời kia, nên họ có thể trở thành những người tài giỏi, nhà bác học, kỹ sư, đầu bếp giỏi, mà nếu một người thường tự học lấy thì sẽ không bao giờ có được một kiến thức hay khả năng cao như thế. Nói tóm lại cho dù bạn có muốn tự lực đốt đèn mà đi thì bạn cũng cần mua cái đèn, cái hộp quẹt và cái bản đồ, hoặc có người chỉ đường cho bạn cần phải đi đâu, làm gì. Nói tóm lại, tự lực và tha lực cần có nhau. Không thể tách ra được.
Bạn Quexua,
Vấn đề tư tưởng bất đồng thì bạn đừng lo anatta hiểu được. Bạn nêu lên quan niệm của bạn, tôi nêu lên cái nhìn của tôi về cùng một vấn đề, nhưng không có nghĩa là tôi muốn QX phải nghĩ như tôi. Mà những suy nghĩ hay quan niệm tôi đưa ra đa phần là theo khuynh hướng nhà Phật.
Khi tôi nói câu-thông trong PMQA thì nó có nghĩa như connection, chứ không phải là cầu-thông. Tôi nghĩ nó cũng có nghĩa như channeling. Hồi năm ngoái, tôi có làm research sơ sơ về trường phái PMQA (có đăng bên trang THTG VietFun), và thấy có những điểm chánh tương đồng với đạo Công giáo hay đạo Chúa nói chung về Thượng Đế, Ngôi Lời, về Năng Lực tối cao.
Quote:Chúng ta thường có câu ca dao rằng, "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn." Bạn nghĩ sao? Nó nói lên cái sự tự lực, tự ái cá nhân, không muốn cầu cạnh vào tha lực, và người khác. Câu này có hoàn toàn đúng không? Nhưng nếu ao nhà đục quá, có giun sán sên, hay gà vịt làm bậy dưới đó nhiều quá thì sao? Vậy phải nói là …. "Ta về ta tắm ao ta, nhưng níu mà ao đục quá thì ta đi tắm hồ, (mướn hotel sang có hồ infinity pool.)
Câu ca dao trên, tôi nhớ có lần đọc báo Tuổi trẻ VN, họ viết vui thế này: "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn có nước".

Vậy mỗi người đều có cái ao cho chính mình. Nhưng, nước ao mà bị đục dơ là do ai? Tôi nghĩ cái ao là của mình, dơ hay sạch là do chính mình tạo ra, mình không chăm sóc nó kỹ, bởi vì nơi tâm của mỗi người chúng ta đều đã được programmed sẵn có các tâm (pháp) thiện và bất-thiện. Nếu ta hành động hay suy nghĩ hướng nhiều về sự thiện lành, thì các pháp (tâm) thiện sanh khởi khiến cho ao trong nhiều hơn đục dơ. Ngược lại ta hành động, tính toán, gian tham nhiều quá thì các pháp bất thiện sẽ thống lãnh cái ao (tâm) của ta, cái ao sẽ dơ... ồm. Giờ đây, mình thành thật với chính mình thấy rằng, cái ao mình sao bị dơ quá, giun sán lễnh nghễnh đục ngầu, thì muốn thay đổi cho cái ao nó trong sạch, không còn có giun sán nữa là chính cá nhân mình mà thôi.
Không sai, đời sống là tương giao (cái mà bạn Quexua gọi là channeling), giữa người với nguời và người với sự vật. Nếu chúng ta tương giao với nhau bằng thiện ý, tình huynh đệ, tương thân tuơng ái, chân thật thì cuộc tương giao này khả dĩ mang đến yên bình, vui vẻ. Ngược lại, tương giao với nhau trong tinh thần ích kỷ, chỉ biết tinh toán hơn thua, nghĩ đến lợi lộc cá nhân thì quan hệ đó sẽ mang đến bất bình, bất mãn, gây tổn thương lẫn nhau.
Tha lực mà anatta đề cập là có khuynh hướng về đạo lý, sự giải thoát tinh thần, để mình được tự do tự tại thực sự, thì có cái đèn (bản đồ) là cần thiết, nhưng bản thân mình phải tự hành trì cất bước. Vì trong mỗi người đều có sẵn tiềm năng để giác ngộ, để giải thoát và tự do. Khi mình nhờ vả năng lực của ai, thì mình chưa được tự do mà còn nô lệ tinh thần (năng lực) cho họ. Mai này mình phải trả lại cái quả cho họ. Anatta không nói đến tha lực về đời sống vât chất xã hội, sự tương trợ lẫn nhau: một miêng khi đói bằng một gói khi no chẳng hạn. Hoặc anh giúp tôi, mai này tôi giúp anh lại .v.v...
Về kiến thức, khoa học kỹ thuật mà Quexua đề cập cũng vậy. Dù kiến thức sẵn đó, nhưng mình phải nỗ lực học tập, tức là tự lực. Muốn học bác sĩ hay kỹ sư thì mình cũng phải nỗ lực học hỏi mới hiểu biết và thi đậu lấy bằng cấp hành nghề. Đâu thể tự dưng không học hỏi y khoa mà tự nhiên làm bác sĩ chữa bệnh được, thì về ngành nghề kỹ sư cũng vậy. Ngay cả như thần đồng học một biết mười đi nữa họ cũng cần phải đi đến trường học.

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore