2024-10-20, 11:55 PM
[41] Hai pháp chế định (Paññatti), sự giả lập, sự định đặt, sự qui ước khái niệm để thông tin, để trình bày cho hiểu:
1. Nghĩa chế định (Atthapaññatti), là khái niệm về ý nghĩa sự kiện, sự vật, như vuông, tròn, trời, người, mùa xuân, mùa hạ v.v... cũng gọi là paññāpiyapaññatti.
Nói rộng ra, nghĩa chế định có 7 sự kiện như sau:
a) Hình thức chế định (Saṇṭhānāpaññatti), là khái niệm hình thể sự vật, như vuông, tròn, gò, trũng, cao, thấp v.v..
b) Hợp thành chế định (Samūhapaññatti), là khái niệm một sự vật có nhiều yếu tố hiệp thành, như cái nhà, chiếc xe, ngôi làng v.v…
c) Phương hướng chế định (Disāpaññatti), là khái niệm về vị trí, như hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam, hướng Bắc v.v …
d) Thời gian chế định (Kālapaññatti), là khái niệm về thời gian, như buổi sáng, buổi chiều, ban ngày, ban đêm v.v…
e) Hư không chế định (Ākāsapaññatti), là khái niệm về khoảng trống, như giếng, ao, hầm, hố, lỗ, hang v.v...
f) Tướng biểu chế định (Nimittapaññatti), là khái niệm về ký hiệu, như chữ viết, bảng hiệu, màu sắc v.v... các đề mục làm ấn tượng để tu thiền chỉ cũng được gọi là tướng biểu chế định.
g) Chúng sanh chế định (Sattapaññatti), là khái niệm về loài hữu tình, như con người, thú vật, chư thiên, phạm thiên v.v…
2. Danh chế định (Nāmapaññatti), là khái niệm về tên gọi, các sự kiện, sự vật. Đây cũng gọi là Paññāpanapaññatti hay Saddapaññatti.
Nói rộng ra, danh chế định gồm có 6 cách:
a) Danh chơn chế định (Vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi pháp bản thể thật, như gọi sắc, thọ, tưởng, hành, thức v.v...
b) Phi danh chơn chế định (Avijjamānapañ-ñatti), là đặt tên gọi một sự vật, một khái niệm không thật, như con sông, ngọn núi, chó, mèo, đàn ông, đàn bà v.v..
c) Danh chơn phi danh chơn chế định (Vijja-mānena avijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó vừa chỉ cho pháp bản thể vừa chỉ cho pháp giả lập. Thí dụ: tâm người ta, tiếng đàn bà v.v…
d) Phi danh chơn danh chơn chế định (Avijja-mānena vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó vừa chỉ cho pháp giả lập vừa chỉ cho pháp bản thể. Thí dụ: người thiện, người khổ v.v...
e) Danh chơn danh chơn chế định (Vijja-mānena vijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện mà trong đó đều chỉ cho pháp thực tính cả. Thí dụ: nhãn thức, tâm tham, sắc nghiệp v.v…
f) Phi danh chơn phi danh chơn chế định (Avijjamānena avijjamānapaññatti), là đặt tên gọi một sự kiện hoàn toàn với các từ ngữ chỉ cho pháp giả định. Thí dụ: cô bạn gái, anh bạn trai v.v
Pug. A.171; Comp.198.
[42] Hai loại sắc pháp (Rūpa):
1. Sắc đại hiển (Mahābhūtarūpa hay bhūtarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất hiện bày đa dạng rộng lớn, tức là bốn nguyên tố vật chất căn bản: đất, nước lửa, gió.
2. Sắc y sinh (Upādārūpa hay upādāyarūpa), là pháp thực tính thuộc vật chất phụ thuộc vào sắc đại hiển mà sanh ra, gồm 24 sắc như là sắc thần kinh, sắc cảnh giới v.v…
M.II.262; Ps.I.183.
[43] Hai loại sắc pháp khác (Rūpa):
1. Sắc thủ (Upādinnakarūpa), tức sắc pháp do nghiệp thủ tạo. Gồm có 18 sắc nghiệp: 4 sắc đại hiển, 5 sắc thần kinh, 4 sắc cảnh giới, 2 sắc tính, sắc ý vật, sắc mạng quyền, và sắc vật thực.
2. Sắc phi thủ (Anupādinnakarūpa), tức loại sắc pháp không do nghiệp thủ tạo ra. Gồm 10 thứ sắc phi nghiệp: Sắc giao giới, 2 sắc biểu tri, 3 sắc đặc biệt, 4 sắc tướng trạng.
Vbh, 14 ; Vism.450 ; comp.159.
[44] Hai sự thật (Sacca):
1. Tục đế (Sammatisacca), sự thật theo qui ước, theo sự chế định. Như nói con người, thú vật, xe, thuyền, bàn ghế v.v...
2. Chân đế (Paramatthasacca), sự thật theo bản thể, theo chân lý, siêu lý. Như là pháp thực tính: Tâm, Tâm sở, Sắc pháp, Níp-bàn.
Ā.I.95; Kvu A.34.
[45] Hai loại định (Samādhi):
1. Cận định (Upacārasamādhi), là trạng thái tâm an trú vắng lặng gần đạt đến tâm thiền định.
2. Kiên cố định (Appanāsamādhi), là trạng thái tâm thiền chứng, an trụ kiên cố trên đề mục thiền. Cũng gọi là thiền định.
[46] Hai loại giáo lý (Sāsana), lời giảng dạy của Đức Phật:
1. Giáo lý pháp học (Pariyattisāsana), là Phật ngôn trong cửu phần giáo lý, như khế kinh (sutta) ứng tụng (geyya)... Xem [440]. Phần giáo lý này là lý thuyết, cần phải học, cần phải thông thuộc.
2. Giáo lý pháp hành (Paṭipattisāsana), là sự tu tập thực hành như trì giới, thu thúc lục căn, ăn uống tiết độ, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác, và ba mươi bảy bồ-đề phần - Xem [383, 491]. Pháp hành gồm có năm là - Sammāpaṭipatti (Sự thực hành chân chánh), Anulomapaṭipadā, (Sự thực hành thuận lý) - Apaccanīkapaṭipadā, (Sự thực hành bất nghịch) - Anvatthapaṭipadā, (Sự thực hành tùy mục đích), Dhammānudhammapaṭipadā (Sự thực hành pháp trình tự, thứ lớp).
Nd1. 143.
[47] Hai loại cảm thọ (Vedanā):
1. Thân thọ (Kāyikavedanā), cảm thọ thuộc về thân, như là thọ khổ, thọ lạc, tức là thân đau đớn, thân thoải mái.
2. Tâm thọ (Cetasikavedanā), cảm thọ thuộc về tâm, như là thọ ưu (tâm buồn bực), thọ hỷ (tâm vui mừng), thọ xả (tâm thản nhiên).
S.IV. 231.
[48] Hai sự khổ (Dukkha):
1. Khổ thân (Kāyikadukkha), sự khổ thuộc thân thọ, như thân đau đớn, khó chịu.
2. Khổ tâm (Cetasikadukkha), sự khổ thuộc tâm thọ, như tâm ưu phiền, buồn bực, bất an trong lòng.
D. II. 306; S.V. 209.
[49] Hai sự an lạc (Sukha):
1. Lạc thân (Kāyikasukha), sự an lạc thuộc về thân thọ, như thân thoải mái, dễ chịu.
2. Lạc tâm (Cetasikasukha), sự an lạc thuộc về tâm thọ, như tâm vui mừng, tâm hân hoan.
A. I. 80
[50] Hai sự an lạc khác (Sukha):
1. Lạc vật chất (Sāmisasukha), là sự an lạc từ xúc hưởng ngũ dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc.
2. Lạc phi vật chất (Nirāmisasukha), là sự an lạc sanh không nhờ ngũ dục, mà do tư duy, như một vị an vui do tu thiền định hay tuệ quán v.v...
Budsas.org
1. Giáo lý pháp học (Pariyattisāsana), là Phật ngôn trong cửu phần giáo lý, như khế kinh (sutta) ứng tụng (geyya)... Xem [440]. Phần giáo lý này là lý thuyết, cần phải học, cần phải thông thuộc.
2. Giáo lý pháp hành (Paṭipattisāsana), là sự tu tập thực hành như trì giới, thu thúc lục căn, ăn uống tiết độ, sống tỉnh thức, chánh niệm tỉnh giác, và ba mươi bảy bồ-đề phần - Xem [383, 491]. Pháp hành gồm có năm là - Sammāpaṭipatti (Sự thực hành chân chánh), Anulomapaṭipadā, (Sự thực hành thuận lý) - Apaccanīkapaṭipadā, (Sự thực hành bất nghịch) - Anvatthapaṭipadā, (Sự thực hành tùy mục đích), Dhammānudhammapaṭipadā (Sự thực hành pháp trình tự, thứ lớp).
Nd1. 143.
[47] Hai loại cảm thọ (Vedanā):
1. Thân thọ (Kāyikavedanā), cảm thọ thuộc về thân, như là thọ khổ, thọ lạc, tức là thân đau đớn, thân thoải mái.
2. Tâm thọ (Cetasikavedanā), cảm thọ thuộc về tâm, như là thọ ưu (tâm buồn bực), thọ hỷ (tâm vui mừng), thọ xả (tâm thản nhiên).
S.IV. 231.
[48] Hai sự khổ (Dukkha):
1. Khổ thân (Kāyikadukkha), sự khổ thuộc thân thọ, như thân đau đớn, khó chịu.
2. Khổ tâm (Cetasikadukkha), sự khổ thuộc tâm thọ, như tâm ưu phiền, buồn bực, bất an trong lòng.
D. II. 306; S.V. 209.
[49] Hai sự an lạc (Sukha):
1. Lạc thân (Kāyikasukha), sự an lạc thuộc về thân thọ, như thân thoải mái, dễ chịu.
2. Lạc tâm (Cetasikasukha), sự an lạc thuộc về tâm thọ, như tâm vui mừng, tâm hân hoan.
A. I. 80
[50] Hai sự an lạc khác (Sukha):
1. Lạc vật chất (Sāmisasukha), là sự an lạc từ xúc hưởng ngũ dục: sắc, thinh, hương, vị, xúc.
2. Lạc phi vật chất (Nirāmisasukha), là sự an lạc sanh không nhờ ngũ dục, mà do tư duy, như một vị an vui do tu thiền định hay tuệ quán v.v...
Budsas.org