2023-04-08, 01:26 AM
- [b]0Chia sẻ[/b]Sao chép link
- Thức uống từ rau được người Nhật yêu thích mùa hè có tác dụng "trẻ hóa, hồi sinh"
Đậu ĐậuTheo Phụ Nữ Việt Nam8 giờ trước
Người Nhật có nhiều cách khác nhau để tận hưởng một mùa hè lành mạnh, thức uống shiso - hay còn gọi là nước tía tô là một trong số đó.
Thức uống người Nhật yêu thích mỗi mùa hè vì có tác dụng "trẻ hóa, hồi sinh"
Trong kho tàng các thức uống giải nhiệt mùa hè, người Nhật đặc biệt dành nhiều tình cảm cho nước shiso. Điều này là do màu hồng siêu đẹp và hương vị tươi mát của nó.
Shiso chính là lá tía tô. Người Nhật gọi lá tía tô là "lá hồi sinh", do đó thức uống của loại lá này cũng được họ hi vọng mang lại nhiều công dụng về sức khỏe. Nước shiso có tác dụng giải nhiệt, giải khát rất tốt vào mùa hè, phụ nữ Nhật uống nước tía tô với mong muốn có thể chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn.
Thực tế, lá tía tô là loại nguyên liệu rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tía tô cũng có nhiều giá trị trong việc chữa bệnh trong Đông y. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ): Tía tô vị cay, tính ấm, vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Những công dụng sức khỏe khi uống nước lá tía tô:
- Giúp giảm cân: Nước tía tô còn được sử dụng trong việc giảm cân. Axit rosmarinic chứa trong loại thảo mộc này ngăn chặn quá trình hấp thụ đường và chất béo.
- Tránh tăng lượng đường trong máu: Người Nhật cho rằng nước tía tô rất tốt do chúng có chứa axit rosmarinic và axid chlorogenic. Có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng của lượng đường trong máu, giảm sự hấp thụ của đường cũng như chất béo. Đồng thời làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đái tháo đường.
- Chống viêm: Nước lá tía tô giúp cải thiện lưu thông máu và bảo vệ cơ thể khỏi sự sưng tấy. Ngoài ra, axit rosmarinic trong lá tía tô giúp điều trị ngộ độc thực phẩm và thích hợp để kiểm soát bệnh hen suyễn và viêm khớp.
- Làm giảm nguy cơ đột quỵ: Lá tía tô chứa axit béo omega-3 giúp xây dựng tế bào não và bảo vệ cơ thể khỏi đột quỵ và bệnh tim mạch.
- Trẻ hóa làn da: Tía tô có đặc tính chống oxy hóa và hàm lượng Vitamin K, A và C cao. Những đặc tính này giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào cơ thể do các gốc tự do gây ra. Chúng cũng thích hợp để giữ cho làn da trong trẻo và tươi trẻ ngay cả khi có tuổi.
- Tốt cho sức khỏe răng miệng: Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.
Những nhóm người tốt nhất không nên uống nước lá tía tô
- Bà bầu
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ, đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.
- Đang bị cảm nóng
Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
- Người bị dị ứng với lá tía tô
Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần.
Lưu ý: Nước tía tô tốt nhưng không nên uống thay nước lọc, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô mỗi ngày, chia nhỏ từng lần uống. Nước tía tô tốt nhất nên uống nguyên chất không nên pha thêm đường hay mật ong, có thể vắt một vài giọt chanh, quất để tăng mùi thơm cho thức uống này.
[img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]BS tim mạch tiết lộ 2 loại thực phẩm đặc biệt cần tránh hoặc hạn chế ăn để phòng ngừa bệnh tim
TheoPhụ Nữ Việt Nam Copy link
[b]1Chia sẻ[/b]Sao chép link
- Những cấm kỵ khi ăn rau muống, phạm phải dễ "rước họa vào thân"
THANH HUYỀN (TỔNG HỢP)Theo Tiền Phong11 giờ trước
Khi ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều dưới đây để tránh rước bệnh vào người.
Những người không nên ăn rau muống
Người có vết thương hở
Các chuyên gia lý giải, việc ăn rau muống lúc này sẽ kích thích tế bào gây sẹo lồi, làm xấu da sau khi lành. Bên cạnh đó, rau muống còn khiến lớp da mới mọc lên bị ngứa nhiều hơn. Do đó, bạn chỉ nên ăn rau muống khi vết thương trên da đã lành lặn hoàn toàn
Người đang uống thuốc
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
Người mắc bệnh viêm khớp
Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
Người hệ tiêu hóa yếu
Hãy nhớ, ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
Lưu ý khi chế biến rau muống
Nên luộc rau chín kỹ
Bạn có biết rằng, rau muống thường bám rất nhiều bùn đất, ký sinh trùng hoặc giun sán và thậm chí còn sót lại cả thuốc trừ sâu nên nếu không rửa sạch và luộc kỹ thì chẳng khác nào bạn đang rước bệnh vào cơ thể. Khi luộc rau, cần đợi nước sôi hoàn toàn rồi mới thả rau vào luộc.
Hãy nhớ, nếu luộc không kỹ mà rau còn sượng thì chắc chắn các loại ký sinh trùng sẽ chưa chết mà đi vào cơ thể dễ gây ra những triệu chứng như đau bụng, khó tiêu…
Không ăn rau muống trái mùa
Nhìn chung, ăn rau gì trái mùa cũng không thực sự tốt. Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp, do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
Các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.
Không ăn cùng thực phẩm nhiều canxi
Không nên ăn rau muống với thức ăn có nhiều canxi như tôm, sữa… vì có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể đối với những thức ăn giàu canxi, thậm chí gây nôn mửa, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác.
Không ăn cùng với sữa
Bạn không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với rau muống. Bởi sữa có chứa hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.
[img=20x0]https://kenh14cdn.com/mob_images/mobile-footer-news-relate-icon.png[/img]Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi và lưu ý của chuyên gia để tiêu thụ loại rau này an toàn
TheoTiền Phong Copy link
[b]0Chia sẻ[/b]Sao cahép link
Be Vegan, make peace.