2022-10-06, 02:39 PM
VỀ TRANG CHỦ
Đoán bệnh qua vị trí mỡ thừa ở từng vùng trên cơ thể của bạn
TL 38 phút trước
ĐỌC BÀI - 5:44
Có mỡ thừa trong cơ thể là tín hiệu không tốt cho sức khỏe nhưng bạn có biết không, mỡ thừa nằm ở vị trí nào trong cơ thể mới là điều đáng lo ngại hơn cả.
Nhắc đến mỡ, có thể bạn sẽ chỉ hình dung rằng nó ở đâu đó trong cơ thể. Thực tế, có 2 loại mỡ là mỡ dưới da và mỡ nội tạng . Mỡ dưới da được coi là "chất béo an toàn", nằm ở dưới da và dễ loại bỏ hơn. Trong khi đó, mỡ nội tạng lại lưu trú sâu hơn trong cơ thể, bao quanh các cơ quan nội tạng nên là "chất béo nguy hiểm" hoặc "độc hại".
TS Sarah Garsed (bác sĩ gia đình tại nền tảng Sức khỏe Trực tuyến hàng đầu của Vương quốc Anh - RWL) nói: "Chất béo nội tạng đang hoạt động có nghĩa là nó làm thay đổi sự cân bằng hóa học trong cơ thể chúng ta, từ đó có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Nó cũng có thể bao quanh các cơ quan quan trọng của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng chức năng của các cơ quan này".
Các nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, dù có một lượng nhỏ chất béo nhưng ở một số vị trí quan trọng của cơ thể thì cũng là rất đáng lo ngại.
GS.TS Sarah Garsed chỉ ra ảnh hưởng của mỡ cơ thể khi nó xuất hiện ở từng vị trí cơ thể cụ thể như sau:
1. Mỡ ở mặt và cổ: Có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy cổ của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều khả năng có mức LDL (hay còn gọi là cholesterol "xấu") cao. Các nhà nghiên cứu tin rằng chu vi cổ trên 35,5cm đối với phụ nữ và 43,2cm đối với nam giới cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim cao hơn.
Tiến sĩ Sarah nói: "Mỡ cổ cũng có thể gây áp lực lên đường thở chính của cơ thể khiến mọi người khó thở hơn. Điều này có thể đặc biệt tồi tệ vào ban đêm, với một số bệnh nhân phải vật lộn để thở, làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, đột quỵ và trầm cảm. Đó là còn chưa kể đến việc khiến họ ngáy rất to".
2. Mỡ ở ngực: Cảnh báo nguy cơ ung thư trong tương lai
Đối với nam giới và phụ nữ, sự gia tăng kích thước ngực do dự trữ chất béo là một dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ ung thư trong tương lai.
Tiến sĩ Sarah cho biết: "Các tế bào mỡ sản xuất hormone oestrogen, và sự gia tăng oestrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú phát triển. Những tế bào mỡ thừa này trong vú cũng có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể có thể góp phần gây ung thư".
3. Mỡ ở cánh tay: Cần nghiêm túc xem xét việc giảm cân
Tăng mỡ trên vai là dấu hiệu của chất béo dư thừa trong toàn bộ cơ thể - và là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn cần nghiêm túc xem xét việc giảm cân để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tiến sĩ Sarah nói: "Chất béo dư thừa trên cánh tay thường chỉ ra tình trạng béo phì và chỉ số BMI rất cao. Chúng ta biết rằng béo phì là do chế độ ăn uống kém và bất kỳ ai phải vật lộn với chất béo ở bộ phận cơ thể này có thể cũng sẽ có chất béo ở những vùng cơ thể khác. Béo phì làm tăng nguy cơ trầm cảm, đau tim, tiểu đường loại 2, đột quỵ, đau khớp, bệnh tim, ung thư và tử vong sớm. Vì vậy đây là dấu hiệu cảnh báo để bạn cố gắng thay đổi lối sống càng sớm càng tốt".
4. Mỡ ở đùi: Có nguy cơ phát triển suy tim
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người có mỡ nội tạng trong cơ đùi có nguy cơ phát triển suy tim tăng 34% so với những người không có. Lý do là vì các chất béo này giống như mỡ bụng, có thể gây viêm trong cơ thể và tấn công hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau tim và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
5. Mỡ ở vùng bụng: Có nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn
Có một lớp chất béo "chèn ép" quanh vòng eo của chúng ta là hoàn toàn tự nhiên, nhưng khi bắt đầu lưu trữ quá nhiều chất béo nội tạng ở đó thì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Tiến sĩ Sarah cảnh báo: "Chất béo nội tạng quanh vòng eo thường xâm nhập vào gan của bạn và biến thành cholesterol. Cholesterol di chuyển dễ dàng vào máu, làm tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và huyết áp cao. Mỡ bụng nội tạng cũng có thể tác động đến các phản ứng hóa học và tình trạng viêm mà điều này gây ra trong cơ thể có thể dẫn đến kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2".
Nghiên cứu cũng cho thấy, người có nhiều mỡ bụng nội tạng dễ bị tổn thương hơn trước một số bệnh ung thư, bao gồm cả vú và ruột kết.
Làm thế nào để giảm mỡ trong cơ thể?
Gần như không thể nhắm mục tiêu giảm mỡ tại từng vị trí cơ thể cụ thể nhưng bạn có thể đốt cháy chất béo cơ thể nói chung mà không cần sự can thiệp của y tế theo những cách sau:
Vận động thay vì ngồi một chỗ
Nếu bạn tăng chuyển động và giảm thời gian ngồi, bạn sẽ tăng khả năng đốt cháy chất béo cơ bản và tăng cơ hội làm nổ mỡ cơ thể. Không cần quá cầu kì, chỉ cần di chuyển quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa... là bạn cũng đã vận động rồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các bài tập thể dục tim mạch.
Huấn luyện viên cá nhân Cecilia Harris (chuyên gia hướng dẫn tập luyện tại nền tảng Sức khỏe Trực tuyến hàng đầu của Vương quốc Anh - RWL) cho biết: "Tập thể dục tim mạch đốt cháy rất nhiều calo, đó là những gì chúng ta muốn nếu cố gắng thay đổi chất béo. Các bài tập tim mạch bạn có thể thử bao gồm: đi bộ, chạy, đạp xe, tập luyện HIIT, thể dục nhịp điệu...".
Ăn nhiều dinh dưỡng
Bằng cách ăn nhiều loại trái cây, rau, các loại đậu và toàn bộ protein, chúng ta sẽ nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột và tăng lượng chất dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Bockhart cho biết: "Chúng ta càng bổ sung nhiều dinh dưỡng, chúng ta càng ít có khả năng lấp đầy các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Thêm vào đó, vi khuẩn đường ruột của chúng ta càng cân bằng, chúng ta càng có nhiều khả năng tiêu hóa thức ăn hiệu quả và ít phải vật lộn với tâm trạng không tốt - điều này cũng cải thiện cơ hội đốt cháy chất béo của chúng ta".
Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất thấp nhưng lại giàu calo. Vì vậy khi ăn chúng, chúng ta sẽ tốn nhiều năng lượng hơn, khiến chúng ta có nhiều khả năng dự trữ chất béo hơn.
Giảm căng thẳng
TIN LIÊN QUAN
Khi căng thẳng, chúng ta giải phóng hormone cortisol. Điều này không chỉ khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng phân hủy chất béo trong cơ thể. Hãy cố gắng dành thời gian ra ngoài, ngủ nhiều hơn và tránh các tình huống căng thẳng.[/size][/size]
Theo Thesun, Resultswellnesslifestyle
- MỚI NHẤT
- [/url]
- ›
- [url=https://m.kenh14.vn/suc-khoe.chn]Sức khỏe
Đoán bệnh qua vị trí mỡ thừa ở từng vùng trên cơ thể của bạn
TL 38 phút trước
ĐỌC BÀI - 5:44
Có mỡ thừa trong cơ thể là tín hiệu không tốt cho sức khỏe nhưng bạn có biết không, mỡ thừa nằm ở vị trí nào trong cơ thể mới là điều đáng lo ngại hơn cả.
Nhắc đến mỡ, có thể bạn sẽ chỉ hình dung rằng nó ở đâu đó trong cơ thể. Thực tế, có 2 loại mỡ là mỡ dưới da và mỡ nội tạng . Mỡ dưới da được coi là "chất béo an toàn", nằm ở dưới da và dễ loại bỏ hơn. Trong khi đó, mỡ nội tạng lại lưu trú sâu hơn trong cơ thể, bao quanh các cơ quan nội tạng nên là "chất béo nguy hiểm" hoặc "độc hại".
TS Sarah Garsed (bác sĩ gia đình tại nền tảng Sức khỏe Trực tuyến hàng đầu của Vương quốc Anh - RWL) nói: "Chất béo nội tạng đang hoạt động có nghĩa là nó làm thay đổi sự cân bằng hóa học trong cơ thể chúng ta, từ đó có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Nó cũng có thể bao quanh các cơ quan quan trọng của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng chức năng của các cơ quan này".
Các nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, dù có một lượng nhỏ chất béo nhưng ở một số vị trí quan trọng của cơ thể thì cũng là rất đáng lo ngại.
GS.TS Sarah Garsed chỉ ra ảnh hưởng của mỡ cơ thể khi nó xuất hiện ở từng vị trí cơ thể cụ thể như sau:
1. Mỡ ở mặt và cổ: Có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy cổ của bạn càng lớn, bạn càng có nhiều khả năng có mức LDL (hay còn gọi là cholesterol "xấu") cao. Các nhà nghiên cứu tin rằng chu vi cổ trên 35,5cm đối với phụ nữ và 43,2cm đối với nam giới cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim và đau tim cao hơn.
Tiến sĩ Sarah nói: "Mỡ cổ cũng có thể gây áp lực lên đường thở chính của cơ thể khiến mọi người khó thở hơn. Điều này có thể đặc biệt tồi tệ vào ban đêm, với một số bệnh nhân phải vật lộn để thở, làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, đột quỵ và trầm cảm. Đó là còn chưa kể đến việc khiến họ ngáy rất to".
2. Mỡ ở ngực: Cảnh báo nguy cơ ung thư trong tương lai
Đối với nam giới và phụ nữ, sự gia tăng kích thước ngực do dự trữ chất béo là một dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ ung thư trong tương lai.
Tiến sĩ Sarah cho biết: "Các tế bào mỡ sản xuất hormone oestrogen, và sự gia tăng oestrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú phát triển. Những tế bào mỡ thừa này trong vú cũng có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể có thể góp phần gây ung thư".
3. Mỡ ở cánh tay: Cần nghiêm túc xem xét việc giảm cân
Tăng mỡ trên vai là dấu hiệu của chất béo dư thừa trong toàn bộ cơ thể - và là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn cần nghiêm túc xem xét việc giảm cân để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tiến sĩ Sarah nói: "Chất béo dư thừa trên cánh tay thường chỉ ra tình trạng béo phì và chỉ số BMI rất cao. Chúng ta biết rằng béo phì là do chế độ ăn uống kém và bất kỳ ai phải vật lộn với chất béo ở bộ phận cơ thể này có thể cũng sẽ có chất béo ở những vùng cơ thể khác. Béo phì làm tăng nguy cơ trầm cảm, đau tim, tiểu đường loại 2, đột quỵ, đau khớp, bệnh tim, ung thư và tử vong sớm. Vì vậy đây là dấu hiệu cảnh báo để bạn cố gắng thay đổi lối sống càng sớm càng tốt".
4. Mỡ ở đùi: Có nguy cơ phát triển suy tim
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra những người có mỡ nội tạng trong cơ đùi có nguy cơ phát triển suy tim tăng 34% so với những người không có. Lý do là vì các chất béo này giống như mỡ bụng, có thể gây viêm trong cơ thể và tấn công hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau tim và sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
5. Mỡ ở vùng bụng: Có nguy cơ mắc một số loại ung thư cao hơn
Có một lớp chất béo "chèn ép" quanh vòng eo của chúng ta là hoàn toàn tự nhiên, nhưng khi bắt đầu lưu trữ quá nhiều chất béo nội tạng ở đó thì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.
Tiến sĩ Sarah cảnh báo: "Chất béo nội tạng quanh vòng eo thường xâm nhập vào gan của bạn và biến thành cholesterol. Cholesterol di chuyển dễ dàng vào máu, làm tắc nghẽn động mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và huyết áp cao. Mỡ bụng nội tạng cũng có thể tác động đến các phản ứng hóa học và tình trạng viêm mà điều này gây ra trong cơ thể có thể dẫn đến kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2".
Nghiên cứu cũng cho thấy, người có nhiều mỡ bụng nội tạng dễ bị tổn thương hơn trước một số bệnh ung thư, bao gồm cả vú và ruột kết.
Làm thế nào để giảm mỡ trong cơ thể?
Gần như không thể nhắm mục tiêu giảm mỡ tại từng vị trí cơ thể cụ thể nhưng bạn có thể đốt cháy chất béo cơ thể nói chung mà không cần sự can thiệp của y tế theo những cách sau:
Vận động thay vì ngồi một chỗ
Nếu bạn tăng chuyển động và giảm thời gian ngồi, bạn sẽ tăng khả năng đốt cháy chất béo cơ bản và tăng cơ hội làm nổ mỡ cơ thể. Không cần quá cầu kì, chỉ cần di chuyển quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa... là bạn cũng đã vận động rồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các bài tập thể dục tim mạch.
Huấn luyện viên cá nhân Cecilia Harris (chuyên gia hướng dẫn tập luyện tại nền tảng Sức khỏe Trực tuyến hàng đầu của Vương quốc Anh - RWL) cho biết: "Tập thể dục tim mạch đốt cháy rất nhiều calo, đó là những gì chúng ta muốn nếu cố gắng thay đổi chất béo. Các bài tập tim mạch bạn có thể thử bao gồm: đi bộ, chạy, đạp xe, tập luyện HIIT, thể dục nhịp điệu...".
Ăn nhiều dinh dưỡng
Bằng cách ăn nhiều loại trái cây, rau, các loại đậu và toàn bộ protein, chúng ta sẽ nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột và tăng lượng chất dinh dưỡng.
Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Bockhart cho biết: "Chúng ta càng bổ sung nhiều dinh dưỡng, chúng ta càng ít có khả năng lấp đầy các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Thêm vào đó, vi khuẩn đường ruột của chúng ta càng cân bằng, chúng ta càng có nhiều khả năng tiêu hóa thức ăn hiệu quả và ít phải vật lộn với tâm trạng không tốt - điều này cũng cải thiện cơ hội đốt cháy chất béo của chúng ta".
Cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng rất thấp nhưng lại giàu calo. Vì vậy khi ăn chúng, chúng ta sẽ tốn nhiều năng lượng hơn, khiến chúng ta có nhiều khả năng dự trữ chất béo hơn.
Giảm căng thẳng
TIN LIÊN QUAN
Hiểu lầm trầm trọng về phương pháp giảm cân khiến đường huyết tăng vọt, tăng cân và tích mỡ nhanh hơn
5 dấu hiệu cảnh báo mỡ tích tụ trong gan: Ai cần lưu ý?
Khi căng thẳng, chúng ta giải phóng hormone cortisol. Điều này không chỉ khiến chúng ta muốn ăn nhiều hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng phân hủy chất béo trong cơ thể. Hãy cố gắng dành thời gian ra ngoài, ngủ nhiều hơn và tránh các tình huống căng thẳng.[/size][/size]
Theo Thesun, Resultswellnesslifestyle
Be Vegan, make peace.