2018-07-30, 02:23 PM
HỒI MƯỜI HAI
VỚI NGƯỜI ,SÚC VẬT KHÁC LOÀI ,NHƯNG CHUNG TÍNH .
LEN ẤM CHE THÂN ,PHẢI NHỚ ĐẾN ƠN CỪU .
Đạo đức lo tu ,họa mới yên.
Thái hòa ba cõi, nhạc vang rền.
Người người vui sướng, nhà êm ấm.
Nhân loại đại đồng ,sóng biển êm.
Đầu thai kiếp thú, khổ muôn vàn.
Đánh đập bởi người ,lệ chứa chan.
Ngẫm kĩ làm người ,mà lại quý.
Tiêu dao tự tại, niệm Quan Âm.
Tế Phật:
Sự cách biệt giữa kiếp thú và kiếp người có thể so sánh cùng vực thẳm với trời cao. Văn minh hiện đại đề cao đời sống con người, loài vật được thương yêu, các giống chó quý đều được những người có tiền nuôi nấng săn sóc vô cùng chu đáo. Song nhìn chung loài vật vẫn ở mức thấp hơn người, bị người cai quản, sự sống chết của loài người do loài người định đoạt, còn loài vật thì bị loài người khống chế, nên chúng thường bị người giết thịt, đó là chỗ loài người thắng loài vật. Mong người đời bảo vệ thiên chức được làm người của mình, để tránh khỏi có những hành vi giống loài cầm thú, vì những kẻ phạm tội sẽ bị đánh đập, đày ải, xử tử hết sức kinh hoàng, bị coi ngang hàng với thú vật, bị tước đoạt quyền làm người. Từ khi trước tác sách Luân Hồi Du Kí đến nay, những ai đọc được đều giật mình tỉnh thức, kẻ ác tâm nhìn thấy vỡ mật, người lương thiện nhìn thấy lòng kính nể chẳng dám đi vào đường tà, sách này có tác dụng khuyên răn đời, tỉnh thức đời, giác ngộ đời, mong người đời chớ cho là tầm thường.
Dương Sinh: Thưa có người hoài nghi cho là loài vật và loài người không liên hệ chi hết, thì làm sao bàn luận với họ được? Họ nghĩ loài vật chỉ là giống xác đi thịt chạy, tính linh chẳng tồn tại. Nếu như đem đề tài này ra bàn luận rồi viết vào sách hẳn là sẽ lưu lại ngàn đời.
Tế Phật:
Người đời phần đông thiển cận, xưa có Công Dã Tràng, hiểu được tiếng chim, thường nói chuyện với chim. Chung Tử Kì chỉ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được tâm sự bạn hiền nên gọi là “tri âm”. Lại nữa, hạc trắng của tiên ông Nam Cực nghe hiểu tiếng tiên, chó trời của nguyên sư Dương Tiễn hiểu đặng tiếng tiên sư. Quán Âm cưỡi rồng, Thiền Sư cưỡi cọp, hai tướng rùa, rắn dưới chân Huyền Thiên Thượng Đế, há chẳng đều chứng minh thần thánh và súc vật cùng chung một thể sao?
Nếu như loài vật không có tính linh, thì làm sao chúng có thể lên tới cõi trời, sinh sống trú ngụ cùng với Tiên Phật được? Có những giống thú được huấn luyện, nghe được tiếng người nói, làm việc thay người, giữ nhà, biểu diễn trò chơi, học được những điều người chỉ bảo. Qua những bằng chứng cổ kim vừa nêu trên, hẳn là đã rõ động vật tuy không mang thân người song tính linh giống nhau không thể phủ nhận được. Mỗi loài thú đều có tiếng nói riêng, chỉ tiếc đám phàm phu tục tử nghe chẳng hiểu mà thôi. Loài kiến cúi rạp đầu xuống đất để truyền tiếng nói, loài chim gặp nạn kêu ran, đồng loại của chúng nghe thấy hiểu ngay. Người hay vật đều có những chỗ mê muội, người không hiểu được tiếng nói loài vật, loài vật nghe loài người đàm đạo với nhau, chẳng hiểu được sự kì diệu, bèn cho người là loài vật khác giống với mình. Người đời không được bài xích khinh thị loài vật. Ta hướng dẫn Dương Sinh bàn luận được với loài vật là vì ta sử dụng pháp Phật, giúp chúng khôi phục nguyên linh, để chúng nói được tiếng người. Lấy một ví dụ, ta hướng dẫn Dương Sinh tới phỏng vấn một người Mỹ, và ai ai cũng biết rằng nói tiếng Hoa thì làm sao có thể đàm đạo?
Kỳ thực, phàm những động vật có tính linh, thì đều có thể học nói mọi loại ngôn ngữ của các quốc gia. Vì ta ban pháp Phật để cho loài vật có thêm tính linh để chúng nói tiếng người, như một kẻ tính linh sáng suốt có thể nói các thứ tiếng Hoa, Anh, Đức, Pháp.
Các nước đều có sở thú, có thầy dạy thú, song mỗi nước lại dạy thứ tiếng nói riêng của mình mà loài vật vẫn hiểu như nhau, đủ chứng tỏ các loài động vật đều có tính linh chỉ cần phát triển huấn luyện là chúng thích ứng được liền.
Lấy một ví dụ về khoa học kĩ thuật hiện đại mà nói thì dùng máy ra đa người ta có thể nhìn thấy cơn lốc chuyển động từ xa. Loài người và loài vật đều có đầu óc, làn sóng phát ra từ não bộ, chỉ cần hướng dẫn thêm, thì loài người và loài vật đều có chỗ giống nhau. Làn sóng phát ra từ bộ não là làn sóng điện, những loài động vật tinh anh minh mẫn làn sóng này phong phú hơn người thường gấp ngàn lần, cho nên đạo Phật coi ngả luân hồi của loài vật là một trong sáu ngả, vì sáu ngả luân hồi do một hóa thành sáu, có thể nói: “Một thân mà sáu mặt” (Nhất thể lục diện)
Nếu như loài vật chẳng thể giao tiếp bằng ngôn ngữ với người thì hẳn là thuyết lục đạo luân hồi không đứng vững, những động vật dưới chân tòa sen chư Tiên, chư Phật tại cõi tây phương không có thực.
Cho nên thánh nhân nói: “Vạn vật với ta là một” (Vạn vật dữ ngã vi nhất) hẳn đã thuyết minh thiên địa vạn vật không phân chia tính linh và tính vật, với tính linh thì lấy thiện đối đãi, với tính vật thì lấy thiện sử dụng. Một chén cơm làm nên bữa ăn thịnh soạn, một cặp mắt kiếng mang lại ánh sáng, các thứ đó đều là sự biểu hiện của tính vật, là vật của tính vật phải dùng thiện để sử dụng chúng, chớ có coi thường mà vất bỏ chúng.
Tính vật đã như vậy, thì tính linh lại có thể phủ nhận được sao? Thánh nhân coi vật như người nên lấy lượng từ bi đối xử với chúng, như phía nam tỉnh ta có kẻ ham giết nhiều chim để mua vui, các nhân sĩ cùng chính phủ đương nhiệm, lại một lần nữa ra thông cáo cấm chỉ việc bắt và giết chim, bởi ăn một miếng thịt là sát hại một mạng sống, bắt một con chỉ bán được mười đồng, lời quá nhỏ.
Chim cũng có quyền được sống, giết chóc chúng bừa bãi không những làm thương tổn tình người mà còn phá hoại đời sống thiên nhiên, hủy diệt đạo bác ái. Những điều vừa trình bày đã luận rõ về thuyết nhân trị, tức lấy đức nhân mà trị, mọi người phải đem lòng từ ái đối xử với loài vật. Trời vốn hiếu sinh, người đời nếu như cảm được lòng trời, phát huy đức nhân, thực hiện những điều trình bày trong sách này thì nó sẽ được khen ngợi là một cuốn kinh quý báu, nhằm triển khai đức từ bi, tâm bác ái vậy. Kẻ mất con gà nhỏ, tìm kiếm khắp nơi, người bắt gà đem giết lòng sung sướng; đánh người, giết người không gớm tay nhưng khi bị muỗi chích thì lòng căm giận.
Đem tâm so sánh với tâm mới thấy tâm mình có tốt hay không? Điểm dẫn chứng vừa rồi cho thấy tâm người vị kỉ bất nhân, tâm động vật phi phàm, đáng được coi là bằng hữu của nhân loại. Chúng hi sinh tính mệnh nuôi sống loài người, loài người chớ vong ân bội nghĩa. Sách Luân Hồi Du Kí chứng minh linh hồn bất diệt, sự chuyển kiếp đầu thai là sự thật. Mong người đời chớ tán tận lương tâm làm điều ác, phải làm người đường hoàng chính trực để tránh khỏi phải đầu thai làm loài thú để cho người ta giết chóc, sai khiến. Tóm lại mục đích của sách này cảnh cáo người đời gần lành lánh dữ, không được hành động dã man như thú vật.
Dương Sinh: Ân sư đã phải nhọc sức mỏi miệng dẫn chứng sự thực để giúp người đời hiểu rõ luật chuyển kiếp luân hồi, loài vật cũng có trời đất riêng của chúng, sách Du Kí này đã trình bày rõ để giúp người đời nhận thức đúng đắn về loài vật, những điều dẫn chứng rất hợp với sự lí luận vậy.
Tế Phật: Dương Sinh mau lên đài sen, chuẩn bị di chuyển tới nơi khác phỏng vấn thêm.
Dương Sinh: Thưa ân sư tới chốn nào?
Tế Phật: Ra nước ngoài xem xét tình hình.
Dương Sinh: Thưa ân sư, mình tới nước nào?
Tế Phật: Tới Tân Tây Lan phỏng vấn loài cừu.
Dương Sinh: Nhân dịp này du lịch một phen hẳn là hay lắm, bữa nay khí trời đột nhiên trở lạnh, len của Tân Tây Lan rất nổi danh, chắc phải mua một ít về dệt áo mặc.
Tế Phật: Sự tính toán của con thật là thông minh, thôi thầy trò mình lên đường... Đã tới nơi, Dương Sinh xuống đài sen.
Dương Sinh: Ở đây có nhiều cừu, con nào lông cũng rậm dài so với cừu nước nhà khác nhau xa, không rõ tại sao lông nó lại có thể nhiều đến như vậy được?
Tế Phật: Lông cừu mọc từ thân cừu, nơi đây cỏ hoang nhiều, rất tiện cho việc nuôi cừu, cừu muốn giữ thân ấm áp, thì mình phải mọc nhiều lông, đó cũng là sự xếp đặt kì diệu của tạo hóa vậy.
Dương Sinh: Mùa đông đã tới, người đời muốn khỏi chết lạnh phải mặc áo len, nên việc cung cấp len để đan áo ấm, cừu đã giúp đỡ nhân loại rất nhiều. Thưa ân sư có thể phỏng vấn về đời sống của cừu không?
Tế Phật: Bữa nay tới đây phỏng vấn cốt để hiểu rõ về lai lịch của chúng. “Cừu ơi! Cừu ơi! Mình ngươi mọc đầy lông, ngươi được mặc một tấm áo ấm của tạo hóa ban cho, ngươi hãy thuật lại rõ lai lịch của ngươi coi. Ta ban diệu pháp, đánh thức bản lai tính linh của ngươi để ngươi kể lại chuyện kiếp trước hầu khuyên răn người đời”.
Dương Sinh: Bầy cừu sau khi được ân sư ban pháp Phật đã tỉnh ngộ, con xin phỏng vấn chúng. Xin hỏi cừu hãy cho biết cảm tưởng sau khi bị đầu thai làm kiếp cừu ra sao?
Cừu Giáp: Kiếp trước tôi là kẻ tham nhũng, gây tội giết chết nhiều người cho nên kiếp này bị đầu thai làm cừu.
Dương Sinh: Tham nhũng như thế nào?
Cừu Giáp: Tôi kiếp trước làm quan, được ủy nhiệm trông coi việc xây một cây cầu, vì lợi riêng đã cấu kết với nhà thầu, bớt công, giảm xi măng, đá sỏi, sắt thép, v.v... tới một phần ba không xây đúng số lượng vật liệu theo như đồ án thiết kế của kiến trúc sư để lấy tiền bỏ túi. Cầu xây xong, tiền vãng lai của người qua lại thâu được thật nhiều. Có lần mưa lũ từ trên núi đổ xuống, cầu bị sập, khách bộ hành xe cộ trên cầu rớt xuống sông bị nước cuốn dìm chết. Vì tội giết người đó mà kiếp này tôi phải đầu thai làm cừu, toàn thân mọc đầy lông, khi lông dài bị người ta lấy kéo cắt đem bán cho các nước chế thành len dệt áo, một đời chỉ biết mọc lông dài dâng hiến cho người để trả nợ kiếp trước.
Cừu Giáp: Phản bội sự chính trực phải đền nợ sự gian trá, còn sống năm nào mọc lông dài năm ấy để trả nợ, chẳng hé răng than thở một lời.
Dương Sinh: Biết sám hối trả nợ, tin rằng món nợ thiếu đó chắc chắn sẽ trả xong.
Tế Phật: Ngươi kể lại việc làm kiếp trước khiến người nghe lạnh hồn, vì ngươi bao kẻ phải làm hà bá, kiếp này gắng tăng áo lông cho người đời chống lạnh, cho thân họ ấm áp, đó là trả ác nghiệp quả báo
. Dương Sinh: Xin hỏi cừu khác, cớ sao ngươi phải đầu thai chốn này?
Cừu Ất: Cảm tạ đức Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh đã lưu tâm tới tôi, cùng giúp tôi tỉnh thức. Kiếp trước tôi là một gian thương chuyên bán len giả, hàng vải nội hóa nói dối là hàng ngoại quốc, khách hàng mua cho là vải quý bằng lòng mua giá mắc, thành họ bị lừa, không những chẳng hay mà lại còn tỏ lòng sung sướng. Suốt đời tôi chuyên bán vải xấu nói vải tốt để kiếm lời nhiều, lấy hai vợ, trọn kiếp hưởng hạnh phúc tràn trề. Lúc sống tôi không tin có nhân quả báo ứng, nhưng sau khi chết đứng trước đài gương soi ác nghiệp mới vô cùng sợ hãi, đã chịu đủ mọi hình phạt đớn đau do Diêm Vương trừng trị lại còn bị đầu thai làm kiếp cừu tại nước ngoài. Lông trên mình tôi cũng là áo mặc thân tôi, ăn cỏ, hấp thụ dinh dưỡng để cho bộ lông mọc dài, vừa đúng lúc thành bộ y phục đẹp đẽ liền bị người ta lột trần để dệt thành len đan áo, nên có thể nói tôi chỉ cày bừa không được thâu hoạch. Quần áo vừa mới mặc vào đã phải cởi ra, thực là bất hạnh muôn phần.
Tế Phật: Không được sinh lòng oán giận, quần áo lông của ngươi chẳng được mặc lâu là vì ngươi bạc phước. Ai bảo ngươi kiếp trước bán vải giả, khiến kiếp này phải thường hàng thật và giá thật một trăm phần trăm len cho người đời mặc để tiêu trừ tội nghiệp.
Cừu Ất: Nghe lời dạy của đức Tế Phật lòng con hối hận vô cùng. Kiếp trước vinh hoa phú quý, song chỉ được hưởng ít chục năm, còn kiếp này phải đày đọa giữa chốn đồng hoang chịu cảnh mưa nắng gió sương để sản xuất len cho người ta bán mà mình không được một cắc, chỉ còn biết tự trách mình thôi!
Dương Sinh: Xin hỏi cừu kia nữa, tại sao ngươi phải chuyển kiếp đầu thai làm cừu?
Cừu Bính: Kiếp trước tôi mở ngân hàng, những kẻ cần tiền tôi đều bắt chẹt cho vay lấy lời thật cao, phàm những ai cần gấp tới vay tiền của tôi đều phải chịu lời cao, nên có thể nói lợi đó là “lợi máu”, ăn của tôi một bữa cơm muốn trào máu họng, giống như bị tôi thọc huyết vậy. Vì gặp cảnh khốn quẫn cần tôi giúp đỡ, thì điều kiện nào họ chẳng chịu, tôi bèn nhân cơ hội này đòi ăn nằm với vợ và con gái họ, họ bị bắt ép trắng trợn, song cũng đành nuốt hận cắn răng chấp nhận. Lợi dụng sự nguy khốn của họ mà cướp đoạt tiền tài nhan sắc, nên đã phạm luật trời, sau khi chết bị đày xuống âm phủ chịu hình phạt khắc nghiệt, cùng chuyển kiếp đầu thai làm cừu, đày đọa tại chốn này thật là thê thảm. Kiếp trước giàu, xe sang gái đẹp, còn giờ tay trắng, đầu thai làm loài khác, mình mọc lông, đầu mọc sừng, xấu xa không chịu nổi.
Dương Sinh: Thưa ân sư cứ cho vay kiếm lời đều phạm tội cả đúng không?
Tế Phật: Không thể kết luận như vậy được. Ngân hàng cho vay lấy lời không có tội, nếu như cho vay để giúp đỡ người, không lấy lời có công, lấy lời nhẹ thì không có tội. Với mục đích giúp người hoạn nạn vượt nguy khốn kể như giúp người một nửa. Còn ngược lại lấy lời nhiều của kẻ nguy khốn kể như làm ác, thuộc hàng bất nhân, lợi dụng kẻ nguy khốn túng thiếu để gian dâm với vợ và con cái họ ắt phạm luật trời. Những điều vừa trình bày đúng là như vậy, tục ngữ nói: “Lông cừu mọc trên thân cừu” coi rẻ người là tự hạ giá mình, hại người là hại mình, bằng chứng trên đây là bài học cảnh cáo người đời, nên gắng làm người đàng hoàng ngay thật, chắc chắn sẽ hái được trái lành. Còn nếu như gian trá lừa gạt, tham ô không những luật đời khó tha mà luật trời còn ghét bỏ. Đã không chịu làm người lương thiện, kiếp sau trời cao sẽ đày đọa, chịu mọi nỗi đắng cay khổ nhục. Các ngươi đã thuật lại hết tội lỗi, khuyên người tạo công, ta ban phước cho các ngươi kiếp sau được đầu thai lên làm người, song chớ quên giữ đạo để tránh lại bị đầu thai làm kiếp thú.
VỚI NGƯỜI ,SÚC VẬT KHÁC LOÀI ,NHƯNG CHUNG TÍNH .
LEN ẤM CHE THÂN ,PHẢI NHỚ ĐẾN ƠN CỪU .
Đạo đức lo tu ,họa mới yên.
Thái hòa ba cõi, nhạc vang rền.
Người người vui sướng, nhà êm ấm.
Nhân loại đại đồng ,sóng biển êm.
Đầu thai kiếp thú, khổ muôn vàn.
Đánh đập bởi người ,lệ chứa chan.
Ngẫm kĩ làm người ,mà lại quý.
Tiêu dao tự tại, niệm Quan Âm.
Tế Phật:
Sự cách biệt giữa kiếp thú và kiếp người có thể so sánh cùng vực thẳm với trời cao. Văn minh hiện đại đề cao đời sống con người, loài vật được thương yêu, các giống chó quý đều được những người có tiền nuôi nấng săn sóc vô cùng chu đáo. Song nhìn chung loài vật vẫn ở mức thấp hơn người, bị người cai quản, sự sống chết của loài người do loài người định đoạt, còn loài vật thì bị loài người khống chế, nên chúng thường bị người giết thịt, đó là chỗ loài người thắng loài vật. Mong người đời bảo vệ thiên chức được làm người của mình, để tránh khỏi có những hành vi giống loài cầm thú, vì những kẻ phạm tội sẽ bị đánh đập, đày ải, xử tử hết sức kinh hoàng, bị coi ngang hàng với thú vật, bị tước đoạt quyền làm người. Từ khi trước tác sách Luân Hồi Du Kí đến nay, những ai đọc được đều giật mình tỉnh thức, kẻ ác tâm nhìn thấy vỡ mật, người lương thiện nhìn thấy lòng kính nể chẳng dám đi vào đường tà, sách này có tác dụng khuyên răn đời, tỉnh thức đời, giác ngộ đời, mong người đời chớ cho là tầm thường.
Dương Sinh: Thưa có người hoài nghi cho là loài vật và loài người không liên hệ chi hết, thì làm sao bàn luận với họ được? Họ nghĩ loài vật chỉ là giống xác đi thịt chạy, tính linh chẳng tồn tại. Nếu như đem đề tài này ra bàn luận rồi viết vào sách hẳn là sẽ lưu lại ngàn đời.
Tế Phật:
Người đời phần đông thiển cận, xưa có Công Dã Tràng, hiểu được tiếng chim, thường nói chuyện với chim. Chung Tử Kì chỉ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được tâm sự bạn hiền nên gọi là “tri âm”. Lại nữa, hạc trắng của tiên ông Nam Cực nghe hiểu tiếng tiên, chó trời của nguyên sư Dương Tiễn hiểu đặng tiếng tiên sư. Quán Âm cưỡi rồng, Thiền Sư cưỡi cọp, hai tướng rùa, rắn dưới chân Huyền Thiên Thượng Đế, há chẳng đều chứng minh thần thánh và súc vật cùng chung một thể sao?
Nếu như loài vật không có tính linh, thì làm sao chúng có thể lên tới cõi trời, sinh sống trú ngụ cùng với Tiên Phật được? Có những giống thú được huấn luyện, nghe được tiếng người nói, làm việc thay người, giữ nhà, biểu diễn trò chơi, học được những điều người chỉ bảo. Qua những bằng chứng cổ kim vừa nêu trên, hẳn là đã rõ động vật tuy không mang thân người song tính linh giống nhau không thể phủ nhận được. Mỗi loài thú đều có tiếng nói riêng, chỉ tiếc đám phàm phu tục tử nghe chẳng hiểu mà thôi. Loài kiến cúi rạp đầu xuống đất để truyền tiếng nói, loài chim gặp nạn kêu ran, đồng loại của chúng nghe thấy hiểu ngay. Người hay vật đều có những chỗ mê muội, người không hiểu được tiếng nói loài vật, loài vật nghe loài người đàm đạo với nhau, chẳng hiểu được sự kì diệu, bèn cho người là loài vật khác giống với mình. Người đời không được bài xích khinh thị loài vật. Ta hướng dẫn Dương Sinh bàn luận được với loài vật là vì ta sử dụng pháp Phật, giúp chúng khôi phục nguyên linh, để chúng nói được tiếng người. Lấy một ví dụ, ta hướng dẫn Dương Sinh tới phỏng vấn một người Mỹ, và ai ai cũng biết rằng nói tiếng Hoa thì làm sao có thể đàm đạo?
Kỳ thực, phàm những động vật có tính linh, thì đều có thể học nói mọi loại ngôn ngữ của các quốc gia. Vì ta ban pháp Phật để cho loài vật có thêm tính linh để chúng nói tiếng người, như một kẻ tính linh sáng suốt có thể nói các thứ tiếng Hoa, Anh, Đức, Pháp.
Các nước đều có sở thú, có thầy dạy thú, song mỗi nước lại dạy thứ tiếng nói riêng của mình mà loài vật vẫn hiểu như nhau, đủ chứng tỏ các loài động vật đều có tính linh chỉ cần phát triển huấn luyện là chúng thích ứng được liền.
Lấy một ví dụ về khoa học kĩ thuật hiện đại mà nói thì dùng máy ra đa người ta có thể nhìn thấy cơn lốc chuyển động từ xa. Loài người và loài vật đều có đầu óc, làn sóng phát ra từ não bộ, chỉ cần hướng dẫn thêm, thì loài người và loài vật đều có chỗ giống nhau. Làn sóng phát ra từ bộ não là làn sóng điện, những loài động vật tinh anh minh mẫn làn sóng này phong phú hơn người thường gấp ngàn lần, cho nên đạo Phật coi ngả luân hồi của loài vật là một trong sáu ngả, vì sáu ngả luân hồi do một hóa thành sáu, có thể nói: “Một thân mà sáu mặt” (Nhất thể lục diện)
Nếu như loài vật chẳng thể giao tiếp bằng ngôn ngữ với người thì hẳn là thuyết lục đạo luân hồi không đứng vững, những động vật dưới chân tòa sen chư Tiên, chư Phật tại cõi tây phương không có thực.
Cho nên thánh nhân nói: “Vạn vật với ta là một” (Vạn vật dữ ngã vi nhất) hẳn đã thuyết minh thiên địa vạn vật không phân chia tính linh và tính vật, với tính linh thì lấy thiện đối đãi, với tính vật thì lấy thiện sử dụng. Một chén cơm làm nên bữa ăn thịnh soạn, một cặp mắt kiếng mang lại ánh sáng, các thứ đó đều là sự biểu hiện của tính vật, là vật của tính vật phải dùng thiện để sử dụng chúng, chớ có coi thường mà vất bỏ chúng.
Tính vật đã như vậy, thì tính linh lại có thể phủ nhận được sao? Thánh nhân coi vật như người nên lấy lượng từ bi đối xử với chúng, như phía nam tỉnh ta có kẻ ham giết nhiều chim để mua vui, các nhân sĩ cùng chính phủ đương nhiệm, lại một lần nữa ra thông cáo cấm chỉ việc bắt và giết chim, bởi ăn một miếng thịt là sát hại một mạng sống, bắt một con chỉ bán được mười đồng, lời quá nhỏ.
Chim cũng có quyền được sống, giết chóc chúng bừa bãi không những làm thương tổn tình người mà còn phá hoại đời sống thiên nhiên, hủy diệt đạo bác ái. Những điều vừa trình bày đã luận rõ về thuyết nhân trị, tức lấy đức nhân mà trị, mọi người phải đem lòng từ ái đối xử với loài vật. Trời vốn hiếu sinh, người đời nếu như cảm được lòng trời, phát huy đức nhân, thực hiện những điều trình bày trong sách này thì nó sẽ được khen ngợi là một cuốn kinh quý báu, nhằm triển khai đức từ bi, tâm bác ái vậy. Kẻ mất con gà nhỏ, tìm kiếm khắp nơi, người bắt gà đem giết lòng sung sướng; đánh người, giết người không gớm tay nhưng khi bị muỗi chích thì lòng căm giận.
Đem tâm so sánh với tâm mới thấy tâm mình có tốt hay không? Điểm dẫn chứng vừa rồi cho thấy tâm người vị kỉ bất nhân, tâm động vật phi phàm, đáng được coi là bằng hữu của nhân loại. Chúng hi sinh tính mệnh nuôi sống loài người, loài người chớ vong ân bội nghĩa. Sách Luân Hồi Du Kí chứng minh linh hồn bất diệt, sự chuyển kiếp đầu thai là sự thật. Mong người đời chớ tán tận lương tâm làm điều ác, phải làm người đường hoàng chính trực để tránh khỏi phải đầu thai làm loài thú để cho người ta giết chóc, sai khiến. Tóm lại mục đích của sách này cảnh cáo người đời gần lành lánh dữ, không được hành động dã man như thú vật.
Dương Sinh: Ân sư đã phải nhọc sức mỏi miệng dẫn chứng sự thực để giúp người đời hiểu rõ luật chuyển kiếp luân hồi, loài vật cũng có trời đất riêng của chúng, sách Du Kí này đã trình bày rõ để giúp người đời nhận thức đúng đắn về loài vật, những điều dẫn chứng rất hợp với sự lí luận vậy.
Tế Phật: Dương Sinh mau lên đài sen, chuẩn bị di chuyển tới nơi khác phỏng vấn thêm.
Dương Sinh: Thưa ân sư tới chốn nào?
Tế Phật: Ra nước ngoài xem xét tình hình.
Dương Sinh: Thưa ân sư, mình tới nước nào?
Tế Phật: Tới Tân Tây Lan phỏng vấn loài cừu.
Dương Sinh: Nhân dịp này du lịch một phen hẳn là hay lắm, bữa nay khí trời đột nhiên trở lạnh, len của Tân Tây Lan rất nổi danh, chắc phải mua một ít về dệt áo mặc.
Tế Phật: Sự tính toán của con thật là thông minh, thôi thầy trò mình lên đường... Đã tới nơi, Dương Sinh xuống đài sen.
Dương Sinh: Ở đây có nhiều cừu, con nào lông cũng rậm dài so với cừu nước nhà khác nhau xa, không rõ tại sao lông nó lại có thể nhiều đến như vậy được?
Tế Phật: Lông cừu mọc từ thân cừu, nơi đây cỏ hoang nhiều, rất tiện cho việc nuôi cừu, cừu muốn giữ thân ấm áp, thì mình phải mọc nhiều lông, đó cũng là sự xếp đặt kì diệu của tạo hóa vậy.
Dương Sinh: Mùa đông đã tới, người đời muốn khỏi chết lạnh phải mặc áo len, nên việc cung cấp len để đan áo ấm, cừu đã giúp đỡ nhân loại rất nhiều. Thưa ân sư có thể phỏng vấn về đời sống của cừu không?
Tế Phật: Bữa nay tới đây phỏng vấn cốt để hiểu rõ về lai lịch của chúng. “Cừu ơi! Cừu ơi! Mình ngươi mọc đầy lông, ngươi được mặc một tấm áo ấm của tạo hóa ban cho, ngươi hãy thuật lại rõ lai lịch của ngươi coi. Ta ban diệu pháp, đánh thức bản lai tính linh của ngươi để ngươi kể lại chuyện kiếp trước hầu khuyên răn người đời”.
Dương Sinh: Bầy cừu sau khi được ân sư ban pháp Phật đã tỉnh ngộ, con xin phỏng vấn chúng. Xin hỏi cừu hãy cho biết cảm tưởng sau khi bị đầu thai làm kiếp cừu ra sao?
Cừu Giáp: Kiếp trước tôi là kẻ tham nhũng, gây tội giết chết nhiều người cho nên kiếp này bị đầu thai làm cừu.
Dương Sinh: Tham nhũng như thế nào?
Cừu Giáp: Tôi kiếp trước làm quan, được ủy nhiệm trông coi việc xây một cây cầu, vì lợi riêng đã cấu kết với nhà thầu, bớt công, giảm xi măng, đá sỏi, sắt thép, v.v... tới một phần ba không xây đúng số lượng vật liệu theo như đồ án thiết kế của kiến trúc sư để lấy tiền bỏ túi. Cầu xây xong, tiền vãng lai của người qua lại thâu được thật nhiều. Có lần mưa lũ từ trên núi đổ xuống, cầu bị sập, khách bộ hành xe cộ trên cầu rớt xuống sông bị nước cuốn dìm chết. Vì tội giết người đó mà kiếp này tôi phải đầu thai làm cừu, toàn thân mọc đầy lông, khi lông dài bị người ta lấy kéo cắt đem bán cho các nước chế thành len dệt áo, một đời chỉ biết mọc lông dài dâng hiến cho người để trả nợ kiếp trước.
Cừu Giáp: Phản bội sự chính trực phải đền nợ sự gian trá, còn sống năm nào mọc lông dài năm ấy để trả nợ, chẳng hé răng than thở một lời.
Dương Sinh: Biết sám hối trả nợ, tin rằng món nợ thiếu đó chắc chắn sẽ trả xong.
Tế Phật: Ngươi kể lại việc làm kiếp trước khiến người nghe lạnh hồn, vì ngươi bao kẻ phải làm hà bá, kiếp này gắng tăng áo lông cho người đời chống lạnh, cho thân họ ấm áp, đó là trả ác nghiệp quả báo
. Dương Sinh: Xin hỏi cừu khác, cớ sao ngươi phải đầu thai chốn này?
Cừu Ất: Cảm tạ đức Tế Phật cùng Dương Thiện Sinh đã lưu tâm tới tôi, cùng giúp tôi tỉnh thức. Kiếp trước tôi là một gian thương chuyên bán len giả, hàng vải nội hóa nói dối là hàng ngoại quốc, khách hàng mua cho là vải quý bằng lòng mua giá mắc, thành họ bị lừa, không những chẳng hay mà lại còn tỏ lòng sung sướng. Suốt đời tôi chuyên bán vải xấu nói vải tốt để kiếm lời nhiều, lấy hai vợ, trọn kiếp hưởng hạnh phúc tràn trề. Lúc sống tôi không tin có nhân quả báo ứng, nhưng sau khi chết đứng trước đài gương soi ác nghiệp mới vô cùng sợ hãi, đã chịu đủ mọi hình phạt đớn đau do Diêm Vương trừng trị lại còn bị đầu thai làm kiếp cừu tại nước ngoài. Lông trên mình tôi cũng là áo mặc thân tôi, ăn cỏ, hấp thụ dinh dưỡng để cho bộ lông mọc dài, vừa đúng lúc thành bộ y phục đẹp đẽ liền bị người ta lột trần để dệt thành len đan áo, nên có thể nói tôi chỉ cày bừa không được thâu hoạch. Quần áo vừa mới mặc vào đã phải cởi ra, thực là bất hạnh muôn phần.
Tế Phật: Không được sinh lòng oán giận, quần áo lông của ngươi chẳng được mặc lâu là vì ngươi bạc phước. Ai bảo ngươi kiếp trước bán vải giả, khiến kiếp này phải thường hàng thật và giá thật một trăm phần trăm len cho người đời mặc để tiêu trừ tội nghiệp.
Cừu Ất: Nghe lời dạy của đức Tế Phật lòng con hối hận vô cùng. Kiếp trước vinh hoa phú quý, song chỉ được hưởng ít chục năm, còn kiếp này phải đày đọa giữa chốn đồng hoang chịu cảnh mưa nắng gió sương để sản xuất len cho người ta bán mà mình không được một cắc, chỉ còn biết tự trách mình thôi!
Dương Sinh: Xin hỏi cừu kia nữa, tại sao ngươi phải chuyển kiếp đầu thai làm cừu?
Cừu Bính: Kiếp trước tôi mở ngân hàng, những kẻ cần tiền tôi đều bắt chẹt cho vay lấy lời thật cao, phàm những ai cần gấp tới vay tiền của tôi đều phải chịu lời cao, nên có thể nói lợi đó là “lợi máu”, ăn của tôi một bữa cơm muốn trào máu họng, giống như bị tôi thọc huyết vậy. Vì gặp cảnh khốn quẫn cần tôi giúp đỡ, thì điều kiện nào họ chẳng chịu, tôi bèn nhân cơ hội này đòi ăn nằm với vợ và con gái họ, họ bị bắt ép trắng trợn, song cũng đành nuốt hận cắn răng chấp nhận. Lợi dụng sự nguy khốn của họ mà cướp đoạt tiền tài nhan sắc, nên đã phạm luật trời, sau khi chết bị đày xuống âm phủ chịu hình phạt khắc nghiệt, cùng chuyển kiếp đầu thai làm cừu, đày đọa tại chốn này thật là thê thảm. Kiếp trước giàu, xe sang gái đẹp, còn giờ tay trắng, đầu thai làm loài khác, mình mọc lông, đầu mọc sừng, xấu xa không chịu nổi.
Dương Sinh: Thưa ân sư cứ cho vay kiếm lời đều phạm tội cả đúng không?
Tế Phật: Không thể kết luận như vậy được. Ngân hàng cho vay lấy lời không có tội, nếu như cho vay để giúp đỡ người, không lấy lời có công, lấy lời nhẹ thì không có tội. Với mục đích giúp người hoạn nạn vượt nguy khốn kể như giúp người một nửa. Còn ngược lại lấy lời nhiều của kẻ nguy khốn kể như làm ác, thuộc hàng bất nhân, lợi dụng kẻ nguy khốn túng thiếu để gian dâm với vợ và con cái họ ắt phạm luật trời. Những điều vừa trình bày đúng là như vậy, tục ngữ nói: “Lông cừu mọc trên thân cừu” coi rẻ người là tự hạ giá mình, hại người là hại mình, bằng chứng trên đây là bài học cảnh cáo người đời, nên gắng làm người đàng hoàng ngay thật, chắc chắn sẽ hái được trái lành. Còn nếu như gian trá lừa gạt, tham ô không những luật đời khó tha mà luật trời còn ghét bỏ. Đã không chịu làm người lương thiện, kiếp sau trời cao sẽ đày đọa, chịu mọi nỗi đắng cay khổ nhục. Các ngươi đã thuật lại hết tội lỗi, khuyên người tạo công, ta ban phước cho các ngươi kiếp sau được đầu thai lên làm người, song chớ quên giữ đạo để tránh lại bị đầu thai làm kiếp thú.