2022-11-01, 05:02 AM
Chủ nhật, 8/11/2020, 05:05 (GMT+7)
Cô gái vẽ tranh dân gian trên xương lá bồ đề
TP HCMÝ tưởng vẽ tranh dân gian Việt Nam trên xương lá bồ đề đến với Dương Hương Nhiên, 32 tuổi, cách đây một năm, khi được người bạn gửi tặng xương lá bồ đề để làm bookmark.
Xem toàn màn hình
Hương Nhiên cho biết, khi nhìn thấy chiếc xương lá bồ đề, cô muốn nó "mang dấu ấn cá nhân" nên nảy ra ý tưởng vẽ tranh lên đó. “Người Ấn Độ vẽ lên đó hình các vị thần, người Trung Quốc vẽ các tích về thần tiên của họ, tôi muốn tạo nên những bức tranh mang bản sắc Việt Nam và tôi chọn tranh dân gian”, cô gái 32 tuổi nói. Kể từ đó, Nhiên lên mạng học cách tạo chất liệu cho những bức tranh của mình.
Để có xương lá chất lượng tốt, phù hợp với việc vẽ tranh, Hương Nhiên nhờ người bạn nhặt những lá bồ đề già, kích thước lớn từ cây bồ đề cổ thụ ở chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Khi có lá tươi, cô đem ngâm chừng một tháng cho rã thịt lá, sau đó dùng bàn chải nhẹ nhàng tẩy phần diệp lục còn sót lại. Xương lá đó đem phơi khô, có thể nhuộm màu tùy ý thích.
Muốn tạo nên những tác phẩm đậm bản sắc Việt Nam, Nhiên và chồng- một người am hiểu về mỹ thuật - đã tôn trọng nguyên tác tranh dân gian, màu sắc khi vẽ trên lá được thể hiện gần nhất với màu sắc tranh gốc.
Vẽ trên xương lá đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Do đó mỗi bức tranh mất khá nhiều thời gian. Tùy thuộc vào độ khó, chi tiết, hay yêu cầu tô bóng, chuyển màu… mà thời gian hoàn thiện sẽ khác nhau. Có những bức cần đến 2-3 ngày như bức Ngũ Hổ. Cũng có bức hoàn thiện trong vài tiếng.
Những bức tranh đầu tiên nét vẽ không rõ nét, màu bị lem, sau đó phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần để tìm cách khắc phục và hoàn thiện hơn. Theo Nhiên, với khổ lá giới hạn và mỏng manh, viết chữ lên lá khó thể hiện nhất bởi không thể có được độ sắc nét như trên giấy. Bức tranh khiến cô tâm đắc nhất là bức Đám cưới Chuột, được thực hiện ngay trước thềm năm Canh Tý. Khác với những bức tranh lá khác thường thể hiện trọn vẹn trên 1 chiếc xương lá, với bức này được vẽ trên 5 lá ghép lại.
Advertisement
Ban đầu Nhiên và chồng vẽ trên xương lá làm nắp hộp quà tặng. Sau đó vẽ những bức với kích cỡ lớn hơn để lồng khung treo tường với nền giấy mỹ thuật hoặc giấy lá chuối thủ công. Sau đó cô bắt đầu nghĩ đến việc tạo hiệu ứng với hộp đèn và tranh vẽ trên 2 mặt lá lồng khung kính trong suốt để bàn nhằm tôn lên nét đẹp độc đáo của xương lá. Những sản phẩm này mang tính ứng dụng cao và nhận được những phản hồi rất tích cực khi được giới thiệu trong các cộng đồng về handmade, decor tại Việt Nam.
Những chiếc đèn trang trí tranh xương lá có kích cỡ ngang 17-19cm, dài 25 – 27cm tùy thuộc vào kích cỡ lá. Điều đặc biệt của kiểu đèn này là được tạo hình theo dáng lá tự nhiên, khung đèn được làm hoàn toàn thủ công bằng chất liệu gỗ siêu nhẹ. Vì thế mỗi chiếc là duy nhất, sẽ không tìm thấy chiếc thứ 2 giống y chang.
Advertisement
Vẽ trên 2 mặt lá là một ý tưởng bắt nguồn từ những bức tranh dân gian Đông Hồ đối xứng như tranh Dạ Xướng – Nhật Minh. Hương Nhiên cho hay, ban đầu thực hiện vẫn bị lem màu, nhưng sau hàng trăm lần thất bại, giờ cô đã vẽ được một lúc trên 2 mặt lá. Với việc thể hiện trên 2 mặt lá và lồng khung kính trong suốt, có thể tôn trọn vẻ đẹp thanh thoát, duyên dáng của những đường gân thiên nhiên.
Hiện khách hàng chủ yếu của tranh xương lá bồ đề là người Việt trẻ, ngoài ra còn một bộ phận khách hàng là Việt kiều. Ngoài tranh dân gian, Nhiên và chồng còn vẽ các chủ đề như tranh đức Phật trên xương lá và tranh hoa, tranh 3D. Các sản phẩm đều do 2 vợ chồng làm thủ công với số lượng giới hạn, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng.
Advertisement
Ý
Cô gái vẽ tranh dân gian trên xương lá bồ đề
TP HCMÝ tưởng vẽ tranh dân gian Việt Nam trên xương lá bồ đề đến với Dương Hương Nhiên, 32 tuổi, cách đây một năm, khi được người bạn gửi tặng xương lá bồ đề để làm bookmark.
Xem toàn màn hình
Hương Nhiên cho biết, khi nhìn thấy chiếc xương lá bồ đề, cô muốn nó "mang dấu ấn cá nhân" nên nảy ra ý tưởng vẽ tranh lên đó. “Người Ấn Độ vẽ lên đó hình các vị thần, người Trung Quốc vẽ các tích về thần tiên của họ, tôi muốn tạo nên những bức tranh mang bản sắc Việt Nam và tôi chọn tranh dân gian”, cô gái 32 tuổi nói. Kể từ đó, Nhiên lên mạng học cách tạo chất liệu cho những bức tranh của mình.
Để có xương lá chất lượng tốt, phù hợp với việc vẽ tranh, Hương Nhiên nhờ người bạn nhặt những lá bồ đề già, kích thước lớn từ cây bồ đề cổ thụ ở chùa Bái Đính, Ninh Bình.
Khi có lá tươi, cô đem ngâm chừng một tháng cho rã thịt lá, sau đó dùng bàn chải nhẹ nhàng tẩy phần diệp lục còn sót lại. Xương lá đó đem phơi khô, có thể nhuộm màu tùy ý thích.
Muốn tạo nên những tác phẩm đậm bản sắc Việt Nam, Nhiên và chồng- một người am hiểu về mỹ thuật - đã tôn trọng nguyên tác tranh dân gian, màu sắc khi vẽ trên lá được thể hiện gần nhất với màu sắc tranh gốc.
Vẽ trên xương lá đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Do đó mỗi bức tranh mất khá nhiều thời gian. Tùy thuộc vào độ khó, chi tiết, hay yêu cầu tô bóng, chuyển màu… mà thời gian hoàn thiện sẽ khác nhau. Có những bức cần đến 2-3 ngày như bức Ngũ Hổ. Cũng có bức hoàn thiện trong vài tiếng.
Những bức tranh đầu tiên nét vẽ không rõ nét, màu bị lem, sau đó phải vẽ đi vẽ lại nhiều lần để tìm cách khắc phục và hoàn thiện hơn. Theo Nhiên, với khổ lá giới hạn và mỏng manh, viết chữ lên lá khó thể hiện nhất bởi không thể có được độ sắc nét như trên giấy. Bức tranh khiến cô tâm đắc nhất là bức Đám cưới Chuột, được thực hiện ngay trước thềm năm Canh Tý. Khác với những bức tranh lá khác thường thể hiện trọn vẹn trên 1 chiếc xương lá, với bức này được vẽ trên 5 lá ghép lại.
Advertisement
Ban đầu Nhiên và chồng vẽ trên xương lá làm nắp hộp quà tặng. Sau đó vẽ những bức với kích cỡ lớn hơn để lồng khung treo tường với nền giấy mỹ thuật hoặc giấy lá chuối thủ công. Sau đó cô bắt đầu nghĩ đến việc tạo hiệu ứng với hộp đèn và tranh vẽ trên 2 mặt lá lồng khung kính trong suốt để bàn nhằm tôn lên nét đẹp độc đáo của xương lá. Những sản phẩm này mang tính ứng dụng cao và nhận được những phản hồi rất tích cực khi được giới thiệu trong các cộng đồng về handmade, decor tại Việt Nam.
Những chiếc đèn trang trí tranh xương lá có kích cỡ ngang 17-19cm, dài 25 – 27cm tùy thuộc vào kích cỡ lá. Điều đặc biệt của kiểu đèn này là được tạo hình theo dáng lá tự nhiên, khung đèn được làm hoàn toàn thủ công bằng chất liệu gỗ siêu nhẹ. Vì thế mỗi chiếc là duy nhất, sẽ không tìm thấy chiếc thứ 2 giống y chang.
Advertisement
Vẽ trên 2 mặt lá là một ý tưởng bắt nguồn từ những bức tranh dân gian Đông Hồ đối xứng như tranh Dạ Xướng – Nhật Minh. Hương Nhiên cho hay, ban đầu thực hiện vẫn bị lem màu, nhưng sau hàng trăm lần thất bại, giờ cô đã vẽ được một lúc trên 2 mặt lá. Với việc thể hiện trên 2 mặt lá và lồng khung kính trong suốt, có thể tôn trọn vẻ đẹp thanh thoát, duyên dáng của những đường gân thiên nhiên.
Hiện khách hàng chủ yếu của tranh xương lá bồ đề là người Việt trẻ, ngoài ra còn một bộ phận khách hàng là Việt kiều. Ngoài tranh dân gian, Nhiên và chồng còn vẽ các chủ đề như tranh đức Phật trên xương lá và tranh hoa, tranh 3D. Các sản phẩm đều do 2 vợ chồng làm thủ công với số lượng giới hạn, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng.
Hải Hiền
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Advertisement
Ý
Be Vegan, make peace.