2018-05-11, 12:34 AM
Từ việc Kim Jong Un bí mật viết thư riêng xin được gặp riêng Tổng Thống Trump, từ việc đồng ý mở cuộc hội đàm với Tổng Thống Moon Jae-in, và từ việc chấp nhận thả ba công dân Mỹ gốc Hàn Quốc thì có thể nói Bắc Triều Tiên đã có sự thay đổi lớn trong chiến lược chính trị. Nhưng đâu là nguyên nhân khiến cho Bắc Triều Tiên phải thay đổi chiến lược chính trị? Có lẽ chúng ta phải quay trở về từ cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc Bắc Triều Tiên phải thay đối chiến lược chính trị.
Trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên thì phía miền Bắc là do Trung Quốc hậu thuẫn và phía miền Nam là do Mỹ hậu thuẫn. Tại thời điểm của cuộc chiến tranh thì có những lúc mà miền Bắc dưới sự hậu thuẫn của Trung Quốc đã đánh chiếm hầu hết phần đất miền Nam, nhưng rồi Mỹ lại tăng quân cho miền Nam để đẩy lui quân miền Bắc và cuối cùng thì hai miền phải ngưng chiến tranh bằng một lệnh ngừng bắn. Từ đó, miền Bắc tiếp tục đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, còn miền Nam thì tiếp tục đi theo con đường dân chủ tự do với sự hậu thuẫn của Mỹ.
Khi hai miền ngưng chiến tranh với một lệnh ngừng bắn thì miền Nam tập trung phát triển kinh tế để xây dựng quốc gia thịnh vượng, còn miền Bắc thì tập trung phát triển quân sự để đe dọa miền Nam. Bắc Triều Tiên có một quân đội với số quân nhân đông vào bậc thứ tư trên thế giới nhưng lại là một quốc gia nghèo đói và phải nhận việc trợ của nước ngoài vào bậc nhất thế giới. Có thể nói sách lược chính trị của Bắc Triều Tiên giống như một tên côn đồ có vũ khí nguy hiển trong tay và con đường tồn tại của chúng là phải cuội phá để cho những ai sợ và muốn yên ổn làm ăn thì phải viện trợ cho chúng. Tất nhiên là sự cuội phá của Bắc Triều Tiên sẽ được đại ca Trung Quốc hậu thuẫn và kiểm soát để làm con bài khi cần thì mặc cả với Mỹ.
Có thể nói là trong một thời gian dài thì Bắc Triều Tiên đã rất thành công trong sách lược côn đồ hung hăng để nhận viện trợ. Mỗi khi hết tiền và cần viện trợ thì Bắc Triều Tiên lại thử tên lửa để buộc Mỹ và Nam Hàn phải chi tiền cho Bắc Triều Tiên để đổi lấy sự bình yên. Khi có tiền trong tay thì Bắc Triều Tiên không chỉ là phát triển vũ khí thông thường mà còn phát triển cả vũ khí hạt nhận. Khi Mỹ và Nam Hàn phát hiện Bắc Triều Tiên có phát triển vũ khi hạt nhân thì mới tá hỏa tam tinh và đi vái tứ phương thiên hạ. Trung Quốc lúc này chỉ ngồi cười khẩy và xuất chiêu kiểu như anh hùng cứu mỹ nhân. Mỹ và Nam Hàn lại phải chạy đến với Trung Quốc như kiểu để xin ân nhân cứu mạng.
Trong lịch sử thì Trung Quốc đã nhiều lẫn tỏ ra là anh hùng cứu mạng cho Mỹ và Nam Hàn nhưng thực chất là Trung Quốc đã chơi trò rất bẩn. Trung Quốc đã từng đứng ra làm kiến trúc sư cho hội nghị sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng cuối cùng Bắc Triều Tiên vẫn phát triển vũ khí hạt nhân và Mỹ và Nam Hàn vẫn phải tiếp tục viện trợ tiền cho Bắc Triều Tiên. Chính quyền dưới thời Obama thì hầu như bất lực và cứ phải ôm tiền đem cho Bắc Triều Tiên để đổi lấy sự bình yên giả tạo. Chính quyền Obama không những phải bất lực trước Bắc Triều Tiên mà còn bị Trung Quốc hạ nhục bằng việc không thèm đưa cầu thang máy bay đón Obama mà cho tự xuống bằng cửa hậu của máy bay.
Nhưng, Kim Jong Un và Tập Cận Bình đã không còn may mắn và không còn có thể hung hăng để kiếm tiền viện trợ khi gặp phải một vị Tổng Thống mới của nước Mỹ là Donald Trump. Ngay từ khi tranh cử thì Donald Trump đã nhắm thẳng vào điểm yếu của Trung Quốc là vấn đề gian lận thương mại và chủ nghĩa bá quyền, đặc biệt là hồ sơ Biển Đông và hồ sơ Đài Loan. Khi Donald Trump thắng cử Tổng Thống Mỹ và đang còn chân ướt chân ráo với cương vị Tổng Thống thì Tập Cận Bình đã bật đèn xanh để Kim Jong Un liên tục ra đòn bằng cách thử tên lửa tầm xa và có thể bắn tới lãnh thổ của Mỹ. Mục đích của Kim Jong Un là để kiếm viện trợ, còn mục đích của Tập Cận Bình là muốn Tổng Thống Trump phải xuống thang trong vấn đề gian lận thương mại, hồ sơ Biển Đông và hồ sơ Đài Loan, nhưng tất cả những chiêu này thì hầu như không có hiệu nghiệm đối với Tổng Thống Trump. Cứ mỗi khi Kim Jong Un thử tên lửa thì Tổng Thống Trump lại đả kích thậm tệ, châm chọc Kim Jong Un và nhờ Tập Cận Bình giúp đỡ.
Khi Tổng Thống Trump công khai trước toàn thế giới về việc nhờ Tập Cận Bình giúp đỡ kìm hãm Bắc Triều Tiên là đẩy Tập Cận Bình vào tình thế vô cùng khó xử, vì Trung Quốc đã từng tuyên bố là sẽ thay Mỹ để lãnh đạo thế giới. Cho nên, Tổng Thống Trump nhờ Tập Cận Bình thì như là quàng trách nhiệm và muốn Trung Quốc thể hiện thiện chí. Thực chất thì Tổng Thống Trump cũng thừa biết là Tập Cận Bình đã chơi trò gì, nhưng vẫn nhờ. Chiêu nhờ Tập Cận Bình có thể là một chiêu nhằm gây nghi ngờ giữa Kim Jong Un và Tập Cận Bình. Tổng Thống Trump khi đồng ý để Tập Cận Bình sang thăm Mỹ thì không tiếp ở Nhà Trắng mà lại tiếp ở trang trại và toàn hội ý riêng. Kim Jong Un thì không hiểu được giữa Tổng Thống Trump và Tập Cận Bình đã nói gì với nhau. Chính vì điều này mà đã tạo ra sự nghi ngờ giữa Kim Jong Un và Tập Cận Bình.
Có lẽ đỉnh điểm của sự nghi ngờ giữa Kim Jong Un và Tập Cận Bình là khi Tổng Thống Trump vận động Liên Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp chế tài kinh tế đối với Bắc Triều Tiên. Trung Quốc là đồng minh của Bắc Triều Tiên nhưng đã không dám cưỡng lại mà phải chấp nhận ký vào bản chế tài trừng phạt kinh tế Bắc Triều Tiên. Đây có thể nói là một sự bi đát nhất trong mối quan hệ giữa Kim Jong Un và Tập Cận Bình. Bằng lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt của Liên Hiệp Quốc, không còn nguồn viện trợ của Mỹ và Nam Hàn nên đã đẩy Bắc Triều Tiên vào tình thế chỉ còn tìm đến con đường chết. Bắc Triều Tiên bi đát đến độ mà chỉ còn duy nhất một nguồn tài chính từ những người Bắc Triều Tiên đi làm ăn ở các nước Hồi giáo đồng minh của Mỹ nhưng cũng bị Tổng Thống Trump vận động để các nước này đuổi công dân của Bắc Triều Tiên về nước hết. Tổng Thống Trump còn ra lệnh cho quân đội Mỹ chụp qua vệ tinh tất cả những tàu bè ra vào Bắc Triều Tiên để làm bằng chứng đánh vào các công ty lén lút làm ăn với Bắc Triều Tiên nên đã không một công ty nào dám làm ăn với Bắc Triều Tiên.
Tất cả các mối làm ăn, tất cả các nguồn viện trợ đã bị cắt đứt hoàn toàn nhưng lại phải nuôi một lực lượng quân đội lớn với hơn một triệu lính chính quy và hơn 8 triệu quân dự bị. Trong khi đó thì đồng minh Trung Quốc thì cũng đang phải khốn đốn với Tổng Thống Trump về gian lận thương mại, hồ sơ Biển Đông và hồ sơ Đài Loan. Trung Quốc lo cho bản thân còn chưa xong thì làm sao có thể lo cho người khác. Hơn nữa, bản chất đểu cán và tham lam của Trung Quốc từ xưa đến nay thì ai cũng biết. Có giúp gì cho ai được chút thì cũng phải có đi có lại. Cũng như giúp đỡ Việt Nam được chút thì cùng phải chiếm được vài hòn đảo thì mới chịu. Bắc Triều Tiên không chịu nhượng đất, nhượng biển thì Trung Quốc cũng chỉ gọi là viện trợ cho phần nào thôi, chứ ngu gì mà đi viện trợ nuôn cả mấy triệu quân cho Bắc Triều Tiên. Tiền không còn thì quân đội Bắc Triều Tiên sẽ chết đói mà quân đội chết đói thì nguy cơ làm suy yếu chế độ và dẫn đến sụp đổ.
Trước sức ép của Mỹ, trước tình cảnh bi đát về kinh tế, trước sự khinh bỉ của thế giới và trước sự phản bội đồng minh của Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã buộc phải chọn con đường thay đổi chiến lược chính trị. Đây là con đường sống mà Bắc Triều Tiên buộc phải chọn lựa. Dù sao thì cũng phải đánh giá cao cách thay đổi chiến lược chính trị của Bắc Triều Tiên. Cách riêng phải đánh giá cao sự khôn ngoan của Kim Jong Un trong việc kín đáo viết lá thư tay để nhờ phía Nam Hàn chuyển tới Tổng Thống Trump và xin được gặp riêng Tổng Thống Trump. Đây có thể nói là một đòn mà Kim Jong Un đã đập vào mặt Tập Cận Bình một cách đau đớn. Tập Cận Bình có thể phải chấp nhận để Bắc Triểu Tiên giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng cách mà Kim Jong Un viết lá thư riêng và xin được gặp riêng Tổng Thống Trump là điều mà Tập Cận Bình không bao giờ mong muốn. Bởi lẽ, trước đây Trung Quốc đã từng làm chủ cuộc chơi, đã là kiếm trúc sư cho cuộc gặp 6 bên mà nay lại bị đẩy ra ngoài ngồi chơi xơi nước thì đó sẽ là một sự sỉ nhục cho Tập Cận Bình. Chính vì điều này mà khi biết được Kim Jong Un đã viết thư riêng cho Tổng Thống Trump và xin gặp riêng Tổng Thống Trump thì Tập Cận Bình đã ngay lập tức tỏ ra mềm mỏng với Kim Jong Un hay nói đúng hơn là phải nịnh Kim Jong Un để vớt vát chút thể diện. Cách với vát chút thể diện đó là mời Kim Jong Un sang thăm Trung Quốc và không chỉ thăm Trung Quốc một lần mà tới hai lần.
Chiến thuật mời Kim Jong Un sang thăm Trung Quốc là để vớt vát chút thể diện, và đồng thời vận động Kim Jong Un để cho Trung Quốc có được một chút vai trò nào đó trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Do Kim Jong Un đã viết thư riêng và xin được gặp riêng Tổng Thống Trump nên Tập Cận Bình không còn cơ hội đứng ra tổ chức hội nghị 6 bên như trước đây Trung Quốc đã làm, nhưng vẫn còn cơ hội đứng ra đăng cai tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng Thống Trump và Kim Jong Un. Điều này chắc chắn là mong của Tập Cận Bình nên mới có chuyện mời Kim Jong Un tới thăm Trung Quốc lần hai tại thành phố Đại Liên là nơi rất gần với Bắc Triều Tiên. Truyền thông Trung Quốc đưa hình ảnh Kim Jong Un và Tập Cận Bình đi dạo trên bở biển nhìn rất đẹp như để gợi ý, như để chào hàng với Tổng Thống Trump và Kim Jong Un. Nhưng Tổng Thống Trump cũng không phải là sự vừa trong mưu lược nên đã ngay lập tức cho Bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo bay sang Bắc Triều Tiên lần hai và cuối cùng thì hai bên đã thống nhất là gặp nhau tại Singapore. Như vậy, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng Thống Trump và Kim Jong Un sẽ không được tổ chức tại Trung Quốc mà ở một quốc dân chủ thịnh vượng và là đồng minh của Mỹ. Tổng Thống Trump đang làm chủ cuộc chơi, Tập Cận Bình sẽ phải ngồi chơi xơi nước và phải chứng kiến cảnh không biết Tổng Thống Trump và Kim Jong Un sẽ nói gì với nhau.
Nguyễn Tiến Đạt