2018-05-29, 02:26 PM
Vai trò của nhận thức
Lúc nào trên mặt tế bào cũng có cả trăm ngàn phím đang sẳn sàng tiếp nhận một số thật lớn các tín hiệu đến từ môi trường. Trong khi ta có thể mô tả về sự tiếp nhận của từng tín hiệu, thì với cả ngàn tín hiệu được tiếp nhận cùng lúc ta lại cần phải có một cái nhìn tổng thể phức tạp hơn. Nếu muốn biết thực sự tế bào đang làm gì thì ta không thể chỉ nhìn vào một con phím mà thôi, ta phải nhận định được những gì cả trăm ngàn phím đang cùng làm. Số lần tương giao của chúng vượt quá khả năng nhận định của trí óc, mà ngay cả kỹ thuật tin học cũng thấy khó cán đáng nổi.
Nhờ biết nhạy cảm với môi trường mà các con phím này giúp vận hành đời sống. Đây là một định nghĩa chính xác của từ nhận thức : khả năng nhận biết các thành tố của môi trường bằng cảm giác. Các phím trên màng tế bào là đơn vị căn bản của nhận thức. Chúng đọc các nhận định về môi trường và điều chỉnh cơ thể cho thích ứng với nhu cầu đòi hỏi. Chuyện này trở thành vấn đề của từng cá nhân, bởi vì cách ta nhận thức cuộc đời sẽ qui định hành vi của mình. Nhận thức giử vai trò làm chủ hành vi .
Nếu nhận thức của chúng ta đúng đắn thì cơ hội sinh tồn rất lớn, còn nếu chúng ta bị tà kiến sai sử hoặc nhận định về môi trường không chính xác thì phản ứng của ta lệch lạc. Ví dụ một người bị bệnh chán ăn khi nhìn vào gương thì thì thấy họ mập quá, trong khi kẻ khác nhìn lại thấy ốm quá. Nhận thức sai lầm này gởi tín hiệu cho cơ thể khiến nó phải thải ra chất mỡ, và sự phiên dịch sai lầm tín hiệu của môi trường có thể dẫn đến tử vong. Ý nghĩa điều này rất rỏ rệt : khi nhận thức sai lầm thì hành vi của chúng ta không còn phục vụ cho cuộc sống.
Nhận thức cũng điều khiển phản ứng của gien. Các cách nhìn đời khác biệt của từng người sẽ quyết định tuyển chọn những gien nào cần hiện hành để xây dựng cuộc sống. Điều này lại nhấn mạnh tầm quan trọng của tà kiến, nếu ta kích động các gien lộn xộn như gửi đi các tín hiệu lệch lạc, thì ta có thể làm lệch lạc chức năng cơ thể mà gây nên bệnh tật. Chúng ta không phải là tên nô lệ của bộ máy di truyền mà là kẻ sáng tạo nên cuộc sống của chính mình. Qua khả năng nhận thức về thực tại ta có quyền tuyển lựa các gien mình muốn để điều hành cuộc sống .
Các gien điều hành sự tăng trưởng của bào thai từ lúc thọ thai qua các giai đoạn phát triển, trong giai đoạn này các gien điều phối thông tin giữa bào thai và môi trường. Đây là thời kỳ các gien nắm giử quyền lực. Sau giai đoạn phát triển này thì đến lượt những nhận thức của chúng ta về môi trường quyết định sự phát triển của cơ thể.
Kỹ thuật di truyền.
Hiện nay chúng ta đang dùng kỷ thuật di truyền để quậy phá. Chúng ta tạo ra một số hạt giống thay đổi gien. Hậu quả của việc đưa các loại giống đó vào đời sống chưa được xem xét kỷ càng. Những gien di truyền này đang thâm nhập vào hệ sinh thái và được các loài khác tiếp nhận. Ví dụ, trong cố gắng làm cho cây cối có khả năng đề kháng lại chất độc diệt cỏ, khoa học gia cấy gien biến đổi vào trong cây. Thời gian sau, người ta thấy các cây này đã chuyển các gien biến đổi sang cho những cây khác xung quanh, kết quả nảy sinh một loại cỏ có khả năng chống thuốc diệt cỏ.
Tất cả các chủng loại đều là thành phần của một cộng đồng, chúng chia sẻ di thể với nhau. Người ta biết rằng khi ăn thực phẩm biến đổi gien, các vi khuẩn trong ta có thể tiếp nhận các di thể biến đổi này. Việc bóp méo thiên nhiên của chúng ta có thể làm thay đổi cấu trúc di truyền các vi khuẩn trong bộ máy tiêu hóa! Có lẽ chúng ta chỉ biết được cái giá thực sự phải trả khi nào những gì ta làm quay ngược lại cắn xé ta .
Đối phó với sự căng thẳng.
Sự sống và chức năng phát triển ràng buộc thật chặt chẻ với nhau, chức năng này chịu trách nhiệm thay thế các tế bào mất mát hàng ngày do già cỗi. Nhưng mặt khác sự sinh tồn cũng đòi hỏi một cơ chế khác hẳn nhập cuộc: bản năng tự vệ. Tự vệ làm ngưng tiến trình phát triển, đồng thời dành nội lực để chống trả lại mối đe dọa. Bất cứ lúc nào trong cuộc sống, chúng ta cũng hoặc dùng nội lực để cho phát triển hoặc để tự vệ. Muốn phát triển cần có nội lực mà muốn tự vệ cũng cần nội lực. Khi tự vệ ta phải bế môn và ngưng hẳn sức phát triển để giử gìn nội lực.
Thiên nhiên ban cho con người cách tự vệ khẩn cấp như chạy trốn trước nanh vuốt hùm beo. Nhưng nếu ta cứ giử thế tự vệ lâu quá thì sẽ làm tổn thương bản năng sinh tồn. Điều quan trọng là như vầy : Ta muốn sống bao lâu trong cảnh phát triển và bao lâu trong thế tự vệ ? Sợ hãi càng kéo dài thì càng cần nhiều nội lực để tự vệ. Càng sợ nhiều thì sức phát triển càng ngưng trệ khiến có thể gây ra tử vong. Trong thế giới hiện nay, thái độ tự vệ ngày càng chiếm nhiều phần trong cuộc sống; hầu hết chúng ta đang sống trong một trạng thái căng thẳng cao độ khiến cho sức phát triển bị suy yếu. Tế bào không thể nào phát triển theo hai hướng cùng một lúc. Chúng chỉ có thể hoặc phát triển hoà nhập vào môi trường chung quanh, hoặc duy trì ở vị thế tự vệ, bế quan chờ đợi cho đến khi nào tình hình bên ngoài sáng sủa để trở lại sinh hoạt bình thường. Chúng ta là một cộng đồng các tế bào chuyên tiếp nhận những kiến giải phát ra từ hệ thần kinh trung ương .
Ngày nay hầu như chúng ta không thể tránh được những nổi sợ hãi. Al-Qaeda là ai và họ ở đâu ? Bệnh cúm gà ở đâu ? Sự sợ hãi cứ xuất hiện đe dọa cuộc sống lẫn nhận thức khiến ta không biết mình có thể tồn tại nổi hay không. Những nhận định này sẽ dồn chúng ta vào thế thủ và làm ngưng trệ sức phát triển của đời sống.
Chúng ta có hai cơ chế khác nhau để bảo vệ cơ thể : hệ miễn nhiễm để đối phó với mối đe doạ từ bên trong như vi trùng, ký sinh trùng hoặc bệnh ung thư; và tuyến thượng thận tiết ra kích thích tố để đối phó với sự đe doạ từ bên ngoài như rắn độc hoặc khi bị hành hung. Kích thích tố căng thẳng (Stress hormones từ tuyến thượng thận) làm cho các mạch máu teo lại và hệ miễn nhiễm ngưng hoạt động. Nguyên do rất là hiển nhiên : khi bị sư tử rượt thì ta không dùng nội lực để chống lại vi trùng mà để chạy cho nhanh. Từ lâu, y khoa đã biết stress hormones làm cho hệ miễn nhiễm ngưng hoạt động. Cho nên họ tiêm stress hormones cho người chịu giải phẩu thay thế cơ phận để hệ miễn nhiễm người này không đào thải các tế bào xa lạ. Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc sống hàng ngày ? Stress làm cho hệ miễn nhiễm suy nhược.
Khi chúng ta đè nén hệ miễn nhiễm thì những chuyện vặt vãnh hàng ngày sẽ bắt đầu ngự trị và khiến phát sinh bệnh tật. Điều này rất quen thuộc với nhiều người, bởi vì khi đời sống có nhiều stress hơn thì chúng ta dễ bị suy yếu và bệnh hoạn sẽ trở nên trầm kha. Ví dụ, khi gần đến mùa thi cử thì các em học sinh dễ bị bệnh hơn. Thật là khùng điên khi cứ cho rằng ta đang bị nhiễm trùng, bởi vì hầu hết mọi mầm bệnh của con người đang có sẳn trong ta. Stress kềm chế hệ miễn nhiễm thì nó cũng làm ngưng quy trình phát triển, quy trình này chịu trách nhiệm thay thế những tế bào chết hàng ngày. Khi stress bành trướng đến một mức độ nào đó thì sự thiếu hụt tế bào tân tạo sẽ làm tổn hại các chức năng của cơ thể khiến cho bệnh tật phát sinh.
Có một điều về stress mà tôi thấy nó có tác dụng như chọc sâu thêm vào vết thương chưa lành. Những kích thích tố do stress tiết ra làm các mạch máu ở vùng tiền đình não co lại, khiến máu dồn ra phía sau não để cung cấp cho hệ thần kinh phản xạ nhanh của stress. Tóm lại, thiếu máu ở vùng tiền đình não làm con người kém sáng suốt và thiếu ý thức. Hậu quả không mong đợi của stress là khả năng thông minh suy giảm. Vì vậy, dân chúng một nước sống trong không khí sợ hãi thì kém sáng suốt hơn dân của một nước phát triển điều hoà; người sống trong sợ hãi sẽ dễ có những quyết định không thích hợp xuất phát từ vùng phía sau não. Điều này giải thích nhiều tình cảnh đang xảy ra trong thế giới đầy sợ hãi hiện nay. Cần biết rằng thể chất của chúng ta không nhận ra được sự khác biệt giữa sợ hãi thực sự và giả tạo. Một sự thật đơn giản : dẫu cho là tà hay chánh, lúc nào nhận thức cộng với niềm tin cũng có quyền năng điều khiển đời sống chúng ta .
Thể chất của chúng ta không phải được tạo ra để sinh hoạt trong một tình huống đầy căng thẳng 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày một năm. Cơ thể chỉ có khả năng đối phó với một tình thế căng thẳng trong ngắn hạn mà thôi; thời giờ còn lại nó phải dùng để duy trì sự phát triển. Nhưng người thế gian (báo chí, chính quyền, v.v.) lại cứ thúc đẩy chúng ta sống trong sự sợ hãi triền miên, tình trạng này sẽ làm suy nhược thể chất, thần kinh và khả năng đề kháng bệnh tật. Điều quan trọng mọi người cần phải hiểu là nếu biết thay đổi nhận thức thì nhiên hậu cuộc sống cũng như thế giới sẽ thay đổi. Lối sống trong sợ hãi cần phải được chận đứng, bởi vì nó sẽ giết chết chúng ta và đe doạ sự sinh tồn của nhân loại.
thuvienvietnam.com
Lúc nào trên mặt tế bào cũng có cả trăm ngàn phím đang sẳn sàng tiếp nhận một số thật lớn các tín hiệu đến từ môi trường. Trong khi ta có thể mô tả về sự tiếp nhận của từng tín hiệu, thì với cả ngàn tín hiệu được tiếp nhận cùng lúc ta lại cần phải có một cái nhìn tổng thể phức tạp hơn. Nếu muốn biết thực sự tế bào đang làm gì thì ta không thể chỉ nhìn vào một con phím mà thôi, ta phải nhận định được những gì cả trăm ngàn phím đang cùng làm. Số lần tương giao của chúng vượt quá khả năng nhận định của trí óc, mà ngay cả kỹ thuật tin học cũng thấy khó cán đáng nổi.
Nhờ biết nhạy cảm với môi trường mà các con phím này giúp vận hành đời sống. Đây là một định nghĩa chính xác của từ nhận thức : khả năng nhận biết các thành tố của môi trường bằng cảm giác. Các phím trên màng tế bào là đơn vị căn bản của nhận thức. Chúng đọc các nhận định về môi trường và điều chỉnh cơ thể cho thích ứng với nhu cầu đòi hỏi. Chuyện này trở thành vấn đề của từng cá nhân, bởi vì cách ta nhận thức cuộc đời sẽ qui định hành vi của mình. Nhận thức giử vai trò làm chủ hành vi .
Nếu nhận thức của chúng ta đúng đắn thì cơ hội sinh tồn rất lớn, còn nếu chúng ta bị tà kiến sai sử hoặc nhận định về môi trường không chính xác thì phản ứng của ta lệch lạc. Ví dụ một người bị bệnh chán ăn khi nhìn vào gương thì thì thấy họ mập quá, trong khi kẻ khác nhìn lại thấy ốm quá. Nhận thức sai lầm này gởi tín hiệu cho cơ thể khiến nó phải thải ra chất mỡ, và sự phiên dịch sai lầm tín hiệu của môi trường có thể dẫn đến tử vong. Ý nghĩa điều này rất rỏ rệt : khi nhận thức sai lầm thì hành vi của chúng ta không còn phục vụ cho cuộc sống.
Nhận thức cũng điều khiển phản ứng của gien. Các cách nhìn đời khác biệt của từng người sẽ quyết định tuyển chọn những gien nào cần hiện hành để xây dựng cuộc sống. Điều này lại nhấn mạnh tầm quan trọng của tà kiến, nếu ta kích động các gien lộn xộn như gửi đi các tín hiệu lệch lạc, thì ta có thể làm lệch lạc chức năng cơ thể mà gây nên bệnh tật. Chúng ta không phải là tên nô lệ của bộ máy di truyền mà là kẻ sáng tạo nên cuộc sống của chính mình. Qua khả năng nhận thức về thực tại ta có quyền tuyển lựa các gien mình muốn để điều hành cuộc sống .
Các gien điều hành sự tăng trưởng của bào thai từ lúc thọ thai qua các giai đoạn phát triển, trong giai đoạn này các gien điều phối thông tin giữa bào thai và môi trường. Đây là thời kỳ các gien nắm giử quyền lực. Sau giai đoạn phát triển này thì đến lượt những nhận thức của chúng ta về môi trường quyết định sự phát triển của cơ thể.
Kỹ thuật di truyền.
Hiện nay chúng ta đang dùng kỷ thuật di truyền để quậy phá. Chúng ta tạo ra một số hạt giống thay đổi gien. Hậu quả của việc đưa các loại giống đó vào đời sống chưa được xem xét kỷ càng. Những gien di truyền này đang thâm nhập vào hệ sinh thái và được các loài khác tiếp nhận. Ví dụ, trong cố gắng làm cho cây cối có khả năng đề kháng lại chất độc diệt cỏ, khoa học gia cấy gien biến đổi vào trong cây. Thời gian sau, người ta thấy các cây này đã chuyển các gien biến đổi sang cho những cây khác xung quanh, kết quả nảy sinh một loại cỏ có khả năng chống thuốc diệt cỏ.
Tất cả các chủng loại đều là thành phần của một cộng đồng, chúng chia sẻ di thể với nhau. Người ta biết rằng khi ăn thực phẩm biến đổi gien, các vi khuẩn trong ta có thể tiếp nhận các di thể biến đổi này. Việc bóp méo thiên nhiên của chúng ta có thể làm thay đổi cấu trúc di truyền các vi khuẩn trong bộ máy tiêu hóa! Có lẽ chúng ta chỉ biết được cái giá thực sự phải trả khi nào những gì ta làm quay ngược lại cắn xé ta .
Đối phó với sự căng thẳng.
Sự sống và chức năng phát triển ràng buộc thật chặt chẻ với nhau, chức năng này chịu trách nhiệm thay thế các tế bào mất mát hàng ngày do già cỗi. Nhưng mặt khác sự sinh tồn cũng đòi hỏi một cơ chế khác hẳn nhập cuộc: bản năng tự vệ. Tự vệ làm ngưng tiến trình phát triển, đồng thời dành nội lực để chống trả lại mối đe dọa. Bất cứ lúc nào trong cuộc sống, chúng ta cũng hoặc dùng nội lực để cho phát triển hoặc để tự vệ. Muốn phát triển cần có nội lực mà muốn tự vệ cũng cần nội lực. Khi tự vệ ta phải bế môn và ngưng hẳn sức phát triển để giử gìn nội lực.
Thiên nhiên ban cho con người cách tự vệ khẩn cấp như chạy trốn trước nanh vuốt hùm beo. Nhưng nếu ta cứ giử thế tự vệ lâu quá thì sẽ làm tổn thương bản năng sinh tồn. Điều quan trọng là như vầy : Ta muốn sống bao lâu trong cảnh phát triển và bao lâu trong thế tự vệ ? Sợ hãi càng kéo dài thì càng cần nhiều nội lực để tự vệ. Càng sợ nhiều thì sức phát triển càng ngưng trệ khiến có thể gây ra tử vong. Trong thế giới hiện nay, thái độ tự vệ ngày càng chiếm nhiều phần trong cuộc sống; hầu hết chúng ta đang sống trong một trạng thái căng thẳng cao độ khiến cho sức phát triển bị suy yếu. Tế bào không thể nào phát triển theo hai hướng cùng một lúc. Chúng chỉ có thể hoặc phát triển hoà nhập vào môi trường chung quanh, hoặc duy trì ở vị thế tự vệ, bế quan chờ đợi cho đến khi nào tình hình bên ngoài sáng sủa để trở lại sinh hoạt bình thường. Chúng ta là một cộng đồng các tế bào chuyên tiếp nhận những kiến giải phát ra từ hệ thần kinh trung ương .
Ngày nay hầu như chúng ta không thể tránh được những nổi sợ hãi. Al-Qaeda là ai và họ ở đâu ? Bệnh cúm gà ở đâu ? Sự sợ hãi cứ xuất hiện đe dọa cuộc sống lẫn nhận thức khiến ta không biết mình có thể tồn tại nổi hay không. Những nhận định này sẽ dồn chúng ta vào thế thủ và làm ngưng trệ sức phát triển của đời sống.
Chúng ta có hai cơ chế khác nhau để bảo vệ cơ thể : hệ miễn nhiễm để đối phó với mối đe doạ từ bên trong như vi trùng, ký sinh trùng hoặc bệnh ung thư; và tuyến thượng thận tiết ra kích thích tố để đối phó với sự đe doạ từ bên ngoài như rắn độc hoặc khi bị hành hung. Kích thích tố căng thẳng (Stress hormones từ tuyến thượng thận) làm cho các mạch máu teo lại và hệ miễn nhiễm ngưng hoạt động. Nguyên do rất là hiển nhiên : khi bị sư tử rượt thì ta không dùng nội lực để chống lại vi trùng mà để chạy cho nhanh. Từ lâu, y khoa đã biết stress hormones làm cho hệ miễn nhiễm ngưng hoạt động. Cho nên họ tiêm stress hormones cho người chịu giải phẩu thay thế cơ phận để hệ miễn nhiễm người này không đào thải các tế bào xa lạ. Điều này có ý nghĩa gì trong cuộc sống hàng ngày ? Stress làm cho hệ miễn nhiễm suy nhược.
Khi chúng ta đè nén hệ miễn nhiễm thì những chuyện vặt vãnh hàng ngày sẽ bắt đầu ngự trị và khiến phát sinh bệnh tật. Điều này rất quen thuộc với nhiều người, bởi vì khi đời sống có nhiều stress hơn thì chúng ta dễ bị suy yếu và bệnh hoạn sẽ trở nên trầm kha. Ví dụ, khi gần đến mùa thi cử thì các em học sinh dễ bị bệnh hơn. Thật là khùng điên khi cứ cho rằng ta đang bị nhiễm trùng, bởi vì hầu hết mọi mầm bệnh của con người đang có sẳn trong ta. Stress kềm chế hệ miễn nhiễm thì nó cũng làm ngưng quy trình phát triển, quy trình này chịu trách nhiệm thay thế những tế bào chết hàng ngày. Khi stress bành trướng đến một mức độ nào đó thì sự thiếu hụt tế bào tân tạo sẽ làm tổn hại các chức năng của cơ thể khiến cho bệnh tật phát sinh.
Có một điều về stress mà tôi thấy nó có tác dụng như chọc sâu thêm vào vết thương chưa lành. Những kích thích tố do stress tiết ra làm các mạch máu ở vùng tiền đình não co lại, khiến máu dồn ra phía sau não để cung cấp cho hệ thần kinh phản xạ nhanh của stress. Tóm lại, thiếu máu ở vùng tiền đình não làm con người kém sáng suốt và thiếu ý thức. Hậu quả không mong đợi của stress là khả năng thông minh suy giảm. Vì vậy, dân chúng một nước sống trong không khí sợ hãi thì kém sáng suốt hơn dân của một nước phát triển điều hoà; người sống trong sợ hãi sẽ dễ có những quyết định không thích hợp xuất phát từ vùng phía sau não. Điều này giải thích nhiều tình cảnh đang xảy ra trong thế giới đầy sợ hãi hiện nay. Cần biết rằng thể chất của chúng ta không nhận ra được sự khác biệt giữa sợ hãi thực sự và giả tạo. Một sự thật đơn giản : dẫu cho là tà hay chánh, lúc nào nhận thức cộng với niềm tin cũng có quyền năng điều khiển đời sống chúng ta .
Thể chất của chúng ta không phải được tạo ra để sinh hoạt trong một tình huống đầy căng thẳng 24 giờ mỗi ngày, 365 ngày một năm. Cơ thể chỉ có khả năng đối phó với một tình thế căng thẳng trong ngắn hạn mà thôi; thời giờ còn lại nó phải dùng để duy trì sự phát triển. Nhưng người thế gian (báo chí, chính quyền, v.v.) lại cứ thúc đẩy chúng ta sống trong sự sợ hãi triền miên, tình trạng này sẽ làm suy nhược thể chất, thần kinh và khả năng đề kháng bệnh tật. Điều quan trọng mọi người cần phải hiểu là nếu biết thay đổi nhận thức thì nhiên hậu cuộc sống cũng như thế giới sẽ thay đổi. Lối sống trong sợ hãi cần phải được chận đứng, bởi vì nó sẽ giết chết chúng ta và đe doạ sự sinh tồn của nhân loại.
thuvienvietnam.com
Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore