2024-10-23, 09:01 PM
Cõi Bitcoin 2
Bitcoin cuối cùng cũng xuyên phá đường cản trở (descendant trend line -- upper boundary) một cách ngoạn mục hồi cuối tuần qua, 18 tháng 10, sau khoảng 6 tháng ròng rã chưa một lần đột phá nổi. Rất tiếc, Bitcoin chưa thể duy trì ổn định nằm trên đường cản trở đó trong vài ngày, nói cách khác Bitcoin chỉ duy trì được hai ngày rồi bắt đầu lọt tọt rơi xuống lại bên dưới đường ranh giới ngăn cản hồi Thứ Hai đầu tuần này. Lý do gì mà giá Bitcoin không thể tăng lên thêm một khi đã đột phá đường cản trở (resistant line)? Theo các nhà phân tích thị trường tài chánh chuyên môn thì do lãi suất "yield" của 10-year Bond tăng lên đột ngột hôm Thứ Hai cho đến hôm nay là khoảng 4.25%, cuối tuần qua chỉ khoảng 4.07%. Thêm nữa, vài tin tức tích cực về kinh tế như chỉ số công việc hằng tháng (employment -- new jobs) và người dùng tiêu thụ (Retail sales) tăng trưởng mạnh, từ đó giới đầu tư lo sợ sẽ có tái lạm phát (reinflation fear) cộng tình hình bất ổn giữa Do thái và Iran đang lơ lửng chưa ngả ngủ. Không chỉ giá Bitcoin bị đình trệ sụt xuống một chút sau khi cú breakout đẹp mắt, mà cả thị trường tài chính, cổ phiếu Mỹ cũng bị xuống dốc. Tuy nhiên, cũng theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là hiện tượng ngắn hạn (short-term), có thể mai mốt hay tuần tới thị trường tài chính sẽ phục hồi lại.
Biểu đồ (1) -- Daily chart, mỗi candlestick tượng trưng cho giá cao thấp trong một ngày -- dưới đây cho thấy Bitcoin vượt qua đường ngăn cản ở khoảng giá 67,7k - 67,8k, và lên đến khoảng 69k rồi rơi xuống trở lại bên dưới đường biên cản trở. Nếu Bitcoin sụt giá tiếp thì có thể nằm ở khoảng từ 64k trở lên, xem như đó là mức độ giá hỗ trợ (support) cho Bitcoin. Vậy thì Bitcoin có khả năng vượt lên trở lại được không? Tôi nhận thấy là được sau khi xem thêm Biểu đồ (2) mà tôi dùng thử bộ thuật phân tích "Ichimoku Clouds" do một người Nhật sáng tạo vào thập niên 1930s, để củng cố thêm xác suất chu kỳ đi lên của Bitcoin.
Biểu Đồ 1:
Ở Biểu đồ (2) -- Daily chart, "Ichimoku Clouds", cũng cho thấy cú "breakout" của Bitcoin. Theo "Ichimoku system", nếu đường Tenkan-Sen (Conversion line, màu xanh dương) vượt lên trên (break out) đường Kijun-Sen (Base line, màu đỏ), và đường Chikou (Lagging Span) nằm trên giá của Bitcoin -- hoặc một cổ phiếu nào đó chẳng hạn -- cộng thêm đường giá của Bitcoin cũng phải vượt lên phía trên vùng Kumo (cloud, đám mây -- trong hình là những cụm màu xanh đọt chuối và màu hồng, thì sự kiện đó được gọi là Sanyaku Kouten (meaning: three positive signals), ba điềm báo tốt đẹp, tươi sáng, khẳng định. (Đường Chikou biểu thị điểm giá 26 giai đoạn (period) đã qua; như trong hình thì kể từ candlestick, ngày mà đường Tenkan-Sen vượt lên trên Kijun-Sen, đếm ngược về trước 26 candles, 26 ngày)
Bitcoin cuối cùng cũng xuyên phá đường cản trở (descendant trend line -- upper boundary) một cách ngoạn mục hồi cuối tuần qua, 18 tháng 10, sau khoảng 6 tháng ròng rã chưa một lần đột phá nổi. Rất tiếc, Bitcoin chưa thể duy trì ổn định nằm trên đường cản trở đó trong vài ngày, nói cách khác Bitcoin chỉ duy trì được hai ngày rồi bắt đầu lọt tọt rơi xuống lại bên dưới đường ranh giới ngăn cản hồi Thứ Hai đầu tuần này. Lý do gì mà giá Bitcoin không thể tăng lên thêm một khi đã đột phá đường cản trở (resistant line)? Theo các nhà phân tích thị trường tài chánh chuyên môn thì do lãi suất "yield" của 10-year Bond tăng lên đột ngột hôm Thứ Hai cho đến hôm nay là khoảng 4.25%, cuối tuần qua chỉ khoảng 4.07%. Thêm nữa, vài tin tức tích cực về kinh tế như chỉ số công việc hằng tháng (employment -- new jobs) và người dùng tiêu thụ (Retail sales) tăng trưởng mạnh, từ đó giới đầu tư lo sợ sẽ có tái lạm phát (reinflation fear) cộng tình hình bất ổn giữa Do thái và Iran đang lơ lửng chưa ngả ngủ. Không chỉ giá Bitcoin bị đình trệ sụt xuống một chút sau khi cú breakout đẹp mắt, mà cả thị trường tài chính, cổ phiếu Mỹ cũng bị xuống dốc. Tuy nhiên, cũng theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là hiện tượng ngắn hạn (short-term), có thể mai mốt hay tuần tới thị trường tài chính sẽ phục hồi lại.
Biểu đồ (1) -- Daily chart, mỗi candlestick tượng trưng cho giá cao thấp trong một ngày -- dưới đây cho thấy Bitcoin vượt qua đường ngăn cản ở khoảng giá 67,7k - 67,8k, và lên đến khoảng 69k rồi rơi xuống trở lại bên dưới đường biên cản trở. Nếu Bitcoin sụt giá tiếp thì có thể nằm ở khoảng từ 64k trở lên, xem như đó là mức độ giá hỗ trợ (support) cho Bitcoin. Vậy thì Bitcoin có khả năng vượt lên trở lại được không? Tôi nhận thấy là được sau khi xem thêm Biểu đồ (2) mà tôi dùng thử bộ thuật phân tích "Ichimoku Clouds" do một người Nhật sáng tạo vào thập niên 1930s, để củng cố thêm xác suất chu kỳ đi lên của Bitcoin.
Biểu Đồ 1:
![[Image: Yahoo-Finance-October23-2024-1.png]](https://i.ibb.co/CKLd1K7/Yahoo-Finance-October23-2024-1.png)
=============================
Biểu Đồ 2:
Ở Biểu đồ (2) -- Daily chart, "Ichimoku Clouds", cũng cho thấy cú "breakout" của Bitcoin. Theo "Ichimoku system", nếu đường Tenkan-Sen (Conversion line, màu xanh dương) vượt lên trên (break out) đường Kijun-Sen (Base line, màu đỏ), và đường Chikou (Lagging Span) nằm trên giá của Bitcoin -- hoặc một cổ phiếu nào đó chẳng hạn -- cộng thêm đường giá của Bitcoin cũng phải vượt lên phía trên vùng Kumo (cloud, đám mây -- trong hình là những cụm màu xanh đọt chuối và màu hồng, thì sự kiện đó được gọi là Sanyaku Kouten (meaning: three positive signals), ba điềm báo tốt đẹp, tươi sáng, khẳng định. (Đường Chikou biểu thị điểm giá 26 giai đoạn (period) đã qua; như trong hình thì kể từ candlestick, ngày mà đường Tenkan-Sen vượt lên trên Kijun-Sen, đếm ngược về trước 26 candles, 26 ngày)
![[Image: Yahoo-Finance-October23-2024.png]](https://i.ibb.co/Hr7HVXt/Yahoo-Finance-October23-2024.png)
========================

Xin cứ để cho tôi đốt ngọn đèn của tôi đi… mà đừng bao giờ hỏi nó sẽ làm tan được bóng tối hay không. R. Tagore