2018-04-27, 12:59 PM
...tiếp theo Chương mười sáu...
*Một người khá giả kia là ân nhân lớn của cách linh hồn luyện ngục. Đêm kia khi ông đang ngủ thì có người đánh thức bảo phải xưng tội ngay, càng nhanh càng tốt, vì tử thần sắp đến rước ông. Ông ta đã nghe lời đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đã chết đúng như lời người lạ loan báo. Chúa đã thương ông vì ông đã thương các linh hồn (Charity P. 321).
*Chân phước Frances Năm Dấu thường liên lạc mật thiết với các Thiên Thần và các linh hồn luyện ngục. Trong tiểu sử đời bà kể chuyện sau đâu có bằng chức xác thực rằng: Bà kia là bạn của Chân phúc đã làm ơn nhiều cho Chân phúc khi còn sống. Sau khi bà bạn chết, Chân phúc đã dâng thời gian dài cầu nguyện, hy sinh, làm việc lành chỉ cho bà ân nhân. Một lần, khi Chân phúc cầu nguyện, bà ta hiện về tỏ cho biết nhiều điều về tương lai. Chân phúc hỏi về kinh nguyện mình dâng lên Chúa có giúp ích gì cho bà bạn không? Bà bạn trả lời rằng: "Tất cả những công phúc lời cầu đều ở trong tay Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ rộng ban, bà ta được an ủi rất nhiều và được giảm bớt ngày tháng chịu phạt". Chân phúc còn hỏi về một điều nghi ngờ không biết những đau đớn bà chịu do những bệnh nạn, chỉ cho bà bạn, bà có đước ích gì không? Bà bạn trả lời: "Ồ, ngay lúc ba chịu đau đớn ở trần gian, Thiên Thần chuyển cho tôi sự vui sướng Thiên Đàng. Khi bà hết đau, tội lại phải chịu khổ". Sau ít ngày, bà ân nhân hiện về cảm ơn Chân phước đã cứu mình khỏi luyện ngục (Charity p. 3j).
*Sơ Magarita Ebner dòng Thánh Đaminh, rất thân thiết với các linh hồn luyện ngục. Bà đã hy sinh cầu nguyện và cứu được nhiều linh hồn. Bà rất muốn tiến nhanh trên đường trọn lành kính mến Chúa, nên xin với các linh hồn cách riêng về chủ ý này. Các linh hồn đã trả ơn bà. Chính bà khuyến khích rằng: "Nếu ai muốn tiến tới trên đường trọn lành, hãy nhớ các linh hồn luyện ngục cầu bầu cho, các linh hồn sẽ giúp được như lòng mong ước (Charity p. 321).
*Một linh mục nói rằng, nhiều năm làm cha xứ, ngài nhận thấy các học sinh lớp giáo lý rất khó nhớ bài học. Ngài đã xoay xở một cách để giúp các trẻ em mà kết quả rất kém. Lưỡng lự vì thấy trẻ em ngoan ngoãn, không lẽ không cho chúng xưng tội rước Lễ lần đầu. Nhớ lại đã đọc mấy chuyện về các linh hồn luyện ngục giúp đỡ, ngài liền bảo các em sáng tối đọc kinh cầu nguyện chỉ cho các linh hồn luyện ngục xin giúp các em nhớ bài giáo lý. Kết quả rực rỡ, khi khảo bài, các em không những trả lời được các câu hỏi, mà còn trả lời một cách rất xuôi xắn nữa (Charity p. 322).
*Tại đô thành Paris nước Pháp, có người Công Giáo kia tìm hết cách để khuyên ông già bạn sắp chết ăn năn xưng tội. Cố gắng khuyên bao nhiêu lần mà ông già gân vẫn cứng lòng từ chối. Sau cùng ông nghĩ tới cách là hứa xin một số Lễ cho các linh hồn mồ côi cô độc nhất trong luyện ngục, xin các ngài giục lòng ông già kia ra mềm mà chịu xưng tội rước Lễ như của ăn đàng trước khi chết. Thật là lùn, chính ngày cuối đời, ông già đã được ơn đón nhận các Bí Tích cuối cùng và chết lành bình an (Charity p. 333).
*Truyện sau đây xảy ra năm 1884 tại Florence nước Ý, một người Công Giáo tên Parrini theo hội kính Tam Điểm. Ông ta viết chúc thư rằng, sau khi đấu kiếm với người bạn, nếu ông ta có bị thương, thì cũng không linh mục, mục sư bất cứ đạo nào được quyền dụ ông ăn năn. Sau khi ông chết, chỉ có gia đình bà bạn bè được đưa xác, không cần nghi lễ tôn giáo nào hết.
Tới gần ngày định đấu kiếm, ông lại viết một chúc thư khác giống như chúc thư ông ta đã viết hai năm trước. Lập trường cứng rắn không thay đổi. Không tin tưởng tôn giáo, thánh thần nào hết.
Sau 16 hiệp đấu kiếm, ông ta bị thương nặng, chắc chắn chết tới nơi. Người ta khiêng xác hấp hối ông về nhà. Biết mình không qua khỏi, ông nói với bà bạn đi bên cạnh: "Bà làm ơn đi mời linh mục cho tôi, đi thật nhanh, tôi muốn gặp linh mục, tôi chắc chắn muốn gặp, bà đi thật nhanh cho tôi, tôi muốn gặp linh mục".
Khi cha xứ vào phòng ông đang nằm, ông vui như gặp vị sứ giả từ trời xuống. Hai người nói truyện riêng xong, cha xứ ra mời hai người vào làm chứng. Cha xứ đã hỏi ông ta có bằng lòng từ bỏ tội Tam điểm, có chừa đấu kiếm, có rút lại các bài báo nhục mạ Giáo Hội không? Ông đã mạnh dạng tuyên bố trước tượng Chúa để trên ngục, trước cha xứ và hai chứng nhân rằng ông xin từ bỏ hết, ông xin rút lại di chúc cũ, xin mọi người tha thứ và cầu xin Chúa tha thứ cho ông ta. Bản tuyên bố từ bỏ này còn giữ lại tại Văn Khôi Toàn Tổng Giám Mục Giáo Phận.
Sau đó ông ta được xưng tội, rước Mình Thánh Chúa. Ông ghì chặt Thánh Giá trên môi nài xin ơn tha thứ. Ông chịu các phép Bí Tích cuối cùng thật sốt sắng làm mọi người Công Giáo hay không, đang đứng đó cũng phải cảm động. Ông giục lòng tin cậy mến ăn năn tội và cầu xin Đức Mẹ cứu giúp. Cha xứ xức dầu xong, ông tắt thở khi còn đang kêu tên cực trọng Giêsu Maria và ôm Thánh Giá trên ngực.
Người này được ơn trở lại nhờ ai? Là vì từ đáy lòng ông ta chưa bỏ hẳn đức tin mà bà mẹ đạo đức đã dạy ông hồi còn nhỏ. Và dù bên ngoài ông chống đạo nhưng ông vẫn hay làm việc bác ái, giúp đỡ người nghèo và các linh hồn luyện ngục cách rộng rãi. Trong thời gian nhập hội kín Tam Điểm, ngày nào ông cũng đọc kinh Vực Sâu cầu cho các linh hồn. Mỗi khi nghe có người bạn qua đời, ông liền đọc kinh Vực Sâu cho họ. Ông đã được chết trong Giáo Hội là nhờ các linh hồn luyện ngục bầu củ cho (Charity p. 336-338).
*Linh mục Henry người nước Bỉ kể rằng: Sau khi thụ phong linh mục, ngài được cử đi dạy học và giảng đạo tại nước Đức. Ở đâu cha cũng tỏ ra là người bạn tốt của linh hồn luyện ngục, và thường được các linh hồn tỏ ra biết ơn. Một lần ở Cologna, sau khi dự đám tang của thầy dòng Phanxicô, cha Henry tiếp tục cầu cho thầy và cho các linh hồn luyện ngục (Charity p. 338).
Thầy dòng Phanxicô mới qua đời được phép hiện về cảm ơn cha Henry, vì nhờ lời cầu của ngài mà thầy chỉ phải ở luyện ngục nửa ngày. Bây giờ thầy được lên Thiêng Đàng với 24 linh hồn khác cũng nhờ lời cha cầu nguyện cho.
Khi cha Henry được cử đi Wimpfen dạy học, người ta nói với cha có một người mới qua đời, khi còn sống người này đã muốn vào dòng Thánh Đaminh, người này đã giúp nhà dòng rất nhiều, coi như một đại ân nhân của dòng. Cha Henry thương cầu cho ông ta hằng ngày. Tới ngày giáp năm qua đời, ông ta hiện về với người bà con, nhờ người này đến cảm ơn cha Henry đã cầu nguyện cho mình được thoát luyện ngục.
Sau cùng khi cha Henry gần qua đời, ngài bị bệnh rất đau đớn, nhưng ngài đã được biết trước, nên rất nhẫn nhục chịu đựng. Ngài bình tĩnh chờ Đức Mẹ và các linh hồn luyện ngục đến. Lúc ngài tắt thở, một bà già đã được thấy ngài lên Thiên Đàng với 336 linh hồn khác cùng lên với ngài (Charity p. 339).
*Một giáo dân đạo đức tại miền Britany nước Pháp rất hay cầu nguyện cho các linh hồn, ông mắc bệnh sắp chết. Người ta mời cha xứ tới cho ông lãnh các Bí Tích cuối cùng. Vì mệt quá, cha xứ đã nhờ cha phó đi thay mình. Khi cha phó tới cho ông ta xưng tội, xức dầu, rước Mình Thánh Chúa rồi trở về nhà. Khi đi qua nghĩa địa gần nhà xứ, ngài nghe tiếng gọi lớn: "Hỡi những kẻ chết, chỗi dậy, tới nhà thờ cầu nguyện cho đại ân nhân chúng ta mới qua đời, chúng ta mắc nợ, vì ông hay cầu nguyện cho chúng ta!"
Cha phó bỗng thấy cửa nhà thờ mở ra và trên cung thánh thắp nến sáng, và ngài nghe có tiếp từ bàn thờ gọi kẻ chết đến cầu nguyện. Rồi ngài nghe tiếng ồn ào các bộ xương cử động bước ra khỏi mồ, xếp hàng đi vào nhà thờ hát kinh cầu cho kẻ chết. Hát xong, các bộ xương lại im lặng trở về mồ mình tại nghĩa địa, nến nhà thờ tắt hết, chung quanh im lặng hãi hùng. Tái mặt sợ hãi, run rẩy, cha phó chạy vào nhà hỏi xem cha xứ có thấy gì như mình không, cha phó thuật lại đầu đuôi, nhưng cha xứ không tin vì ngài chưa biết người bệnh đã chết hay chưa. Trong khi hai vị còn đang nói, có người vào nhà báo tin bệnh nhân đã qua đời. Cha phó bị ám ảnh mạnh mẽ về những gì đã thấy. Ngài đã xin bỏ xứ để vào dòng, về sau lên chức Bề trên, ngài thường kể lại chuyện này cho anh em nghe mà cầu cho các linh hồn luyện ngục (Charity p. 39-340).
*Thầy dòng Simon và thầy Gioan Fabriciô dòng Chúa Giêsu, cả hai đều là ân nhân của các linh hồn luyện ngục, đã được các linh hồn giúp đỡ khi sắp qua đời. Một số lớn linh hồn luyện ngục các ngài đã cứu vây quanh giường các ngài để an ủi và khi các ngài qua đời, liền đem linh hồn các ngài về Thiên Đàng (Charity p. 341).
*Các linh hồn luyện ngục không những giúp các ân nhân giờ chết, mà còn cầu bầu để các ân nhân sớm ra khỏi luyện ngục như chuyện sau:
Bà sơ Paula Terexa nổi tiếng thánh thiện tại thành Napoli nước Ý, được thấy Chúa từ trời xuống luyện ngục, Ngài chọn linh hồn nọ linh hồn kia đem về Thiên Đang. Bà sơ hỏi Chúa chọn lựa như vậy? Chúa trả lời: Vì nhữn linh hồn này khi còn sống đã có lòng bác ái với các linh hồn luyện ngục, Cha thương cho chúng sớm thoát khỏi nơi này vì Cha đã phán: "Ai thương xót thì sẽ được xót thương" (Charity P. 341).
Trong sách bà Ruth trong Cựu Ước có lời Chúa phán: "Chúa sẽ thương xót con như con thương người đã chết" (Rt 1,8), vì khi đã chết họ không lập được công trạng gì để cứu mình nữa, mà còn phải trả nợ tới đồng xu cuối cùng (Mt 5,25). Và có lời khác rằng: "Kẻ không biết thương ai, thì sẽ không được ai thương xót khi bị phán xét" (Gc 2,13).
*Bà Đáng kính Archangela Panigarola, Bề trên một nhà dòng tại Milanô nước Ý, vào Lễ các Linh Hồn, được Thiên Thần bản mệnh dẫn vào luyện ngục. Tại đây bà thấy bố bà đang đau khổ rên xiết giữa các linh hồn khác. Khi thấy con mình, ông bố vội kêu lên: "Archangela con ơi, sao con quên người cha vô phúc này chịu cực hình nóng nảy ở đây! Con đã cầu nguyện và cứu nhiều linh hồn, còn cha, con mang ơn rất nhiều, con lại bỏ quên". Sơ Archangela rất ngạc nhiên thấy bố phàn nàn như thế, nhưng Thiên Thần Bản Mệnh nói với bà rằng: "Chúa để vậy, vì khi còn sống, bố bà đã không tha thiết lo lắng phần rỗi linh hồn mình và cũng không có lòng bác ái với các linh hồn luyện ngục" (Charity p. 342).
Những ai đọc hay nghe các truyện này, nên ân cần lo lắng phần rỗi đời đời mình, và rộng lòng bác ái thương cứu các linh hồn luyện ngục. Nay ta cứu người, mai người cứu ta. Lời Chúa nhắc nhở ta rằng: Các người đong cho ai đấu nào, người ta sẽ đong lại cho các ngươi đấu ấy".
*Một người khá giả kia là ân nhân lớn của cách linh hồn luyện ngục. Đêm kia khi ông đang ngủ thì có người đánh thức bảo phải xưng tội ngay, càng nhanh càng tốt, vì tử thần sắp đến rước ông. Ông ta đã nghe lời đi xưng tội, rước Mình Thánh Chúa và đã chết đúng như lời người lạ loan báo. Chúa đã thương ông vì ông đã thương các linh hồn (Charity P. 321).
*Chân phước Frances Năm Dấu thường liên lạc mật thiết với các Thiên Thần và các linh hồn luyện ngục. Trong tiểu sử đời bà kể chuyện sau đâu có bằng chức xác thực rằng: Bà kia là bạn của Chân phúc đã làm ơn nhiều cho Chân phúc khi còn sống. Sau khi bà bạn chết, Chân phúc đã dâng thời gian dài cầu nguyện, hy sinh, làm việc lành chỉ cho bà ân nhân. Một lần, khi Chân phúc cầu nguyện, bà ta hiện về tỏ cho biết nhiều điều về tương lai. Chân phúc hỏi về kinh nguyện mình dâng lên Chúa có giúp ích gì cho bà bạn không? Bà bạn trả lời rằng: "Tất cả những công phúc lời cầu đều ở trong tay Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ rộng ban, bà ta được an ủi rất nhiều và được giảm bớt ngày tháng chịu phạt". Chân phúc còn hỏi về một điều nghi ngờ không biết những đau đớn bà chịu do những bệnh nạn, chỉ cho bà bạn, bà có đước ích gì không? Bà bạn trả lời: "Ồ, ngay lúc ba chịu đau đớn ở trần gian, Thiên Thần chuyển cho tôi sự vui sướng Thiên Đàng. Khi bà hết đau, tội lại phải chịu khổ". Sau ít ngày, bà ân nhân hiện về cảm ơn Chân phước đã cứu mình khỏi luyện ngục (Charity p. 3j).
*Sơ Magarita Ebner dòng Thánh Đaminh, rất thân thiết với các linh hồn luyện ngục. Bà đã hy sinh cầu nguyện và cứu được nhiều linh hồn. Bà rất muốn tiến nhanh trên đường trọn lành kính mến Chúa, nên xin với các linh hồn cách riêng về chủ ý này. Các linh hồn đã trả ơn bà. Chính bà khuyến khích rằng: "Nếu ai muốn tiến tới trên đường trọn lành, hãy nhớ các linh hồn luyện ngục cầu bầu cho, các linh hồn sẽ giúp được như lòng mong ước (Charity p. 321).
*Một linh mục nói rằng, nhiều năm làm cha xứ, ngài nhận thấy các học sinh lớp giáo lý rất khó nhớ bài học. Ngài đã xoay xở một cách để giúp các trẻ em mà kết quả rất kém. Lưỡng lự vì thấy trẻ em ngoan ngoãn, không lẽ không cho chúng xưng tội rước Lễ lần đầu. Nhớ lại đã đọc mấy chuyện về các linh hồn luyện ngục giúp đỡ, ngài liền bảo các em sáng tối đọc kinh cầu nguyện chỉ cho các linh hồn luyện ngục xin giúp các em nhớ bài giáo lý. Kết quả rực rỡ, khi khảo bài, các em không những trả lời được các câu hỏi, mà còn trả lời một cách rất xuôi xắn nữa (Charity p. 322).
*Tại đô thành Paris nước Pháp, có người Công Giáo kia tìm hết cách để khuyên ông già bạn sắp chết ăn năn xưng tội. Cố gắng khuyên bao nhiêu lần mà ông già gân vẫn cứng lòng từ chối. Sau cùng ông nghĩ tới cách là hứa xin một số Lễ cho các linh hồn mồ côi cô độc nhất trong luyện ngục, xin các ngài giục lòng ông già kia ra mềm mà chịu xưng tội rước Lễ như của ăn đàng trước khi chết. Thật là lùn, chính ngày cuối đời, ông già đã được ơn đón nhận các Bí Tích cuối cùng và chết lành bình an (Charity p. 333).
*Truyện sau đây xảy ra năm 1884 tại Florence nước Ý, một người Công Giáo tên Parrini theo hội kính Tam Điểm. Ông ta viết chúc thư rằng, sau khi đấu kiếm với người bạn, nếu ông ta có bị thương, thì cũng không linh mục, mục sư bất cứ đạo nào được quyền dụ ông ăn năn. Sau khi ông chết, chỉ có gia đình bà bạn bè được đưa xác, không cần nghi lễ tôn giáo nào hết.
Tới gần ngày định đấu kiếm, ông lại viết một chúc thư khác giống như chúc thư ông ta đã viết hai năm trước. Lập trường cứng rắn không thay đổi. Không tin tưởng tôn giáo, thánh thần nào hết.
Sau 16 hiệp đấu kiếm, ông ta bị thương nặng, chắc chắn chết tới nơi. Người ta khiêng xác hấp hối ông về nhà. Biết mình không qua khỏi, ông nói với bà bạn đi bên cạnh: "Bà làm ơn đi mời linh mục cho tôi, đi thật nhanh, tôi muốn gặp linh mục, tôi chắc chắn muốn gặp, bà đi thật nhanh cho tôi, tôi muốn gặp linh mục".
Khi cha xứ vào phòng ông đang nằm, ông vui như gặp vị sứ giả từ trời xuống. Hai người nói truyện riêng xong, cha xứ ra mời hai người vào làm chứng. Cha xứ đã hỏi ông ta có bằng lòng từ bỏ tội Tam điểm, có chừa đấu kiếm, có rút lại các bài báo nhục mạ Giáo Hội không? Ông đã mạnh dạng tuyên bố trước tượng Chúa để trên ngục, trước cha xứ và hai chứng nhân rằng ông xin từ bỏ hết, ông xin rút lại di chúc cũ, xin mọi người tha thứ và cầu xin Chúa tha thứ cho ông ta. Bản tuyên bố từ bỏ này còn giữ lại tại Văn Khôi Toàn Tổng Giám Mục Giáo Phận.
Sau đó ông ta được xưng tội, rước Mình Thánh Chúa. Ông ghì chặt Thánh Giá trên môi nài xin ơn tha thứ. Ông chịu các phép Bí Tích cuối cùng thật sốt sắng làm mọi người Công Giáo hay không, đang đứng đó cũng phải cảm động. Ông giục lòng tin cậy mến ăn năn tội và cầu xin Đức Mẹ cứu giúp. Cha xứ xức dầu xong, ông tắt thở khi còn đang kêu tên cực trọng Giêsu Maria và ôm Thánh Giá trên ngực.
Người này được ơn trở lại nhờ ai? Là vì từ đáy lòng ông ta chưa bỏ hẳn đức tin mà bà mẹ đạo đức đã dạy ông hồi còn nhỏ. Và dù bên ngoài ông chống đạo nhưng ông vẫn hay làm việc bác ái, giúp đỡ người nghèo và các linh hồn luyện ngục cách rộng rãi. Trong thời gian nhập hội kín Tam Điểm, ngày nào ông cũng đọc kinh Vực Sâu cầu cho các linh hồn. Mỗi khi nghe có người bạn qua đời, ông liền đọc kinh Vực Sâu cho họ. Ông đã được chết trong Giáo Hội là nhờ các linh hồn luyện ngục bầu củ cho (Charity p. 336-338).
*Linh mục Henry người nước Bỉ kể rằng: Sau khi thụ phong linh mục, ngài được cử đi dạy học và giảng đạo tại nước Đức. Ở đâu cha cũng tỏ ra là người bạn tốt của linh hồn luyện ngục, và thường được các linh hồn tỏ ra biết ơn. Một lần ở Cologna, sau khi dự đám tang của thầy dòng Phanxicô, cha Henry tiếp tục cầu cho thầy và cho các linh hồn luyện ngục (Charity p. 338).
Thầy dòng Phanxicô mới qua đời được phép hiện về cảm ơn cha Henry, vì nhờ lời cầu của ngài mà thầy chỉ phải ở luyện ngục nửa ngày. Bây giờ thầy được lên Thiêng Đàng với 24 linh hồn khác cũng nhờ lời cha cầu nguyện cho.
Khi cha Henry được cử đi Wimpfen dạy học, người ta nói với cha có một người mới qua đời, khi còn sống người này đã muốn vào dòng Thánh Đaminh, người này đã giúp nhà dòng rất nhiều, coi như một đại ân nhân của dòng. Cha Henry thương cầu cho ông ta hằng ngày. Tới ngày giáp năm qua đời, ông ta hiện về với người bà con, nhờ người này đến cảm ơn cha Henry đã cầu nguyện cho mình được thoát luyện ngục.
Sau cùng khi cha Henry gần qua đời, ngài bị bệnh rất đau đớn, nhưng ngài đã được biết trước, nên rất nhẫn nhục chịu đựng. Ngài bình tĩnh chờ Đức Mẹ và các linh hồn luyện ngục đến. Lúc ngài tắt thở, một bà già đã được thấy ngài lên Thiên Đàng với 336 linh hồn khác cùng lên với ngài (Charity p. 339).
*Một giáo dân đạo đức tại miền Britany nước Pháp rất hay cầu nguyện cho các linh hồn, ông mắc bệnh sắp chết. Người ta mời cha xứ tới cho ông lãnh các Bí Tích cuối cùng. Vì mệt quá, cha xứ đã nhờ cha phó đi thay mình. Khi cha phó tới cho ông ta xưng tội, xức dầu, rước Mình Thánh Chúa rồi trở về nhà. Khi đi qua nghĩa địa gần nhà xứ, ngài nghe tiếng gọi lớn: "Hỡi những kẻ chết, chỗi dậy, tới nhà thờ cầu nguyện cho đại ân nhân chúng ta mới qua đời, chúng ta mắc nợ, vì ông hay cầu nguyện cho chúng ta!"
Cha phó bỗng thấy cửa nhà thờ mở ra và trên cung thánh thắp nến sáng, và ngài nghe có tiếp từ bàn thờ gọi kẻ chết đến cầu nguyện. Rồi ngài nghe tiếng ồn ào các bộ xương cử động bước ra khỏi mồ, xếp hàng đi vào nhà thờ hát kinh cầu cho kẻ chết. Hát xong, các bộ xương lại im lặng trở về mồ mình tại nghĩa địa, nến nhà thờ tắt hết, chung quanh im lặng hãi hùng. Tái mặt sợ hãi, run rẩy, cha phó chạy vào nhà hỏi xem cha xứ có thấy gì như mình không, cha phó thuật lại đầu đuôi, nhưng cha xứ không tin vì ngài chưa biết người bệnh đã chết hay chưa. Trong khi hai vị còn đang nói, có người vào nhà báo tin bệnh nhân đã qua đời. Cha phó bị ám ảnh mạnh mẽ về những gì đã thấy. Ngài đã xin bỏ xứ để vào dòng, về sau lên chức Bề trên, ngài thường kể lại chuyện này cho anh em nghe mà cầu cho các linh hồn luyện ngục (Charity p. 39-340).
*Thầy dòng Simon và thầy Gioan Fabriciô dòng Chúa Giêsu, cả hai đều là ân nhân của các linh hồn luyện ngục, đã được các linh hồn giúp đỡ khi sắp qua đời. Một số lớn linh hồn luyện ngục các ngài đã cứu vây quanh giường các ngài để an ủi và khi các ngài qua đời, liền đem linh hồn các ngài về Thiên Đàng (Charity p. 341).
*Các linh hồn luyện ngục không những giúp các ân nhân giờ chết, mà còn cầu bầu để các ân nhân sớm ra khỏi luyện ngục như chuyện sau:
Bà sơ Paula Terexa nổi tiếng thánh thiện tại thành Napoli nước Ý, được thấy Chúa từ trời xuống luyện ngục, Ngài chọn linh hồn nọ linh hồn kia đem về Thiên Đang. Bà sơ hỏi Chúa chọn lựa như vậy? Chúa trả lời: Vì nhữn linh hồn này khi còn sống đã có lòng bác ái với các linh hồn luyện ngục, Cha thương cho chúng sớm thoát khỏi nơi này vì Cha đã phán: "Ai thương xót thì sẽ được xót thương" (Charity P. 341).
Trong sách bà Ruth trong Cựu Ước có lời Chúa phán: "Chúa sẽ thương xót con như con thương người đã chết" (Rt 1,8), vì khi đã chết họ không lập được công trạng gì để cứu mình nữa, mà còn phải trả nợ tới đồng xu cuối cùng (Mt 5,25). Và có lời khác rằng: "Kẻ không biết thương ai, thì sẽ không được ai thương xót khi bị phán xét" (Gc 2,13).
*Bà Đáng kính Archangela Panigarola, Bề trên một nhà dòng tại Milanô nước Ý, vào Lễ các Linh Hồn, được Thiên Thần bản mệnh dẫn vào luyện ngục. Tại đây bà thấy bố bà đang đau khổ rên xiết giữa các linh hồn khác. Khi thấy con mình, ông bố vội kêu lên: "Archangela con ơi, sao con quên người cha vô phúc này chịu cực hình nóng nảy ở đây! Con đã cầu nguyện và cứu nhiều linh hồn, còn cha, con mang ơn rất nhiều, con lại bỏ quên". Sơ Archangela rất ngạc nhiên thấy bố phàn nàn như thế, nhưng Thiên Thần Bản Mệnh nói với bà rằng: "Chúa để vậy, vì khi còn sống, bố bà đã không tha thiết lo lắng phần rỗi linh hồn mình và cũng không có lòng bác ái với các linh hồn luyện ngục" (Charity p. 342).
Những ai đọc hay nghe các truyện này, nên ân cần lo lắng phần rỗi đời đời mình, và rộng lòng bác ái thương cứu các linh hồn luyện ngục. Nay ta cứu người, mai người cứu ta. Lời Chúa nhắc nhở ta rằng: Các người đong cho ai đấu nào, người ta sẽ đong lại cho các ngươi đấu ấy".
:rose4: Beauty is not in the face;
beauty is a light in the heart. :rose4:
beauty is a light in the heart. :rose4: