2023-04-07, 05:29 PM
Ai không nên nằm nghiêng trái khi ngủ?
Nằm nghiêng trái có thể khiến tim chịu áp lực hơn, không hợp cho người bị bệnh tim, có vấn đề tiêu hóa, phụ nữ mang thai giai đoạn đầu.
Nhắc đến giấc ngủ, mỗi người được cho là có tư thế yêu thích khác nhau, có người thích nằm ngửa, nằm nghiêng, cũng có người thay đổi nhiều tư thế trong một đêm. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng nên tránh nằm nghiêng trái khi ngủ vì tư thế này dễ gây đột tử. Nhưng đây có phải là sự thật?
Theo Sohu, không có cơ cơ khoa học nào khẳng định nằm nghiêng trái khi ngủ sẽ gây đột tử. Tuy nhiên, tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh sức khỏe của một người, bao gồm cách thở, tuần hoàn máu trong cơ thể, sự thư giãn của cơ bắp hay trao đổi chất.
Thông thường, nằm nghiêng phải có thể giảm áp lực lên tim và giúp ổn định quá trình lưu thông máu. Dù vậy, không ít người cho biết nằm nghiêng trái khiến họ thoải mái hơn.
Trên thực tế, tác động của tư thế ngủ với sức khỏe của mỗi người khác nhau, nhưng không phải ai cũng hợp nằm nghiêng bên trái khi ngủ.
Ai nên tránh nằm nghiêng trái khi ngủ?
Người bị bệnh tim
Ngủ nghiêng bên trái có thể làm tăng khối lượng công việc cho tim, khiến tim phải hoạt động chống lại trọng lực, cần nhiều năng lượng hơn để bơm máu. Ngoài ra, nằm ngủ nghiêng bên trái còn có thể gây căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Người có vấn đề về đường tiêu hóa
Ngủ nghiêng bên trái có thể làm trầm trọng thêm vấn đề trào ngược axit. Do lỗ mở của dạ dày nằm ở bên trái nên nếu bạn ngủ nghiêng về bên trái, axit trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác. Với những bệnh nhân này, khuyến nghị tư thế ngủ nghiêng về bên phải hoặc nằm ngửa.
Phụ nữ mang thai
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nằm ngủ nghiêng bên trái có thể cải thiện việc cung cấp máu cho thai nhi và giảm phù nề ở chân. Tuy nhiên trong thời gian đầu mang thai, nằm ngủ nghiêng bên trái có thể khiến thai nhi bị chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, ảnh hưởng đến quá trình hồi máu, từ đó dẫn đến các vấn đề như hạ huyết áp, chóng mặt.
Bệnh nhân phẫu thuật lồng ngực
Với người từng phẫu thuật lồng ngực, ngủ nghiêng về bên trái có thể làm tăng áp lực lên vùng phẫu thuật, làm chậm quá trình hồi phục và gây đau. Với đối tượng này, nên nằm ngửa hoặc nghiêng bên phải khi ngủ để giảm căng thẳng và khó chịu.
Lưu ý
Với hầu hết người khỏe mạnh, giấc ngủ ngon quan trọng hơn tư thế ngủ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tỉnh dậy hôm sau trong trạng thái tràn đầy năng lượng, tập trung hơn trong học tập và làm việc, đồng thời có sức khỏe tốt.
Để có giấc ngủ ngon, mỗi ngày cần đi ngủ đúng giờ, duy trì đều đặn thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngoài ra, cần tạo môi trường ngủ trong lành, tránh ánh sáng mạnh, tiếng ồn, giữ nhiệt độ trong nhà và chọn giường, gối, mền, đệm phù hợp để bản thân có giấc ngủ thoải mái hơn.[/size]
Ý
Nằm nghiêng trái có thể khiến tim chịu áp lực hơn, không hợp cho người bị bệnh tim, có vấn đề tiêu hóa, phụ nữ mang thai giai đoạn đầu.
Nhắc đến giấc ngủ, mỗi người được cho là có tư thế yêu thích khác nhau, có người thích nằm ngửa, nằm nghiêng, cũng có người thay đổi nhiều tư thế trong một đêm. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng nên tránh nằm nghiêng trái khi ngủ vì tư thế này dễ gây đột tử. Nhưng đây có phải là sự thật?
Theo Sohu, không có cơ cơ khoa học nào khẳng định nằm nghiêng trái khi ngủ sẽ gây đột tử. Tuy nhiên, tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh sức khỏe của một người, bao gồm cách thở, tuần hoàn máu trong cơ thể, sự thư giãn của cơ bắp hay trao đổi chất.
Thông thường, nằm nghiêng phải có thể giảm áp lực lên tim và giúp ổn định quá trình lưu thông máu. Dù vậy, không ít người cho biết nằm nghiêng trái khiến họ thoải mái hơn.
Trên thực tế, tác động của tư thế ngủ với sức khỏe của mỗi người khác nhau, nhưng không phải ai cũng hợp nằm nghiêng bên trái khi ngủ.
Tư thế ngủ nghiêng trái có thể không tốt cho một số người có vấn đề về sức khỏe.
[size=undefined]Ai nên tránh nằm nghiêng trái khi ngủ?
Người bị bệnh tim
Ngủ nghiêng bên trái có thể làm tăng khối lượng công việc cho tim, khiến tim phải hoạt động chống lại trọng lực, cần nhiều năng lượng hơn để bơm máu. Ngoài ra, nằm ngủ nghiêng bên trái còn có thể gây căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Người có vấn đề về đường tiêu hóa
Ngủ nghiêng bên trái có thể làm trầm trọng thêm vấn đề trào ngược axit. Do lỗ mở của dạ dày nằm ở bên trái nên nếu bạn ngủ nghiêng về bên trái, axit trong dạ dày sẽ dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác. Với những bệnh nhân này, khuyến nghị tư thế ngủ nghiêng về bên phải hoặc nằm ngửa.
Phụ nữ mang thai
Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nằm ngủ nghiêng bên trái có thể cải thiện việc cung cấp máu cho thai nhi và giảm phù nề ở chân. Tuy nhiên trong thời gian đầu mang thai, nằm ngủ nghiêng bên trái có thể khiến thai nhi bị chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, ảnh hưởng đến quá trình hồi máu, từ đó dẫn đến các vấn đề như hạ huyết áp, chóng mặt.
Bệnh nhân phẫu thuật lồng ngực
Với người từng phẫu thuật lồng ngực, ngủ nghiêng về bên trái có thể làm tăng áp lực lên vùng phẫu thuật, làm chậm quá trình hồi phục và gây đau. Với đối tượng này, nên nằm ngửa hoặc nghiêng bên phải khi ngủ để giảm căng thẳng và khó chịu.
Lưu ý
Với hầu hết người khỏe mạnh, giấc ngủ ngon quan trọng hơn tư thế ngủ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tỉnh dậy hôm sau trong trạng thái tràn đầy năng lượng, tập trung hơn trong học tập và làm việc, đồng thời có sức khỏe tốt.
Để có giấc ngủ ngon, mỗi ngày cần đi ngủ đúng giờ, duy trì đều đặn thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngoài ra, cần tạo môi trường ngủ trong lành, tránh ánh sáng mạnh, tiếng ồn, giữ nhiệt độ trong nhà và chọn giường, gối, mền, đệm phù hợp để bản thân có giấc ngủ thoải mái hơn.[/size]
Hướng Dương (Theo Sohu)
Ý
Be Vegan, make peace.